Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản tại tổng công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư công ty cổ phần sau cổ phần hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.19 KB, 3 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản tại Tổng công ty Thương mại Kỹ
thuật và Đầu tư-Công ty cổ phần sau cổ phần hóa.
Tác giả luận văn: Bùi Minh Hiệp

Khóa 2014B

Người hướng dẫn: TS. Đào Thanh Bình
Từ khóa (Keyword): Công ty cổ phần, quản lý tài sản, PETEC….
Nội dung tóm tắt:
1.

Lý do chọn đề tài: Tài sản là một nhân tố vô cùng quan trọng trong quá

trình sản xuất kinh doanh đối với mọi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp cho dù kinh
doanh trong lĩnh vực nào, sản xuất ra sản phẩm gì thì doanh nghiệp đó vẫn luôn cần
đến tài sản để phục vụ cho mục tiêu hoạt động của mình. Tuy nhiên, để đầu tư và sử
dụng tài sản có hiệu quả trong doanh nghiệp sau cổ phần thì vai trò quản lý tài sản
luôn là vấn đề then chốt trong quản lý mà các cấp quản lý, cổ đông quan tâm. Từ năm
2011 Tổng công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần với những mục tiêu đặt ra sau 5
năm hoạt động sản xuất kinh doanh phải chấm dứt lỗ. Những khó khăn trong trong
việc duy trì hệ thống, quản lý, khai thác sử dụng tài sản đặc biệt là TSCĐ, những vấn
đề bất cập trong cơ chế, chính sách, trong quản lý. Từ mục tiêu đến hành động thực
hiện đặt ra cho Tổng công ty đòi hỏi cần hoàn thiện, nâng cao chất lượng quản lý tài
sản sau cổ phần hóa từ đó sẽ giúp Tổng công ty giải quyết được những vấn đề còn tồn
tại và khai thác sử dụng tài sản, quản lý tài sản có hiệu quả hơn.
2.

Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu luận văn:


-

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản lý tài sản trong các doanh nghiệp

cổ phần.
-

Phân tích, đánh giá hoạt động quản lý tài sản tại Tổng công ty Thương

mại Kỹ thuật và Đầu tư - Công ty cổ phần trong điều kiện sau cổ phần hóa, chỉ ra
những vấn đề còn hạn chế, bất cập trong quản lý tài sản sau cổ phần hóa cùng những
nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan của tình trạng đó;
-

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị thiết thực và phù hợp với điều kiện

sau cổ phần hóa nhằm hoàn thiện quản lý tài sản của Tổng công ty Thương mại Kỹ


thuật và Đầu tư - Công ty cổ phần trong tương lai thông qua các giải pháp về cở chế,
chính sách, tổ chức thực hiện, tổ chức quản lý…
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích tình hình quản lý tài sản của
Tổng công ty PETEC trong giai đoạn sau cổ phần hóa đến hết năm 2015.
Luận văn tập trung nghiên cứu và phân tích dựa trên các báo cáo tài chính kết
hợp với các thuyết minh báo cáo tài chính, không đi chi tiết vào các nghiệp vụ kế toán.
3.

Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả


Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản lý tài sản trong các công ty cổ phần
Nội dung chương này là trình bày một số kiến thức cơ bản liên quan đến khái
niệm Công ty cổ phần, chức năng và hoạt động cơ bản của nớ. Tôi cũng đã phân tích
đánh giá vai trò của Công ty cổ phần và cũng đưa ra những các chỉ tiêu phân tích quản
lý tài sản, các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động của Công ty cổ phần.
Chương 2: Thực trạng quản lý tài sản tại Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và
Đầu tư - Công ty cổ phần sau cổ phần hóa.
Nội dung chương này chủ yếu tập trung đánh giá thực trạng quản lý tài sản tại
Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư- Công ty cổ phần sau cổ phần hóa; Phân
tích hiệu quả sử dụng tài sản của Tổng công ty, điểm mạnh điểm yếu, các nhân tố ảnh
hưởng đến tình hình quản lý tài sản của Tổng công ty sau cổ phần hóa.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tài sản tại Tổng
công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư - Công ty cổ phần sau cổ phần hóa
Chương này, tôi nêu lên những chiến lược, mục tiêu trong dài hạn của Tổng công ty,
từ đó đưa ra 03 giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài sản của Tổng công ty đó là:
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nợ phải thu; Cải thiện công tác điều độ để
duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý; Tổ chức và cơ cấu lại danh mục tài sản cho hợp lý.
Đây là những giải pháp góp phần cải thiện quản lý tài sản của Tổng công ty trong thời
gian tới.
4.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm phân tích nguồn tài liệu, phân tích
nội dung để tìm ra cấu trúc, các xu hướng phát triển. Từ đó cần tổng hợp để xây dựng


thành một hệ thống khái niệm, phạm trù tiến tới tạo thành cơ sở lý thuyết khoa học
mới.

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp phổ biến trong phân tích tình hình
hoạt động của doanh nghiệp nói chung và quản lý tài sản nói riêng. Sử dụng phương
pháp này nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu tài sản. Vì vậy
để tiến hành so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ.
- Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các
nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tục các yếu tố giá trị kỳ gốc sang khf phân
tích để xác định trị số của chỉ tiêu thay đổi. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến đối tượng kinh tế nghiên cứu. Nó tiến hành đánh giá so sánh và phân tích từng
nhân tố ảnh hưởng trong khi do giả thiết là các nhân tố khác cố định.
- Phương pháp đồ thị: Quan sát một cách cụ thể diễn biến của các chỉ tiêu tài
chính. Nhằm nhanh chóng giải quyết một số vấn đề cần thiết, đưa ra các biện pháp phù
hợp.
5.

Kết luận

Qua những phân tích trong luận văn, tôi hy vọng một số vấn đề cơ bản về công
tác quản lý tài sản tại Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư- Công ty cổ phần
đã được làm rõ. Thực trạng quản lý tài sản tại Tổng công ty đã cho thấy dù đã đạt được
những thành công song vẫn còn những mặt còn tồn tại hạn chế trong công tác quản lý
tài sản. Vì vậy, một số giải pháp trên tôi xin được đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện
quản lý tài sản tại Tổng công ty trong tương lai.



×