Tải bản đầy đủ (.docx) (230 trang)

QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 230 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

VŨ QUANG HUY
VŨ QUANG HUY

QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS.BÙI TÍN NGHỊ
2. PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG TÀI

Hà Nội - 2016
Hà Nội - 2016


2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu trong
luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu do chính tôi thực


hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Bùi Tín Nghị và PGS.TS.Nguyễn Trọng
Tài.
Nghiên cứu sinh

Vũ Quang Huy


3
MC LC

Trần
văn
trí
luận
án
tiến sĩ
kinh
tế hà
nội 2015


4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ALCO
ALM

Asset Liability Committee - Ủy ban quản lý tài sản- nợ
Asset Liability Management – Quản trị tài sản – nợ

AMC

ACB
BHTG
BĐS

Asset Management Company – Công ty quản lý tài sản
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Bảo hiểm tiền gửi
Bất động sản

BIDV
BIS
CAR
CIC
DN
DNNN
DTBB
DPRR

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Bank for International Settlements – Ngân hàng thanh toán quốc tế
Capital Adequacy Ratio – Tỷ lệ an toàn vốn
Credit Information Center
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhà nước
Dự trữ bắt buộc
Dự phòng rủi ro
Federal Reserve System – Fed: Cục Dự trữLiênbang hay Ngân hàng Dự

FED
FTP

GDP
HĐQT
IMF
KH
KHLQ
KSNB
KTNB
LNH
NH
NHNN
NHTM
NHTMCP
NHTMNN
NHTW
NPLs
OMO
QHKH
QL
QLRR
RMC
RRTD
RRTK
TCTD
TSCĐ
TSBĐ
TSC
TSN
TPP
VAS


trữ Liên bang Hoa Kỳ
Fund Transfer Pricing – Định giá điều chuyển vốn nội bộ
Gross Domestic Product
Hội đồng quản trị
International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế
Khách hàng
Khách hàng liên quan
Kiểm soát nội bộ
Kiểm toán nội bộ
Liên ngân hàng
Ngân hàng
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại nhà nước
Ngân hàng trung ương
Nợ không sing lời
Open Market Operations – Nghiệp vụ thị trường mở
Quan hệ khách hàng
Quản lý
Quản lý rủi ro
Risk Management Council – Hội đồng quản lý rủi ro
Rủi ro tín dụng
Rủi ro thanh khoản
Tổ chức tín dụng
Tài sản cố định
Tài sản bảo đảm
Tài sản có
Tài sản nợ
Trans – Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – Hiệp định

đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
Vietnamese Accounting Standards -Chuẩn mực kế toán Việt Nam


5
WB

World Bank – Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới


6
DANH MỤC CÁC BẢNG


7
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


8
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro, nó tiềm ẩn
trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh. Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền
tệ, loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với rủi ro, tính dễ lây lan rủi ro giữa các ngân
hàng với nhau.
Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển bền vững, các ngân hàng phải có năng

lực quản lý rủi ro, nếu không sẽ khó có thể tồn tại kinh doanh trên thị trường. Đặc
biệt, đối với rủi ro thanh khoản, là rủi ro xảy ra khi ngân hàng không kiểm soát tốt
tình trạng thanh khoản, là một trong những rủi ro đặc biệt nguy hiểm có thể gây lên
hàng loạt những tác hại nghiêm trọng cho hoạt động ngân hàng như giảm năng lực
tài chính, giảm uy tín ngân hàng, gây những tác động dây truyền đến cho hoạt động
khác do ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và thậm chí có thểdẫn đến phá sản
ngân hàng mặc dù tiềm năng của Ngân hàng vẫn là rất lớn.
Thanh khoản được hiểu là khả năng đáp ứng tức thời nhu cầu rút tiền ra khỏi
ngân hàng tại bất cứ thời điểm nào với mức chi phí thấp nhất. Một ngân hàng hoạt
động trong tình trạng tốt, nhưng rất có thể xảy ra đổ vỡ nếu không quản lý thanh
khoản tốt. Nếu không có phương pháp quản lý thanh khoản khoa học cũng như
năng lực quản lý tốt để có kế hoạch dự trữ thanh khoản hợp lý, thì rất dễ gây sự xáo
động tâm lý của người gửi tiền. Sự kiện rút tiền ồ ạt tại một số NHTM cổ phần là
hồi chuông cảnh tỉnh cho công tác quản lý thanh khoản ở tất cả các NHTM ở Việt Nam.
Một thực tế hiện nay các NHTM ở Việt Nam đều đã nhận thấy tầm quan
trọng của quản lý rủi ro thanh khoản, tuy nhiên phương pháp thực hiện vẫn còn
nhiều bất cập và chưa theo kịp trình độ công nghệ, trình độ quản lý của hệ thống
ngân hàng hiện đại, công tác quản trị ngân hàng và công tác quản lý rủi ro thanh
khoản vẫn còn một số tồn tại nhất định, môi trường kinh tế còn chưa ổn định, việc
thực hiện quản lý thanh khoản đang ngày càng khó khăn trước xu hướng phát triển
và yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Bên cạnh việc đối mặt với những
khó khăn trong hoạt động kinh doanh của cả hệ thống ngân hàng là xu thế cạnh
tranh ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt, nền kinh tế gặp những bất ổn về mặt vĩ
mô, dẫn đến huy động vốn tăng trưởng chậm hơn so với tăng trưởng tín dụng, đặc


9
biệt khi nợ xấu còn tồn đọng nhiều, rủi ro tín dụng từ bất động sản còn tăng thì hệ
thống NHTM cũng gặp nhiều khó khăn mang tính chủ quan, kinh nghiệm quản lý
rủi ro thanh khoản từng thời điểm bộc lộ những hạn chế nhất định khiến tình hình

thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam biến động và suy giảm. Để công tác
quản lý rủi thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế
hiện hành, đặc biệt trong điều kiện hệ thống NHTM Việt Nam đang hội nhập ngày
càng sâu rộng với quốc tế, khả năng phải đối mặt với những rủi ro trong đó có
RRTK ngày càng cao hơnthì quản lý rủi ro thanh khoản là một vấn đề mang tính cốt
yếu trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm nghiên cứu một cách hệ thống, đưa ra các giải
pháp góp phần nâng cao năng lực quản lý thanh khoản của hệ thống NHTM Việt
Nam, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Quản lý rủi ro thanh khoản của hệ thống
Ngân hàng thương mại Việt Nam”làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Để tăng cường hiệu quả quản lý rủi ro thanh khoản, năm 2008, Tiểu ban
Quản lý rủi ro của Ủy ban Basel đã ban hành các Thông lệ tốt nhất về quản lý khả
năng thanh khoản của các ngân hàng. Trong đó nêu ra các nguyên tắc cơ bản đánh
giá công tác quản lý khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Tuy nhiên, do mỗi
quốc gia có những mục tiêu theo đuổi khác nhau nên ở mỗi nước có những chính
sách quản lý RRTK khác nhau, trong đó việc quản lý rủi ro thanh khoản của hệ
thống các ngân hàng trước cú sốc thị trường tài chính là các chính sách được nhiều
nước đã và đang áp dụng.
Gianfranco (2009) với nghiên cứu về “ Bank Liquidity Risk management
and Supervision: Wich Lessons from Recent Maket Turmoil?” phân tích các kỹ
thuật đo lường RRTK và phương pháp giám sát thanh khoản. Theo đó tác giả đưa ra
khung định lượng để đo lường RRTK gồm các phương pháp tiếp cận dựa trên dòng
tiền và phương pháp hỗn hợp, giám sát thanh khoản của một số nước như Anh, Đức.
Van Den End (2009, 2010) đưa ra một mô hình ST kết hợp chặt chẽ với
những quy định về thanh khoản của Basel III, đặc biệt là hai biến LCR và NSFR.


10

Van Den End đã dùng mô hình này khảo sát cho các ngân hàng Hà Lan. Mô hình
gồm 5 bước chính: (i) Từ bảng cân đối kế toán, xác định các giá trị LCR, NSFR tại
thời điểm ban đầu. Việc tính toán này tuân theo các quy ước của Basel III; (ii)Chạy
mô phỏng wisim1 để tạo ra các kịch bản stress-test. Tính các LCR, NSFR thay đổi
với kích bản stress, hiệu ứng vòng 1. Yếu tố mô hình thực sự nằm ở bước mô phỏng
này; (iii)Xác định cụ thể giá trị của các tham số R, S, 0, sau đó tính lại LCR và
NSFR; (iv)Xác định các tham số X, C, nreact, nsyst, tính lại wisim2, sau đó xem xét
có thay thế wisim1 bằng wisimR hay không? và tính LCR, NSFR; (vi)Kết luận kịch
bản mô phỏng (Xem xét lại các giá trị của LCR và NSFR qua từng giai đoạn và đưa
ra kết luận về tình trạng của ngân hàng trước những cú sốc).
Rudolf Duttweiler (2010) “Quản lý thanh khoản trong ngân hàng” đã nghiên
cứu quá trình thiết lập các yếu tố thuộc về cấu trúc cho một khuôn khổ quản lý
thanh khoản hiệu quả, đến các mô hình sử dụng trong khuôn khổ giám sát đối với
công tác quản lý thanh khoản nhằm đánh giá tính hợp lý của những khái niệm và
quy trình được nêu ra vượt qua các quy định về giám sát và pháp lý.
2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Quản lý rủi ro thanh khoản là vấn đề được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cũng như các nhà lãnh đạo Ngân hàng. Hiện tại, có nhiều công trình nghiên cứu,
thảo luận khoa học xung quanh vấn đề quản lý rủi ro, quản trị rủi ro NHTM và quản
lý rủi ro thanh khoản, tổng hợp một số công trình cụ thể như:
-“Tăng cường năng lực quản lý RRTK tại NHTM Việt Nam” (2008) do TS. Tô
Ngọc Hưng làm chủ nhiệm (Đề tài KNH 2007-10) đề cập và làm rõ các vấn đề lý
luận về RRTK, quản lý RRTK và thực tiễn quản lý RRTK tại các NHTM Việt Nam.
Tuy nhiên, một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lý RRTK ở các
NHTM như vị trí, vai trò của NHTW cũng như khách hàng của NHTM tác động đến
RRTK, tác động đến công tác quản lý RRTK lại chưa được đề cập và làm rõ.
-“Quản lý nợ xấu tại NHTM Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả
Nguyễn Thị Hoài Phương (2012) - Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đề cập và
phân tích về quản lý nợ xấu, vấn đề RRTK không được đề cập và phân tích một
cách cụ thể mặc dù rủi RRTK cũng là nhân tố tác động đến RRTK của NHTM.



11
-“Cơ cấu lại NHTMNN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” Luận án Tiến sĩ
kinh tế của tác giả Cao Thị Ý Nhi (2007) - Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đề
cập đến vấn đề cơ cấu lại các NHTM nhà nước. Luận án có đề cập và phân tích một
số nội dung có liên quan đến vấn đề thanh khoản, song chỉ là đề cập hết sức khái
quát, trong khi đó có rất nhiều nội dung có liên quan đến vấn đề thanh khoản và
quản lý RRTK đã không được đề cập cụ thể ở công trình này. Hơn nữa, luận án này
chủ yếu đề cập đến một số NHTMNN, không phải là tất cả các NHTM tại Việt Nam.
-“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM nhà nước Việt
Nam hiện nay” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Phạm Thị Bích Lượng (2008) Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án chủ yếu đề cập và phân tích các vấn đề có liên
quan đến hiệu quả hoạt động của các NHTM nhà nước, vấn đề thanh khoản và quản
lý RRTK có được đề cập song không rõ nét.
-“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM
ở Việt Nam”Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Việt Hưng (2004) - Đại học
Kinh tế quốc dân. Luận án đề cập phân tích và làm rõ các nhân tố tác động ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM, đi sâu phân tích các nhân tố này ảnh
hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam chủ yếu giai
đoạn trước năm 2004. Trong các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động, RRTK
mặc dù có được đề cập song chưa rõ nét, quản lý RRTK hầu như không được đề
cập và phân tích.
-“Quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công thương Việt Nam” Luận án
tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Đức Tú (2012) - Đại học Kinh tế quốc dân.Luận
án đã đánh giá những mặt được và chưa được trong quản lý rủi ro tín dụng từ đó chỉ
ra mô hình thích hợp để Ngân hàng công thương có thể áp dụng vào quản lý rủi ro
tín dụng. Trong các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng, RRTK mặc dù có được đề
cập song chưa rõ nét, quản lý RRTK hầu như không được đề cập và phân tích.
-“Rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam” Luận án tiến sĩ kinh tế của
tác giả Nguyễn Bảo Huyền (2015) – Học Viện Ngân hàng. Luận án đã hệ thống

hóa, phân tích và đưa ra khái niệm về rủi ro thanh khoản trong NHTM, một số kinh
nghiệm và giải pháp đã và đang triển khai trong hoạt động thực tiễn Agribank,


12
BIDV và một số NHTM trên thế giới. Chưa chỉ ra được biện pháp: tăng cường
phòng ngừa sự cố, phát hiện kịp thời các dấu hiệu cảnh báo và ứng phó khủng
khoảng thanh khoản hiệu quả; chưa cập nhật các văn bản pháp lý có liên quan đến
quản lý rủi ro thanh khoản dưới góc độ NHTM và cả góc độ quản lý RRTK từ
NHNN Việt Nam với đầy đủ các công cụ, chính sách và văn bản cập nhật mới nhất,
chưa nêu ra những giải pháp quản lý RRTK toàn diện, đồng bộ trên cả 2 giác độ
là NHTM và NHNN Việt Nam.
-“Nâng cao hiệu quả quản lý RRTK trong các NHTM Việt Nam” Luận văn
Thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Duy Sinh (2009) trong đã đề cập và phân tích
thực trạng RRTK và hiệu quả quản lý RRTK ở một số NHTM Việt Nam giai đoạn
trước năm 2009. Nhìn chung, các vấn đề được đề cập và phân tích trong công trình
này chủ yếu phân tích hiệu quả quản lý RRTK thông qua các hệ số đánh giá năng
lực thanh khoản của NHTM. Nhiều vấn đề mang tính lý luận cũng như đánh giá
thực tiễn về quản lý RRTK của NHTM chưa được đề cập và phân tích thấu đáo, chủ
yếu đề cập đến quản lý RRTK ở các NHTM chưa chú ý giác độ quản lý.
Các công trình nghiên cứu khác như: Luận văn của thạc sỹ Phan Thị Huyền
Trang (2015)“Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro thanh khoản tại NHTMCP hàng
hải Việt Nam”(HVNH); Luận văn của thạc sỹ Nguyễn Thị Như Nguyệt (2013)
“Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý RRTK tại NHTMCP Á Châu”
(HVNH); Luận văn của thạc sỹ Phan Thị Thương (2011) “Quản trị RRTK tại
NHNo&PTNT Việt Nam” (HVNH); và Luận văn của thạc sỹ Nguyễn Tường
Vân(2004)“Giải pháp nâng cao năng lực quản lý thanh khoản tại Ngân hàng công
thương Việt Nam” (HVNH) chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá và nêu giải pháp
trên góc độ RRTK và quản trị, quản lý RRTK ở từng NHTM chưa có tính hệ thống các
Ngân hàng thương mại.

Những “ khoảng trống” trên đây của các công trình nghiên cứu đã gợi cho tác giả
những hướng nghiên cứu mới nhằm thực hiện tốt luận án với nội dung:
(i) Mức độ RRTK ở các NHTM Việt Nam hiện nay như thế nào?
(ii) Những bất cập trong quản lý RRTK trong hệ thống NHTM Việt Nam
hiện nay là gì? Nguyên nhân của những tồn tại bất cập trên ở đâu (xét từ cả phía cơ


13
quan quản lý điều hành lẫn từ chính các NHTM Việt Nam và từ phía khách hàng
của NHTM?
(iii) Kinh nghiệm quản lý RRTK từ các NHTM và tổ chức tài chính quốc tế,
nhất là từ các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam cũng cần được khảo sát
có hệ thống, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho hệ thống NHTM Việt Nam.
(iv) Để quản lý RRTK các NHTM Việt Nam đạt hiệu quả cao cần có những
điều kiện tiên quyết nào không?
(v) Cần có những giải pháp nào để nâng cao năng lực quản lý RRTK các
NHTM Việt Nam thời gian tới.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Toàn bộ nội dung của luận án sẽ nghiên cứu từ các vấn đề mang tính lý thuyết
rủi ro thanh khoản, đến thực trạng quản lý rủi ro thanh khoản của hệ thống Ngân
hàng thương mại Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro thanh khoản tại
các quốc gia trên thế giới và cuối cùng là những giải pháp cũng như kiến nghị được
đề xuất nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam.
Cụ thể:
3.1. Hệ thống cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản, quản lý rủi ro thanh khoản
của hệ thống NHTM, bao gồm tìm hiểu các khái niệm và đặc điểm rủi ro thanh
khoản, các loại rủi ro thanh khoản, nguyên nhân, hậu quả của rủi ro thanh khoản với
hệ thống ngân hàng thương mại. Nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý rủi ro thanh
khoản tại một số Ngân hàng trên thế giới rút ra bài học kinh nghiệm cho hệ thống
NHTM Việt Nam.

3.2. Làm rõ thực trạng tình hình thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản lý
rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam thông qua việc phân tích các số
liệu thu thập, tìm hiểu về một số mô hình quản lý rủi ro thanh khoản trong hệ thống
NHTM và những nội dung khuôn khổ pháp lý hiện hành về quản lý rủi ro thanh
khoản đối với NHTM Việt Nam. Qua đó, xác định rõ những mặt tồn tại hạn chế về
quản lý RRTK và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởngđến thực trạng quản
lý rủi ro thanh khoảncủa hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.


14
3.3. Đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản
lý rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại NHTM.

• Phạm vi nghiên cứu: đề tài luận án chỉ tập trung nghiên cứu quản lý rủi ro thanh
khoản tại các NHTMđơn lẻthuộc hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 đến
2015 dựa trên báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam và của NHNN, không
nghiên cứu về quản lý rủi ro thanh khoản dưới góc độ vĩ mô và rủi ro thanh khoản
hệ thống của toàn bộ hệ thống các NHTM Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu truyền thống: phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, thống
kê, bên cạnh đó luận án cũngsử dụng các phương pháp định lượng,các sơ đồ, bảng
biểu, đồ thị để làm tăng thêm tính trực quan và tính thuyết phục.
- Luận án cũng kế thừa, vận dụng một số kết quả nghiên cứu của các công
trình khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu để làm sâu sắc thêm các luận

điểm trong đề tài luận án.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Về mặt lý luận:
Mô hình quân tri rủi ro thanh khoản: (1). Mô hình quản trị rủi ro “3 lớp
phòng vệ”, (2). Mô hình quản lý lý rủi ro hiện đại trong NHTM. Đó là những mô
hình quản lý tiên tiến, hiện đại đã được một số NHTM trên thế giới ứng dụng có
hiệu quả.
Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản. Luận án trình bày 6 phương pháp
đo lường rủi ro thanh khoản. Đây là những phương pháp hàm chứa những nội dung
toán học và khoa học kinh tế lượng chuẩn xác. Do vậy có thể sử dụng để đo lường
đúng mức độ RRTK xảy ra tại các NHTM Việt Nam.
- Về thực tiễn :
Phương pháp đánh giá thưc trạng RRTK của hê thống NHTMVN: Luận án


15
sử dụng 9 chỉ số để đánh giá RRTK. Kết quả đánh giá đó thấy được đầy đủ mức độ
xảy ra RRTK của các NHTMVN trong quãng thời gian từ 2009 – 2015.Trên cơ sở
giới thiệu về thực trạng hoạt động của các NHTM, luận án nêu lên một số vấn đề về
thực trạng RRTK tại các NHTM và thực trạng quản lý RRTK của các NHTM ở giai
đoạn 2007-2015 ở một số NHTM và từ đó luận án đã đưa ra một số đánh giá về
những mặt được và những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong quản lý RRTK tại
các NHTM Việt Nam.
Luận án trình bày được mô hình tổ chức quản lý RRTK của 5 NHTM điển
hình. Đó là những mô hình đã ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn của các NHTM
và có thể nhân rộng ra trong hệ thống NHTM Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp quản lý RRTK mới:
+ Tái cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn phù hợp với kỳ hạn sử dụng vốn để giảm
thiểu RRTK.

+ Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các NHTM tao ra môi trường cạnh lành
mạnh trong huy động vốn và cho vay để không tạo ra những cú sốc trên thị trường
tiền tệ ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng.
+ NHNN xây dựng và ứng dụng bộ chỉ số RRTK hệ thống cho hệ thống
NHTM Việt Nam.
Ba giải pháp trên dựa trên cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn đầy đủ, đồng
thời rất phù hợp với nội dung đề tài “Quản lý RRTK” nên có tính khả thi cao so với
các công trình về đề tài này đã công bố.
Từ định hướng phát triển hệ thống ngân hàng đến 2020, Luận án đã đề xuất
các giải pháp quản lý RRTK đối với các NHTM Việt Nam và NHNN Việt Nam.
Luận án cũng đưa ra một số kiến nghị cần thiết đối với Chính phủ và các bộ, ngành.
7.Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận cùng với các phụ lục và tài liệu tham khảo,
Luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro thanh khoản của hệ thống Ngân hàng
thương mại.


16
Chương 2. Thực trạng quản lý rủi ro thanh khoản của hệ thống Ngân hàng
thương mại Việt Nam.
Chương 3. Giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản của hệ thống Ngân hàng thương
mại Việt Nam.


17
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN
CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản
1.1.1.1.Thanh khoản
Thanh khoản có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau:
Dưới góc độ tài sản: Thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển hóa tài sản
thành tiền.
Theo Peter S. Rose thì một tài sản có tính thanh khoản cao nếu nó thỏa mãn
đồng thời các đặc điểm: (i) Có thị trường giao dịch để có thể chuyển hóa tài sản
thanh tiền nhanh chóng; (ii) Giá cả của tài sản phải ổn định, dù tài sản giá trị lớn
như thế nào hay cần được bán nhanh ra sao, thị trường vẫn đủ “sâu” để chấp nhận
với mức giá thay đổi không đáng kể; (iii) Thị trường của tài sản phải có khả năng
đảo chiều để cho người bán có thể mua lại tài sản với mức tổn thất không đáng kể
[23, tr.421].

Dưới góc độ Ngân hàng: Thanh khoản được hiểu là khả năng Ngân hàng đáp
ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động
kinh doanh, như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các giao dịch tài chính
khác[34,tr.349].
Khả năng và yêu cầu về thanh khoản được thể hiện trong nguồn cung và cầu
thanh khoản.
Bảng 1.1. Cung - cầu về thanh khoản trong ngân hàng [23, tr.416]
Nguồn cung vốn thanh khoản
- Tiền gửi của Khách hàng.

Nguồn cầu thanh khoản
- Khách hàng rút tiền từ tài khoản

- Doanh thu từ việc bán các dịch - Yêu cầu vay vốn từ những Khách hàng chất
vụ phi tiền gửi.


lượng tín dụng cao.

- Thanh toán nợ của khách hàng.

- Thanh toán các khoản vay phi tiền gửi.

- Bán tài sản.

- Chi phí bằng tiền và thuế xuất hiện trong quá
trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.

- Vay từ thị trường tiền tệ.

- Thanh toán cổ tức bằng tiền.


18

Sự khác biệt về cung - cầu thanh khoản xác định trạng thái thanh khoản ròng
của NHTM (NLP).
NLP = ∑ Cung thanh khoản - ∑ Cầu thanh khoản
- Nếu NLP > 0: NHTM có thặng dư thanh khoản. Trong trường hợp này,
NHTM cần phải xác định nên đầu tư khoản thặng dư thanh khoản này sao cho hiệu
quả cho tới khi chúng cần sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai.
- Nếu NLP < 0: NHTM bị thiếu hụt thanh khoản, đòi hỏi phải bổ sung thanh
khoản bị thiếu hụt.
1.1.1.2. Rủi ro thanh khoản
Theo Basel II, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp
ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền
hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của hợp đồng thanh toán.

Rủi ro thanh khoản là nguy cơ không thể thực hiện các nghĩa vụ thanh toán,
theo đó việc không thể thực hiện này sẽ kéo theo những hậu quả không mong muốn.
[58, tr.37].
Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ
tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc
bán tài sản với giá thấp [36, tr.40].
Có nhiều khái niệm về RRTK tuỳ góc độ tiếp cận khác nhau của các nhà
nghiên cứu. Song, một cách chung nhất, rủi ro thanh khoản là những tổn thất tiềm
năng về tài chính, thương hiệu có thể xảy ra do Ngân hàng không có khả năng hoặc
không có đủ năng lực thực hiện nghĩa vụ chi trả và thanh toán một cách đầy đủ và
đúng hạn theo cam kết và là tổn thất về tài chính của NHTM để khắc phục tình
trạng mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán của ngân hàng.RRTK không phải là
rủi ro đơn lẻ (isolated risk) như rủi ro thị trường hay rủi ro tín dụng, mà là loại rủi ro
mang tính hệ quả (consequential risk) bởi lẽ ngoài các nguyên nhân mang tính đặc
thù, RRTK còn có thể bắt nguồn và chuyển biến xấu dưới tác động của các rủi ro
phi tài chính và rủi ro tài chính khác trong hoạt động của ngân hàng.


19

Sơ đồ 1.1. Các loại rủi ro trong kinh doanh của các NHTM [60, tr.89]
Rủi ro tín dụng

Rủi ro thị trường
HT ALCO

Rủi ro tập trung

Rủi ro thanh khoản


Rủi ro hoạt động

Rủi ro danh tiếng

Rủi ro nội nhật

1.1.2. Các loại rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM
Có thể nhìn nhận RRTK dưới các tiêu chí khác nhau.
- Theo cấu trúc có thể chia RRTK thành 4 nhóm:
+ RRTK rút tiền trước hạn: điều này liên quan đến cả tài sản Có và tài sản
Nợ. Việc rút tiền dựa trên cơ sở quyền chọn có thể được thực hiện, những khoản
tiền gửi có thể được rút mạnh vào ngày sớm nhất thay vì đợi đến hạn.
+ RRTK có kỳ hạn: điều kiện thanh khoản đúng hợp đồng.
+ RRTK tài trợ: nếu một tài sản không được tài trợ hợp lý, việc tài trợ theo
sau có thể phải được thực hiện trong những điều kiện bất lợi, nghĩa là với việc giá
chênh lệch cao hơn. Trong trường hợp xấu, thậm chí quỹ tiền tệ có thể bị rút mạnh
tay như trường hợp trên.
+ RRTK thị trường: các điều kiện thị trường bất lợi có thể làm giảm khả
năng chuyển các tài sản khả nhượng thành tiền mặt hoặc để tài trợ cần thiết.
- Theo nguồn gốc dẫn tới RRTK, RRTK được chia thành 3 nhóm:
+ RRTK từ bên tài sản Nợ: có thể phát sinh bất cứ lúc nào khi người gửi tiền
rút tiền trước hạn hoặc rút đúng hạn, nhưng NHTM không có sẵn nguồn vốn để
thanh toán hoặc chi trả, buộc phải đi vay trên thị trường tiền tệ buộc phải huy động
đột xuất với chi phí cao hoặc bán bớt tài sản với giá thấp hơn trên thị trường để
chuyển hóa thành vốn khả dụng đáp ứng nhu cầu chi trả.
+ RRTK từ bên tài sản Có: chủ yếu phát sinh liên quan đến việc thực hiện và
cam kết thực hiện tín dụng. Cam kết tín dụng cho phép người vay vốn tiến hành rút
tiền bất cứ lúc nào trong thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Khi một
người vay vốn yêu cầu NHTM thực hiện cam kết tín dụng thì ngân hàng phải đảm



20
bảo đủ tiền ngay lập tức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nếu không ngân hàng
sẽ phải đối mặt với uy tín trên thương trường sụt giảm, thậm chí đối mặt với mất
khả năng thanh toán. Tương tự, nguyên nhân rủi ro đến từ bên tài sản Nợ, khi đó
NHTM sẽ phải huy động thêm nguồn vốn mới với chi phí cao hơn hoặc bán tài sản
với giá thấp trên thị trường.
+ RRTK từ hoạt động ngoại bảng: cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các
công cụ tài chính phái sinh, RRTK đến từ hoạt động ngoại bảng cũng ngày càng gia
tăng. Khi các nghĩa vụ thanh toán bất thường xảy ra (như cam kết bảo lãnh, nghĩa
vụ thanh toán các hợp đồng kỳ hạn…) thì sẽ phát sinh nhu cầu thanh khoản. Khi đó,
NHTM có thể phải đối mặt với RRTK nếu không có kế hoạch chuẩn bị nguồn thanh
khoản kịp thời, không có những tài sản nhanh chóng hay dễ dàng chuyển đổi thành
tiền, những công cụ giao dịch trên thị trường tiền tệ.
1.1.3. Những dấu hiệu nhận biết RRTK với hệ thống NHTM
Nhà quản trị thanh khoản có thể nhận biết về rủi ro thanh khoản qua những
dấu hiệu thị trường sau đây:
Thứ nhất, ngân hàng bị mất uy tín trên thị trường.Khi NHTM bị sụt giảm uy
tín trên thị trường điều đó cũng có nghĩa là lòng tin của công chúng vào Ngân hàng
giảm đi. Lòng tin của công chúng vào một ngân hàng quyết định đến rủi ro thanh
khoản của ngân hàng đó. Cụ thể, nếu ngân hàng có uy tín đối với công chúng, các
hoạt động mà một trong những hoạt động chính của ngân hàng là tín dụng, tức huy
động vốn và cấp tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế, sẽ được diễn ra thuận lợi.
Ngược lại, chỉ cần ngân hàng có dấu hiệu mất uy tín, lập tức lòng tin của
công chúng vào ngân hàng đó sẽ giảm sút. Bất lợi hơn, trong thực tế, khi một khách
hàng đã mất niềm tin vào ngân hàng một mặt khách hàng sẽ hạn chế hoặc không
gửi tiền vào Ngân hàng - điều này sẽ khiến cung thanh khoản giảm, thì hiệu ứng
này sẽ lan truyền sang các khách hàng khác - các khách hàng hiện tại của NHTM
giảm lòng tin đối với Ngân hàng và họ sẽ rút tiền từ tài khoản tiết kiệm, tài khoản
thanh toán – điều này sẽ khiến cầu thanh khoản tăng đột biến thì cùng với lòng tin

từ công chúng, thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm sút một cách nghiêm trọng, dẫn


21
đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng, vào theo đó có thể ảnh hưởng đến thanh
khoản của toàn hệ thống NHTM.
Thứ hai, về sự biến động giá cổ phiếu của ngân hàng.

Biến động giá cổ phiếu của ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của
ngân hàng đó. Giá cổ phiếu của ngân hàng cũng phản ánh tình trạng hoạt động kinh
doanh của ngân hàng đó, nếu giá cổ phiếu của ngân hàng tăng, thị trường sẽ hiểu
rằng ngân hàng đang hoạt động tốt, tạo ra nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư, nên
được các nhà đầu tư ưa chuộng, đẩy cầu cổ phiếu của ngân hàng tăng cao và được
biểu hiện thông qua giá cổ phiểu tăng ngược lại, trong trường hợp giá cổ phiếu
giảm, điều này cho thấy ngân hàng đang hoạt động kém, theo đó các nhà đầu tư
hiện tại không muốn tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu của ngân hàng làm cho cung tăng,
đồng thời các nhà đầu tư tương lai cũng không nhận định cổ phiếu này hấp dẫn, có
khả năng sinh lời cao làm cho cầu giảm. Ngân hàng hoạt động yếu kém sẽ được thể
hiện qua giá cổ phiếu giảm sút, rủi ro thanh khoản sẽ chỉ xuất hiện trong trường hợp
nhà đầu tư nhận thấy ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản và muốn thoái lui đầu
tư, sẽ khiến giá cổ phiếu của ngân hàng giảm sút, ảnh hưởng đến tâm lý của công
chúng và theo đó có thể đưa ngân hàng đến rủi ro thanh khoản.
Thứ ba, ngân hàng tăng lãi suất huy động lên cao bất thường.

Đây là dấu hiệu chứng tỏ ngân hàng đang rất cần vốn, bởi khi có nhu cầu về
vốn cao, Ngân hàng sẽ phải liên tục đẩy lãi suất tăng cao cùng với nhiều hình thức
khuyến khích khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng.
Trên thị trường, không phải ngân hàng nào cũng có mức lãi suất huy động vốn là
như nhau; sự khác nhau giữa các mức lãi suất thị trường cùng có kỳ hạn xuất phát từ rất
nhiều nguyên nhân trong đó có rủi ro thanh khoản của các ngân hàng là khác nhau. Cụ

thể, nếu như mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra để huy động vốn từ công chúng thấp,
điều này cho thấy hiện tại ngân hàng đang không gặp áp lực thanh khoản, không phải
huy động vốn nhiều và theo đó rủi ro thanh khoản hiện tại của ngân hàng là thấp.
Ngược lại, nếu mức lãi suất huy động của ngân hàng cao, điều này sẽ cho thấy ngân
hàng đang gặp khủng hoảng thanh khoản nên buộc phải đưa ra mức lãi suất cao để huy


22
động vốn, nhằm bù đắp thanh khoản. Và đây là một trong những tín hiệu nhận biết
rủi ro thanh khoản của một ngân hàng.
Thứ tư, ngân hàng chịu lỗ từ việc bán tài sản.Khi cung thanh khoản giảm và
cầu thanh khoản tăng lên, trong trường hợp không thể bù đắp vốn từ một nguồn nào
khác, Ngân hàng sẽ buộc phải bán gấp tài sản và gánh chịu những tổn thất là khó tránh khỏi.
Cũng giống như nâng mức lãi suất huy động, hoạt động bán tài sản của ngân
hàng cũng là một dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp áp lực về thanh khoản. Trong
điều kiện hoạt động bình thường, việc bán tài sản của ngân hàng sẽ không có gì đáng lo
ngại do đây cũng là một trong những hoạt động thường xảy ra của ngân hàng. Tuy
nhiên, cũng trong điều kiện này, nếu việc bán tài sản gây lỗ cho ngân hàng thì ngân
hàng không cần phải quyết định bán tài sản ngay. Do đó, lỗ từ việc bán tài sản cho thấy
ngân hàng chấp nhận lỗ để chuyển những tài sản này về tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu
thanh khoản cho ngân hàngvà theo đó cho thấy ngân hàng đang gặp rủi ro thanh khoản.
Thứ năm,có sự suy giảm khả năng đáp ứng yêu cầu vay vốn.
Ngân hàng từ chối đáp ứng các nhu cầu vay vốn hợp lý, có lợi từ những khách
hàng có chất lượng tín dụng cao. Hoặc là áp lực về thanh khoản buộc nhà quản lý của
NHTM phải từ chối một số yêu cầu vay vốn đáng được chấp nhận.
Một trong những hoạt động thường xuyên của ngân hàng là cấp tín dụng cho
khách hàng. Với những nhu cầu vay vốn hợp lý và mang lại lợi ích cho cả khách hàng
lẫn ngân hàng, đặc biệt từ những khách hàng có chất lượng tín dụng cao, ngân hàng
thường đáp ứng tốt và đầy đủ những nhu cầu này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp,
vì những lý do khác nhau mà ngân hàng có thể không đáp ứng được những nhu cầu vay

vốn như vậy. Và một trong số những lý do chính ở đây là ngân hàng không có đủ vốn
để đáp ứng những nhu cầu vay vốn hợp lý và có lợi này của khách hàng và theo đó cho
thấy ngân hàng đang gặp rủi ro thanh khoản.
Thứ sáu, ngân hàng buộc phải vay vốn từ NHTW và/ hoặc từ thị trường liên
ngân hàng với quy mô lớn và lãi suất cao không?
Khi các ngân hàng gặp thiếu hụt về thanh khoản, một trong những kênh huy
động cuối cùng mà các ngân hàng phải tìm đến là vay vốn trên thị trường liên ngân
hàng và/hoặc vay vốn từ NHTW để bù đắp những khoản thiếu hụt tạm thời. Thông
thường, các ngân hàng sẽ đi vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng trước bởi đây là


23
thị trường chuyển giao vốn ngắn hạn nên có tính thanh khoản cao, vốn được chuyển
giao nhanh chóng và đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng. Sau đó,
nếu đi vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng chưa đủ, ngân hàng mới đi vay Ngân
hàng trung ương thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu hoặc nghiệp vụ thị trường mở.
Nhưng nếu như tần suất vay nhiều, quy mô vay lớn và thậm chí chịu mức lãi suất vay
cao - thì đây chính là dấu hiệu rõ nhất là NHTMđang gặp thiếu hụt về thanh khoản, làm
tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng, đang đối mặt với RRTK.

Thứ bảy, tiền gửi của dân cư bị rút ra nhiều hơn hoặc có sự gia tăng của
tiền gửi có kỳ hạn bị rút ra trước hạn.
Bảng 1.2 Các chỉ số cảnh báo sớm rủi ro thanh khoản của NHTM
STT
1

Các chỉ số cảnh báo
Ghi chú
Mức độ tăng trưởng của TSC, đặc biệt là TSC được hình thành từ
+

những nguồn vốn bất ổn
2
Mất cân đối về tiền tệ - loại tiền, số lượng và kỳ hạn (Currency
+
mismatch)
3
Kỳ hạn trung bình của TSN
4
Các vi phạm quy định nội bộ lặp đi lặp lại
+
5
Nguy cơ rủi ro đối với các dòng sản phẩm
+
6
Lợi nhuận, chất lượng TSC và các điều kiện tài chính
7
Định mức tín nhiệm
8
Giá cổ phiếu ngân hàng
9
Chi phí vay nợ
+
10
Chi phí hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng
+
11
Lãi suất bán buôn và bán lẻ
+
12
Yêu cầu về TS thế chấp của các đối tác

+
13
Hạn mức tín dụng được cung cấp bởi các ngân hàng đại lý
14
Lượng tiền gửi ngân hàng rút ra
+
15
Lượng chứng chỉ tiền gửi đáo hạn trước hạn
+
16
Khả năng tiếp cận các nguồn vốn dài hạn
17
Khả năng huy động các khoản nợ ngắn hạn
Ghi chú: (-) Thể hiện khi các chỉ số tăng thì nguy cơ rủi ro thanh khoản cũng giảm
(+) Thể hiện khi các chỉ số tăng thì nguy cơ rủi ro thanh khoản cũng tăng

1.1.4. Nguyên nhân gây rarủi ro thanh khoản [33,tr.100-107]
RRTK và các rủi ro khác có mối quan hệ mật thiết với nhau. RRTK thường
là hệ quả với nhiều rủi ro khác, trong đó gắn liền với rủi ro tín dụng. Ngoài ra
trường hợp lãi suất và tỷ giá biến động bất lợi, NHTM khó khăn trong việc huy
động vốn, RRTK hoàn toàn có thể xảy ra vì khả năng thanh toán của NHTM bị hạn


24
chế khi xuất hiện rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái. Ngoài ra, còn có nhiều rủi ro có
liên quan trực tiếp và gián tiếp đến rủi ro thanh khoản như: rủi ro thị trường, rủi ro
nội nhật, rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng và rủi ro tập trung. Có nhiều nguyên
nhân gây ra rủi ro thanh khoản, có thể đưa ra một số nhóm nguyên nhân chính, đó là
nhóm nguyên nhân khách quan, nhóm nguyên nhân chủ quan và khách hàng.
1.1.4.1. Nhóm nguyên nhân khách quan

- Sự mất ổn định kinh tế vĩ mô. Hoạt động kinh doanh của các NHTM luôn
gắn liền với môi trường kinh tế vĩ mô. Các yếu tố về chính trị, kinh tế, văn hoá xã
hội… luôn có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các phương hướng và quyết định
kinh doanh của NHTM. Một khi các yếu tố kinh tế vĩ mô có sự thay đổi sẽ gây
những tác động rất mạnh đến môi trường kinh doanh, gia tăng rủi ro tiềm ẩn. Sở dĩ
như vậy là do đối tượng kinh doanh của NHTM là tiền tệ - một loại hàng hoá có sự
nhạy cảm cực lớn đối với tất cả các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý… Hơn
nữa, khách hàng của các NHTM lại rất đa dạng và phức tạp, liên quan đến mọi tổ
chức, cá nhân trong nền kinh tế. Cho nên, với mỗi một diễn biến của các sự kiện
này đều lập tức tác động đến sự ổn định lành mạnh trong môi trường kinh doanh
của hệ thống ngân hàng, thậm chí chỉ một tin đồn thổi thất thiệt cũng có thể gây ra
những dư chấn lớn đối với hệ thống ngân hàng, đặt NHTM trước nguy cơ sụp đổ do
khách hàng rút vốn ồ ạt, một sự thay đổi của thị trường hàng hoá dịch vụ cũng dẫn
đến những biến động lớn trong thị trường tiền tệ. Thực tế cho thấy rằng, sự mất ổn
định của môi trường kinh tế vĩ mô chính là nguyên nhân châm ngòi cho các cuộc
khủng hoảng về tiền tệ và khi đó RRTK của hệ thống ngân hàng sẽ gia tăng khó
kiểm soát.
- Sự nhạy cảm của lãi suất. Lãi suất là một công cụ kinh tế vĩ mô, tác động
tới mọi quyết định tiêu dùng, đầu tư hay tiết kiệm của mỗi tổ chức và cá nhân trong
xã hội. Thực chất của lãi suất là giá của việc nhượng quyền sử dụng vốn của người
có vốn dành cho người đi vay và vấn đề định ra các mức lãi suất luôn phải dựa trên
lợi ích của các bên và rủi ro đi kèm. Do vậy: (i) nếu giữa bên đi vay và cho vay có
sự tin cậy nhau thì lãi suất sẽ định thấp hơn so với trường hợp độ tin cậy lẫn nhau
không cao; (ii) nếu nhu cầu đi vay mượn lớn trong khi khả năng cung cấp nguồn


25
vốn lại bị giới hạn thì giá vốn sẽ tăng lên; (iii) Nếu bên đi vay đầu tư vào các dự án
hứa hẹn thu nhập cao thì sẽ phải trả cao hơn cho người nhượng quyền sử dụng vốn.
Xuất phát từ đó, lãi suất sẽ là rất khác nhau trong quan hệ vay mượn giữa các đối

tượng trong nền kinh tế và căn bản của việc xác định lãi suất là lợi ích giữa các bên
phải hài hoà. Một khi lợi ích của bên cho vay không được đáp ứng thì dòng tiền sẽ
có sự di chuyển sang nơi đem lại lợi ích cao hơn. Với tư cách là một trung gian tài
chính đứng ra huy động tập trung vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế để đầu tư,
nên công tác xác định lãi suất phải bám sát diễn biến cung- cầu vốn trên thị trường,
bởi nếu không thì dòng vốn huy động trong các NHTM sẽ không ổn định, RRTK sẽ
diễn biến bất lợi, khó kiểm soát. Thực tế những năm qua tại Việt Nam cho thấy rằng
RRTK luôn tiềm ẩn khá cao do khách hàng gửi tiền rất nhạy cảm với lãi suất, điều
này luôn đòi hỏi các NHTM phải ngày càng dành nhiều lợi ích hơn cho người gửi
tiền nếu như muốn duy trì dòng vốn huy động ổn định. Mặt khác, trong điều kiện
thị trường tài chính chưa phát triển cao, thường hoạt động đầu cơ diễn biến hết sức
phức tạp, tâm lý dự tính của những người gửi tiền cũng như các nhà đầu cơ trên thị
trường tiền tệ cũng khiến cho thị trường tiền tệ luôn mất ổn định, đặt trong bối cảnh
lạm phát tiềm ẩn cao thì càng khiến cho lãi suất có tính nhạy cảm cao hơn. Chính sự
nhạy cảm này càng khiến cho nguy cơ RRTK tăng cao.
- Nhu cầu thanh khoản của khách hàng ngày càng cao. Nhu cầu thanh
khoản bao gồm: (i) Nhu cầu rút tiền của những người gửi tiền. Đây là những nhu cầu
rút tiền chính đáng bắt buộc các NHTM phải đáp ứng; (ii) Nhu cầu tín dụng của
khách hàng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ mà các NHTM đã cam kết cho vay; (iii)
Các khoản tiền vay đến hạn trả; (iv) Lãi phải trả cho các khoản tiền gửi và tiền vay.
Như vậy, nhu cầu thanh khoản ở NHTM bao gồm 2 bộ phận là nhu cầu vay
tiền và nhu cầu rút tiền.
Với nhu cầu vay tiền: thực tiễn cho thấy nhu cầu vay vốn từ các khách hàng
ngày càng tăng lên, cho thấy kinh doanh của khách hàng có xu hướng ngày càng có
sự lệ thuộc cao vào vốn vay ngân hàng. Chính nhu cầu vay ngày càng tăng đã khiến
các NHTM phải không ngừng tìm kiếm các nguồn vốn mới nhằm đáp ứng tối đa


×