Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Cẩm nang chăm sóc bà bầu Full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.82 KB, 122 trang )

CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />
MỤC LỤC
CHĂM SÓC BÀ BẦU ............................................................................................................................... 4
I. Các thay đổi về cơ thể ............................................................................................................................ 4
1.Thắc mắc quanh cái bụng bầu............................................................................................................... 4
2.10 điều ngạc nhiên khi mang bầu ......................................................................................................... 5
3.3 vấn đề thường gặp ở da khi bầu bí ..................................................................................................... 8
4.Mang bầu không dễ............................................................................................................................. 10
5. Xuất hiện mụn khi bầu bí................................................................................................................... 12
6. Phòng chống suy dinh dưỡng bào thai ............................................................................................... 13
7. Thai phụ và chứng mất ngủ ............................................................................................................... 14
II. Ốm nghén và các vấn đề liên quan .................................................................................................... 16
1.Ốm nghén cũng có cái hay.................................................................................................................. 16
2. Ốm nghén vào buổi sáng sẽ sinh con thông minh hơn ...................................................................... 16
3. Ốm nghén, ăn sao cho đủ chất? ......................................................................................................... 17
4. “Đối phó” với ốm nghén .................................................................................................................... 18
5. Bí quyết chống ốm nghén .................................................................................................................. 18
6. Bí quyết dinh dưỡng cho bà bầu ốm nghén ....................................................................................... 20
7. Mẹo hay trị ốm nghén ........................................................................................................................ 21
8. Hiện tượng ốm nghén ở phụ nữ mang thai ........................................................................................ 22
9. Nghén nhiều dễ sinh con thông minh?............................................................................................... 24
10. Mẹ ốm nghén thường đẻ con thông minh hơn ................................................................................. 25
11. Bí quyết ăn đủ chất cho bà bầu ốm nghén ....................................................................................... 25
12. Thắc mắc thường gặp khi ốm nghén................................................................................................ 26
13. Ốm nghén có điều trị được không?.................................................................................................. 28
14. Phòng ngừa ốm nghén bằng... ăn uống ............................................................................................ 29
III. Sức khỏe thai 3 tháng cuối. .............................................................................................................. 30
1. Thai 25 tuần tuổi ................................................................................................................................ 30
2. Thai 26 tuần tuổi ................................................................................................................................ 31
Thai 27 tuần tuổi .................................................................................................................................... 31


4. Thai 28 tuần tuổi ................................................................................................................................ 33
5. Thai 29 tuần tuổi ................................................................................................................................ 34
6. Thai 30 tuần tuổi ................................................................................................................................ 35
7. Thai 31 tuần tuổi ................................................................................................................................ 36
8. Thai 32 tuần tuổi ................................................................................................................................ 38
Thai 32 tuần tuổi ...................................................................................................................................... 38
9. Thai 33 tuần tuổi ................................................................................................................................ 39
10. Thai 34 tuần tuổi .............................................................................................................................. 40
11. Thai 35 tuần tuổi .............................................................................................................................. 41
12. Thai 36 tuần tuổi .............................................................................................................................. 43
13. Thai 37 tuần tuổi .............................................................................................................................. 44
14. Thai 38 tuần tuổi .............................................................................................................................. 45
IV. Chăm sóc cơ thể ................................................................................................................................. 47
1. Thoải mái khi mang bầu .................................................................................................................... 47
2. Phòng ngừa nhiễm độc thai nghén ..................................................................................................... 47
3. Bí kíp “hạ nhiệt” cho bà bầu .............................................................................................................. 49
V. Vận động .............................................................................................................................................. 51
1. "Yêu" khi mang bầu. .......................................................................................................................... 51
2. Vận động đúng cách khi "bầu bí" ...................................................................................................... 51
3. 10 lời khuyên dành cho "bà bầu công sở" ......................................................................................... 52
4. Mang giầy khi bầu bí ......................................................................................................................... 53
5. Phụ nữ có thai không nên đi xe máy .................................................................................................. 54
6. Mẹ ngủ sai tư thế, thai nhi dễ chết yểu .............................................................................................. 56
-1-


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />7. Bệnh rubella ...................................................................................................................................... 57
VI. Chế độ dinh dưỡng ............................................................................................................................ 59
1. Ăn uống khi bầu bí: Tuần từ 0 - 8...................................................................................................... 59

2. Ăn uống khi bầu bí: Tuần từ 9 - 12.................................................................................................... 60
3. Ăn uống khi bầu bí: Tuần từ 17 - 20.................................................................................................. 62
4. Ăn uống khi bầu bí: tuần từ 21 - 24 ................................................................................................... 64
5. Ăn uống khi bầu bí: Tuần 25 - 28 ...................................................................................................... 65
6. Ăn uống khi bầu bí: Tuần 29 - 32 ...................................................................................................... 67
7. Dinh dưỡng thai kỳ: Tuần 33 - 36 ..................................................................................................... 69
8. Bà bầu tăng cân bao nhiêu là đủ ........................................................................................................ 70
9. „Cẩm nang‟ cho bà bầu khi vào hè .................................................................................................... 70
10. Món ăn phòng chống sảy thai liên tiếp ............................................................................................ 73
11. 8 loại thức ăn nguy hiểm với bà bầu ................................................................................................ 74
12. 6 lời khuyên quan trọng cho bà bầu ................................................................................................. 75
13. Dùng vitamin đúng cách khi mang thai ........................................................................................... 75
14. 7 nguyên tắc ăn uống khi mang thai ................................................................................................ 76
15. Những thực phẩm nên tránh khi mang thai ..................................................................................... 77
16. Bà bầu chọn sữa!.............................................................................................................................. 78
17. 6 chú ý khi dùng sữa chua ............................................................................................................... 79
18. Vai trò của sắt và canxi trong thời kỳ mang thai ............................................................................. 80
19. Thai phụ cần bổ sung khoáng chất gì? ............................................................................................. 81
20. Chế độ ăn uống của thai phụ ............................................................................................................ 82
21. Quá nhiều vitamin D cũng nguy hiểm ............................................................................................. 83
22. Axit Folic với thai phụ ..................................................................................................................... 84
23. Điều cần biết về axit folic khi mang thai ......................................................................................... 85
24. Những loại thực phẩm hàng đầu cho thai phụ ................................................................................. 85
25. Thực đơn cho thai phụ ..................................................................................................................... 87
26. Chăm sóc và chế độ cho người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú .................................... 88
27. Thai phụ nên kiêng rượu bia hoàn toàn ........................................................................................... 91
28. Thai phụ có nhất thiết phải uống "sữa bà bầu"? .............................................................................. 91
29. Tại sao thai phụ phải kiểm tra huyết áp thường xuyên? .................................................................. 92
30. Vitamin B9 giúp giảm 50% nguy cơ sinh non ................................................................................. 93
31. Muốn con thông minh, mẹ cẩn trọng khi chọn rau quả ................................................................... 93

32. Bà bầu ăn kiêng làm giảm IQ của con ............................................................................................. 94
33. Ăn để đẹp mẹ, khỏe con................................................................................................................... 95
34. Mách bà bầu ăn hải sản đúng cách .................................................................................................. 95
35. Bà bầu có nên ăn ngải cứu? ............................................................................................................. 97
VII. Tác động từ môi trường tới bà bầu ................................................................................................ 97
1. Nhạc cổ điển giúp bà bầu giải stress rất tốt ....................................................................................... 98
2. Bảo vệ sức khoẻ khi bầu bí ................................................................................................................ 98
3. Chăm sóc sức khỏe bà bầu trong mùa đông ...................................................................................... 99
4. Dễ sẩy thai nếu ngồi máy tính quá 20 giờ mỗi tuần ........................................................................ 100
IIX. Những vị thuốc ............................................................................................................................... 101
1. Những vị thuốc làm thông tuyến sữa ............................................................................................... 102
2. Có nên dùng thuốc bổ khi mang bầu ............................................................................................... 103
IX. Nhận biết các nguy cơ ..................................................................................................................... 104
1. Tại sao thai phụ chóng mặt? ............................................................................................................ 105
2. Các thuốc có khả năng gây dị tật bẩm sinh...................................................................................... 105
3. Chảy máu cam khi mang bầu ........................................................................................................... 107
4. Những bệnh tiềm ẩn xuất hiện theo khí hư ...................................................................................... 108
5. Thai phụ béo phì, siêu âm không chính xác .................................................................................... 109
6. Chứng tê chân - tay khi “bầu bí” ..................................................................................................... 109
7. Bị ngứa khi mang thai ...................................................................................................................... 110
-2-


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />8. Những mối nguy khi bà bầu bị stress .............................................................................................. 111
9. Thai phụ và những bệnh kinh niên .................................................................................................. 112
10. Mang thai và bệnh ung thư vú ....................................................................................................... 113
11. Bệnh tiểu đường gia tăng ở thai phụ .............................................................................................. 114
12. Cường giáp ở phụ nữ mang thai .................................................................................................... 114
13. Rắc rối trong thai kỳ ...................................................................................................................... 115

14. Uống thuốc chữa phụ khoa có hại cho thai? .................................................................................. 116
15. Chữa chứng đau đầu khi mang thai ............................................................................................... 116
16. Xử lý tình trạng phù khi mang thai ................................................................................................ 117
17. Ra huyết ở thai phụ có nguy hiểm? ............................................................................................... 117
18. Đau xương chậu (SPD) khi bầu bí ................................................................................................. 118
X. Chăm sóc bà bầu sau khi sinh.......................................................................................................... 120
1. Cách phục hồi sức khỏe cho bà mẹ sau sinh.................................................................................... 121
2. Món cháo chống táo bón sau sinh .................................................................................................... 122

Truy cập để tìm mua những
sản phẩm giả giá hấp dẫn!!!

-3-


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />
CHĂM SÓC BÀ BẦU
I. Các thay đổi về cơ thể
1.Thắc mắc quanh cái bụng bầu
Có nhiều chuyện liên quan đến chiếc bụng bầu nhưng rất ít người biết. Nào, hãy cùng tham khảo và suy
ngẫm nhé!
Khi biết có thai, phụ nữ bắt đầu cảm nhận những thay đổi ở vòng hai. Có người cảm thấy lo lắng, xấu hổ
hoặc tủi thân khi vóc dáng không còn như trước. Những thông tin sau sẽ giúp bạn giải tỏa thắc mắc
quanh chuyện chiếc bụng ngày càng lớn.
1. Kích thước vòng bụng
Chỉ số đo vòng hai của bạn có thể tăng từ 75 đến 110cm trong thời gian mang thai. Một lúc nào đó, bạn
sẽ sửng sốt khi chọn trang phục và thốt lên: “Không ngờ mình có thể mặc vừa chiếc quần có lưng rộng
thế này”. Khi đi mua sắm, nhiều bà mẹ còn ngầm so sánh mình với ma-nơ-canh và cảm thấy tủi thân vì
vóc dáng hiện tại.

Đừng lo lắng. Sau khi sinh, bạn sẽ nhanh chóng phục hồi vóc dáng nếu có chế độ ăn uống, tập luyện
thích hợp. Thời gian mang thai, hãy nghĩ đến thiên thần nhỏ và chọn những bộ cánh rộng rãi để cơ thể
thoải mái. Thông thường, thai phụ bắt đầu mặc trang phục rộng vào tuần thứ 16 của thai kỳ.
2. Bụng lớn sẽ sinh con lớn, bụng nhỏ sinh con nhỏ?
Quan niệm này khiến nhiều bà mẹ có bụng nhỏ lo rằng đứa con sinh ra sẽ suy dinh dưỡng. Ngược lại,
những người sở hữu bụng lớn lại thất vọng khi bé chào đời có trọng lượng không như mong đợi.
Thực tế, nhìn bụng lớn hay nhỏ để đoán trọng lượng thai nhi sẽ không chính xác. Để dự đoán chỉ số cân
nặng của thai nhi, bác sĩ phải dựa trên kết quả siêu âm và đo chiều cao tử cung. Bạn đừng lo lắng khi
nhìn bề ngoài của bụng.
Để con khỏe mạnh, thai phụ nên ăn uống đủ dưỡng chất và khám định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ.
3. Hình dáng
Thỉnh thoảng, bạn sẽ thấy bụng lệch hẳn sang một bên hoặc có chỗ gò lên, trông rất ngộ nghĩnh, Hiện
tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần trong thai kỳ, nhất là từ tuần thứ 24.
Nếu đưa tay lên chỗ gò, bạn có cảm giác như chạm vào gót chân hoặc khuỷu tay của bé. Nhiều ông bố,
bà mẹ còn tưởng tượng con đang tập thể dục, đá bóng hoặc giận dỗi vì người lớn nói điều gì không vừa
-4-


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />ý. Biểu hiện đó là do thai nhi thay đổi tư thế khi bé ngày càng lớn và khỏe mạnh. Khi theo dõi những cử
động ấy, bạn sẽ cảm thấy rất vui đấy.
4. Rốn Chaien
Khi bụng lớn, rốn sẽ bắt đầu giãn ra, bằng với mặt bụng. Khoảng tuần thứ 20 trở đi, có lẽ bạn sẽ lúng
túng khi mặc đầm bầu vì rốn nhô lên, không biết giấu bằng cách nào.
Chị Nguyễn Thị Thanh Vân, 24 tuổi, có thai 30 tuần, chia sẻ: “Bạn tôi dùng băng keo cá nhân dán cho
rốn xẹp xuống. Nhưng tôi rất tự hào vì bé đang lớn lên từng ngày nên vẫn để tự nhiên cho thoải mái”.
5. Cảm thấy vụng về
Thai phụ sẽ cảm thấy vướng víu khi đi qua khuôn cửa chật hẹp hoặc khó khăn khi mang vật nặng. Thậ
chí, muốn ôm ông xã từ phía trước, bạn cũng bị cản vì chiếc bụng quá cỡ. Đừng buồn, anh sẽ dành cử
chỉ trìu mến cho bạn bằng một vòng tay ôm vợ từ phía sau.

Tốt nhất, trong thời gian này, thai phụ đừng cố len lỏi vào nơi đông người hoặc không gian chật hẹp. Khi
mệt, hãy nghỉ ngơi đến khi nhịp thở trở lại bình thường. Nếu phải ngồi lâu, nên dùng ghế thấp kê chân
cho thoải mái và đặt gối sau lưng để tựa.
Lúc nằm, nên nghiêng về bên trái, kê gối mềm đỡ dưới bụng.

2.10 điều ngạc nhiên khi mang bầu
Nếu để ý bạn sẽ thấy, tại các hiệu sách, chủ đề này luôn chiếm hẳn một gian lớn thay vì chỉ một kệ hay
tủ. Bạn có thể vác về một chồng sách, say sưa nghiên cứu nhưng chắc chắn, những thông tin dưới đây
vẫn sẽ làm các ông bố bà mẹ tương lai phải ngạc nhiên.
Bác sĩ có thể bỏ qua điều gì
Nếu bác sĩ của bạn không chú ý đến những chủ đề dưới đây khi bạn đi khám thai thì đó là do họ vô tình
thôi. Hơn nữa, họ không thể nói với bạn bởi vì chẳng ai giống ai cả. Ví như một số bà bầu thường cảm
thấy ốm mệt vào buổi sáng, số khác thì rải rác trong cả ngày, số khác lại “cứ như không”. Hoặc bác sĩ
không chú ý bởi vì đó không phải là vấn đề mang tính y học - bác sĩ không thể so sánh kiểu chân baby
nhà bạn có size lớn hơn chân baby của bà khám trước! Cũng tương tự, một số chị em có thể nghĩ rằng
những câu hỏi liên quan đến kích cỡ bộ ngực hay bệnh trĩ là hoàn toàn mang tính riêng tư hoặc vô cùng
xấu hổ khi hỏi bác sĩ về chúng.
1. Khuynh hướng “làm tổ”
Nhiều bà bầu có khuynh hướng làm tổ một cách bản năng với một sự thôi thúc mạnh mẽ chuẩn bị ngôi
nhà cho baby bé nhỏ thật sạch và thật đẹp. Thậm chí còn thích trang hoàng cả gara và tủ quần áo.
Khi ngày sinh càng gần kề, bạn có thể hứng khởi dọn dẹp tủ bếp hay lau cọ các bức tường, những việc
mà bạn chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ làm trong giai đoạn bầu bí!
Nỗi khát khao sửa sang nhà cửa thực ra là rất hữu ích bởi vì nó sẽ giúp bạn có nhiều thời gian để chăm
sóc baby sau khi sinh hơn. Nhưng hãy cẩn thận nhé, đừng có làm quá sức đấy.
2. Không thể tập trung

-5-


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL

Share by: />Trong giai đoạn đầu mang thai, sự mệt mỏi và những dấu hiệu khó chịu của ốm nghén có thể làm nhiều
chị em cảm thấy kiệt sức và mỏi mệt về tinh thần. Nhưng thậm chí, ngay cả khi được nghỉ ngơi tốt nhất,
các bà bầu vẫn không thể tập trung và thực sự ở trong giai đoạn hay quên. Mối bận tâm với baby chỉ là
một phần mà cái chính là do sự thay đổi horom.
Mọi thứ, từ công việc, các loại hóa đơn đến những lời chỉ dẫn của bác sĩ dường như chẳng có gì là quan
trọng hơn baby và những tưởng tượng về thời điểm sinh nở.
Bạn có thể hạn chế được cái sự quên của mình bằng cách ghi chép tất cả những việc cần làm, những lời
khuyên nhủ và cả những cuộc hẹn….
3. Tâm tính thất thường
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt và khi bầu bí dường như có khá nhiều điểm tương đồng với nhau: ngực
lớn hơn và trở nên nhạy cảm, sự dao động của các hormon trong cơ thể và tính khí trở nên thất thường.
Nếu bạn từng phải chịu đựng những triệu chứng tiền kinh nguyệt thì tính khí bạn sẽ rất thất thường trong
suốt giai đoạn bầu bí. Chắc chắn là mọi người xung quanh sẽ thấy bạn thật khó hiểu khi bạn “vừa cười
đấy lại khóc được ngay”; tự nhiên cáu bẳn với bạn đời và chọc tức đồng nghiệp dù chẳng có bất cứ lý do
gì cả…
Tâm tính thất thường có thể kéo dài từ khi bé tượng hình cho đến lúc chào đời nhưng thường gặp nhất là
trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Khoảng 10% các bà bầu bị trầm cảm trong giai đoạn mang thai. Nếu bạn có các triệu chứng chẳng hạn
như bị rối loạn giấc ngủ, thay đổi thói quen ăn uống (không thiết ăn uống hoặc ăn uống vô độ) và sự thất
thường quá mức kéo dài tới hơn 2 tuần thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ.
4. Kích cỡ bộ ngực
Kích cỡ bộ ngực tăng lên là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bầu bí. Bộ ngực thường trở
nên căng cứng và lớn dần trong 3 tháng đầu bởi vì hormon estrogen và progesterone được tăng cường.
Tuy nhiên, ngực sẽ tiếp tục tăng trưởng kích cỡ trong suốt giai đoạn bầu bí!
Thêm một thông tin lý thú là kích cỡ bộ ngực tăng còn do nó bị ảnh hưởng bởi lồng ngực. Khi sức làm
việc của phổi tăng lên để cung cấp ôxy cho cả bạn và baby trong bụng thì chắc chắn kích cỡ lồng ngực
cũng phải tăng. Vậy nên bạn cần thay áo ngực thường xuyên trong giai đoạn bầu bí nhé.
5. Da
Nhiều người nói rằng sờ da bà bầu thấy rất nóng. Đó chỉ là một trong những thay đổi của da trong suốt
thời kỳ mang thai do sự thay đổi hormon; lượng máu và tuần hoàn máu tăng; da bị căng đến mức tối đa

để thích ứng với một cơ thể đang tăng cân từng tuần.
Máu trong cơ thể các bà bầu được bổ sung để cung cấp cho thai nhi, bánh nhau và các cơ quan nội tạng
khác trong cơ thể người mẹ, đặc biệt là thận và làm tăng tiết tuyến nhờn.
Một số chị em sẽ bị nám hoặc có những vùng da ở cổ, nách, bụng chuyển màu nâu nâu, vàng vàng và cả
một số vùng trên mặt cũng không thoát khỏi hiện tượng này. Một số sẽ có đường kẻ chỉ màu đen ở giữa
bụng, thâm đen ở đầu núm vú, cơ quan sinh dục ngoài và hậu môn. Đây là kết quả của các hormon thai
kỳ, nguyên nhân khiến cơ thể sản xuất ra nhiều các sắc tố hơn. Tất nhiên, do cơ thể không thể sản xuất
nhiều sắc tố này nên kết quả là chỉ có một số vùng trên cơ thể xuất hiện các mảng màu đối lập. Bạn có
thể hạn chế tình trạng này bằng cách hạn chế tiếp xúc với nắng.
-6-


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />Mụn cũng là một tình trạng thường gặp khi mang bầu bởi vì các tuyến nhờn tăng tiết sản xuất chất dầu.
Tuy nhiên, nó chỉ ở dạng đốm nhỏ sưng tấy chứ không phát triển thành mụn. Ngoài ra, các đốm tàng
nhang sẽ rõ lên và to ra khi bạn có bầu. Thậm chí cả quầng quanh vú cũng mở rộng ra và sẫm lại. Tất cả
những hiện tượng này sẽ biến mất sau khi bạn sinh bé.
Nhiều chị em còn bị chứng phát ban do cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi trong thời gian bầu bí.
Nhìn chung, giai đoạn bầu bí có thể là một thời gian rất khó chịu với nhiều chị em do bị hiện tượng ngứa
ngáy. Da bụng căng quá mức thường gây ngứa và xuất hiện những vảy ra bong tróc. Bạn có thể dùng
một số loại kem do bác sĩ chỉ định để hạn chế tình trạng này.
6. Tóc và móng
Với nhiều chị em, kết cấu và sức sống của tóc thay đổi rất nhiều trong giai đoạn bầu bí. Các hocmon
chính là nguyên gây làm tóc mọc nhanh vì ít rụng hơn. Và sự thay đổi mang tính tích cực này sẽ chấm
dứt thậm chí tóc còn bị rụng sau khi bạn sinh bé hoặc cho bé cai sữa.
Một số chị em phát hiện ra rằng “tóc” còn mọc ở những khu vực trước đây rất ít có chẳng hạn như vùng
bụng hay quanh núm vú. Một số khác thì tóc trở nên khô hơn hoặc nhiều dầu hơn. Một số chị em còn
thấy tóc mình đổi màu.
Móng tay chân, cũng giống như tóc, sẽ có những thay đổi đáng chú ý trong suốt giai đoạn bầu bí. Sự
tăng cường hocmon có thể làm móng nhanh dài và cứng hơn. Tuy nhiên, ở một số chị em, móng của họ

lại dễ gẫy và mềm hơn khi có bầu. Nếu móng của bạn bị chẻ thì hãy tránh xa các hóa chất và bôi kem
dưỡng móng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
7. Cỡ giày
Bạn có thể không mặc vừa bất kỳ bộ quần áo nào bạn đã từng mặc trước khi có bầu nhưng còn giày dép
thì sao nhỉ? Có thể mà cũng không hẳn vậy. Bởi vì với những cơ thể dễ trữ nước thì chân cũng sẽ to ra
và phải thay đổi size giầy dép. Trong khi đó cũng có người vẫn có thể đi giày dép cũ bởi họ lên cân ít và
“vào con chứ không vào mẹ”.
Tuy nhiên, đi giày dép cỡ rộng hơn sẽ giúp các bà bầu thoải mái hơn, đặc biệt là trong những tháng mùa
hè.
8. Các khớp linh động hơn
Trong giai đoạn bầu bí, cơ thể bạn sản xuất một loại hocmon có tên relaxin, giúp giãn nở vùng mu và tử
cung khi sinh. Chất relaxin sẽ giúp nới lỏng các dây chằng, các khớp trở nên mềm dẻo hơn.
Thật dễ để kéo căng người, đặc biệt là các khớp ở vùng xương chậu, lưng dưới và đầu gối khi chúng
được mềm hóa. Tuy nhiên, khi nâng một vật gì, bạn nên nâng thật chậm và tránh giật mạnh.
9. Chứng giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ và táo bón
Giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân và vùng sinh dục và nguyên nhân cũng tại hormone. Giãn tính
mạch sẽ biến mất sau khi bạn sinh bé nhưng bạn có thể tránhd hay hạn chế được chứng này nếu:
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu
- Không mặc quần áo bó sát
-7-


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />- Mang bít tất nâng đỡ
- Nâng cao chân khi ngồi.
Bệnh trĩ – chứng giãn tĩnh mạch trực tràng- thường diễn ra trong giai đoạn bầu bí bởi vì tốc độ lưu
chuyển của máu tăng lên và bào thai gia tăng áp lực lên xương chậu khiến các mạch máu ở trực tràng bị
giãn rộng. Bệnh trĩ có thể gây đau đớn và chúng cũng gây chảy máu, ngứa ngáy hoặc có cảm giác kim
châm, đặc biệt là trong hoặc sau khi đi cầu. Đi cùng với bệnh này luôn là táo bón, một nỗi khổ thường
gặp của các bà bầu và nó cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ.

Cách tốt nhất để phòng ngừa 2 chứng bệnh này là ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước
hằng ngày và thường xuyên luyện tập vùng hậu môn. Nếu bị trĩ từ trước khi có bầu thì cần trao đổi với
bác sĩ để được giúp đỡ.
10. Chuyển dạ - Điều ngạc nhiên lớn nhất
Bạn đã vô cùng ngạc nhiên về tính khí thất thường và bệnh trĩ không dưng mà có của mình và bạn sẽ
còn tiếp tục ngạc nhiên hơn nữa, sự ngạc nhiên lớn nhất vào ngày mà bạn chuyển dạ và sinh bé.
Chỉ 1/10 các bà mẹ vỡ ối trước khi các cơn co bóp dạ con thực sự bắt đầu. Một số chưa bao giờ trải qua
trường hợp này và bác sĩ phải thực hiện “bấm ối”.
Bạn thử đoán lượng nước ối bao bọc quanh bé yêu của bạn? Thông thường thì nó khoảng từ 500 1.400ml đấy.
Một số chị em có cảm giác bị thúc đến mức mà nước ối sẽ tuôi ra thành dòng khi được “bấm ối”. Một số
khác thì chỉ chảy nhỏ giọt dọc theo chân bởi vì đầu của bé đã gần như bít chặt “lối ra”. Trong tất cả các
trường hợp, nước ối đều có vị ngọt và không màu, được thay mới sau mỗi 3 giờ. Vậy nên đừng có ngạc
nhiên khi nước ối cứ rỉ ra liên tục từ lúc chuyển dạ cho tới khi công cuộc sinh bé hoàn thành.
Những chuyện không mong muốn khác có thể xảy ra khi chuyển dạ là buồn nôn hoặc nôn thốc. Số khác
bị tiêu chảy trước khi lâm bồn và cảm giác đầy hơi cũng rất phổ biến. Trong khi rặn để đẩy bé ra khỏi
bụng, bạn có thể sẽ không kiểm soát được tình trạng đại, tiểu tiện.
Bạn sẽ sinh nở “vuông tròn” khi được sự giúp đỡ đặc biệt từ những người bạn mong có mặt bên mình,
được nắm tay họ và được chỉ dẫn tận tình từ những người giàu kinh nghiệm.

3.3 vấn đề thường gặp ở da khi bầu bí
Ngoài tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, các hắc tố melanin xuất hiện nhiều hơn vì thế làn da của thai phụ
sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị khô, xạm đen, bị nám hoặc nổi mụn. Vậy giải pháp nào cho việc chăm
sóc và cải thiện làn da cho bà bầu?
1. Khi da bị khô và ngứa
Cùng với sự phát triển của thai nhi trong bụng, làn da của người mẹ trở nên khô hơn do thiếu nước. Da
trở nên đặc biệt nhạy cảm, dễ bị ngứa, dị ứng và nổi mẩn, đặc biệt là vùng da mặt, tay chân và đùi.
Da bị ngứa và xuất hiện những vết mẩn đỏ là hiện tượng bình thường ở những phụ nữ mang thai. Hiện
thượng này sẽ hết sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu không biết vệ sinh da sạch sẽ sẽ có thể gây nên những tổn
thương nghiêm trọng cho da như: lở loét, nhiễm trùng da...
Cần vệ sinh da theo những cách sau:

-8-


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />- Hạn chế dùng xà phòng để tắm và rửa mặt. Nhiều phụ nữ cho rằng tắm bằng xà phòng sẽ làm sạch các
loại vi khuẩn trên da, giúp giảm bớt cảm giác ngứa ngáy. Tuy nhiên, chất xút có trong xà phòng, đặc biệt
là các loại xà phòng thơm sẽ ăn mòn da, làm da trở nên khô và mất nước nhiều hơn. Các tế bào da chết
cũng ngày một nhiều hơn. Da sẽ càng trở nên ngứa ngáy, khó chịu.
- Nên dùng những loại sữa tắm và sữa rửa mặt chứa ít xà phòng. Không nên rửa mặt hoặc tắm quá nhiều
lần trong ngày vì sẽ có thể nhiễm lạnh cho thai nhi và làm da càng khô hơn.
- Hạn chế dùng mỹ phẩm, đặc biệt là các mỹ phẩm có mùi thơm vì chất tạo mùi thơm có thể gây kích
ứng da, làm da mẩn đỏ.
- Khi da bị ngứa, tuyệt đối không gãi hoặc dùng các vật cứng chà xát lên da vì có thể gây lở loét sâu và
nhiễm trùng cho da. Dùng khăn bông hơ trên lửa cho ấm hoặc ướp khăn với chút nước đá lạnh rồi đắp
lên vùng da bị ngứa. Cảm giác ngứa sẽ giảm đi rất nhiều.
- Uống nhiều nước, thường xuyên mát xa da nhẹ nhàng hoặc xông hơi cũng giúp ngăn ngừa sự khô da,
đào thải các chất bã nhờn dư thừa, làm các lỗ chân lông trở nên thông thoáng.
- Ngoài ra, cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các
loại thức ăn có chứa nhiều canxi, các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể người mẹ và thai nhi. Một cơ thể
khỏe mạnh sẽ có một làn da khỏe mạnh.
- Nếu da ngứa ngáy ở mức bất thường, da nổi cục, lở loét, hãy đi khám bác sỹ để có cách chữa trị thích
hợp
2. Khi da bị nổi mụn
Da bị nổi mụn do sự ra tăng tuyến bã nhờn dưới da, làm bít các lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn
phát triển và gây mụn.
Sự xuất hiện của mụn trứng cá tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ cho
các bà bầu.
Vì vậy nên:
- Rửa mặt ít nhất từ 2-3 lần/ngày bằng sữa rửa mặt để giữ da luôn sạch và làm giảm lượng dầu tiết ra
trên bề mặt da.

- Hạn chế trang điểm vì phấn trang điểm dễ làm bít lỗ chân lông, làm mụn càng trở nên trầm trọng.
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để tăng cường nước và vitamin cho da.
- Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị mụn, đặc biệt là các loại thuốc bôi hay thuốc uống vì chúng
có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Hãy tìm đến bác sỹ khi tình trạng mụn trở nên
trầm trọng.
- Tuyệt đối không tự ý sờ hoặc dùng tay nặn mụn. Bàn tay chính là nơi “trú ngụ“ của các loại vi khuẩn
gây hại cho làn da, càng làm da nổi nhiều mụn hơn.
3. Khi da bị nám
Các vết nám trên má xuất hiện trong thời kỳ mang thai do sự thay đổi các hocmon trong cơ thể dẫn tới
việc các hắc tố melanin cũng xuất hiện nhiều hơn.
-9-


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />Ở những người phụ nữ có làn da vốn bị nám và tàn nhang ngay từ đầu thì tới thời kỳ mang thai, các vết
nám và tàn nhang ngày càng rõ và đậm màu hơn.
Để hạn chế tình trạng này, bạn cần:
- Hạn chế việc da phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi ra đường, phải bôi các loại kem chống nắng
có độ SPF cao, giúp bảo về da khỏi ánh nắng mặt trời; đội nón, mũ, kính và khẩu trang đầy đủ. Không
nên ra ngoài trong khoảng thời gian từ 11h - 15h vì đây là thời gian tia tử ngoại hoạt động rất mạnh.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước cũng là biện pháp tốt để chống lại hiện tượng nám da.
- Không nên áp dụng các biện pháp chữa trị nám da trong thời gian mang thai vì sẽ ảnh hưởng tới thai
nhi. Hãy chờ đến khi cai sữa cho trẻ mới bắt đầu việc phục hồi và chữa trị cho da

4.Mang bầu không dễ
Để có được cái hạnh phúc làm mẹ, người phụ nữ phải đánh đổi một phần nhan sắc và cả sức khỏe của
mình.
Mặt sạm đen, đỏ au, nám, mụn và già hơn
Những thay đổi chẳng hề mong muốn này là điều dường như không thể tránh được với chị em mang bầu
khi mà nó bắt nguồn từ chính câu chuyện của hoóc-môn và nội tiết tố. Khi mang thai, lượng máu trong

cơ thể phụ nữ tăng tới 40% và cùng với sự tuần hoàn máu tăng mạnh ở các mạch máu nhỏ ngay dưới da
làm cho da mặt chị em trở nên đỏ rực. Những thay đổi về hoóc-môn khi có thai mà điển hình là việc hắc
sắc tố bài tiết nhiều hơn, sinh ra nhiều vết sạm, nhiều mảng đen hay mảng nám khắp mũi.
Đây là hiện tượng thường gặp và theo chuyên gia về sản khoa Suzanne Trupin tại đại học Illinos,
Urbana-Champaign thì "70% phụ nữ mắc chứng này tạm thời, nó sẽ tự biến mất một vài tuần sau khi
sinh". Nhưng mọi chuyện cũng không đơn giản như thế bởi có tới 25% những mảng đen bướng bỉnh sẽ
vĩnh viễn nằm lại trên da, dù em bé đã chào đời và khôn lớn.
Và rồi lượng estrogen thừa cùng với sự tăng cường bài tiết chất nhờn của tuyến bã làm cho mặt bà bầu
nổi mụn nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào. Song rất may là sự hiện diện của những loại mụn nhọt này sẽ
không lâu. Khoảng sáu tuần sau khi em bé chào đời, chúng sẽ tự nói lời tạm biệt các bà bầu.
Có một điều đáng buồn nhất là muốn hay không thì phụ nữ trông cũng sẽ già hơn sau mỗi lần mang bầu.
Nếu bạn tăng cân ở mặt và để trọng lượng giảm nhanh chóng sau sinh thì đó còn là cơ hội tốt để các vết
nhăn, vết chân chim hình thành.
Hông nở, mông xệ
Đây là vùng ít thay đổi nhất song chúng vẫn chịu những tác động của hoóc-môn. Hoóc-môn relaxin giữ
vai trò nới lỏng dây chẳng giúp hông bạn căng ra để chuẩn bị cho đứa trẻ chui ra và vì thế mà hông bạn
nở rộng hơn thuở con gái. Phải mất tới sáu tuần sau sinh, hông bạn mới ổn định trở lại.
Mông của bà bầu chỉ không khác với lúc chưa có bầu với một điều kiện: họ không tăng và cũng chẳng
giảm cân, vì sự tăng giảm cân là điều kiện hình thành lớp mỡ ở mông và đùi của phụ nữ. Nhưng giữ
nguyên cân là điều dường như không tưởng với phụ nữ mang bầu.
Khi bạn giảm cân, thường là giảm không đều và điều này gây nên những điểm trũng mấp mpp. Những
cơ vốn phải căng ra lúc béo giờ khó lòng mà co lại nên làm cho cặp mông của bạn tất nhiên khó có cơ
hội chắc gọn như trước.
- 10 -


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />Dạ dày trễ và âm đạo giãn rộng
Hơn bất kỳ bộ phận nào dạ dày là nơi chịu nhiều tổn thương nhất do thai nghén: Dưới sức ép của tử
cung dạ dày có thể bị giãn dài, trễ thấp xuống, làm tăng nhu động cơ dạ dày. Vị trí của dạ dày cũng bị

thay đổi do tử cung to lên, chèn ép khiến thức ăn chậm tiêu, dễ ứ đọng dịch vị, gây thương tổn niêm mạc
dạ dày.
Cũng giống như dạ dày, âm đạo cũng chịu những thay đổi to lớn do bầu thai mang lại. Khi có thai âm
đạo có nhiều mạch máu, các tĩnh mạch giãn nở ra, vì vậy nó có màu tím sậm thay vì hồng nhạt như bình
thường. Các niêm mạc âm đạo dày lên, phù mọng, nhất là vào các tháng cuối. Tăng sinh môn mềm ra,
các môi lớn và môi nhỏ cũng có các tĩnh mạch giãn rộng, dưới da cũng có hệ thống mạng lưới tĩnh mạch
phong phú...
Tất cả những thay đổi này làm người phụ nữ có cảm giác cửa mình "nặng" hơn bình thường, tức tức hơn
bình thường và "to" hơn bình thường. Và sau khi sinh em bé hầu hết mọi người đều cảm thấy âm đạo bị
căng ra. Theo một số chuyên gia sản khoa thì hầu hết phụ nữ sẽ lấy lại sự gọn gàng sau khi sinh một thời
gian nhưng có thon thả được như thuở còn son hay không thì còn tùy thuộc vào cơ thể mỗi người. Bởi
thế nên các dịch vụ khâu tầng sinh môn hay thu hẹp đường âm đạo vẫn cứ được quảng cáo khắp nơi.
Ngực to và chảy xệ
Có bầu luôn đồng nghĩa với cơ hội được nâng ngực miễn phí. Dưới tác động của hormone estrogen và
progesterone tuyến sữa được kích hoạt để chuẩn bị nuôi con. Một phần do số lượng tuyến sữa tăng trong
suốt thời kỳ mang thai và một phần do phổi cũng phải nở ra hết cỡ để cung cấp đủ oxy cho cả mẹ và em
bé nên size ngực của bạn sẽ lớn chưa từng có.
Tuy nhiên lưu lượng máu tăng khi mang thai có thể tạo nên một bản đồ chằng chịt các gân xanh trên đôi
bầu ngực và những thay đổi sắc tố khiến cho đầu vú của bạn trở nên thâm quầng. Theo Joanne Stone,
bác sỹ, đồng tác giả cuốn Pregnancy for Dummies thì: "Các gân này sẽ biến mất nhưng màu thâm ở đầu
ví sẽ chỉ giảm bớt chút ít sau khi sinh con". Và hiếm hoi trong số các sản phụ còn giữ được bộ ngực thon
gọn như thuở con gái. Ngực càng to thì càng dễ nhận thấy sự xuống cấp của đôi gò bồng đảo, đặc biệt ở
những người nuôi con bằng sữa mẹ.
Đùi chằng chịt gân và đôi bàn chân múp míp
Cũng giống như bầu ngực, cặp đùi bạn cũng sẽ chằng chịt những đường gân xanh. Theo thời gian chúng
sẽ lặn dần nhưng đôi khi có những đường gân còn đuổi bám theo chị em suốt cả đời. Khi mang bầu cơ
thể tích trữ một lượng nước khá lớn và điều này gây nên hiện tượng phù.
Hiện tượng này xảy ra ở khắp cơ thể nhưng đáng kể nhất là ở mặt, bắp chân và đôi bàn chân, biến những
đôi bàn chân vốn nhỏ xinh của bạn thành những con thuyền múp míp. Trong khi hầu hết phụ nữ sẽ lấy
lại được đôi chân của dáng xưa một vài tuần sau sinh thì một số chị em phải chung thân với cỡ giày tăng

một số mãi mãi.
Mắt kém tinh
Vì cơ thể giữ nước nên giác mạc mắt của người mang bầu dày hơn, sự biến đổi này rõ rệt từ tuần thé 10
và tồn tại đến khoảng sáu tuần sau sinh, áp lực nước trong nhãn cầu giảm khi có thai. Hai hiện tượng nói
trên làm cho mắt nhìn hơi mờ đi. Nếu phụ nữ mang kính áp tròng, nhất là loại cứng có thể sẽ gây cảm
giác khó chịu.
Răng lợi... chảy máu
- 11 -


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />Tuần hoàn máu tăng nên làm cho lợi của phụ nữ mang bầu mềm hơn và hậu quả là đa số bà bầu bị chảy
máu khi đánh răng

5. Xuất hiện mụn khi bầu bí
Nhiều phụ nữ rất lo lắng và phiền muộn khi những đốm mụn đáng ghét ngày càng xuất hiện nhiều hơn
trên da mặt, lưng, trong thời kỳ bầu bí.
Nguyên nhân
Do sự thay đổi lượng hormon trong cơ thể của người phụ nữ khi mang thai. Hormon androgen tăng lên
nhanh chóng đã khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, tiết ra nhiều dầu trên da, là môi
trường "ưa thích" cho mụn trứng cá hình thành và phát triển.
Mụn trứng cá tuy không gây hại đến sức khỏe nhưng rõ ràng nó ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố thẩm mỹ.
Có rất nhiều cách để cải thiện tình hình nhưng trước khi muốn áp dụng một biện pháp trị mụn nào đó,
bạn cần chắc chắn rằng, nó hoàn toàn không gây hại cho thai nhi. Nếu có bất cứ thắc mắc hay nghi ngờ
nào bạn không được tự phép quyết định mà phải hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
Khắc phục tình hình
- Phụ nữ mang thai nên rửa mặt hai lần/ngày với sữa rửa mặt để giúp cho da không bị nhờn. Da nhờn
chính là môi trường thuận lợi để mụn trứng cá hoành hành.
- Trong quá trình rửa mặt với sữa cần dùng nhiều nước và rửa thật sạch, tránh tình trạng sữa rửa mặt vẫn
còn "bám" lại trên da, gây kích ứng da hay giúp cho vi khuẩn sinh sôi.

- Phụ nữ mang thai nên luyện tập đều đặn mỗi ngày với hình thức luyện tập phù hợp để giúp máu dễ
dàng lưu thông, cân bằng độ ẩm và "tăng sức đề kháng" cho da. Hơn thế nữa tập luyện còn giúp bạn
khống chế stress và loại trừ nguy cơ gây mụn.
- Nên ăn bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, để tăng cường lượng nước và vitamin cho da.
Lưu ý trước khi ăn trái cây, bạn cần ngâm và rửa thật kỹ để loại bỏ thuốc bảo quản gây hại cho thai nhi.
- Vùng da bị mụn nên được chăm sóc và rửa bằng sữa rửa mặt có chứa tinh dầu.
- Sau mỗi khi tắm nên thoa loại mỹ phẩm có chứa tinh dầu lên lên da.
- Không nên quá lạm dụng việc trang điểm vì da cũng như các lỗ chân lông cần được thông thoáng và dễ
"thở".
- Luôn mang theo giấy thấm dầu, để có thể thấm đi lớp dầu được tiết ra trên bề mặt da ngay lập tức.
- Không sờ tay, hay nặn mụn vì tay bạn có thể trở thành nơi "cư trú" lý tưởng của các loại vi khuẩn gây
hại cho da.
Bên cạnh những mẹo nhỏ, hiện nay trên thị trường cũng có bày bán rất nhiều sản phẩm có công dụng trị
mụn đối với những phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, sẽ không thừa nếu bạn đọc kỹ hướng dẫn sử
dụng và tham khảo thêm thông tin về sản phẩm từ các dược sĩ cũng như các bác sĩ.

- 12 -


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />Việc lựa chọn các sản phẩm trị mụn cũng là điều rất quan trọng. Nếu không cẩn thận có thể gây ảnh
hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi.
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc trị mụn có chứa thành phần benzoyl peroxide, erythromycin, hay
clindamycin, vì đây đều là những thành phần đã qua kiểm nghiệm và được kết luận là không gây hại cho
mẹ và bé trong thời kỳ mang bầu. Cụ thể đó là các loại thuốc như Retin-A, Accutane và Tetracycline.
(Thuốc Retin - A được sử dụng như một dạng kem dùng để bôi trực tiếp lên da. Tetracycline được xem
như một loại thuốc kháng sinh, có công hiệu ngăn ngừa và chống lại sự nhiễm trùng).
Trái lại, những loại thuốc trị mụn có chứa các thành phần như hydrocortisone, sulfacetamide và
tretinoin, tuyệt đối không nên dùng bởi có thể gây nên tác động xấu đến thai nhi.


6. Phòng chống suy dinh dưỡng bào thai
Người ta cho rằng có 4 yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của bào thai, tác động đến sức khỏe sau
này của đứa trẻ, mà chỉ cần có lời khuyên cho người mẹ cũng có thể đem lại kết quả đáng kích lệ. Đó là:
Tuổi tác của người mẹ
Cơ thể của con người được phát triển và lớn lên trong một quá trình rất dài cho đến 25 tuổi mới thực sự
ngừng lớn và phát triển hoàn toàn, với người phụ nữ cũng vậy. Tuy nhiên với cơ thể của phụ nữ thì tuổi
30 trở đi đã bắt đầu có hiện tượng thoái hóa, già cỗi dần.
Chính vì vậy thời gian thực hiện thiên chức sinh sản, sinh con tốt nhất của người phụ nữ là từ 25 đến 30
tuổi. Nếu đẻ sớm hơn, đẻ trước 25 tuổi sẽ làm cho cơ thể người mẹ ngừng lớn, ngừng phát triển, vì phải
chia sẻ phần mình cho cái thai. Chính vì vậy, ở các nước nghèo, chậm phát triển, đặc biệt là các nước
phương đông, châu Á, do tục lệ gả chồng sớm cho con gái, đã làm cho phụ nữ thấp bé, còi cọc, đứa trẻ
đẻ ra cũng dễ bị còi cọc cho dù người chồng có cao to. Điều này có nghĩa là tầm vóc, chiều cao của
người mẹ sẽ quyết định tầm vóc, chiều cao của các con. Tầm vóc phụ thuộc vào tuổi của người mẹ lúc
mang thai. Tuổi của người mẹ không những ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, mà còn có thể vì tuổi quá
lớn vẫn sinh con sẽ dễ đẻ ra những đứa trẻ không bình thường, bị dị tật bẩm sinh, điển hình là hội chứng
Down, tim bẩm sinh, hở hàm ếch, sứt môi, nên sau 35 tuổi sinh đẻ sẽ không an toàn.
Sức khỏe của bà mẹ

Sức khỏe của mẹ sẽ quyết định sức khỏe của con. Nếu mẹ khỏe mạnh sẽ đẻ ra những đứa con khỏe
mạnh. Trong thời gian có thai, nếu mẹ bị cúm, sốt phát ban, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp, sẽ dễ đẻ ra
những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Khi mẹ đang có những bệnh mạn tính như sốt rét, viêm gan, thấp tim,
phù thận, cần phải chữa khỏi bệnh rồi mới mang thai. Có những bệnh của người mẹ có khả năng lây
truyền cho con như giang mai, HIV/AIDS, vì vậy cần khám sức khỏe, nếu thực sự an toàn khỏe mạnh
hãy sinh con.
Có một số bệnh di truyền, mẹ mang các gen bệnh trong người nhưng vì thể ẩn nên không biểu hiện
thành bệnh (như một số các bệnh nột tiết và di truyền, chuyển hóa). Trong trường hợp này bà mẹ cần
đến gặp các thầy thuốc nhi khoa về di truyền học, nội tiết học để có lời khuyên và những biện pháp chẩn
đoán sớm, cái thai nào là lành mạnh nên để sinh, cái thai nào mang mầm bệnh cần chấm dứt sớm để
không đẻ ra những đứa con mang bệnh.
Dinh dưỡng của người mẹ

- 13 -


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />Thời kỳ trẻ còn trong bào thai, dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ. Nguồn dinh dưỡng
của mẹ, sẽ theo máu, qua rau thai đến cung cấp cho con. Vì vậy khi có thai mẹ vừa ăn cho mình, vừa ăn
cho con.
Thành phần dinh dưỡng lúc này không phải chỉ cần có số lượng, ăn nhiều và đủ mà mẹ phải ăn có chất
mới bảo đảm sự phát triển của bào thai. Ví dụ, mẹ chỉ ăn đủ no, nhưng bữa ăn toàn chất bột, cơm ngô
khoai sắn. Đứa con cũng sẽ to, nhưng chiều cao sẽ ngắn, lớn lên sẽ thấp lùn. Vì để cấu tạo nên bộ khung
xương, cơ thể của trẻ cần có chất đạm, đó là thịt, trứng, đậu, tôm, cá. Những chất này sẽ xây dựng các tổ
chức cơ quan cho trẻ như hệ thống não thần kinh trung ương, tim, gan, phổi, bộ máy tiêu hóa, hô hấp,
tuần hoàn, tiết niệu,...
Mẹ cần phải ăn đủ rau xanh, hoa quả vì trong đó sẽ cho nhiều chất khoáng như sắt, đồng, kẽm, canxi,
photpho cũng như các loại vitamin, nếu thiếu những thứ này sẽ bị thiếu máu, còi xương, thiếu vitamin A,
ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ, còi xương, mù lòa do thiếu vitamin A, v.v...
Ở những nước phát triển, không chờ đến khi có thai mới đặt vấn đề chăm sóc bà mẹ mà việc chăm sóc
này được làm sớm hơn nhiều, ngay từ khi còn là một bé gái (bảo đảm ăn uống đủ chất để cơ thể phát
triển cân đối, tầm vóc cao khỏe), có thế mới có được một thế hệ tương lai khỏe mạnh hơn.
Điều kiện lao động của mẹ khi mang thai và cho con bú
Bình thường, khi chúng ta lao động đã phải tiêu hao năng lượng, lao động càng nặng thì tiêu hao năng
lượng càng nhiều. Khi có thai, ngoài năng lượng tiêu hao do lao động người mẹ còn phải dành một phần
đáng kể năng lượng cho phát triển thai nhi và dự trữ để sinh sữa cho con bú sau này.
Cuối thai kỳ (tức sau 9 tháng 10 ngày), bà mẹ phải tăng cân được 12kg trở lên, 3 tháng đầu chỉ tăng 1kg,
3 tháng thứ hai tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2kg. Số cân nặng này chia cho bào thai, rau thai,
nước ối, và máu hết 7,5kg, 5kg còn lại được chuyển vào mô mỡ dự trữ để tiết sữa nuôi con.
Nếu mẹ chỉ tăng được 6-7kg trong thời kỳ mang thai như chị em phụ nữ ta hiện nay thì sau sinh con, mẹ
không còn gì để sinh sữa. điều này đã giải thích vì sao ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bà mẹ bị ít sữa,
mất sữa sớm, không có sữa để nuôi con.
Tóm lại, 4 yếu tố trên đây rất có ý nghĩa quyết định đến phát triển bào thai, sức khỏe đứa trẻ lúc ra đời,

sức khỏe thể chất và trí tuệ lâu dài sau này

7. Thai phụ và chứng mất ngủ
Khi thích thước vòng hai ngày càng lớn, nhiều thai phụ phải đối mặt với những đêm khó ngủ. Điều này
ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em và thai nhi.
Trong thời gian mang thai, nhiều người cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ. Ngoài tư thế, chứng đau lưng, ợ
nóng, đau hông, mắc tiểu, cảm giác em bé đang quẫy đạp trong bụng cũng khiến bạn hay giật mình thức
giấc. Những lời khuyên sau sẽ giúp bạn khắc phục tình hình.
1. Nếu thức giấc vào nửa đêm và không thể ngủ laị
Bạn hãy ngồi dạy, làm một số việc vặt như xem phim, đọc sách hoặc xếp quần áo để cơn buồn ngủ trở
lại.
Thai phụ dùng gối để đỡ bụng và lưng khi nằm trên giường. Ngoài ra, ôm gối dài cũng giúp bạn cảm
thấy thoải mái hơn khi ngủ.
- 14 -


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />2. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ
Uống một ly sữa nóng trước khi lên giường sẽ giúp giấc ngủ đến với bạn dễ dàng hơn. Nhiều nghiên cứu
cho thấy amino acid tryptophan có trong sữa, trứng dễ gây buồn ngủ nhờ gia tăng lượng chất serotonin
trong não.
Ngoài ra, thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì, mì sợi cũng giúp thai phụ dễ ngủ. Nếu bị chứng
khó tiêu hoặc ợ nóng, không nên dùng thực phẩm giàu chất này vì chúng khiến tình hình tệ hơn.
Nếu bạn mơ thấy ác mộng, đau đầu hoặc cơ thể nóng ran, gây mất ngủ, có thể bạn bị hạ đường huyết.
Trước khi ngủ, nên ăn nhẹ các món có tinh bột hoặc chất ngọt để giữ lượng đường huyết ổn định.
3. Nếu cảm thấy quá căng thẳng
Tập thể dục nhẹ, duỗi người: Nếu có điều kiện, nên tham gia các lớp tập thể dục, yoga dành riêng cho bà
bầu. Những bài tập duỗi người giúp các cơ, khớp, lưng, hông trở nên linh động, dẻo dai và bạn dễ ngủ
hơn.
Massage: Bạn hãy nhờ ông xã xoa bóp cơ chân, tay, lưng để thư giãn và nhanh chóng yên giấc.

Hít thở sâu: Bài tập hít thở giúp điều hoà nhịp tim, thư giãn cơ, mang giấc ngủ đến cho bạn.
Hãy bắt đầu bằng cách nằm xuống thảm, để tay, chân thoải mái. Nếu khó nằm ở tư thế này, hãy kê gối
mềm dưới chân. Hít một hơi chậm bằng mũi đến khi cảm thấy không khí đầy lồng ngực, giữ 1-2 giây rồi
thở ra bằng mũi.
Liệu pháp hương thơm: Massage với tinh dầu cam, hoa dồng, oải hương cũng giúp bạn dễ ngủ. Nhưng
vào ba tháng đầu và cuối thai kỳ, nên cẩn thận khi dùng tinh dầu vì thai phụ có thể bị dị ứng với một số
mùi hương.
Chợp mắt vào ban ngày giúp cải thiện tình trạng mất ngủ và tránh mệt mỏi do thiếu ngủ. Vì vậy, nếu
buồn ngủ, hãy cố thu xếp để tranh thủ chợp mắt

Truy cập để tìm mua những
sản phẩm giả giá hấp dẫn!!!

- 15 -


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />
II. Ốm nghén và các vấn đề liên quan
1.Ốm nghén cũng có cái hay
Những thai phụ bị chứng ốm nghén buổi sáng có nhiều khả năng sinh con thông minh hơn các bà mẹ
khác.
Đó là kết luận của các khoa học gia thuộc Bệnh viện Toronto (Canada) sau khi theo dõi tình trạng sức
khỏe của 3 nhóm bà bầu từ năm 1998 - 2003, và sau đó là con cái họ sinh ra.
Theo truyền hình Canada, kết quả khảo sát cho thấy con của những bà mẹ thường ốm nghén vào buổi
sáng trong thai kỳ ghi điểm cao hơn trong bài kiểm tra IQ, cũng như ăn nói lưu loát và có trí nhớ tốt về
mặt số học. Điều đáng lưu ý là mẹ càng ốm nghén nhiều thì con càng đạt điểm cao. Nhóm chuyên gia
phát hiện chứng ốm nghén trong thai kỳ có liên quan đến việc củng cố sự phát triển thần kinh của bào
thai


2. Ốm nghén vào buổi sáng sẽ sinh con thông minh hơn
Bà bầu thường hay buồn nôn vào buổi sáng sẽ sinh ra những đứa con có chỉ số thông minh cao hơn, nói
năng trôi chảy hơn, âm vị chuẩn hơn và trí nhớ cũng tốt hơn.
Trong thời kỳ mang thai, những bà mẹ hay bị buồn nôn buổi sáng thì thường sinh ra những đứa con
thông minh, hoạt bát hơn. Đây là kết quả nghiên cứu mới đây nhất của các nhà nghiên cứu Canada.
Các nhà nghiên cứu ở Viện Toronto về sức khỏe bà mẹ trẻ em đã khám phá ra rằng biểu hiện buồn nôn
buổi sáng của các bà mẹ có mối liên quan đến sự phát triển các nơ ron thần kinh của bào thai.
Nghiên cứu được tiến hành với 121 bà bầu từ năm 1998 đến năm 2003. Những bà bầu này sẽ phải tham
gia khảo sát tình trạng buồn nôn và khó chịu vào các buổi sáng. Những người tham gia được chia thành
3 nhóm: Nhóm 1 là những bà mẹ thường xuyên gặp tình trạng nôn nao vào buổi sáng và phải điều trị
bằng thuốc diclectin (một loại thuốc thường dùng để điều trị chứng buồn nôn và các hiện tượng nôn
trong suốt thời kỳ mang thai. Nhóm thứ 2 là những người hay bị nôn buổi sáng nhưng không dùng thuốc
diclectin. Và nhóm 3 là những người ít có biểu hiện nôn buổi sáng.
Ngoài ra, họ cũng nghiên cứu và điều tra thêm về chỉ số thông minh của người mẹ, lượng thuốc hút mỗi
ngày, hàm lượng chất có cồn họ dùng trong ngày và các hoàn cảnh xã hội khác.
Tiếp đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe và thần kinh của những đứa trẻ sau khi
sinh ra. Họ nghiên cứu và kiểm tra về mức độ thông minh, nhanh nhạy và các cách ứng xử của những
đứa trẻ khi chúng 3 tuổi và 7 tuổi.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả những đứa trẻ có các mẹ có biểu hiện thai nghén bình thường thì có
sự phát triển nơ ron thần kinh bình thường. Còn những đứa trẻ có mẹ thường hay buồn nôn vào buổi
sáng thì có kết quả chỉ số thông minh IQ cao hơn, nói năng trôi chảy hơn, âm vị chuẩn hơn và trí nhớ
cũng tốt hơn.
Giáo sư Gideon Koren, người đứng đầu viện nghiên cứu, tác giả của nghiên cứu cho rằng, như vậy các
hormone làm xuất hiện triệu chứng buồn nôn buổi sáng thực sự lại là một điều tốt.
- 16 -


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />Qua kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học nhận định, các bà mẹ càng có nhiều biểu hiện buồn nôn vào
buổi sáng thì càng sinh ra những đứa trẻ có chỉ số thông minh cao. Và họ cũng nhấn mạnh rằng chỉ số

thông minh đặc biệt đóng vài trò quan trọng cho tương lai của mỗi người

3. Ốm nghén, ăn sao cho đủ chất?
Lúc mới có thai và đặc biệt là trong ba tháng đầu mang thai, việc ăn uống của người mẹ ảnh hưởng rất
quan trọng đến sự phát triển trí não của thai nhi.
Thế nhưng ở một số chị em, do thời gian ốm nghén quá lâu, có khi kéo dài 5, 6 tháng, khiến họ không
thể ăn uống để đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trường hợp này cần có chế độ chăm sóc
đặc biệt.
Theo hình trên đây, thai được 11 tuần tuổi là xem như đã đạt đến 1/2 giai đoạn phát triển của não so với
lúc sinh. Vì vậy, hiện tượng ốm nghén, ói mửa lúc này rất cần được khắc phục để tiến trình thai nghén
diễn ra suôn sẻ.
Trong ba tháng đầu, vấn đề cấn thai, ốm nghén ảnh hưởng đến sức ăn tự nhiên nên sức tăng cân bình
thường chỉ vào khoảng 1 kg, nghĩa là không xê xích bao nhiêu so với lúc chưa có thai. Thai phụ chỉ cần
uống thêm khoảng một ly sữa mỗi ngày, uống một viên đa sinh tố - trong đó có cả acid folic - là đủ.
Những tháng về sau, khi hết ốm nghén, thai phụ cần nạp vào đủ năng lượng bằng cách ăn thêm bữa và
cho cả ngày. So với khi chưa mang thai, ăn thêm một chén cơm với đầy đủ thức ăn trên tháp dinh dưỡng
để bổ sung khoảng 350 calo cho khẩu phần bình thường.
Giai đoạn đầu, thai phụ cần lưu ý:
- Tránh làm việc nặng, chơi thể thao tốn nhiều sức lực để đề phòng sẩy thai.
- Không để bị bệnh nhiễm trùng, nhất là ban nổi hạch Rubela (có khả năng gây dị dạng cho thai nhi).
- Không dùng bất cứ thuốc gì, nhất là loại an thần, dù đang bị mất ngủ. Trước đây đã có những bà mẹ
mang thai dùngThalidomide vì không ngủ được, đến khi sinh con ra “không có chân, tay”.
- Không dùng vitamin A liều cao, ngay cả thuốc thoa bên ngoài để trị trứng cá chẳng hạn.
- Không hút và cũng không hít khói thuốc để thai nhi không bị thiếu oxy.
Đối với các triệu chứng cấn thai, ốm nghén, kinh nghiệm dân gian thường khuyên:
- Uống nước chanh tươi.
- Không để bụng đói.
- Nên ăn làm 5 - 6 bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa “lớn” như người bình thường.
- Nên ăn bắp cải luộc. Có thể bắt chước các bà bầu Anh quốc theo chế độ ăn gồm: chuối, cơm, táo nấu
nhừ cộng chút đường, bánh mì nướng, uống trà gừng hoặc gừng đóng viên nang, bia gừng. Buổi sáng ăn

2-3 bánh quy lạt khô với pho mai.
- Đợi 30-45 phút sau hãy uống nước hay đồ uống.

- 17 -


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />- Trong trường hợp dùng đồ uống bị nôn ói, có thể khắc phục bằng cách ngậm những viên đá làm bằng
nước lọc hay nước chanh đóng băng đến khi tan dần trong miệng.
- Có thể uống thêm Vitamin B6 (dưới dạng pyridoxine hay pyridoxamine), kết hợp với một thuốc
khánghistamine như antihistamine doxylamine (Diclectin).
Chỉ khi nào thai phụ nôn ói trầm trọng, bác sĩ sản phụ khoa mới kê toa những loại thuốc có hiệu quả
chống ói như: promethazine, metoclopramide, hay prochlorperazine

4. “Đối phó” với ốm nghén
Khi mang bầu, điều quan trọng với các bà mẹ tương lai là ăn uống lành mạnh và đều đặn để cung cấp
nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nhưng nhiều khi tình trạng ốm nghén làm bà bầu mệt mỏi không
thiết ăn uống gì nữa.
Dưới đây là một số gợi ý của các nhà nghiên cứu trường Đại học Hệ thống Y tế Michigan (Mỹ) giúp các
thai phụ “chiến đấu” với những cơn ốm nghén:
- Nghỉ ngơi đầy đủ.
- Điều đầu tiên cần làm trong buổi sáng là ăn một chút bánh quy mặn, bánh quy dòn hoặc ngũ cốc khô.
- Ăn đều đặn những bữa ăn nhỏ trong cả ngày.
- Tránh xa những đồ ăn nhiều mỡ, đồ rán hoặc đồ nhiều gia vị.
- Uống nhiều nước trong cả ngày. Cố gắng uống nước giữa các bữa ăn thay vì uống trong khi ăn.
- Nếu không cảm thấy thích ăn uống gì, hãy thử ăn một vài lát hoa quả thái mỏng để lạnh, nước ép trái
cây hoặc kem nước ép trái cây.
- Tránh xa những mùi khó chịu.

5. Bí quyết chống ốm nghén

Có những phụ nữ trải qua thời kỳ thai nghén một cách nhẹ nhàng đến mức không biết đang mang trong
người một mầm sống nhưng ngược lại cũng có người thật khốn khổ trong giai đoạn này.
Chị Minh Phương - làm việc ở một công ty nước ngoài khổ sở vì những triệu chứng thai hành. Có thai
đứa con đầu chị bị ói mửa đến 8 tháng. Cao điểm là vào 4 tháng đầu. Ăn vào cũng ói, không ăn cũng ói,
nặng nhất là vào buổi chiều, vì thế chị chỉ có thể đi làm buổi sáng. Thức ăn duy nhất mà chị không cảm
thấy "ghê" là cháo trắng ăn với muối. Vì không ăn uống được, chị chỉ còn da bọc xương và hậu quả là
em bé sinh ra chỉ nặng hơn 2 kg.
Chị Thanh Hà, công tác tại một cơ quan báo chí còn khổ hơn vì thai hành cả ngày lẫn đêm. Không
những ói, không ăn được mà còn bị mất ngủ, chỉ sau 3 tháng đầu chị sút tới 5 kg.
Chị Ngọc Thanh ở Củ Chi cho biết, khổ sở đến không thiết sống nữa. Suốt 9 tháng mang thai, hầu như
chị chỉ nằm và truyền nước biển, truyền đạm để nuôi em bé vì không ăn uống gì được. Vì cơ thể suy
nhược quá mức, đã hơn một lần chị được đề nghị bỏ thai. Bỏ thì không đành vì anh H. chồng chị là con
trưởng và cái thai này là mong đợi của cả gia đình.
- 18 -


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />Một phản ứng bình thường của cơ thể
ThS.BS. Tạ Thị Thanh Thủy- BV Hùng Vương cho biết, có tới 80% phụ nữ mang thai trong những
tháng đầu đều nôn mửa kèm chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ... dân gian thường gọi là ốm nghén, được chia
thành nhiều mức độ khác nhau:
- Nghén bình thường: có cảm giác buồn nôn và nôn nhưng những lúc khác vẫn ăn được.
- Nghén quá mức: nôn ói liên tục mà không ăn, uống được dẫn đến tình trạng thiếu nước, thiếu dinh
dưỡng nghiêm trọng. Tình trạng nghén quá mức này còn gọi là chết “đói” do thai kỳ, đe dọa tính mạng,
nếu kéo dài sẽ có nguy cơ thiếu 2 loại vitamin quan trọng:
+ Thiamin: sẽ gây biến chứng về mắt hoặc có thể gây mù.
+ Vitamin K: ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
Nguyên nhân
Cho tới nay vẫn chưa xác định chính xác, người ta cho rằng nghén là hiện tượng phản ứng của cơ thể đối
với nội tiết tố thai kỳ. Một số khảo cứu cho thấy, khi nội tiết tố tăng sẽ làm nôn ói tăng. Nội tiết tố đạt

đến đỉnh vào khoảng tuần thứ 8-9 của thai kỳ sau đó giảm dần và đến 14-16 tuần thì chấm dứt.
Tuy nhiên cũng có khoảng 20% thai phụ tình trạng nôn ói vẫn diễn ra và kéo dài suốt thai kỳ. Hiện
tượng này được giải thích là do quá nhạy cảm với nội tiết tố của thai kỳ. Ngoài ra còn do yếu tố tinh
thần, gia đình và xã hội. Sự lo lắng cho cuộc sống thường ngày cũng làm gia tăng hiện tượng nghén. Có
người nôn ói dữ dội ở nhà nhưng khi nhập viện lại hết. Nôn ói lâu ngày, không ăn uống được có thể gây
sút cân, mất nước, rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng.
Bí quyết giảm nôn ói
Theo ThS.BS. Tạ Thị Thanh Thủy, đầu tiên là điều trị yếu tố tinh thần sau đó mới sử dụng thuốc, trong
đó vitamin B6 được xem là thuốc trị thai nghén khá công hiệu. Thuốc chống ói sẽ được sử dụng dưới
dạng uống, chích hoặc nhét hậu môn. Một số loại thuốc chống ói an toàn cho phụ nữ mang thai, gồm:
metoclopraimid (primperan), promethazin, prochlorperazin, chlorpromazin. Mặc dù an toàn nhưng vẫn
phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, thuốc chống ói chỉ hỗ trợ giảm
ói một phần mà không thể giảm 100%.
Trường hợp nghén quá mức cần nhập viện để truyền dịch hoặc thậm chí nuôi ăn qua tĩnh mạch. Lưu ý là
trước đó nên đi khám để loại trừ các bệnh khác như dạ dày, mật, tụy.
Lời khuyên của TS.BS. Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nếu hay bị buồn nôn
vào sáng sớm thì khi thức giấc, bạn đừng vội trở dậy mà hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ. Lúc này
nên ăn một ít bánh ngọt, đặc biệt là loại bánh có vị gừng. Sau khi ăn 10 phút mới rời khỏi giường. Một
số loại thức ăn có tác dụng chống nôn ói là hoa hồi, cau, cà rốt, sơn trà, chanh. Có thể ăn vặt các loại quả
khô như đậu phộng, hạt dưa, trám, ô mai... Trong suốt thai kỳ, tránh các xung đột hay những tình huống
gây ức chế thần kinh khác.
Thai phụ cũng cần chú ý:
- Thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh ăn các loại thức ăn có mùi khó chịu. - Đừng để quá đói
hoặc ăn quá no. - Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít. - Khi ăn cơm, không nên ăn canh hoặc chỉ
dùng ở mức tối thiểu. - Không ăn quá nhiều đồ mỡ hoặc gia vị. -Tránh thực phẩm gây kích thích dạ dày
và đường ruột.
- 19 -


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL

Share by: />Nên ăn gì?
Nên ăn các chất có giá trị dinh dưỡng cao như thịt heo nạc, trứng, sữa, gia cầm, hải sản, nghêu sò; các
loại rau trái giàu vitamin, dễ tiêu hóa như cà chua, cải trắng, cam, dứa.

6. Bí quyết dinh dưỡng cho bà bầu ốm nghén
Thai được 11 tuần tuổi là xem như đã đạt đến 1/2 giai đoạn phát triển của não so với lúc sinh. Vì vậy,
hiện tượng ốm nghén, ói mửa lúc này rất cần được khắc phục để tiến trình thai nghén diễn ra suôn sẻ.
Thời gian ốm nghén quá lâu, có khi kéo dài 5, 6 tháng, khiến các bà bầu không thể ăn uống để đảm bảo
bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Trong ba tháng đầu, ốm nghén ảnh hưởng đến sức ăn tự nhiên nên sức tăng cân bình thường chỉ vào
khoảng 1kg, nghĩa là không xê xích bao nhiêu so với lúc chưa có thai. Thai phụ chỉ cần uống thêm
khoảng một ly sữa mỗi ngày, uống một viên đa sinh tố - trong đó có cả acid folic - là đủ.
Những tháng về sau, khi hết ốm nghén, thai phụ cần nạp vào đủ năng lượng bằng cách ăn thêm bữa và
cho cả ngày. So với khi chưa mang thai, bạn nên ăn thêm một bát cơm với đầy đủ thức ăn trên tháp dinh
dưỡng để bổ sung khoảng 350 calo cho khẩu phần bình thường.
Giai đoạn đầu, thai phụ cần lưu ý:
- Tránh làm việc nặng, chơi thể thao tốn nhiều sức lực để đề phòng sẩy thai.
- Không để bị bệnh nhiễm trùng, nhất là ban nổi hạch Rubela (có khả năng gây dị dạng cho thai nhi).
- Không dùng bất cứ thuốc gì, nhất là loại an thần, dù đang bị mất ngủ. Trước đây đã có những bà mẹ
mang thai dùng Thalidomide vì không ngủ được, đến khi sinh, con không có chân, tay.
- Không dùng vitamin A liều cao, ngay cả thuốc thoa bên ngoài để trị trứng cá chẳng hạn.
- Không hút và cũng không hít khói thuốc để thai nhi không bị thiếu oxy.
Đối với các triệu chứng cấn thai, ốm nghén, kinh nghiệm dân gian thường khuyên:
- Uống nước chanh tươi.
- Không để bụng đói.
- Nên ăn làm 5 - 6 bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa “lớn” như người bình thường.
- Nên ăn bắp cải luộc.
Có thể bắt chước các bà bầu ở Anh theo chế độ ăn gồm: chuối, cơm, táo nấu nhừ cộng chút đường, bánh
mì nướng, uống trà gừng hoặc gừng đóng viên nang, bia gừng. Buổi sáng ăn 2 - 3 bánh quy lạt khô với
pho mai.

- Đợi 30 - 45 phút sau hãy uống nước hay đồ uống.
- Trong trường hợp dùng đồ uống bị nôn ói, có thể khắc phục bằng cách ngậm những viên đá làm bằng
nước lọc hay nước chanh đóng băng đến khi tan dần trong miệng.
- 20 -


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />- Có thể uống thêm vitamin B6 (dưới dạng pyridoxine hay pyridoxamine), kết hợp với một thuốc kháng
histamine như antihistamine doxylamine (Diclectin).
Chỉ khi nào thai phụ nôn ói trầm trọng, bác sĩ sản phụ khoa mới kê toa những loại thuốc có hiệu quả
chống ói như: promethazine, metoclopramide, hay prochlorperazine

7. Mẹo hay trị ốm nghén
Có tới 90% phụ nữ trong giai đoạn mang thai, phải chịu đựng cảm giác khó chịu do ốm nghén hoành
hành. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn ốm nghén một cách dễ dàng.
1. Uống trà gừng vào mỗi buổi sáng sớm sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua kỳ ốm nghén.
2. Dùng 1 thìa dấm rượu táo và 1 thìa mật ong pha vào nước lạnh và để uống trước mỗi khi đi ngủ.
3. Không nên để bụng đói, cái bụng rỗng sẽ khiến bạn dễ cảm thấy buồn nôn hơn. Tuy nhiên, cũng
không nên ăn cho đến khi no căng bụng. Thay vì ăn 3 bữa chính mỗi ngày, bạn hãy chia thành 6 bữa
nhỏ.
4. Dùng 1 thìa nước chanh vắt, 1 thìa nước ép bạc hà và 1 thìa đường để pha lẫn với nhau, uống 3 lần
mỗi ngày. Đây cũng là một cách đơn giản và hữu hiệu trong việc điều trị chứng ốm nghén.
5. Nên hạn chế và tốt nhất nên tránh ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều dầu, mỡ. Những món ăn có
chứa nhiều dầu mỡ sẽ gây nên những khó khăn trong quá trình tiêu hoá.
6. Nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B và canxi vào trong chế độ ăn uống. Các loại
thực phẩm giàu vitamin B là chuối, các món salat trộn, thịt gà.
7. Nên ăn bữa ăn phụ có chứa hàm lượng protein cao trước khi đi ngủ, để giảm nguy cơ ghê cổ, buồn
nôn vào sáng sớm hôm sau.
8. Lấy 20 - 25 lá cỏ cà ri, ép lấy nước, sau đó thêm 2 thìa nước cốt chanh và 1 thìa mật ong vào trộn đều.
Dùng để uống 3 - 4 lần mỗi ngày.

9. Nghỉ ngơi là một biện pháp hữu hiệu giúp bạn giảm nguy cơ bị ốm nghén.
11. Vào bữa ăn sáng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein và tinh bột.
12. Lấy 1/2 thìa nước gừng, 1 thìa nước chanh vắt và 1 thìa nước bạc hà cùng với 1 thìa mật ong, trộn
đều với nhau để uống 3 -4 lần mỗi ngày.
13. Dùng 1 thìa nước bạc hà, 1 thìa nước chanh và 1 thìa mật ong, trộn đều với nhau và uống 3 - 4 lần
trong ngày, cũng sẽ rất hữu ích.
14. Không khí trong lành, môi trường sống thoáng đãng cũng là 1 trong những cách phòng tránh ốm
nghén.
15. Nên tập những bài thể dục nhẹ hoặc đi bộ đều đặn mỗi ngày.
16. Tránh ăn những món ăn có chứa nhiều muối.
17. Ngủ đủ giấc, để giúp cơ thể được thư giãn và thoải mái.
- 21 -


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />18. Bổ sung gừng vào trong chế độ ăn uống của bạn.
19. Mỗi ngày bạn nên uống đều đặn 2 cốc nước cam, để tăng cường hàm lượng Vitamin C cho cơ thể,
giảm ốm nghén và giúp thai phụ phòng được chứng cảm lạnh.

8. Hiện tượng ốm nghén ở phụ nữ mang thai
Trong số chị em chúng ta, ít ai khi mang thai mà lại không phải trải qua những khoảng thời gian tưởng
như là đang bệnh.
Mới sáng ra đã thấy lợm giọng buồn nôn, chỉ mới ngửi thấy một mùi gì đó không ưng là đã nôn thốc nôn
tháo, nhất là vào những tháng đầu. Khi thai lớn hơn đỡ buồn nôn thì lại hay thấy hiện tượng ợ nóng, đầy
hơi... bị đau dạ dày chăng? Rồi có người còn bị táo bón, phù chân...
Chà! thật nhiều phiền toái. Hãy bình tĩnh xem xét, thường vào những tháng cuối, thai to chèn ép lên dạ
dày, nhu động ruột kém gây ra những hiện tượng như vậy. Rồi còn thích ăn linh tinh và thèm ăn những
thứ vớ vẩn nữa chứ, mà các bà nhà ta hay gọi là "ăn nghén", "ăn dở".
Một nghiên cứu gần đây cho biết khoảng 40% phụ nữ có thai thèm cái gì đó ngọt ngọt. Tiếp theo là
những thức ăn mặn khoảng 33%. Số chị em nghén thèm các loại gia vị chiếm khoảng 17%. Số thèm các

loại thức ăn chua chát như táo xanh, quýt chua chỉ chiếm khoảng 10%.
Thèm ăn thứ nọ thứ kia là một triệu chứng rất rõ của hiện tượng nghén, lý do tại sao họ thèm thì cho đến
nay vẫn chưa rõ. Một số cho rằng đó là những dấu hiệu thiếu dinh dưỡng trong quá trính thai nghén.
Nhưng điều gì giải thích cho những hiện tượng nghén "ăn dở" và thích ăn những loại thức ăn kì cục,
hoàn toàn rất ít dinh dưỡng?
Loại thức ăn nhiều người thường thèm là các loại đồ ngọt như đường, sữa, các thực phẩm có gia vị, các
loại quả chua và các loại bánh mặn. Vì vậy, không lấy gì làm ngạc nhiên khi kem, các đồ muối chua,
nước sốt cà chua, nước chanh, phomat và cả socola là những thức ăn những người nghén hay thèm nhất
khi mang thai. Mặt khác, thịt được xếp hạng cao nhất trong khẩu phần ăn của bà bầu.
Một số thức ăn như hành muối, củ cải dầm cũng rất phổ biến. Một số người nghén dở thèm ăn cả thuốc
đánh răng, xà phòng, than, phấn, đầu mẩu thuốc lá, người ta thường gọi đó là hiện tượng "nghén dở".
Nghén dở là điều có hại cho cả người mẹ và thai nhi.
Tại sao?
Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng tại sao phụ nữ có thai hay thèm ăn lung tung. Trong thực tế
cũng có những phụ nữ không thèm ăn nghén. Đó có thể do:
Thay đổi hormone trong quá trình thai nghén có thể làm thay đổi sự cảm nhận mùi, vị của người phụ nữ
làm cho họ có cảm giác thèm ăn những thứ mà trước đâu họ không hề thích thú. Điều này cũng có thể
giải thích tại sao những người mãn kinh cũng có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn. Thiếu dinh dưỡng tạm
thời có thể gây thèm ăn, tuy nhiên lí do này không thể giải thích nổi tại sao một số người lại thèm ăn số
lượng nhiều hơn mức dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, việc thèm các món ngâm dấm có thể do lượng
Na trong máu thấp, thèm socola có thể là dấu hiệu báo thiếu vitamin nhóm B. Thèm thịt chứng tỏ thiếu
protein, thèm đào, mơ, có thể thiếu beta caroten.
Nhu cầu tình cảm cũng có liên quan đến chuyện ăn uống. Nhiều phụ nữ có thai có thể thèm ăn linh tinh,
một cách có ý thức hoặc tiềm thức để đáp ứng nhu cầu tình cảm. Nhiều chị thèm những thức ăn quê nhà
để nhớ thời thơ ấu, phong tục, tôn giáo, văn hóa, đặc biệt là khi họ ở xa "chùm khế ngọt".
- 22 -


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />Cần xử lý thế nào khi bị nghén?

Quy tắc quan trọng nhất cần tuân theo để thỏa mãn cơn thèm nghén là phải biết chọn những thức ăn bổ
dưỡng thay thế những thức ăn vô bổ. Cần kết hợp một số vị mà người nghén thèm với các vị mặn ngọt
chua cay thành một thực đơn điều độ cân đối dinh dưỡng cho chị em đang thai nghén. Có thể xem xét
thay thế những món ăn như:
Kem. Có thể thay bằng sữa chua không béo sẽ vẫn đáp ứng được lượng canxi cần thiết mà không bị thừa
chất béo.
Sô-cô-la - Có thể chỉ tưới một ít nước sô-cô-la không béo lên quả tươi để ăn thêm cho đỡ thèm.
Đường và kẹo có thể thay bằng quả khô như mơ, xoài, dứa, vải khô.
Bánh mặn - Thay bằng bánh xèo hoặc bánh vừng.
Đồ muối chua - Có thể thay bằng nước sốt hoặc một lát chanh với thức ăn, hoặc một món salat.
Để giảm bớt những khó chịu trong quá trình mang thai nên:
Ăn nhẹ và chia thành nhiều bữa.
Ăn tối, ít nhất là trước khi đi ngủ 2 giờ.
Tránh các thức ăn béo, không nên uống cà phê và coca.
Ăn chậm, nhai kĩ.
Nhu động ruột bị chậm khi có thai và điều này có thể tác động xấu hơn, như rối loạn tiêu hóa, táo bón.
Cần:
Uống ít nhất 1,5 lít nước (hoặc chất lỏng như trà thảo mộc, nước quả, sữa...) mỗi ngày.
Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau, quả, đậu đỗ.
Vào buổi sáng khi thức dậy nên uống một cốc nước mát, ăn một ít quả khô.
Ngoài hiện tượng ốm nghén trong khi mang thai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm, hoặc mắc các bệnh
nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng rất nguy hiểm cho bào thai, nhưng có thể tránh được bằng việc
thực hiện vệ sinh an toàn, nên nhớ:
Luôn rửa rau quả thật sạch.
Luôn rửa tay trước khi nấu nướng, ăn uống, sau khi sờ vào thịt sống đất cát.
Chỉ ăn thịt đã nấu kỹ, tránh ăn thịt tái, xúc xích nướng.
Tránh chơi với mèo và tiếp xúc với phân mèo, vì trong ruột mèo rất nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Không ăn cá, thịt, trứng, sữa uống.
Không ăn vỏ phomat.
- 23 -



CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />Hiện tượng thèm ăn linh tinh, "nghén dở" có thể hại cho cả sức khỏe của người mẹ và của thai nhi. Hãy
liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng "nghén dở" này kéo dài và gây phiền toái.
Hãy tự thưởng cho mình bằng những cách khác (thậm chí có thể ăn một chút sô-cô-la) khi mà bạn đã
tránh được những thứ vô bổ, có hại. Thường thì nghén dở là dấu hiệu của một bệnh hoặc còn do những
vấn đề khác. Bởi vậy, hãy chú ý điều trị đúng bệnh, đó mới là điều quan trọng

9. Nghén nhiều dễ sinh con thông minh?
Những bà bầu ốm nghén nhiều có thể sẽ cảm thấy yên lòng khi biết rằng cảm giác buồn nôn khi mới có
thai là dấu hiệu cho thấy bé sẽ có chỉ số IQ cao, theo một nghiên cứu tại Anh chỉ rõ.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ mà nghén nhiều trong những tuần đầu mang thai
sẽ sinh ra đứa trẻ thông minh và có khả năng ngôn ngữ tốt hơn.
Cứ 5 phụ nữ mang thai thì có 4 người có cảm giác nghén khi bắt đầu có thai. Trong khi chưa có lời giải
đáp, một số nhà khoa học đặt giả thiết rằng quá trình ốm nghén là do sự gia tăng các hormone bảo vệ
bào thai và nhau thai (hormone thyroxine và human chorionic gonadotropin được tiết ra trong suốt quá
trình thai nghén) .
Các nhà nghiên cứu ở bệnh viện Nhi Toronto tin rằng ốm nghén còn liên quan với sự phát triển não bộ ở
trẻ. 121 phụ nữ mới mang thai trong giai đoạn 1998 - 2003 đã được phỏng vấn. 30 bà mẹ cho biết không
có biểu hiện của ốm nghén, trong khi số còn lại có các hiện tượng như mệt mỏi, nôn và buồn nôn. Sau
đó, nhóm nghiên cứu tiến hành test chỉ số IQ của những đứa trẻ sinh ra từ các bà mẹ này khi chúng ở độ
tuổi lên 3 và 7. Các yếu tố khác như chỉ số IQ của mẹ, tiền sử hút thuốc và uống bia rượu và trình độ học
vấn của người mẹ cũng được xem xét.
“Những trẻ là con của các bà mẹ bị nghén có chỉ số IQ cao hơn so với những đứa trẻ mà người mẹ
không có biểu hiện gì khi hoài thai. Những đứa trẻ này cũng có số điểm kiểm tra ngôn ngữ và làm toán
đơn giản cao hơn”, báo cáo của các nhà nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nhi khoa.
Điểm thiếu sót nhất trong nghiên cứu này là tình trạng ốm nghén chỉ là sự nhớ lại một thời điểm đã xảy
ra cách đó khá lâu. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cần được tiến hành trên một nhóm đối tượng lớn hơn để
có kết quả chính xác nhất.

Trưởng nhóm nghiên cứu, BS Gideon Koren, thú nhận rằng những kết luận trong nghiên cứu này có vẻ
như “hơi kỳ lạ” nhưng rõ ràng sự thay đổi của hormone trong cơ thể dẫn tới ốm nghén ở thai phụ là rất
tốt.
“Những hormone thai kỳ có thể gây ra cảm giác khó chịu cho người mẹ nhưng mặt khác, chúng lại mang
đến những điều kiện phát triển tốt hơn cho thai nhi”, BS Koren nói.
Theo thống kê, có khoảng 50 bà bầu có cảm giác buồn nôn và nôn, chỉ có 28% có cảm giác buồn nôn
nhưng không nôn khi mang thai. Có những bằng chứng cho thấy gừng và châm cứu có thể giúp giảm bớt
những triệu chứng khó chịu này.
Các nghiên cứu trước đó cho thấy tình trạng buồn nôn là dấu hiệu của một thai kỳ khoẻ mạnh và trẻ sinh
ra ít có nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch cũng như giảm thiểu nguy cơ sẩy thai.
Năm 2006, một nghiên cứu cho thấy tình trạng nghén thường gia tăng do sử dụng nhiều chất cồn, thịt,
đường và dầu mỡ - có tác dụng giúp các bà bầu tương lai tránh xa các thực phẩm không tốt cho sức
khoẻ.
- 24 -


CẨM NANG CHĂM SÓC BÀ BẦU FULL
Share by: />
10. Mẹ ốm nghén thường đẻ con thông minh hơn
Cảm giác buồn nôn vào đầu kỷ mang thai có thể là dấu hiệu cho thấy con của bạn có chỉ số IQ cao, một
nghiên cứu vừa tiết lộ.
Cứ 5 bà bầu thì có đến 4 người trải qua cảm giác ốm nghén, mà thường nhất là buồn nôn vào buổi sáng.
Mặc dù tình trạng này chưa được hiểu rõ, song một số nhà khoa học tin rằng nó được kích hoạt bởi hiện
tượng giải phóng mạnh hoóc môn nhằm bảo vệ bào thai và nhau thai.
Các nghiên cứu trước kia đã chứng tỏ buồn nôn là dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh, giúp giảm nguy
cơ bệnh tim mạch ở bé, cũng như giảm khả năng sảy thai.
Giờ đây, nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi ở Toronto, Canada tin rằng ốm nghén còn có mối liên hệ
với sự phát triển não bộ của trẻ.
Họ đã thực hiện nghiên cứu đầu tiên để tìm hiểu ảnh hưởng dài hạn của hiện tượng ốm nghén đến não
của các em bé, và liên hệ với 121 phụ nữ từ giữa năm 1998 đến 2003.

Hai phần ba số phụ nữ này không ốm nghén, trong khi số còn lại có những triệu chứng như mệt mỏi, ói
mửa và buồn nôn. Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành đo chỉ số IQ và thực hiện các test về hành vi trên
những đứa con của họ khi chúng được 3 tuổi và 7 tuổi.
Nghiên cứu nhận thấy những đứa trẻ có mẹ ốm nghén thì có điểm IQ cao hơn. Các bé này cũng nói năng
lưu loát hơn và thực hiện các bài toán đơn giản dễ dàng hơn.
Kết quả được tính sau khi đã cân nhắc đến IQ của mẹ, tiền sử hút thuốc và uống rượu của mẹ cũng như
nền tảng xã hội của gia đình.
Điều thiếu sót trong nghiên cứu này là các bà mẹ được hỏi về tình trạng ốm nghén mà họ gặp vài năm
trước đó, do vậy có thể chưa hoàn toàn chính xác. Ngoài ra nghiên cứu cũng cần được thực hiện trên quy
mô lớn hơn.
Tiến sĩ Gideon Koren, trưởng nhóm, thừa nhận rằng kết luận này nghe có vẻ "hơi lạ thường", nhưng quả
thực sự thay đổi hoóc môn dẫn đến hiện tượng ốm nghén có vẻ là một tín hiệu tốt.

11. Bí quyết ăn đủ chất cho bà bầu ốm nghén
Sau khi ăn 30-45 phút mới nên uống nước, ăn 5-6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn, uống nước chanh tươi,
dùng thêm vitamin B6... là những cách giúp bạn cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho em bé trong bụng
trong những tháng đầu.
Lúc mới có thai và đặc biệt là trong ba tháng đầu mang thai, việc ăn uống của người mẹ ảnh hưởng rất
quan trọng đến sự phát triển trí não của thai nhi.
Thế nhưng một số chị em do thời gian ốm nghén quá lâu, có khi kéo dài 5, 6 tháng, khiến họ không thể
ăn uống để đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trường hợp này cần có chế độ chăm sóc đặc
biệt:
Theo hình trên đây, thai được 11 tuần tuổi là xem như đã đạt đến 1/2 giai đoạn phát triển của não so với
lúc sinh. Vì vậy, hiện tượng ốm nghén, ói mửa lúc này rất cần được khắc phục để tiến trình thai nghén
diễn ra suôn sẻ.
- 25 -


×