Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tìm HIỂU KHỞI NGUỒN THÂN THẾ của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.94 KB, 18 trang )

TÌM HIỂU KHỞI NGUỒN THÂN THẾ CỦA CHỦ TỊCH HỒ
CHÍ MINH
Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết:
“Một dòng sông lớn bắt nguồn từ những con suối nhỏ, suối ở non cao
thì nhiều nước. Ai có đến viếng hang Pắc Pó (tỉnh Cao Bằng), chỗ ở đầu tiên
của Cụ Hồ khi về nước sau 30 năm bôn ba hải ngoại, thì sẽ ngạc nhiên và
thích thú thấy rằng, từ hang đi xuống một đỗi, có một ngọn suối mà cụ Hồ đặt
tên là "Suối Lênin". Khá đột ngột, từ sườn núi đá tuôn ra mạnh mẽ những
cuộn nước trong veo. Suối bắt đầu không phải từng giọt nước rỉ ra, không
phải từng làn nước mong manh, mà khởi nguyên đã thành dòng chảy lớn, một
phần tích lại thành như một cái ao trời trên tiên cảnh, phần lớn về đồng bằng.
Phải chăng đó là hình ảnh nên thơ của khởi nguyên tư tưởng Hồ Chí Minh.”
Qua đọc, tìm hiểu nguồn gốc hình thành về phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh, ta dễ dàng nhận thấy tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ nguồn
gốc lý luận, thực tiễn và nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất nhân cách Hồ
Chí Minh.
Về nguồn gốc lý luận, các nhà nghiên cứu, khoa học đều nhất trí khẳng
định: Nguồn gốc lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh có ba điểm chính sau đây:
Một là, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, truyền thống gia đình, quê hương. Hai
là, tinh hoa văn hóa phương Đương và phương tây. Ba là, chủ nghĩa Mác Lênin - nhân tố quyết định bản chất khoa học, cách mạng và sức sống của tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành và phát triển trong lịch
sử dân tộc. Đó là lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại
xâm để giữ nước và xây dựng đất nước. Hiếm có một quốc gia dân tộc nào
trên thế giới bị nhiều kẻ thù, xâm lược như nước ta và cũng hiếm có một dân
tộc nào trên thế giới có lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất như dân tộc ta
vì luôn phải đương đầu với các thế lực xâm lược có tiềm lực kinh tế, quân sự
lớn gấp nhiều lần mình. Chính trong thử thách gay go, ác liệt của lịch sử mà


2


lòng yêu nước được bộc lộ và phát triển. Tại Đại hội II của Đảng Cộng sản
Việt Nam (1951). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
"Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi
nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" 1.
Lòng yêu nước nồng nàn là một giá trị văn hóa to lớn, một truyền thống
tinh thần vô cùng quý báu của nhân dân ta, là sợi chỉ xuyên suốt các giai đoạn
lịch sử, tạo thành sức mạnh kỳ diệu của dân tộc. nếu không có lòng yêu nước
nồng nàn thì dân tộc Việt Nam đã vĩnh viễn bị xóa tên trên bản đồ thế giới.
Lòng yêu nước chính là ý thức và tự ý thức về trách nhiệm của mỗi
người với nguồn gốc giống nòi, tổ tông, cộng đồng dân tộc, quốc gia và vận
mệnh của nó trước những thử thách ngặt nghèo của lịch sử, trước sự sống còn
do nạn ngoại xâm, thiên tai, địch họa đe dọa.
Mỗi ai sinh ra từ người Việt Nam đều ít nhiều sẵn tình cảm yêu nước;
khi có điều kiện để tiếp thu nền quốc học, tình cảm yêu nước ấy dấy lên thành
tư tưởng yêu nước càng lúc càng đậm đà. Hồ Chí Minh sinh ra khi phong trào
Cần Vương sắp chấm dứt thất bại với sự thất bại của Phan Đình Phùng và khi
một giai đoạn mới của cuộc đấu tranh cứu nước sắp bắt đầu, giai đoạn vừa
cứu nước, vừa duy tân, Hồ Chí Minh lại là một thanh niên ngay từ khi còn rất
trẻ đã làm người liên lạc cho các cụ xung quanh Phan Bội Châu. Lớn lên,
trong lúc vừa học Nho vừa tìm hiểu quốc học, cho nên sớm thầm nhuần chủ
nghĩa yêu nước truyền thống. Một thanh niên ít học và xa phong trào sẽ
không được như thế.
Tinh thần yêu nước đã hình thành ở nguồn thanh niên Nguyễn Tất
Thành được bắt nguồn từ truyền thống yêu nước của dân tộc đúc kết qua gần
4.000 năm lịch sử đó là:

1


. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, tập 6, tr. 171.


3
Yêu nước là tư tưởng hàng đầu, quán triệt cổ kim của dân tộc, cột rễ
của tư tưởng đó bắt nguồn từ thời kỳ đổ đại khi lịch sử hãy còn được ghi bằng
thần thoại, truyền thuyết, cổ tích mà tiêu biểu là truyền thuyết Thánh Gióng.
Tư tưởng yêu nước Việt Nam là ý thức bảo tồn, củng cố bản sắc dân
tộc, không để bị sáp nhập đồng hóa cho dầu bị sáp nhập đồng hóa bởi một
nước, một dân tộc có văn hóa cao hơn, từng xâm lược mình nhiều lần và
thống trị rất lâu dài, hàng nhiều thế kỷ.
Tư tưởng yêu nước Việt Nam là tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, chiến
đấu hết sức kiên trì, lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều, lấy nhân nghĩa
thắng tham tàn.
Tư tưởng yêu nước Việt Nam là hiếu sinh, không hiếu sát, luôn làm
chiến tranh một kiên quyết mà luôn luôn nhằm mục đích xây dựng hòa bình
lâu dài để cho dân chúng an cư lạc nghiệp.
Tư tưởng yêu nước Việt Nam không tách rời nước với dân mà nói lên
hay không nói lên thì đâu là dân nước, đâu là nước dân. Thời loạn thì giành
độc lập bảo vệ độc lập là cậy vào sức dân. Thời bình thì kế giữ nước hay nhất
là nuôi dưỡng sức dân, làm cho thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hờn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh con được xây dựng trên nền tảng truyền thống
gia đình, quê hương..
Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: Những dấu ấn gia đình trong tâm hồn
người niên thiếu, nếu về sau có bị phủ lấp bởi bụi bặm thời gian đi nữa, nó
vẫn trường tồn như một lớp trầm tích của quả đất. Hẳn là nó không quyết định
tương lai của một con người - vì còn vô số các yếu tố khác can thiệp vào.
Nhưng có ý thức, hay không có ý thức nó theo dõi ta luôn, nó thuộc về điều
kiện phát triển tinh thần của ta, của bất cứ ai. Trong trường hợp của Hồ Chí
Minh thì: Gia đình cần cù, gương mẫu, quê hương trí tuệ, anh hùng là tảng đá

nền của nhân cách, tính tình, tư tưởng.
Quê nội và quê ngoại của Hồ Chí Minh tại xã Chung Cự gồm 2 làng
Kim Liên và Hoàng Trù. Thân phụ Hồ Chí Minh là ông Nguyễn Sinh Sắc.
Ông Sắc là con ông Trợ - một nông dân cần cù, chất phác ở xã Chung Cự là


4
vùng nghèo nhất của huyện Nam Đàn. Ruộng đất khô cằn, mới nắng đã hạn,
mới mưa đã lụt, mất mùa luôn. Ca dao hát:
"Làng Sen đóng khố thay quần.
Ít cơm, nhiều cháo, tảo tần quanh năm".
Hay như nhà thơ Hoàng Trần Khuông đã viết:
"Chỉ có bão là tốt tươi như cỏ.
Không ai gieo mọc trắng mặt người".
Nhưng người ta cũng biết rằng sử sách có ghi và người đọc góp nhặt:
Trong 96 kỳ thi hương từ năm 1635 đến 1890, riêng làng Kim Liên có 53 vị
khoa bảng và riêng làng Hoàng Trù có 29. Đất thì sỏi đá, người thì trí tuệ.
Ông Sắc, sau này đậu phó bảng, lúc thiếu thời không có điều kiện đi học ở
trường đã tự học, nhờ bạn bày cho, anh đứng ngoài hiên nghe thày giảng, một
gương cầu học, tự học. Đến khi làm rể thầy đồ Hoàng Xuân Đường thì gia
đình ông Sắc vẫn là nhà nông lao động. Mẹ của Hồ Chí Minh: Bà Hoàng Thị
Loan là người đôn hậu, đảm đanh, sống chan hòa với mọi người. là con đầu
lòng nên bà phải lao động giúp mẹ rất sớm. Tuy là con một nhà nho, sinh hoạt
của bà không khác gì con em gia đình nông dân nghèo trong làng Hoàng Trù.
Quần áo của bà là vải nhuộm nâu bà dệt lấy, may lấy. Từ khi ra ở riêng bà
càng cần kiệm hơn.
Ngôi nhà của vợ chồng ông Sắc do cụ Đường cắt đất vườn, cất nhà cho.
Nhà ba gian làm bằng trên gỗ trong vườn, đêm đêm dưới ánh đèn dầu lạc,
gian ngoài ông Sắc đọc sách, gian trong bà Loan kéo sợi, dệt vải; ông bà sống
ấm cúng, hạnh phúc bên tình thương yêu đùm bọc của cha mẹ. Những năm

tháng tuổi thơ ba chị em của Nguyễn Sinh Cung được cha mẹ nuôi dưỡng
trong ngôi nhà nhỏ bé này. Tại đây, một chiếc võng mắc bên cạnh giường
nằm và khung vải dệt của mẹ, biết bao nhiêu bài hát, bài ca, bài vè, điệu ru
con mang nặng tình nghĩa nước non và đạo lý làm người đã đi sâu vào tâm
hồn trẻ của chị em cậu.
Hai lần thi hội, 3 lần thi hương, ông Sắc đậu phó bảng. Bà Loan mất,
cậu Cung 11 tuổi đã học được bài học khắc cốt ở công cha đỗ cao mà khiêm


5
tốn. Sử sách còn ghi "Nguyễn Sinh Sắc đỗ phó bảng được vua ban áo mũ, cờ
biểu và cho ngựa trạm rước về quê. Được lệnh quân Tổng đốc Nghệ An, dân
làng Kim Liên, làng Hoàng Trù mang trống, chiêng, cờ, quạt, võng điều
xuống Vinh đón ông Sắc. Dân làng đang trên đường đi thì gặp ông Sắc khăn
gói khoác vai đi bộ về nhà. Làng khẩn khoản mời ông lên võng, ông không
chịu. Dân phu giương cờ quạt, nổi trống chiêng mừng đón, ông không cho.
Ông khuyên mọi người lặng trống chiêng, cuốn cờ quạt cùng ông đi bộ về
làng. Bài học khiêm tốn giản dị của cha được Hồ Chí Minh tỏ ra không quên,
vì thế nó giúp ta hiểu thêm vì sao khi ở Việt Bắc hay Hà Nội, ngày ngày Bác
đều có giờ trồng trọt, chăn nuôi.
Thân phụ, thân mẫu của Hồ Chí Minh đã dạy cho Người bài học đạo
đức, nhân cách đầu tiên. Theo gương sáng của cha mẹ cũng là thảo. Gia đình
đã góp phần xây dựng tư tưởng nhân cách Hồ Chí Minh.
Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: Không chắc gì "Non xanh nước bạc để
người kinh luân". Nhưng chắc chắn là truyền thống quê hương của mỗi người
ngay từ niên thiếu, khi tầm mắt đã có thể ngó xa hơn khuôn viên gia đình. Tác
dụng đào tạo của quê hương tiếp nối tác dụng đào tạo của gia đình. Với Hồ
Chí Minh ở xã Chung Cự, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An thì tác động của
quê hương là tình cảm và tư tưởng yêu nước sớm nảy nở. Quê hương của Hồ
Chí Minh được xem như một nhà bảo tàng lịch sử với các địa danh.

Nói chung, một thắng cảnh ngay trong xã nhà, nơi đây tú tài Vương
Thúc Mậu họp nghĩa quân, cắt máu ăn thề, dựng cờ Cần Vương theo hịch
Hàm Nghi. Cuộc khởi nghĩa kéo dài hai năm, rồi thất bại, nhưng nhân dân xã
Chung Cự đời đời mang truyền thống "Chung nghĩa binh". Giếng Cóc, ngay ở
trước cửa nhà cậu Cung, nơi đây dân làng lấy nước uống, là nơi Pháp bắt
làng, lính tát cạn nước để tìm vũ khí của chung nghĩa quân.
Ao làng Sen, nằm bên đường cậu Cung đi học, là nơi anh hùng Vương
Thúc Mậu tử tiết khi bị quân Pháp bao vây.
Cạnh nhà thờ họ Nguyễn Sinh là nhà của Nguyễn Sinh Quyên, một
chiến sĩ chung nghĩa quân, sau khi tú tài Vương Thúc Mậu tử tiết rồi thi dẫn


6
quân vào núi Vụ Quang với Phan Đình Phùng. Đến kh Phan Đình Phùng chết,
khởi nghĩa Hương Sơn thất bại, thì Nguyễn Sinh Quyên bị Pháp bắt đem về
chém ngay tại làng Kim Liên.
Núi Chung của xã Chung Cự không cao, nhưng đứng trên núi Chung có
thể thấy: Về phía Tây, cách núi Chúng 7 cây số là núi Đụn, cũng gọi là núi
Hùng Sơn, ở đó Mai Hắc đế xây thành Van An sau khi đã đánh đuổi quân đô
hộ nhà Đường.
Vượt qua Hùng Sơn, ngược sông Lam về phía Tây Bắc là căn cứ địa
của Lên Lợi trong cuộc khởi nghĩa chống Minh, ở đây có thành Bình Ngô, có
ải Khả Lưu, có trận địa Trà Lâu, có núi Bồ Tất. Văng vẳng hai câu trong Đại
cáo Bình Ngô:
"Trận Bồ Tất như sấm vang chớp giật.
Trận Trà Lân như trúc chẻ tro bay".
Phía tây Nam núi Chung là dãy núi Thiên Nhẫn uốn lượn như đàn ngựa
phi nhanh, nơi đây Lê Lợi xây thành Lục Niên.
Đằng sau Thiên Nhẫn là huyện Hương Sơn, căn cứ địa của Phan Đình Phùng.
Phía Bắc núi Chung là các làng Xuân Hồ, Xuân Liễu dưới chân núi Đại

Huệ, nơi nghĩa quân tế cờ, mở đầu khởi nghĩa Giáp Tuất của Văn Thân, từ đó
kéo ra chiếm Diễn Châu.
Phía Đông, cách núi Chung ba cây số là làng Thái Xá, huyện Hưng
Nguyên, quê hương của Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Phía Đông nam là núi Lam Thành nơi Nguyễn Biểu "ăn cỗ đầu người",
nêu gương khí tiết, thà chết không hàng quân cướp nước.
Vậy, quê hương nhỏ của Hồ Chí Minh đúng là một vùng tập trung
nhiều di tích lịch sử cứu nước, sinh ra lớn lên ở đây thì có điều kiện để sớm
nung nấu lòng yêu nước chống ngoại xâm. Nhà văn hóa xưa gọi Nghệ Tĩnh là
Yên Triệu của Việt Nam. Nghệ Tĩnh các thời đại Việt Nam nhiều anh hùng
hào kiệt danh bất hư truyền.


7
Đất anh hùng, dân anh hùng, sinh người anh hùng, chân lý đó gắn với
sự thật khách quan, với khoa học lịch sử hơn là thuyết địa lý "Non xanh nước
bạc để người kinh luân".
Xứ Nghệ được với như "dòng sông văn hóa", là vùng "giáp lưu" văn
hóa giữa văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Quốc.
"Tắm gội trong dòng sông văn hóa đó, Bác Hồ với trí thông minh tuyệt
vời, nghị lực lớn lao và lòng yêu nước nảy nở sớm ngay từ nhỏ đã thu vào
mình tinh hóa xứ sở, những mơ ước khát khao, những căm uất giận hờn,
những quyết tâm sắt đá của bao kiếp sống".
Qua những trình bày ở trên có thể kết luận một cách chính xác chủ
nghĩa yêu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có mặt tiếp thu truyền
thống yêu nước chống xâm lược tốt đẹp của gia đình, của quê hương, của dân
tộc; nhưng đã khác về chất với chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu lớp trước,
từ các sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX đến các
sĩ phu tiến bộ của cuộc vận động Duy Tân miền Trung, của Đông kinh nghĩa
thục ngoài Bắc. Đặc điểm của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là mang dấu

ấn sâu sắc của tính nhân dân, tính nhân văn, tính giai cấp. Đó là tình thương
yêu vô cùng rộng lớn với nhân dân lao động, đối với những người cùng khổ,
đối với công nhân, không chỉ giáo dục trong phạm vi nước mình mà còn mở
rộng ra cả nhân dân lao động, những người cùng khổ, giai cấp công nhân các
nước trên toàn thế giới. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là sản phẩm Việt
Nam mà cũng là sản phẩm nhân loại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ kết tinh những giá trị văn hóa dân tộc
mà còn bắt nguồn từ tinh hoa văn hóa nhân loại, cả phương Đông và phương
Tây mà Người đã thâu thái được.
Cần khẳng định ngay rằng văn hóa phương Đông có những ảnh hưởng
đầu tiên rất sớm đến Hồ Chí Minh, ngay từ khi còn là cậu bé Cung sống
trong làng quê huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Điều đó cũng dĩ nhiên vì
xuất thân trong một gia đình có truyền thống nho học, từ thời thơ ấu anh
Cung đã sống trong một bối cảnh văn hóa Nho giáo với tất cả những nguyên


8
tắc luân lý đạo đức từng thống trị tư tưởng và tình cảm nhiều dân tộc
phương Đông trong hàng ngàn năm như Trung Quốc, thiết nghĩ, quân sư
phụ… Cùng với ảnh hưởng sâu đậm của Nho giáo, đạo Phật cũng có ảnh
hưởng đối với nhân dân ta; thời trước ở các vùng nông thôn, ngôi chùa
không chỉ là nơi thờ cúng Phật, mà còn là nơi giáo dục tư tưởng từ bi bác ái.
Thế nhưng Nho giáo khi vào Việt Nam không còn giữ được nguyên vẹn tính
chất giáo điều khắc khổ ban đầu của chúng mà đã dân gian hóa trên nền tảng
một truyền thống đoàn kết, nhân ái, dân chủ của người Việt, truyền thống
này được hình thành và định hình từ rất sớm, rồi sau đó ngày càng được
củng cố và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước và đã có một số
điều chỉnh thích nghi cần thiết.
Cậu bé Nguyễn Sinh Cung từ nhỏ trong một thời gian ngắn theo học
với thân sinh là cử nhân Nguyễn Sinh Sắc tại làng Dương Nỗ, xã Phú Dương,

huyện Phú Vang khi cụ vào kinh đô Huế tọa giám (1898) và ở ngay quê nhà
Kim Liên khi cụ đỗ phó bảng trở về quê mở trường dạy học (1901), suốt một
thời dài được học các bạn bè thân thiết của cha, đó là các thầy Vương Thức
Độ ở làng Chùa (xã Kim Liên), Vương Thúc Quý (xã Kim Liên)… Họ đều là
những người tiểu tri thức ở nông thôn Việt Nam dưới thời thuộc Pháp. Đó là
chưa nói rằng trong số những thầy giáo của cậu Cung ở quê nhà, có những
người thuộc hạng "Cứu gia, tử đệ", có thù với giặc Pháp nên trong khi dạy
học vẫn kín đào nhắc tới giông sóng những liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp chống
xâm lược, không phải đâu xa mà ngay trên mảnh đất quê nhà, mảnh ao làng,
gốc tre bên đường vẫn còn ghi dấu và được bà con xóm làng thường nhắc tới
với tất cả tấm lòng trân trọng.
Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài xem Hồ Chí Minh là một điển hình
của các bậc hiền triết phương Đông, ở người không chỉ phổ biến ở văn hóa
ứng xử mà còn thể hiện ở phương pháp, phong cách tư duy và hành động, ở
sự am hiểu sâu sắc và tinh tố những vấn đề lịch sử cũng như các vấn đề
đương đại của các dân tộc phương Đông.


9
Nếu học vấn đầu tiên mà người tiếp nhận là Nho học. Khi Người sinh
ra, Nho giáo đã được truyền bá vào nước ta từ lâu đời (từ đầu công nguyên0
phát triển dần dần và đã trở thành tư tưởng thống trị ở nước ta từ thế kỷ XV
đến thế kỷ XIX. Mặc dù cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Nho giáo đã mất
vai trò thống trị, nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn sâu đậm trong tư tưởng
tình cảm của người Việt. Ngay từ thủa niên thiếu, Người đã nhiều năm theo
học Nho, đạt đến trình độ tinh thông "Tứ thư, ngũ kinh, rồi sau đó chuyển
sang học Quốc ngữ, mới ắt đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Học chữ
Hán - Nho. Người đã tiếp thu Nho học trong nề nếp gia phong của một gia
đình tiêu biểu Nho học thời bấy giờ.
Người viết "Tôi sinh ra trong một gia đình nhà Nho An Nam, những

gia đình như thế ở nước chúng tôi không phải làm việc gì. Thanh niên trong
những gia đình ấy thường học Khổng giáo… Khổng giáo không phải là tôn
giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử" 1. Vì
thế Nho học nói chung, Nho giáo nói riêng đã ăn sâu vào tâm trí của Người.
để lại những dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng, tình cảm của Người. Trong bài
viết, bài nói của Người, ta dễ nhận thấy Người nhắc nhiều đến Nho giáo hoặc
sử dụng có cải biên các khái niệm, mệnh đề tích cực của Nho giáo để diễn đạt
tư tưởng của mình.
Theo thống kê của một số nhà nghiên cứu, trong Hồ Chí Minh toàn tập
thấy có tới khoảng 100 lần Người nhắc đến các luận điểm cách ngôn của
Khổng Mạnh, lúc thì Người dẫn lời Khổng Tử, lúc thì dẫn lời Mạnh Tử, chỉ
riêng một luận điểm của Nho giáo "Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ",
Người đã nhắc tới 14 lần ở những thời điểm khác nhau và những cách diễn
đạt khác nhau. Theo Người, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, đạo đức người
cộng sản cũng phải như thế.
Đạo đức và triết lý Nho giáo thấm vào tư tưởng, tình cảm của Người
không phải là những giáo điều "Tam cương" hoặc "Ngũ thường" nhằm bảo vệ
tôn ti trật tự phong kiến mà là tinh thần "nhân nghĩa" đạo "tu thân", sự ham
1

. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, Tập 1, tr. 477.


10
học, đức tính khiêm tốn, "ôn hòa", cách sử thế có tình, có lý. Dùng các mệnh
đề của Nho giáo nhưng đã mở rộng ý nghĩa của các mệnh đề đó như "trung
với nước, hiếu với dân" thay cho "trung với vua, hiếu với cha mẹ…".
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh chỉ sử dụng những yếu tố tiến bộ trong Nho
giáo, sử dụng có phê phán và cải tạo nội dung trên cơ sở thế giới quan Mác
-Lênin và nhân sinh quan cách mạng. Người căn dặn chúng ta "Tuy Không

Tử là phong kiến và tuy học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không dúng,
song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học"1.
Như vậy, triết lý và đạo đức Nho giáo cũng là một trong những tiền đề
khách quan về mặt tư tưởng để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Phật giáo
du nhập vào nước ta từ những thế kỷ đầu công nguyên, đã nhanh chóng lan
rộng trong nhân dân. Trong hoàn cảnh đau khổ đích sự thống trị của quân
xâm lược nước ngoài, nhân dân Việt Nam đã dễ dàng tiếp thu Phật giáo.
Những người truyền bá Phật giáo thường sống gần gũi với nhân dân, hàng
ngày truyền giáo cho họ nghe những tư tưởng từ bi, bác ái của đạt Phật, cho
nên, khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, nó dễ dàng hòa nhập với tư
tưởng tình cảm người Việt Nam, nhất là tầng lớp bình dân. Nhưng tuyệt
nhiên, không phải Phật giáo đã đem lại cho nhân dân Việt Nam lòng từ bi, bác
ái mà chính là lòng từ bi, bác ái của nhân dân Việt Nam được nâng cao thêm
tính giáo lý của đạo Phật và đã tạo nên một chủ nghĩa nhân đạo tích cực mang
màu sắc Việt Nam, một nhân tố của nhân sinh quan của người Việt Nam.
Được sinh ra lớn lên trong môi trường xã hội như thế, lại được những
tình cảm tốt đẹp của gia đình, quê hương giàu lòng nhân ái, yêu nước thương
dân nuôi dưỡng, được củng cố thêm bằng những lời răn dạy của đạo Phật
trong dân gian, do vậy lòng yêu nước, thương dân dần dần lớn lên trong con
người thông minh, giàu tình cảm Nguyễn Tất Thành. Lòng yêu nước thương
dân đã khiến Người vượt qua thử thách khó khăn quyết đi tìm đường cứu
nước. Như vậy, những yếu tố tích cực của Phật giáo cũng đã góp phần tạo
dựng nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
1

. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, tập 2, tr454


11
Những tinh hoa của tư tưởng phương Đông không chỉ có Nho giáo và

Phật giáo mà các giá trị tư tưởng khác như tư tưởng Lão giáo, tư tưởng Tôn
Dật Tiên… cũng được người kế thừa và cũng là tiền đề khách quan trong tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Từ thời thiếu niên, Hồ Chí Minh đã tiếp cận văn hóa phương Tây qua
học trường Pháp - Việt. Với hoài bão: "Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước
Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp
đồng bào chúng ta" 1. Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước đến với các
nước chủ yếu của phương Tây hiện đại, tìm hiểu nền văn minh ấy để thực
hiện mục đích cao cả của mình là cứu dân, cứu nước.
Một điều đầu tiên cần khẳng định, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận văn hóa
phương Tây sau khi dã tiếp nhận văn hóa phương Đông (Nho học) đến một
trình độ nhất định và khi xuống tàu sang châu Âu với mục đích tìm đường
cứu nước (1911), anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã có một trình độ Nho
học tương đối, trong khi đó đối với văn hóa phương Tây, trực tiếp là văn hóa
Pháp - trình độ một học sinh năm thứ hai trung học sơ cấp cũng còn thấp, có
thể nói chỉ là một số kiến thức mở đầu. Nhưng dù sao, với trí thông minh, tinh
thần ham học hỏi của Nguyễn Tất Thành, đó cũng là một cái vốn cơ bản tối
cần thiết để từ đó vươn lên khi đặt chân tới đất Pháp.
Văn hóa phương Tây được Hồ Chí Minh tiếp nhận đồng thời với quá
trình tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin là một bộ phận hết sức quan trọng trong
tư tưởng của Người, xét cả về bề rộng và chiều sâu tư tưởng. Nhiều nội dung
cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thế giới lại đều tìm thấy trong tinh hoa
văn hóa phương Tây mà Người đã tiếp thu được.
Văn hóa phương Tây tác động đến Hồ Chí Minh trước hết phải kể đến
tư tưởng "tự do, bình đẳng, bác ái". Đây là tư tưởng tiến bộ và đã trở thành
giá trị của nhân loại, mặc dù sự ra đời của nó thể hiện lợi ích của giai cấp tư
sản. Tư tưởng đó cũng là một trong những nguyên nhân thôi thúc Người đi
sang phương Tây để tìm hiểu nền văn minh này, Người viết "vào chạc tuổi
mười ba, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Pháp: Tự do, bình đẳng, bác
1


. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, tập 1, tr447


12
ái… và từ thủa ấy, tôi rất muốn làm quen với văn minh Pháp, muốn tìm xem
những gì ẩn đằng sau những từ ấy" 2.
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh qua thực tế đã thấy, khẩu hiệu "Tự do, bình
đẳng, bác ái" chỉ tồn tại trên lý thuyết, không còn tự do mà chỉ có sự bóc lột
nhân dân trong nước và áp bức nhân dân thuộc địa. Không còn bình đẳng mà
chỉ có phân hóa sâu sắc giữa kẻ giàu và người nghèo. Không có bác ái mà chỉ
có chém giết và tranh cướp diễn ra khắp nơi. Hồ Chí Minh nhận thấy: ở đâu
chỉ nghĩa tư bản cũng tàn ác, vô nhân đạo, ở đâu giai cấp công nhân và nhân
dân lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man. Khi mới đặt chân tới Mácxây
(nước Pháp), người thanh niên Nguyễn Tất Thành thấy có rất nhiều người
Pháp nghèo khổ, đã nói với một người bạn: "Tại sao người Pháp không khai
hoá" đồng bào của họ trước khi "khai hóa" chúng ta"?.
Sống nhiều năm ở các nước phương Tây, Nguyễn Tất Thành (sau lấy
tên là Nguyễn Ái Quốc) rất chăm đọc sách báo ở thư viện. Những sách báo về
khoa học xã hội, khoa học tự nhiên… đều được Người quan tâm tìm hiểu với
sự khát khao (ở trong nước không có điều kiện đó) Người kể với nhà thơ Nga
O.Mandenstan: "Bọn Pháp không cho người nước chúng tôi xem sách báo.
Chúng chẳng những không cho đọc các nhà văn mới, mà cả Rút Xô và MôngTéc-XKiơ cũng bị cấm. vậy làm thế nào mà bây giờ ? Tôi quyết định tìm cách
đi ra nước ngoài.
Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, nhất là đến những trung
tâm văn minh lớn, đọc sách Pháp ở các thư viện Pari, Luân Đôn…, tham gia
các cuộc hội thảo, câu lạc bộ và trực tiếp tiếp xúc với nhiều nhà trí thức, chính
khách có thấy ở Pháp và thế giới… Hồ Chí Minh đã thâu thái được những
tinh hoa văn hóa phương Tây, hình thành thế giới quan và phương pháp luận
triết học làm cơ sở cho hoạt động cách mạng của Người.

Với tinh thần phê phán, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những giá trị tư
tưởng văn hóa phương Tây, phương Đông. Người đã tận mắt thấy tội ác dã
man của bọn dân ở các nước thuộc địa mà Người đi qua, trực tiếp chứng
2

. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, Tập 1, tr. 477.


13
kiến những bất công phổ biến ngay ở những nước văn minh phương Tây.
Song điều đó không ngăn cản Người tiếp thu, kế thừa những giá trị tốt đẹp
của nền văn minh phương Tây. Người đã chắt lọc và thu nhận những tinh
hoa, loại bỏ phần thủ cựu để làm giàu thêm vốn kiến thức của mình. Nhờ
vậy, kiến thức Hồ Chí Minh ngày càng uyên bác, vươn tới đỉnh cao trí tuệ
loài người.
Khi nghiên cứu cách mạng tư sản Pháp và cách mạng tư sản Mỹ, Người
viết: "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản,
cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa dân chủ, kỳ thực trong thì nó
tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa" 1. Thế là, con đường cách
mạng tư sản không thỏa mãn được ý nguyện cứu nước, cứu dân của người
thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Theo Trần Dân Tiên trong "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ
Chủ tịch". Khi được hỏi vì sao vào Đảng xã hội Pháp, Nguyễn trả lời: "Chỉ vì
đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo
đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái" 2.
Sau này khi nhớ lại hồi đầu tham gia Đảng xã hội Pháp, Hồ Chí Minh
đã viết: "Tôi biết rất ít các vấn đề về chính, nhưng tôi muốn Tổ quốc tôi được
giải phóng… Tôi bắt đầu viết và phát triển những đơn tố cáo tội ác của bọn
thực dân Pháp. Tôi chưa biết Đảng là gì, công đoàn là gì, càng không rõ chủ
nghĩa xã hội khác với chủ nghĩa cộng sản ở chỗ nào. Nhưng có những "ông,

bà' - lúc đó tôi gọi các đồng chí trong Đảng xã hội như thế - đã tỏ đồng tình
với tôi. Vì vậy, tôi đã tham gia Đảng xã hội" 3.
Vào cuối năm 1919 sau khi Nguyễn Ái Quốc đưa ra bản yêu sách 8
điểm cho nghị viện Pháp và hòa hội Véc xây. Về sau, nhắc lại chuyện này, Hồ
Chí Minh viết: "Cuộc đại chiến kết thúc. Dân tộc Việt Nam cũng như các dân
tộc khác đã bị mê hoặc theo những lời tuyên bố rộng rãi của WilSon về quyền
1

. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, Tập 2, tr. 274.
. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", Nxb CTQG, H, 1994, tr. 41 - 42.
3
. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, Tập 12, tr. 470.
4
. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, Tập 1, tr. 416.
2


14
dân tộc tự quyết. Một nhóm người Việt Nam trong đó có tôi đã gởi cho nghị
viện Pháp và tất cả các đoàn đại biểu ở hội nghị Versailles một bản yêu
sách… Nhưng sau một thời gian, chúng tôi nhận thấy rằng, chủ nghĩa WinSon
là một trò bịp" 4.
Ngày 17 tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Dự thảo luận
cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo L 'Hamanité
- Tờ báo của cánh tả Đảng xã hội Pháp. Người kể lại "Rồi một đồng chí đưa
cho tôi đọc Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin… Bài
đó khó hiểu, vì có những từ ngữ mà tôi không biết rõ. Nhưng tôi đọc đi đọc
lại và dần dần tôi hiểu ý nghĩa của nó một cách sâu sắc. Bản Luận cương làm
cho tôi cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao ? Tôi xúc động đến
phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói

trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là còn
cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". Từ đó tôi có
một sự lựa chọn: Tán thành quốc tế thứ 3 và hoàn toàn tin theo Lênin" 1.
Qua Bản Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy và hiểu
thấy ý nghĩa thực sự của việc đòi quyền bình đẳng giữa các dân tộc, quyền
bình đẳng mọi giai cấp; sự nghiệp giải phóng giai cấp phải gắn với sự nghiệp
giải phóng dân tộc; phải làm cho giai cấp vô sản và quần chúng lao động tất
cả các dân tộc, tất cả các nước đoàn kết trong đấu tranh; các Đảng Cộng sản
phải nhận thức đúng vị trí, vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc thuộc
địa, phải trực tiếp ủng hộ cách mạng thuộc địa bằng những hành động thiết
thực; trong những nước giai cấp vô sản còn nhỏ bén phải nhận thức vấn đề
dân tộc, nội dung dân tộc cho đúng, không thể chỉ quan niệm một phong trào
vô sản thuần túy; các nước chậm tiến với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản có
thể bỏ qua con đường tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội còn
bằng phương pháp nào đó là tùy thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể.
Vậy là, sau gần 10 năm bôn ba tìm đường cứu nước, bằng hoạt động
tìm tòi, nghiên cứu, khảo nghiệm, tổng kết, nâng cao nhận thức lý luận,
1

. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, Tập 12, tr. 470.


15
Nguyễn Ái Quốc đã bắt gặp và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin một cách có hệ
thống. Từ đầu là: "Lúc bấy giờ tôi ủng hộ cách mạng tháng Mười chỉ là theo
cảm tính tự nhiên, tôi chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó" 2. Tiếp đến
Người viết: "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công
và thành đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng các hạnh phúc tự do, bình
đẳng thật. Không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp
khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ,

lại ra sức cho công nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách
mệnh để lật đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới. Cách mệnh
Nga dạy cho chúng ta rằng, muốn cách mệnh thành công thì dân chúng (công
nông) làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống
nhất. Nói tóm lại phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin" 1.
Từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ
nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin "cái cần thiết" và "con
đường giải phóng" dân tộc. Người viết: "Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta,
những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm
nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng
con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản" 2.
Bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng yêu nước của Nguyễn Ái
Quốc có bước nhảy vọt về chất, biến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền
thống thành Việt Nam hiện đại trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ
nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Chủ
nghĩa yêu nước là cơ sở ban đầu và là động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh đến với
chủ nghĩa Mác - Lênin như Người đã viết: "Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu
nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin tin theo
quốc tế thứ ba" 3. Chủ nghĩa Mác - Lênin lên bước phát triển mới về chất, phù
2

. Hồ Chí Minh, Toàn tập, NxbCTQG, H, 2002, Tập 10, tr. 126.
. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, Tập 2, tr. 280.
2
. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, Tập 10. tr. 128.
3
. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, Tập 10. tr. 128.
1



16
hợp với thời đại mới, khắc phục được cuộc khủng hoảng về đường lối cứu
nước ở nước ta đầu thế kỷ XX.
Trần Dân Tiên trong những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí
Minh viết: "Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người thiếu niên mười lăm tuổi,
người thiếu niên ấy đã sớm hiểu và rất đau xót trước thống khổ của đồng bào.
Lúc bấy giờ, anh đã có ý chí được thực dân Pháp, giải phóng đồng bào… Anh
khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan
Chu Trinh nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào" 1.
Ý muốn đánh đuổi thực dân Pháp rễ ràng không phải là ý muốn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh tuổi trẻ mà là ý muốn của phần đông tuổi trẻ.
Thanh niên họ nô nức đi Đông du, sang Nhật, hoặc tham gia Đông kinh
nghĩa thục và Duy Tân hội, một số rất ít và ngày càng ít hướng về Yên Thế.
Cái đặc biệt của người thanh niên Nguyễn Tất Thành là có sự so sánh lựa
chọn giữa ba con đường cứu nước tiêu biểu với ba nhân vật lớn: Hoàng Hoa
Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Hoàng Hoa Thám chủ trương "Thủ
hiểm, lấy Yên Thế làm căn cứ địa, chờ thời cuộc thuận lợi hơn mà đánh đuổi
Pháp bằng quân sự. Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật, học tập Nhật,
xin viện trợ của người "anh cả da vàng" để có thể vận động cuộc nổi dậy đánh
đuổi Pháp bằng bạo lực. Phan Chu Trinh không tin vào đường cách mạng bạo
lực mà chủ trương "Ỷ Pháp cầu tiến", chống triều đình lạc hậu, yêu cầu cải
cách chính trị, phát triển văn hóa, kinh tế lần lần đến mức tương đương với
Pháp thì Pháp sẽ phải công nhận tự chủ của mình, công nhận bình đẳng với
mình. Cả ba đường lối trên Nguyễn đều không tán thành. Sách của Trần Dân
Tiên có chép rằng đường lối của Sào Nam giống như "Đuổi hùm cửa trước,
rước sói cửa sau", đường lối của Tây Hồ là mong rằng kẻ địch rủ lòng thương.
Còn Hoàng Yên Thế thì còn lắm cốt cách phong kiến.
Sau thất bại khởi nghĩa Phan Đình Phùng, đường lối "thủ hiểm" của
Hoàng Hoa Thám trở thành cô độc như ngọn đèn sắp tàn, phòng ngự đã khó

thì sức đâu mà mở rộng vùng độc lập!. Phong trào Đông du đang ở thế phát
1

. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb CTQG, H, 1994, tr. 12.


17
triển mạnh (1908), đùng một cái Nhật Theo yêu cầu Pháp trục xuất các chí sĩ
Đông du, kể cả Phan Bội Châu và Cường Để ra khỏi Nhật Bản, xiêu về Hoa
Nam. Cuộc vận động Đông Kinh nghĩa thục hoàn toàn không định dùng bạo
lực nối Pháp, chỉ dùng các biện pháp công khai để khai dân chí, chấn dân khí
mà là cũng kết thúc bằng lệnh của Pháp giải tán Đông Kinh nghĩa thục, đưa đi
Côn Đảo các nhà Nho đứng đầu như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thức Kháng.
Nói khủng hoảng về chính trị là vậy. Trong tình hình đó, Nguyễn Tất Thành
muốn tự mình tìm một con đường cứu nước, đó là suy nghĩa độc lập. Chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam, truyền thống gia đình, quê hương, tinh hoa văn hóa
phương Đông, phương Tây mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin; điều kiện
lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là tiền đề khách quan hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về các nhân tố khách
quan luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa truyền thống yêu nước chống ngoại
xâm của quê hương và dòng họ với đạo lý truyền thống của dân tộc luôn luôn
hướng về những người lao động nghèo khổ, với truyền thống văn hóa ngàn
năm thắm được tinh thần nhân văn của dân tộc. Trên cơ sở nền tảng bền vững
đó thì sự tiếp nhận văn hóa phương Tây mới được thực hiện một cách tốt đẹp,
để từ đó vươn lên chủ nghĩa quốc tế chân chính.
Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam không thể tách rời ngọn cờ tư tưởng,
soi đường chỉ lối của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy,

tìm hiểu nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, những nhân
tố khách quan nói riêng không chỉ là vũ khí sắc bén chống lại quan điểm sai
trái, phản động của các thế lực địch mà còn là nhiệm vụ quan trọng và cấp
thiết công tác lý luận của chúng ta trong giai đoạn hiện nay.


18



×