Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Kỹ năng phi ngôn ngữ trong tư vấn pháp luật về Đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.14 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trong hoạt động tư vấn pháp luật, nghệ thuật giao tiếp là một công cụ
quan trọng và hiệu quả để luật sư có thể tư vấn cho khách hàng một cách
chuyên nghiệp và hiệu quả nhất. Để làm chủ được khả năng giao tiếp,
người luật sư cần phải sử một cách thành thạo và nhuần nhuyễn yếu tố
ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn ngữ. Đặc biệt, kĩ năng phi ngôn ngữ tuy
không thể bộc lộ một cách trực tiếp như kĩ năng ngôn ngữ; nhưng lại
đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kĩ năng tư vấn pháp luật, mà
đặc biệt là kĩ năng tư vấn pháp luật đất đai. Để làm rõ hơn những vấn đề
nêu trên, nhóm chúng em xin được lựa chọn đề 1:

1


1.
2.
3.

Vai trò của kĩ năng phi ngôn ngữ trong tư vấn pháp luật đất đai?
Kĩ năng phi ngôn ngữ bao gồm những hành vi xử sự nào?
Trong giao tiếp với khách hàng, luật sư tư vấn phải sử dụng kĩ
năng phi ngôn ngữ như thế nào để xây dựng lòng tin của khách
hàng đối với hoạt động tư vấn pháp luật?

NỘI DUNG
1.

Vai trò của kĩ năng phi ngôn ngữ trong tư vấn pháp luật đất


đai?
1.1.
Khái quát chung về kĩ năng phi ngôn ngữ trong tư vấn pháp
luật đất đai
Kỹ năng phi ngôn ngữ trong lĩnh vực đất đai là kỹ năng sử dụng, phối
hợp linh hoạt và có hiệu quả các hành vi xử sự nhằm bổ trợ cũng như
gây thiện cảm, lòng tin đối với khách hang trong lĩnh vực đất đai. Các
hành vi xử sự đó bao gồm các biểu hiện của khuôn mặt, cơ thể, tay và
chân, như ánh mắt, nụ cười, cử chỉ đầu cho đến các hành động của tay,
chân và thái độ tận tình, chu đáo của luật sư tư vấn đối với khách hàng.
1.2.

Vai trò của kĩ năng phi ngôn ngữ trong tư vấn pháp luật đất

1.2.1.

đai
Giọng nói
2


Trong tư vấn pháp luật nói chung và trong tư vấn pháp luật đất đai nói
riêng giọng nói có vai trò rất quan trọng, thông qua giọng nói có thể
phản ánh được phản ánh nhiều đặc điểm của luật sư tư vấn. Thông qua
giọng nói, nếu tinh ý thì người nghe có thể nhận biết được giới tính, tuổi
tác, trình độ học vấn, tâm trạng, thái độ…của luật sư tư vấn. Chính vì
vậy, để thể hiện được sự tôn trọng đối với khách hàng, tạo lòng tin cho
khách hàng thì thì trong quá trình tư vấn cần phải chú ý đến giọng nói
của mình.
1.2.2.


Ánh mắt

Đối với luật sư tư vấn, khi tiếp xúc với khách hàng thì giao tiếp bằng
mắt rất quan trọng, nó thể hiện sự chăm chú, sự tôn trọng của mình với
khách hàng mà không ngôn ngữ nào thay thế được. Hơn nữa, việc giao
tiếp bằng mắt sẽ làm tăng tính thuyết phục đối với khách hàng trước một
nhận định mà luật sư tư vấn đưa ra.
Trong quá trình lắng nghe khách hàng trình bày; việc vận động các cơ
mắt của luật sư tư vấn sẽ gây ra các hiệu ứng khác nhau đối với khách
hàng.
3


Trong giao tiếp; luật sư tư vấn nên nhìn thẳng vào mắt người đối diện,
thỉnh thoảng mới nhìn xuống để đỡ bị bối rối khi bắt gặp ánh mắt người
đối thoại quá nhiều. Với ánh mắt này, người đối diện sẽ thấy bạn là một
người tự tin và đáng tin cậy.
1.2.3.

Nét mặt

Trong quá trình tư vấn, nét mặt của luật sư là yếu tố quan trọng để tạo
được sự thiện cảm với khách hàng. Tùy theo từng tình huống cụ thể mà
luật sư khi tư vấn sẽ cần có những biểu hiện nét mặt khác nhau. Luật sư
không nên để bộ mặt lạnh lùng, cau có, lầm lì mà phải biết mỉm cười, nụ
cười phải tự nhiên, chân thành thì mới có hiệu quả. Cần tránh cười hô
hố, cười ha hả, cười mỉa mai, cười nhạt...để khách hàng cảm thấy mình
được tôn trọng.
1.2.4.


Dáng điệu – cử chỉ

Trong khi tư vấn, luật sư cần phải tập trung lắng nghe khách hàng
trình bày, ánh mắt chăm chú, trán hơi cau mày thể hiện sự tập trung,
hạn chế việc ngắt lời khách hàng và chỉ ngắt lời khi thấy thật sự cân

4


thiết. Thỉnh thoảng cần gật đầu tỏ thái độ đồng tình hoặc chấp nhận thái
độ của khách hàng.
1.2.5.

Động tác tay

Khi gặp khách hàng luật sư tư vấn cần có cái bắt tay lịch thiệp. Đối
với khách hàng dưới tuổi khi bắt tay chỉ cần đưa một tay ra là đủ, còn
đối với khách hàng ngang hoặc cao tuổi hơn cần dùng hai tay để bắt.
Trong khi nghe khách hàng trình bày thì luật sư cần phải ghi chép thể
hiện sự chuyên môn và thái độ quan tâm tới vụ việc, đồng thời không
nên chống tay lên cằm hoặc ôm mặt. Khi dừng ghi chép không nên dùng
tay quay bút trước khách hàng. Khi cử động tay, không được đưa ngón
tay chỉ chỉ, trỏ trỏ đặc biệt là vào mặt, không ngoáy mũi, cắn móng tay.
Kĩ năng phi ngôn ngữ bao gồm những hành vi xử sự nào?
2.1.
Trang phục
2.

Trang phục là một trong những dạng phổ biến nhất của giao tiếp phi

ngôn ngữ. Nghiên cứu về trang phục và phụ kiện như một phương thức
của giao tiếp phi ngôn ngữ được biết đến như nghệ thuật thời trang hay
phụ kiện. Các kiểu trang phục mà mỗi cá nhân mặc sẽ truyền tải những
5


tín hiệu phi ngôn ngữ về cá tính, xuất thân và tình trạng tài chính của cô
ấy hoặc anh ấy và cách mà những người khác phản ứng với họ. Trang
phục của một cá nhân có thể chứng tỏ văn hóa, tâm trạng, mức độ tự tin,
sở thích, tuổi tác, quyền lực và tôn giáo/hệ giá trị của họ. Trang phục thể
hiện bạn là ai, hoặc hơn thế, bạn muốn trở thành ai vào ngày đó. Nó cho
thấy những người mà bạn muốn liên kết với họ và nơi nào là phù hợp
với bạn.
2.2.

Ánh mắt trong giao tiếp

Ánh mắt là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của mình đối với người
khác và làm gia tăng uy tín của người nói cũng như hiểu được cảm xúc
của người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp. Ánh mắt
hỗ trợ ngôn ngữ nói, đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm
hơn, tự tin hơn. Ánh mắt còn có thể thay thế lời nói trong những điều
kiện, hoàn cảnh người ta không cần hay không thể nói mà vẫn làm cho
người giao tiếp hiểu được điều mình muốn nói.
2.3.

Cử chỉ trong giao tiếp

6



Cử chỉ được tạo nên bởi tay, cánh tay hoặc cơ thể, và cũng bao gồm cả
chuyển động của đầu, khuôn mặt và mắt, ví dụ như nháy mắt, gật đầu
hoặc đảo mắt. Những cử chỉ phổ biến nhất được gọi là cử chỉ biểu trưng
và cử chỉ trích dẫn. Cử chỉ cũng có thể phân chia thành hai nhóm là cử
chỉ phụ thuộc vào lời nói và cử chỉ liên quan tới lời nói.
Biểu cảm khuôn mặt, hơn tất cả, phục vụ như một phương thức
thực tế của giao tiếp. Với nhiều nhóm cơ kiểm soát một cách chính xác
miệng, môi, mắt, mũi, trán và cằm, khuôn mặt con người được cho rằng
có khả năng biểu hiện hơn mười ngàn cảm xúc khác nhau. Sự linh hoạt
này khiến tính phi ngôn ngữ của khuôn mặt đặc biệt hiệu quả và chân
thực, trừ khi có sự cố tình thao túng.
Hiển thị của cảm xúc nói chung có thể chia thành hai nhóm: tiêu
cực và tích cực. Cảm xúc tiêu cực thường biểu hiện bởi sự gia tăng căng
thẳng trong các nhóm cơ: siết chặt cơ hàm, nhăn trán, nheo mắt hoặc
mím môi (khi mà đôi môi gần như biến mất). Đối lập lại, cảm xúc tích
cực được thể hiện thông qua sự nới lỏng của các nếp nhăn trên trán, thư
giãn các cơ quanh phần miệng và mở to mắt.
7


Cử chỉ có thể chia thành ba nhóm: mô phỏng, biểu tượng, đối thoại.
2.4.

Nét mặt, thái độ

Nét mặt của luật sư cần phải có sự biểu cảm, khuôn mặt của luật sư
thể hiện được nhiều cảm xúc khác nhau. Trong cùng một buổi tư vấn
luật sư không chỉ thể hiện một chất giọng hay một nét mặt duy nhất, với
nội dung diễn đạt khác nhau sự biểu cảm của khuôn mặt cũng cần khác

nhau để tăng tính thuyết phục của đối với thông tin truyền tải. Thông
thường, luật sư luôn giữ một vẻ mặt nghiêm túc, nét mặt của luật sư
không nên căng thẳng, bởi mặt căng thẳng thì nói sẽ căng thẳng, nét mặt
thoải mái tự nhiên thì giọng nói sẽ tự nhiên.
2.5.

Phong thái, tư thế

Có rất nhiều kiểu định vị cơ thể khác nhau mô tả các tư thế nhất định,
bao gồm thõng vai, ngẩng cao, dang rộng chân, hất hàm, đẩy vai về phía
trước và khoanh tay. Những tư thế hoặc dáng đứng thể hiện bởi những
cá nhân truyền đạt một loạt các thông tin cho dù nó tốt hay xấu. Tư thế
có thể xác định mức độ tập trung hoặc liên quan của người tham gia, sự
khác biệt trong trạng thái giữa những người tham gia giao tiếp, và mức
8


độ yêu mến của một người đối với những người tham gia giao tiếp khác,
dựa trên “sự cởi mở” của cơ thể. Ngoài ra, tư thế cũng có thể có tính liên
kết với tình huống, đó là khi một người thay đổi tư thế của họ phụ thuộc
việc họ ở trong tình huống nào.
3.

Trong giao tiếp với khách hàng, luật sư tư vấn phải sử dụng kĩ
năng phi ngôn ngữ như thế nào để xây dựng lòng tin của khách
hàng đối với hoạt động tư vấn pháp luật?

Trong hoạt động tư vấn pháp luật, việc có được lòng tin của khách
hàng vào nhà tư vấn là vô cùng quan trọng, chỉ khi lòng tin được xây
dựng thì công việc tư vấn mới có thể tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả

cao nhất. Để xây dựng được lòng tin của khách hàng vào nhà tư vấn, luật
sư tư vấn không thể chỉ dùng những lời nói suông mà còn phải sử dụng
những kỹ năng phi ngôn ngữ khác nữa.
Thứ nhất là ánh mắt của luật sư tư vấn. Khi tiếp xúc với khách hàng,
đặc biệt là trong lần tiếp xúc đầu tiên thì ấn tượng của khách hàng là rất
quan trọng và ánh mắt chính là ấn tượng đầu tiên đó. Ánh mắt của luật
sư tư vấn cần có sự thiện cảm để mang một không khí gần gũi với khách
9


hàng, đồng thời còn phải có sự kiên định khi khẳng định một vấn đề nào
đó. Ngoài ra, khi nói chuyện, trao đổi với khách hàng, luật sư tư vấn cần
nhìn thẳng vào mắt của người đối diện thể hiện rằng mình đang lắng
nghe khách hàng, thỉnh thoảng mới nhìn xuống để đỡ bị bối rối khi bắt
gặp ánh mắt người đối diện qúa nhiều.
Thứ hai đó là nụ cười. Một nụ cười tự nhiên, thân thiện, chân thành
không giả tạo luôn gây được thiện cảm cho người đối diện. Tuy nhiên
trong hoạt động tư vấn pháp luật thì cười mỉm có lẽ là phù hợp nhất,
không quá khoa trương như cười lớn, nhưng cũng đủ tinh tế để không bị
đánh giá rằng đang cười nhếch mép, mỉa mai. Ngoài ra, luật sư tư vấn
cần chú ý đến các biểu hiện nét mặt của mình. Không thể bĩu môi khi có
vấn đề bất đồng quan điểm, cũng không thể cau có nhăn mặt thể hiện sự
bức xúc. Tất cả những biểu hiện đó đều ảnh hưởng xấu đến không khí
khi tiếp xúc, tư vấn cho khách hàng. Vì vậy, luật sư tư vấn rất cần đến
kỹ năng kiểm soát cảm xúc và điều khiển biểu hiện cảm xúc trên gương
mặt của mình.

10



Thứ ba là về kỹ năng lắng nghe của luật sư tư vấn. Trong khi khách
hàng trình bày, luật sư tư vấn hạn chế việc ngắt lời khách hàng và chỉ
ngắt lời khi thực sự cần thiết. Cần kết hợp kỹ năng nghe bằng ánh mắt
chăm chú, trán hơi cau mày thể hiện sự tập trung. Thỉnh thoảng gật đầu
tỏ thái độ đồng tình hoặc chấp nhận thái độ của khách hàng. Nếu khách
hàng đưa ra những yêu cầu trái phấp luật, phải lắc đầu để tỏ thái độ phản
đối ý kiến đó.
Thứ tư là động tác tay - nghệ thuật diễn đạt bằng phương thức tạo
hình. Về động tác tay, khi gặp khách hàng cần có cái bắt tay lịch thiệp.
Khi khách hàng dưới tuổi, khi bắt tay chỉ cần đưa một tay là đủ; nhưng
khi bắt tay với khách hàng ngang tuổi và cao tuổi hơn mình, cần dùng
hai tay để bắt. Trong khi nghe khách hàng trình bày, tay cần phải ghi
chép. Cho dù luật sư tư vấn có trí nhớ siêu phàm, thì việc ghi chép vẫn
có ý nghĩa quan trọng trong việc tư vấn, nhất là thể hiện nghiệp vụ
chuyên môn và thái độ quan tâm tới câu chuyện. Khi dừng ghi chép
không nên dùng tay quay bút trước khách hàng. Khi cử động tay, không
được đưa ngón tay chỉ chỉ, trỏ trỏ đặc biệt là vào mặt của người khác;

11


không được ngoáy mũi hoặc cắn móng tay. Cử chỉ tay cần dứt khoát,
không nên đưa tay quá cao che tầm nhìn của khách hàng. Khi nghe
khách hàng trình bày, không nên chống tay lên cằm hoặc ôm mặt. Đối
với khách hàng già cả, người khuyết tật, hoặc phụ nữ có thai, cần dìu đỡ
họ đến chỗ ghế ngồi, như vậy sẽ tạo được thiện cảm và sự hài lòng của
khách hàng đối với hành vi xử sự của luật sư tư vấn.
Thứ năm là tác phong làm việc chuyên nghiệp của luật sư tư vấn. Đó
chính là việc đến đúng giờ trong buổi hẹn, nếu luật sư đến muộn dù bất
kể vì lý do nào cũng sẽ gây những sự không thoải mái cho khách hàng.

Đó là tác phong ăn mặc của luật sư, là một luật sư tư vấn thì cần có
phong cách ăn mặc lịch sự thể hiện sự tôn trọng khách hàng cũng như vị
thế của mình trước khách hàng. Hay đơn giản như việc để điện thoại ở
chế độ im lặng khi tư vấn cho khách hàng, tuy là một hành động nhỏ
nhưng nó thể hiện sự chuyên nghiệp của luật sư tư vấn. Và đương nhiên,
khách hàng sẽ đặt lòng tin vào những luật sư có tính chuyên nghiệp khi
làm việc như vậy.

12


KẾT LUẬN
Kĩ năng phi ngôn ngữ trong tư vấn pháp luật nói chung cũng như
tư vấn pháp luật đất đai nói riêng; là một kĩ năng “đắc nhân tâm” không
thể thiếu của người hành nghề tư vấn pháp luật. Để trở thành một luật
gia tư vấn, chúng ta cần phải học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thường
xuyên trong kĩ năng phi ngôn ngữ, để vận dụng tự nhiên và hiệu quả yếu
tố rất quan trọng này khi thực hiện tư vấn pháp luật, đặc biệt là tư vấn
pháp luật đất đai cho khách hàng.

13



×