Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tích hợp các hệ thống thông tin của cơ quan đảng trên cơ sở kiến trúc hướng dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 89 trang )

i

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG

PHẠM THẾ BÍNH
TÍCH HỢP CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN CỦA CƠ QUAN ĐẢNG
TRÊN CƠ SỞ KIẾN TRÚC HƢỚNG DỊCH VỤ

CHUYÊN NGÀNH : HỆ THỐNG THÔNG TIN
MÃ SỐ: 60.48.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hƣớng ứng dụng)

HỌCHƢỚNG
VIỆN CÔNG
NGHỆ HỌC:
BƢU CHÍNH
VIỄN
THÔNG
NGƢỜI
DẪN KHOA
TS. PHẠM
HOÀNG
DUY
---------------------------------------

HÀ NỘI – 2016


ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, tháng 6 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thế Bính


iii

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới TS. Phạm Hoàng Duy, ngƣời đã trực
tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện việc nghiên cứu, hoàn thành đề cƣơng và luận văn này!
Tiếp theo, tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới TS. Nguyễn Duy Phƣơng, ngƣời đã
giúp tôi có đƣợc những kiến thức rất cơ bản và quan trọng của chƣơng trình cao
học, định hƣớng cho tôi trong việc lựa chọn đề tài, đƣa ra những nhận xét quý giá
để giúp tôi xây dựng đƣợc đề cƣơng và luận văn này!
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới Ban Giám đốc, các thầy, cô giáo của Khoa Cơ
bản, Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Quốc tế và Đào tạo sau đại học, Khoa Viễn
thông của Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông đã tích cực truyền đạt kiến
thức và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng!
Tôi xin cảm ơn các cấp lãnh đạo của cơ quan, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè
đã chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 6 năm 2016

Phạm Thế Bính



iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ............................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 3
1.1. Giới thiệu chƣơng ............................................................................................3
1.2. Khái quát về hệ thống thông tin .......................................................................3
1.3. Khái quát về quá trình phát triển và thực trạng các HTTT của Đảng .............4
1.3.1. Khái quát về quá trình phát triển các HTTT của Đảng ............................4
1.3.2. Thực trạng về các HTTT của cơ quan Đảng ............................................5
1.4. Khái quát về việc tích hợp các HTTT..............................................................9
1.5. Khái quát về nhu cầu tích hợp các HTTT của cơ quan Đảng ........................10
1.6. Kết luận chƣơng 1 ..........................................................................................11
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH ........................................................................................ 12
VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TÍCH HỢP ................................................................ 12
2.1. Giới thiệu chƣơng ..........................................................................................12
2.2. Các mức độ tích hợp dữ liệu giữa các hệ thống thông tin .............................12
2.3. Một số kỹ thuật cơ bản để tích hợp dữ liệu của các HTTT ...........................13
2.3.1. Kỹ thuật hợp nhất dữ liệu .......................................................................13
2.3.2. Kỹ thuật liên hợp dữ liệu ........................................................................15
2.3.3. Kỹ thuật lan truyền dữ liệu .....................................................................17
2.4. Khái quát về một số giải pháp tích hợp dữ liệu các HTTT ...........................18
2.5. Giải pháp tích hợp các HTTT trên cơ sở kiến trúc hƣớng dịch vụ ................19
2.5.1. Khái niệm kiến trúc hƣớng dịch vụ ........................................................19

2.5.2. Các dạng dịch vụ cơ bản của kiến trúc hƣớng dịch vụ ..........................21
2.5.3. Thành phần cấu tạo của kiến trúc hƣớng dịch vụ ...................................22


v

2.5.4. Đặc điểm của kiến trúc hƣớng dịch vụ ...................................................26
2.5.5. Mối tƣơng quan giữa mô hình SOA và dịch vụ web .............................27
2.5.6. Ƣu, nhƣợc điểm, thuận lợi và khó khăn khi triển khai SOA ..................29
2.5.7. Môi trƣờng triển khai khuyến cáo đối với SOA .....................................30
2.6. Kết luận chƣơng 2 ..........................................................................................31
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, NHU CẦU, GIẢI PHÁP ............................... 32
3.1. Giới thiệu chƣơng ..........................................................................................32
3.2. Đánh giá về thực trạng và và nhu cầu tích hợp các HTTT của Đảng ............32
3.2.1. Đánh giá thực trạng ................................................................................32
3.2.2. Sự phát triển các HTTT của Đảng trong giai đoạn 2016-2020 ..............33
3.2.3. Nhu cầu tích hợp các HTTT của cơ quan Đảng .....................................34
3.3. Đề xuất giải pháp tích hợp các HTTT của cơ quan Đảng .............................36
3.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp tích hợp các HTTT của Đảng dựa trên SOA .36
3.3.2. Tích hợp các HTTT trong mạng diện rộng của Đảng ............................37
3.3.3. Tích hợp các HTTT của Đảng trên Internet ...........................................48
3.4. Kết luận chƣơng 3 ..........................................................................................50
Chƣơng 4. THỬ NGHIỆM VIỆC TÍCH HỢP ........................................................... 52
MỘT SỐ HỆ THỐNG THÔNG TIN CỦA ĐẢNG ................................................... 52
4.1. Giới thiệu chƣơng ..........................................................................................52
4.2. Tích hợp các HTTT về cán bộ với HTTT về đảng viên ................................52
4.2.1. Mô tả về giải pháp tích hợp thử nghiệm.................................................52
4.2.2. Đặc điểm của các phần mềm tạo các hàm dịch vụ thử nghiệm .............54
4.2.3. Đặc điểm của các phần mềm sử dụng các hàm dịch vụ .........................56
4.2.4. Kết quả tích hợp các HTTT về cán bộ với HTTT về đảng viên ............58

4.3. Tích hợp thử nghiệm 02 website của cơ quan Đảng .....................................61
4.3.1. Mô tả về giải pháp tích hợp thử nghiệm.................................................61
4.3.2. Đặc điểm của các phần mềm thử nghiệm...............................................62
4.2.3. Đặc điểm của phần mềm thử nghiệm tích hợp các website ...................63
4.3.4. Kết quả tích hợp thử nghiệm các website mô phỏng .............................64


vi

4.4. Kết luận 4 .......................................................................................................66
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 68
PHỤ LỤC I ................................................................................................................ 70
Kết quả thử nghiệm việc tích hợp các HTTT cán bộ và đảng viên ......................70
I.1. Giao diện của phần mềm HTTT quản lý cán bộ thử nghiệm .........................70
I.2. Giao diện của phần mềm HTTT quản lý đảng viên thử nghiệm ....................73
PHỤ LỤC II ............................................................................................................... 76
Kết quả thử nghiệm việc tích hợp 02 website của cơ quan Đảng .............................. 76
II.1. Giao diện website thử nghiệm thứ nhất ........................................................76
II.2. Giao diện website thử nghiệm thứ hai ..........................................................77
II.3. Giao diện phần mềm tích hợp các website....................................................78


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

Viết tắt

Tiếng Anh


Tiếng Việt

CNTT

Information Technology

Công nghệ thông tin

CSDL

Database

Cơ sở dữ liệu

EDM

Entity Data Model

HTTT

Information System

Mô hình dữ liệu thực thể
Hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp
Hệ thống thông tin

LAN

Local Area Network


Mạng nội bộ

STT

Index

Số thứ tự

UBKT

Inspection Committee

Ủy ban kiểm tra

UBND

People's Committees

Ủy ban nhân dân

SOA

Service Oriented Architecture

Kiến trúc hƣớng dịch vụ

WAN

Wide Area Network


Mạng diện rộng



Decided

Quyết định

TW

Central

Trung ƣơng

ERP

Enterprise Resource Planning


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Dữ liệu trong HTTT điều hành tác nghiệp của các cơ quan TW đến cuối
2011 [4] .......................................................................................................................7
Bảng 1. 2. Dữ liệu trong HTTT điều hành tác nghiệp của các tỉnh, thành ủy đến cuối
2011 [4] .......................................................................................................................7
Bảng 1. 3. Dữ liệu trong HTTT điều hành tác nghiệp của các huyện, thị ủy đến cuối
2011 [4] .......................................................................................................................8
Bảng 1. 4. Thực trạng cập nhật CSDL đảng viên đến cuối 3/2011 [4] .......................8

Bảng 1. 5. Thực trạng phát hành tin, bài trên các website khi kết thúc Đề án 06 [4] .8
Bảng 1. 6. Nguồn nhân lực liên quan đến các HTTT của cơ quan Đảng khi kết thúc
Đề án 06 [4] .................................................................................................................8
Bảng 4. 1. Các hàm dịch vụ chính đã xây dựng tromg kho ServiceCanBo.asmx ....55
Bảng 4. 2. Các hàm dịch vụ đã xây dựng trong kho ServiceDangVien.asmx ..........55
Bảng 4. 3. Các hàm dịch vụ danh mục dùng chung ..................................................55
Bảng 4. 4. Các hàm dịch vụ đƣợc cung cấp trong mô hình tích hợp ........................63


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1.Mô hình cơ bản của hệ thống thông tin.......................................................3

Hình 2. 1. Các mức độ tích hợp dữ liệu của hệ thống thông tin ...............................12
Hình 2. 2. Mô hình kỹ thuật hợp nhất dữ liệu ...........................................................14
Hình 2. 3. Mô hình kết hợp kéo và đẩy dữ liệu ........................................................15
Hình 2. 4. Mô hình kỹ thuật liên hợp dữ liệu ............................................................16
Hình 2. 5. Mô hình kỹ thuật lan truyền dữ liệu .........................................................17
Hình 2. 6. Mô hình các thực thể trong kiến trúc hƣớng dịch vụ ...............................22
Hình 2. 7. Mô hình kiến trúc phân tầng tham khảo của hệ thống SOA ....................24

Hình 3. 1. Mô hình tổng thể tích hợp các HTTT trong mạng diện rộng của Đảng ..38
Hình 3. 2. Mô hình tích hợp Cổng với các website của Đảng ..................................40
Hình 3. 3. Tích hợp HTTT quản lý cán bộ với HTTT quản lý đảng viên ................41
Hình 3. 4. Tích hợp các HTTT tổ chức – xây dựng Đảng với nhau .........................42
Hình 3. 5. Tích hợp các HTTT chuyên ngành kiểm tra Đảng với nhau ...................44
Hình 3. 6. Tích hợp các HTTT chuyên ngành công tác dân vận với nhau ...............45
Hình 3. 7. Tích hợp giữa các HTTT về quản lý đảng viên và kiểm tra Đảng ..........46
Hình 3. 8. Tích hợp các HTTT tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo của cấp ủy ...............47

Hình 3. 9. Tích hợp Cổng hoặc website với các HTTT cùng Trung tâm dữ liệu .....48
Hình 3. 10. Mô hình tích hợp các HTTT của Đảng trên Internet .............................48
Hình 3. 11. Tích hợp HTTT gửi nhận văn bản và hỗ trợ chỉ đạo, điều hành............50

Hình 4. 1. Tích hợp HTTT quản lý cán bộ với HTTT quản lý đảng viên ................53
Hình 4. 2. Biểu đồ tƣơng tác tuần tự khi nhập mới dữ liệu 01 cán bộ ......................59
Hình 4. 3. Biểu đồ tƣơng tác tuần tự khi khai thác dữ liệu về cán bộ .......................59
Hình 4. 4. Biểu đồ tƣơng tác tuần tự khi nhập mới dữ liệu 01 đảng viên .................60


x

Hình 4. 5. Biểu đồ tƣơng tác tuần tự khi khai thác dữ liệu về đảng viên..................61
Hình 4. 6. Tích hợp thử nghiệm 02 website của cơ quan Đảng ................................62
Hình 4. 7. Tích hợp toàn bộ tiêu đề tin, bài từ 2 website ..........................................64
Hình 4. 8. Tích hợp tiêu đề tin, bài từ 2 website theo từ khóa tìm kiếm ..................65
Hình 4. 9. Khai thác tin, bài đƣợc lựa chọn trong các website đƣợc tích hợp ..........65


1

MỞ ĐẦU
Từ năm 2001 tới nay, HTTT trong cơ quan Đảng đã dần dần hình thành, gia
tăng về số lƣợng và nâng cao dần về chất lƣợng, đã đáp ứng đƣợc một số yêu cầu
bƣớc đầu đối với việc phục vụ sự hoạt động của các cơ quan Đảng. Tuy nhiên, đại
đa số các HTTT của cơ quan Đảng hiện tại đều mang tính độc lập, rời rạc, chƣa hỗ
trợ khả năng tích hợp với nhau để phục vụ khai thác theo nhu cầu, chƣa đảm bảo
tính nhất quán của dữ liệu, làm gia tăng thời gian và chi phí cập nhật dữ liệu, làm
giảm sút hiệu quả đầu tƣ cho ứng dụng CNTT.
Thấy đƣợc bất cập đối với các HTTT của Đảng hiện tại và những bất cập

phát sinh trong giai đoạn 2016-2020, với kiến thức đã và đang đƣợc trang bị, với
kinh nghiệm trong 15 năm tiếp cận với các HTTT trong cơ quan Đảng, học viên có
nguyện vọng nghiên cứu về vấn đề tích hợp các HTTT của Đảng trong khuôn khổ
đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành HTTT với mục tiêu tìm ra một giải pháp thuận
lợi để có thể liên kết, tích hợp các HTTT trong cơ quan Đảng với nhau, đáp ứng các
nhu cầu về thông tin đặt ra trong thực tiễn, khắc phục những hạn chế hiện tại.
Mục đích của đề tài là đánh giá việc thực hành nghiên cứu đối với một học
viên cao học chuyên ngành HTTT khi kết thúc khóa học thạc sĩ về CNTT tại Học
viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông, khẳng định luận điểm khoa học về việc nếu
chuyển sang sử dụng kiến trúc hƣớng dịch vụ thì các HTTT của cơ quan Đảng hoàn
toàn có thể sẵn sàng tích hợp đƣợc với nhau một cách thuận tiện, tìm ra đƣợc giải
pháp phù hợp để có thể tích hợp các HTTT của các cơ quan Đảng, chỉ ra đƣợc
phƣơng pháp giải quyết đƣợc những bất cập của việc xây dựng, triển khai, cập nhật,
quản lý, vận hành các HTTT hiện nay trong các cơ quan Đảng. Thông qua việc
nghiên cứu, học viên sẽ nắm đƣợc những nguyên lý cơ bản của việc thực hành
nghiên cứu khoa học để nghiên cứu các giải pháp tiên tiến trong việc ứng dụng
CNTT, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của cơ quan Đảng.


2

Các đối tƣợng nghiên cứu bao gồm hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, dữ liệu,
nhân lực và các quy chế, quy định quản lý vận hành khai thác của HTTT trong cơ
quan Đảng hiện tại, các giải pháp tiên tiến hiện nay trên thế giới và trong nƣớc có
thể sử dụng để tích hợp các HTTT, khả năng tích hợp các CSDL của cơ quan Đảng,
các kiến trúc có thể tích hợp các HTTT, kiến trúc hƣớng dịch vụ, các HTTT của các
cơ quan Đảng sau khi đã đƣợc tích hợp trên cơ sở kiến trúc hƣớng dịch vụ.
Về mặt phạm vi nghiên cứu, sau khi nghiên cứu tổng quan, học viên sẽ tập
trung vào nghiên cứu vấn đề tích hợp các CSDL và tổng hợp thông tin đối với một
số HTTT của cơ quan Đảng đang vận hành với nền tảng Net.framework và cơ sở dữ

liệu SQL Server trên hệ thống mạng máy tính của Đảng tại các cơ quan Trung ƣơng
của Đảng, một số các HTTT đang hoặc sẽ vận hành với nền tảng Net.framework và
CSDL SQL Server của một số tỉnh, thành ủy đại diện cho các địa phƣơng.
Đối với kiến trúc hƣớng dịch vụ, học viên sẽ tập trung vào nghiên cứu đặc
điểm và các khả năng, ƣu điểm, hạn chế và quan trọng nhất là nghiên cứu vận dụng
kiến trúc đó vào việc tích hợp các HTTT của cơ quan Đảng.
Để thực hiện đề tài này, học viên sẽ sử dụng cả phƣơng pháp nghiên cứu lý
thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình. Một trong các
phƣơng pháp quan trọng sẽ sử dụng trong quá trình thu thập tài liệu là phƣơng pháp
phi thực nghiệm, cụ thể là quan sát các HTTT, các CSDL trong trạng thái tĩnh và
trạng thái đang vận hành, phỏng vấn các chuyên gia, những ngƣời quản lý và những
ngƣời trực tiếp cập nhật dữ liệu, vận hành, khai thác các HTTT của cơ quan Đảng.
Việc tích hợp các HTTT trong cơ quan Đảng thành công thì sẽ đem lại không
chỉ ý nghĩa về mặt khoa học là các HTTT của cơ quan Đảng cũng hoàn toàn có thể
liên kết, tích hợp bằng các giải pháp về cách thức tổ chức HTTT tiên tiến nhất hiện
nay để tạo thuận lợi trong việc khai thác và giảm chi phí cập nhật dữ liệu nhƣ những
HTTT thông thƣờng khác trong nhà nƣớc, xã hội mà còn có ý nghĩa thực tiễn là tìm
ra đƣợc một giải pháp hợp lý để khắc phục những bất cập đang đặt ra đối với các
HTTT, nâng cao hiệu quả đầu tƣ cho ứng dụng CNTT trong cơ quan Đảng.


3

CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu chƣơng
Trong chƣơng này, trƣớc tiên học viên sẽ giới thiệu khái quát về HTTT, về
quá trình hình thành phát triển và thực trạng các HTTT trong cơ quan Đảng, bao
gồm hạ tầng kỹ thuật, về các phần mềm cập nhật, quản lý, khai thác dữ liệu của các
HTTT, về hiện trạng dữ liệu trong các HTTT, về nguồn nhân lực liên quan đến các
HTTT và các quy định về quản trị, vận hành, khai thác các HTTT của cơ quan

Đảng. Tiếp theo, học viên sẽ giới thiệu khái quát về việc tích hợp các HTTT và khái
quát về nhu cầu tích hợp các HTTT của cơ quan Đảng.

1.2. Khái quát về hệ thống thông tin
HTTT là một tập hợp các phần tử (thành phần) có liên hệ với nhau, đƣợc tổ
chức để thu thập, xử lý, lƣu trữ, phân phối và biểu diễn thông tin, trợ giúp việc ra
quyết định và kiểm soát hoạt động trong mỗi tổ chức.
Các HTTT điện tử đƣợc hình thành từ 5 thành tố cơ bản cũng đƣợc coi là 5
tài nguyên của hệ thống, bao gồm: Hạ tầng kỹ thuật: Các thiết bị và phƣơng tiện kỹ
thuật dùng để tiếp nhận, xử lý, lƣu trữ dữ liệu (hoặc thông tin), chủ yếu là máy tính
và các thiết bị mạng; Phần mềm: bao gồm các chƣơng trình máy tính (phần mềm hệ
thống, phần mềm ứng dụng); Dữ liệu: Dữ liệu thô và dữ liệu đã tinh chế, có thể ở
nhiều dạng khác nhau: văn bản, số liệu, hình ảnh, âm thanh; Con ngƣời (những
ngƣời cập nhật, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống); Các quy trình, quy định và
thủ tục cập nhật, xử lý, khai thác dữ liệu [17].
Quy trình, quy định và thủ tục
Con ngƣời

Phần mềm

Hạ tầng kỹ thuật

Dữ liệu

Hình 1. 1. Mô hình cơ bản của hệ thống thông tin [17]


4

HTTT đóng vai trò quan trọng trong công việc hỗ trợ cho các hoạt động tác

nghiệp và quản lý trong các doanh nghiệp và các tổ chức [17].

1.3. Khái quát về quá trình phát triển và thực trạng các HTTT của Đảng
1.3.1. Khái quát về quá trình phát triển các HTTT của Đảng
Từ năm 2001 tới nay, trải qua Đề án 47 và Đề án 06, một số HTTT của cơ
quan Đảng đã đƣợc triển khai xây dựng và đang đƣa vào vận hành. Tuy nhiên,
ngoài HTTT điều hành tác nghiệp và 03 HTTT chuyên ngành (bao gồm tổ chức,
xây dựng Đảng kiểm tra Đảng và công tác dân vận) đang có sự liên kết, trao đổi
một số dữ liệu với nhau giữa các cấp liền kề bằng công cụ sao chép bản ghi của hệ
quản trị CSDL Microsoft SQL Server thì các HTTT khác hiện nay đang chƣa có sự
liên kết, tích hợp dữ liệu với nhau.
Với mô hình hoạt động của các HTTT nhƣ vậy trong khi đối tƣợng quản lý,
phát hành thông tin lại có liên hệ chặt chẽ với nhau hoặc là dữ liệu trong nhiều
CSDL cùng phản ánh về các khía cạnh khác nhau của cùng một đối tƣợng quản lý
đã làm tăng chi phí nhập liệu, giảm sự đồng bộ và nhất quán. Đặc biệt là khi phải
quản lý, vận hành nhiều hệ thống có chức năng gần tƣơng đƣơng với nhau đã làm
cho việc phát triển các ứng dụng CNTT gặp khó khăn do tăng chi phí và giảm thiểu
hiệu suất sử dụng của các HTTT trong cơ quan Đảng.
Thực hiện "Đề án tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn
2001 – 2005" (gọi tắt là Đề án 47), các cơ quan Đảng đã xây dựng đƣợc hệ thống
mạng diện rộng của Đảng từ Trung ƣơng tới các tỉnh, thành ủy, huyện, thị ủy, hình
thành một số HTTT bao gồm: Hệ điều hành tác nghiệp, CSDL Văn kiện Đảng,
CSDL đảng viên, CSDL kiểm tra Đảng để triển khai từ Trung ƣơng tới địa phƣơng.
Thực hiện “Đề án tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn
2006 – 2010” (gọi tắt là Đề án 06), các cơ quan quan Đảng đã: Nâng cấp và mở
rộng hạ tầng kỹ thuật tại tất cả các cơ quan Đảng; Nâng cấp Hệ điều hành tác
nghiệp và CSDL Văn kiện Đảng; Xây dựng mới HTTT chuyên ngành Tổ chức –
Xây dựng Đảng, HTTT chuyên ngành kiểm tra Đảng, HTTT chuyên ngành tuyên



5

giáo, HTTT chuyên ngành công tác dân vận, HTTT tổng hợp hỗ trợ cấp ủy ra quyết
định, các website của cơ quan Đảng ở Trung ƣơng và các tỉnh, thành ủy.
Các website của cơ quan Đảng đƣợc hình thành từ Đề án 06 và các Cổng
thông tin điện tử của Đảng sẽ hình thành trong giai đoạn 2015-2020 trên mạng diện
rộng hoặc trên Internet là các HTTT của Đảng, dùng để tuyên truyền, phổ biến về
chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách và để phản ánh tình hình thực hiện các chủ trƣơng,
đƣờng lối chính sách của Đảng tại Trung ƣơng và các địa phƣơng.

1.3.2. Thực trạng về các HTTT của cơ quan Đảng
1.3.2.1. Thực trạng về hạ tầng kỹ thuật trong các cơ quan Đảng
Hệ thống mạng máy tính của Đảng kết nối giữa 14 cơ quan Đảng ở Trung
ƣơng với 63 tỉnh, thành ủy, 679 huyện, thị ủy và 10.780 đảng ủy xã, phƣờng, thị
trấn. Việc kết nối mạng trong từng cơ quan Đảng và giữa các cơ quan Đảng với
nhau thông qua 2 hệ thống mạng tách biệt về logic là mạng diện rộng của Đảng
(không kết nối Internet) và hệ thống mạng kết nối Internet.
Hệ thống mạng diện rộng của Đảng vận hành trên nền mạng truyền số liệu
chuyên dụng của Đảng và Nhà nƣớc. Hiện tại, mạng đang có một trục xƣơng sống
với 03 trung tâm miền đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM. Từ các trung tâm
miền có các kết nối theo khu vực tới các cơ quan Trung ƣơng và tới các tỉnh thành
ủy. Từ các tỉnh, thành ủy lại có kết nối xuống các huyện, thị ủy. Từ các huyện thị ủy
lại kết nối xuống tới các đảng ủy xã, phƣờng thị trấn. Từ khi hình thành vào năm
1997 tới nay, hệ thống mạng diện rộng của Đảng vẫn đang tổ chức phân cấp theo
cấu trúc hình cây, giữa các khu vực ngăn cách với nhau bởi tƣờng lửa. Mọi giao
dịch giữa máy chủ của cơ quan Trung ƣơng với nhau, giữa các cơ quan Trung ƣơng
với tỉnh, thành ủy hoặc giữa các tỉnh, thành ủy với nhau đều thông qua trung tâm
miền. Hệ thống mạng máy tính của Đảng hiện có khoảng 36.300 nút mạng.
Hệ thống mạng máy tính của Đảng có khoảng 280 máy chủ ở Trung ƣơng,
khoảng 700 chiếc ở các tỉnh, thành ủy và khoảng 2.100 chiếc ở các huyện, thị ủy.


1.3.2.2. Thực trạng về các phần mềm của các HTTT của cơ quan Đảng


6

Phần mềm “Hệ thông tin điều hành tác nghiệp” đƣợc sử dụng trong các cơ
quan Đảng từ giai đoạn Đề án 47 trên nền tảng Lotus Notes 4.6 của IBM, đã đƣợc
nâng cấp thành phần mềm mới trên nền tảng Lotus Notes 8.5 trong giai đoạn Đề án
06 và hiện tại có thêm phiên bản mới hoạt động trên giao diện web. Đây là phần
mềm đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong các cơ quan Đảng, phục vụ việc quản lý, xử
lý văn bản đến, văn bản đi đi theo quy trình, phục vụ việc gửi, nhận văn bản giữa
các cơ quan và gửi nhận thƣ điện tử giữa các cá nhân trên Lotus Notes.
Phần mềm HTTT quản lý đảng viên đƣợc sử dụng trong các cơ quan Đảng từ
Trung ƣơng tới các địa phƣơng từ giai đoạn Đề án 47, đã đƣợc nâng cấp trong Đề
án 06 bởi dự án “Xây dựng HTTT chuyên ngành Tổ chức – Xây dựng Đảng”.
Ngoài chức năng cập nhật, quản lý, khai thác thông tin về đảng viên và tổ chức
Đảng, phần mềm này có chức năng liên kết để đồng bộ toàn bộ dữ liệu từ cấp huyện
về cấp tỉnh và từ cấp tỉnh lên tới Trung ƣơng bằng công cụ của SQL Server.
Phần mềm HTTT quản lý Cán bộ - Công chức là sản phẩm của dự án “Xây
dựng HTTT chuyên ngành Tổ chức – Xây dựng Đảng”, chỉ có chức năng cập nhật,
quản lý, khai thác nội tại, không có chức năng giao tiếp với các HTTT khác.
Phần mềm “CSDL kiểm tra Đảng” đƣợc sử dụng trong các cơ quan Đảng tại
Trung ƣơng và một số địa phƣơng từ giai đoạn Đề án 47, đã đƣợc nâng cấp thành
phần mềm của “HTTT chuyên ngành kiểm tra Đảng” trong Đề án 06. Ngoài chức
năng cập nhật, quản lý, khai thác thông tin về kiểm tra đảng viên và tổ chức Đảng,
phần mềm này còn có chức năng đồng bộ dữ liệu mang tính báo cáo, thống kê từ
cấp huyện về cấp tỉnh và từ cấp tỉnh lên tới cấp Trung ƣơng bằng công cụ của SQL
Server.
Phần mềm “HTTT chuyên ngành công tác dân vận” là sản phẩm của dự án

“Xây dựng HTTT chuyên ngành công tác dân vận”, thuộc Đề án 06. Ngoài chức
năng cập nhật, quản lý, khai thác dữ liệu, phần mềm này có chức năng liên kết để
chuyển giao các bản ghi dữ liệu theo chiều dọc từ cấp dƣới lên cấp trên bằng công
cụ của SQL Server.
Phần mềm quản lý website của các cơ quan Đảng đƣợc khởi công xây dựng
từ giai đoạn Đề án 06, tới nay đã có mặt ở hầu hết các cơ quan Đảng ở Trung ƣơng
và các tỉnh, thành ủy. Hầu hết các website của các cơ quan Đảng hiện đều vận hành
trên mạng diện rộng của Đảng. Mỗi phần mềm quản lý website này hiện mới chỉ


7

phục vụ việc cập nhật, khai thác 01 CSDL của chính nó, chƣa có khả năng trao đổi
dữ liệu với các website khác.

1.3.2.3. Thực trạng về dữ liệu trong các HTTT trong cơ quan Đảng
Khối lƣợng dữ liệu của các HTTT của các cơ quan Đảng (không bao gồm
thƣ điện tử) tính cho đến thời điểm thống kê nhƣ sau:
Bảng 1. 1. Dữ liệu trong HTTT điều hành tác nghiệp của các cơ quan TW đến cuối 2011 [4]

STT

Từng loại dữ liệu trong các CSDL

Giá trị

1

Tổng số bản ghi của CSDL văn bản đi


98.104

2

Tổng số file đã đính kèm vào CSDL văn bản đi

44.338

3

Tổng số bản ghi của CSDL văn bản đến

4

Tổng số file đã đính kèm vào CSDL văn bản đến

8.428

5

Tổng số bản ghi của CSDL phục vụ lãnh đạo

8.895

239.437

Bảng 1. 2. Dữ liệu trong HTTT điều hành tác nghiệp của các tỉnh, thành ủy đến cuối 2011 [4]

STT


Tổng lƣợng dữ liệu trong các CSDL

Giá trị

1

Tổng số bản ghi của CSDL văn bản đi tại văn phòng các tỉnh, thành ủy

634.626

2

Tổng số file đính kèm vào CSDL văn bản đi tại VP các tỉnh, thành ủy

527.397

3

Tổng số bản ghi của CSDL văn bản đến tại VP các tỉnh, thành ủy

4

Tổng số file đính kèm vào CSDL văn bản đến tại VP các tỉnh, thành ủy

579.745

5

Tổng số bản ghi của CSDL văn bản đi ở ban Đảng của tỉnh, thành ủy


369.015

6

Tổng số file đính kèm vào CSDL văn bản đi ở các ban Đảng cấp tỉnh

240.032

7

Tổng số bản ghi của CSDL văn bản đến ở các ban Đảng cấp tỉnh

8

Tổng số file đính kèm vào CSDL văn bản đến ở các ban Đảng cấp tỉnh

288.863

9

Tổng số bản ghi của CSDL phục vụ lãnh đạo ở tỉnh, thành ủy

129.915

2.282.941

1.373.672


8


Bảng 1. 3. Dữ liệu trong HTTT điều hành tác nghiệp của các huyện, thị ủy đến cuối 2011 [4]

STT

Tổng lƣợng dữ liệu trong các CSDL

Giá trị

1

Tổng số bản ghi của CSDL văn bản đi tại văn phòng các huyện, thị ủy

2

Tổng số file đính kèm vào CSDL văn bản đi tại VP các huyện, thị ủy

3

Tổng số bản ghi của CSDL văn bản đến tại văn phòng các huyện, thị ủy 2.972.553

4

Tổng số file đính kèm vào CSDL văn bản đến tại VP các huyện, thị ủy

1.370.222
978.957

787.700


Bảng 1. 4. Thực trạng cập nhật CSDL đảng viên đến cuối 3/2011 [4]

STT

Tình hình cập nhật dữ liệu vào CSDL đảng viên

Giá trị

1

Tổng số đảng viên trong toàn Đảng

3.481.694

2

Tổng số phiếu đảng viên đã nhập vào CSDL

3.376.281

3

Tổng số phiếu đảng viên đã nhập đủ cả 4 trang của hồ sơ

2.776.627

Bảng 1. 5. Thực trạng phát hành tin, bài trên các website khi kết thúc Đề án 06 [4]

TT


Hiện trạng phát hành tin, bài trên các website

Giá trị

1

Tổng số tin, bài đã đƣợc phát hành trên các website nội bộ tại các cơ

53.260

quan Trung ƣơng
Tổng số tin, bài đã phát hành trên các website nội bộ của tỉnh, thành ủy

2

229.041

1.3.2.4. Thực trạng về nguồn nhân lực liên quan đến HTTT của Đảng
Bảng 1. 6. Nguồn nhân lực liên quan đến các HTTT của cơ quan Đảng khi kết thúc Đề án 06 [4]

Các chỉ tiêu về quy mô và chất lƣợng nguồn nhân lực

Giá trị

1

Số ngƣời cập nhật, vận hành, khai thác HTTT tại Trung ƣơng

2.200


2

Số ngƣời hầu nhƣ chƣa sử dụng thƣ điện tử tại Trung ƣơng

3

Số ngƣời chuyên trách về CNTT của các cơ quan Trung ƣơng

4

Số ngƣời cập nhật, vận hành, khai thác HTTT của cấp tỉnh

9.000

5

Số ngƣời hầu nhƣ chƣa sử dụng thƣ điện tử tại các tỉnh, thành ủy

1.400

6

Số ngƣời chuyên trách về CNTT của các tỉnh, thành ủy

7

Số ngƣời cập nhật, vận hành, khai thác các HTTT của cấp huyện

STT


250
50

300
19.300


9

8

Số ngƣời hầu nhƣ chƣa sử dụng thƣ điện tử tại các huyện, thị ủy

9

Số nhân lực chuyên trách về CNTT của các huyện, thị ủy

10

Số nhân lực cập nhật, vận hành, khai thác các HTTT của cấp xã

3.900
300
11.200

1.3.2.5. Thực trạng về các quy định quản trị, vận hành HTTT của Đảng
Ngày 25/11/2015, Ban Bí thƣ đã ban hành Quy định số 269-QĐ/TW về giao
dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan Đảng.
Ngày 23/12/2008, UBKT Trung ƣơng đã ban hành Quyết định số 476QĐ/UBKTTW về việc cập nhật, quản lý, sử dụng phần mềm chuyên ngành Kiểm
tra Đảng; Ngày 23/02/2011, Ban Tổ chức Trung ƣơng đã ban hành Quyết định số

81-QĐ/BTCTW và Quyết định số 83-QĐ/BTCTW về Quy chế quản lý, khai thác và
sử dụng CSDL và Quy chế quản lý, cập nhật và sử dụng Trang thông tin điện tử của
Ban Tổ chức Trung ƣơng; Ngày 07/04/2011, Văn phòng Trung ƣơng Đảng đã ban
hành Quy định số 01-QĐ/VPTW về việc gửi nhận văn bản trên mạng thông tin diện
rộng của Đảng;
Hầu hết các tỉnh, thành ủy đều có văn bản quy định cụ thể về việc quản lý,
vận hành, cập nhật, khai thác, lƣu trữ các HTTT của Đảng.

1.4. Khái quát về việc tích hợp các HTTT
Nhƣ ta đã biết, mỗi HTTT gồm 05 thành tố cơ bản là hạ tầng, phần mềm, dữ
liệu, con ngƣời và các thủ tục, quy trình. Nhƣ vậy, việc tích hợp các HTTT chính là
tiến hành việc tích hợp từ 1 tới 5 thành tố cơ bản của HTTT để tạo ra kết quả.
Khi ta tích hợp các HTTT với nhau, tùy theo cấp độ tích hợp và tùy theo
phạm vi tiến hành (đối với hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, dữ liệu, con ngƣời, quy
định), ta sẽ có kết quả khác nhau.
Khi tích hợp ít nhất một yếu tố cấu thành của các HTTT ta đều thấy là
thƣờng tạo nên đƣợc sản phẩm về thông tin có thế mạnh hơn bản thân mỗi thành tố
ban đầu, do đó nó cũng đáp ứng đƣợc nhu cầu cao hơn của ngƣời sử dụng so với
từng hệ thống ban đầu. Ta thấy ích lợi đƣợc tăng lên rõ rệt khi tích hợp phần mềm
và dữ liệu. Mặc dù dữ liệu có thể phân tán và khác nhau về cấu trúc hoặc không


10

đồng nhất về nền công nghệ nhƣng khi tích hợp, ngƣời dùng sẽ đƣợc cung cấp một
nguồn đồng nhất về mặt dữ liệu, có cấu trúc thống nhất trên một nền công nghệ.
Vậy ta có thể coi tích hợp dữ liệu là sự kết hợp của các nguồn dữ liệu khác
nhau nhằm tạo ra dữ liệu có ý nghĩa và có giá trị hơn so với việc khai thác từng dữ
liệu riêng lẻ. Đứng ở góc độ giải pháp thì tích hợp dữ liệu là một ứng dụng nền
tảng, một sản phẩm hoặc các kỹ thuật và các công nghệ để cung cấp một khung

nhìn thống nhất cho nhiều nguồn dữ liệu khác nhau [10].

1.5. Khái quát về nhu cầu tích hợp các HTTT của cơ quan Đảng
Với mô hình hoạt động của các HTTT nhƣ vậy trong khi đối tƣợng quản lý,
phát hành thông tin lại có liên hệ chặt chẽ với nhau hoặc là dữ liệu trong nhiều
CSDL cùng phản ánh về các khía cạnh khác nhau của cùng một đối tƣợng quản lý
đã làm tăng chi phí nhập liệu, giảm sự đồng bộ và nhất quán. Mặt khác, khi dữ liệu
đã đƣợc cập nhật vào HTTT này thì lại không khai thác đƣợc ở các HTTT khác mặc
dù chính sách hoàn toàn cho phép. Điều đó đã làm tăng chi phí cho CNTT và làm
giảm hiệu quả đầu tƣ cho ứng dụng CNTT trong cơ quan Đảng.
Trong giai đoạn 2015-2020, theo Chƣơng trình ứng dụng CNTT trong hoạt
động của các cơ quan Đảng do Ban Bí thƣ ban hành kèm theo Quyết định số 260QĐ/TW ngày 01-10-2014 (gọi tắt là Chƣơng trình 260), các HTTT trong cơ quan
Đảng đƣợc xây dựng trong giai đoạn Đề án 06 sẽ đƣợc triển khai sử dụng hàng loạt
tại tất cả các cơ quan Đảng từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, đồng thời một số HTTT
đƣợc xây dựng mới và đƣa vào sử dụng sẽ làm cho những bất cập trong mô hình tổ
chức hiện nay đối với các HTTT của Đảng gia tăng một cách đáng kể.
Hầu hết các HTTT của Đảng đều là các HTTT đa cấp với chủ thể quản lý
vận hành là cơ quan Đảng các cấp (các cơ quan Trung ƣơng, các tỉnh, thành ủy, các
huyện, thị ủy, các đảng ủy cấp xã). Do vậy, giữa các HTTT của các cấp trong cùng
một ngành sẽ có nhu cầu tích hợp để trao đổi dữ liệu 2 chiều với nhau giữa các cấp
liền kề: Trung ƣơng  Tỉnh, cấp tỉnh  cấp huyện và cấp huyện  cấp xã. Thông
tin chiều lên thƣờng là các số liệu báo cáo, phản ánh tình hình. Thông tin chiều


11

xuống thƣờng là các chủ trƣơng, đƣờng lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các yêu
cầu về việc tổng hợp dữ liệu và các danh mục dùng chung trong toàn hệ thống.
Do một số HTTT cùng quản lý một số lớn thuộc tính cơ bản của cùng đối
tƣợng quản lý nên các HTTT đó có nhu cầu tích hợp để trao đổi dữ liệu 2 chiều với

nhau nhằm tiết kiệm thời gian, công sức cập nhật dữ liệu, đảm bảo sự nhất quán dữ
liệu và tiết kiệm không gian lƣu trữ.
Do khả năng phục vụ dữ liệu tại mỗi HTTT độc lập thƣờng bị hạn chế nên
việc khai thác dữ liệu tại một vài HTTT độc lập thƣờng không đáp ứng đƣợc nhu
cầu về thông tin của cán bộ Đảng. Do vậy, các HTTT cần phải có khả năng trao đổi
dữ liệu 2 chiều với các HTTT khác để đáp ứng nhu cầu khai thác.
Tùy theo mục tiêu, yêu cầu của từng HTTT, nội dung dữ liệu đƣợc quản lý,
chủ thể sở hữu, chủ thể quản lý dữ liệu sẽ hình thành các nhu cầu tích hợp và các
phƣơng thức tích hợp rất đa dạng giữa các HTTT của cơ quan Đảng.

1.6. Kết luận chƣơng 1
Trong nội dung chƣơng này, học viên đã mô tả khái quát về khái niệm của
HTTT và các thành tố cơ bản tạo nên các HTTT, về quá trình hình thành và phát
triển các HTTT của cơ quan Đảng từ năm 2001 tới nay, đặc biệt đã mô tả khá chi
tiết về thực trạng của từng thành tố trong 5 thành tố tạo nên các HTTT của cơ quan
Đảng. Sau phần giới thiệu khái quát về việc tích hợp các HTTT, học viên đã phân
tích khái quát về nhu cầu tích hợp các HTTT của cơ quan Đảng.
Việc tích hợp các HTTT trong cơ quan Đảng là một nhu cầu cấp bách đặt ra
trong giai đoạn 2016-2020 nhằm khắc phục các bất cập hiện hữu đối với các HTTT
của cơ quan Đảng, nâng cao khả năng phục vụ, giảm chi phí và góp phần nâng cao
hiệu quả đầu tƣ cho ứng dụng CNTT trong cơ quan Đảng.


12

CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH
VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TÍCH HỢP
2.1. Giới thiệu chƣơng
Để giải quyết đƣợc vấn đề đã nêu ra tại chƣơng 1, trong chƣơng này, học
viên sẽ mô tả về kết quả nghiên cứu về mặt lý thuyết đối với việc tích hợp các

HTTT, làm cơ sở để đề xuất giải pháp cụ thể nhằm tích hợp các HTTT của cơ quan
Đảng trong chƣơng tiếp theo.
Cụ thể, sau khi mô tả về các mức độ tích hợp về mặt lý thuyết đối với dữ liệu
các HTTT, học viên sẽ mô tả về kết quả nghiên cứu đối với một số kỹ thuật cơ bản
để tích hợp dữ liệu đã và đang đƣợc sử dụng.
Tiếp theo, sau khi mô tả khái quát kết quả nghiên cứu về một số giải pháp
tích hợp dữ liệu đã và đang đƣợc sử dụng, học viên sẽ đi sâu vào việc mô tả kết quả
nghiên cứu đối với các khía cạnh của giải pháp tích hợp các HTTT trên cơ sở kiến
trúc hƣớng dịch vụ.

2.2. Các mức độ tích hợp dữ liệu giữa các hệ thống thông tin
Có tối đa 06 mức độ tích hợp dữ liệu khác nhau nhƣ hình vẽ dƣới đây:
Ngƣời sử
dụng

Tích hợp lớp ngƣời sử dụng

Ngƣời sử
dụng

Lớp giao diện

Tích hợp lớp giao diện

Lớp giao diện

Lớp nghiệp vụ

Tích hợp lớp nghiệp vụ


Lớp nghiệp vụ

Lớp dịch vụ

Tích hợp lớp dịch vụ

Lớp dịch vụ

Lớp truy cập dữ liệu

Tích hợp lớp truy cập dữ liệu

Lớp truy cập dữ liệu

Lớp lƣu trữ dữ liệu

Tích hợp lớp lƣu trữ dữ liệu

Lớp lƣu trữ dữ liệu

Hình 2. 1. Các mức độ tích hợp dữ liệu của hệ thống thông tin [10]

Từ mô hình trên, chúng ta có thể thấy đƣợc về lý thuyết sẽ có các mức độ
tích hợp sau:
+ Tích hợp lớp người dùng: Ở mức độ này, ngƣời sử dụng phải thực hiện lấy
dữ liệu từ các HTTT khác nhau một cách thủ công. Sau khi lấy đƣợc dữ liệu sẽ tổng


13


hợp lại để có thông tin theo yêu cầu.
+ Tích hợp lớp giao diện: Ở mức độ này, dữ liệu của các HTTT vẫn đƣợc đặt
riêng rẽ. Ngƣời sử dụng sẽ đƣợc cung cấp một giao diện dùng chung cho các HTTT
và sẽ sử dụng giao diện dùng chung này để kết hợp các dữ liệu riêng rẽ để tổng hợp
đƣợc thông tin theo yêu cầu.
+ Tích hợp lớp nghiệp vụ: Ở mức độ này, phần mềm nghiệp vụ đƣợc tích
hợp sẽ cho phép việc truy cập đến nhiều nguồn dữ liệu trong các HTTT khác nhau.
Dữ liệu từ các HTTT đó sẽ đƣợc kết hợp lại và trả về cho ngƣởi sử dụng.
+ Tích hợp lớp dịch vụ: Ở mức độ này, một phần mềm lớp giữa đƣợc sử
dụng để cung cấp các dịch vụ giao tiếp giữa lớp nghiệp vụ với lớp dữ liệu. Phần
mềm lớp giữa sẽ cung cấp những chức năng có thể dễ dàng sử dụng lại bởi các ứng
dụng khác nhau.
+ Tích hợp lớp truy cập dữ liệu: Ở mức độ này, dữ liệu tích hợp logic đƣợc
tạo ra ở tầng truy xuất dữ liệu bằng cách cung cấp các khung nhìn. Từ khung nhìn
này, tầng truy xuất dữ liệu sẽ thực hiện việc truy xuất đến các nguồn dữ liệu thật,
kết hợp chúng lại và trả về cho ngƣời dùng.
+ Tích hợp lớp lưu trữ dữ liệu: Ở mức độ này, dữ liệu từ các nguồn khác
nhau sẽ đƣợc chuyển đổi đến nơi lƣu trữ mới. Với cách tiếp cận này thì việc truy
cập dữ liệu sẽ trở lên dễ dàng và tốc độ truy vấn đƣợc đảm bảo. Tuy nhiên, các ứng
dụng sẽ cần phải sửa đổi để sử dụng dữ liệu tích hợp mới này và cần phải duy trì cơ
chế đồng bộ dữ liệu từ các nguồn dữ liệu về nơi lƣu trữ mới [10].

2.3. Một số kỹ thuật cơ bản để tích hợp dữ liệu của các HTTT
Hiện nay, các giải pháp kỹ thuật cơ bản đƣợc sử dụng để tích hợp dữ liệu
trên thế giới gồm có: Kỹ thuật hợp nhất (consolidation), kỹ thuật liên hợp
(federation) và kỹ thuật lan truyền (propagation). Các giải pháp tích hợp dữ liệu
hiện tại đều sử dụng đến ít nhất một trong các giải pháp kỹ thuật này [10].

2.3.1. Kỹ thuật hợp nhất dữ liệu
Đây là kỹ thuật lấy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và kết hợp chúng lại

thành một CSDL duy nhất. Sau khi hợp nhất, CSDL kết quả này có thể đƣợc sử


14

dụng để phục vụ việc lập báo cáo, phân tích hoặc có thể đƣợc sử dụng để xử lý các
giao dịch trực tuyến.

Cơ sở dữ liệu kết quả

Hợp nhất dữ liệu (consolidation)

Cơ sở
dữ liệu
ban đầu

Cơ sở
dữ liệu
ban đầu

Cơ sở
dữ liệu
ban đầu

Cơ sở
dữ liệu
ban đầu

Cơ sở
dữ liệu

ban đầu

Hình 2. 2. Mô hình kỹ thuật hợp nhất dữ liệu [10]

Do phải kết hợp dữ liệu từ nhiều CSDL khác nhau thành một CSDL nên
thƣờng có độ trễ khi CSDL gốc đƣợc cập nhật. Tùy thuộc vào từng yêu cầu nghiệp
vụ mà độ trễ này có thể chỉ là vài giây, vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày. Thuật ngữ
“gần thời gian thực” đƣợc sử dụng nếu độ trễ nhỏ một cách tƣơng đối so với tần
suất cập nhật của CSDL gốc. Nếu độ trễ việc cập nhật dữ liệu từ CSDL nguồn đến
CSDL đích không đáng kể, chúng ta có thể coi đó là hệ thống vận hành theo thời
gian thực. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó để đạt đƣợc điều này.
Để dữ liệu từ bên CSDL nguồn sang đƣợc CSDL đích, ngƣời ta dùng 2 cơ
chế là kéo (Pull) và đẩy (Push). Đối với những hệ thống chấp nhận độ trễ cao
(không yêu cầu cần phải cập nhật ngay) thì cơ chế kéo thƣờng đƣợc sử dụng. Thông
thƣờng, việc thực hiện sẽ đƣợc xử lý trong các ứng dụng tích hợp chạy ngầm xử lý
theo lô (batch services). Cứ đến thời điểm nhất địch hoặc sau những khoảng thời
gian nhất định, ứng dụng này sẽ thực hiện việc lấy dữ liệu từ các CSDL nguồn về
tập hợp, xử lý và đƣa nó vào CSDL đích.
Đối với những hệ thống yêu cầu độ trễ thấp (gần thời gian thực) thì cơ chế
đẩy thƣờng đƣợc sử dụng. Việc cập nhật dữ liệu sẽ đƣợc diễn ra một cách liên tục
ngay khi có thay đổi tại CSDL gốc bởi các ứng dụng tích hợp. Để đáp ứng đƣợc yêu
cầu này thì các ứng dụng tích hợp cần phải có cơ chế phát hiện ra những thay đổi ở


15

CSDL nguồn và ngay lập tức cập nhật đƣợc sự thay đổi này vào CSDL đích. Kỹ
thuật CDC (change data capture) thƣờng đƣợc sử dụng để lấy đƣợc những dữ liệu bị
thay đổi trong các ứng dụng tích hợp hỗ trợ kỹ thuật hợp nhất dữ liệu. Cũng có thể,
việc đẩy dữ liệu từ CSDL nguồn sang CSDL đích là một thao tác kéo theo của việc

cập nhật dữ liệu tại CSDL nguồn.
Ngoài ra, chúng ta có thể kết hợp cơ chế kéo và đẩy trong một số trƣờng hợp
thực tế. Dƣới đây là một mô hình kết hợp kéo và đẩy:

Kéo về

Cơ sở dữ liệu đích

Cơ sở dữ liệu trung gian

Đẩy ra
Cơ sở
dữ liệu
ban đầu

Cơ sở
dữ liệu
ban đầu

Cơ sở
dữ liệu
ban đầu

Cơ sở
dữ liệu
ban đầu

Cơ sở
dữ liệu
ban đầu


Hình 2. 3. Mô hình kết hợp kéo và đẩy dữ liệu [10]

CSDL đích đƣợc hình thành bằng kỹ thuật hợp nhất dữ liệu thƣờng đƣợc sử
dụng cho các truy vấn và các báo cáo thống kê. Tuy nhiên, chúng ít khi đƣợc sử
dụng cho việc cập nhật vì vấn đề đồng bộ dữ liệu từ CSDL đích vào CSDL nguồn.
Ƣu điểm của kỹ thuật này là cho phép chúng ta có thể chuyển đổi (tổ chức lại
dữ liệu, làm cho phù hợp, làm sạch và kết hợp dữ liệu) một lƣợng lớn dữ liệu từ các
CSDL nguồn sang CSDL đích. Tuy nhiên, chúng có hạn chế là lƣu trữ trùng lặp,
lãng phí các tài nguyên sử dụng dùng để tính toán và tốn thêm không gian lƣu trữ
lại dữ liệu đã đƣợc hợp nhất.
Hiện nay, kỹ thuật hợp nhất dữ liệu là kỹ thuật chính đƣợc sử dụng trong
việc xây dựng các kho dữ liệu trên thế giới và tại Việt Nam.

2.3.2. Kỹ thuật liên hợp dữ liệu
Đây là kỹ thuật tạo ra một khung nhìn ảo (virtual view) từ một hoặc nhiều
nguồn dữ liệu. Khi một ứng dụng nghiệp vụ thực hiện truy vấn vào khung nhìn ảo,


×