Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

BÁO cáo ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.68 KB, 92 trang )

MỞ ĐẦU

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN:
Tây Ninh là tỉnh có thế mạnh về trồng cây công nghiệp cũng như chế biến các sản
phẩm từ cây công nghiệp. Trong đó, khoai mì là loại cây có diện tích trồng khá lớn và có rất
nhiều Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì được xây dựng ở đây.
Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì thuộc DNTN Phước Hưng được thành lập năm
2004, do ông Nguyễn khắc Sinh làm chủ doanh nghiệp, được Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Tây Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp tư nhân số: 4501000546
đăng ký lần đầu: ngày 20 tháng 04 năm 2004 thay đổi lần thứ 2: ngày 16 tháng 03 năm 2007.
Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì thuộc DNTN Phước Hưng được UBND tỉnh Tây
Ninh phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết tại Quyết định số 1762/QĐ-UBND ngày
04/8/2014, với công suất 100 tấn tinh bột khô/ngày.
Mặc khác, trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, Nhà máy chế biến tinh bột
khoai mì thuộc DNTN Phước Hưng đã xuống cấp trầm trọng, không đủ nguồn vốn để sửa
chữa, nâng cấp nên kêu gọi góp vốn đầu tư từ các cổ đông và được chuyển đổi thành Công ty
TNHH Sản xuất Thương mại GNG do ông Trương Quang Huy làm Giám đốc, được Phòng
Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp Mã số doanh nghiệp: 3900336449 ngày 05/6/2015.
Trên cơ sở đó, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại GNG quyết định đầu tư Nâng
công suất Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì từ 100 tấn tinh bột khô/ngày lên 250 tấn tinh
bột khô/ngày nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khoai mì cho nhân dân trong vùng một cách
nhanh chóng, kịp thời. Việc nâng công suất Nhà máy chế biến bột khoai mì đã được UBND
tỉnh Tây Ninh cho chủ trương tại Quyết định số 696/QĐ-UBND ngày 21/03/2016 của UBND
tỉnh Tây Ninh về việc Chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư mở rộng nhà máy chế biến
tinh bột khoai mì của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại GNG.
Thực hiện chủ trương của tỉnh Tây Ninh là phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo yếu tố
môi trường (làm cơ sở cho chủ trương phát triển bền vững của Tỉnh) và thực hiện nghiêm
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Công ty TNHH Sản xuất Thương mại GNG đã phối hợp
với Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng và Môi trường Ninh Bảo Hưng lập Báo cáo đánh
giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án “Nâng công suất Nhà máy chế biến tinh bột


khoai mì từ 100 tấn tinh bột khô/ngày lên 250 tấn tinh bột khô/ngày”.
Theo quy định tại Mục 74, Phụ lục II của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Dự án này phải
lập báo cáo ĐTM gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình Ủy ban Nhân dân
tỉnh Tây Ninh phê duyệt.
Nội dung và trình tự các bước thực hiện Báo cáo ĐTM được tuân thủ theo các quy
định pháp luật về môi trường và các hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về lập
ĐTM cho các dự án đầu tư.
Đánh giá những tác động tiềm tàng, tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, ngắn
hạn và dài hạn từ các hoạt động của dự án gây ra cho môi trường.

1


Trên cơ sở những dự báo và đánh giá này, Chủ dự án đã đề xuất những biện pháp
giảm thiểu (bao gồm quản lý và kỹ thuật) nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm
nhẹ tới mức có thể những tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
2.1. Cơ sở pháp lý lập báo cáo ĐTM:
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
- Luật Xây dựng năm 2014.
- Luật Đầu tư năm 2014.
- Luật Đất đai năm 2013.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải
và phế liệu.
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 17/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 16/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo
vệ môi trường.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý chất thải nguy hại.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường.
- Các quy trình quy phạm hiện hành.
2.2. Các văn bản pháp luật liên quan
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Hai thành viên trở lên số
3900336449 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh
cấp ngày 15/9/2015.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Quyết định số 1762/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 của UBND tỉnh Tây Ninh phê
duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì thuộc
DNTN Phước Hưng.
2.3. Các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường Việt Nam áp dụng:
- TCVN 5502 – 2003: Nước cấp sinh hoạt – yêu cầu chất lượng;
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
2


- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh.

- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại;
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi trường
không khí xung quanh.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
ngầm.
2.4. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo:
1. Công nghệ sinh học môi trường – Tập 2 : Xử lý chất thải hữu cơ – Nguyễn Đức
Lượng, Nguyễn Thị Thuỳ Dương – Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
-2003
2. Sổ tay xử lý nước – Tập 1 – Trung tâm đào tạo ngành nước và môi trường dịch
và giới thiệu – Nhà xuất bản xây dựng -1999 – Nguyên tác : Memento technique de l’eau
– Degre’mont -1989.
3. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – Trần Ngọc Chấn – Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội, 2000;
4. Handbook of solid waste management – McGraw-Hill International Editions
1994.
5. Báo cáo ĐTM đã thực hiện tại Việt Nam trong những năm qua, các báo cáo đối
với các loại dự án có loại hình tương tự.
6. Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Châu Thành năm 2014.
2.5. Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ dự án tự tạo lập :
- Dự án “Nâng công suất Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì từ 100 tấn tinh bột
khô/ngày lên 250 tấn tinh bột khô/ngày”.
- Kết quả phân tích hiện trạng môi trường tại dự án.
- Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì.
- Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại số QLCTNH: 72000188.T do Sở Tài nguyên

và Môi trường cấp ngày 01/8/2011.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo ĐTM của Dự án “Nâng công suất Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì từ 100
tấn tinh bột khô/ngày lên 250 tấn tinh bột khô/ngày” được thực hiện với sự tư vấn của Công
ty TNHH Đầu tư - Xây dựng và Môi trường Ninh Bảo Hưng.
• Địa chỉ liên hệ cơ quan tư vấn:
3


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng và Môi trường Ninh Bảo Hưng
+ Người đại diện: Lê Văn Chánh

Chức vụ: Giám đốc

+ Địa chỉ: 78 Điện Biên Phủ, KP. Ninh Tân, P. Ninh Sơn, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây
Ninh.
+ Điện thoại: 0913.631.611

Fax:

• Danh sách người tham gia thực hiện ĐTM cho dự án:
Bảng 1. Danh sách cán bộ tham gia thực hiện dự án
STT

Họ & tên

Học vị

Chuyên ngành/Chức
vụ


Ký tên

Đại diện Chủ dự án
1

Trương Quang Huy

Giám đốc
Đơn vị tư vấn

1

Lê Văn Chánh

Kỹ sư

Xây dựng dân dụng và
Công nghiệp

2

Nguyễn Thị Phương Thanh

Cử
nhân

Sinh - Môi trường

3


Trần Thị Thu

Kỹ sư

Công nghệ môi trường

4

Lê Phú Minh

Kỹ sư

Hóa

4. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
Các phương pháp sau đây được dùng để đánh giá:
- Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng thủy
văn, kinh tế xã hội trên tuyến dự án.
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm:
Xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước mặt, ồn trên tuyến dự án
và khu vực xung quanh.
- Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết
lập: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án theo các hệ số ô nhiễm
của WHO.
- Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh các Tiêu chuẩn
môi trường Việt Nam.
- Phương pháp tham vấn cộng đồng: Phương pháp này sử dụng trong quá trình lấy
ý kiến nhân dân thông qua UBND và UBMTTQ nơi thực hiện trên tuyến dự án.
- Phương pháp đồng dạng: dựa trên kinh nghiệm hoạt động và vận hành của một số

trang trại có loại hình sản xuất tương tự, dự báo các tác động đến môi trường, kinh tế và xã
hội trong khu vực do hoạt động của dự án gây ra.

4


CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
“Nâng công suất Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì từ 100 tấn tinh bột khô/ngày
lên 250 tấn tinh bột khô/ngày”
1.2. CHỦ DỰ ÁN
- Chủ dự án: Công ty TNHH SX – TM GNG
- Đại diện: Ông Trương Quang Huy

Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: ấp 2, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
- Điện thoại: 066.3822213
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
1.3.1. Vị trí thực hiện dự án
Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì được xây dựng trên diện tích đất thuộc Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất số Đ 530681, Đ 530680, BĐ 425533 tọa lạc tại ấp 2, xã
Phước Vinh, huyện Châu thành, tỉnh Tây Ninh. Tổng diện tích của Nhà máy là:
60.259,7m2.
Vị trí tứ cận của khu đất như sau:
- Phía Bắc

: giáp với suối Trung Du và đất cao su


- Phía Nam

: giáp với đất ông Nguyễn Văn Năm

- Phía Đông : giáp đường đất đỏ.
- Phía Tây

: giáp với suối Trung Du

Vị trí tọa độ của Nhà máy như sau:
Bảng 2: Tọa độ của Nhà máy:
UTM

X

Y

Tây Nam

0621581

1272192

Tây Bắc

0621569

1272182

Đông Nam


0621565

1272161

Đông Bắc

0621575

1272164

1.3.2. Mối tương quan của dự án với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung
quanh:
- Hệ thống đường giao thông vận tải khu vực Nhà máy khá thuận lợi. Nhà máy nằm
5


cách đường ĐT788 khoảng 3km về hướng Đông. Đường vào khu vực Nhà máy là đường
đỏ rộng 15m (QL14C) nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên, nhiên liệu và sản
phẩm ra vào Nhà máy.
- Khu vực Nhà máy nằm cách thị trấn Châu Thành khoảng 15 km về hướng Đông
Nam. Dân cư và trường học nằm phân bố dọc đường ĐT788. Nhà máy nằm cách UBND
xã Phước Vinh khoảng 3 km về hướng Đông Nam.
- Khu vực nhà máy giáp ranh với Suối Trung Du, giáp với đường đất đỏ và cách nhà
dân nằm rải rác xung quanh khoảng 30m về hướng đông.
- Khu vực Nhà máy đã có lưới điện Quốc gia có thể đảm bảo nhu cầu sử dụng điện
cho hoạt động của Nhà máy và nguồn nước ngầm trong khu vực có chất lượng tốt, đảm
bảo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất.
- Hệ thống thông tin của Bưu điện tỉnh Tây Ninh đã phủ sóng toàn bộ khu vực Nhà
máy, do đó vấn đề thông tin liên lạc trong và ngoài

- Nhà máy nâng công suất được thực hiện trong phần diện tích đất bằng phẳng sẵn có
của Nhà máy hiện hữu. Nên không phải thực hiện công đoạn giải tỏa, san lấp mặt bằng
cũng như đền bù.
- Khu vực Nhà máy chưa có hệ thống cấp nước thủy cục, sử dụng nước giếng khoan
để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Chưa có hệ thống thoát nước chung, nước thải sau khi
qua hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà máy đạt cột A QCVN 40:2011/BTNMT,
được thải ra ngoài môi trường (suối Trung Du).
Bản đồ và sơ đồ vị trí thực hiện dự án xem ở phụ lục II.
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
- Giúp tiêu thụ phần lớn lượng khoai mì của người dân trong khu vực.
- Tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương và việc làm gián tiếp cho nhiều
lao động trong các ngành khác.
- Đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương thông qua các loại thuế mà chủ dự án
sẽ nộp vào ngân sách.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
Dự án “Nâng công suất Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì từ 100 tấn tinh bột
khô/ngày lên 250 tấn tinh bột khô/ngày” có tổng diện tích của dự án là: 60.259,7m2, được
bố trí các hạng mục công trình sau:
Bảng 3. Diện tích các hạng mục công trình dự án
STT
I
01

Diện tích
hiện hữu (m2)

Hạng mục công trình
Các hạng mục kết cấu hạ tầng
Diện tích đất làm đường giao thông nội

6

1.000

Diện tích xây
dựng mới (m2)

Tỷ lệ
(%)

19.059,7

31,63

1.000

1,66


STT

Hạng mục công trình

Diện tích
hiện hữu (m2)

Diện tích xây
dựng mới (m2)

Tỷ lệ

(%)

10.384

18.059,7

29,97

9.100

15,1

bộ và công trình phụ.
02

Diện tích cây xanh

II

Các hạng mục phục vụ sản xuất

01

Văn phòng làm việc

400

600

1


02

Nhà xưởng sản xuất

3.000

3.000

4,98

03

Nhà kho

600

600

1

04

Sân củ

400

-

-


05

Hồ nước sạch

-

1.500

2,49

06

Bãi tập trung nguyên liệu

3.000

3.400

5,64

III

Các hạng mục bảo vệ môi trường

30.500

50,4

01


Khu vực xử lý nước thải

30.500

50,4

IV

Các hạng mục khác

1.600

1,76

01

Khu nhà nghỉ + nhà ăn công nhân

600

600

0,1

02

Bãi đậu xe

1.000


1.000

1,66

60.259,7

100

50.000

Tổng
(Nguồn: Chủ dự án)

1.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án
1.4.3.1. Kiến trúc xây dựng
- Khu vực sản xuất, kho chứa bột được bố trí trong diện tích Nhà máy, nền nhà là lớp
bêtông láng phẳng, mái lợp tôn.
- Khu vực sản xuất được xây cao để đảm bảo chiều cao công nghệ là 5m.
- Nhà điều hành, nhà nghỉ công nhân được xây dựng chung thành nhà 2 tầng.
- Bãi nguyên liệu lót nền xi măng, một phần ngoài trời và một phần có mái che.
- Bố trí đường giao thông nội bộ thuận tiện cho vận tải.
1.4.3.2. Giải pháp kết cấu các hạng mục công trình
- Khu vực sản xuất, kho chứa bột được xây dựng với kết cấu khung vì kèo thép mái
lợp tôn.
7


- Nền nhà được đổ bêtông, láng phẳng thuận tiện cho việc phục vụ công nghệ sản
xuất.

- Nhà điều hành, nhà nghỉ công nhân được xây dựng với kết cấu bê tông cốt thép,
khung chịu lực, nền lát gạch men, mái tôn.
- Xung quanh Nhà máy, nền đất được tạo độ dốc đảm bảo thoát nước tốt trong mùa
mưa lũ.
1.4.3.3. Các giải pháp về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ
- Các thiết bị máy móc đều trang bị nội quy, quy trình vận hành, nội quy an toàn
người và thiết bị.
- Các khu vực nóng, bụi bố trí các quạt thông gió, quạt làm mát và thường xuyên vệ
sinh công nghiệp sạch sẽ, tạo môi trường làm việc tốt lành và an toàn cho cán bộ công
nhân viên.
1.4.3.4. Hệ thống cấp thoát nước
- Hệ thống cấp nước: Lượng nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất của toàn bộ Nhà
máy là dùng từ nguồn nước ngầm, thông qua 05 giếng khoan với độ sâu 40m đang hiện
hữu tại Nhà máy. Nước ngầm được bơm lên và chứa trong các hồ chứa (có lót bạt chống
thấm). Từ hố chứa nước sạch được bơm lên bồn chứa nước cung cấp cho toàn bộ nhà máy
để phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
- Hệ thống thoát nước:
+ Nước mưa đuợc thoát theo hệ thống riêng chảy vào mương dẫn và thoát ra ngoài
môi trường.
+ Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn sau đó qua hệ thống xử lý
nước thải tập trung của Nhà máy.
+ Nước thải sản xuất: hiện tại nước thải sản xuất được xử lý 2 hồ biogas, nước thải
sau biogas được chứa trong các hồ sinh học trong khu vực nhà máy.
Ghi chú: Hiện nay, Nhà máy đang ngưng hoạt động chờ sửa chữa, nâng cấp máy
móc, hệ thống xử lý nước thải để đi hoạt động chính thức.
1.4.4. Quy mô và Quy trình công nghệ sản xuất
1.4.4.1. Quy mô/công suất dự án
- Công suất sản xuất: 250 tấn tinh bột khô/ngày.
- Sản phẩm chính: Tinh bột thành phẩm.
- Sản phẩm phụ: Bã mì tươi/ bã mì sấy khô (70 – 80 tấn/ngày).

1.4.4.2. Quy trình công nghệ sản xuất
Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì từ nguồn nguyên liệu củ khoai mì tươi. Công
ty đã đầu tư công nghệ như sau:

8


Khoai mì củ tươi

Tiếp nhận củ khoai mì

Nước sạch

Nước sạch

Nước sạch

Tách tạp chất, vỏ gỗ và bóc vỏ lụa
(Làm sạch đất cát, bóc vỏ củ)

Rửa và làm sạch
(Rửa sạch củ khoai mì)

Tuần hoàn nước
Tạp chất, đất, cát

Nước bẩn

Băm nhỏ
(Băm nhỏ)


Đóng bao
Nước mủ

Nước
mủ

Nghiền nát
(Nghiền nát)

Ly tâm tách bã

Ly tâm tách dịch cấp 1

Ly tâm tách dịch cấp 2

Sấy khô



Tuần hoàn nước

Tuần hoàn nước

Ly tâm tách bột
Tuần
hoàn
nước

Sấy khô

(Làm tơi, sấy khô, định lượng, đóng gói)
Nước
mủ

Tinh bột thành phẩm

Sơ đồ 1. Quy trình công nghệ sản xuất tinh bột mì kèm theo dòng thải.

9


Thuyết minh quy trình công nghệ:
Quá trình sản xuất tinh bột khoai mì gồm 8 công đoạn chính. Mỗi công đoạn đó lại
gồm một số công đoạn nhỏ hơn. Chi tiết của các công đoạn sản xuất được mô tả cụ thể
dưới đây:
• Công đoạn 1: Tiếp nhận củ khoai mì tươi.
Khoai mì tươi vận chuyển về nhà máy được cân để xác định khối lượng và chất
lượng khoai mì. Từ bãi tập kết nguyên liệu, khoai mì sẽ được xe xúc đưa vào phễu nạp
nguyên liệu bằng băng tải nâng, băng tải nâng có nhiệm vụ chuyển khoai mì lên trống
quay hình trụ, dọc băng tải có bố trí các công nhân theo dõi và loại bỏ những củ bị thối, rễ
cây, đầu củ cùng các vật lạ có thể gây nguy hiểm cho hoạt động của máy băm, nghiền...
Bên dưới phễu được đặt một sàng rung, sàng này hoạt động tạo rung từ trục cam, quay
bằng mô tơ điện. Sàng rung có nhiệm vụ tiếp tục tách phần tạp chất đất đá còn bám vào củ
khoai mì.
Thời gian xử lý khoai mì củ tươi từ khi thu hoạch đến khi đưa vào chế biến càng
nhanh càng tốt để tránh tổn thất tinh bột. Thực tế tại các Nhà máy chế biến tinh bột khoai
mì trên địa bàn tỉnh là không quá 48 giờ.
• Công đoạn 2: Tách tạp chất, vỏ gỗ và tách vỏ lụa
Khoai mì từ phiểu tiếp nhận sẽ được chuyển qua bộ phận sàn khô nhằm làm sạch sơ
bộ củ mì tươi, loại bỏ đất cát dính trên thân củ mì.

Công đoạn này được tiến hành nhằm loại bỏ các tạp chất có trên vỏ củ khoai mì, bao
gồm các bước: rửa sơ bộ, tách đất đá, tách vỏ cứng.
Máy bóc vỏ được dùng để tách vỏ cứng ra khỏi củ. Củ khoai mì được đưa từ bồn
chứa đến máy bóc vỏ bằng một băng tải. Tại đây, cát, đất đá và chất thải khác tiếp tục
được loại bỏ trong điều kiện ẩm.
Máy bóc vỏ được thiết kế theo hình ống có gắn thanh thép trên thành ống như một
lồng xoáy có khe hở rộng khoảng 1cm, mặt trong của máy có gờ xoáy giúp cho việc đưa
củ đến một cách tự động. Để tăng hiệu quả loại bỏ đất cát có thể dùng gờ xoáy dạng bàn
chải. Thông thường khoai mì phải được loại cả vỏ cứng và vỏ lụa (dày khoảng 2 - 3 mm),
vỏ lụa cũng là nơi có chứa đến 50% tinh bột và hầu hết lượng axit xyanua hydric (HCN).
Nước dùng để bóc vỏ có thể là nước tái sử dụng, được lấy từ các máy phân ly dịch
sữa. Nước tái sử dụng được chứa trong bể chứa trước khi dùng.
Sau công đoạn này, 1.000kg củ khoai mì tươi cho khoảng 980 kg khoai mì củ sạch.
Củ khoai mì tươi sau khi rửa được băng tải chuyển đến công đoạn làm sạch.
• Công đoạn 3: Rửa làm sạch
Củ khoai mì sau khi bóc vỏ được chuyển đến máy rửa. Quá trình rửa được tiến hành
bằng cách phun nước lên nguyên liệu củ khoai mì đặt trong một máng nước. Máng nước
trong máy rửa được thiết kế hình chữ U, cho phép củ khoai mì di chuyển với khoảng cách
dài hơn, trong thời gian lâu hơn để rửa củ khoai mì sạch hơn. Tại đây diễn ra quá trình rửa
để làm sạch, loại bỏ lớp vỏ ngoài cũng như mọi tạp chất khác. Công đoạn rửa sử dụng vòi
phun áp lực cao để tăng hiệu quả rửa. Nếu rửa không hiệu quả, các hạt bùn dính trên củ
khoai mì sẽ là nguyên nhân làm giảm độ trắng của dịch sữa và sản phẩm.

10


• Công đoạn 4: Băm và nghiền nhỏ khoai mì.
Máy băm có tác dụng băm nhỏ củ mì thành những lát nhỏ, dưới tác dụng của dao làm
nguyên liệu đầu vào cho máy nghiền trục. Máy nghiền trục quay với tốc độ cao nghiền nát
những lát mì nhỏ, làm tế bào bột mì vỡ ra, giải phóng bột, cho sản phẩm đầu ra là hỗn hợp

bột – bã lỏng có kích thước hạt rất nhỏ. Kế tiếp hỗn hợp này được bơm lên công đoạn
trích ly 2 cấp.
Mục đích của quá trình này nhằm làm vỡ khoai mì ra nhỏ hơn, sau đó nghiền khoai
trở nên mịn hơn, nhằm làm tăng khả năng tinh bột hoà tan trong nước và chuyển sang giai
đoạn tách bã.
• Công đoạn 5: Ly tâm tách bã.
Công đoạn ly tâm được thực hiện nhằm tách tinh bột ra khỏi nước và bã. Trong quá
trình này, tinh bột được tách khỏi sợi xenluloza, làm sạch sợi mịn trong bột sữa và tẩy
trắng tinh bột để tránh lên men và làm biến màu.
Việc tách bã được tiến hành 3 lần bằng công nghệ và thiết bị ly tâm liên tục. Dịch
sữa được đưa vào bộ phận rổ hình nón và có những vòi phun nước vào bã trong suốt quá
trình rửa bã và hoà tan tinh bột. Phần xơ thu hồi, sau khi đã qua giai đoạn lọc cuối cùng,
có chứa 90 - 95% hàm lượng nước và một ít tinh bột sót với tỷ lệ thấp. Đây là điều kiện
thuận lợi để tách bã và tinh bột. Do vậy, tinh bột sữa sau khi đi qua bộ phận ly tâm đầu
tiên với kích thước khe hở hợp lý sẽ được tiếp tục bơm qua các bộ phận ly tâm tiếp theo.
Bộ phận ly tâm gồm có 2 công đoạn và được thiết kế với sàng rây mịn. Trong các bộ phận
ly tâm này thường có bộ phận lọc mịn và bộ phận lọc cuối để thu hồi triệt để tinh bột.
Phần xơ mịn được loại bỏ được sấy khô, đóng bao và bán cho đơn vị có nhu cầu.
Phần bã tách ra được nạp vào lò sấy để đạt hàm ẩm 10- 13%. Nhiên liệu được sử
dụng cho lò sấy bã mì là biogas. Trong quá trình sấy, bã mì được chuyển đi bằng khí từ
đáy lên đỉnh tháp sấy và sau đó rơi xuống. Bã mì đã sấy khô được vô bao, lưu kho và bán
cho đơn vị có nhu cầu.
• Công đoạn 6: Thu hồi tinh bột thô từ công đoạn tách dịch
Trong dịch sữa tinh bột, hàm lượng các chất dinh dưỡng và đường khá cao nên các vi
sinh vật dễ phát triển dẫn đến hiện tượng lên men gây mùi. Sự thay đổi tính chất sinh hóa
này làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Tinh bột sữa được đưa vào máy ly tâm
siêu tốc bằng vòi phun thiết kế theo 2 nhánh chính và phụ đặt trong thành bồn. Nước rửa
được bơm vào máy đồng thời. Việc phân ly tách tinh bột sữa có tỷ trọng cao hơn và tinh
bột sữa có tỷ trọng thấp hơn nhờ những đĩa hình chóp nón trong bồn máy phân ly. Các
thành phần nhẹ là tinh bột dạng sữa có nồng độ thấp được đưa qua các đĩa phân ly đặt ở

bên trong bồn phân ly. Bồn phân ly được lắp các ống dẫn nước rửa để hoà tan tinh bột.
Nhiều máy phân ly được lắp đặt theo một dãy liên tục. Tinh bột sau công đoạn này đạt
nồng độ 20oBe.
• Công đoạn 7: Thu hồi tinh bột tinh.
Dịch sữa được tiếp tục tách nước. Bột mịn được tách ra từ sữa tinh bột bằng phương
pháp ly tâm.
Phương pháp ly tâm khử nước này được thiết kế theo kiểu rổ, lắp bộ phận chậu có
đục lỗ, một tấm vải lọc và một tấm lưới có lỗ rất nhỏ đặt ở bên trong. Tinh bột được
chuyển vào ở dạng lỏng. Trong suốt quá trình phân ly, nước được loại bỏ bởi màng lọc và
tinh bột được giữ lại ở thành chậu tạo thành bánh hình trụ. Chu kỳ hoạt động của máy bắt
11


đầu diễn ra từ lúc nạp tinh bột sữa ở nồng độ 18 - 20 oBe vào bộ phận hình rổ cho đến khi
đạt mức cho phép thì ngừng nạp. Sau khi hoàn tất chu kỳ nạo bột thì quá trình nạp dịch
tinh bột mới bắt đầu hoạt động trở lại.
Sau ly tâm tách nước, tinh bột tinh thu được đạt độ ẩm 38%, được chuyển sang công
đoạn sau dưới dạng bánh tinh bột.
• Công đoạn 8: Hoàn thiện sản phẩm.
Bánh tinh bột sau khi được tách ra từ công đoạn trên được làm tơi và sấy khô để tiếp
tục tách nước nhằm mục đích bảo quản lâu dài.
 Thiết bị sấy khí thổi:
- Thường dùng để sấy các loại hạt nhẹ có độ ẩm chủ yếu là ẩm bề mặt. Hệ thống sấy
này thường làm phương tiện vận chuyển từ chỗ này đến chỗ khác theo yêu cầu chế biến.
- Vì hạt vật liệu chuyển động tịnh tiến theo dòng khí, đồng thời chuyển động quay;
do chuyển động quay nên tiêu tốn một phần năng lượng, làm kết quả của chuyển động tinh
tiến chậm lại.
- Các hạt vật liệu bị lôi cuốn theo dòng tác nhân, vì vậy sự trao đổi nhiệt, trao đổi ẩm
giữa tác nhân và vật liệu rất mãnh liệt.
- Tốc độ khí rất lớn, tùy thuộc vào kích cỡ và khối lượng riêng của vật liệu.

- Vật liệu sấy thuộc loại hạt nhỏ, kích cỡ không quá 8 – 10mm.
- Thời gian sấy ngắn, hầu như quá trình xảy ra tức thời
 Sấy tinh bột khoai mì
- Tinh bột ở dạng bột mịn và chủ yếu là ẩm bề mặt phù hợp sử dụng thiết bị sấy khí
thổi để sấy.
- Tác nhân sấy là không khí sạch vì tinh bột dùng làm thức ăn nên cần có độ sạch
nhất định.
- Khi sấy ngược chiều, vật liệu ra sẽ tiếp xúc với tác nhân sấy có nhiệt độ cao, do đó
gây biến tính sản phẩm. Tinh bột dễ bị hồ hóa và nếu nhiệt độ cao sẽ làm màu tinh bột
không trắng nên chọn chế độ sấy cùng chiều.
 Quy trình sấy
Việc làm tơi tinh bột ướt là rất cần thiết, nhằm tăng bề mặt tiếp xúc của hạt tinh bột
với không khí nóng trong quá trình sấy. Để làm tơi, tinh bột ướt được dẫn đến bộ phận vít
tải làm tơi và bộ phận rây bột tự động. Nhiệt độ ở bộ phận này được giữ ổn định là 55 oC.
Nếu nhiệt độ trong ống dẫn nhiệt giảm, thấp hơn 55 oC, có nghĩa là hàm ẩm của tinh bột
cao, tín hiệu được truyền đến bộ phận điều khiển nhiệt và bộ phận biến tần sẽ làm giảm
vận tốc mô tơ và tốc độ trục vít, khối lượng tinh bột ướt đưa vào lò sấy giảm theo, cho đến
khi nhiệt độ trong ống dẫn đạt đến trị số ổn định.
Tinh bột ướt được nạp vào lò sấy để đạt hàm ẩm 10- 13%. Lượng không khí được
sấy nóng đi qua bộ phận lọc để làm sạch, khử bụi, tạp chất bẩn trong không khí. Không
khí cấp vào lò sấy ở nhiệt độ 180 – 200 oC. Trong quá trình sấy, tinh bột được chuyển đi
bằng khí từ đáy lên đỉnh tháp sấy bằng hơi nóng khoảng 150 oC và sau đó rơi xuống. Quá
trình sấy được hoàn tất trong thời gian rất ngắn (chỉ vài giây) bảo đảm cho tinh bột không
bị vón và không bị cháy.
12


• Công đoạn đóng bao sản phẩm.
Tinh bột sau khi sấy khô được tách ra khỏi dòng khí nóng, được làm nguội ngay bởi
dòng lốc khí nóng và hoạt động đồng thời của van quay. Sau đó tinh bột này được đưa qua

rây hạt để bảo đảm tạo thành hạt tinh bột đồng nhất, không kết dính vón cục, đạt tiêu
chuẩn đồng đều về độ mịn. Tinh bột sau khi qua rây được bao gói thành phẩm.
Trung bình từ 1.000 kg khoai mì củ tươi thu được 250 kg tinh bột, 20 kg tinh bột
khoai mì thứ phẩm và 70 kg phế phụ liệu khác (bã, mủ...).
Bã tươi

Nước mủ

Nghiền, ép bã

Đóng bao

Sấy khô

Bán

Đóng bao

Nhập kho

Sơ đồ 2. Quy trình chế biến sản phẩm phụ
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Bã sắn tươi sau quá trình ly tâm tách bã được thu hồi và bán cho đơn vị có nhu cầu.
Bã sau khi thu hồi được ép bằng máy ép băng tải và ép vít. Bã tươi sau ép được thu gom,
đóng bao và bán trong ngày. Nếu bã tươi không bán trong ngày được xử lý sấy khô bằng
lò sấy bã bằng biogas. Bã sau sấy khô được đóng bao và lưu trữ trong kho chứa bã sấy.
Hiện tại bã mì được công ty vắn khô, bán cho các đơn vị có nhu cầu chế biến thực ăn chăn
nuôi. Khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định sẽ đầu tư lắp đặt hệ thống sấy bã mì.
1.4.4.3. Một số chỉ tiêu của tinh bột
1.4.4.3.1. pH

Tiến hành 2 lần trên một ca (vào giờ thứ 1 và thứ 5 của ca sản xuất), lấy mẫu tại
khâu đóng bao.
Phương pháp: cân 25g tinh bột cho vào cố đong cho nước cất vào đến vạch 100ml
khuấy trộn đều rồi tiến hành đo. Giới hạn cho phép pH=5-7.

13


1.4.4.3.2. Độ trắng của tinh bột thành phẩm
Tiến hành 1lần/1ca sản xuất (lấy mẫu vào giờ thứ 3 của ca sản xuất), tại khâu đóng
bao.Dùng máy đo độ trắng Minolta cầm tay CR/14 để xác đinh độ trắng ,sau 3 lần kiểm
tra mẫu,lấy kết quả trung bình. Giới hạn cho phép :min 95%
1.4.4.3.3. Độ ẩm của bột thành phẩm
Khi cần thiết kiểm tra liên tục tại vị trí đóng bao để điều chỉnh độ ẩm về giới hạn
cho phép (15-20 phút/lần). Dùng cân phân tích độ ẩm để xác định độ ẩm. Cứ 1 giờ ghi lại
kết quả kiểm tra, giới hạn cho phép:max 12,5%.
1.4.4.3.4. Độ nhớt của tinh bột
Đo theo đơn vị Cp:Lấy mẫu 1lần/ca sản xuất,vào giờ thứ 3 tại khâu đóng bao, (lấy
mẫu tinh bột đem xác định với ds=7,8%). Dùng máy đo độ nhớt BROOKFIELD LVDVII;Thiết bị gia nhiệt BROOKFILED TC 102 D.
Giới hạn: 26000Cp
1.4.4.3.5 Độ mịn
Lấy mẫu 1lần/ ca sản xuất, vao giờ thứ 4 tại khâu đóng bao.
Lấy 100g tinh bột cho vào sàng rây 100 Mesh lắc đều cho đến khi không còn lọt
sàng, đem cân phần còn lại trên sàng được trọng lượng Ảgam.
Độ mịn(%)=A
Giới hạn cho phép max :1%
1.4.4.3.6 Độ xơ
Lấy mẫu 2lần/ ca sản xuất tại khau đóng bao.
Lấy 100g tinh bột cho vào sáng 200 Mesh, dung nước rửa sạch tinh bột
Chất không tan còn lại trên lưới sàng, cho vào phễu lọc và lọc qua giấy lọc(giấy lọc

đã sấy ở 105 C và cân được trọng lượng A gram). Đem giấy lọc có xơ sấy khô ở 105
C,cân được trọng lượng B gram
Xơ % = B-A
Giới hạn cho phép max :1,5%
Những sản phẩm không phù hợp: là những sản phẩm có độ ẩm w>13%; Độ trắng
Hw<96%; pH<5 hoặc pH>7
Những sản phẩm được nhập kho: là những sản phẩm có dộ ẩm w=13,1-13,5; Độ
trắng Hw=95-95,5%; Độ xơ>0,1-0,4%; Độ mịn=1,1-1,3; pH=4,5-4,9 hoặc pH=7,1-7,5.
Những sản phẩm đưa đi tái chế : Là những sản phẩm có độ ẩm w>13%; Độ trắng
Hw<95%; Độ mịn>3%; Độ xơ >4%; pH<4,5 hoặc pH>7,5.
1.4.4.3.7 Độ tro
Tro là phần còn lại khi đốt cháy hoàn toàn tinh bột thành phẩm. Bằng phương pháp
cân xác định tỷ lệ trọng lượng trước và sau khi đốt để xác định độ tro. Có nhiều yếu tố liên
quan đến độ tro, trong đó các tạp chất, xơ là chủ yếu.
Hàm lượng tro toàn phần được tính theo công thức sau:
Độ tro

=

G2
14

x

100%


G1
Trong đó:
G1: mẫu trước khi nung (g)

G2: mẫu sau khi nung (g)`
1.4.4.3.8 Hàm lượng tinh bột
Chủ yếu là do quá trình công nghệ quyết định, việc có mặt của xơ, tạp chất thô,
dịch bào và nước liên kết làm giảm hàm lượng tinh bột. Chính là tỷ lệ tinh bột nguyên chất
có trong một đơn vị trọng lượng thành phẩm.
1.4.4.4. Một số thông số vận hành trung gian
Ðể vận hành hiệu quả và ổn định, tạo sự thống nhất trong chế độ vận hành bình
thường, chất lượng sản phẩm sau cùng của quá trình chế biến ổn định, cần phải có hệ
thống thông số trung gian để khống chế ở các công đoạn sản xuất. Việc không ổn định của
các một công đoạn nào đó sẽ gây khó khăn cho công đoạn sản xuất tiếp theo. Ngoài ra,
việc đo và xác định các thông số trung gian sẽ giúp việc điều tiết, đồng thời kiểm tra được
tình trạng của máy móc, thiết bị của dây chuyền.
1.4.4.4.1 pH nước cấp
Phụ thuộc chất lượng nước nguồn và hoá chất (vôi, phèn đơn...) bổ sung trong quá
trình xử lý. Trong một khoảng thời gian nào đó, chất lượng nước nguồn (trước khi xử lý)
ổn định, pH sẽ thay đổi phụ thuộc vào các nguồn nước đột biến như mưa giông. Ngoài ra,
có thay đổi phụ thuộc thời điểm trong ngày do sự quang hợp của rong, tảo có trong nước.
Dùng máy đo pH hoặc bút đo pH, chỉ thị quỳ tím để xác định. Ðiều chỉnh lượng vôi
để duy trì pH từ 6,5 - 7,5 là tốt nhất.
1.4.4.4.2 Ðộ cứng của nước
Ðược xác định bằng tổng hàm lượng calci, magnes và được biểu thị bằng CaCO3/l.
1.4.4.4.3 Hàm lượng Fe2O3
Việc đo đạc chỉ mang tính kiểm soát. Việc có mặt của sắt trong nước cấp có ảnh
hưởng sau: HCN sinh ra trong quá trình phân huỷ một số Glucozit có trong các thành phần
của sắn nguyên liệu sẽ tác dụng với sắt có trong nước cấp tạo ra perro/ferrixyanat có màu
xám, ảnh hưởng đến màu của tinh bột. Ngoài ra, tăng hàm lượng tro có trong thành phẩm
(không nhiều).
1.4.4.4.4 Dịch sữa bột
Đo ở đầu ra của trích ly lần cuối để điều chỉnh lượng nước sử dụng trong các quá
trình trước. Nếu Bolme quá thấp sẽ gây mất cân bằng ở quá trình đó. Nếu Bolme cao quá

có thể cho phép bổ sung thêm nước để nâng cao hiệu quả chiết tách tinh bột ở quá trình
trích ly.
Trong quá trình phân ly, cần kiểm tra Bolme dịch sữa bột ở đầu vào và đầu ra của
các máy, để điều chỉnh lưu lượng hoặc tiếp tục chạy hồi lưu hoặc pha thêm nước sạch.
1.4.4.4.5 Bột ẩm
Để xác định hàm lượng ẩm có trong bột, việc xác định độ ẩm này giúp cho việc
điều chỉnh thời gian vắt nước hoặc kiểm tra vải của quá trình ly tâm. Độ ẩm này càng ổn
định thì quá trình sấy điều chỉnh dễ dàng hơn.
15


1.4.4.4.6 Nước thải
Đây là nước thải trong quá trình phân ly, cần phải xác định lượng bột sót trong
nước thải, giúp cho quá trình điều chỉnh lưu lượng trong quá trình phân ly.
1.4.4.4.7 Bột sót trong bã
Là tỷ lệ lượng tinh bột tự do trong bã ứng với độ ẩm đó.
Dùng nước sạch để tách chiết toàn bộ lượng tinh bột tự do trong bã, xác định tỷ lệ
để biết được hiệu quả của công đoạn chiết, qua đó bổ sung thêm nước hoặc bố trí kích cỡ
lưới, bước chạy hợp lý.
Dùng mẫu bã sau khi tách như trên, tiếp tục nghiền để thu tinh bột tự do có trong
các mô củ chưa được phá vỡ trong quá trình nghiền. Việc này giúp xác định hiệu quả của
công đoạn chặt, nghiền, qua đó kiểm tra lại dao mài, khe hở dao mài và búa.
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị
Chủ dự án đầu tư mới toàn bộ máy móc, thiết bị phục vụ dự án như sau:

STT

Bảng 4: Danh mục máy móc, thiết bị
Đơn
Số

Tên máy móc thiết bị
Xuất xứ
lượng
vị

I

Máy móc thiết bị cũ, sử dụng lại

01

Phiểu tiếp nhận củ mì tươi

Bộ

01

Việt Nam

02

Bể chứa tinh bột dạng sữa

Bộ

03

Việt Nam

03


Xe tải 5-10 tấn

Chiế
c

02

Việt Nam

04

Máy ép bã

cái

08

Việt Nam

05

Hệ thống biến thế

trạm

02

Việt Nam


06

Cân xe

cái

01

Việt Nam

07

Cân hàm lượng tinh bột

cái

01

Trung Quốc

08

Máy tách rửa bột

Bộ

01

Việt Nam


I

Máy móc thay mới

01

Băng chuyển tải

Bộ

01

Việt Nam

02

Máy sàn khô

Bộ

01

Trung Quốc

03

Máy rửa bằng thép không rỉ

Bộ


02

Việt Nam

16

Ghi chú

Cải tạo,
nâng cấp
Cải tạo,
nâng cấp
Sử dụng
lại
Sử dụng
lại 80%
Sử dụng
lại 80%
Sử dụng
lại
Sử dụng
lại 80%
Sử dụng
lại 80%
Thay mới
100%
Thay mới
100%
Thay mới
100%



STT

Tên máy móc thiết bị

Đơn
vị

Số
lượng

Xuất xứ

04

Băng tải 2

Bộ

01

Việt Nam

05

Máy băm củ

Bộ


01

Việt Nam

06

Máy nghiền

Bộ

02

Việt Nam

07

Bơm bột bằng thép không rỉ

Cái

08

Việt Nam

08

Máy ly tâm

Bộ


01

Việt Nam

09

Máng-băng tải bả

Bộ

01

Việt Nam

10

Lò sấy bột

Bộ

01

Việt Nam

11

Tháp sấy

Bộ


01

Việt Nam

12

Tháp làm nguội+Cyclone nguội

Bộ

01

Việt Nam

13

Dây chuyền truyền động bột

Bộ

01

Việt Nam

14

Vận chuyển cầu tải

Bộ


01

Việt Nam

15

Máy ly tâm tách nước

Bộ

01

Việt Nam

16

Động cơ tải bột

Bộ

01

Việt Nam

17

Phân phối bột

Cái


01

Việt Nam

18

Máy tách nước

Bộ

01

19

Máy phân ly

cái

02

Việt Nam

20

Hệ thống trạm biến áp

Trạm

03


Việt Nam

21

Lò sấy bã mì

cái

01

Việt Nam

(Nguồn: Chủ dự án)

17

Việt Nam

Ghi chú
Thay mới
100%
Thay mới
100%
Thay mới
100%
Thay mới
100%
Thay mới
100%
Thay mới

100%
Thay mới
100%
Thay mới
100%
Thay mới
100%
Thay mới
100%
Thay mới
100%
Thay mới
100%
Thay mới
100%
Thay mới
100%
Thay mới
100%
Thay mới
100%
Thay mới
100%
Đầu tư
thêm


Ghi chú:
- Đối với các máy móc thiết bị cũ, không sử dụng được, Công ty tiến hành tháo dỡ và bán
phế liệu.

- Đối với các máy móc thiết bị cũ nhưng còn sử dụng được, Công ty tiến hành cải tạo,
nâng cấp và sử dụng lại.
1.4.6. Nhu cầu về nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ dự án
1.4.6.1. Nhu cầu nguyên liệu chính
Quá trình chế biến tinh bột khoai mì sử dụng nguyên liệu chính là củ khoai mì tươi,
nước, năng lượng điện, nhiệt nóng để sấy. Nguồn nguyên liệu khoai mì củ này chủ yếu
được thu mua từ các hộ trồng trọt tại địa phương và các vùng lân cận.
Theo ước tính, nhà máy có công suất 100 tấn/ngày sản xuất được 25 tấn tinh bột. Do
đó, nhà máy sản xuất 250 tấn tinh bột/ngày cần lượng nguyên liệu là 1.000 tấn củ mì
tươi/ngày.
1.4.6.2. Nhu cầu nhiên liệu
- Nhiên liệu sử dụng sấy tinh bột mì, bã mì: Khí biogas từ hệ thống xử lý nước thải
tập trung. Khi hệ thống cấp khí biogas bị sự cố, nhà máy ngưng hoạt động, tinh bột sữa
được trữ trong bể chứa. Ngoài ra, nha máy tiến hành mua nước mủ tinh bột của các nhà
máy khác để cung cấp vào hầm biogas nhằm gia tăng khí biogas phát sinh.
- Dầu DO dùng cho phương tiện vận tải và máy phát điện dự phòng.
Bảng 5. Tổng hợp nhu cầu nguyên, nhiên liệu và hóa chất
STT

Nguyên nhiên liệu

Đơn vị

Số lượng

01

Khoai mì củ tươi

tấn/ngày


1.000

02

Dầu DO

kg/ngày

200
(Nguồn: Chủ dự án)

* Nhu cầu về điện, nước phục vụ dự án như sau:
+ Nhu cầu sử dụng nước: Nguồn nước sử dụng cho toàn Nhà máy chủ yếu là từ
nguồn nước ngầm, thông qua 05 giếng khoan, có độ sâu từ 35 – 40 m. Lượng nước sử
dụng trung bình khoảng 2.523 m3/ngày, trong đó:
- Lượng nước phục vụ sản xuất: 250 tấn bột thành phẩm/ngày x 12 m3/tấn bột thành
phẩm = 3.000 m3/ngày chủ yếu dùng sản suất tinh bột mì.
- Lượng nước tái sử dụng dùng cho rửa củ: 20% lượng nước thải sau HTXLNT đạt
QCVN 40:2011/BTNMT (2.400 m3), tức là 480 m3.
Vậy lượng nước cung cấp cho quá trình sản xuất là 2.520 m3.

18


- Lượng nước sinh hoạt trung bình của 30 người là 3 m3/ngày (nhu cầu sử dụng nước
là 100 lít/người/ngày).
+ Nhu cầu sử dụng điện: Nguồn cung cấp điện: Công ty điện lực Tây Ninh. Điện vận
hành các mô-tơ để nghiền và rửa nguyên liệu, sấy, lượng điện tiêu thụ trung bình 40.000
kWh/ngày.

+ Ngoài ra, khi cúp điện, nhà máy sử dụng máy phá điện dự phòng để đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt và thắp sáng (không sử dụng cho sản xuất).
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án
Xác định và thực hiện tốt tiến độ đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị
nguồn vốn và các yếu tố tài chính. Sau khi dự án được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo
ĐTM, chủ dự án tiến hành triển khai xây dựng các hạng mục công trình phục vụ sản xuất,
với tiến độ thực hiện cụ thể như sau:
Bảng 6: Tiến độ thực hiện dự án
STT

Nội dung thực hiện

Tiến độ thực hiện

1

Thủ tục, giấy tờ

Tháng 07/2016

2

Xây dựng các hạng mục, lắp đặt máy móc

3

Dự án đi vào hoạt động

Tháng 08/2016 - 09/2016
Tháng 09/2016


1.4.8. Nguồn vốn đầu tư của dự án
1.4.8.1. Vốn đầu tư
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến như sau:
Bảng 7: Bảng kê khai vốn đầu tư
STT

Vốn đầu tư

Thành tiền (đồng)

1

Chi phí đầu tư máy móc, thiết bị và sửa chữa nhà
xưởng, các công trình phụ trợ

10.000.000.000

2

Chi phí cải tạo, sửa chữa hệ thống XLNT, chất thải
rắn

3.600.000.000

3

Chi phí bảo vệ môi trường

100.000.000


Tổng cộng

13.700.000.000

1.4.8.2. Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn tự có: 100%
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
1.4.9.1. Nguyên tắc bố trí tổ chức bộ máy
- Tổ chức bộ máy khoa học, hiệu quả.
- Thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý các mặt kinh tế, kỹ thuật, lao động.
- Mỗi người thấy rõ quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm về nhiệm vụ đã được
phân công.
19


- Đảm bảo thực hiện mục tiêu, kế hoạch đề ra.
1.4.9.2. Nhu cầu lao động
Dự kiến nhu cầu lao động cần thiết cho dự án là 30 người, trong đó:
- Lao động trực tiếp : 24 người
- Cán bộ quản lý

: 6 người

Thời gian làm việc:
- Mỗi năm làm việc : 300 ngày
- Mỗi ngày làm việc : 10 – 16 giờ/ngày.
Sơ đồ 3. Sơ đồ tổ chức nhà máy
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC


PHÒNG SẢN XUẤT
KỸ THUẬT

Ca
A

Ca
B

PHÒNG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG


Điệ
n

KC
S

Môi
Trường

PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ TOÁN

Nguyên
liệu

20


Tổ
chức
hành
chính

PHÒNG TỔNG
HỢP

Kinh
doanh

Vật


Bảo
vệ


Bảng 8. Thống kê tóm tắt các thông tin chính
Các giai
đoạn của
dự án
1
Xây
dựng

Các hoạt động

2

- Tháo bỏ nhà xưởng cũ, xây
dựng nhà xưởng mới
- Lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống
máy móc, thiết bị.
- Xây dựng hệ thống xử lý
nước thải
- Xây dựng bãi chứa nguyên
liệu
- Xây dựng cổng ra vào
- Xây dựng khu vực văn
phòng, nhà ăn, nhà để xe
- Xây dựng kho CTNH
- Xây dựng hàng rào bao
quanh

Tiến độ
thực
hiện
3

Tháng
8/2016

Tháng
9/2016

Công nghệ/cách thức thực hiện

Các yếu tố môi trường có khả năng phát sinh


4
- Khu vực sản xuất, kho chứa bột
được bố trí trong diện tích Nhà
máy, nền nhà là lớp bêtông láng
phẳng, mái lợp tôn.
- Khu vực sản xuất được xây cao để
đảm bảo chiều cao công nghệ là
5m.
- Nhà điều hành, nhà nghỉ công
nhân được xây dựng chung thành
nhà 2 tầng.
- Bãi nguyên liệu lót nền xi măng,
một phần ngoài trời và một phần có
mái che.
- Bố trí đường giao thông nội bộ
thuận tiện cho vận tải.

5
- Tác động đến môi trường không khí:
+ Bụi phát sinh từ việc đào đắp đất
+ Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển đất đá,
nguyên vật liệu;
+ Khí thải phát sinh từ hoạt động của máy móc,
thiết bị thi công xây dựng,
+ Khí thải phát sinh từ các phương tiện vận
chuyển,
+ Khí thải phát sinh từ công đoạn hàn, cắt kim
loại,
- Phát sinh chất thải: Nước thải sinh hoạt, nước
mưa chảy tràn, nước thải xây dựng; chất thải rắn

sinh hoạt, chất thải xây dựng và chất thải nguy
hại.
- Phát sinh tiếng ồn, độ rung

21


Các giai
đoạn của
dự án
1
Vận
hành

Các hoạt động

2
- Hoạt động chế biến tinh bột
khoai mì
- Hoạt động chế biến bã khoai

- Hoạt động giao thông vận
chuyển nguyên liệu và sản
phẩm
- Hoạt động HTXLNT
- Hoạt động quản lý chất thải

Tiến độ
thực
hiện

3
Tháng
09/2016

Công nghệ/cách thức thực hiện

Các yếu tố môi trường có khả năng phát sinh

4
- Chế biến tinh bột khoai mì: Củ
khoai mì tươi  Hệ thống rửa củ,
tách vỏ gỗ, vỏ lụa  Hệ thống
nghiền nát  Hệ thống ly tâm tách
bã  Hệ thống trích ly  Hệ thống
ly tâm tách dịch, tách bột  Hệ
thống sấy  Hệ thống cân, đóng
bao
- Chế biến bã khoai mì: Bã khoai
mì tươi  vắt, ép  bán cho đơn
vị có nhu cầu. Nếu không xử lý bán
ngay trong ngày thì tiến hành sấy
trong tháp sấy bã mì bằng khí
biogas.
- HTXLNT: Nước thải  biogas 1
 biogas 2  bể hiếu khí  bể
lắng sinh học  bể tạo bông  bẩ
lắng hóa lý  bể chứa nước sạch

5


22

- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông,
bãi tập kết nguyên liệu
- Mùi hôi phát sinh từ hoạt động sản xuất
- Khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng
- Khí thải lò sấy bột mì, bã mì bằng khí biogas
- Bụi phát sinh từ công đoạn đóng gói thành phẩm
- Nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước
thải sản xuất
- Chất thải sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất, chất
thải nguy hại
- Tiếng ồn, độ rung
- Tác động đến kinh tế - xã hội
- Phòng chống cháy nổ, an toàn lao động
- Sự cố tại nạn giao thông


CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Châu Thành là huyện của tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp huyện Tân Biên,
Đông giáp Thị xã Tây Ninh và huyện Hoà Thành, nửa phần phía Nam giáp huyện Bến
Cầu, nửa phần Đông Nam giáp huyện Gò Dầu, phía Tây và nửa phần phía Nam giáp nước
Campuchia với đường biên giới dài 46,5km. Có các đường tỉnh lộ 781, 786, 788 và quốc
lộ 22B đi qua.
2.1.2. Địa hình, địa mạo, mạng lưới thủy văn
Huyện Châu Thành có địa hình theo xu hướng thấp dần về phía Đông và thoải dần từ

Tây – Bắc xuống Đông Nam theo dạng lượn sóng nhỏ. Có thể chia thành 3 dạng địa hình
chính: dạng địa hình thấp trũng chiếm khoảng 13% diện tích tự nhiên, có cao độ 0,8 – 1,8
m, tập trung ven sông Vàm Cỏ Đông; dạng địa hình trung bình chiếm khoảng 80,2% diện
tích tự nhiên, có độ cao > 10 m. Nhìn chung, huyện Châu Thành có dạng địa hình tương
đối bằng phẳng.
Mạng lưới thủy văn khu vực khai thác bị chia cắt bởi hệ thống sông suối như: sông
Vàm Cỏ Đông, rạch Bến Đá, rạch Nàng Dình,…
2.1.3. Khí tượng, thủy văn
Khu vực khai thác chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo. Do sự khống chế ổn
định gió mùa nhiệt đới, vùng khai thác có mùa nắng từu tháng 12 đến tháng 04, tương
phản rất rõ với mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11. Khí hậu tương đối ôn hòa và ổn định,
hầu như không có bảo, gió lốc hay ngập lục.
Nhiệt độ trung bình năm 27,1 oC và trung bình mỗi ngày có 06 giờ nắng, biên độ giao
động nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn (khoảng 3 oC) nhưng sự chênh lệch
nhiệt độ giữa ngày và đêm tương đối lớn khoảng 10-13 oC và mùa nắng và vào mùa mưa
khoảng 7 oC.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1800-2200mm, 80-90% lượng mưa tập trung vào
mùa mưa. Độ ảm không khí trung bình rất cao, khoảng 70-80%, tốc độ gió khoảng 0,61,7m/s và thổi điều hòa. Trong khu vực chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chủ yếu gió
Tây-Tây Nam và mùa mưa và gió Bắc-Đông Bắc và mùa khô.
2.1.4. Hiện trạng chất lượng môi trường vật lý
Chủ dự án tiến hành lấy mẫu, đo đạt chất lượng môi trường khu vực dự án. Kết quả
như sau:
2.1.4.1. Chất lượng môi trường không khí
Kết quả phân tích mẫu không khí được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 9. Kết quả đo đạc tiếng ồn, không khí
THÔNG
ĐƠN
KẾT
GIỚI HẠN TIÊU CHUẨN
STT

SỐ
VỊ
QUẢ CHO PHÉP
SO SÁNH
QCVN
1
Độ ồn
dBA
54-67,3
70
26:2010/BTNMT
3
2
NO2
mg/m
0,074
0,2
QCVN
05:2013/BTNMT
3
SO2
mg/m3
0,088
0,35
4
CO
mg/m3
3,6
30
3

5
Bụi
mg/m
0,21
0,3
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và tư vấn môi trường -REC)
23


Ghi chú:
- Kết quả đo đạc tính trung bình/1 giờ.
- Vị trí lấy mẫu tại khu đất thực hiện dự án.
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa các mức tiếng
ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc. Áp dụng cho khu vực
thông thường từ 6 – 21;
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn để đánh giá chất lượng không khí xung
quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí;
Nhận xét:
Theo kết quả đo đạc tại khu vực dự án vào thời điểm khảo sát các thông số đều thấp
hơn quy chuẩn cho phép.
2.1.4.2. Chất lượng môi trường nước ngầm
Kết quả phân tích mẫu nước ngầm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 10. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
KẾT
QCVN 09STT
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
QUẢ
MT:2015/BTNMT
1

pH
-5,79
5,5-8,5
2
Độ cứng
mgCaCO3/L
120
500
3
COD
mg/l
2,0
4
Fe tổng
mg/l
1,75
5
5
NO-3
mg/l
0,32
15
6
SO42mg/l
3,32
400
7
Clorua
mg/l
4,06

250
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và tư vấn môi trường -REC)
Ghi chú:
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm.
Nhận xét:
Kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép. Chất lượng
nước giếng ở khu vực khá tốt, các chỉ tiêu hóa lý đều đạt QCVN 09:2008/BTNMT.
2.1.4.3. Chất lượng môi trường nước mặt
Kết quả phân tích mẫu nước mặt Suối Trung Du được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 11. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
QCVN 08KẾT
STT
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
MT:2015/BTNMT,
QUẢ
cột A2
1
pH
-6,32
6-8,5
2
BOD5
mgCaCO3/L
5
6
3
COD
mg/l

12
15
4
TSS
mg/l
61,5
30
+
5
N-NH4
mg/l
0,15
0,3
6
Phosphat
mg/l
0,32
0,2
7
Coliform
mg/l
6.400
5.000
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và tư vấn môi trường -REC)
Ghi chú:
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt.
24



Nhận xét:
Kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép. Riêng chỉ tiêu
TSS và Phosphat vượt tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1. Điều kiện về kinh tế
2.2.1.1. Nông nghiệp
- Trồng trọt: Trong năm 2014, tổng diện tích gieo trồng 4.035,8 ha, đạt 18,24% so
với kế hoạch. Trong năm 2014, dịch bệnh trên các loại cây trồng phát sinh gây hại ở mức
độ nhẹ, nông dân tự phòng, trị kịp thời nên không gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Tổ chức nhiều lớp tập huấn cho nông dân về phòng trừ dịch hại trên cây trồng tại các xã
trọng điểm.
- Chăn nuôi, thú y: Trong năm 2014, chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định, dịch
bệnh được khống chế, thực hiện tốt khâu vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, tiêm
phòng đầy đủ, đảm bảo cho đàn gia súc, gia cầm phát triển tốt; công tác kiểm soát giết mổ,
kiểm dịch gia súc, gia cầm được tăng cường.
2.2.1.2. Thương mại - Dịch vụ
- Tình hình buôn bán trong các chợ, cửa hàng, đại lý diễn ra bình thường, hàng hóa
dồi dào, sức mua ổn định.
- Dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trên đường bộ cũng như
đường thủy.
2.2.2. Điều kiện về xã hội
2.2.2.1. Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức Hội giảng Giáo viên giỏi vòng huyện; kiểm tra công nhận chuẩn MG 5
tuổi – phổ cập giáo dục năm 2014; kiểm tra, ra soát tình hình học sinh bỏ học.
2.2.2.2. Y tế
Khám chữa bệnh cho 15.552 lượt người; tổ chức triển khai kế hoạch tiêm chủng
sởi-rubela đợt 2 cho trẻ em từ 6 tuổi đến 10 tuổi trên địa bàn huyện; Đoàn kiểm tra liên
ngành huyện tổ chức kiểm tra 37 cơ sở y tế tư nhân, kết quả xử phạt vi phạm hành chính
03 cơ sở, phạt tiền 12.250.000 đồng.


25


×