Tải bản đầy đủ (.doc) (199 trang)

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.38 MB, 199 trang )

PHẦN ĐIỆN : ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

I.
Các khái niệm cơ bản
I.1. Phần tử, nguyên tử
- Phần tử :
Theo thuyết phân tử, các nhà khoa học cho rằng : Phần tử
chính là thành phần chính nhỏ nhất của vật chất. Vậy, một
cách tổng quát, vật chất được cấu tạo bởi vô số những phần
tử vật chất đó.
- Nguyên tử :
Nếu khảo sát tinh vi, ta sẽ thấy phân tử nước gồm một sô
hạt nhỏ hơn. Ví dụ , nếu phân tích phân tử nước H20 ta
nhận thấymỗi phân tử nước H20 gồm hai nguyên tử khí
Hydro H và một số nguyên tử nhỏ nhất Oxy O. Theo thuyết
nguyên tử thì nguyên tử là thành phần nhỏ nhất của vật chất
còn mang tính vật chất đó. Các chất chỉ gồm một loại
nguyên tử là các chất cơ bản(đơn chất), ví dụ : Oxy, Hydro,
vàng, sắt...
I.2. Thuyết điện tử
Tất cả các nguyên tử gồm có hai phần chính là nhân mang
điện tích dương và các electron mang điện tích âm xoay
chung quanh hạt nhận. Nhân gồm có proton và neutron.
- Proton : Là hạt nhân mang điện tích dương. Các Proton
nằm trong nhân nguyên tử.
- Neutrron : Là hạt không mang điện tích. Các neutron
nằm trong nhân nguyên tử.
- Electron (Điện tử) : Là hạt mang điện tích âm cũng là
điện tích cơ bản mỗi electron có điện tích là từ -1.6 *1019
Coulomb (C). Các electron chuyển động xung quanh
nhân.



Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm

1


Mô hình nguyên tử khí Helium
Bình thường, một nguyên tử bao giờ cũng ở trạng thái trung
hòa diện tích, nghĩa là số lượng Proton ở nhân và số lượng
electron chuyển động xung quanh bằng nhau .
Theo mô hình cấu tạo đơn giản hóa thì các điện tử di chuyển
trên quỹ đạo tròn xung quanh nhân .
I.3 Điện tích
Điên là một thuộc tính của hạt. Lượng mang tính chất điện gọi
là điện tích. Proton mang điện tích dương, electron mang điện
tích âm . Các điện tích mang điện tích khác nhau : các hạt khác
dấu hút nhau và cùng dấu thì đẩy nhau. Theo định luật
Coulomb. Một phân tử hay nguyên tử trung hòa điện khi số
lượng hạt dương (Proton) bằng số lượng hạt âm (Electron).
Ngược lại một phân tử hay nguyên tử không cần bằng điện thì
thành ion : ion dương khi số hạt dương nhiều hơn số hạt âm và
ion âm khi số hạt âm nhiều hơn số hạt dương. Điều này có
nghĩa là khi một nguyên tử trung hòa mất đi một electron thì
nó trở thành ion âm, ngược lại khi nguyên tử nhận thêm một
electron thì nó trở thành ion âm.
I.4 Điện thế
Muốn có dòng điện thì phải có sự di chuyển có hữu của điện
tích. Muốn điện được di chuyển phải có một sai biệt về điện
thế (hiêu điện thế). Do đó, muốn có hai điện thế khác nhau
phải tạo được hai nguồn điện tích khác nhau. Khi nối vật mang

chấn điện mang điện tích khác nhau bằng một dây đồng, ta sẽ
có dòng diện chạy qua dây. Dòng diện dừng lại khi nào vật trở
nên có cùng điện tích.
Đơn vị của điện thế là Volt (V).
I.5 Dòng điện
òng điện là dòng chuyển động có hướng của các điện tử tự do.
Độ lớn dòng điện là số lượng điện tích di chuyển qua bề mặt
vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
2

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm


Theo quy ước dòng điện 1 có chiều chạy từ dương sang âm và
có chiều ngược với chiều chuyển động của electron. Trong hệ
si thì cường độ dòng điện i đơn vị ampere <ký hiệu A>
I.6 Dòng điện một chiều
Là dòng điện và điện thế phân bố trong hệ mạch không thay
đổi theo thời gian
I.7 Dòng điện xoay chiều
Là dòng điện mà dòng điện và điện thế phân bổ trong một hệ
mạch thay đổi theo thời gian.
Nếu sự biến đổi này hàm chứa một ý nghĩa gì đó hay mang
trong nó một thông tin được gọi là ‘tín hiệu ’ . thí dụ như
những tín hiệu âm thanh , tín hiệu hình ảnh .....
Ta xét hai đại lượng đậc trưng cho tín hiệu :tần số và chu kỳ .
Chu kỳ<cycle> : là thời gian của một giao động tuần hoàn .
chu kỳ ký hiệu là T , đơn vị là giây<s>
Tần số <Frequency> :là số dao động trong một đơn vị thời
gian (1s).

Tần số ký hiệu f, đơn vị là hertz (Hz)
Công thức liên hệ giữa các chu kỳ và tần số :
T =

1
f

Ví dụ điện nhà đèn mà chúng ta đang sử dụng là điện xoay
chiều có tần số là 50Hz và dao động theo hình sinh
II. Các linh kiện điện tử thủ động cơ bản
II.1 Điện trở - định luật Ohm – công suất
II.1.1 Điện trở
Định nghĩa : điện trở là một linh kiện thụ động có tác dụng
cacr trở dòng điện
Đơn vị điện trở là ohm
Các bội số của ohm :
1k Ω = 103 Ω
1M Ω =106 Ω

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm

3


Để tiện việc chế tạo, sử dụng buôn bán người ta chỉ chế tạo
điện trở với khoảng trên 100 trị số khác nhau với các bưới
nhảy như sau :
1
1.2
1.5

1.8
2.2
2.7
3.3
4.7
5.6
10
12
15
18
22
27
33
47
56
100 120 150 180 220 270 330 470 560
1k
1.2K 1.5K 1.8K 2.2K 2.7K 3.3K 4.7K 5.6K
10k 1.2k 1.5k 1.8k 2.2kl 27k 33k 47k 56k
100K 120k 150k 180k 220k 270k 330k 470k 560k
1M
1.2m 1.5m 1.8m 2.2m 2.7m 3.3m 4.7M 5.6M
Các điện trở thông dụng
Điện trở của một dây dẫn : điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với
điện trở suất chiều dài dây và tỷ lệ nghịch với tiếp diễn.
R=ρ

1
S


Trong đó :
I : Chiều dài dây dẫn (m)
R : điện trở
ρ : điện trở suất
S : tiết diện dây m2
Điện trở suát ρ phụ thuộc vào nhiệt độ và sự phụ thuộc này
được xác định theo hệ thức sau : ρ = ρ o(1+at)
ρ O : điện trở suất đo ở 00C
a : hệ số nhiệt độ
t : nhiệt độ (0C)

4

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm

6.8
68
680
6.8K
68k
680k
6.8
M


Cách đọc điện trở :

Đỏ

Cam

27000 Ω

*

Giá trị của điện trở thường không biểu diễn bằng số mà thay
vào đó giá trị sẽ được biểu thị bằng các vòng màu được quy
định sẵn. Trên than điện trở sẽ có ba hay bốn vòng màu tùy
thuộc vào từng loại và dựa vào đó chúng ta sẽ xác định được
tổng thể của chúng.
Vòng 1 sẽ cho biết giá trị hàng chục, vòng hai là hàng đơn vị,
vòng ba là hệ sô và vòng 4 là sai số của điện trở đó.
Ví dụ : nếu chúng ta biết được vòng một có giá trị là 2, vòng
hai là bảy vòng 3 là 3 và vòng 4 là 20% thì giá trị điện trở là :
27x103 Ω ± 20% hay giá trị của điện trở đó 27K Ω và sai số là
± 20%.
Quy tắc màu sắc

Màu

Vòng 1

Vòng 2

Vòng 3

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm

Vòng 4
5



Đen
Nâu
Đỏ
Cam
Vàng
Xanh lá
Xanh dương
Tím
Xám
Trắng
Vàng Kim
Bạc

(Chục)

(Đơn vị)

0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
-


0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
-

(Hệ số
nhân)
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
10-1
10-2

(Sai số)
± 20%
± 1%

± 2%
± 3%
± 4%
± 5%
± 6%
± 7%
± 8%
± 9%
± 5%
± 10%

Không có màu thứ tư sai số ± 20%
Biến trở
Biến trở thông dụng hiện nay là biến trở than. Do đó chúng ta
chỉ khảo sát biến trở than có cấu tạo như sau :
Người ta tráng một lớp than mỏng lên một hình vòng cung
bằng bakelit 2 đầu lớp than chính là hai cực A, B của biến
trở.ở giữa có một con chạy bằng kim loại tiếp xúc với than,
con chạy chính là cực C của biến trở. Trục xoay được gắn
liền với con trở khi xoay trục con chạy di động trên lớp than là
cho trị số điện trở của biến trở thay đổi. Như vậy khi chỉnh
biến trở ( bằng tay) trị số điện trở giữa AC và BC thay đổi
nhưng trị số điện trở AB không đổi và trị số AB chính là trị số
của biến trở

***
Trong sử dụng ta cần phân biệt biến trở loại tuyến tính hay loại
phi tuyến. ở loại tuyến tính điện trở thay đổi tỷ lệ đều theo góc
6


Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm


xoay của con chạy. ậ lại phi tuyến điện trở thay đổi theo hàm
logarit nghĩa là ban đầu điện trở tăng chậm theo góc xoay của
con chạy sau đó góc độ tăng nhanh dần.
II.1.2 Các định luật cơ bản
Trong tính toán , thiết kế, đặc biệt trong lý luận và phân tích
mạch điện chúng ta cần phải dựa vào một số các định luật đã
có để giải quyết bài toán.
Định luật ohm : dòng điện tỷ lệ thuận với điện thế V và tỷ lệ
nghịch với điện trở R. xét mạch sau :

***
I=

U
R

Trong đó :
I : dòng điện chạy qua điện trở
U : hiệu điện thế hai đầu điện trở
R : Điện trở ( Ω )
Định luật nút dòng điện : một nút điện là chỗ nối các nhánh
điện và phải có ít nhất ba nhánh điện trở lên. Định luật được
phát biểu như sau :
Tổng dòng điện đi vào nút bằng tổng dòng điện ra nút .

***
II.1.3 Ghép điện trở

Ghép nối tiếp :



ivào = ∑ ira

***
Mạch gồm các điện trở nối tiếp như hình trên có cùng dòng
điện i qua mạch. Gọi hiệu điện thế giảm qua các điện trở lần
lượt U1,U2 thì theo định luật ohn hai đầu điện trở : U1 = R1I,
U2 = R2I, U3 = R3I
Mặt khác, tổng các hiệu điện thế bằng điện thế nguồn. Do đó :
Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm

7


U= U1+ U2+ U3= (R1+R2+R3)I
Như vậy nhiều điện trở bắc nối tiếp có thể thế bằng điện trở
tương đương có chỉ số bằng các tổng các điện trở : RTĐ = R1+
R2 +R3.
Đặc điểm qua mạch ghép nối tiếp :
Dòng điện đi qua các điện trở nối tiếp bằng nhau : I = I1 = I2 =
I3...
Tổng hiệu điện thế qua các điện trở nối tiếp bằng hiệu điện thế
nguồn :
U = U1 +U2 +U3+.....= ∑ Ui
Ghép song song :
Mạch gồm các điện trở R1, R2 ,R3, mắc song song như hình
trên, gọi dòng điện qua 3 điên trở lần lượt l1, l2, l3 với cùng

điên thế V áp dụng ở hai đầu điện trở. áp dụng định luật ohm,
ta có :
U
U
I1 =
I2 ≈
R
R2

U
I3 ≈
R3

Dòng điện I ở mạch chính băng tổng số dòng điện ở nhánh rẽ,
nên
 1
1
1 

I = I 1 + I 2 + I 3 = U 
+
+
R
R
R
3
1
2

 ( 1)


Điện trở rương đương là điện trở sao cho dòng điện chạy qua
RTĐ bằng dòng điện trong mạch chính khi có nhiều điện trở
măc song song.
I=

U
R TD

Từ (1) & (2), ta có :
I
1
1
1
=
+
+
RTD R1 R 2 R3

đặc điểm của mạch ghep song song : Dòng điện chinh bằng
tổng dòng điện qua các nhánh rẽ ghép song song :
I = I1+ I2+ I3
8

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm


Điện thế nguồn trong mạch ghép song song bằng nhau :
U = U1= U2= U3
II.1.4 Công suất

Mạch gồm điẹn thế nguồn V cungt cấp dòng điện I cho tải. khi
dòng điện qua tải , nói sẽ tiêu thụ một dòng công suất : P = U.I
P : công suất tiêu thụ, đơn vị watt (w)
U : điện thế nguồn, đơn vị Volt (V)
I : dòng điện qua tải được cung cấp bởi nguồn, đơn vị
ampere (A)
Ngoài ra định luật Ohm cho ta : I =

U
R TD

Như vậy kết hợp giữa định luật Ohm & định luật watt người ta
U
được hai hệ quả định luật : P= RI P =
R
2

2

P = UI

Lưu ý : công thức này chỉ đúng với điện một chiều, còn với
điện xoay chiều chỉ áp dụng được trong trường hợp điện thế và
dòng điện cùng pha

II.2 tụ điện
II.2.1 Cấu tạo
Gồm 2 bản phẳng bằng chaats dẫn điện (kim loại), gọi là hai
bản cực đặt song song với nhau. ậ giữa là chất điện môi cách
điện cùng pha.


*********

II .2.2 sự dẫn điện của tụ điện

*********
Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm

9


xét thí nghiệm với mô hình trên
hiện tượng : đền sáng lên rồi tất
giải thích : khi mới vừa đóng S tức thời điện tử từ cực âm của
nguồn đèn đến cực bản bên phải đồng thời điện tử từ cực bên
trái đến cực dưong nguồn < không có sự di chuyển điện tử
giữa hai bản cực của tụ >. Như vậy sự di chuyển điện tử trên
tạo ra dòng điện qua đèn làm đèn sáng . sau đó xẩy ra sự câc
bằng điện tử giữa nguồn và tụ điện , nghĩa là không có sự di
chuyển điện tử làm đèn tắt , lúc này hiệu điện thế 2 bản cực tụ
bằng hiệu điện thế nguồn .
nếu là nguồn xoay chiều , cức tính của nguồn biến thiên liên
tục làm cho đèn sáng liên tục

II.2.3 điện dung
Tụ điện có khả năng tích trữ năng luyượng điện . sự tích trữ
đó chính là khả năng biến dạng của chất điện môi .
Nâng lượng trữ ở tụ điện là
1
W= 2 CU2


W : năng lượng <J>
C : điện dung<F>
U :điện thế ngang qua tụ <v>
Các chỉ tiêu kỹ thật cảu tụ điện :

II.2.4 ghép tụ điện
ghép tụ điện

*****
10

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm


Tụ mắc nối tiếp
Xem mạch gồm nguồn điện Uáp dụng cho hai tụ C1, C2 mắch
nối tiếp .khi vừa mắch mạch , một số điện tử rời cực âm nguồn
điện đến bản mạch cực bên phải của cực C2 cùng một số
lượng điện tử bị đẩy ra khỏi bản cực bên trái của tụ C2 đến cực
bên phải của tụ C1 . kết quả là 2 bản cực của tụ C1, C2 . hiện
tượng tương tự xẩy ra ở C1. kết quả , 2 bản cực của tụ C1, C2
mang điện tích đối nhau là -Q và+Q. sự phân bố điện tích âm
và như hình trên . để ý là hai tụ có điện dung C1, C2 khách
nhau nhưng cùng một điện tích Qtrữ ở các bản cực . gọi U1,
U2 lần lượt là độ giảm điện thế qia C1,C2 ta có :
U1=

Q
C2




U2=

Q
C1

Nếu C là điện dung tương đương của hai tụ C1, C2 nối tiếp thì
điện tíh trữ ở hai bản cực của C phải là Q nên :
U=

Q
C

Q=

Q
Q
+
C1 C 2

*********
Suy ra điện dung C tương đương với điện dung ,mắch nối tiếp
C1,C2
1
1
1
=
+

C C1 C 2

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm

11


điện dung tương đương cửa tụ mắc nối tiếp giống như điện trở
mắc song song . khi có nhiều tụ mắc nối tiếp , điện dung tương
là :
1
1
1
1
=
+
+
+ ..............
C C1 C 2 C 3

ghép song song

*********

Xem mạch gồm nguồn điện thế v áp dụng cho tụ C1, C2 mắc
song song. Khi vừa mắc mạch , sự di chuyển đến hoặc thoát li
khỏi các bản cực của các điện tử cũng giống như các mô tả ở
trước . Cùng một hiệu thế v áp dụng những khả năng lưu trữ
điện của hai tụ khác nhau (C1Và C2 ) Nên lượng điện tích trữ
ở hai tụ khác nhau :

Q=C1U
Q=C2 U
Nếu C là điện dung tương đương với tụ C1, C2 mắc song song
tích trữ ở hai bản cực của C là +(Q1+Q2) Và -(Q1+Q2 ) Nên :
Q=Q1+Q2
CU=C1U+C2U
C=C1+C2
Hay
Điện dung tương đương của tụ mắc song song giống như điện
trở mắc nối tiếp . khi có nhiều tụ mắc song song , điện dung
tương đương là :
C=C1+C2+C3+…
II.2.5 Dung kháng

12

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm


Dung kháng là đại lượng chỉ sức cản điện của tụ điện đối với
dòng điện xoay chiều.
Biểu thức của dung kháng là :
1

ZC = 2π . fC
ZC : Dung kháng
F : Tần số (Hz)
C : điện dung (F)
II.3 Cuổn cảm
II.3.1 Cấu tạo :

Cuộn cảm gồm nhiều dây điện quấn sát nhau, ngay cả chồng
lên nhau, nhưng không chạm nhau ( do dây đồng có tráng lớp
cách điện). Khi cho dòng điện vào cuộn cảm, nó sẽ phát sinh
từ trường như nam châm hay còn gọi là nam châm điện. Khi
cuộn dây được cuốn trên một lõi từ (sắt, ferit,…) từ trường
mạnh lên rất nhiều. Muốn tăng từ trường hơn nữa, người ta
quấn cuộn dây lên lõi từ khép kín, lúc bấy giờ từ trường chỉ
khép kí, tập trung trong lõi từ và phần từ trường phát ra ngoài
không khí rất nhỏ so với từ thẩm của không khí (vài trăm đến
vài ngàn lần trở lên).
Tuỳ theo cuộn cảm có lõi từ hay không, cuộn cảm đựoc ký
hiệu như sau :

*********
II.3.2 Ghép cuộn cảm
Ghép nối tiếp : xem hai cuộn cảm L1, L2 mắc nối tiếp như
sau :

*********
Tự cảm tương đương của hai cuộn là :
L=L1 +L2
Tổng quát :
L= L1 +L2+…..+Ln
Công thức trên chỉ đúng khi cuộn dây lập biệt về từ
Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm

13


ghép song song : khi các cuôn dây mấc sông song , lập biệt về

từ , biểu thức tính tự cảm giống như các trường hợp mắc song
song, xét mạch sau :

*********
Với hai cuộn L1 , L2 từ cảm tương đương với L cho lõi :
1 1
1
=
+
L L1 L 2

Hay :
Tổng quát :

1
L1.L 2
=
L L1 + L 2
1 1
1
1
=
+
+ ... +
L L1 L 2
Ln

II.3.3 Cảm kháng
Cảm kháng được tính bởi biểu thức :
ZL=2 π fL

ZL : Cảm kháng
F : tần số (Hz)
L : hệ số tử cảm
Như vậy cảm kháng chính là đại lượng chỉ sức cản điện của
cuộn cảm đối v ới dòng điện xoay chiều.
III. Đồng hồ đo và cách sử dụng
III.1 Vol – ohm – Miliampe kế hay đồng hồ đo vạn năng
Vom là dung cụ nhiều chức nưng có thể dùng để đo : điện áp
DC hoặc AC, dòng AC hoặc DC và điện trở. Một số Vom
cũng có thể đo dexiben(db) và một số khác (với các bộ phận
phối hợp có thể đo độ tử cảm và điện dung.
Sơ đồ mạch của Vom đối với mỗi chức năng chủ yếu là sơ đồ
mạch ROL kế, ampekế và ohm kế nhiều khoảng đo. Các điện
trở chính xác dùng trong dụng cụ thông thường được sử
dụng(tới lúc có thể ) ở mọi chức năng của dụng cụ. Sơ đồ
mạch được bố trí lại một cách đơn giản ( như một vom kế,

14

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm


Ampe kế hoặc ohm kế ) bằng cách đặt nhúng công tắc vào
những vị trí thích hợp.
Mặt máy và các thang đo với một VOM đo độ lệch chất lượng
tốt điển hình ở hình bên dưới. Công tắc chức năng tạo điều
kiện dễ dàng cho việc lựa chọn mA DC (miliampe một chiều),
V DC (vol một chiều), R(điện trở), V AC (vol xoay chiều) và
mA AC (miliampe xoay chiều). Khi xoay công tắc khoảng đo
theo chiều kim đồng hồ thì các khoảng đo 0.1 tới 1000 áp dụng

cho tất cả cá khoảng đo dòng và điện áp, ngoại trừ các khoảng
đo dòng và điện áp AC bắt đầu một cáh tương ứng từ 1 mA và
1V. Như vậy, sử dụng các đầu ra + và -, dụng cụ có thể đo
được những đại lượng sau :
Dòng DC trên 12 khoảng đo từ 0 đến 100 µ A suốt 0 đến
1A(lưư ý rằng khoảng đo 0.1V DC cũng có thể sử dụng như
khoảng 5 0 µ A
DC
Điện áp DC trên 12 khoảng đo từ 0 đến 100m v thông suốt o
đến 1000 v
điện trở trên năm khoảng đo mở rộng từ 1 Ω tới 50 M Ω
Điện áp Ac trên mười khoảng đo từ 0 đến 1 V thông suốt đến
1000V.
Dòng Ac trên mười khoảng đo từ 0 đến 1 mA thông số tới 1 A
Các đầu ra đánh dấu + và - thông thường được dùng cho tất cả
các phép đo điện áp dòng và điện trở. Đầu ra 10-A DC được
sử dụng như đầu ra + khi phải đo các mức dòng DC nằm trong
khoảng từ 1A đén 10A . Đầu ra – là đầu ra thứ hai của dụng cụ
trong trường hợp đó. Đối với các phép đo dòng Ac giữa 1 A và
10A thì sử dụng đầu ra 10 – A AC và đầu ra - tương tự với
các phép đo điện áp giữa 1000V và 2500V AC. Có thể mở
rộng tiếp các khoảng đo dòng và điện áp VOM bầng cách sử
dụng các sun mấc ngoài và các bộ nhớ phối hợp điện áp cao
Dụng cụ trên được lấp một mạch chống quá tải. Khi dòng điện
trong máy đo vượt quá mức an toàn tối đa thì dụng cụ chống
quá tải ngất mạch dụng cụ từ bên trong và núm CUTGiáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm

15



OUTRESET bật lên. Mạch được nối bầng cách ấn núm CUTOUT . Núm điều chỉnh REVESEkhông được mắc đúng cực
.Âns (và giữ) núm REVERSEMETER sẽ đảo cực tính của máy
đo , vì vậy thu được độ lệch dương (nghĩa là về phía phải của
điểm zero).Thay cho núm điều chỉnh đó , một số dụng cụ có
công tấc chức nâng vói các vị trí DC+và DC-.Có thể đảo cực
cực tính bằng cách chuyển mạch giữa hai vị trí đó
Điều chỉnh mức không cơ khí , hoậc điều chỉnh vị trí zero0laf
núm điều chỉnh có rãnh để điều chỉnh vị trí zoro của kim bằng
chìa vặn khi máy đo không đúng. Núm điều chỉnh zero ohm
( điện trở zero) sử dụng các chức năng ohm kế được điều
chỉnh cho tới khi kim chỉ chính xác ô zero trên thang đo điện
trở ( phía bên phải) .
Dụng cụ vạn năng trên có kim lưới daovà mật đo có gương để
tránh sai số thị sai. Thang đo trên cũng chỉ được dùng để đo
điện trở. Khi chọn khoảng Rx1 thì điện trở do kim chỉ được
đọc trực tiếp bằng ohm. ở những khoảng đo khác phải nhân số
đọc của thang đo với hệ số thích hợp. Ví dụ, trên thang đo
Rx10, mọi số đọc trên thang đo theo ohm đều phải được nhân
với 10. Thang đo đánh dấu 0 tới 25 được sử dụng cho tất cả
các khoảng đo dòng và điện áp vốn là bội của 25. ở khoảng đo
25-V hoặc khoảng 25- mA, thang này được đo trực tiếp theo
Vol hoạc miliape. ở khoảng đo 2.5 V độ lệch toàn thang được
biểu thị 2.5V như vậy mọi số đọc phải được chia cho 10. Khi
đặt sang khoảng 250-V thì mọi số đọc (trong khoảng từ 0 đến
25) đều phải nhân với 10. Tương tự, các thang đo 0 tới 10 và 0
tới 50 phải được nhân với hệ số thích hợp với khoảng đo được
chọn.
Độ chính xác của phép đo bằng VOM thông thường là 2%
toàn thang đo trên các khoảng đo điẹn áp và dòng một chiều.\,
2% toàn thang đo ở các khoảng đo dòng xoay chiều, 3% toàn

thang đo ở các khoảng đo điện áp xoay chiều. Có thể dùng
dụng cụ cho phép đo dòng xoy chiều tới tần số khoảng

16

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm


100kHz. Ngoài tần số đo đó thì các tác dụng của điện dung và
độ tự cảm trong làm sai số đo tăng lên.
Cũng như các thang đo điện trở, điện áp và dòng dụng cụ trên
còn có tháng đo dexiben(dB), thang do CAP(điện dung) và
thang đo IND (độ tự cảm)
III.2 Sử dụng VOM như một AMPE Kế
III.2.1 Ampe kế DC
Đưa công tắc chứa chức năng với vị trí dòng một chiều – mA
DC . Nếu cần thì điều chỉn núm để đưa kim về đúng vị trí Zero
trên thang đo. Gõ nhẹ vào dụng cụ đẻ loại bỏ ma sát khi chỉnh
mức không.
Vặn công tắc khoảng đó tói vị trí dòng cao nhất của nó.
Mắc dụng cụ nối tiếp với mạch hoặc bộ phận trong đó cần đo
dòng điện. Phải mắc đúng cực, soa cho chiều của dòng điện
(quy ước) là đi vào đầu ra dương và đi r a khỏi đầu ra âm.
Điều chỉnh công tắc khoảng đo để cho độ lệch khả dĩ hơn nhất
trên thang đó.
Gõ nhẹ vào công dụng để loại bỏ ma sát khi đọc vị trí kim
II.2.2 Ampe kế Ac
Đật công tắc chức nâng vào vị trí dòng xoay chiều
MÁY TÍNH VÀ KỸ THUẬT LẮP RÁP MÁY TÍNH
CHƯƠNG

TỔNG QUAN HỆ THỐNG MÁY TÍNH VÀ CÁC THIẾT
BỊ NGOẠI
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
I.1 Cấu trúc chung của máy vi tính
Máy vi tính là một hệ thống được ghép bởi các thiết bị tạo nên. Do
đó để máy tính hoạt động được thì các thiết bị đó phải được lắp ghép với
nhau một cách hợp lý và phải khai báo với các thiết bị khác. Ngày nay
nghành tin học phát triển được dựa trên hai thành phần chính là phần
cứng và phần mềm :

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm

17


I.1.1 Phần cứng (Hardware)
Phần cứng (Hardware) nói chung là bao gồm các đối tượng hữu
hình như các vỉ mạch (IC), các bản mạch in, cáp nối, nguồn điện, bộ nhớ,
máy đọc bìa,… chứ không phải là các đối tượng trừu tượng, các thuật
toán hay là các chỉ thị.
Phần cứng máy tính là tất cả các thiết bị vật lý được dùng để lắp
ráp thành bộ máy tính. Ví dụ: Bộ vi xử lý, bo mạch chủ, bộ nhớ, bộ
nguồn, các thiết bị lưu trữ,…
I.1.2 Phần mềm (Sortware)
Khi nói đến phần mềm chúng ta hiểu đó là tập hợp tất cả các
chương trình chạy được trên máy tính. Phần mềm được chia thành 2 loại:
- Phần mềm hệ thống: Là các chương trình điều khiển sự hoạt động
của máy tính, có chức năng quản lý tài nguyên, duy trì hoạt động của
máy tính. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành.
- Phần mềm ứng dụng: Là các chương trình phần mềm dùng để giải

quyết các bài toán cụ thể trong thực tế. Ví dụ như các ngôn ngữ lập trình,
các phần mềm đồ họa, các phần mềm quản lý CSDL,…
Ngoài ra, còn có một dạng trung gian giữa phần cứng và phần mềm
được gọi là Firmware (phần mềm nhúng), nó chính là phần mềm nhưng
được nhúng vào các mạch điện tử trong quá trình chế tạo các mạch điện
tử này.Phần mềm nhúng được sử dụng để lưu các chương trình không
được phép bị mất đi khi tắt điện.

Hình 1 : cấu trúc chung một bộ máy
I.1.3 Chức năng của máy tính

18

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm


Máy vi tính là thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực tin học, nó được
cấu thành từ các thiết bị điện tử và hoạt động dưới sự điều khiển của
phần mềm. Máy tính thường có các chức năng cơ bản sau:
- Xử lý dữ liệu: Dữ liệu thường tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau
và yêu cầu xử lý là hết sức cần thiết. Do đó, máy tính phải có chức năng
xử lý dữ liệu.
- Lưu trữ dữ liệu: Chức năng này giúp máy tính có thể cập nhật,
tìm kiếm và xử lý khi cần thiết.
- Di chuyển dữ liệu: Máy tính phải có khả năng di chuyển dữ liệu
giữa bản thân nó và thế giới bên ngoài. Chức năng này thường được thể
hiện thông qua việc di chuyển dữ liệu giữa máy tính và các thiết bị kết
nối với nó.
- Điều khiển dữ liệu: Đơn vị điều khiển bên trong máy tính có
nhiệm vụ quản lý các tài nguyên và điều phối sự vận hành của các thành

phần chức năng phù hợp với yêu cầu của người sử dụng.
I.2 Thiết bị vào
Thiết bị vào là các thiết bị dùng để nhập dữ liệu vào máy tính như
bàn phím (keyboard), chuột (mouse), máy quét ảnh (scan),… và một số
thiết bị khác.
I.3 Thiết bị ra
Thiết bị ra là các thiết bị dùng để hiển thị thông tin ra sau khi xử lý
như màn hình (Monitor/Display), máy in (Printer), loa (Speaker),... và
một số thiết bị khác.
I.4 Bộ nhớ
Bộ nhớ là một thành phần quan trọng của máy tính, dùng để lưu trữ
các lệnh và dữ liệu của máy tính. Bộ nhớ được xây dựng từ các phần tử
nhớ cơ bản, mỗi phần tử nhớ cơ bản có thể nhớ được một bit thông tin.
Đó là các mạch có hai trạng thái cân bằng ổn định (flip - flop). Bộ nhớ
máy tính được chia thành hai loại, đó là bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
- Bộ nhớ trong: Bộ nhớ trong còn được gọi là bộ nhớ chính của
máy tính, nó có chức năng lưu trữ thông tin trong quá trình máy tính hoạt
động. Nó có 2loại: RAM, ROM (Chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn ở
Chương 2 - Các thiết bị phần cứng máy tính).

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm

19


- Bộ nhớ ngoài: Bộ nhớ ngoài hay còn gọi là bộ nhớ phụ của máy
tính, nó cho phép đọc/ghi và lưu trữ thông tin lâu dài kể cả khi máy tính
không hoạt động hoặc khi tháo ra khỏi máy tính. Bộ nhớ ngoài phổ biến
hiện nay là đĩa từ (đĩa cứng, đĩa mềm), đĩa quang (đĩa CD) và băng từ.


II. CẤU TRÚC MÁY VI TÍNH
II.1 Sơ đồ khối của máy tính
Một máy tính được cấu tạo từ nhiều thành phần và mỗi máy tính cụ
thể có thể có các thành phần khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng
mà người dùng có thể gắn thêm hay gỡ bỏ một số thiết bị không cần
thiết. Nhưng có một số thành phần chính là không thể thiếu đối với bất
kỳ một máy tính nào. Sau đây là sơ đồ khối minh họa cấu trúc chung của
một máy tính. (Xem H-1.1)
Thiết bị đầu ra
(màn hình, máy in…)

Thiết bị giao diện
Đơn vị số học
ALU

Bộ nhớ
đĩa từ
Bộ nhớ

Thiết bị giao diện

Đơn vị điều
khiển

Bộ nhớ
bán dẫn

CPU
Thiết bị đầu vào


H - 1.1 Các khối cơ bản của một hệ thống máy tính

I.2 Nguyên tắc hoạt động
Máy tính không thể hoạt động được hoặc có thể hoạt động nhưng
không thể đem lại một kết quả nào nếu như nó không có đầy đủ các thiết
bị phần cứng cũng như các phần mềm điều khiển. Do đó, máy tính muốn
hoạt động được và hoạt động hiệu quả thì nó phải dựa trên sự kết hợp
giữa các thiết bị phần cứng và các phần mềm điều khiển.

20

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm


III. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MÁY TÍNH.
Trong lịch sử tiến hoá của máy tính nói chung và máy tính điện tử
nói riêng, đã có hàng trăm loại máy tính khác nhau lần lượt được ra đời.
Chiếc máy tính đầu tiên do nhà khoa học người Pháp Blase Pascal
(1623 – 1662) chế tạo năm 1642. Chiếc máy tính này hoàn toàn là cơ khí,
sử dụng các bánh xe răng, năng lượng cung cấp cho máy tính là sức
người – Quay tay, chỉ thực hiện được phép toán cộng và trừ.
Ba mươi năm sau, nhà bác học người Đức Baron Gotfried von
Leibniz (1646 – 1716) đã chế tạo thành công một chiếc máy tính cơ khí
khác, ngoài hai phép tính cộng, trừ nó còn có thể thực hiện được phép
nhân và phép chia.
Sau đó, giáo sư toán học Charles Babbage (1792 – 1871) ở trường
đại học tổng hợp Cambridge đã thiết kế và chế tạo thành công chiếc máy
tính thực hiện được các phép toán như máy tính của Pascal. Chiếc máy
tính này được thiết kế để chạy một thuật toán duy nhất và có thể đưa số
liệu ra ngoài. Mặc dù chiếc máy tính chạy khá tốt nhưng nó chỉ thực hiện

được một thuật toán cho nên ông đã nghiên cứu cải tiến nó và cho ra đời
chiếc máy mới bao gồm 4 thành phần là: Bộ nhớ, đơn vị tính toán, thiết
bị vào và thiết bị ra. Chiếc máy tính này có thể thực hiện được các công
việc khác nhau.
Vào khoảng năm 1930 một sinh viên người Đức tên là Konrad
Zuse đã chế tạo một loạt máy tính tự động sử dụng rơ-le điện tử. Các
máy tính này đã bị ném bom trong chiến tranh thế giới phá huỷ năm
1944, vì vậy các máy tính này không có ảnh hưởng gì đến các máy tính
thế hệ sau này.
Các máy tính ra đời vào thời điểm trên còn được gọi là các máy
tính thế hệ số không. Sau đó máy tính được phát triển không ngừng và
ngày càng đa dạng hơn. Có thể phân chia sự phát triển của máy tính
thành các thế hệ qua các thời kỳ như sau.
III.1 Thế hệ thứ nhất (1943 - 1955)
Các máy tính thuộc thế hệ này được lắp ráp bằng bóng đèn điện tử
nên nó rất cồng kềnh và tiêu thụ nhiều năng lượng nhưng tốc độ tính toán
lại rất chậm.

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm

21


III.2 Thế hệ thứ hai (1955 - 1965)
Các máy tính thuộc thế hệ này được chế tạo bằng các linh kiện bán
dẫn, kích thước được thu gọn hơn thế hệ trước, tốc độ xử lý vừa phải, sử
dụng dễ dàng hơn và có độ tin cậy hơn.
III.3 Thế hệ thứ ba (1965- 1980)
Ở thế hệ này các máy tính được chế tạo bằng mạch tích hợp (IC)
thay cho các bóng đèn bán dẫn, kích thước được thu gọn đáng kể, giá

thành hạ và độ tin cậy hơn hẳn các thế hệ trước.
III.4 Thế hệ thứ tư (1980 đến nay)
Các máy tính thuộc thế hệ này được chế tạo bằng các mạch tích
hợp cỡ lớn VLSI ( Very Larger Scale Integrator). Các bộ nhớ được tổ
chức với khối lượng lớn và tốc độ nhanh. Thế hệ này xuất phát từ sự ra
đời của máy IBM.

V. CÁC LOẠI MÁY TÍNH
Dựa trên kích thước vật lý, hiệu suất và lĩnh vực sử dụng, người ta
chia máy tính thành các loại sau đây.
- Microcomputer: Loại máy tính này còn được gọi là PC (Personal
Computer), là những máy tính để bàn. PC có một bộ vi xử lý và một số
thiết bị ngoại vi như màn hình, bàn phím, chuột,… Loại máy tính này
thường dùng cho một người sử dụng độc lập, ví dụ như soạn thảo văn
bản, xử lý ảnh,…
- Minicomputer: Là những máy tính cỡ trung bình, có thể thực hiện
được các ứng dụng tương đối lớn. Loại máy này thường được sử dụng
trong các ứng dụng thời gian thực như trong việc tự động hoá sản xuất.
- Supermini: Loại máy này thường được xây dựng dựa trên các bộ
xử lý 32 bit và có hàng chục Megabyte bộ nhớ. Các máy loại này thường
được ứng dụng trong các hệ thống phân chia thời gian. Ví dụ, máy quản
gia của mạng (Network Fileserver), …
- Mainframe: Loại này thường là các máy tính của hãng IBM và
Cray, được sử dụng trong chế độ các công việc sắp xếp theo lô lớn hoặc
xử lý các giao dịch như trong hệ thống ngân hàng, bán vé máy bay, …
- Supercomputer: Loại máy tính này được thiết kế đặc biệt để đạt
tốc độ thực hiện các phép tính dấu phẩy động cao nhất có thể có được,
chúng thường có kiến trúc song song và chỉ hoạt động có hiệu quả cao
trong một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ: như lĩnh vực dự báo thời tiết.


22

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm


CHƯƠNG :2.

THIẾT BỊ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH VÀ CÁCH
LẮP RÁP
I. TỔNG QUAN THIẾT BỊ PHẦN CỨNG
Một hệ thống máy tính là sự kết hợp của ba khối cơ bản: Khối nhập
dữ liệu, khối xử lý và lưu trữ dữ liệu, khối xuất thông tin. Tùy thuộc vào
công việc của từng khối mà chúng được tạo thành từ các thiết bị với
những đặc tính kỹ thuật riêng.
- Các thiết bị nhập xuất nằm ngoài vỏ hộp máy thực hiện các công
việc nhập dữ liệu và xuất thông tin (bàn phím, chuột, màn hình, máy
in, ...).
- Các thiết bị xử lý, lưu trữ nằm bên trong hộp máy đảm nhận công
việc xử lý và lưu trữ dữ liệu (bộ xử lý, bo mạch chủ, bộ nhớ, thiết bị lưu
trữ, ...).
I.1 Các thiết bị nhập xuất phổ biến.
I.1.1 Cổng giao tiếp
Cổng giao tiếp là các cổng sử dụng cho việc giao tiếp giữa máy tính
và các thiết bị ngoại vi như cổng kết nối bàn phím, chuột, cổng kết nối
màn hình, máy in,..
I.1.2 Các thiết bị nhập phổ biến
Thiết bị nhập là các thiết bị tạo tín hiệu ở đầu vào của hệ thống máy
tính, nó được dùng để nhập dữ liệu vào máy tính. Các thiết bị nhập
thường được sử dụng như bàn phím, chuột, máy quét ảnh,...
I.1.3 Các thiết bị xuất phổ biến

Thiết bị xuất là các thiết bị dùng để hiện thị các thông tin và kết
quả xử lý trong quá trình làm việc. Các thiết bị xuất thường được sử dụng
như màn hình, máy in, loa,...
I.2 Các thiết bị bên trong case
I.2.1 Bộ nguồn (Power Supply Unit – PUS).
Bộ nguồn là thiết bị dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành
dòng điện một chiều, cung cấp nguồn năng lượng cho các thiết bị trong
hệ thống máy tính (sẽ tìm hiểu ở mục II.2).

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm

23


I.2.2 Bản mạch chính (Mainboard)
Bản mạch chính còn được gọi là Mainboard hoặc System board, là
mạch điện tử lớn và nó là thành phần quan trọng nhất bên trong máy tính.
Bản mạch chính được dùng để kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp các thiết bị
của máy tính lại thành một hệ thống.
I.2.3 Các thiết bị lưu trữ (Storage devices)
Các thiết bị lưu trữ bao gồm bộ nhớ (RAM, ROM) và các thiết bị
khác như đĩa từ (đĩa mềm, đĩa cứng), đĩa quang (đĩa CDROM/CDR/DVD/…),… thiết bị nhớ di động (Flash disk)
I.2.4 Card mở rộng.
Card mở rộng là một bản mạch tích hợp được dùng để liên kết các
thiết bị ngoại vi vào bản mạch chính thông qua cổng giao tiếp của Card.
Ví dụ: VGA Card, Sound Card, Modem,…

II. HỘP MÁY VÀ BỘ NGUỒN
II.1 Hộp máy (case)
Hộp máy còn được gọi là Case, thường được làm bằng kim loại và

dùng để chứa hầu hết các thiết bị bên trong máy tính như: Bộ nguồn, bản
mạch chính, các ổ đĩa, card mở rộng,...
Tuỳ thuộc vào bộ nguồn được gắn vào Case mà người ta thường
chia Case thành 2 loại là Case AT và Case ATX.
II.1.1 Các kiểu hộp máy
Hộp máy thường có nhiều kiểu dáng khác nhau như kiểu đứng,
kiểu nằm, kiểu lớn, nhỏ,…

H – 2.1 Các kiểu hộp máy

24

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm


II.1.2 Các công tắc và đèn tín hiệu trên hộp máy.
- Công tắc nguồn (Power switch): Thông thường nó là công tắc
lớn nhất trên Case, được dùng để khởi động máy. Đối với case AT thì
công tắc nguồn được kết nối trực tiếp vào bộ nguồn, với Case ATX thì
công tắc nguồn được nối vào Mainboard.
- Nút khởi động lại (Reset button): Nút khởi động lại thường nút
này được thiết kế nằm bên cạnh nút công tắc nguồn và được dùng để
khởi động lại máy tính.
- Đèn báo nguồn (Power led): Đèn này được kết nối vào
Mainboard, khi bật công tắc máy thì đèn sẽ báo hiệu là máy đã được khởi
động.
- Đèn HDD (HDD led hay IDEl led): Được kết nối vào Mainboard
để báo hiệu khi ổ cứng được truy xuất.
II.2 Bộ nguồn (Power supply unit – pus)


H – 2.2 Bộ nguồn

Bộ nguồn là thiết bị có chức năng biến đổi dòng điện xoay chiều
thành
H – 2.1 Các kiểu PSU hiện nay

Dòng điện một chiều để cung cấp nguồn năng lượng cho các thiết
bị trong hệ thống máy tính. Bộ nguồn thường có công suất từ 250W đến
600W. Tùy vào tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị trong hệ thống mà
ta có thể lựa chọn bộ nguồn có công suất phù hợp. Dựa vào nguyên lý
hoạt động và cách thiết kế mà bộ nguồn có các tên gọi khác nhau như

Giáo trình bảo trì máy tính và cài đặt phần mềm

25


×