Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nhân cách văn hóa mahathir mohamad

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHAN MINH CHÂU

NHÂN CÁCH VĂN HÓA
MAHATHIR MOHAMAD

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Hà Nội-2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHAN MINH CHÂU

NHÂN CÁCH VĂN HÓA
MAHATHIR MOHAMAD

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Mai Ngọc Chừ

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn


Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

GS.TS. Mai Ngọc Chừ

PGS.TS. Lê Đình Chỉnh

Hà Nội-2016


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Lê Đình Chỉnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2016.
Học viên

Phan Minh Châu


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên,
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cám ơn đến GS.TS. Mai Ngọc Chừ đã dành nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp
hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài nghiên cứu của mình.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân, đặc biệt là thầy cô và
anh chị em đồng nghiệp tại Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ
nhiệt tình và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã đem lại cho
tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên và
khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2016.
Học viên

Phan Minh Châu



MụC LụC

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................ ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
DANH MỤC CÁC BẢNG .................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
MỞ ĐẦU .............................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1. Lý do lựa chọn đề tài ........................................ Error! Bookmark not defined.
2. lịch sử nghiên cứu vấn đề............ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ...................................... Error! Bookmark not defined.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................. Error! Bookmark not defined.
5. Phương pháp nghiên cứu ............................... Error! Bookmark not defined.
6. Nội dung nghiên cứu và đóng góp của luận vănError!

Bookmark

not

defined.
7. Bố cục của luận văn ....................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1 ......................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
LÝ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH, NHÂN CÁCH VĂN HÓA VÀ BỐI CẢNH
............................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH VĂN HÓA MAHATHIR MOHAMAD ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
1.1. LÝ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH VÀ NHÂN CÁCH VĂN HÓA ............. ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
1.1.1. Khái niệm nhân cách và nhân cách văn hóaError!


Bookmark

not

defined.
1.1.1.1. Nhân cách ............................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.1.2. Nhân cách văn hóa............................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Những quan điểm lý luận về nhân cách và nhân cách văn hóa ........ Error!
Bookmark not defined.
1.1.2.1. Tư tưởng phương Đông cổ đại về nhân cáchError! Bookmark not
defined.

1


1.1.2.2. Quan niệm về nhân cách của các học giả phương Tây .............. Error!
Bookmark not defined.
1.1.2.3. Quan hệ giữa nhân cách văn hóa và tính cách dân tộc .............. Error!
Bookmark not defined.
1.2. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH VĂN HÓA MAHATHIR
MOHAMAD ...................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.2.1. Bối cảnh văn hóa ...................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Bối cảnh tư tưởng, lịch sử xã hội ............. Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Hoàn cảnh gia đình và con người cá nhân Mahathir Mohamad ...... Error!
Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1 .............................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2 ......................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
MAHATHIR MOHAMAD VỚI TƢ CÁCH LÀ MỘT MUSLIM ......... ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1. MAHATHIR MOHAMAD – NGƯỜI ISLAM ÔN HÕAERROR! BOOKMARK

NOT DEFINED.

2.1.1. Niềm tin theo Islam .................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hiểu và hành đạo một cách đúng đắn ...... Error! Bookmark not defined.
2.2. ĐẶC TRƯNG NHÂN CÁCH ĐẬM CHẤT ISLAM CỦA MAHATHIR
MOHAMAD ...................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.2.1. Kính trọng cha mẹ và yêu thương gia đìnhError!

Bookmark

not

defined.
2.2.2. Tôn trọng quyền con người ...................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 .............................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3 ......................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
MAHATHIR MOHAMAD VỚI TƢ CÁCH ........ ERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.
LÀ MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO ĐẤT NƢỚC ............ ERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.
3.1. XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI MALAYSIA CÔNG BẰNG VÀ BÌNH ĐẲNG
........................................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

2


3.1.1. Islam ảnh hưởng đến chính trị, xã hội MalaysiaError! Bookmark not
defined.
3.1.2. Bình đẳng tộc người và thống nhất quốc giaError!


Bookmark

not

defined.
3.1.3. Tinh thần Ummah (cộng đồng Islam) ...... Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Hành động của Mahathir để xây dựng một xã hội Malaysia công bằng,
bình đẳng, thống nhất quốc gia .......................... Error! Bookmark not defined.
3.2. KIÊN ĐỊNH VÀ QUYẾT TÂM THEO ĐUỔI MỤC ĐÍCH ................. ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
3.3. CHÂN DUNG NHÀ LÃNH ĐẠO ƯU TÖ CỦA MALAYSIA ............ ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
3.3.1. Các giải thưởng Mahathir Mohamad giành được trong 20 năm hoạt động
chính trị ............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Sự ghi nhận của nhân dân Malaysia ......... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3 .............................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .......................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............... ERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.
PHỤ LỤC 1 .......................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
PHỤ LỤC 2 .......................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Adat: Là những truyền thống, tục lệ về nghi thức xã giao của người Mã Lai. Adat
cũng được dùng để chỉ Bộ luật theo phong tục tập quán, ví dụ như luật mẫu hệ được
hình thành ở Negeri Sembilan.
Bangsa Malaysia: Là chính sách công nhận một người là công dân Malaysia nếu
người đó có trách nhiệm đối với đất nước, nói tiếng Malaysia và chấp nhận Hiến
pháp của Malaysia.
Datuk, Dato’: Là các tước hiệu hoàng gia tương đương với từ “Ngài”.


3


Đảng Hồi giáo liên Malaysia (PAS) ban đầu thuộc Đảng UMNO, sau đó tách khỏi
đảng này và vận động tranh cử trong cuộc Tổng tuyển cử 1955 dưới ngọn cờ của
chính đảng mình.
Đảng UMNO: Là Đảng Tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất, được thành lập năm
1946 và là đảng thành viên chính của Đảng Liên minh (sau này là Mặt trận Quốc
gia).
Dr Mahathir: Viết tắt của Doctor Mahathir – bác sĩ Mahathir
Gandhi: Là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống chế độ
thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của
hàng triệu người dân.
IMF: Là tên viết tắt của Quỹ tiền tệ quốc tế. Giúp giám sát hệ thống tài chính toàn
cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ
thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.
Liên hiệp các quốc gia Malay: Do người Anh thành lập năm 1895 vì “mục đích
hành chính”. Liên hiệp các quốc gia Malay gồm các tiểu quốc Senlangor, Perak,
Negeri, Senbilan và Pahang. Năm 1946, Liên hiệp các quốc gia Malay được thay
thế bởi Liên minh Mã Lai.
Tun: Là tước hiệu cao quý nhất do Quốc vương Malaysia phong cho những công
dân có nhiều đóng góp đặc biệt cho vương quốc Malaysia.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Thời gian

Sự kiện

Năm 1925 Mahathir Mohamad sinh ngày 10/12 (có tài liệu cho là ngày 25/7), con

út trong 10 người con của một gia đình nhập cư mà người cha mang
hai dòng máu Ấn Độ - Malay và người mẹ Malay.
Năm 1947

Mahathir là 1 trong 7 sinh viên đầu tiên của Malaysia theo đuổi
ngành Y khoa tại trƣờng Y Edward VII. Tại đây, Mahathir đã bộc
lộ tố chất lãnh đạo của mình và đƣợc mọi ngƣời tín nhiệm bầu làm

4


chủ tịch hội Islam ở trƣờng.
Năm 1953 Tốt nghiệp Y khoa trường Edward VII tại Singapore và trở về
Malaysia lúc này đang dưới thời thuộc địa Anh, làm việc trong một cơ
sở y tế công cộng và không lâu sau đó đã tạo lập một cơ sở cho riêng
mình. Ông không những không lấy tiền người nghèo mà thậm chí còn
cho họ tiền đi về nhà nên nhanh chóng trở thành vị bác sĩ nhân từ nổi
tiếng khắp bang.
Năm 1964

Mahathir tham gia chính trị, trở thành thành viên của tổ chức
Mặt trận dân tộc thống nhất Malaysia UMNO. Mahathir là một
chính trị gia trẻ tuổi nhƣng đã sớm bộc lộ tích cách kiên định và
quyết tâm theo đuổi mục đích của mình.

Năm 1969

Bị trục xuất khỏi tổ chức này khi dám thẳng thắng phê phán
những thất bại của Thủ tƣớng đƣơng nhiệm Tunku Abdul
Rahman trong cuộc đƣơng đầu với thiểu số ngƣời Hoa thống trị

nền kinh tế Malaysia dẫn đến sự kiện bạo loạn 1969. Từ đây bắt
đầu thời kỳ lạnh lẽo ảm đảm với Mahathir

Năm 1970 Viết tác phẩm “Cuộc khủng hoảng Malay” phê phán những cản trở
của người Malay để vươn tới sự tiến bộ.
Năm 1972 Mahathir được phục hồi lại tư cách thành viên của UMNO sau khi
Tunku từ chức.
Năm 1973 Trở thành Nghị sĩ
Năm 1974 Bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Trong nhiệm kỳ của
mình, Mahathir đã tiến hành cải cách nhằm nâng cao vị thế của người
Malay thông qua giáo dục như khuyến khích họ tham gia các loại hình
học tập sau đại học, chuyên sâu, thay đổi hạn ngạch, đa dạng hóa lĩnh
vực đào tạo cho người Malay.
Năm 1975 Mahathir giành thắng lợi trong cuộc bầu cử và trở thành Phó chủ tịch
UMNO. Điều này đã khởi đầu cho những bước tiến chính trị sau này
của ông. Một thời gian sau, ông chuyển sang làm Bộ trưởng thương
mại của Malaysia và đã có những động thái tích cực để thúc đẩy buôn

5


bán của Malaysia với các quốc gia khác. Dù ở cương vị nào Mahathir
cũng đã chứng tỏ được khả năng kiệt xuất và sự tận tụy với công việc
của mình.
Ngày

Bổ nhiệm làm Thủ tướng Malaysia.

16/7/1981
Năm 1982 Giới thiệu chính sách “Nhìn về hướng Đông”, coi Nhật Bản là một

mẫu hình về phát triển kinh tế.
Năm 1985 Malaysia rơi vào cuộc suy thoái. Mahathir thiết lập các biện pháp thắt
lung buộc bụng và giảm bớt các chính sách, điều luật ưu đãi người
Malay.
Năm 1986 Phó thủ tướng của Mahathir từ chức vì những xung đột cá nhân.
Năm 198:

Mahathir từng bước sát sao đẩy lùi những thách thức đe dọa đến việc
nắm quyền lãnh đạo của ông từ bộ trưởng thương mại Razaleigh
Hamzah

Năm 1987 Chính phủ tấn công vào các lực lượng đối lập, bắt giữ hơn 100 người,
đình chỉ ba tờ báo và ngăn chặn những căng thẳng dân tộc đang ngày
một cao trào xung quanh các vấn đề giáo dục của người Hoa.
Năm 1988

Mahathir phải tiến hành một cuộc phẫu thuật vì bệnh tim.

Năm 1991 Đưa ra những phác họa cho Tầm nhìn 2020 với tham vọng đưa
Malaysia thành một nước phát triển.
Năm 1993 Ra lệnh bỏ quyền truy tố trước pháp luật của giới hoàng tộc sau sự
kiện một tiểu vương hành hạ huấn luyện viên hockey trong lâu đài của
ông ta.
Năm 1994 Ra lệnh cấm 07 tháng đối với các hãng phim của Anh để phản kháng
lại việc báo giới Anh cho rằng chính quyền của Mahathir đang sụp đổ.
Năm 1997 Chủ trì hội nghị gặp gỡ giữa giới lãnh đạo các nước Asean. Bất chấp
phương Tây lên án vấn đề nhân quyền ở Myanmar, ông vẫn bỏ phiếu
tán thành việc nước này gia nhập Asean nhân dịp kỷ niệm 30 năm
thành lập tổ chức này.


6


Năm 1998 Thiết lập kiểm soát tài chính và quản thúc đồng Ringit ở tỷ giá hối
đoái 3.8 với đồng đô la sau khi nền kinh tế Malaysia rơi vào cuộc suy
thoái vì khủng hoảng tài chính trong khu vực.
Năm 1998 Sa thải Phó chủ tịch đảng kiêm Bộ trưởng Bộ tài chính Anwar Ibrahim
với lý do phóng đãng trong cuộc sống tình dục. Anwar sau đó đã bị
đưa ra xét xử và bị tuyên án 15 năm giam giữ vì có hành vi lợi dụng
chức vụ và kê gian.
Năm 2002 Công bố việc từ chức một cách bất ngờ trong Phiên họp của Ủy ban
điều hành UMNO hồi tháng 6. Sau đó ông đưa ra kế hoạch trì hoãn
đến tháng 10/2003 và tán thành Phó chủ tịch UMNO Abdullah Ahmad
Badawi lên làm người kế nhiệm.
Năm 2003 Tổ chức hội nghị thường kì của Phong trào không liên kết NAM tháng
2/2003 và tổ chức hội nghị Islam OIC tháng 10/2003 ngay trước khi
ông nghỉ hưu.
Bảng 1.1. Mahathir Mohamad và những sự kiện
Nguồn: Lấy từ Lê Thị Huyền (2005), Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn
giáo của Malaysia, Luận văn Thạc sĩ Đông Phương học, Hà Nội, trang 10.

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Phương Tây vẫn không hết bàng hoàng về sự vươn lên của một số quốc gia
Đông Nam Á trong những năm cuối của thế kỷ XX. Họ gọi đó là “Sự phát triển
thần kỳ” – như một sự thừa nhận sức mạnh châu Á mà trước đó họ chưa hề nghĩ
đến cũng như không thể nào lý giải nổi. Quá trình phát triển thần kỳ này của các
quốc gia châu Á gần như đều gắn với một thời kỳ tương đối dài được những nhà
lãnh đạo có năng lực kiệt xuất và cá tính mạnh mẽ dẫn dắt. Ví như, sự phát triển


7


thần kỳ của Hàn Quốc gắn với giai đoạn cầm quyền của Park Chung Hee trong suốt
16 năm làm Tổng thống (1963 – 1979); câu chuyện thành công của đảo quốc
Singapore gắn với 31 năm làm Thủ tướng của nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu (1959 –
1990); công cuộc đổi mới và phát triển của Trung Quốc, kể từ năm 1978, gắn với
tên tuổi của Đặng Tiểu Bình…và ở Malaysia là Tun Dr Mahathir Mohamad, người
đảm nhận vị trí Thủ tướng suốt 22 năm (1981 – 2003).
Kể từ khi giành độc lập năm 1957 đến nay, Malaysia có bốn đời Thủ tướng,
trong đó riêng Mahathir Mohamad đã có thời gian cầm quyền bằng cả ba người tiền
nhiệm cộng lại. Mahathir - nhà lãnh đạo xuyên thế kỷ của Malaysia đã biến đất
nước Đông Nam Á này thành một trong những minh chứng hùng hồn nhất cho “Sự
phát triển thần kỳ” đó. Sau khi tuyên bố độc lập từ tay thực dân Anh, Malaysia vẫn
đang là một nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu. Những di sản của quá khứ quá
nặng nề: tranh chấp biên giới với các nước láng giềng Indonesia và Thái Lan; quan
hệ xấu với Singapore; cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu; 70% người dân Malaysia
sống ở mức nghèo khổ, trình độ dân trí thấp; mâu thuẫn tôn giáo, mâu thuẫn sắc tộc
khá gay gắt, Islam bị tộc người hóa, chính trị hóa chồng chéo; nền kinh tế què quặt
với cơ cấu công nghiệp biến dạng theo toan tính của thực dân Anh những năm trước
đó… là toàn bộ gia sản mà Malaysia có khi bắt đầu công cuộc tái thiết đất nước.
Mặc dù đứng trước muôn vàn khó khăn như vậy, nhưng sau hơn bốn thập niên phát
triển, kể từ những năm 1980, Malaysia đã đạt những bước tăng trưởng kinh tế khá
ấn tượng và được thế giới chú ý: tăng trưởng liên tục từ 1957 (năm độc lập) tới năm
2005 với tốc độ bình quân 6,5%. Ngày nay, Malaysia có dân số 28 triệu người, chưa
bằng 1/3 dân số Việt Nam nhưng GDP (2012) là 340 tỷ đôla, gấp 2,4 lần Việt Nam
[1, tr. 12].
Không ai tin Malaysia chỉ mấy chục năm sau đã trở thành quốc gia phát triển
nhất trong những nước đang phát triển ở Đông Nam Á, là thành trì Islam thế giới, là
biểu tượng của hợp tác dân tộc cùng chung sống hòa bình. Vậy mà trong 22 năm

trên cương vị Thủ tướng của mình, Tun Dr Mahathir Mohamad đã làm nên điều kỳ
diệu đó, mở ra một trang sử mới cho sự phát triển của đất nước này, chuyển đổi
Malaysia từ một quốc gia thuần nông thành một cường quốc công nghiệp, xếp thứ
mười bảy trong số các quốc gia thương mại lớn nhất thế giới. Kinh tế Malaysia đã

8


có những bước chuyển mình lớn trong lịch sử. Từ một nền kinh tế phụ thuộc chủ
yếu vào nông nghiệp trong thập niên 60 của thế kỷ XX, ngày nay Malaysia là một
nền kinh tế hướng ra xuất khẩu với các ngành chủ đạo là công nghệ cao.
Câu hỏi đặt ra là vì sao một quốc gia như Maylaysia lại có thể gặt hái được
thành công đến như vậy? Malaysia sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho công
cuộc phát triển của Việt Nam vì nhiều vấn đề lớn mà Malaysia đã phải đương đầu
và giải quyết có những điểm tương đồng với Việt Nam chúng ta.
Sự ảnh hưởng to lớn của nhân cách Mahathir đối với Malaysia như vậy nên
việc nghiên cứu nhân cách Mahathir dưới cái nhìn văn hóa học là thực sự cần thiết.
Khi tìm hiều về nhân cách văn hóa Mahathir chúng ta sẽ hiều thêm về văn hóa
Malaysia. Hơn nữa khi mà thế giới hiện đang còn quá nhiều xung đột, nhiều tranh
chấp và chia rẽ, thì việc nghiên cứu nhân cách của một vị lãnh tụ tài năng cũng là
một việc làm cần thiết.
Vào thời điểm Mahathir chuẩ n bi ̣rời chính trường, người ta đã có thể nói đến
mô ̣t nề n kinh tế hiê ̣n đa ̣i và đa da ̣ng ở Malaysia

. Những năm gần đây, Malaysia

được quốc tế chú ý đặc biệt vì đã đố i phó với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tố t
hơn so vớ i các nước láng giề ng . Giáo sư kinh tế Anne Booth thuộc Trung tâm
nghiên cứu về phương Đông và châu Phi ta ̣i London phân tích


: "Thành công của

Malaysia là đã biế t đa dạng hóa từ lúc chỉ xuấ t khẩu dầ u cọ và cao su chuyể n sang
xuấ t khẩu hàng điê ̣n tử . Sự biế n chuyể n của nước này trong vòng 20 năm qua rấ t ấ n
tượng và ông Mahathir là người có cô

ng lớn trong sự biến chuyển đó" [29].

Mahathir Mohamad, nhà lãnh đạo hơn hai thập kỷ qua của Malaysia đươ ̣c nhìn nhận
như một nhân vật vừa thực tế vừa viể n vông . Nhưng các chuyên gia khó tính nhất
cũng phải thừa nhận , ông đã thực hiê ̣n thành công viê ̣c kiể m soát chă ̣t chẽ nề n kinh
tế đất nước. Thủ tướng Mahathir cũng là người được coi là có công đầu mang la ̣i sự
ổn định về chính trị, hàn gắn các chia rẽ về sắc tộc tại Malaysia .
Đó là những thành tựu to lớn mà Thủ tướng Mahathir đã giành được trong
những năm cầm quyền. Việc nghiên cứu về chân dung nhân cách cách văn hóa của
một nhà lãnh đạo kiệt xuất – Mahathir Mahamad để làm nên thành công của đất
nước Malaysia là một việc làm có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Xuất phát từ những lý
do trên, trong giới hạn bài luận văn này, tôi thực sự mong muốn được nghiên cứu về

9


đất nước Malaysia đặc biệt là “Nhân cách văn hóa Mahathir Mohamad” từ góc
nhìn văn hóa – chính trị.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã tiếp cận với khá nhiều nguồn
tư liệu khác nhau và nhận thấy rằng đây là một lĩnh vực còn nhiều mới mẻ trong
giới nghiên cứu ở Việt Nam. Cuộc đời chính trị và nhân cách con người Mahathir
đã được nhiều học giả trên thế giới quan tâm và nhắc đến khá nhiều, gây không ít
tranh cãi. Báo giới phương Tây một thời gian dài luôn định hướng sự nghiên cứu

của phương Tây đến việc chỉ trích con người “độc tài” của Mahathir cũng như lên
án sự mạnh tay trong một số chính sách của chính quyền Malaysia dưới thời
Mahathir. Tuy nhiên cùng với thời gian, sau khi được tiếp cận nhiều tư liệu nghiên
cứu chính xác người ta càng có những đánh giá công tâm về con người Mahathir.
Mahathir Mohamad là một vị lãnh tụ thẳng thắn, đầy tài năng, quyết đoán và có một
tầm nhìn sâu sắc và toàn diện về mọi vấn đề. Ông đã cống hiến phần lớn tuổi thanh
xuân cho sự nghiệp chính trị, xây dựng một Malaysia hòa bình, ổn định và thịnh
vượng như hôm nay.
Theo kháo sát của chúng tôi, nhìn chung nội dung các tác phẩm, các công
trình khoa học đã công bố từ trước đến nay về Mahathir Mohamad tập trung vào hai
loại hình chính sau: 1/ Loại hình nghiên cứu theo khuynh hướng tiểu sử (cuộc đời
và sự nghiệp chính trị); 2/ Loại hình nghiên cứu theo khuynh hướng ảnh hưởng của
cá nhân Mahathir tới việc hoạch định các chính sách. Ngoài ra chưa thấy có tác
phẩm, công trình nghiên cứu khoa học nào bàn sâu về nhân cách văn hóa Mahathir
Mohamad.
- Loại hình nghiên cứu theo khuynh hƣớng tiểu sử (cuộc đời và
sự nghiệp chính trị).
Các học giả nước ngoài đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để nghiên cứu
về Mahathir. Từ năm 1975, những cuốn sách đầu tiền về Mahathir được xuất bản
thể hiện sự quan tâm của các học giả đển cuộc đời và sự nghiệp chính trị của ông từ
rất sớm. Khó có thể thống kê hết được những công trình nghiên cứu của Phương
Tây cũng như của châu Á về những vấn đề có tính nghị sự dưới thời ông nắm
quyền. Người ta bàn cãi xôn xao khi ông từ chối sự giúp đỡ của IMF để tự mình

10


dùng sức mạnh nội lực vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997. Người ta
cũng đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực cho những tranh luận không bao giờ dứt
về những giải pháp chính trị xung quanh các vấn đề dân tộc và tôn giáo của ông. Cá

nhân Mahathir với tính cách và vị thế của mình cũng là một đề tài hấp dẫn để các
học giả khai thác.
Năm 1975, Chung Kek Yoong xuất bản cuốn sách đầu tiên công bố tiểu sử
Mahathir một cách chi tiết. Những cuốn sách cung cấp các thông tin về Mahathir
ngày một nhiều hơn và nhất là sau sự kiện ông thắng cử năm 1981. Nhiều học giả
nước ngoài bắt đầu quan tâm đến ông, tiểu sử của ông được cung cấp chi tiết trong
các cuốn sách của Anthony S. K. Shome, “Malay Political Leadership, Routledge”,
viết tại London, (2002); Aziz Zariza Ahmad, “Mahathir’s paradigm shift: the man
behind the vision”, viết tại Firma, Kuala Pumpur, (1997); J. Victor Morais,
“Mahathir, a profile in courage, Eastern University Press”, (tạm dịch là: chân
dung con người dũng cảm Mahathir) như một lời ca ngợi đến tính quyết đoán và sự
quả cảm của ông trước bối cảnh chính trị thời bấy giờ, Singapore, (1987); Hasan Hji
Hamzat, “Mahathir – great Malaysian hero, Media printex”, (tạm dịch là: Mahathir
người anh hùng vĩ đại của Malaysia), viết tại Kuala Lumpur, (1990); Zainuddin
Maidin, “The other side of Mahathir, Utusan Publications, translated by Wan A.
Hulaimi”, (tạm dịch là: một con người khác của Mahathir) viết tại Petaling Jaya,
(1994).
Có thể thầy rằng các học giả nước ngoài đã tốn không biết bao nhiêu giấy
mực để nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp chính trị của Mahathir với khá nhiều
nguồn tư liệu khác nhau và hẳn nhiên đây là một lĩnh vực còn nhiều mới mẻ trong
giới nghiên cứu ở Việt Nam. Sự phát triển vượt bậc của Singapore và Trung Quốc
sau năm 1978 đã được biết đến khá nhiều qua cuồn Hồi ký của Lý Quang Diệu và
các cuốn sách viết về Đặng Tiểu Bình. Nhưng câu chuyện thần kỳ của Malaysia hầu
như mới chỉ được giới thiệu và tìm hiểu trong giới nghiên cứu kinh tế chính trị,
chưa được phổ biến rộng rãi.
- Loại hình nghiên cứu theo khuynh hƣớng ảnh hƣởng của nhân cách cá
nhân Mahathir (tƣ tƣởng, tình cảm, trí tuệ, bản lĩnh) tới việc hoạch định các
chính sách.

11



Các tác phẩm trong khuynh hướng nghiên cứu này phải kể đến là “Challenge
and response in Malaysia: The UNMO crisis and the Mahathir style” của tác giả
John Funston (Oxford University Press, New York, 1988); Ho Khai Loeng, James
Chin, “Mahathir’s administration performance and crisis in Governmance” (Times
Book International, Singapore, 2001); M.Rajendran, “Mahathir Mohamad: Prime
Minister of Malaysia”, (IBS Buku, Petajing Jaya, 1993); Yao Souchou,”Mahathir’s
rage: mass media and the West as transcendental evil”, (Asia Research Centre,
Murdoch University, 1994)… Tuy nhiên những nghiên cứu này lại bỏ qua việc thực
thi chính sách mà điều này cực kì quan trọng vì với một người có thâm niên lãnh
đạo lâu đời như Mahathir thì việc thực thi chính sách sẽ góp phần khẳng định sự
nhất quán trong việc quyết định và thực thi quyết định, trong quyết định trước và
quyết định sau của ông bởi vì lịch sử diễn tiến của chính sách luôn thay đổi một
cách nhanh chóng theo các bối cảnh khác nhau.
Những thông tin ít ỏi về Mahathir đăng tải bằng tiếng Việt mới chỉ chưa đầy
một trang ngắn ngủi trên Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á của tác giá Ngô Văn
Doanh,“Nhân vật và sự kiện: Datuk Sri Mahathir Mohamad”, (Tạp chí nghiên cứu
Đông Nam Á Số 2/99). Điều này chứng tỏ đây vẫn còn là một nhân vật quen thuộc
trong đời sống chính trị hàng ngày nhưng chưa được nghiên cứu một cách khái quát
và quy chuẩn ở Việt Nam. Đó thực sự là một điều đáng tiếc mà người viết mong
muốn được khắc phục phần nào.
Qua bức tranh khái quát trên đây có thể thấy rằng việc nghiên cứu về nhân
cách văn hóa Mahathir Mohamad gần như chưa được đề cập đến.
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu sự hòa quyện chặt chẽ giữa nhân cách văn
hóa vĩ nhân và nhân cách văn hóa dân tộc trong con người Mahathir Mohamad; tạo
cơ sở để lý giải sức ảnh hưởng mạnh mẽ của một lãnh tụ có nhân cách tiêu biểu của
Malaysia. Ngoài ra, người viết cũng mong muốn góp phần làm phong phú thêm
nguồn tư liệu về lịch sử văn hóa Malaysia thời cận hiện đại. Tất cả nhằm làm sáng
tỏ nhân cách văn hóa Mahathir Mohamad để đi đến một kết luận cuối cùng rằng:

Nhân cách văn hóa Mahathir Mohamad là một sự thật khoa học, hoàn toàn mang
tính khách quan.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ

12


3.1. Mục tiêu
Luận văn làm sáng tỏ nhân cách văn hóa Mahathir với tư cách là Thủ tướng
Malaysia thời kỳ 1981 – 2003, từ đó góp phần cắt nghĩa sự thành công của con
đường phát triển kinh tế - xã hội Malaysia.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu trên, người viết phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tập hợp các công trình nghiên cứu về Mahathir và các công trình do
Mahathir viết.
- Phân tích các thành tố văn hóa làm nên nhân cách văn hóa Mahathir.
- Rút ra những nhận xét khái quát về nhân cách văn hóa Mahathir.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Như tên gọi của luận văn, đối tượng nghiên cứu ở đây là nhân cách văn hóa
Mahathir với tư cách là Thủ tướng Malaysia giai đoạn 1981 – 2003.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, như đã nói, đó là thời kỳ Mahathir Mohamad làm Thủ tướng
1981 – 2003.
Về nguồn tư liệu, đó là:
- Các tác phẩm nghiên cứu về lịch sử Malaysia, các vấn đề chính trị và tôn
giáo ở Malaysia…nói chung đến nghiên cứu cụ thể về Mahathir Mohamad nói riêng
do các học giả, các nhà khoa học Việt Nam viết, xuất bản bằng Việt ngữ.
- Các tác phẩm nghiên cứu về Mahathir do các học giả nước ngoài viết
nhưng được dịch sang Việt ngữ và xuất bản ở Việt Nam.

- Các công trình khoa học, sách, tạp chí…xuất bản bằng tiếng Anh ở nhiều
nước trên thế giới.
- Đặc biệt, luận văn cũng tập trung khai thác các loại sách hồi ký, bài phát
biểu, bài diễn thuyết, bài báo…do chính Mahathir viết hoặc do người khác phỏng
vấn trực tiếp ông viết thành được xuất bản bằng cả Việt ngữ lẫn Anh ngữ.
- Đồng thời để làm phong phú và sinh động hơn cho nội dung, luận văn đã sử
dụng nguồn tư liệu, hình ảnh về Mahathir được đăng tải rộng rãi và công khai trên
các trang web trong nước và quốc tế. Đặc biệt website .

13


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vì đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là Mahathir Mohamad – một con
người cụ thể và con người này là một vĩ nhân, sống và hoạt động trong một giai
đoạn lịch sử cụ thể nên hướng tiếp cận nghiên cứu chủ đạo của đề tài không phải là
cuộc đời và sự nghiệp của Mahathir mà thông qua đó để nghiên cứu về nhân cách
văn hóa của ông. Chính vì vậy, để giải quyết các vấn đề khoa học đặt ra của luận
văn, tác giả xác định sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành Văn Hóa học –
Nhân học – Sử học.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành được sử dụng trong luận văn này với
mục đích dùng làm rõ nhân cách văn hóa Mahathir như là một hiện tượng văn hóa
và cũng để khảo sát, nhìn nhận nhân cách văn hóa Mahathir trong mối liên hệ biện
chứng với lịch sử, văn hóa, tư tưởng, xã hội Malaysia. Đồng thời, phương pháp
nghiên cứu liên ngành còn giúp luận văn có thể dựng lại bức tranh chân thực, khoa
học, phản ánh đúng lịch sử và quy luật vận động của quá trình hình thành và hoàn
thiện nhân cách văn hóa Mahathir cũng như quá trình tương tác, ảnh hưởng qua lại
giữa nhân cách văn hóa Mahathir với văn hóa và con người Malay.
Song song với phương pháp nghiên cứu chính nêu trên, luận văn cũng sử
dụng một số phương pháp hỗ trợ bao gồm: Phương pháp tiếp cận hệ thống; Phương

pháp so sánh; Phương pháp phân tích - tổng hợp; Phương pháp diễn dịch - quy nạp.
6. Nội dung nghiên cứu và đóng góp của luận văn
Đề tài được thực hiện với mong muốn đem lại một cái nhìn tương đối sâu
sắc, cơ bản và có hệ thống về nhân cách văn hóa Mahathir với tư cách là một nhà
lãnh đạo đất nước và một Muslim. Đi sâu nghiên cứu diễn tiến lịch sử Malaysia,
những chính sách về dân tộc và tôn giáo dưới thời Mahathir, ảnh hưởng của ông đến
sự phát triển của Malaysia những năm vừa qua sẽ phần nào làm nổi bật nhân cách
của một vĩ nhân, một nhà văn hóa lớn của Malaysia. Với tư cách là một Muslim, với
tư cách là một nhà lãnh đạo kiệt xuất, Mahathir Mohamad đã lãnh đạo đất nước
Malaysia phát triển từ một quốc gia thuần nông trở thành một cường quốc công
nghiệp như thế nào? Giải quyết xung đột giữa người Hoa và người Malay ra làm
sao?..v..v.
Về mặt khoa học và thực tiễn đề tài sẽ có nhưng đóng góp như sau:

14


- Góp phần xây dựng chân dung Mahathir – con người của sự quả cảm và
quyết đoán, nhà lãnh đạo lâu đời nhất của châu Á.
- Bước đầu đưa ra những nghiên cứu có hệ thống về nhân cách văn hóa
Mahathir – vị lãnh tụ ưu tú của Malaysia.
- Những lập luận rút ra trong quá trình thực hiện đề tài có thể sử dụng như
những thông tin bổ trợ, tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về Đông Nam
Á nói chung và Malaysia nói riêng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được bố cục thành ba chương:
Chƣơng 1: Lý luận về nhân cách, nhân cách văn hóa và bối cảnh hình thành
nhân cách văn hóa Mahathir Mohamad.
Trong chương này, người viết tập trung xây dựng những lý luận cơ bản về
nhân cách và nhân cách văn hóa – đây chính là cơ sở lý luận cần thiết để tạo tiền đề

nghiên cứu cho nội dung chính của luận văn. Thông qua lý luận sẽ có những nhận
định khái quát về nhân cách và nhân cách văn hóa từ góc nhìn văn hóa học, từ đó có
cơ sở phản ánh đúng đắn về nhân cách văn hóa của Mahathir.
Hai là bối cảnh hình thành nhân cách văn hóa Mahathir, bao gồm bối cảnh
không gian, bối cảnh thời gian, bối cảnh lịch sử, gia đình, xã hội….nơi Mahathir
sinh ra, học tập, hoạt động tạo dựng sự nghiệp để từ đó tạo nên một nhân cách văn
hóa lỗi lạc.
Chƣơng 2: Mahathir Mohamad với tư cách là một Muslim
Nội dung nghiên cứu chính ở chương 2 là những đặc trưng nhân cách đậm
chất Islam góp phần tạo nên nhân cách văn hóa Mahathir. Những đặc trưng nhân
cách này bao gồm: người Islam ôn hòa; kính trọng cha mẹ và yêu thương gia đình;
tôn trọng quyền của người khác…
Chƣơng 3: Mahathir Mohamad với tư cách là một nhà lãnh đạo đất nước.
Chương 3 luận văn tập trung trình bày những đặc trưng nhân cách đậm chất
thế tục cũng đã góp phần tạo nên nhân cách văn hóa Mahathir. Những đặc trưng
nhân cách loại này bao gồm: tạo dựng công bằng xã hội; giải quyết mâu thuẫn tộc
người; xây dựng đất nước Malaysia đoàn kết.

15


CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH, NHÂN CÁCH VĂN HÓA VÀ BỐI CẢNH
HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH VĂN HÓA MAHATHIR MOHAMAD
1.1. LÝ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH VÀ NHÂN CÁCH VĂN HÓA
1.1.1. Khái niệm nhân cách và nhân cách văn hóa
1.1.1.1. Nhân cách
Thuật ngữ nhân cách được biết đến như một đối tượng nghiên cứu của khoa
học. Xét về mặt từ nguyên, thuật ngữ nhân cách xuất phát từ tiếng La tinh cổ đại là
“persona” và tiếng La tinh trung cổ là Personalitas, có nghĩa là mặt nạ, nó chỉ vẻ

bên ngoài của một cá nhân, xuất phát từ tục sùng bái totem và sùng bái tổ tiên của
người nguyên thủy. Tuy nhiên hai nhà khoa học nghiên cứu về nhân cách là Barry
de Smith và Harlord J.Vietten lại không tán đồng lối giải thích trên. Hai ông phát

16


biểu: “Tuy nhiên nghĩa của từ này không được sử dụng lâu dài vì nhân cách
(personal) bao hàm rất nhiều ý nghĩa, có đặc điểm bên trong cũng như diện nào
bên ngoài của con người ấy” [3, tr. 9]. Chính vì sự đa nghĩa và tính phức tạp của
thuật ngữ nên có rất nhiều cuộc tranh luận và nhiều học thuyết ra đời nhằm tìm
kiếm một sự lý giải trọn vẹn về nhân cách. Đó là những học thuyết như Phân tâm
học về nhân cách của S. Freud, Siêu đẳng và bù trừ của A. Adler…
Sau này, nhân cách được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau.
Từ góc độ của tâm lý học, con người được coi là sản phẩm của hoạt động
sống, hoạt động sáng tạo của loài. Khi nó đại diện cho loài, người ta gọi nó là cá
thể, khi là thành viên của một tổ chức xã hội, nó được gọi là cá nhân, còn khi nó là
chủ thể của một dạng hoạt động sáng tạo nào đó, người ta gọi nó là nhân cách.
Từ góc độ của triết học, nhân cách là biểu hiện tập trung của tính chủ thể của
con người. Chỉ với tính cách là chủ thể của hoạt động, con người mới có nhân cách.
Và chỉ có con người có nhân cách độc lập mới có thể trở thành chủ thể đích thực.
Triết học Mác – Lênin xem nhân cách là “những cá nhân con người với tính cách là
sản phẩm của sự phát triển xã hội, chủ thể của lao động, của sự giao tiếp, của nhận
thức, bị quy định bởi những điều kiện lịch sử - cụ thể của đời sống xã hội” [12].
Với nhân cách riêng, mỗi cá nhân có khả năng tự ý thức về mình, làm chủ
cuộc sống của mình, tự lựa chọn chức năng, niềm vui, trách nhiệm hoạt động cụ thể
trong xã hội. Trong đó, đạo đức là thành phần quan trọng nhất, là gốc của nhân
cách. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức là toàn bộ những quy tắc
nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và
với xã hội, chúng được thực hiện bới niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức

mạnh của dư luận xã hội.
Muốn hiểu nhân cách phải dựa vào hoạt động của chủ thể để phân tích vì hoạt
động là cơ sở của nhân cách. Việc nghiên cứu nhân cách phải xuất phát từ sự phát
triển của hoạt động, những loại hình cụ thể của hoạt động và mối liên hệ của nhân
cách của cá nhân ấy với những người khác.
Từ góc độ của xã hội học, nhân cách là một sản phẩm tương đối muộn của sự
phát triển xã hội. Cá thể phải trở thành chủ thể, tức là phải qua một quá trình phát
triển thì mới thành nhân cách. Nói theo Karl Marx, nhân cách được “sản sinh ra”,

17


tương tự như ý thức được sản sinh ra, nhân cách được tạo ra bởi các mối quan hệ xã
hội mà cá nhân gia nhập vào đó trong hoạt động của mình. Nhân cách là một cấu
tạo chuyên biệt của con người, là sự tự ý thức xem xét các hoạt động của bản thân.
Tổng hợp lại, có thể hiểu một cách khái quát nhân cách là một hệ thống dạng
thức ứng xử đối với thế giới bên ngoài và với chính bản thân của từng con người,
qua đó biểu hiện các phẩm chất và năng lực, thể hiện quan niệm về thang bậc giá
trị đạo đức của họ.
Từ cơ sở nghiên cứu những trường phái học thuật tiêu biểu khác nhau trên thế
giới có quan tâm nghiên cứu về nhân cách, có thể đi đến kết luận về nhân cách như
sau: Nhân cách xuất hiện khi một cá nhân có những hoạt động tương tác với cộng
đồng xã hội và nhân cách bị chi phối, ảnh hưởng bởi nhiều vấn đề vừa mang tính cá
nhân vừa mang tính xã hội.
1.1.1.2. Nhân cách văn hóa
Từ điển Bách khoa Văn hóa học do A.A. Radugin chủ biên giới thiệu về nhân
cách: “Bí mật thiêng liêng của nhân cách, tính sinh tồn siêu hình của nó là tinh
thần tự do, thúc đẩy một cách sáng tạo sự phát triển của văn hóa khởi đầu từ những
thế hệ trước đó. Thiên chức (ý nghĩa mục tiêu) của nhân cách là thực hiện tinh thần
của bản thân, biến văn hóa thành yếu tố khởi đầu và bước phát triển của sáng tạo”

[6, tr. 12]. Có thể cho rằng, định nghĩa trên đây của A.A. Radugin chính là cầu dẫn
đưa chúng ta đến với một khái niệm mang tính văn hóa học là “nhân cách văn
hóa”.
Vì nhân cách văn hóa là một vấn đề thuộc về văn hóa, nên trước khi tìm hiểu
về nó thì phải biết rõ văn hóa là gì? Văn hóa là một khái niệm có ngoại diên rộng
lớn và nội hàm phong phú. Cho đến ngày nay, người ta thống kê được hơn bốn trăm
định nghĩa về văn hóa. Theo tác giả Trần Ngọc Thêm thì có hai cách để hiểu về văn
hóa đó là cách hiểu theo nghĩa hẹp và cách hiểu theo nghĩa rộng: “Theo nghĩa hẹp,
văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc
theo thời gian. Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu như là những giá trị tinh
hoa của nó (nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật…). Giới hạn theo chiều rộng văn
hóa dùng để chỉ giá trị trong từng lĩnh vực (văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh
doanh…). Giới hạn theo không gian văn hóa được dùng để chỉ cho đặc thù của từng

18


vùng (văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hóa
được dùng để chỉ giá trị trong từng giai đoạn (văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đông
Sơn…). Theo nghĩa rộng, văn hóa được xem như là những gì do con người sáng tạo
ra” [7, tr. 27].
Có nhiều cách hiểu và nhiều cách tiếp cận về văn hóa như thế, và UNESCO đã
định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống sống động các hoạt động
sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình
thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác
định đặc tính riêng của từng dân tộc” [7, tr. 28]. Như vậy có thể hiểu văn hóa là tất
cả những vấn đề có liên quan đến cuộc sống con người.
Theo nhiều trường phái học thuật khác nhau thì mỗi nhân cách sống và hoạt
động trong môi trường xã hội của mình thì đều có nhân cách. Nhưng để tiến đến
việc xem xét nhân cách ấy có phải là nhân cách văn hóa hay không thì phải đặt nhân

cách ấy vào hệ quy chiếu của văn hóa. Nghĩa là nhân cách ấy phải hội tụ bốn yếu tố
là tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh. Nếu thiếu một trong bốn
yếu tố trên, ví dụ như có những nhân cách bị sa đọa nghĩa là không có tính giá trị thì
nhân cách ấy vẫn tồn tại nhưng không phải là nhân cách văn hóa.
Văn hóa chính là môi trường nơi nhân cách xuất hiện và trưởng thành. Vì vậy,
nhân cách văn hóa chỉ xuất hiện trong môi trường xã hội. Nhân cách văn hóa là
những đặc trưng ứng xử của con người trong cộng đồng và có giá trị bền vững. Khi
nhân cách của một cá nhân mang trong mình những đặc trưng của văn hóa thì nhân
cách ấy được gọi là nhân cách văn hóa. Vì vậy, các cách gọi như: “nhân cách văn
hóa Mahathir Mohamad”, “nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh”…là hợp lý và thuyết
phục.
Nhân cách văn hóa là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá
từ mối quan hệ qua lại của người đó với thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh,
trong cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại, tương lai. Nhân cách văn hóa được xây
dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong thế giới và vẫn
còn lưu lại sau khi người đó đã mất đi, như nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh đã trở
thành tên gọi của cả một thời đại – thời đại Hồ Chí Minh. Hay như nhân cách văn
hóa của Đức Phật đã biến đổi tính cách của cộng hòa Sakya từ một dân tộc hiếu

19


chiến trở nên nhân từ và hiền hòa…Nhân cách văn hóa của Gandhi, Nelson
Mandela đã có những tác động nhất định đối với tính cách dân tộc của họ trong thời
đại và thậm chí có thể nhân cách văn hóa của các vĩ nhân này vẫn còn tác động lên
tính cách dân tộc họ về lâu dài. Nó thể hiện những phẩm chất bên trong của con
người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc.
Nói đến nhân cách văn hóa là nhấn mạnh đến những phương diện tích cực,
những phẩm chất tốt đẹp của con người. Cổ nhân thường nói “nhân vô thập toàn”,
không có con người nào là thánh thiện, là toàn bích, là “mười phân vẹn mười”, chỉ

toàn những ưu điểm. Trong mỗi con người luôn có cả các thuộc tính tích cực lẫn
tiêu cực đan cài. Những điều đó tạo nên tính cách và cá tính của họ. Có những
người mà ở họ các nét tính cách thấp kém, tiêu cực có phần lấn át phần tích cực –
những tính cách như thể chưa đủ vươn tới tầm một nhân cách hoàn chỉnh. Nhân
cách văn hóa là khái niệm dùng để chỉ những con người mà ở đó tập trung cao độ
những thuộc tính ưu việt, cao cả của con người, mang đầy đủ giá trị của một nhân
phẩm.
Người có nhân cách văn hóa thường là người thể hiện tập trung nhất những giá
trị cốt lõi, cơ bản, đặc trưng của cộng đồng, những phẩm chất tốt đẹp được đa số
thành viên trong cộng đồng tán thành và ngưỡng mộ. Ngoài những thuộc tính đạo
đức, thì đặc điểm nổi trội nhất của nhân cách văn hóa biểu hiện ra ở năng lực sáng
tạo của họ. Hoạt động sáng tạo ấy có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng, có
khả năng phát triển xuyên thời gian và không ngừng mở rộng không gian tồn tại.
Để sáng tạo, con người có nhân cách văn hóa thường phải sở hữu hệ giá trị
chuẩn mực của xã hội đương thời. Do đó, nhân cách văn hóa không chỉ là một chủ
thể sáng tạo mà còn là một đại biểu tích lũy và tiêu dùng các thang giá trị mà những
thế hệ trước đã trao truyền lại.
Con người có văn hóa luôn kết hợp hài hòa hai yếu tố căn bản gồm:
Một - Hành vi ứng xử đúng mực, luôn nhã nhặn lịch thiệp, kính trên nhường
dưới, biết tôn trọng thuần phong mỹ tục, cổ vũ cái tốt và đấu tranh chống cái xấu,
có trách nhiệm công dân.
Hai - Hành động thiết thực nhằm quảng bá lối sống đẹp, có tri thức cao nhưng
phải biết khuếch tán giá trị tri thức với cộng đồng.

20


×