Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

mẫu bài làm nội san

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 4 trang )

BÀI NỘI SAN

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon tum
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đăkglei
Trường THCS Thị Trấn huyện Đăkglei
Địa chỉ:
Điện thoại:
Email:
Họ và tên: Đỗ Thị Tuyết Hạnh
Lớp:
Thể loại: Cùng trao đổi và nghiên cứu

1


Ngày nay, nền giáo dục Việt Nam ta vẫn đang không ngừng đổi mới
những phương pháp dạy và học giúp cho kết quả giáo dục ngày một tốt hơn.
Chính vì thế mà nước ta đã thử nghiệm việc áp dụng những phương pháp tương
tự như vậy thông qua việc học tập các phương pháp mới của một số nước có nền
giáo dục tiên tiến. Một trong những phương pháp đáng được quan tâm hiện nay,
đó chính là phương pháp “ bàn tay nặn bột”. Phương pháp bàn tay nặn bột là
phương pháp học mới rất hay, tạo cảm giác hứng thú cho học sinh, giúp học sinh
chủ động hơn trong việc học. Riêng đối với ngôi trường mà tôi đang theo họcTrường THCS Thị Trấn, thì phương pháp “Bàn tay nặn bột” được chính thức
đưa vào thí điểm ở một số lớp trong trường từ năm học 2014-2015 và lớp tôi đã
được chọn để dạy ở hai môn Hóa Học và Vật Lí
“Bàn tay nặn bột” là phương pháp do Giáo sư Georger Charpak(người
Pháp) sáng tạo ra, phát triển từ năm 1995, đã được vận dụng, phát triển và có
ảnh hưởng sâu rộng không chỉ ở Pháp mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Còn
đối với Việt Nam đề án phương pháp “Bàn tay nặn bột” giai đoạn 2011-2015
được Bộ GD&ĐT triển khai thử nghiệm từ năm 2011 và chính thức triển khai
trong các trường phổ thông từ năm học 2013-2014.Phương pháp bàn tay nặn bột


là phương pháp tạo cho học sinh tích cực, chủ động trong học tập. Học sinh phải
tự làm các thực nghiệm để tiếp thu các kiến thức khoa học, tiếp cận tri thức khoa
học như một quá trình nghiên cứu của chính bản thân, cũng là phương pháp dạy
học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho dạy các môn khoa học
tự nhiên. Ở đây vai trò của người thầy không phải là truyền thụ những kiến thức
khoa học dưới dạng thuyết trình, trình bày mà là giúp xây dựng kiến thức bằng
cách cùng hành động với học sinh. Vai trò của học sinh là trung tâm, phải làm
thí nghiệm tìm tòi để đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi do chính bản thân mình
đặt ra xoay quanh chủ đề của bài học hay những câu hỏi trong cuộc sống. Nhờ
vậy, phương pháp này giúp cho học sinh rèn luyện được khả năng trình bày dưới
dạng nói hay viết, tạo cảm giác hứng thú tò mò cho học sinh, phát triển năng lực
tư duy, chủ động sáng tạo.
Được học hai môn học Hóa và Lí dạy dưới phương pháp bàn tay nặn tôi
thấy học bằng phương pháp này tôi luôn chủ động, hứng thú trong lúc làm thí
nghiệm, rất tò mò, thắc mắc về nhiều thứ tôi có thể giải đáp tất cả mà không
phải ngại ngần như khi hỏi thầy cô. Tôi phải động não nhiều hơn,phải quan sát
nhiều hơn để biết cách cẩn thận hơn trong lúc thí nghiệm, phải trình bày các câu
trả lời mà mình vừa tìm ra một cách lôgic sao cho mọi người hiểu. Quan trọng
hơn hết tôi luôn năng động trong các tiết như thế này, tôi không biết mệt, uể oải
là gì. Hầu hết các bạn tôi đều cảm nhận giống tôi vậy, nhưng một số bạn lại cho
rằng phương pháp này quá khó để các bạn học lực yếu theo kịp, các bạn chưa
2


quen với việc hoạt động theo nhóm, còn luống cuống trong thí nghiệm, không
biết cách trình bày lưu loát, lớp thiếu các thiết bị hỗ trợ như máy chiếu, kính
hiển vi...Bên cạnh đó phương pháp này còn một số hạn chế như: thiếu dụng cụ
thí nghiệm, hóa chất hết hư hỏng đối với môn hóa, không có vật thật để quan
sát, bàn ghế thiếu khi mà một lớp có sỉ số quá đông ....
Qua đó cho thấy tiến trình dạy học theo phương pháp này gồm năm bước

khác nhau, mỗi bước đóng một vai trò nhất định.
Gồm có: bước một: tình huống xuất phát và nêu vấn đề. Ở bước này giáo
viên sẽ đưa ra tình huống xuất phát như một cách dẫn dắt vào bài học. Tình
huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu với học sinh, nhằm lồng ghép
câu hỏi nêu vấn đề, phải là câu hỏi mở gây mâu thuẫn kiến thức và kích thích
cảm giác hứng thú .
Bước hai là bước bộc lộ quan điểm đầu tiên của học sinh:để hình thành
các câu hỏi, là bước quan trọng đặc trưng của phương pháp này. Giáo viên có
thể yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ có liên quan đến kiến thức mới giúp
học sinh bộc lộ quan điểm đầu tiên dưới dạng trình bày bằng lời nói, viết,...Qua
đó rèn luyện kĩ năng trình bày của học sinh.Giáo viên cần chú ý đến những quan
điểm sai của học sinh.
Bước ba: đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm.Từ những câu hỏi của
học sinh, giáo viên sẽ nêu câu hỏi cho học sinh đề nghị các em đề xuất thực
nghiệm để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó.Giáo viên ghi chú các ý kiến để
không trùng lặp. Khuyến khích học sinh tự đánh giá ý kiến cho nhau hơn là ý
kiến của giáo viên nhận xét.Các câu hỏi xoáy sâu vào bài học.
Bước bốn: tiến hành thí nghiệm tìm tòi- nghiên cứu.Từ các phương án tìm
tòi nghiên cứu mà học sinh nêu ra giáo viên khéo léo nhận xét lựa chọn dụng cụ
thí nghiệm hay các thiết bị dạy học thích hợp để học sinh tiến hành nghiên cứu.
Nếu phải làm thí nghiệm thì ưu tiên thí nghiệm trực tiếp trên vật thật. Một số
trường hợp không thể tiến hành thí nghiệm trên vật thật có thể cho học sinh làm
trên mô hình hoặc quan sát tranh vẽ, nên cho quan sát vật thật trước.

(Học sinh trường THCS Thị Trấn đang làm thí nghiệm trong tiết học bàn tay nặn bột môn Hóa)
3


Bước năm: Sau khi tiến hành thí nghiệm tìm tòi -nghiên cứu các câu trả
lời dần dần được giải quyết, các giả thiết được kiểm chứng, kiến thức được hình

thành, tuy nhiên những kiến thức này chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác
một cách khoa học. Giáo viên có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để
học sinh ghi vào vở như kiến thức bài học. Trước khi kết luận nên yêu cầu một
vài ý kiến của học sinh bằng cách cho học sinh nhìn lại, đối chiếu lại quan niệm
ban đầu. Như vậy những quan niệm ban đầu sai lệch chính học sinh tự phát hiện
ra và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn.

(Học sinh trường THCS Thị Trấn học Hóa bằng phương pháp bàn tay nặn bột)

Nhờ có phương pháp học mới này mà chúng tôi dễ hiểu bài hơn rất
nhiều. Các bài học trở nên gần gũi, cụ thể chứ không mang tính chất trừu tượng
chung chung khó hiểu như trước nữa.
Mặc dù phương pháp này còn hạn chế nhưng nó rất có tính khả thi ,cái
gì cũng có hai mặt, chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế quan sát những mặt ưu
khuyết để phát huy, khắc phục và phải linh động hơn trong việc áp dụng phương
pháp này để có thể đưa phương pháp này áp dụng rộng rãi trong nền giáo dục
nước nhà.Đây cũng là mong ước của tôi cũng như là của các bạn tôi giúp cho
những mầm non của đất nước chúng ta phát triển một cách tốt nhất, đưa nước
Việt Nam ta càng ngày càng vững mạnh, tươi đẹp.

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×