Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

trình bày hình thức marketing cảm xúc (emotional marketing) tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.01 KB, 13 trang )

TRUYỀN THÔNG MARKETING
GVHD: Th.S NGUYỄN XUÂN BÁ

Đề tài nhóm 3:
Trình bày hình thức Marketing cảm xúc
(Emotional Marketing) tại Việt Nam.
DANH SÁCH NHÓM 3:
N12DCQT117

Nguyễn Tiến

Anh

N12DCQT122

Châu Kinh

Điền

N12DCQT014

Vũ Thị

Huệ

N12DCQT188

Nguyễn Thị Kim

Liên


N12DCQT032

Mai Ngọc Quế

Phương

N12DCQT159

Trần Thị Phương

Thảo

N12DCQT099

Nguyễn Huyền

Thơ

N12DCQT046

Bùi Thu

Trang

N12DCQT045

Bùi Huyền

Trang


N12DCQT049

Nguyễn Thị Hồng

Tuyết

Mục
lục


Trình bày hình thức Marketing cảm xúc
(Emotional Marketing) tại Việt Nam.
I

Cơ sở để thực hiện marketing cảm xúc:
Có đúng là mọi người chỉ mua những thứ mà họ cần? Những cảm xúc nào có
tác động lớn nhất đến quyết định mua hàng của khách hàng tiềm năng?
Khi bạn hiểu được các động cơ cảm xúc khiến cho mọi người quyết định mua
hàng, bạn chắc chắn sẽ bán được nhiều hơn nữa và có thêm nhiều khách hàng
hăm hở muốn mua hàng của bạn. Cảm xúc thúc đẩy chúng ta mua hàng. Đừng
nhầm lẫn cho rằng mọi người mua thứ mà họ cần. Mọi người mua thứ mà họ
MUỐN. Nhu cầu bị điều khiển bởi logic, nhưng mong muốn lại bị điều khiển bởi
cảm xúc.

1. Vì con người rất giàu cảm xúc
Vì sao marketing nhằm vào cảm xúc lại trở thành xu hướng tất yếu hiện nay?
Bởi vì khách hàng ngày càng chọn lọc hơn và bên cạnh đó có quá nhiều hãng cạnh
tranh trong mỗi lĩnh vực sản phẩm, không còn sản phẩm nào là dạng "độc nhất" nữa.Khi
quyết đinh mua sản phẩm nào đó thì khách hàng sẽ so đo ,cân nhắc về giá cả,kiểu dáng
hay tính năng của sản phẩm và thường họ sẽ mua sản phẩm đó khi họ có cảm tình với

nó.
Nếu có ai đó nói về Nike, bạn sẽ mường tượng ngay đến một cái gì đó trẻ trung,
mạnh mẽ, được liên tưởng từ slogan "Just do it". Hoặc nếu nói tới Google, đó sẽ là sự
tin cậy, tốt lành với slogan "Don't do evil" (Đừng làm điều xấu).
Sẽ là lạc hậu với cái kiểu marketing theo kiểu chỉ chăm chăm miêu tả nhãn mác sản
phẩm của mình để người dùng ghi nhớ. Bây giờ, ngày càng nhiều công ty đang cố hết
sức để "nhắn nhủ" một thông điệp đầy tính cảm xúc đến khách hàng.
Một phân tích đơn giản để thấy tại sao khách hàng có xu hướng gắn với một thương
hiệu khi nó "chạm được" vào cảm xúc của họ.Vì thương hiệu đó dường như trở thành
phần mở rộng của con người họ, thể hiện tính cách của họ. Họ có thể liên tưởng và gắn
những tình huống đời sống của họ với thương hiệu.

2


Các nhà nghiên cứu thị trường đã chỉ ra rằng trong rất nhiều trường hợp, khách hàng
chọn một thương hiệu không đơn thuần dựa trên những lý do hợp logic, mà dựa trên
cảm xúc và trái tim. Nhưng tất nhiên, để đảm bảo thành công, một thương hiệu phải kết
hợp được cả hai vấn đề này: chất lượng và số lượng, trực giác và lý trí, giữa vấn đề "tại
sao mọi người lại mua" với vấn đề "ai mua, mua cái gì, ở đâu, mua thế nào, mua bao
nhiêu". Và tập hợp lại là những nguyên tắc rất cần thiết cho "tiếp thị theo cảm xúc",
"tiếp thị để thành công":

-



Chạm đến cảm xúc rất bình dị, rất đời sống của khách hàng.




Đưa ra những đánh giá rất hợp lý để khách hàng cảm thấy mình có quyền tự do
chọn lựa, quyết định và mua.



Làm cho khách hàng cảm thấy mình luôn được tôn trọng, được quan tâm, được
là người thắng cuộc.



Thật hài hước, vui vẻ.

2. 5 yếu tố cảm xúc:
Cảm xúc là yếu tố đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy mạnh mẽ các quyết định của
con người.
Mà “con người là động vật giàu cảm xúc” nên marketer thường xuyên sử dụng các yếu
tố cảm xúc để nhằm đạt được mục đích marketing của mình.
- Có 5 yếu tố cảm xúc chính thường được dùng nhất trong marketing đó là:

a.Sợ hãi:
- Sợ hãi là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất, sự sợ hãi sẽ khiến con người phải hành động
ngay lập tức.
- Có rất nhiều mẩu quảng cáo đã sử dụng mô tuýp gây cảm giác sợ hãi như:
+ Nước tương không chứa 3-MCPD của Chin-Su -> Nếu dùng loại khác thì dễ bị ung thư
3


+ Kem đánh răng Colgate bảo vệ suốt 12 giờ -> Nếu không dùng thì bị sâu răng.
- Khi sợ hãi, người ta sẽ dễ rơi vào trạng thái mong muốn được dùng ngay sản

phẩm/dịch vụ đó để được an toàn.
b. Sự tự hào, kiêu hãnh:
- Trong mỗi con người, ai cũng mong muốn được người khác ngưỡng mộ, nể phục. Bởi
vậy, việc truyền thông điệp marketing để tạo cảm giác khi khách hàng mua hoặc sử dụng
sản phẩm/dịch vụ sẽ được tôn vinh, góp phần gia tăng sự thèm muốn sở hữu.
- Uống Chivas 21 sang, oai hơn 12 và 18 nhiều (mặc dù rất ít người có thể nhận ra được
sự khác biệt của 3 loại rượu này)
- Dùng iPhone mới là sành điệu (trào lưu)
- Dùng túi LV ai thấy cũng xuýt xoa (vì giá trị thương hiệu và giá thành)
Yếu tố marketing đánh vào sự kiêu hãnh thường xuyên được các nhãn hàng xa xỉ sử
dụng, nhằm tạo ra sự đẳng cấp cho khách hàng của mình.
c. Cảm giác tội lỗi:
- Có không ít đoạn quảng cáo đã lấy đi vô số nước mắt của người xem, trong đó từng
khung hình luôn cảm giác cho người xem rằng nếu mình không dùng sản phẩm đó thì sẽ
cảm thấy như có lỗi.
- Ví dụ điển hình là quảng cáo Mì gấu đỏ, hình ảnh cậu bé bị ung thư không có tiền chữa
trị nhưng vẫn mỉm cười, khiến cho hàng triệu người xem xúc động, và trong thâm tâm
khách hàng, họ sẽ lựa chọn sản phẩm Mì Gấu đỏ để được góp phần trị bệnh cho những
bệnh nhân ung thư đó.
d. Tham lam
- Ai cũng có lòng tham, vì vậy trong marketing, việc truyền tải thông điệp đánh vào lòng
tham của con người cũng mang lại hiệu quả đặc biệt.
- Những chiêu mua hàng theo lô để được giảm giá hay tặng kèm sản phẩm khuyến mại
luôn được sử dụng đi sử dụng lại mà không sợ nhàm chán. Việc khai thác và đánh đúng
lòng tham của con người sẽ tác động mạnh mẽ đến hành vi mua của khách hàng, khiến
cho khách hàng bị cuốn hút bởi những đợt khuyến mãi.
e. Yêu thương
- Yếu tố tình thương yêu của con người rất ít được sử dụng vì để chạm được vào tình
yêu nơi sâu thẳm trái tim khách hàng rất khó, do vậy thường bị coi nhẹ.


4


- Tuy nhiên, vì đó là một trong những cảm xúc tự nhiên trong mỗi con người đều có, nếu
marketer làm được thì sẽ để lại ấn tượng thật tuyệt vời trong lòng mỗi khách hàng.
- Ví dụ đoạn quảng cáo của dầu ăn Neptune, kể về việc một cô bé bị câm trông ngóng
người bố ở trời tây về đón Tết cùng gia đình, đoạn clip đã chạm vào được nỗi lòng của
người xa quê, của người có người thân đi xa và gây xúc cảm mạnh mẽ, từ đó marketer
đã lồng được hình ảnh sản phẩm và thương hiệu vào trong, tạo nên sự ấm áp yêu
thương mỗi khi khách hàng mua và dùng sản phẩm.

II Các đặc điểm của hình thức Marketing cảm xúc
1.

Tính lan truyền:
- Trong môi trường cảm xúc hàng ngày những cảm xúc như yêu, ghét , hờn giận,
đau khổ… có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, bởi bất kỳ 1 ai đó.
Cảm xúc của người này sẽ lan truyền và ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác.
Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm nhận được sự lan truyền đó. Vài biểu hiện của
tính lan truyền của cảm xúc: a dua, sự đồng cảm, tâm lý đám đông, tin đồn…
thông qua các hình thức như âm thanh, hình ảnh, văn chương…
- Trong marketing cũng áp dụng đặc điểm này để đưa vào những đoạn quảng cáo
trên các phương tiện truyền thông (báo chí, truyền hình…) để tiếp cận, đánh vào
tâm lý người tiêu dùng. Hay thông qua cảm nhận của người tiêu dùng trước đó,
để truyền miệng, tạo hiệu ứng lan truyền sử dụng với nhiều người khác.

2.

Phức tạp:
-


-

Cảm xúc không thể nhìn thấy, sờ thấy hay ngửi thấy nên việc miêu tả cảm xúc
luôn gặp khó khăn. Rất nhiều chuyên gia và các nhà khoa học đã xây dựng nên
những công trình nghiên cứu về cảm xúc và đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau
về cảm xúc.
Cảm xúc sẽ được cảm nhận một cách tích cực nếu điều quan tâm đó là một sự
kiện thuận lợi và một cách tiêu cực nếu đó là một sự kiện mang tính ngăn trở.

5


3.

Cải tạo cảm xúc:
- Khi phải chịu tác động mạnh, bộ não sẽ lặp tức nhắc đi nhắc lại trong tâm trí tạo
thành ấn tượng. Tác động càng mạnh, ấn tượng càng rõ. Bằng cách gợi lại các sự
kiện, tác động môi trường, cảm xúc sẽ được tái tạo.
- Trong khi chỉ tập trung vào sản phẩm thì hình thức Marketing cảm xúc nhắm vào
những cảm xúc, giác quan của con người bằng cách tổ chức các hoạt động tuyên
truyền gần gũi với khách hàng, hay bằng những câu slogan ngắn gọn súc tích (Café
của phái mạnh của café Việt, “hãy nói theo cách của bạn” Viettel…). Tạo ấn tượng
mạnh đến tâm trí người tiêu dùng, tái tạo cảm xúc.

4.

Tính lệ thuộc:
- Mỗi con người chúng ta đều có xu hướng tìm đến cảm xúc tốt, khi đạt được rồi lại
muốn đều đó được lặp lại, và nhiều lần như vậy làm cho chúng ta lệ thuộc vào lối

suy nghĩ đó,đi theo lối mòn của các cảm xúc tốt trước đó, không muốn mạo hiểm
suy nghĩ theo hướng mới.
- Quả thật, khi khách hàng đã sử dụng và có niềm tin với 1 sản phẩm nào thì họ rất
ít khi muốn thay đổi, vì đơn giản họ không muốn vấp phải sai lầm, gây ảnh hưởng
đến cảm nhận của họ, vì vậy một khi áp dụng hình thức marketing cam xúc thành
công, tạo ấn tượng và mang lại cảm xúc tốt cho khách hàng, sẽ mang lại tính lệ
thuộc cho khách hàng.

5.

Phát hiện nhu cầu khách hàng và kích thích tiêu dùng:
Với mọi hình thức marketing, các doanh nghiệp điều luôn trải qua bước đầu tiên
đó là nghiên cứu thị trường, với Marketing cảm xúc cũng không ngoại lệ. Việc
nghiên cứu tâm lý khách hàng là bước đệm để Doanh nghiệp bán cái khách hàng
cần, tập trung được thị hiếu khách hàng, nhóm khách hàng, từ cái hiểu được đó
sẽ có thể đưa ra được những chiến lược cụ thể và kích thích tiêu dùng.

6.

Tồn tại trong thời gian ngắn:
- Theo nghiên cứu của giáo sư tâm lý học Daniel Goleman trong sách Emotional
Intelligent, các trạng thái cảm xúc đơn lẻ hiếm khi tồn tại lâu hơn 15 phút. Con
người luôn có xu hướng đòi hỏi những thứ cao hơn bởi cảm xúc hài lòng chỉ diễn
ra trong khoảng 15 phút, lúc đỉnh điểm của sự hài lòng khi lại lắng xuống.
- Đặc điểm này tạo nên 1 thách thức đối với doanh nghiệp, từ các đối thủ cạnh
tranh, và vì tâm lý khách hàng luôn đòi hỏi nhưng giá trị cao hơn .
6


Có những đặc điểm trên, ta nên lưu ý khi hoạch định chiến lược marketing:




Nên tập trung tạo ra cảm xúc tốt cho khách hàng
Cần có các định hướng người tiêu dùng vào những giá trị vô hình – giá trị tinh
thần để họ thỏa mãn được nhu cầu 1 cách tối đa. (nâng cao giá trị thương hiệu,
phân khúc thị trường…)

III Các trường hợp áp dụng tại Việt Nam:
Chiến dịch thành công:
1.

Cà phê hòa tan G7 Của Trung Nguyên:
- Trước khi G7 tham gia thị trường, dung lượng thị trường nội địa của mặt hàng cà
phê hòa tan vào khoảng 13075 tỉ đồng/năm kết quả điều tra thăm dò người tiêu dùng về
hàng việt nam chất lượng cao năm 2004( do báo SGTT tiến hành cuối năm 2003) cho
thấy lúc ấy nescafe’ dẫn đầu thị trường với 55095% thị phần, vinacafe 38.45% thị
phần,còn lại là các loại cad phê hòa tan nhập khẩu và từ nhừng doanh ngiệp khác.
- Tuy nhiên, trước một đối thủ quá mạnh về mặt tài chính, kinh nghiệm và uy thế,
Trung Nguyên xác định chiến thuật chính là hướng vào trái tim và tinh thần của người
tiêu dùng Việt Nam. Trước khi cuộc chiến chính thức diễn ra, Trung Nguyên đã thực hiện
các cuộc tuyên truyền bài bản nhằm vận động tinh thần và sự ủng hộ của các đại lý, nhà
phân phối và người tiêu dùng. Công ty đã mở đàu bức thư ngỏ gửi người tiêu dùng bằng
câu “ Kính thư quý đồng bào” và những lời lẽ rất tha thiết khơi gọi tinh thần dân tộc.
Đồng thời Trung Nguyên cũng hoàn toàn đánh bài ngửa, trình bày rất rõ cho các đại lý
nhà phân phối của mình biết nững điểm mạnh, điếm yếu và cả nguyện vọng của mình
trong mong muốn được ủng hộ, được dồng hành như một thương hiệu việt nam đang đi
tiên phong. Đến “ giờ G” công ty cho đồng loạt fax các bức thư ngỏ đến các đại lý của
mình...
- Cộng hưởng của những chiêu thức “mưu phạt tâm công” này, Trung Nguyên đã

dành được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà phân phối, đại lý, người tiêu dùng. Cho nên,
dù Trung Nguyên tự định vị G7 cao hơn Nescafe về chất lượn nên giá không rẻ hơn,
thậm chí mức chiết khấu cho đại lý còn thấp hơn đối thủ... nhưng g7 nhanh chóng dành
thắng lợi. Sau 3 tháng đầu chiếm lĩnh thị trường, sau một tháng so kè quyết lieetj, đến
7


tết 2004, G7 được xem như hoàn toàn chiến thắng. Chính từ hình thức này G7 buộc các
dối thủ chơi theo cách của mình. Nescafe và vinacafe bắt đầu tăng cường quảng cáo,
khuyến mãi đẻ giữ người tiêu dùng. Riêng Nescafew từ khẩu hiệu “ khởi đầu một ngày
mới” đã đổi sang “Hương vị Việt Nam hơn” nhằm đối đầu lại những chính sách tuyên
tryuền “tinh thần dân tộc” của Trung ?Nguyên.
- Tham gia vào thị trường năm 2004, ít ai nghĩa G& có thể vượt qua ông lớn
Nescafe. Số liệu điều tra HVLCLC năm 2005 cho thấy trong năm đầu tiên Trung Nguyên
thực sự thành công với G7. Thị phần của thị trường cà phê hòa tan đã được chia lại khá
ngoạn mục. Thị phần của Nescafe chỉ cong 44.05%, Vinacafe còn 28.95%, G7 chiếm
21.8%.
- Sử dụng tinh thần ủng hộ hàng Việt.
Kinh nghiệm rút ra từ thành công: Đánh vào lòng tự tôn dân tộc đẻ xây dựng
thương hiệu Việt.
2.

Viettel- Hãy nói theo cách của bạn

- Ngược lại với G7 của Trung Nguyên, Viettel lại đi ngược lại truyền thống với slogan
“say it your way- hãy nói theo cách của bạn”. Đây là tiền đề quan trọng làm nên thành
công của Viettel khi tham gia thị trường viễn thông.
- Trong nhiều năm ngành viễn thông là một ngành đọc quyền với sự thống trị hoàn
toàn của tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông(VNPT). Những khách hàng sử dụng dịch vụ
viễn thông như điện thoại cố định, điện thoại di động, internet...bị gọi là thuê bao và bị

coi như những con số chứ không như những con người. Điều này dường như ít người
chú ý tới bởi họ chỉ có một nhà cung cấp và họ không có sự lựa chọn, cũng không có
quyền phàn nàn. Nhưng chưa hết do sự thống trị một mình VNPT, cách quản lý khách
hàng cũng rất khác, họ coi khách hàng là một đám đông và phực vụ theo kiểu phục vụ
đám đông.
8


- Như vậy Viettel thực sự đã tạo nên một cú “ đi ngược truyền thống” và đưa ra
những vấn đè nhạy cảm mà mọi người chưa đề cập tới. Rằng: “khách hàng của Viettel
được tôn trọng hơn. Họ là những cá thể riêng biệt và những đặc diểm riêng, nhu cầu
riêng của họ. Họ phải được phục vụ riêng chứ không phải phục vụ kiểu đám đông. Họ là
những khách hàng chứ không phải là những con số”
- Mặt khác, đối với chính nội bộ cả Viettel, slogan này cũng thể hiễn sự quan tâm, lắng
nghe đén các nhu cầu ý kiến, ý tưởng sáng tạo của từng cá nhân và cho họ thể hiện theo
cách riêng của mình. Tuy nhiên dù có kết hợp đông tây slogan vẫn có xu hướng thể hiện
văn hóa phương tây nhiều hơn.
- Kể từ khi hoàn thành việc xây dựng tầm nhìn thương hiệu, slogan và logo, Viettel
dường như bắt đầu 1 cuộc sống mới. Trong khi các công ty viễn thông mới hoạt động,
Viettel là công ty duy nhất đi vào tâm trí khách hàng với một ý tưởng rất khác biệt về cá
thể hóa việc phục vụ các dịch vụ viễn thông và về sự lắng nghe nhu cầu của từng khách
hàng việt nam. Không còn là lời nói suông, trong các báo cáo của mình, Viettel cũng
khẳng định vị trí số 1 trên thị trường di động của mình, có lúc lên đến 41% thị
phần( theo số liệ năm 2009).
- Đến thời điểm này thị trừng bưu chính – viễn thông là ngành duy nhất có hai tập
đoàn hoạt động và kinh doanh trong cùng lĩnh vực là tập đoàn bưu chính viễn thông Việt
Nam (VNPT) và Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.VNPT với sự tiếp nối 65 năm của
ngành bưu điện và nhiều năm giữ vị trí số 1 trên thị trường cả về thị phần lẫn doanh thu
song vị trí này dang lung lay khi có sự xuất hiện của Viettel.
 Kinh nghiệm rút ra từ thành công: xây dựng niềm tin cho khách hàng ngay từ slogan.

Slogan là việc làm trước tiên khi muốn xây dựng thương hiệu.
3.

Chiến lược marketing đánh vào nỗi sợ hãi của khách hàng của Massan
Food:

Chỉ trong vòng 5 năm, Masan đã khuynh đảo cả 4 thị trường nước tương, nước mắm,
hạt nêm và mì ăn liền bằng chính nỗi sợ hãi của người tiêu dùng.
Tháng 7.2005, khi nước tương Chinsu tại châu Âu bị cáo buộc có chứa 3-MCPD và gây lo
lắng cho cộng đồng người tiêu dùng Việt thì chỉ một tháng rưỡi sau, Masan Food đã cho
ra đời nước tương Tam Thái Tử với khẩu hiệu "Nước tương không có 3-MCPD".

9


Thừa thắng xông lên với chiến lược "Marketing dựa trên sự sợ hãi", Masan Food một lần
nữa cho ra đời nước mắm Nam Ngư với thông điệp "Nam Ngư – Nước mắm không cặn".
Chính thông điệp này đã làm cho đối thủ lúc bấy giờ của Chinsu là nước nắm Knorr Phú
Quốc của Unilever không biết đằng nào thanh minh.
Lại nói về bột nêm. Trong khi Knorr chọn thông điệp "hạt nêm từ thịt", Maggi chọn "đậm
đà vị thịt", Aji Ngon là "ngon từ thịt, ngọt từ xương", Chinsu lại chọn khẩu hiệu "hạt nêm
không bột ngọt". Chỉ với một mũi tên, hạt nêm Chinsu nhắm vào cả 2 con nhạn là những
đối thủ cạnh tranh trực tiếp (nhà sản xuất hạt nêm) lẫn gián tiếp (nhà sản xuất bột ngọt).
Không ngừng ở đó, Masan Food còn tung ra mì Tiến Vua, đánh vào phân khúc trung bình
với một thông điệp sức khỏe mạnh mẽ "Mì không sử dụng dầu chiên đi chiên lại" (vì sử
dụng loại dầu này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư) và "không có Transfat" (loại chất béo có
hại cho sức khỏe).
Kết quả:
Sự xuất hiện của nước tương Tam Thái Tử đã giúp doanh thu của Masan Food tăng gấp 3
lần từ 660 tỉ đồng năm 2007 lên 1.992 tỉ đồng năm 2008. Sản phẩm nước mắm của

Masan Food, tính cả 2 thương hiệu Chinsu và Nam Ngư, đã chiếm gần 60% thị trường,
đang áp đảo Knorr Phú Quốc. Đồng thời, nước mắm cũng là mảng tạo ra doanh thu cao
nhất tại Masan Food (gần 50%, trong đó Chinsu khoảng 15% và Nam Ngư 31%).

Chiến dich thất bại
Chiến dịch Marketing của Bphone:
Việt Nam vẫn còn bị mang tiếng là " chưa hoàn thiện nổi cái xe đạp". Sự kiện
Bphone ra mắt như là một sản phẩm công nghệ cao được làm ra bởi một công ty
Việt Nam 100% là một trong những sự kiện thu hút người dùng smartphone tại
Việt Nam
- Nguyễn Tử Quảng, CEO của Bkav liên tục nhắc những thông điệp: "nhất thế giới",
"hàng đầu thế giới", "thật tuyệt vời", "không thể tin được". Ông Quảng liên tục
khẳng định, Bphone là chiếc điện thoại đẹp nhất nhì trên thế giới và là
smartphone đầu tiên trên thế giới sử hữu kiểu dáng phẳng, loại bỏ hầu hết các
chi tiết thừa.
N
→ Nguyễn Tử Quảng đã bỏ lỡ cơ hội tạo làn sóng cảm xúc ủng hộ, vì đã dùng ngôn từ
quá bốc như cụm từ " không thể tin được" là biểu hiện của sự tự tin thái quá, nó gây
ra " phản ứng tự vệ" trước thông điệp của người nghe.
-

10


-

Chính vì vậy, Bphone đã tạo ra một làn sóng nghi ngờ về tính " thật" của cái gọi là
" 100% làm bởi người Việt".

-


Bên cạnh đó, sự kiện một sản phẩm công nghệ cao như smartphone được làm ra
bởi 1 công ty tại Việt Nam là một sự kiện vô cùng thu hút giới công nghệ và người
dùng smartphone, lẽ ra nếu biết cách khóe léo hơn trong buổi ra mắt thì chắc hẳn
rằng Bphone sẽ được người dùng smartphone tại Việt Nam yêu thích và ủng hộ
hơn thay vì những làn sóng chê bai, tẩy chai.
Cái sai của họ chính là quá tự tin vào khả năng và đánh sai trọng tâm cảm xúc của
khách hàng. Thay vì những lời quảng cáo với ngôn từ quá bốc để tạo cảm xúc cho
người dùng, nếu Bphone bắt đầu đi từ những cảm xúc gợi nhớ đến hình ảnh đất
nước với những ngày còn gian khó, lịch sử đấu tranh, tinh thần dân tộc buất
khuất, … thì có lẽ buổi lễ ra mắt đã mang nhiều xúc động hơn và người tiêu dùng
có thể tin tưởng hơn về sản phẩm, sẵn sàng bỏ một số tiền không hề nhỏ để sở
hữu Bphone mà không cần một lời hô hào dùng Bphone là yêu nước.

IV Kết Luận và khuyến nghị:
Khi bạn hiểu được các động cơ cảm xúc khiến cho mọi người quyết định mua
hàng, bạn chắc chắn sẽ bán được nhiều hơn nữa và có thêm nhiều khách hàng
hăm hở muốn mua hàng của bạn. Cảm xúc thúc đẩy quá trình mua hàng. Đừng
nghĩ rằng mọi người chỉ mua thứ họ cần, mà còn mua thứ mà họ muốn. Nhu cầu
bị điều khiển bởi logic, nhưng mong muốn lại bị điều khiển bởi cảm xúc.
Điểm mạnh:
- Có sức lan truyền tốt.
- Tác động mạnh đến tâm lí khách hàng, dễ đi vào tâm trí khách hàng để lại
ấn tượng với họ.
- Hiểu được nhu cầu và mong muốn thực sự của khách hàng.
- Thúc đẩy quá trình mua sản phẩm của khách hàng.
- Khơi gợi được nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng.
Điểm yếu:
11



- Bị chi phối nổi yếu tố cảm xúc tự nhiên của con người khiến họ dễ thay đổi
ý kiến và lựa chọn mua hàng.
- Tác động của các yếu tố bên ngoài như môi trường, con người, báo chí,...
sẽ làm cho khách hàng phân vân và khiến doanh nghiệp khó tìm ra được
phương pháp marketing phù hợp.
=> Biện pháp:
+ Không chỉ cung cấp chất lượng sản phẩm tốt mà doanh còn cần phải có
những chính sách hậu mãi hoàn hảo; không chỉ phục vụ cho những khách
hàng cần mà còn cần phải trực tiếp liên hệ trước với khách hàng xem họ
muốn gì, cần gì thêm ở sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp. Việc
marketing cảm xúc phụ thuộc rất lớn vào yếu tố cảm xúc của từng khách
hàng vì họ sẽ bị ảnh hưởng lẫn nhau nên trách nhiệm của doanh nghiệp là
làm thõa mãn đến từng khách hàng nhỏ nhất, giá trị mặt hàng thấp nhất.
Việc đi xâu phục vụ từng khách hàng một sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng
có được những khách hàng trung thành và cũng sẽ dễ dàng có được những
khách hàng mới với một chất lượng sản phẩm - dịch vụ hoàn hảo.

12



×