Tải bản đầy đủ (.pptx) (11 trang)

NGHIÊN cứu điều CHẾ vật LIỆU tio2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.25 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA HÓA

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VẬT LIỆU TiO2 BIẾN TÍNH BỞI HALOGEN TỪ
QUẶNG INMENIT BÌNH ĐỊNH NHẰM ỨNG DỤNG LÀM CHẤT XÚC TÁC
QUANG

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng
Học viên thực hiện

: Phạm Minh Hoàng
Bình Định, 1/2016


NỘI DUNG

 Lí do chọn đề tài
 Mục đích nghiên cứu
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu
 Ý NGHĨA THỰC TiỄN CỦA ĐỀ TÀI
 Kế hoạch nghiên cứu


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thực trạng ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề có tính chất toàn cầu. Việc xử lý những nguồn không khí và
nước ô nhiễm bởi sinh hoạt và sản xuất đang là vấn đề đang được các nhà khoa học quan tâm.



LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Quặng inmenit
Ưu điểm: Có từ nguồn thiên nhiên tại Bình Định,
giá thành thấp, thành phần TiO2 chiếm hàm
lượng cao (khoảng 52% ), …

TiO2

 Ưu điểm: Giá thành thấp, hiệu năng xúc tác quang cao,
bền hóa học và thân thiện với môi trường,…

 Nhược điểm: Có diện tích bề mặt không lớn, hoạt tính
quang xúc tác chỉ thể hiện trong vùng ánh sáng tử ngoại,…


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

TiO2

Halogen

Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài:
“Nghiên cứu điều chế vật liệu TiO2 biến tính bởi halogen từ quặng Inmenit Bình Định nhằm
ứng dụng làm chất xúc tác quang”


MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


 Điều chế vật liệu nano TiO2 từ quặng inmenit Bình Định theo phương pháp florua.
 Biến tính vật liệu nano TiO2 bởi halogen có hoạt tính xúc tác quang trong vùng ánh sáng khả
kiến.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu:
+ Vật liệu nano TiO2 dạng tổng hợp và biến tính.
+ Hoạt tính quang xúc tác của vật liệu nano TiO 2 biến tính được khảo sát trong phản ứng mô hình (phân hủy

xanh metylen) dưới ánh sáng khả kiến.

Phạm vi nghiên cứu: vật liệu nano TiO2 từ quặng inmenit Bình Định (Việt Nam), khảo sát khả năng xúc
tác quang của vật liệu ở quy mô phòng thí nghiệm.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tổng hợp và biến tính vật liệu:
+ Tổng hợp vật liệu nano TiO2 bằng phương pháp florua.
+ Biến tính vật liệu TiO2 bởi halogen bằng các phương pháp nghiền trộn và nung.
- Đặc trưng vật liệu: nhiễu xạ tia X (XRD) - phân tích cấu trúc tinh thể; huỳnh quang tia X (XPS) - xác định thành
phần nguyên tố bề mặt và dạng liên kết trong mẫu; chụp ảnh hiển vi điện tử quét (SEM), truyền qua (TEM) - khảo
sát hình thái, kích thước; hấp phụ - khử hấp phụ N 2 ở 77K - xác định diện tích bề mặt riêng; quang phổ hồng ngoại xác định các kiểu liên kết trong vật liệu; phổ tử ngoại - khả kiến (UV-Vis) - khảo sát sự hấp thụ ánh sáng.


Ý NGHĨA THỰC TiỄN CỦA ĐỀ TÀI


Góp phần làm phong phú thêm các phương pháp tổng hợp, biến tính và khả năng ứng
dụng của nano TiO2 từ quặng Inmenit Bình Định, Việt Nam.

Đề tài theo hướng đơn giản hóa quá trình điều chế vật liệu nano TiO2 từ quặng Inmenit
Bình Định. Kết quả đóng góp nhất định về mặt thực tiễn, nâng cao giá trị các nguồn nguyên liệu
đang được khai thác trong nước, đồng thời có thể tạo ra sản phẩm có ứng dụng để xử lý nước thải
và nước sinh hoạt,… bảo vệ môi trường.


KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Từ 8/2015 - 11/2015 thu thập tài liệu và viết đề cương.
Từ tháng 11/2015 - 12/2015: chuẩn bị hoá chất và dụng cụ.
Từ tháng 12/2015 - 05/2016: tiến hành thí nghiệm.
Từ tháng 06/2016 - 07/2016: tổng hợp, xử lý số liệu và thảo luận.
Từ tháng 07 - 08/2016: viết và hoàn thành luận văn.


Xin chân thành cám ơn quý Thầy và các bạn
đã chú ý lắng nghe!



×