Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.79 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHƯƠNG I:
1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc trong nghiên cứu khoa học (NCKH):
Mọi sự vật hiện tượng đều có vận động, có hệ thống => NCKH phải có hệ thống
Cần quan điểm này vì:
- Quan điểm hệ thống – cấu trúc: vạch ra con đường nghiên cứu các đối tượng trên cơ sở
phân tích đối tượng thành các bộ phận để nghiên cứu một cách sâu sắc nhằm tìm ra tính hệ
thống, tìm ra tính toàn vẹn của đối tượng, tìm ra những mối quan hệ giữa các nhân tố của
hệ thống và giữa hệ thống với môi trường.
- Quan điểm hệ thống – cấu trúc: là công cụ phương pháp luận giúp người nghiên cứu khám
phá những đối tượng phức tạp để tạo ra một sản phẩm khoa học có cấu trúc logic, chặt chẽ
- Khi vận dụng Quan điểm hệ thống – cấu trúc trong NCKH cần thực hiện những yêu cầu cơ
bản sau:
+ Khi nghiên cứu đối tượng cần phân tích đối tượng làm các bộ phận để xem xét một cách
cụ thể, sâu sắc.
+ Cần xác định được các thành tố trong hay hạt nhân trong hệ thống thứ bậc của một cấu
trúc toàn vẹn và tác động chi phối của thành tố hạt nhân đối với thành tố khác trong hệ
thống.
+ Nghiên cứu đối tượng trong môi trường, hoàn cảnh phát triển cụ thể để thấy được tác
động qua lại giữa đối tượng với môi trường đặc biệt là xác định được những điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng.
+ Kết quả nghiên cứu phải được trình bày một cách rõ ràng, khúc chiết theo một hệ thống
chặt chẽ có tính logic cao.
2. Quan điểm lịch sử - logic trong NCKH thể hiện:
- Nó là quan điểm hướng dẫn tiến trình tìm tòi, sáng tạo NCKH.
- Mọi sự vật đều có nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển nên khi nghiên cứu cần xem
xét đối tượng một cách toàn diện và trong suốt quá trình phát sinh và phát triển của nó để
tìm ra quy luật tất yếu của đối tượng tức là nghiên cứu theo quan điểm lịch sử.
- Nghien cứu một đối tượng nào đó theo phương pháp tiếp cận lịc sử có nghĩa là nghiên cứu
đối tượng trong quá trình vận động, nghiên cứu theo quan điểm lịch sử logic cho ta thấy
toàn cảnh sự xuất hiện, diễn biến, kết thúc của đối tượng để phát hiện ra những quy luật tất


yếu trong sự phát triển của đối tượng.
- Các tài liệu lịch sử có chức năng vô cùng quan trọng trong nghiên cứu khoa học.
+ Nó là cơ sở để xây dựng giả thuyết và chứng minh giả thuyết.
+ Là cơ sở để minh họa, chứng minh cho các luận điểm, lý thuyết khoa học.
+ Là cơ sở để đánh giá các kết luận, chân lí khoa học bằng các sự kiện có thật trong lịch
sử.
3. Quan điểm thực tiễn trong NCKH.
Nghiên cứu khoa học cần quan điểm thực tiễn vì:
- Nghiên cứu khoa học đòi hỏi người nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu phải bám sát
thực tiễn, phục vụ thực tiễn, nghiên cứu phải đi liền với ứng dụng.
- Thực hiện quan điểm này cần chú ý:
+ phát hiện những vấn đề bản chất, thời sự là những mâu thuẫn, khó khăn cản trở trong
thực tiễn và lựa chọn trong số đó những vấn đề nổi cộm, cấp thiết để làm đề tài nghiên
cứu.
+ Phải phân tích sâu sắc những vấn đề thực tiễn để tìm ra bố cục của chúng, những thông
tin từ thực tiễn giúp ta minh họa, chứng minh cho lí thuyết của giáo dục và khái quát tạo
thành những quy luật giáo dục, thành những nguyên lý giáo dục mới.


+ Phải bám sát thực tiễn giáo dục làm cho lí luận và thực tiễn luôn gắn bó với nhau, tổ
chức nghiên cứu thực nghiệm những lý thuyết khoa học giáo dục để kiểm nghiệm lý
thuyết và ứng dụng vào thực tiễn.
+ Làm cho lý luận và thực tiễn gắn bó với nhau, cho thực tiễn kiểm tra lí luận, lí luận soi
sáng cho hoạt động thực tiễn, lí luận và thực tiễn phải song hành, lí luận chỉ có giá trị khi
soi sáng thực tiễn, cải tạo thực tiễn.
CHƯƠNG II
A. Hệ thống các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học:
1.0.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận là nhóm phương pháp thu thập thông tin khoa
học qua đọc sách, báo và các tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm, tư tưởng là
cơ sở lí luận của đề tài hay còn gọi là phương pháp nghiên cứu tài liệu.

1.0.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
1.0.3. Nhóm phương pháp xử lí số liệu: là nhóm phương pháp sử dụng công thức toán học,
lập bảng biểu so sánh.
B. Một số phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn:
1. Phương pháp quan sát:
1.1.
Định nghĩa:
- Là một hoạt động được tổ chức đặc biệt có mục đích, kế hoạch, phương tiện để tri giác các
đối tượng được lựa chọn điển hình nhằm phát hiện các dấu hiệu đặc trưng và những quy luật
phát triển của đối tượng.
1.2.
Phân loại:
Có nhiều loại quan sát khác nhau:
• Quan sát có chọn lọc và quan sát toàn bộ:
+ Quan sát có chọn lọc là sự thu hẹp phạm vi quan sát vào một mặt hay một loại biểu hiện
nào đó của đối tượng nghiên cứu.
+ Quan sát toàn bộ là quan sát mọi mặt biểu hiện của đối tượng.
• Quan sát ngắn hạn và quan sát dài hạn:
• Quan sát tự nhiên và quan sát có bố trí:
+ Quan sát tự nhiên: là quan sát không có sự bố trí sắp đặt từ trước, không có sự tác động vào
đối tượng quan sát.
+ Quan sát có bố trí: là quan sát dựa vào sự hiểu biết về đối tượng để sắp kế hoạch tỉ mỉ, bố
trí phương tiện riêng nhằm thu thập sự kiện đầy đủ về một khía cạnh nào đó.
• Quan sát phát hiện và quan sát kiểm nghiệm:
+ Quan sát phát hiện: thực hiện để thu thập tài liệu và định hướng để đưa ra một giả thuyết.
+ Quan sát kiểm nghiệm được thực hiện nhằm xác minh giả thuyết đó.
1.3
. Các bước thực hiện trong tiến trình quan sát:
- Đặt mục đích nghiên cứu: xác định đúng đối tượng quan sát( những điều cần quan sát
được biểu hiện ở các thông số hay tiêu chí nào), xác định các kiểu quan sát (quan sát toàn

diện hay quan sát bộ phận)
- Lập kế hoạch quan sát: xác định thời gian, địa điểm, số lượng người được quan sát, người
quan sát, phương tiện quan sát…
- Tiến hành quan sát: theo dõi, phát hiện thuộc tính của đối tượng, diễn biến, ảnh hưởng từ
những tác động bên ngoài đến đối tượng.
- Ghi lại các cứ liệu: ghi lại những diễn biến, biểu hiện của đối tượng bằng cách ghi theo
mẫu in sẵn, kí hiệu, ghi âm, chụp ảnh.
- Xử lí tài liệu: các tài liệu quan sát được rất phong phú mang nặng tính chất cảm tính nên
cần xử lí thận trọng bằng cách phân tích, tổng hợp, phân loại hệ thống hóa bằng thống kê
toán học mới cho ta những thông tin cô đọng, khái quát và đáng tin cậy của tài liệu thu
thập đc.
1.4
. Những mặt mạnh và hạn chế của phương pháp:


-

Ưu điểm: Đơn giản, không tốn kém lắm, thu thập tài liệu trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu
Hạn chế: không thể can thiệp vào diễn biến tự nhiên của đối tượng, hiện tượng nghiên cứu,
mang tính thụ động , không thể làm thay đổi, tăng nhanh hay chậm lại hoặc lặp lại các hiện
tượng nghiên cứu.
2. Phương pháp điều tra:
2.1.
Đinh nghĩa: là phương pháp nghiên cứu trong đó người nghiên cứu sử dụng một số
câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số người nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một
vấn đề nào đó.
2.2.
Phân loại: Phương pháp điều tra chia làm 2 loại:
+ Điều tra viết bằng câu hỏi mở là hình thức mà người được điều tra tự viết ra ý kiến của
mình theo yêu cầu câu hỏi

+ Điều tra viết bằng câu hỏi đóng là hình thức câu hỏi đã cho sẵn các phương án trả lời.
Người được điều tra chỉ việc lựa chọn một trong số các phương án đó để trả lời bằng cách
đánh dấu (+), (x), khoanh tròn…
Lưu ý: Câu hỏi được viết trên phiếu dùng để hỏi nhiều người
2.3.
Yêu cầu khi sử dụng phương pháp:
- Nội dung câu hỏi rõ ràng, biểu đạt chính xác.
- Câu hỏi nêu ra được mọi người hiểu như nhau và hướng dẫn trình tự, cách thức trả lời trên
phiếu phải rõ ràng, tỉ mỉ, cụ thể…
- Trên phiếu điều tra xếp xen kẽ câu hỏi đóng, câu hỏi mở.
2.4 . Ưu điểm và hạn chế của phương pháp:
- Ưu điểm: thu thập được tài liệu với số lượng lớn trong thời gian ngắn. Phương tiện đơn giản,
không tốn kém.
- Hạn chế: Người được hỏi có thể không nói thật hoặc nhờ nhau. Khối lượng tài liệu lớn nên
khó xử lý, tổng hợp. Kết quả điều tra mang tính định lượng.
3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
3.1. Định nghĩa: là phương pháp thu thập các sự kiện bằng cách phân tích các sản phẩm vật chất
của hoạt động tâm lí.
Lưu ý: Sử dụng phương pháp này nhà nghiên cứu không tiếp xúc trực tiếp với người được nghiên
cứu mà tiếp xúc với những sản phẩm vật chất do họ tạo ra.
- Khi phân tích sản phẩm hoạt động: người nghiên cứu nhận thấy được một số dặc điểm
nhân cách của họ vì thái độ của con người đối với hành động, trình độ phát triển trí tuệ,
cảm giác vận động… của họ đều được phản ánh trong các sản phẩm hoạt động của họ.
3.2. Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Nhà nghiên cứu bố trí được các sản phẩm vật chất hiện hữu của hoạt động tâm lý.
+ Có thể lặp lại nhiều lần, so sánh các kết quả thu được trong các thời gian khác nhau hay
trong những điều kiện, hoạt động khác nhau của con người
- Nhược điểm:
+ Không phải lúc nào cũng đánh giá đúng tâm lý người được nghiên cứu thông qua sản

phẩm hoạt động.
+ Nghiên cứu sản phẩm hoạt động nên chỉ biết được kết quả cuối cùng chứ không biết quá
trình đi đến sản phẩm.
3.3. Yêu cầu:
- Phải nghiên cứu sản phẩm điển hình, đặc trưng của người được nghiên cứu.
- Phải biết sản phẩm người được nghiên cứu tạo ra trong hoàn cảnh nào.
- Nghiên cứu nhiều sản phẩm giống và khác nhau của hoạt động chứ không phải những sản phẩm
hoạt động đơn nhất.




×