Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

BỘ ĐỀ THI HSG TỈNH VÀ CHỌN HSG QUỐC GIA MÔN VĂN LỚP 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 58 trang )





SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn thi :

ĐỀ CHÍNH THỨC

NGỮ VĂN

Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi : 02/10/2013

Câu 1 (8 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống thể hiện trong các câu sau:
- Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
(trích Giục giã - Xuân Diệu)
- Sống tung sóng gió thanh cao mới
Sống mạnh dù trong một phút giây
(trích Đi - Tố Hữu)
- Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
(trích Để gió cuốn đi (ca từ) - Trịnh Công Sơn)
Câu 2 (12 điểm)
Có nhận định rằng: Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả.
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên ?


Hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm sáng tỏ ý kiến đó.
--------------------- HẾT --------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
Năm học 2013 - 2014
Môn thi :
NGỮ VĂN
Thời gian : 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi : 02 tháng 10 năm 2013

ĐỀ DỰ BỊ

(Đề thi này có 01 trang)

Câu 1 (8 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên sau:
Bạn hãy cười và thế gian sẽ cười với bạn.
Bạn hãy khóc và khóc cô đơn.
Bạn hãy bao dung với tất cả mọi người, trừ chính mình.
Câu 2 (12 điểm)
Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ của hai bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, Tiếng
hát con tàu của Chế Lan Viên.

---------------------HẾT--------------------Học sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.



SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
Năm học 2013 - 2014

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
(Hướng dẫn chấm này có 4 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài
làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm
này.
- Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu hình ảnh và
cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng hợp lí.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,5 đ.
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (8 điểm)

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống thể hiện trong các câu sau:
- Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
(trích Giục giã - Xuân Diệu)
- Sống tung sóng gió thanh cao mới
Sống mạnh dù trong một phút giây
(trích Đi - Tố Hữu)
- Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
(trích Để gió cuốn đi (ca từ) - Trịnh Công Sơn)
I. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:

- Vận dụng thuần thục cách thức làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí: kết hợp
các thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn, huy động tốt những kiến thức sách vở, đời sống,
những trải nghiệm của bản thân…để bảo vệ cho lập luận của mình.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ và
ngữ pháp.
II.Yêu cầu về kiến thức:
Cần hiểu đúng ý tưởng của các câu trích ; cũng như dẫn ra được những dẫn chứng thực tế để
bảo vệ cho lập luận của mình. Học sinh có quyền đưa ra những ý kiến riêng. Điều quan trọng là
cách hiểu và cách bàn luận phải xuất phát từ ý tưởng được dẫn trên đề và phải phù hợp với
chuẩn mực đạo đức chung của xã hội cũng như có sự hợp lí về lập luận.
Bài làm cần thiết đảm bảo định hướng chính sau:


1. Giải thích vấn đề:
- So sánh làm nổi bật quan niệm sống, khát vọng sống tích cực: phải hướng đến một đời sống
tỏa sáng, có ý nghĩa (ngay cả khi “huy hoàng” chỉ diễn ra trong thoáng chốc). Đó là cách sống
tận hiến, với khát vọng được làm chuyện lớn lao có ích cho đời cho mình, để có được những
giây phút vinh quang, chói sáng...
- Sống trong sạch cao thượng, mạnh mẽ hào hùng giữa “sóng gió” cuộc đời và hướng theo cái
mới. Khác với cách sống cũ: thụ động, buông xuôi, cam chịu, ươn hèn...
- Sống với một tấm lòng chân thật yêu thương, mở ra phía tha nhân ; sống trong tình thân ái,
biết cảm thông, chia sẻ...
2. Bàn bạc:
- Không chấp nhận lối sống nhàn nhạt “lờ mờ, lẹt đẹt, luộm thuộm” (chữ của Nguyễn Tuân) vô
nghĩa trong suốt đời người chính là thái độ sống đẹp của con người có khát vọng lớn lao.
- “Quăng thân vào gió bụi”, sống “thanh cao”, mạnh mẽ và hướng theo lí tưởng cao đẹp chính là
lối sống tích cực, có tránh nhiệm...
- Trải lòng để yêu thương, chia sẻ, “để gió cuốn đi” đến với mọi người gần xa, không tính toán
vị kỉ chính là đạo lí rất đáng được ngợi ca.
- “Phút huy hoàng” trong cuộc đời thật quý và có ý nghĩa ; nhưng không thể vì thế mà đánh đổi

cả phần đời còn lại. Con người không chỉ tỏa sáng trong chốc lát rồi vụt tắt. Đời người có lúc
thăng hoa, có lúc trầm lắng và cũng khó tránh khỏi những lúc “le lói” buồn đau. Cũng có nhiều
người sống âm thầm nhưng có ích cho xã hội. Nhưng cái đáng trân trọng là khát vọng được
cháy hết mình, được tận hiến cho đời...
- Không phải lúc nào cũng sống mạnh, sống hùng ; có lúc cần lắng lòng trước cái đẹp của thiên
nhiên, cuộc sống, tình người...
- Và cũng không phải lúc nào cũng giao đãi với người bằng tình yêu thương, phải biết phẫn nộ
và đấu tranh với cái xấu, cái ác. Mở lòng ra với mọi người song phải biết trân trọng giá trị cuộc
sống của chính mình.
- Những quan niệm sống khác nhau, có thể bổ sung cho nhau, hướng con người theo một cách
sống đẹp đẽ, hoàn thiện từ khát vọng đến hành động và tình cảm.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức: Cần tự trang bị cho bản thân một quan niệm sống đúng đắn, đẹp đẽ.
- Hành động: Mạnh mẽ trong thực hiện những dự định tốt đẹp ; trong sạch trong lối sống ; cao
thượng, chân thành trong tình cảm.
* Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm.
Câu 2 (12 điểm)
Có nhận định rằng: Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả.
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên ?
Hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm sáng tỏ ý kiến đó.
I. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:

3.0
1.0

1.0
1.0
4.0

1.5


1.5

1.0
1.0
0.5
0.5


Học sinh có thể giải thích xong nhận định, sau đó phân tích bài thơ, so sánh đối chiếu,... để
làm rõ nét riêng độc đáo của tác phẩm ; hoặc kết hợp các thao tác nghị luận trên cùng một
lúc. Kết cấu chặt chẽ, văn viết lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung:
Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về lí luận văn học và những kiến thức thuộc phạm vi đề
bài, học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ được các ý
chính sau :
1. Giải thích nhận định:
- Văn chương là lĩnh vực của cái độc đáo. Mỗi tác phẩm văn chương phải có nét riêng, nét mới
ở ý tưởng nghệ thuật cũng như ở hình thức biểu hiện. Mỗi nhà văn phải có một thế giới nghệ
thuật riêng, một “chân trời” riêng, một “biên cương” riêng. Nhà văn có phong cách thì mới
được người đọc chấp nhận và yêu mến. Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn.
- Mới mẻ, độc đáo là điều kiện tồn tại của tác phẩm văn chương. Tác phẩm chương không có gì
mới sẽ không được người đọc tiếp nhận. Nhà văn có phong cách nghệ thuật mờ nhạt sẽ bị người
đọc quên lãng ; lặp lại mình hoặc lặp lại người khác đều là điều tối kị trong hoạt động sáng tác
của nhà văn...

5.0

- Biểu hiện của cái riêng trong văn chương:

+ Giọng điệu riêng biệt của tác phẩm.
+ Cách nhìn, cách cảm của nhà văn có tính chất khám phá.
+ Yếu tố mới trong nội dung tác phẩm.
+ Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật mang dấu ấn riêng
Lưu ý: Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo hai khía cạnh: nội dung và nghệ thuật. Tuy vậy,
cần đảm bảo các ý trên.
2. Phân tích bài thơ để làm rõ vấn đề nghị luận:
a/ Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm:
- Tác giả:
+ Xuân Quỳnh thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong chống Mĩ.
+ Tác giả của những thi phẩm nổi tiếng: Hoa dọc chiến hào (1968), Tự hát (1984), Hoa cỏ
may (1989)...
+ Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn
hậu, chân thực và luôn luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường.
- Tác phẩm:
+ Sóng là bài thơ viết về tình yêu hạnh phúc, trích trong tập Hoa dọc chiến hào, viết năm
1967, tại biển Diêm Điền, Thái Bình.
+ Thơ năm chữ, có cấu tứ độc đáo – mượn sóng để nói đến khát vọng tình yêu.
b/ Phân tích:
- Giọng điệu chung của bài thơ: dào dạt, da diết, khát khao, âu lo, day dứt… Mỗi câu thơ như
một con sóng vỗ vào bờ, gợi tả tinh tế nhịp điệu tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.

1.0

2.0

2.0

7.0
1.0

0.5

0.5

5.0
1.0


- Cách nhìn, cách cảm mới mẻ về tình yêu: Qua hình tượng “sóng” và “em”, tình yêu được thể
hiện ở nhiều cung bậc, sắc độ:
+ Những biến động khác thường, nghịch lí trong lòng người phụ nữ đang yêu. (Dữ dội và dịu
êm/Ồn ào và lặng lẽ).
+ Khát vọng vươn xa, thoát khỏi sự chật chội, tầm thường ; tìm sự đồng điệu. Yêu là đưa
lòng ra biển lớn (Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể).
+ Tình yêu là nỗi khát vọng muôn đời. Yêu là hiện tượng vĩnh hằng (Ôi con sóng ngày
xưa/Và ngày sau vẫn thế).
+ Nhu cầu lí giải sự khởi nguồn, khởi điểm của tình yêu. (Em nghĩ về anh em/Em nghĩ về
biển lớn/Từ nơi nào sóng lên ?...Khi nào ta yêu nhau).
+ Nỗi nhớ nhung da diết, mãnh liệt. Nó chiếm cả bề rộng và tầng sâu ; khắc khoải trong mọi
thời gian, cả trong ý thức và vô thức ; khắc khoải trong mọi không gian. (Con sóng dưới lòng
sâu/Con sóng trên mặt nước/Ôi con sóng nhớ bờ/Ngày đêm không ngủ được/Lòng em nhớ đến
anh/Cả trong mơ còn thức/Dẫu xuôi về phương bắc/Dẫu ngược về phương nam/Nơi nào em
cũng nghĩ/Hướng về anh một phương).
+ Niềm tin về một tình yêu dù cách trở vẫn đến được bến bờ hạnh phúc. (Ở ngoài kia đại
dương/Trăm ngàn con sóng đó/Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở).
+ Nỗi trăn trở về sự hữu hạn của cuộc đời ; niềm mong mỏi về sự vô hạn trong tình yêu.
(Cuộc đời tuy dài thế/Năm tháng vẫn đi qua/Như biển kia dẫu rộng/Mây vẫn bay về xa).
Lưu ý: Có thể thí sinh nêu cách hiểu khác: Từ tình yêu hiện hữu, suy niệm về cuộc đời, thấy
cuộc đời là có thật và dài nhưng có thể đo đếm được bằng năm tháng…
- Nét mới trong nội dung:

+ Tình yêu nồng cháy, mãnh liệt, bí ẩn nhưng giàu nữ tính, đòi hỏi sự thủy chung trong
một tình yêu đúng nghĩa, hướng đến cuộc sống chung.
+ Khát vọng tình yêu như một nhu cầu tự nhận thức, khám phá cái tôi bản thể.
- Hình thức, kĩ thuật biểu hiện mang đậm dấu ấn riêng:
+ Kết cấu: kết cấu song hành “sóng” và “em”.
+ Cách biểu hiện vừa mới mẻ vừa truyền thống, đặc biệt là cách sử dụng hình tượng sóng:
mỗi trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng với một
khía cạnh, một đặc tính của sóng.
+ Thể thơ 5 chữ, các câu nối tiếp gợi liên tưởng từng đợt sóng vào bờ.
c/ Đánh giá chung:
- Nội dung: Tình yêu trong bài thơ là tình yêu hạnh phúc, gắn liền với cuộc sống chung
(không phải tình yêu đau khổ, không phải tình đầu non nớt, vụng dại), với nhiều đam mê khao
khát, đòi hỏi chiều sâu trong tình cảm.
- Nghệ thuật: Bài thơ hội tụ nhiều nét tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật thơ Xuân
Quỳnh.
Sóng là một đóng góp đặc biệt của Xuân Quỳnh cho thơ ca viết về tình yêu của văn học dân
tộc.
* Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm.

2.0

1.0

1.0

1.0
0.5

0.5



HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
(Hướng dẫn chấm này có 4 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài
làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm
này.
- Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu hình ảnh và
cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng nhưng hợp lí.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,5 đ.
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu 1 (8 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên sau:
Bạn hãy cười và thế gian sẽ cười với bạn.
Bạn hãy khóc và khóc cô đơn.
Bạn hãy bao dung với tất cả mọi người, trừ chính mình.
I. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:
- Vận dụng thuần thục cách thức làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí: kết hợp
các thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn, huy động tốt những kiến thức sách vở, đời sống,
những trải nghiệm của bản thân…để bảo vệ cho lập luận của mình.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ và
ngữ pháp.
II.Yêu cầu về kiến thức:
Cần hiểu đúng ý tưởng của câu trích; cũng như dẫn ra được những dẫn chứng thực tế để bảo
vệ cho lập luận của mình. Học sinh có quyền đưa ra những ý kiến riêng; điều quan trọng là cách
hiểu và cách bàn luận phải xuất phát từ ý tưởng được dẫn trên đề và phải phù hợp với chuẩn
mực đạo đức chung của xã hội cũng như có sự hợp lí về lập luận.
Bài làm cần thiết đảm bảo định hướng chính sau:
1. Giải thích vấn đề:

- Hãy thể hiện niềm vui một cách chân thành, hãy đem niềm vui đến với mọi người; sẽ được
người chung quanh đồng cảm, san sẻ.
- Có nỗi buồn, nỗi đau thì hãy khóc cho vơi và giữ nó lại cho riêng mình.
- Hãy rộng lượng với mọi người và nghiêm khắc với bản thân
2. Bàn bạc:
- Lời khuyên sâu sắc về cách ứng xử chan hòa giữa cá nhân với cộng đồng.
Lời khuyên có ý nghĩa về mối quan hệ giữa cá nhân với chính nó.
- Hợp hòa, gắn bó nhưng không làm mất đi bản sắc cá nhân.

3.0
1.0
1.0
1.0
4.0
1.5
1.5


Nỗi buồn, nỗi đau cũng rất cần được chia sớt.
Không nên bao dung với mọi đối tượng, cần thiết phải đấu tranh đến cùng nhằm loại trừ cái ác,
cái xấu để bảo vệ chân lí...
Nghiêm khắc với bản thân nhưng không tự ép mình vào chủ nghĩa khắc kỉ.
- Để hoàn thiện nhân cách và làm cho cuộc sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn thì vui buồn cùng nhau
1.0
san sẻ, độ lượng với mọi người và yêu cầu cao với chính bản thân.
3. Bài học nhận thức và hành động:
1.0
- Nhận thức được mối quan hệ cần có giữa cá nhân với cộng đồng và mối quan hệ tự thân.
0.5
- Hành động: Có lời nói, việc làm thể hiện mối quan hệ tốt đẹp trên.

0.5
* Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm.

Câu 2 (12 điểm)
Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ của hai bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, Tiếng hát
con tàu của Chế Lan Viên.
I. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:
Học sinh có thể phân tích lần lượt từng bài thơ để làm rõ vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm;
hoặc kết hợp phân tích hai bài thơ theo luận điểm. Bố cục phải được sắp xếp theo mục đích nghị
luận, kết cấu chặt chẽ, văn viết lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung:
Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về lí luận văn học và những kiến thức thuộc phạm vi đề bài, học
sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ được các ý chính sau :

1. Giải thích: Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ
- Ngôn ngữ thơ chính xác, hàm súc: chỉ dùng một lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu
hiện cái vô hạn của cuộc sống, bao gồm các sự kiện tự nhiên và xã hội cũng như những điều
thầm kín trong tâm linh con người. Mỗi từ ngữ trong câu thơ phải diễn tả được đúng điều mà
nhà thơ nhìn thấy, cảm thấy và cả những điều sẽ thấy.
- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu góp phần tạo tính nhạc, tính họa trong thơ.
+ Qua hình ảnh cụ thể, diễn đạt ý tưởng, tình cảm.
+ Hiệp vần, ngắt nhịp, hài thanh tạo nên độ lan cho thơ.
- Ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm.
Các yếu tố đó hòa quyện vào nhau, tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa, biến hóa
qua nhiều sắc thái ảo thực bất ngờ thú vị.
Để có được thứ ngôn ngữ “thần diệu” như vậy, nhà thơ phải có hồn thơ, phải xuất phát từ
cảm xúc chân thành, từ quá trình khổ luyện, tìm tòi, tích lũy vốn sống, vốn văn hóa...

5.0


2. Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ trong hai bài thơ:
a/ Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm:
- Tác giả:
+ Quang Dũng:
* Là một nghệ sĩ đa tài.

7.0
1.0
0.5

1.0
1.0

1.0

2.0


* Hồn thơ lãng mạn, tài hoa.
* Tác giả của tập thơ nổi tiếng: Mây đầu ô (1986).
+ Chế Lan Viên:
* Nhà thơ có hai đời thơ: Trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.
* Thơ Chế Lan Viên “có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng triết lí,
mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh.”(SGK Ngữ văn 12 Nâng
cao, Tập 1, NXB Giáo dục, trang 107)
* Tác giả của các tập thơ: Điêu tàn (1937) Ánh sáng và phù sa (1960), Đối thoại mới
(1973)...
- Tác phẩm:
+ Tây Tiến:

* Viết về đơn vị quân đội Tây Tiến.
* Sáng tác 1947, tại Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ đơn vị cũ.
+ Tiếng hát con tàu:
Bài thơ được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế - xã hội những năm 1958 – 1960 - cuộc
vận động nhân dân miền xuôi đi xây dựng Tây Bắc. Chế Lan Viên lấy sự kiện trên làm điểm
xuất phát để thể hiện cuộc hành trình tâm hồn từ cái tôi cô đơn trở về hòa nhập với cuộc đời
rộng lớn của nhân dân.
b/ Phân tích: Vẻ đẹp ngôn ngữ của bài thơ Tây Tiến và Tiếng hát con tàu:
- Điểm tương đồng:
+ Từ ngữ tinh xác, giàu sức gợi tả (...)
+ Hình ảnh cụ thể, phong phú được chắc lọc từ cuộc sống (...)
+ Hiệp vần, ngắt nhịp, hài thanh tinh tế (...)
+ Lời thơ thấm đẫm cảm xúc. (...)
- Điểm khác biệt:
Tây Tiến:
Tiếng hát con tàu:
* Phối hợp, hòa trộn nhiều sắc thái phong
cách với những lớp từ vựng đặc trưng: từ ngữ
trang trọng, có màu sắc cổ kính để miêu tả
hình ảnh người lính và sự hi sinh bi tráng của
họ (biên cương, viễn xứ, áo bào...), ngôn từ
thông tục, sinh động của ngôn ngữ sinh hoạt,
mang đậm chất “lính” (ngửi trời, bỏ quên đời,
cọp trêu người...)
* Tạo sắc thái mới hoặc nét nghĩa mới cho từ
ngữ. (nhớ chơi vơi, đêm hơi, mưa xa khơi,
mùa em, dáng kiều thơm...)
* Dùng nhiều từ địa danh gợi màu sắc “xứ lạ
phương xa”(Sài Khao, Mường Lát, Mường
Hịch...)

* Sử dụng ngôn ngữ thơ vừa mang chất nhạc
vừa mang chất họa.

* Hình ảnh sáng tạo theo bút pháp tả thực (bản
sương giăng, đèo mây phủ, lửa hồng soi tóc
bạc, chim rừng lông trở biếc, vắt xôi nuôi quân
em giấu giữa rừng...)
* Hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ - tượng trưng
(con tàu, Tây Bắc, vầng trăng, Mẹ yêu thương,
trái đầu xuân, vàng ta đau trong lửa, mặt hồng
em trong suối lớn mùa xuân...)
* Hình ảnh được liên kết, xâu chuỗi thành
chùm
(nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp
mùa, trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi
ngừng...gặp tay đưa)
* Hình ảnh so sánh được sử dụng phổ biến song
rất đa dạng, tạo được bất ngờ thẩm mĩ (...như
ngọn lửa, ...như nai về suối cũ, như đứa trẻ thơ
đói lòng gặp sữa, ...như đông về nhớ rét, như

0.5

6.0

2.0

3.0



Những yếu tố ngôn ngữ trên khắc họa hình cánh kiến hoa vàng...)
ảnh núi rừng Tây Bắc hoang vu và mĩ lệ và * Nhiều từ được dùng theo nghĩa chuyển cùng
tượng đài bi - tráng về người lính Tây Tiến.
với hình ảnh phong phú làm cho câu thơ mang
vẻ đẹp tinh tế, có lúc rực rỡ (tàu đói những
vầng trăng, lòng đóng khép, tâm hồn ta thấm
đất, tàu hãy vỗ dùm ta đôi cánh vội...)
* Ngôn ngữ thơ mang vẻ đẹp trí tuệ (Khi ta ở
chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn.
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương..)
Mới mẻ trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh
để biểu hiện sâu sắc tinh tế cuộc hành trình tâm
hồn và những ân tình, ân nghĩa của Cách mạng,
Kháng chiến.
- Lí giải của sự tương đồng và khác biệt:
+ Nguyên nhân tương đồng:
* Hai nhà thơ sống cùng thời đại.
* Họ sáng tác dưới ánh sáng của quan niệm thẩm mĩ mới.
* Lãng mạn là phương thức thể hiện chủ yếu của hai nhà thơ.
+ Nguyên nhân khác biệt:
* Hai nhà thơ có phong cách nghệ thuật độc đáo.
* Quang Dũng là một người lính, Chế Lan Viên vừa mới ra khỏi “thung lũng đau thương”.
* Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm.

1.0














×