Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống E-Learning và ứng cho các trường Đại học kỹ thuật tại Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 81 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

SENGVILAY SETTHA

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG E-LEARNING VÀ ỨNG DỤNG CHO
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT TẠI LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

SENGVILAY SETTHA

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG E-LEARNING VÀ ỨNG DỤNG CHO
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT TẠI LÀO
CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÁY TÍNH
MÃ SỐ:

0

60.48.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN CƢỜNG

HÀ NỘI - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Phạm Văn Cƣờng. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

SENGVILAY SETTHA


ii

LỜI CẢM ƠN
Học viên xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Quốc tế và Đào tạo
Sau Đại học và Khoa Công nghệ thông tin 1,Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn
thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viêntrong quá trình học tập và nghiên cứu.
Học viên xin chân thành cảm ơnTS. Phạm Văn Cƣờng là ngƣời đã trực tiếp tận tình
hƣớng dẫn học viên hoàn thành luận văn này.
Học viên xin chân thành cảm ơn các bạn bè đã sát cánh giúp học viên có đƣợc
những kết quả nhƣ ngày hôm nay.
Đề tài nghiên cứu của luận văn có nội dung bao phủ rộng. Tuy nhiên, thời
gian nghiên cứu còn hạn hẹp. Vì vậy, luận văn có thể có những thiếu sót. Học viên
rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

SENGVILAY SETTHA


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING ..................................................3

1.1 Tổng quan về E-learning .................................................................................3
1.1.1

Định nghĩa E-learning. ............................................................................3

1.1.2

Một số hình thức E-learning. ..................................................................4

1.1.3

Lợi ích của việc sử dụng E-learning. ......................................................4


1.1.4

Xu hƣớng phát triển của E-learning và hiện trạng tại Lào. .....................6

1.1.5

Kiến trúc và thành phần của một hệ thống E-learning điển hình............8

1.1.6

Các chuẩn trong E-learning...................................................................13

1.2 Hiện trạng sử dụng E-learning tại một số trƣờng đại học ở Lào. .................17
1.3 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................18
1.4 Kết luận chƣơng ............................................................................................18
CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ...................................19

2.1 Phân tích: .......................................................................................................19
2.1.1

Phân tích yêu cầu. .................................................................................19

2.1.2

Phân tích chức năng. .............................................................................22

2.2 Thiết kế kiến trúc. .........................................................................................24

2.2.1

Mô hình hoạt động ................................................................................24

2.2.2

Sơ đồ phân rã chức năng .......................................................................24

2.2.3

Sơ đồ mức ngữ cảnh ..............................................................................28

2.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu. ...................................................................................28


iv

2.4 Thiết kế giao diện. .........................................................................................32
2.5 Thiết kế thành phần. ......................................................................................33
2.5.1

Chức năng hệ thống ..............................................................................33

2.5.2

Chức năng ngƣời dùng ..........................................................................34

2.5.3

Chức năng ngƣời dùng là quản trị .........................................................36


2.5.4

Chức năng ngƣời dùng là học viên .......................................................38

2.5.5

Sơ đồ thực thể quan hệ ..........................................................................39

2.5.6

Sơ đồ dữ liệu quan hệ ............................................................................41

2.6 Kết luận chƣơng ............................................................................................42
CHƢƠNG 3

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG E-LEARNING CHO MỘT SỐ

TRƢỜNG KỸ THUẬT TẠI LÀO............................................................................43
3.1 Đặc điểm của các trƣờng kỹ thuật. ................................................................43
3.2 Công nghệ xây dựng hệ thống E-learning. ...................................................44
3.3 Demo và ứng dụng. .......................................................................................46
3.3.1

Chức năng chi tiết hệ thống E-learning cho các trƣờng đại học kỹ thuật

tại Lào................................................................................................................46
3.3.2

Module mô phỏng đào tạo học viên: .....................................................59


3.4 Nhận xét và đánh giá .....................................................................................67
3.4.1

Ƣu điểm của hệ thống để xuất ..............................................................67

3.4.2

Nhƣợc điểm của hệ thống để xuất .........................................................68

3.5 Kết luận chƣơng ............................................................................................68
KẾT LUẬN ...............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................71


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AICC

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Aviation Industry CBT

Là một tổ chức quốc tế chuyên

Committee


nghiệp đào tạo dựa trên công
nghệ, thành lập năm 1988.
Công nghệ thông tin

CNTT
E-Learning

Electronic Learning

Đào tạo điện tử

HTML

HyperText Markup Language

Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản

IP

Internet Protocol.

Giao thức Internet

LCMS

Learning Content Management

Hệ quản trị nội dung đào tạo


System
LMS

Learning Management System

Hệ quản trị đào tạo

PDF

Portable Document Format

Định dạng Tài liệu Di động

PHP

Hypertext Preprocessor

Ngôn ngữ lập trình kịch bản

SCORM

Sharable Content Object

Tập hợp các tiêu chuẩn và các

Reference Model

mô tả cho một chƣơng trình Elearning dựa vào web.


CD-ROM

XML

Compact Disc Read Only

Loại đĩa CD chứa dữ liệu chỉ

Memory

đọc.

Extensible Markup Languag

Ngôn ngữ Đánh dấu Mở rộng


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Kiến trúc điển hình cho hệ thống E-learning ..............................................9
Hình 1.2. Mô hình kết hợp LCMS và LMS ..............................................................12
Hình 1.3. Cấu trúc một gói nội dung ở mức quan niệm............................................15
Hình 2.1. Mô hình hoạt động ....................................................................................24
Hình 2.2. Sơ đồ phân rã chức năng ...........................................................................25
Hình 2.3. Sơ đồ phân rã chức năng hệ thống ............................................................25
Hình 2.4. Sơ đồ phân rã chức năng ngƣời dùng.......................................................26
Hình 2.5. Sơ đồ phân rã chức năng học viên ............................................................26
Hình 2.6. Sơ đồ phân rã chức năng quản trị ..............................................................27
Hình 2.7. Sơ đồ mức ngữ cảnh ..................................................................................28

Hình 2.8. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh cho chức năng hệ thống ............................33
Hình 2.9. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dƣới đỉnh cho chức năng hệ thống ...................34
Hình 2.10. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh cho chức năng ngƣời dùng .....................34
Hình 2.11. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dƣới đỉnh cho chức năng cập nhật ..................35
Hình 2.12. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dƣới đỉnh cho chức năng xem thông tin .........35
Hình 2.13. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dƣới đỉnh cho chức năng tìm kiếm .................36
Hình 2.14. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh cho chức năng quản trị ...........................36
Hình 2.15.Sơ đồ luồng dữ liệu mức dƣới đỉnh cho chức năng cập nhật ...................37
Hình 2.16. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dƣới đỉnh cho chức năng xem thông tin .........38
Hình 2.17. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dƣới đỉnh cho chức năng tìm kiếm .................38
Hình 2.18. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh cho chức năng học viên ..........................38
Hình 2.19. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dƣới đỉnh cho chức năng xem thông tin .........39
Hình 2.20. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dƣới đỉnh cho chức năng tìm kiếm .................39
Hình 3.1. Chức năng chi tiết hệ thống Online Training ............................................46
Hình 3.2. Màn hình danh sách vai trò mặc định trong hệ thống ...............................47
Hình 3.3. Màn hình một phần trong tập quyền theo module của hệ thống ...............48
Hình 3.4. Chức năng quản lý ngƣời dùng .................................................................49
Hình 3.5. Chức năng quản lý khóa học .....................................................................51
Hình 3.6. Quá trình cập nhật khóa học của giảng viên .............................................52


vii

Hình 3.7. Danh mục khóa học ...................................................................................52
Hình 3.8. Màn hình thêm/ sửa khóa học ..................................................................53
Hình 3.9. Giao diện chính của hệ thống ....................................................................59
Hình 3.10. Giao diện đăng nhập hệ thống .................................................................60
Hình 3.11. Giao diện thay đổi mật khấu ...................................................................60
Hình 3.12. Giao diện quản trị hệ thống quản lý khóa học ........................................61
Hình 3.13. Giao diện giáo viên sau khi đăng nhập vào hệ thống .............................61

Hình 3.14. Thêm một tài nguyên, hoạt động vào hệ thống .......................................62
Hình 3.15. Danh sách phân quyền trong lớp học ......................................................62
Hình 3.16. Xem các hoạt động của một thành viên ..................................................63
Hình 3.17. Gửi thông điệp cho các thành viên trong lớp ..........................................63
Hình 3.18. Cập nhập hồ sơ cá nhân ..........................................................................65
Hình 3.19. Giao diện nội dung bài học theo chuấn Scorm. ......................................65
Hình 3.20. Giao diện ôn tập lý thuyết .......................................................................66
Hình 3.21. Giao diện kiếm tra kết thúc khoá học .....................................................66
Hình 3.22. Xem điểm tống kết ..................................................................................67
Hình 3.23. Trao đổi chủ đề trong diễn đàn ...............................................................67


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng dữ liệu Sinh viên .............................................................................28
Bảng 2.2. Bảng dữ liệu khoa .....................................................................................29
Bảng 2.3. Bảng dữ liệu bộ môn.................................................................................29
Bảng 2.4. Bảng dữ liệu môn học ...............................................................................29
Bảng 2.5. Bảng dữ liệu học kỳ ..................................................................................30
Bảng 2.6. Bảng dữ liệu thời khóa biểu ......................................................................30
Bảng 2.7. Bảng dữ liệu đăng ký ................................................................................30
Bảng 2.8. Bảng dữ liệu nhóm....................................................................................31
Bảng 2.9. Bảng dữ liệu tổ..........................................................................................31
Bảng 2.10. Bảng dữ liệu quyền .................................................................................31
Bảng 2.11. Bảng dữ liệu tài khoản ............................................................................31
Bảng 2.12. Bảng dữ liệu tài khoản- quyền ................................................................32
Bảng 2.13. Bảng dữ liệu Tài khoản-Thời khóa biểu-Quyền .....................................32
Bảng 3.1. So sánh một số phần mềm e-learning .......................................................44
Bảng 3.2. Các vai trò của hệ thống ...........................................................................47

Bảng 3.3. Các quyền của hệ thống ............................................................................48


1

MỞ ĐẦU
Trong khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu học tập của con ngƣời ngày
càng lớn, hệ thống trƣờng lớp tuy đã đƣợc đầu tƣ phát triển vƣợt bậc cả về số lƣợng
và chất lƣợng song cũng không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập đa dạng của
ngƣời học.Hệ thống giáo dục đào tạo ở Lào hiện nay đa phần là đào tạo theo kiểu
truyền thống “Thầy – trò”, “giáo viên- lớp học- sinh viên”,… Sinh viên các trƣờng
đại học kỹ thuật ở Lào hiện tại vẫn quen với cách học truyền thống: thụ động, chƣa
tự mình tìm đến kiến thức, chƣa học theo nhu cầu, năng lực, sở thích thật sự của bản
thân. Hiện các trƣờng phải bỏ ra một khoản chi phí in ấn, xuất bản, phân phối rất
tốn kém. Lƣơng của giáo viên, chi phí thuê phòng học, chi phí đi lại ăn ở cho học
viên, chi phí hao tổn năng suất do thời gian học viên phải đi học cũng là vấn đề.
Vì vậy, việc đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo cần bao gồm
cả việc cung cấp cho sinh viên sự kết hợp hoàn hảo của Nghe, Nhìn và Sự chủ
động, giúp học sinh tiếp cận với cách học chủ động, tự tìm hiểu, tự kiểm tra đánh
giá, tích cực trao đổi với giáo viên, bạn bè.Ở các trƣờng đại học kỹ thuật với đặc thù
riêng là kỹ năng thực hành trên máy tính, cùng với độ chính xác cao thì giáo án cần
phải đƣợc cải tiến nhƣ giáo án điện tử cho phù hợp.
E-learning là phƣơng thức học giúp học sinh chủ động về thời gian học tập,
nội dung học tập, khối lƣợng kiến thức, tự kiểm tra đánh giá, dễ dàng trao đổi thông
tin… Phƣơng pháp và kỹ năng tự học là một trong những nhân tố quan trọng đem
lại hiệu quả của loại hình đào tạo này. Tận dụng đƣợc nguồn giảng viên chất lƣợng
cao từ nhiều nơi trên thế giới, giảm thời gian học khoảng 40- 60%, nội dung truyền
tải nhất quán, phù hợp với yêu cầu của ngƣời học; kết quả hoàn thành chƣơng trình
đào tạo đƣợc tự động hóa và đƣợc thông báo chính xác, khách quan.
Nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo và tận dụng đƣợc những ƣu điểm kể trên,

một nhu cầu thực tế đƣợc đặt ra, đó là ứng dụng E-learning vào trong các trƣờng đại
học kỹ thuật tại Lào.
Nhằm tìm hiểu nghiên cứu về Elearning, từ đó xây dựng ứng dụng cho các
trƣờng đại học kỹ thuật tại Lào, học viên quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu xây


2
dựng hệ thống E-learning và ứng dụng cho các trƣờng đại học kỹ thuật tại Lào” cho
luận văn của mình- luận văn do thầy Phạm Văn Cƣờng hƣớng dẫn.
Bài luận văn gồm ba chƣơng chính với các nội dung chủ yếu nhƣ sau:
- Chƣơng 1 trình bày tổng quan về E-learning, E-learning trong giáo dục đại
học, kiến trúc và thành phần của một hệ thống E-learning điển hình, các chuẩn dữ
liệu đƣợc sử dụng trong E-learning.
- Chƣơng 2 trình bày cách nhìn tổng quan về hệ thống E-learning, phân tích cơ
sở dữ liệu của hệ thống Moodle từ đó triển khai cho các ứng dụng về sau.
- Chƣơng 3 xây dựng một mô-đun mô phỏng bồi dƣỡng học viên, thuận tiện
cho ngƣời quản trị trong việc quản lý học tập, thuận tiện cho ngƣời dùng trong việc
học tập trực tuyến, hỗ trợ việc thi trực tuyến cho các học viên tại các trƣờng đại học
kỹ thuật tại Lào, với mục tiêu là giảm bớt gánh nặng và sự phức tạp cho những
ngƣời quản trị hệ thống cũng nhƣ tạo sự thuận lợi cho sinh viên trong việc học tập
và thi cử.


3

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING
Chương này trình bày tổng quan về E-learning, E-learning trong giáo dục
đại học, kiến trúc và thành phần của một hệ thống E-learning điển hình, các chuẩn
dữ liệu được sử dụng trong E-learning.


1.1 Tổng quan về E-learning
1.1.1 Định nghĩa e-learning.
Thuật ngữ e-learning là thuật ngữ đƣợc hiểu theo nghĩa rộng vì hiện nay có
rất nhiều hình thức học tập ứng dụng công nghệ lƣu trữ, công nghệ truyền thông để
học, truyền tải nội dung từ xa. Mỗi hình thức lại có sự khác biệt riêng và sử dụng
những công nghệ truyền tải thông tin, những chức năng thao tác khác nhau.
Có thể định nghĩa thuật ngữ e-learning nhƣ sau: "E-learning là phƣơng pháp
học đƣợc hỗ trợ bằng bằng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and
Communication Technology-ICT)." [1]
Nhƣ vậy, e-Learning về bản chất chỉ là một phƣơng pháp trong số rất nhiều
phƣơng pháp dạy-học đã tồn tại từ trƣớc đến nay. Hình thức học e-learning là hình
thức ngƣời học không tiếp xúc trực tiếp với ngƣời truyền đạt mà thông qua công
nghệ truyền dẫn. Điểm khác biệt chính là ở chỗ e-learning sử dụng tối đa những tiện
ích có thể đem lại nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ICT.
E-learning là một môi trƣờng học tập ảo (không gian ảo) dựa trên web tƣơng
ứng với mô hình thông thƣờng gồm các lớp học, nội dung lớp học, kiểm tra, bài tập
về nhà, điểm số, đánh giá và nguồn lực bên ngoài khác nhƣ liên kết trang web học
tập. Nó cũng là một không gian xã hội, nơi học sinh và giáo viên có thể tƣơng tác
thông qua các cuộc thảo luận forum hoặc chat. Học tập ảo có thể diễn ra đồng bộ
hoặc không đồng bộ, trong các hệ thống đồng bộ, đáp ứng tham gia trong “thời gian
thực” và giáo viên tiến hành các lớp học trực tuyến trong các lớp học ảo. Sinh viên
có thể giao tiếp thông qua một micro, quyền trò chuyện hoặc bằng cách viết trên
diễn đàn. Trong học tập không đồng bộ, đôi khi gọi là “tự học”, học sinh phải hoàn
thành các bài học, bài tập một cách độc lập thông qua hệ thống. Các khóa học


4
không đồng bộ có thời hạn nhƣ các khóa học đồng bộ nhƣng cho phép học sinh
đƣợc học theo tốc độ của riêng mình.


1.1.2 Một số hình thức E-learning.
Nhiều ngƣời nghĩ rằng e-learning buộc phải gắn liền với Internet và các ứng
dụng mạng. Trên thực tế, e-learning có rất nhiều hình thức thể hiện khác nhau, từ
cấp độ thấp đến cao, và không nhất thiết phải sử dụng đến mạng Intranet hay mạng
Internet.
Hình thức học e-learning rất đa dạng, nó phụ thuộc vào công nghệ hỗ trợ,
hình thức truyền dẫn cho quá trình truyền dẫn thông tin. Chúng ta có thể thấy việc
học e-learning theo một số hình thức quen thuộc nhƣ: hƣớng dẫn học trên Tivi,
hƣớng dẫn học qua radio, hƣớng dẫn học qua băng đĩa từ, hƣớng dẫn học qua video
trên Internet.

1.1.3 Lợi ích của việc sử dụng E-learning.
Trƣớc đây với mỗi chúng ta, khái niệm “đến trƣờng học” đồng nghĩa với
việc di chuyển đến một địa điểm tập trung, có thầy cô giáo, học viên để thực hiện
việc giảng dạy. Đó có thể gọi là khái niệm học cổ điển hay học trực tiếp. Nhƣng
hiện nay, hình thức học gián tiếp tức là học giao tiếp từ xa, học thông qua tài liệu
tƣơng tác, tự học đang dần thay đổi khái niệm học tập theo truyền thống. Cùng với
sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, con ngƣời ta cũng có thể xóa nhòa
đƣợc khoảng cách, từ đó cách học e-Learning ra đời.
Lợi ích hiển nhiên thấy đƣợc của e-Learning là tính linh hoạt và tiết kiệm do
không phải tiêu tốn tiền của và thời gian đi lại. Ngoài ra còn có thế thấy các lợi ích
khác đem lại nhƣ:[1]
 Giảm thiểu chi phí xây dựng khóa học, thực hiện đào tạo.
 Học viên có môi trƣờng và điều kiện học cho riêng mình, không bị phụ thuộc
vào khóa học hay các học viên khác.
 Không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm.
 Cập nhật dễ dàng và nhanh chóng, ít tốn kém, khả năng nhân bản cao.
 Có khả năng tổ chức khóa học cho số lƣợng học viên lớn.



5
 Chủ động về thời gian: E-Learning giúp cho cán bộ, học sinh và sinh viên
hoàn toàn có thể học tập bất cứ khi nào (ban ngày hay ban đêm); tại bất cứ
đâu (ở nhà, trƣờng học, thƣ viện hoặc phòng học chung), mở ra một thế
giới học tập mới, dễ dàng, linh hoạt và chủ động hơn nhiều.
 E-Learning giúp việc học tập trở nên thú vị hơn, hấp dẫn hơn và thuyết phục
hơn, đặt biệt là đối với các khóa học khó và dễ nhàm chán nhờ các slide,
hình ảnh, video và audio minh họa một cách sinh động
 Cán bộ, học sinh và sinh viên cần giao tiếp, cộng tác và chia sẻ kiến thức thì
e-Learning có thể giúp chúng ta thu đƣợc những kết quả chắc chắn và lâu
dài, không chỉ thông qua nội dung mà đồng thời bằng cả cộng đồng mạng
trực tuyến, hỗ trợ “học tập thông qua nhận xét và thảo luận”.
 E-Learning cho phép học viên tự quản lí đƣợc tiến trình học tập của mình
theo cách phù hợp nhất. Chúng ta có nhiều cách học khác nhau nhƣ đọc,
xem, khám phá, nghiên cứu, tƣơng tác, thực hành, giao tiếp, thảo luận, chia
sẻ kiến thức. Với e-Learning học viên có thể truy cập tới rất nhiều nguồn tài
nguyên phục vụ cho học tập. Nhƣ vậy, mỗi ngƣời đều có quyền chọn lựa
hình thức học tập phù hợp nhất với khả năng và điều kiện của mình.
 E-Learning giúp cho việc học tập vẫn có thể đƣợc tiến hành gần nhƣ đồng
thời trong quá trình làm việc. Thực tế, 70% dung lƣợng học tập diễn ra
trong quá trình làm việc nhƣ: tìm kiếm thông tin, đọc tài liệu, trao đổi với
học viên khác. Ví dụ: Học viên nào đó muốn câu trả lời ngay lập tức cho
một vấn đề khó khăn, họ có thể truy cập vào diễn đàn để trao đổi.
 Với e-Learning chúng ta trở nên năng động hơn. Cán bộ, học sinh và sinh
viên có thể dùng quỹ thời gian của mình để tham gia các hoạt động khác (tại
nhà, tại cơ sở đào tạo ở xa, quán cafe hay một địa điểm nào đó có kết nối
internet). E-Learning đóng một vai trò rất quan trọng trong giảm thiểu lƣợng
thời gian dành cho đào tạo cán bộ, học sinh và sinh viên.
Theo thống kê của Đại học Unisys (Mỹ) trong năm 2011 thì lợi ích của ứng
dụng e-Learning đƣợc thể hiện qua các con số sau:

 Tiết kiệm chi phí đào tạo: 25% - 45 %.
 Rút ngắn thời gian đào tạo: 35% - 45 %.
 Tăng hiệu quả việc học: 15% - 25 %.
Có thể thấy hiệu quả của đào tạo e-Learning mang lại đối với ngƣời học là
hết sức to lớn và thuận tiện.


6

1.1.4 Xu hướng phát triển của E-learning và hiện trạng tại Lào.
1.1.4.1 Xu hƣớng phát triển của thế giới
E-Learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. eLearning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Ở châu Âu e-Learning cũng rất
có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn.
Trong những gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc phát
triển công nghệ thông tin cũng nhƣ ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội,
đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nƣớc trong Cộng đồng châu Âu
đều nhận thức đƣợc tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc
mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lƣợng của nền
giáo dục.
Công ty IDC ƣớc tính thị trƣờng e-Learning của châu Âu đạt tới 4 tỷ USD
trong năm 2010 với tốc độ tăng 96% hàng năm. Ngoài việc tích cực triển khai eLearning tại mỗi nƣớc, giữa các nƣớc châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia
trong lĩnh vực e-Learning. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu
EuroPACE. Đây là mạng e-Learning của 36 trƣờng đại học hàng đầu châu Âu thuộc
các quốc gia nhƣ Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty eLearning của Mỹ Docent nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực nhƣ khoa
học, nghệ thuật, con ngƣời phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau
đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu.
Tại châu Á, e-Learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chƣa có nhiều
thành công vì một số lý do nhƣ: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ƣa
chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng
nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu Á. Tuy

vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang
trở nên ngày càng không thể đáp ứng đƣợc bởi các cơ sở giáo dục truyền thống
buộc các quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng không thể chối
cãi mà e-Learning mang lại. Một số quốc gia, đặc biệt là các nƣớc có nền kinh tế


7
phát triển hơn tại châu Á cũng đang có những nỗ lực phát triển e-Learning tại đất
nƣớc mình nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,Trung Quốc,...
Nhật Bản là nƣớc có ứng dụng e-Learning nhiều nhất so với các nƣớc khác
trong khu vực. Môi trƣờng ứng dụng e-Learning chủ yếu là trong các công ty lớn,
các hãng sản xuất, các doanh nghiệp... và dùng để đào tạo nhân viên.
Ở Việt Nam, phong trào e-Learning thực chất đã nhen nhóm từ những năm
90 với hàng loạt phần mềm hỗ trợ đào tạo do các công ty tin học sản xuất. Trong
khoảng 5 năm trở lại đây thuật ngữ e-Learning bắt đầu đƣợc biết đến nhiều hơn.
Việc nghiên cứu học trực tuyến cũng nhƣ việc phát triển Internet, đang trở thành
mối quan tâm hàng đầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm đƣa CNTT trở thành
công cụ hữu ích phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục đại học
nói riêng.[6]

1.1.4.2 Thực trạng tại Lào
Với quyết tâm đào tạo nhân tài cho đất nƣớc, các nhà lãnh đạo của Lào cho
rằng giáo dục là một trong những vấn đề cần đƣợc ƣu tiên cao nhất và hệ thống giáo
dục đang nhận đƣợc nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của nhà nƣớc cả về số lƣợng
và chất lƣợng. Một phần tất yếu là Lào đã gắn công nghệ thông tin vào trong phát
triển giáo dục nhằm thúc đẩy hơn nữa giáo dục trên mọi lĩnh vực và trong mọi điều
kiện. Điều đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển e-Learning tại Lào.
E-learning cũng có thể coi là một yếu tố tiềm năng cho nền công nghiệp sản
xuất phần mềm ở Lào, nơi có đội ngũ lập trình viên rẻ và trình độ khá. Các hoạt
động chính có thể liệt kê nhƣ sau:

-

Nghiên cứu trên nền học trực tuyến
Phát triển các hệ thống LMS và LCMS.
Sử dụng lại các hệ thống mã nguồn mở LMS/LCMS để phát triển một sản
phẩm phù hợp với Lào.
Tập trung phát triển nội dung …
Một trong những kế hoạch lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến năm 2018 là

xây dựng mạng giáo dục EduNet. Đây là một đề án lớn với kinh phí triển khai lớn.
Theo hợp đồng này thì đối tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải cung cấp các dịch
vụ viễn thông và Internet với giá cả hợp lý. Bộ sẽ chịu trách nhiệm trong việc phát


8
triển nội dung và các mạng LAN tại các trƣờng Cao đẳng và Đại học. Đề án chia
thành 4 phần: xây dựng hạ tầng cơ sở (gồm hạ tầng viễn thông quốc gia và hạ tầng
của từng đơn vị); phát triển nội dung (gồm nội dung khóa học, tài liệu dạy
học), các khóa học trực tuyến và trên CDROM; đào tạo cán bộ chuyên gia; liên
kết các trƣờng Cao đẳng và Đại học với nhau. Đề án EduNet hứa hẹn sẽ mang đến
một hơi thở mới cho ngành giáo dục.
Dự án CNTT nhằm bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho các kỹ sƣ CNTT Việt
Nam và cung cấp một nền tảng và điều kiện cho việc phát triển e-Learning tập trung
vào phát triển các hệ LCMS và nội dung do trung tâm hỗ trợ đào tạo và kiểm tra
chất lƣợng CNTT Lào phụ trách, đang trong giai đoạn phát triển và có khả năng sẽ
đƣa lại những lợi ích to lớn cho hệ thống e-Learning trong tƣơng lai.
Hiện tại: E-learning nhƣ sự bổ sung cho giáo dục truyền thống tại trƣờng đại
học và cao đẳng. E-learning đƣợc xem nhƣ một công cụ đào tạo chuyên nghiệp cho
đội ngũ công ty (chứng chỉ IT, luyện tập kiểm tra,…) và hiện tại đã chú ý đến các
chuẩn nổi tiếng về e-learning trên thế giới nhƣ chuẩn IMS, AICC, SCORM…

Điểm lại các ứng dụng e-Learning hiện có, một điều nổi bật là số lƣợng
ngƣời dùng ngày càng tăng nhanh, điều đó có thể lý giải bởi:
-

Giá cả phải chăng.
Hình thức truyền tải mới mẻ, dễ cập nhật.
Chi phí truyền thông ngày càng giảm, số ngƣời dùng Internet ngày càng tăng.
Tiện lợi, phong phú, đa dạng, tăng cƣờng tính sử dụng lại.
Tuy vẫn còn khá nhiều hạn chế, chủ yếu do vẫn chƣa có chính sách hỗ trợ và

định hƣớng phát triển từ các cơ quan chủ quản, nhƣng e-Learning vẫn đang dần
khẳng định tƣơng lai mở rộng thị trƣờng ở Lào.

1.1.5 Kiến trúc và thành phần của một hệ thống E-learning điển hình.
1.1.5.1 Kiến trúc hệ thống E-learning
Một hệ thống đào tạo có hiệu quả, chất lƣợng cao phải đƣợc xây dựng dựa
trên các yếu tố: nhu cầu của học viên và kết quả dự kiến của khóa học. Dựa vào
những yếu tố này, có thểđƣa ra một mô hình kiến trúc điển hình e-learning cho các
trƣờng đại học, cao đẳng.


9

Kết quả dự kiến của khóa học
Học viên (B)

Giảng viên (A)

Cổng thông tin ngƣời dùng


Các công cụ thiết kế

Hệ thống

Hệ thống

bài giảng điện tử

quản lý

quản lý

- Thƣ viện điện tử

- Phần cứng

nội dung

học tập

- Trò chơi

- Phần mềm

LCMS

LMS

(1)


(2)

(4)

Các công cụ

- Phòng thực hành ảo
- Các công cụ khác
(3)

Phòng xây
dựng chƣơng
trình (C)

Ngân hàng

Ngân hàng

Phòng quản lý

kiến thức (I)

bài giảng

đào tạo (D)

điện tử (II)

Hình 1.1.Kiến trúc điển hình cho hệ thống E-learning
 Giảng viên (A): Giảng viên cung cấp nội dung của khóa học cho phòng

xâydựng nội dung (C) dựa trên kết quả học tập dự kiến nhận từ phòng quản
lý đàotạo (D). Giảng viên cũng tham gia tƣơng tác với học viên (B) qua
hệthống quảnlý học tập LMS (2).


10
 Học viên (B): Sử dụng cổng thông tin ngƣời dùng để học tập, trao đổi với
giảngviên qua hệ thống quản lý học tập LMS (2) và sử dụng các công cụ hỗ
trợ họctập (3).
 Phòng quản lýđào tạo (D): Quản lý việc đào tạo qua hệ thống LMS (2),
tậphợp các nhu cầu, nguyện vọng, kiến nghị của học viên để cải thiện nội
dung,chƣơng trình giảng dạy, tổ chức lớp học tốt hơn, nâng cao chất lƣợng
dạy vàhọc.
 Cổng thông tin ngƣời dùng (user’s portal): Giao diện chính cho học
viên(B),giảng viên (A) cũng nhƣ các bộ phận (C), (D) truy cập vào hệ thống
đàotạo, hỗ trợ truy cập qua Internet từ máy tính cá nhân hay thậm chí từ các
thiếtbị diđộng thế hệ mới.
 Hệ thống quản lý nội dung học tập LCMS (1): cho phép giảng viên (A)
vàphòng xây dựng chƣơng trình (C) cùng hợp tác để tạo ra nội dung bài
giảngđiện tử. LCMS kết nối với các ngân hàng kiến thức (I) và ngân hàng
bài giảngđiện tử (II).
 Hệ thống quản lý học tập LMS (2): là giao diện chính cho học viên học
tậpcũng nhƣ phòng quản lýđào tạo quản lý việc học của học viên.
 Các công cụ hỗ trợ học tập cho học viên (3): nhƣ thƣ viện điện tử,
phòngthựchành ảo, tất cảđều có thểđƣợc tích hợp vào hệ thống LMS.
 Các công cụ thiết kế bài giảng điện tử (4): nhƣ máy ảnh, máy quay
phim,máy ghi âm, các phần mềm chuyên dụng trong xử lýđa phƣơng tiện,
để hỗtrợ xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử. Đây là những công cụ hỗ trợ
chínhchophòng xây dựng chƣơng trình (C).
 Ngân hàng kiến thức (I): là cơ sở dữ liệu lƣu trữ các đơn vị kiến thức

cơbản,có thể tái sử dụng trong nhiều bài giảng điện tử khác nhau. Phòng
xâydựngchƣơng trình (C) sẽ thông qua hệ thống LCMS để tìm kiếm, chỉnh
sửa,cập nhậtvà quản lý ngân hàng dữ liệu này.
 Ngân hàng bài giảng điện tử (II): là cơ sở dữ liệu lƣu trữ các bài giảng
điệntử. Học viên sẽ truy cập đến cơ sở dữ liệu này thông qua hệ thống LMS.
[1]

1.1.5.2 Các thành phần của hệ thống e-learning
Một cách tổng thể, một hệ thống e-learning bao gồm 3 phần chính [1]:
 Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bịđầu cuối (ngƣời dùng),
thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,...


11
 Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS (Marcomedia,
Aurthorware, Toolbook,...)
 Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của e-learning là nội
dung các khoá học, các chƣơng trình đào tạovà các phần mềm dạy học.
a) LCMS - Hệ quản trị nội dung
❖ Chức năng cụ thể của hệ LCMS:
-

Tạo đối tƣợng nội dung.

-

Lƣu trữ, tái sử dụng và quản lý các đối tƣợng nội dung.

-


Lƣu trữ

-

Tái sử dụng

-

Quản lý

-

Tự động tạo giáo trình phù họp vói cá nhân học viên.

-

Tự động quản lý và phân cấp các bài học.

-

Phân phối bài học cho học viên.

-

Liên hệ chặt chẽ vói hệ LMS.

 Thành phần của hệ LCMS :
Không phải tất cả các hệ LCMS đều giống nhau. Tuy vậy, nhìn chung các hệ
LCMS gồm các thành phần chính sau
-


Kho chứa các đối tƣợng nội dung

-

Chƣơng trình tạo đối tƣợng nội dung tự động

-

Giao diện phân phối động

-

Ứng dụng quản lý

b) LMS - Hệ quản trị đào tạo[1]
 Chức năng cụ thể của hệ LMS:
-

Các giáo trình sau khi đuợc tạo ra từ LCMS sẽ đuợc LMS kết họp
thành các khóa học phù họp. LMS sẽ khai truơng, quảng cáo các khoá
học này.

-

Đăng ký học viên cho các khoá học.

-

Quản lý học viên.


-

Tạo ra lịch học cho học viên.


12
-

Đánh giá đầu vào mỗi học viên, chuyển thông tin cho LCMS xây
dựng giáo trình phù họp vói cá nhân học viên.

-

Theo dõi và ghi nhận quá trình học của học viên qua khoá học.

-

Hỗ trợ các hoạt động đào tạo khác, nếu có.

-

Liên hệ chặt chẽ vói hệ LCMS.

c) Liên hệ giữa LCMS và LMS [1]

Hình 1.2.Mô hình kết hợp LCMS và LMS
d) Công cụ soạn bài giảng
 Các loại công cụ soạn bài giảng:
-


Công cụ tạo bài học

-

Công cụ tạo Website

-

Công cụ tạo bài kiểm tra và đánh giá

-

Bộ soạn thảo media


13
-

Bộ chuyển đổi nội dung

1.1.6 Các chuẩn trong E-learning.
1.1.6.1 Chuẩn đóng gói.
Chuẩn đóng gói [5] mô tả các cách ghép các đối tƣợng riêng rẽ để tạo thành
một bài giảng, một khóa học, hay các đơn vị nội dung khác sau đó vận chuyển và sử
dụng lại đƣợc trongnhiều hệ thống khác nhau. Các đơn vị nội dung có thể là các
khóa học, các tập tin HTML, ảnh, multimedia, style sheet...
Chuẩn đóng gói bao gồm các đơn vị nội dung, thông tin mô tả của một khóa
học hoặc Module sao cho có thể nhập vào đƣợc hệ thống quản lý và hệ thống quản
lý có thể hiển thị một menu mô tả cấu trúc của khóa học và học viên sẽ học dựa trên

menu đó, các kỹ thuật hỗ trợ chuyển đổi các khóa học hoặc Module từ hệ thống
quản lý này sang hệ thống quản lý khác mà không cần phải cấu trúc lại nội dung
bên trong.
Các chuẩn đóng gói hiện tại:
 AICC (Aviation Industry CBT Committee): Đe đảm bảo các khóa học khả
chuyển khi tuân theo chuẩn AICC đòi hỏi phải có nhiều tập tin, tùy thuộc
vào mức độ phức tạp. Cụ thể là bao gồm tập tin mô tả khỏa học các đơn vị
nội dung khác, các tập tin mô tả, tập tin cấu trúc khỏa học, các tập tin điều
kiện...Chuẩn này có thể thiết kế các cấu trúc rất phức tạp cho nội dung. Tuy
nhiên các nhà phát triển phàn nàn rằng chuẩn này rất phức tạp khó thực thi
và nó không hỗ trợ các module ở mức thấp.
 IMS Global Consortium: Ngƣợc lại, đặc tả IMS Content and Packaging đơn
giản hơn và chặt chẽ hơn. Đặc tả này đƣợc cộng đồng E-leaming chấp nhận
và thực thi rất nhiều. Một số phần mềm nhƣ Microsoft LRN Toolkit hỗ trợ
thực thi đặc tả này.
 SCORM (Sharable Content Object Reference Model): SCORM kết hợp
nhiều đặc tả khác nhau trong đó có IMS Content and Packaging. Trong
SCORM 2004, ADL (hãng đƣa ra SCORM) có thể thêm Simple Sequencing
1.0 của IMS. Hiện tại một số sản phẩm E-leaming đều hỗ trợ chuẩn
SCORM. SCORM có lẽ là đặc tả đƣợc mọi ngƣời để ý nhất.
 Chuẩn đóng gói SCORM


14
SCORM hiện đang là một chuẩn đáp ứng nhu cầu sử dụng rộng rãi cho các
dự án về E- leaming. SCORM là một mô hình tham khảo các chuẩn kỹ thuật, các
đặc tả và các hƣớng dẫn có liên quan đƣa ra bởi các tổ chức khác nhau dùng để đáp
ứng các yêu càu ở mức cao của nội dung học tập và các hệ thống thông qua các từ
“ilities”
 Tính truy cập đƣợc (Accessibility): Khả năng định vị và truy cập các nội

dung giảng dạy từ một nơi ở xa và phân phối nó tới các vị trí khác.
 Tính thích ứng đƣợc (Adaptability): Khả năng cung cấp các nội dung giảng
dạyphù hợp với yêu cầu của từng cá nhân và tổ chức.
 Tính kinh tế (Affordability): Khả năng tăng hiệu quả và năng suất bằng cách
giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc phân phối các giảng dạy.
 Tính bền vững (Durability): Khả năng trụ vững với sự phát triển của sự phát
triển và thay đổi của công nghệ mà không phải thiết kế lại tốn kém, cấu hình
lại.
 Tính khả chuyển (Interoperability): Khả năng làm cho các thành phần giảng
dạy tại một nơi với một tập công cụ hay platform và sử dụng chúng tại một
nơi khác với một tập các công cụ hay platform.
 Tính sử dụng lại (Reusability): Khả năng mềm dẻo trong việc kết hợp các
thành phần giảng dạy trong nhiều ứng dụng và nhiều ngữ cảnh khác nhau.
Ngoài ra, SCORM cung cấp các chuẩn kỹ thuật cho việc phát triển khả năng
tái sử dụng các đối tƣợng hƣớng dẫn việc học máy tính và web-based. Hiện tại đa số
các sản phẩm eLearning đều hỗ trợ SCORM. SCORM có lẽ là đặc tả đƣợc mọi
ngƣời để ý nhất.
Cả SCORM và IMS đều dùng đặc tả IMS Content and Packaging. Bộ công
cụ Microsoft LRN Toolkit hỗ trợ đặc tả này.
SCORM cung cấp những đặc tả một cách chi tiết những kỹ thuật cơ bản
trong E- leaming, nhƣ metadata, gói nội dung (content packaging) và xác định cơ
chế cho việc giao tiếp với việc học tập hoặc hệ thông quản lý nội dung học tập
(LCMS). SCORM không phải là nội dung hay cách truyền đạt kiến thức. Ý nghĩa
của SCORMcững không phải là đề cao tính khuôn mẫu, đồng dạng về mặt nội
dung, mà nó làm cho tất cả các nội dung đều phù hợp với một mức độ kỹ thuật nào
đó để xử lý tốt hơn.


15
Những nội dung LO (leaming object) đƣợc tạo ra bởi công cụ biên soạn bài

giảng, không bị chi phối bởiSCORM . Chuẩn đóng gói giúp cho nội dung của các
bài học, môn học,... không phụ thuộc vào hệ thống quản trị nội dung học tập(LMS).
Do đặc tả về đóng gói nội dung của SCORM va IMS gần nhƣ giống nhau và
SCORM đƣợc biết đến rộng rãi hơn, nên ở đây sẽ giới thiệu về chuẩn đóng gói nội
dung của SCORM.
Một gói nội dung (Content Package - CP) trong SCORM có thể là một bài
học, một mô học, hay là một thành phần nào đó có liên quan đến nội dung đƣợc
đóng gói.
Hình dƣới đây là thể hiện ở mức quan niệm của gói nội dung (Content
Package).

Hình 1.3.Cấu trúc một gói nội dung ở mức quan niệm.
Cốt lõi của đặc tảContent Packaging là một tập tin manifest. Tập tin manifest
này phải đƣợc đặt tên là Imsmanifest.xml. Nhƣ phần dƣới đã đƣa ra, tập tin này
phải tuân theo các luật XML về cấu trúc bên trong và định dạng.
Trong tập tin này có bốn phần chính:
 Phần Meta-Data: ghi các thông tin cụ thể về gói.


×