Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Báo cáo Thí Nghiệm Thủy Lực Khí nén

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.28 KB, 9 trang )

Họ và tên: Nguyễn Văn Dương
MSSV: 21300722
Nhóm 3_ tiết 456_ sáng thứ 4

Báo Cáo Thủy Lực
Câu 1: các loại dầu sử dụng trong hệ thống thủy lực, các dạng đầu nối ống thủy lực và cách
nối dây đúng trong hệ thống thủy lực.
Những loại dầu có thể dùng trong hệ thống thủy lực:
Dầu thủy lực gốc khoáng
Dầu thủy lực gốc nước
Dầu hỗn hợp
Chất lỏng nhân tạo
Trong đó thì dầu thủy lực gốc khoáng là thông dụng nhất.
Các dạng đầu nối ống thủy lực:
Chia làm 2 loại:



Ống nối vặn ren
Ống nối siết chặt bằng đai ốc


Cách nối dây đúng trong hệ thống thủy lực:
+ Sử dụng loại đầu nối thích hợp để tránh ống bị uốn căng.
+ Để tránh vặn, xoắn ống bằng cách uốn ống theo cùng một mặt phẳng với hướng
chuyển động của cửa dầu mà ống nối tới.
+ Giữ các ống thẳng bằng các đầu nối ống cong 45 và 90 hoặc các đầu nối. Tránh để
ống quá dài.
+ Khi lắp ống thẳng, hãy để ống chùng vừa phải để đáp ứng được sự thay đổi chiều
dài của ống khi có áp suất.
+ Đối với các cơ cấu chuyển động, chiều dài của ống phải thích hợp để tránh ống bị


mài mòn do cọ sát.
+ Tránh để ống bị uốn, xoắn khi làm việc ở hai mặt phẳng khác nhau. Sử dụng kẹp
ống để cố định một mặt phẳng.
Câu 2: Cách đặt Cụm nguộn ( thùng dầu, bơm,…) trong hệ thống Thủy Lực.


Vị trí đặt bơm
Bơm phải được lắp đặt phù hợp để có thể vận hành hiệu quả và tin cậy. Nhiều yếu tố
quan trọng phải được xem xét để lắp đặt bơm hợp lý tùy theo kích thước và công suất của
bơm.
Nên đặt bơm ở nơi dễ tiếp cận và đủ sáng để kiểm tra sự gắn kín và ổ bi. Sự bảo trì
bơm ly tâm tương đối đơn giản nhưng nếu không được bảo trì thường xuyên, sự cố có thể xảy
ra một cách bất ngờ.
Chiều sâu hút cũng phải được xem xét. Tầm dâng (chiều sâu hút) bị ảnh hưởng bởi
nhiệt độ, độ cao trên mực nước biển, ma sát trong ống, van đáy và tổn thất do bộ lọc. Chiều
cao đặt bơm tùy thuộc vào chất lỏng được bơm, và phải trong giới hạn thực tế của tầm dâng
động.
Đường ống cũng ảnh hưởng đến vị trí đặt bơm, nên đặt bơm sao cho sự bố trí ống
càng đơn giản càng tốt.
Câu 3: Máy nén khí và các thiết bị trong hệ thống xử lý khí nén.
Máy nén khí
Đây là thiết bị quan trọng nhất đối
với hệ thống khí nén(nó được coi như trái
tim của hệ thống),bởi vì máy nén khí trực
tiếp sản sinh ra khí nén để cung cấp tới các
thiết bị và các vị trí có nhu cầu sử dụng khí
nén.
Áp suất khí được tạo ra từ máy nén
khí, ở đó năng lượng cơ học của động cơ
điện hoặc của động cơ đốt trong được

chuyển đổi thành năng lượng khí nén và
nhiệt năng.
Nguyên lí hoạt động
- Nguyên lý thay đổi thể tích : Không khí được dẫn vào buồng chứa, ở đó thể tích của buồng
chứa sẽ nhỏ lại. Như vậy theo định luật Boyle-Matiotte Áp suất trong buồng chứa sẽ tăng lên.
Máy nén khí hoạt động theo nguyên lý này như kiểu máy nén khí piston, bánh răng, cánh gạt.
- Nguyên lý động năng : không khí được dẫn trong buồng chứa và đượ gia tốc bởi một bộ
phận quay với tốc độ cao, ở đó Áp suất khí nén dược tạo ra nhờ sự chênh lệch vận tốc,
nguyên tắc này tạo ra lưu lượng và công suất rất lớn. Máy nén khí hoạt động theo nguyên lý
này như máy nén khí ly tâm.


Các thiệt bị hệ thống xử lý khí nén
Yêu cầu về khí nén :
Khí nén được tạo ra từ những máy nén khí chứa đựng nhiều chất bẩn, độ bẩn có thể ở
những mức độ khác nhau. Chất bẩn bao gồm bụi, độ ẩm của không khí được hút vào; những
phần tử nhỏ chất cặn bã của dầu bôi trơn và truyền động cơ khí. Hơn nữa, trong quá trình nén,
nhiệt độ khí nén tăng lên, có thể quá trình ôxi hóa một số phần tử được kể trên.
Giai đoạn xử lí khí nén

Lọc thô

Làm lạnh

Sấy khô

Tách nước

Lọc chất bẩn
Lọc bụi


Ngưng tụ

Sấy khô bằng
chất làm lạnh

Lọc tinh

Hấp thụ

Bộ lọc

Hấp thụ khô bằng
chất làm lạnh

Các phương pháp xử lí khí nén

Cụm bảo dưỡng

Bộ lọc
Điều chỉnh áp suất
Bộ tra dầu


Như vậy khí nén bao gồm chất bẩn đó được tải đi trong những ống dẫn khí, sẽ gây nên
sự ăn mòn, gỉ trong ống và trong các phần tử của hệ thống điều khiển . Như vậy khí nén được
sử dụng trong kĩ thuật phải xử lý. Mức độ xử lí khí nén tuỳ thuộc vào phương pháp xử lý, từ
đó xác định chất lượng của khí nén tương ứng cho từng trương hop dụng cụ thể.
Khí nén được tải từ máy nén khí gồm những chất bẩn thô: những hạt bụi, chất cạn bả của
dầu bôi trơn và truyền động cơ khí, phần lớn nhũng chất bẩn này được xử lí trong thiết bị, gọi

là thiết bị làm lạnh tạm thời, sau khi khí nén được đây ra từ máy nén khí. Sau đó khí nén được
dẫn vào bình làm hơi nước ngưng tụ, ở đó độ ẩm của khí nén ( lượng hơi nước) phần lớn sẽ
được ngưng tụ ở đây. Giai đoạn xử lí này gọi là giai đoạn xử lí thô. Nếu như thiết bị để thực
hiện xử lí khí nén giai đoạn này tốt, hiện đại, thì khí nén có thể được sử dụng, ví dụ những
dụng cụ dùng trong khí nén cầm tay, những thiết bị đó, đồ gá đơn giản dùng khí nén……
Tuy nhiên sử dụng khí nén trong hệ thống điều khiển và một số thiết bị khác, đòi hỏi
chất lượng của khí nén cao hơn. Để đánh giá chất lượng của khí nén, Hội đồng các xí nghiệp
châu Âu PNEUROP–6611 (Euopean Committee of Manufactures of Compressors,
Vacuumumps and Pnematic tools) phân ra thành 5 loại, trong đó có tiêu chuẩn về độ lớn của
chất bẩn, áp suất hoá sương, lượng dầu trong khí nén được xác định. Cách phân loại này nhằm
định hướng cho những nhà máy, xí nghiệp chọn đúng chất lượng khí nén tương ứng với thiết
bị sử dụng.
Hệ thống xử lí khí nén được phân loại thành 3 giai đoạn, được mô tả ở hình 2.18 :
− Lọc thô:

Làm mát tạm thời khí nén từ máy nén khí ra, để tách chất bẩn, bụi. Sau đó khí nén được
vào bình ngưng tụ, để tách ra hơi nước.
Giai đoạn lọc thô là giai đoạn cần thiết nhất cho vấn đề xử lý khí nén.
− Phương pháp sấy khô:

Giai đoạn này xử lí tuỳ theo chất lượng yêu cầu của khí nén.

− Lọc tinh :

Xử lí khí nén trong giai đoạn này, trước khi đưa vào sử dụng. Giai đoạn này rất cần thiết
cho hệ thống điều khiển.
Bộ lọc
Yêu cầu
Ở trên phần đã trình bày một số phương pháp xử lí khí nén trong công nghiệp. Tuy nhiên
trong một số lĩnh vực, ví dụ: những dụng cụ cầm tay sử dụng truyền động khí nén hoặc một

số hệ thống điều khiển đơn giản thì khôngnhất thiết phải thực hiện trình tự như vậy.


Bộ lọc
1.Van lọc
2. Van điều chỉnh áp suất
.
Nhưng đối với những hệ thống như thế, nhất thiết phải dùng bộ lọc, gồm 3 phần tử ( hình
2.26): van lọc, van điều chỉnh áp suất, van tra dầu.
Van lọc
Van lọc có nhiệm vụ tách các phần chất bẩn và hơi nước ra khỏi khí nén. Có 2 nguyên lí
thực hiện:
Chuyển động xoáy của dòng áp suất khí nén trong van lọc.

Kí hiệu

Nguyên lí làm việc của van lọc và kí hiệu
Phần tử lọc xốp làm bằng các chất như: vải dây kim loại, giấy thấm ướt, kim loại thiêu
kết hay là vật liệu tổng hợp.
Khí nén sẽ tạo chuyển động xoáy khi qua lá xoắn kim loại (hình 2.27); sau đó qua phân
tử lọc, tuỳ theo yêu cầu chất lượng của khí nén mà chọn loại phần tử lọc. Độ lớn đường kính
các lỗ của phần tử lọc có những loại từ 5 µm đến 70 µm. Trong trường hợp yêu cầu chất
lượng khí nén rất cao, vật liệu phần tử lọc được chọn là sợi thuỷ tinh, có khả năng tách nước
trong khí nén đến 99,9%. Những phần tử lọc như vậy, thì dòng khí nén sẽ chuyển động từ
trong ra ngoài (hình 2.28).


Van điều chỉnh áp suất

Van điều chỉnh áp suất có công dụng giữ áp suất được điều chỉnh không đổi, mặc dầu có

sự thay đổi bất thường của tải trọng làm việc ở phía đường ra hoặc sự dao động của áp suất ở
đường vào van. Nguyên tắc hoạt động của van điều chỉnh áp suất (hình 2.29): khi điều chỉnh
trục vít, tức là điều chỉnh vị trí của trục van, trong trường hợp áp suất của đường ra tăng lên so
với áp suất của đường điều chỉnh, khí nén sẽ qua lỗ thông tác động lên màng, vị trí kim van
thay đổi, khí nén qua lỗ xả khí ra ngoài. Cho đến chừng nào, áp suất của đường ra giảm bằng
áp suất được điều chỉnh ban đầu, thì vị trí kim van trở về vị trí ban đầu.
Van tra dầu
Để giảm lực ma sát, sự ăn mòn và sử gỉ của các phần tử trong hệ thống điều khiển bằng
khí nén, trong thiết bị lọc có thêm van tra dầu. Nguyên tắc tra dầu được thực hiện theo nguyên
lí tra dầu Venturi (hình 2.30).

Vòi phun Venturi
Bình chứa dầu
Ống Venturi
Vít điều chỉnh
Lỗ quan sát

Nguyên lý tra dầu Venturi


Theo hình 2.30, điều kiện để tra dầu có thể qua ống Venturi là tổn thất áp suất p phải
lớn hơn áp suất cột dầu H: p = ξ . p/2 . w2 . (1 – d4/D4) > pdầu.g.H
Cấu tạo của van tra dầu, xem hình 2.31.
Vít điều chỉnh
Ống Venturi
Khí nén vào
Van một chiều

Lỗ quan sát
Khí nén + dầu

bôi trơn
Van một chiều

Ống dẫn dầu

Câu 4: Các phương pháp thiết kế mạch điều khiển khí nén ( Phương pháp điều khiển theo
tầng, Phương pháp điều khiển theo nhịp, Phương pháp điều khiển bằng Bìa Karnaugh).Tự đưa
ra một ví dụ bài tập sử dụng cả 3 phương pháp trên để điều khiển.
• Phương pháp điều khiển theo tầng:
Điều khiển theo tầng là bước hoàn thiện của điều khiển tùy động theo hành trình.
Nguyên tắc thiết kế mạch điều khiển theo tầng là chia các bước thực hiện (có chức
năng tương tự) thành từng tầng riêng. Sự khác biệt cơ bản có tính chất quyết định bắt
buộc phải thiết kế theo tầng là do đặc điểm tín hiệu vào và chu trình điều khiển.


Khi thiết kế mạch điều khiển theo tầng cần thỏa mãn 2 nguyên tắc:

- Tín hiệu vào ở các bước trong cùng một tầng không được trùng nhau, do đó gặp
các bước có tín hiệu vào giống nhau ta phải xét đến việc chia tầng.
- Tại một thời điểm bất kì chỉ có duy nhất một tầng điều khiển hoạt động.




Để thực hiện việc thiết kế một mạch điều khiển theo tầng, thông thường người ta
tiến hành theo các bước sau:
 Lập biểu đồ trạng thái hoặc sơ đồ hình thành bước
 Xác định mối quan hệ giữa các tín hiệu (tầng)
 Phân tầng điều khiển
 Thiết lập mạch điện điều khiển theo tầng

Phương pháp điều khiển theo nhịp


Điều khiển quá trình theo nhịp có thể được thực hiện nhanh và đơn giản nhờ mắc kế
tiếp nhau các phần tử có cấu trúc tiêu chuẩn (hình 12.10). Các chuỗi điều khiển nhịp đượ thiết
lập bằng cách mắc nối tiếp nhiều phần tử cấu trúc tiêu chuẩn dang 1. Một phần tử cấu trúc
dạng 2 được mắc để đóng kín mạch điều khiển.



Phương pháp điều khiển bằng Bìa Karnaugh



×