Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

địa lí các châu lục 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.24 KB, 7 trang )

Đặc điểm địa hình châu Phi. Ảnh hưởng của nó tới khí hậu,
thủy văn CP.
*Đặc điểm địa hình châu Phi:
- Địa hình châu phi bị chia cắt yếu: Gần toàn bộ lục địa có thể xem
là một bán bình nguyên khổng lồ.
+ Độ cao trung bình khoảng 750m trên mực nước biển
+ Địa hình tương đối bằng phẳng
+ Các sơn nguyên là những bộ phận nền cổ được nâng lên cao, đá
kết tinh lộ ra và bị bào mòn lâu dài, bề mặt có dạng lượn sóng
gồm các dãi đồi thấp xen các thung lũng rộng. Trền mặt các sơn
nguyên nổi lên nhiều núi mặt bàn.
+ Các đồng bằng cao và cao nguyên là những vùng trước kia bị
biển ngập, được bồi trầm tích dày, ngày nay được nâng cao và có
bề mặt nói chung bằng phẳng.
+ Các đồng bằng thấp ở Châu Phi chiếm diện tích rộng lớn và dọc
theo các vùng duyên hải
- Từ một khối lục địa tách vỡ ra, các vùng bờ biển ở Châu Phi đa
số được nâng cao làm bờ lục địa cao hơn vùng nội địa
- Địa hình bề mặt Châu Phi có sự xen kẽ của các bồn địa với các
sơn nguyên và đất cao
- Địa hình uốn nếp chiếm vị trí không đáng kể, chỉ có hệ thống núi
Átlat và hệ thống núi Cáp là thuộc kiểu này. Ở đây nnuis tái sinh và
núi lửa là chủ yếu
*Ảnh hưởng của đặc điểm địa hình đến khí hậu, thủy văn
- Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu (vì nó ảnh hưởng đến địa hình
nên nó cũng ảnh hưởng đến khí hậu)
+ Nhiệt độ, lượng mưa giảm từ xích đạo đến 2 cực
+ Nhiệt độ lượng mưa ở sườn đón gió khác với sườn khuất gió
+ Tính chất mùa
- Ảnh hưởng của địa hình đến sông ngòi (thủy văn):
+ Do tính chất mùa và tính chất sườn đón gió cho nên: sông ở


sườn đón gió thì nước nhiều, sông ở sườn khuất gió thì ít nước
+ Do cấu tạo địa chất
• Mạng lưới sông ngòi trên lục địa phát triển và phân bố không đều
• Là châu lục nằm trong miền khí hậu nóng nên nguồn cấp nước
cho các sông chủ yếu là mưa và một phần do nước mưa và một
phần do nước ngầm
• Đa số các sông ở Châu Phi có nhiều thác ghềnh lớn
• Liên quan với các dứt gãy kiến tạo lớn, ở Châu Phi đã hình thành
nhiều hồ kiến tạo điển hình bậc nhất thế giới
1. Vị trí địa lý – hình dạng – kích thước Châu Phi. 3 yếu tố đó
ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu Châu Phi.
1.

1


* Vị trí địa lý – hình dạng – kích thước Châu Phi:
- Vị trí địa lý là nhân tố quan trọng nhất:
+ Lục địa Phi nằm cân xứng với đường xích đạo và nằm giữa hai
đường chí tuyến. Nhận được lượng bức xạ lớn hàng năm
(khoảng 100 – 200 kcal/cm3) cân bằng bức xạ luôn dương.
+ Nằm trên 2 bán cầu, trong cùng một thời gian, điều kiện khí hậu
Bắc Phi và Nam Phi khác nhau. Giữa Bắc phi và Nam Phi có các
đới khí hậu đối xứng với nhau rõ rệt. Đại bộ phận châu phi nằm
trong đới nóng
- Hình dạng và kích thước: với kích thước rộng lớn, dạng hình khối
lục địa kết hợp với địa hình ven bờ được nâng cao , làm cho ảnh
hưởng của biển khó xâm nhập vào sâu trong nội địa , có ảnh
hưởng đến khí hậu
*Ảnh hưởng của vị trí địa lý, hình dạng kích thước châu Phi

đến khí hậu
- Các vùng nội địa nằm xa biển, do vậy khí hậu mang tính chất lục
địa sâu sắc ở Bắc Phi
- Tính chất sông lớn của lãnh thổ là điều kiện thuận lợi cho sự sưởi
nóng và hóa lạnh không khí theo mùa
+ Vào mùa hạ ở mỗi bán cầu đều hình thành các vùng áp thấp
+ Vào mùa đông ở mỗi bán cầu đều hình thành các vùng áp cao
- Sự thay đổi các trung tâm khí áp theo mùa giữa Bắc Phi và Nam
Phi là điều kiện hình thành hoàn lưu gió mùa rộng rãi ở lục địa
này.
2. Đặc điểm dân cư châu Phi. Những vấn đề khó khăn nổi bật
ở châu Phi.
*Đặc điểm dân cư châu Phi:
- Châu Phi là châu lục đứng thứ 3 trên thế giới về dân số chỉ sau
châu Á và châu Mĩ
- Dân số: 861.2 triệu người (2003), chiếm 20,4% tổng diện tích trên
Trái Đất
- Tỉ lệ gia tăng dân số cao (2,4% năm 2003)
2
- Mật độ dân số phân bố không đều: trung bình là 28 người/km .
+ Dân cư thưa thớt ở các vùng núi cao hiểm trở, khí hậu khô nóng
khắc nghiệt, các vùng đầm lầy ẩm thấp ngập nước kéo dài => mật
độ trung bình không quá 1 người/km2
+ Các vùng đồng bằng, vùng chân núi ven biển, dọc các thung lũng
sông và các sơn nguyên tương đối bằng phẳng, dân cư tập trung
đông đúc => mật độ trung bình từ 10-100 người trở lên.
- Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, dân cư tăng nhanh
làm cho nạn thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu việc làm tăng lên
=> nguồn gốc của sự nghèo đói, tệ nạn xã hội.
2



*Những vấn đề khó khăn kinh tế - xã hội nổi bật ở châu Phi:
- Gia tăng dân số nhanh làm kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí
thấp, đa số dân cư theo đạo Hồi cho rằng “trời sinh voi sinh cỏ”,
sinh con không có kế hoạch hóa gia đình, tỉ lệ người mù chữ cao
nhất thế giới...
- Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, dân cư tăng nhanh
làm cho nạn thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu việc làm tăng lên.
Đó là nguồn gốc của sự nghèo đói, tệ nạn xã hội.
- Mặc khác, do sự đói nghèo, con người phải tăng cường khai thác
các nguồn tài nguyên một cách bừa bãi dẫn đến sự mất cân bằng
sinh thái và mùa màng bị thất bát, nghèo đói lại tiếp tục phát triển.
Đó là cái vòng luẩn quẩn mà các nước châu Phi cần quan tâm giải
quyết.
- Các vấn đề xung đột vũ trang, mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc còn gây
gắt
- Mặc dù, châu phi có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có nhưng
trình độ khoa học thấp nên công nghiệp phát triển ở mức độ thấp
- Tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất, và là châu lục nghèo
nhất thế giới, ¼ dân số châu lục đói ăn kinh niên
- Các loại dịch bệnh đang hoành hành như HIV/AIDS (cao nhất thế
giới, Ebola...
- Nạn di cư ồ ạt sang châu Á và châu Âu
*Biện pháp
- Thành lập liên minh khu vực để giúp đỡ, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau.
- Tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để phát triển kinh tế.
- Giảm gia tăng dân số
- Thúc đẩy giáo dục phát triển nhằm nâng cao dân trí
- Giải quyết việc làm cho người lao động

4. Vị trí địa lí – hình dạng – kích thước châu Âu. Ảnh hưởng
của nó như thế nào đến khí hậu.
*Vị trí – hình dạng – kích thước châu Âu:
- Vị trí địa lí:
+ Châu Âu nằm ở phía Tây của lục địa Á-Âu và đại bộ phận nằm
trong các đới khí hậu cận nhiệt và ôn đới.
+ Nằm khoảng giữa các vĩ tuyến 36oB và 71o08’B
+ Châu Âu có 3 mặt giáp biển - đại dương, chỉ có phần phía đông
và đông nam tiếp giáp với châu Á.
. Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
. Phía Tây giáp Đại Tây Dương.
. Phía Nam giáp Địa Trung Hải và biển Đen.
. Phía Đông và Đông Nam nối liền với châu Á.
3


=> Ảnh hưởng: nằm ở vĩ độ cận cực và ôn đới
- Hình dạng và kích thước: châu Âu có dạng tựa như một bán đảo
lớn của lục địa Á – Âu kéo dài về phía tây nam. Đường bờ biển bị
chia cắt rất mạnh, tạo thành nhiều biển, vịnh biển ăn sâu vào trong
đất liền, nhiều bán đảo lớn, nhiều đảo và quần đảo nằm rải rác
ven bờ làm cho lãnh thổ có hình dạng lồi lõm phức tạp.
*Ảnh hưởng của vị trí địa lý, hình dạng, kích thước châu Âu
đến khí hậu
- Do châu Âu nằm ở bờ Tây lục địa và trên các vĩ độ cận nhiệt và
ôn đới, trong năm thường chịu ảnh hưởng của áp cao chí tuyến và
gió tây ôn đới hoạt động quanh năm. Gió Tây thổi từ biển vào,
lãnh thổ bị chia cắt mạnh làm hơi nước từ biển dễ dàng xâm nhập
sâu vào trong đất liền.
- Cấu tạo địa hình lãnh thổ cũng làm tăng hiệu lực hoạt động của

gió Tây. Dải đồng bằng và núi đồi thấp nằm giữa các dãy núi cao
ở Bắc và Nam châu Âu làm không khí ôn đới hải dương dễ xâm
nhập sâu vào nội địa cho đến giới hạn phía đông của lãnh thổ.
- Mặt khác, các vùng đón gió tạo ra những vùng mưa lớn trên lục
địa. Trên các núi cao điều kiện khí hậu thay đổi theo đai cao.
5. Đặc điểm dân cư châu Âu và nêu các thuận lợi, khó khăn.
* Đặc điểm dân cư châu Âu
- Dân số:
+ Dân số: 727 triệu người (2001)
+ Tốc độ gia tăng dân số châu Âu rất thấp và đang giảm dần; thậm
chí có nhiều nước tốc độ gia tăng dân số âm, quy mô hẹp và có
nhiều nước tốc độ gia tăng dân số bằng không => Quy mô dân số
có xu hướng thu hẹp lại
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, chưa tới 0,1% => dân số châu Âu
đang gài đi. Nạn thiếu lao động dẫn đến làn sóng nhập cư lao
động vào châu Âu, gây bất ổn về nhiều mặt
+ Tuổi thọ trung bình cao gắn liền với trình độ phát triển kinh tế cao:
tiến bộ về y học, trình độ phát triển kinh tế nên có điều kiện chăm
sóc sức khỏe, môi trường và chất lượng cuộc sống ngày càng
được nâng cao, đặc biệt là vốn hiểu biết của con người ngày càng
nhiều.
- Phân bố:
+ Dân cư phân bố không đều:
. Tập trung đông: ven biển phía Tây và Trung Âu, Nam Âu, đồng
bằng và thung lũng.
. Thưa thớt: phía Bắc và những vùng núi cao
+ Mật độ dân số trung bình: trên 70 người/km2
+ Đô thị hóa ở châu Âu:
4



. Mức độ đô thị hóa cao
. Tỉ lệ dân thành thị cao, chiếm khoảng 75% dân số. Các thành phố
nối tiếp nhau thành các dải đô thị từ Li-vơ-pun (Anh) đến Côn
(Đức)
. Qúa trình đô thị hóa ở nông thôn đang phát triển
*Thuận lợi:
- Hạn chế được quá trình phát triển dân số
- Hạn chế được vấn đề thiếu đất đai
- Người lao động có nhiều kinh nghiệm, người lao động có trình độ
cao
- Trẻ em ít, tỉ lệ dân số phụ thuộc không cao, có điều kiện tốt cho
giao dục chăm sóc trẻ em.
- Chất lượng cuộc sống được đảm bảo
- Bảo vệ được nguồn tài nguyên và môi trường sống
*Khó khăn:
- Dân số già, chi phí phúc lợi cho người già lớn, áp lực lên hệ thống
lương hưu
- Dân số phân bố không đều dẫn tới sự chênh lệch phát triển kinh
tế - xã hội giữa Đông Âu và Tây Âu
- Thiếu lực lượng lao động trong tương lai
- Lực lượng lao động thiếu năng động, sáng tạo
- Tiềm năng khai thác, tiếp thu khoa học kĩ thuật và tốc độ lao động
chậm
- Xung đột tôn giáo
- Đứng trước nguy cơ suy giảm dân số.
6. Đặc điểm phát triển kinh tế châu Mỹ. Khó khăn nào châu Mỹ
đang gặp phải.
- Châu Mĩ là châu lục có nền kinh tế lớn và giàu có nhất thế giới đặc
biệt là Bắc Mĩ

+ Tổng GDP của châu Mỹ năm 2003 khoảng 12000 tỉ USD chiếm
gần 40% GDP cả thế giới.
→ gấp 2 lần Châu Âu, 3 lần Châu Á.
→ Riêng Hoa Kì chiếm 30% so với thế giới.
+ Bình quân thu nhập đầu người: 15.000 USD/người/tháng
+ Nguyên nhân:
. Giàu tài nguyên kháng sản, đất đai rộng, khí hậu thuận lợi...
. Lực lượng lao động năng động, chất lượng cao và lịch sử phát
triển độc đáo
- Đặc điểm nổi bật của kinh tế châu Mĩ là sản xuất hàng hóa đã trở
thành tập quán phổ biến của các nước.

5


+ Nông nghiệp: hình thành các khu vực chuyên môn hóa (cafe, mía
ở Braxin, chuối ở Êcuđô, bông ở Mê-hi-cô, lúa mì ở Hoa kìCanada)
+ Công nghiệp: Bắc Mĩ nổi bật với những ngành cần kĩ thuật cao,
những nước khác phát triển các ngành khai thác và cần nhiều lao
động
→ Hầu hết các nước đã chuyên môn hóa đến mức tạo ra sự bất
hợp lí trong cơ cấu kinh tế (trừ các nước phát triển toàn diện)
- Châu Mĩ nói chung là nơi có mức độ tập trung kinh tế cao.
+ Đại bộ phận kinh tế tập trung trong tay các tập đoàn lớn ( Hoa Kì
và Canada)
+ Kinh tế tập trung cao theo lãnh thổ (80% tập trung ở Hoa Kì và
Canada)
+ Có nhiều vùng, trung tâm kinh tế mạnh: vùng công nghiệp đông
bắc Hoa Kì- đông nam Canada, vành đai “ công nghiệp mặt trời “
ở Hoa kì, vùng công nghiệp đông- nam Braxin

+ Ở Mĩ Latinh, mỗi quốc gia đều có vài thành phố tập trung hầu hết
năng lực kinh tế của các quốc gia.
- Kinh tế châu Mĩ phát triển rất chênh lệch giữa các nước. Ở đây có
rất nhiều nước giàu cũng như là nước rất nghèo.
- Sự phát triển kinh tế của châu Mĩ gây ra nhiều vấn đề xã hội và
môi trường.
+ Tài nguyên cạn kiệt
+ Thải nhiều khí thải ra môi trường ( Hoa Kì chiếm ¼ của cả thế
giới)
→ Làm mất khả năng tự phục hồi của môi trường sinh thái
+ Sự chênh lệch về mức sống
- Trong xu thế toàn cầu hóa, các nước châu Mĩ đã liên kết với nhau
để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội.
+ NAFTA: Hoa Kì, Canada, Mê-xi-cô
+ MERCOSOUR ( khối kinh tế vùng Nam Mĩ): Braxin, achentina,
paragoay, urugoay.→ hoạt động kém hiệu quả
→ Đang tiến tới khu vực tự do thương mại toàn Bắc Mĩ ( FTAA)
*Khó khăn châu Mỹ đang gặp phải:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định.
- Quy mô nền kinh tế của các nước có sự chênh lệch lớn.
- Tình trạng nợ nước ngoài phổ biến, hầu hết chiếm trên 50% GDP
của các nước.
- Có sự chênh lệch về mức sống
- Xung đột sắc tộc
- Việc khai thác quá mức tài nguyên đi liền với việc tăng lược phát
thải gây ô nhiễm môi trường
6


- Có sự phân hóa giàu nghèo

*Giải pháp:
+ Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các nhóm nước
+ Tăng cường kiểm soát người nhập cư bất hợp pháp, tránh sự
mâu thuẫn xung đột giữa các nhóm người, nhóm tôn giáo du nhập
vào.
+ Trong việc khai thác tài nguyên cần chú ý tới bảo vệ môi trường.
Khai thác có kế hoạch tránh tình trạng suy giảm, cạn kiệt tài
nguyên. Khai thác rừng đi đôi với bảo vệ và trồng rừng
+ Tạo công ăn việc làm cho người không có việc làm, người vô gia
cư nhằm giảm thiểu đói nghèo và sự chênh lệch giàu nghèo.

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×