Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

che do khoa cu dai viet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.04 KB, 24 trang )

Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong nhiều năm gần đây nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề giáo
dục, luôn xem đó là quốc sách hàng đầu. Đưa ra nhiều biện pháp cải cách,
đổi mới giáo dục một cách hiện đại. Tuy nhiên một điểm mà Đảng ta luôn
lưu ý là làm như thế nào để giáo dục nước nhà không bị lạc hậu so với sự
phát triển của thế giới, nhưng cũng không làm mất đi những truyền thông
quý báu có từ ngàn xưa, không làm mất đi nét độc đáo của khoa cử trước
đây. Đó là một công việc không hề đơn giản, và muốn làm được điều đó bắt
buộc chúng ta phải xem xét nghiên cứu lại một cách kỹ càng chế độ giáo dục
khoa cử phong kiến Đại Việt. Thực tế là cũng đã có rất nhiều các cuộc hội
thảo khao học xoay quanh vấn đề này. Việc đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu
nền giáo dục xưa lại phát sinh ra nhiều quan điểm, nhiều cách nhìn nhận
khác nhau, cách đánh giá khác nhau đối với việc giáo dục khoa cử thời
phong kiến. Và chúng ta không thể nhìn nhận vấn đề giáo dục như trước đây
nữa mà cần co sự đổi mới, tức là phải đổi mới phương pháp nghiên cứu lịch
sử cổ trung đại để có được cách nhìn nhận đánh giá đúng đắn về các vấn đề
lịch sử, đặc biệt các vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục.
Để góp một phần vào công việc trên tôi quyết định chọn “Chế độ khoa cử
phong kiến Đại Việt” làm đề tài tiểu luận của mình.
Nói tới vấn đề giáo dục khoa cử phong kiến là vấn đề rất rộng vì nó ra
đời, tồn tại và phát triển cùng với quốc gia phong kiến Đại Việt, trải qua quá
trình lịch sử lâu dài, những bước thăng trầm, đạt được nhiều thành tựu
nhưng cũng không ít hạn chế. Do thời gian và năng lực bản thân có hạn nên
tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt và
không chú trọng vào nội dung giáo dục.
Trên cơ sở phương pháp luận sử học, phương pháp lo gíc, lịch sử, và quá
trình tham khảo tài liệu tôi xác định cần đạt được các nhiệm vụ sau:
Nêu được một cách cơ bản quá trình tồn tại và phát triển chế độ khoa cử
phong kiến Đại Việt.


Nêu rõ được các tài liệu phụcvụ cho việc học và thi thời phong kiến Đại
Việt
Nội dung thi cử, trường thi, các quy định trong thi cử đối với thí sinh,
giám khảo, cách chấm bài…
Cuối cùng cần nhìn thấy được một số điểm tích cực và hạn chế trong chế
độ khoa cử phong kiến Đại Việt. Đây là điều quan trọng rút ra kinh nghiệm
cho chúng ta hiện nay.
Với đề tài này tôi xin được bố cục như sau:

1


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .

PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương1 : QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CHẾ ĐỘ KHOA CỬ PHONG KIẾN ĐẠI VIỆT
Qúa trình hình thành.
Khái lược sự tồn tại và phát triển chế độ khoa cử phong kiến Đại Việ
Chương 2: NỘI DUNG VÀ CÁC KỲ KHOA CỬ THỜI PHONG KIẾN
ĐẠI VIỆT
Tài liệu học tập, phục vụ khoa cử.
Nội dung và các kỳ khoa cử phong kiến Đại Việt.
Chương 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ VỀ CHẾ ĐỘ KHOA
CỬ PHONG KIẾN ĐẠI VIỆT
Điểm tích cực
Hạn chế.
PHẦN KẾT LUẬN


2


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .

PHẦN NỘI DUNG
Chương1 : QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CHẾ ĐỘ KHOA CỬ PHONG KIẾN ĐẠI VIỆT
1.1Qúa trình hình thành.
Bất kì chế độ khoa cử náo cũng cần phải xuất phát trên cơ sở một nền
giáo dục và chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt cũng như thế.
Ngay từ thời Bắc thuộc những yếu tố có ý nghĩa mầm mống để tạo cơ sở
cho sở ra đời nền giáo dục phong kiến Đại Việt đã xuất hiện. Suốt gần 10 thế
kỷ các chính sách của phong kiến phong kiến phương bắc là nhằm đồng hoá
người Việt Nam với phương tiện chính đó là vă hoá, chữ Hán và nền giáo
dục Nho giáo.Đối tượng giáo dục của chúng là con em các quan lại cai trị và
một số ít người Việt ở tầng lớp trên, nhằm tạo ra đội ngũ tay sai giúp việc
cho chúng.Những viên quan cai trị đã có nhiều đóng góp vào việt tổ chức
nền giáo dục buổi đầu ở nước ta như:Tích Quang, thái thu quận Giao Chỉ ;
Nhâm Diên, thái thú quận Cửu Chân ; rồi Sĩ Nhiếp, Đỗ Tuệ Độ sau này.
Trong đó Sĩ Nhiếp là người có nhiều đóng góp hơn cả vì vậy được người
xưa tôn là “Nam bang học tổ”. Một số người thời này đã đỗ đạt và làm quan
như: Trương Trọng làm thái thú ở Kim Thành, Lí Tiến thái thu Giao Châu,
Lí cầm làm hiệu uý đời Hán, Tinh Thiều với chức gác cổng thành(sau này
tham gia khởi nghĩa của Lý Bí lập ra nước Vạn Xuân), và nhiều nhân vật
khác .
Nền giáo dục của phương bắc trên đất nước ta với âm mưu Hán hoá
người Việt , tuy không phát triển rộng khắp nhưng đã ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống tinh thần của dân tộc. Ta tiếp nhận chữ Hán là văn tự chính,tiếp thu
giáo lí Nho học. Với truyền thống văn hoá có từ buổi đầu chúng ta không bị

đồng hoá mà còn biết tiếp thu có chọn lọc yếu tố Hán phù hợp với truyền
thống dân tộc. Chính nền giáo dục và phương bắc đưa vào có vai trò quan
trọng để nền giáo dục phong kiến Việt Nam phát triển sau đó.
Sau chiến thắng Bạch Đăng 938 đất nước ta giành được độc lập tự chủ(có
nhiều ý kiến co rằng ta giành độc lập từ 905 thời họ khúc). Kể từ đó các triều
đại luôn có ý thức xây dựng và phát triển nền giáo dụcnhằm củng cố vững
trắc sự thống trị của mình. Nhưng phải tới thời Lí dưới triều Lí Thánh
Tông(1054-1072)nền giáo dục Nho học mới chính thức được xác lập trên đất
nước ta. Triều đình ra lệnh lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long(1070) để
thờ Khổng Tử và các môn đồ. Năm 1076 vua Lí Nhân Tông(1072 -1128)
cho thành pập Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu (trường đại học đầu tiên

3


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
thời phong kiến ). Chế độ khoa cử được tính từ 1075 khi vua Lí Nhân Tông
tổ chức kỳ thi Minh kinh bác học. Lịch sử khoa cử phong kiến Đại Việt ra
đời và phát triển từ đó.
1.2 Khái lược sự tồn tại và phát triển chế độ khoa cử phong kiến Đại
Việt
Thờ Lý –Trần – Hồ.
Trước khi thành lập Quốc Tử Giám năm 1075 Lí Nhân Tông cho tổ chức
khoa thi đầu tiên gồm thi “minh kinh bác học” (nhà nho am hiểu kinh
truyện) và thi Nho học tam trường. Đỗ đầu khoa Minh kinh là Lê Văn Thịnh
người làng Đông Cửu huyện Gia Định(nay là thôn Đông Cửu huyện Gia
Lương tỉnh Hà Bắc) vào làm quan ở Viện hàn lâm. Năm 1152 tổ chức thi
đình. Năm 1185 thi Kinh thi Kinh thư. Năm 1193 thi lấy học trò vào nơi ngự
học. Năm 1195 thi Tam giáo (những người thông hiểu cả đạo Nho,đạo Lão
và đạo Phật). Dưới triều Lí các khoa thi được tổ chức không theo thời hạn

nhất định , khi nào cần người và chức vụ thì nhà vua hạ chiếu mở kỳ thi.
Nhà Lý tổ chức được 6 khoa thi với các tên gọi khác nhau đỗ được 27 người
trong đó có 4 trạng nguyên trong vòng 138 năm.
Thời Trần giáo dục tiếp tục phát triển. Đến 1253 lập Quốc Học Viện đắp
tương Khổng Tử, Chu Công và 72 người hiền tài để thờ và xuống chiếu cho
các nho sĩ trong nước đến Quốc Học Viện giảng học Tứ thư, Ngũ kinh. Thời
Trần khoa cử được tổ chức thường xuyên hơn. Năm 1227 mở khoa thi tam
giáo. Năm 1232, mở khoa thi Thái học sinh và lần đầu tiên phân chia thành 3
hạng (tam giáp). Theo Đại Việt Sử kí toàn thư thì khoá này lấy đỗ đệ nhất
giáp là Trương Hanh và Lưu Diễm; đệ nhị giáp là Đặng Diễn và Trịnh Pẫu ;
đệ tam giáp là Trần Chu Phổ. Năm 1246 định lệ thi Tiến sĩ, cứ 7 năm một
khoá. Năm 1247 mở khoa thi Tiến sĩ, gọi đệ nhất giáp là tam khôi, người đỗ
đầu là trạng nguyên, người đỗ thứ hai là bảng nhãn , người đỗ thứ ba là thám
hoa. Koá thi này lấy 48 người. Trạng nguyên là Nguyễn Hiền khi đỗ mới 13
tuổi ; bảng nhãn là Lê Văn Hưu; thám hoa là Đặng Ma La. Các khoa thi tam
giáo được tổ chức đều đặn. Để khuyến khích việc học tập ở hai xứ Thanh
Nghệ xa king đô, trong kì thi Tiến sĩ vua Trần đã đặt ra hai chức danh trạng
nguyên: kinh trạng nguyên (cho người đỗ ơ kinh thành) và trại trạng
nguyên(cho những người đỗ ở hai tỉnh đó). Ơ khoa thi này, Trần Quốc Lặc
đỗ kinh trạng nguyên và Trương Xán đỗ trại trạng nguyên. Tuy nhiên hai
chức danh này chỉ tồn tại qua hai kì thi là 1256 và 1266.
Vào năm 1396 Trần Thuận Tông(1388-1398) dịnh cách thi cử nhân, năm
trước thi hương , năm sau thi hội theo pháp thi của thời Minh – Thanh. Thi
làm 4 kì : kì thứ nhất thi một bài kinh nghĩa; kì thứ hai thi một bài thơ; kì thứ
ba thi một bài chế, một bài chiếu, một bài biểu; kì thứ tư thi một bài văn sách
4


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
từ 1000 chữ trở lên(Lịch triều hiến chương loại chí). Về trường lớp ngoài

Quốc Sử Viện ở kinh đô còn cho lập nhà học ởt phủ Thiên Trường. Đến năm
1397 có chiếu về việc học ở các lộ, đặt học quan và học điền. Một số trương
dân lập ở kinh thành và địa phương như của Trần Ích Tắc, nhà giáo Chu Văn
An ….những trường này đã thu hút rất nhiều nhân tài đặc biệt là trường của
Chu Văn An.
Vào cuốu Trần, Hồ Quý Li nắm quyền bính đã sửu đổi một chút nội dung
để phù hợp với thực tế, đưa môn toán và viết vào nội dung thi hương,
khuyến khích học chữ Nôm, cho dịch các sách Tứ thư Ngũ kinh ra chữ Nôm
để học tập. Nhà Hồ cũng tổ chức được hai kì thái học sinh.
Cả đời Trần và Hồ đã tổ chức được 16 kì thi đại khoa lấy được 497 thái
học sĩ và tiến sĩ. Thời này cũng sản sinh nhiều nhà Nho nổi tiếng như: Chu
Văn An, Trương Hán Siêu, Lê Văn Hưu…..
Thời Lê- Mạc, Tây Sơn
Dưới ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh khoảng 20 năm đất nước bị tàn phá
văn hoá bị huỷ hoại giáo dục tạm thời đi xuống. Mãi khi cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn thắng lợi chế độ phong kiến tập quyền được xây dựng và phát triển
mạnh mẽ. Chính vì thế nền văn hoá dân tộc phát triển nhanh chóng đạt được
thành tựu rực rỡ tạo điều kiện giáo dục khoa cử phong kiến phát triển mạnh
mẽ. Giai đoạn Lê Sơ được coi là đỉnh cao của chế độ khoa cử phong kiến
Đại Việt.
Ngay khi còn bao vây thành Đông Quan(Thăng Long) 1426 lê lợi đã tổ
chức thi ở Bồ Đề (nơi đóng quân),đề thi là: Bảng văn dụ thành Đông Quan
lấy đỗ 30 người bổ nhiệm làm quan chấn dữ nhiều nơi cũng như ở kinh
đô, khoa này Đào Công Soạn đỗ đầu. Do mấy chục năm đô hộ của phong
kiến Minh những Nho sĩ cũng như giáo dục Đại Việt bị phá hoại nghiêm
trọng nên đến năm 1427 Lê Lợi hạ lệnh “cho các lộ tiến cử những người
hiền lương, phương chính, trí dũng, anh kiệt, gọi đến hỏi cho trả lời để bổ
dùng”. Năm 1428 khi vừa lên ngôi ông lại “hạ chiếu cho trong nước lập nhà
học, dạy dỗ nhân tài, trong kinh có Quốc Tử Giám, bên ngoài có nhà học các
phủ. Vua thân hành chọn con cháu các quan và thường dân tuấn tú bổ xung

vào các cục chầu cận, chầu ở ngự tiền và xung vào giám sinh ở Quốc Tử
Giám; Lại hạ lệnh cho viên quan giữ trách nhiệm tuyển rộng cả con em nhà
lương gia ở dân gian xung vào sinh đồ ở các phủ, đặt sư nho để dạy bảo” (Lê
Quý Đôn- kiến văn tiểu lục).
Năm 1429 Lê Thái Tổ mở khoa thi Minh kinh “cho quân dân các lộ và
những người ẩn dật ở rừng núi, ai tinh thông kinh sử thì cứ đến cả sảnh
đương để thi”. Năm 1431 thi Hoành từ và 1433 thi Văn sách mục đích các kì
thi giai đoạn nay là nhanh chóng có đủ đội ngũ quan lại cho chính quyền vừa
thành lập.
5


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
Năm 1438 dưới đời Lê Thái Tông91434 – 1442) tổ chức thi hương ở các
đạo, năm sau thi hội ở đô sảnh đường, người đỗ được gọi là tiến sĩ(trước đó
Lê Thái Tổ chưa thi lấy đỗ tiến sĩ)
Chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt bước vào thời cực thịnh là ở đời Lê
Thánh Tông(1460 – 1497). Có nhiều biện pháp phát triển giáo dục, cho mở
rộng nhà Thái học(Quốc Tử Giám), lập thêm nhiều phòng học, lấp thêm học
trò, định lại việc kén chọn sĩ tử, lập bí thư khố(thư viện) cho học trò đến đọc
sách. Vua đã bổ sung nhiều điều trong thi cử , năm 1462, ban hành định lệ
“bảo kết thi hương”, quy định những người có đức hạnh mới được ứng thí,
tổ chức xướng danh, yết bảng , ban mũ áo, vinh quy bái tổ… đặc biệt ông
cho dựng bia tiến sĩ vào năm 1484cho các kháo thi từ 1442 đến lúc đó. Lê
Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoá thi hội, các khoá thi có số người khác
nhau Phan Huy Chú đã nhận định về khoa cử thời Hồng Đức trong Lịch
triều hiến chương loại chí : “Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công
bằng, đời sau càng không thể theo kịp. Vì bấy giờ ra đề thi vụ hỗn hàm đại
thể, không trọ bằng những câu hiếm sách lạ, chọn người cốt lấy học rộng
thực tài, không hạn định ở khuôn khổ mực thước, cho nên kẻ sĩ bấy giờ học

được rộng rãi mà không cần phải tìm tòi tỉ mỉ, tài được đem ra ứng dụng mà
kông bị bỏ rơi. Bởi thế điển chương được đầy đủ, chính trị ngày càng thịnh
hưng”.
Lịch sử khoa cử bắt đầu từ thời Lí (At Mão)1075 và kết thúc thời Nguyễn
năm (Mậu Ngọ)1918 gồm 844 năm đạt được 2335 tiến sĩ và khoảng 30 trạng
nguyên. Nhưng chỉ dưới đời Lê Thánh Tông trong 38 năm trị vì có được 501
tiến sĩ và 10 trạng nguyên.
Sang đời Mạc trong 65 năm tồn tại từ (1527 – 1592)tổ chức được 21
khoa thi, lấy đỗ 484 tiến sĩ,trong đó có 11 trạng nguyên. Nhà Mạc quan tâm
giáo dục khoa cử, thường xuyên tu sửa nhà Quốc học. Năm 1582 Mạc Học
Hợp cho xây điện giảng học thể hiện ý thức quan tâm giáo dục khoa cử.
Ơ thế kỉ XVII – XVIII xã hội phong kiến bước vào thời kỳ khủng hoảng
với các cuộc chiến tranh tranh giành Lê- Mạc, Trịnh – Nguyễn. Nền giáo
dục vẫn được duy trì nhưng những sa sút về nội dung phương pháp và mục
đích, không còn nghiêm túc nữa. Thời Lê Dụ Tông(1706-1729) đặt ra lệ
người đi thi phải nộp 5 tiền, gọi là tiền thông kinh để chi phí cho quan
trường. Năm 1750 Lê Hiển Tông đặt ra lệ ai nộp 3 quan tiền(tiền thông
kinh)thì không phải qua kỳ thi khảo hạch và được vào thẳng dự thi hương.
Những bất bình đẳng trong giáo dục khoa cử xuất hiện, nội dung và hình
thức rơi vào hình thức, sáo rỗng. Nét mới là giáo dục phát tiển khá rộng ở
nông thôn, trường lớp được mở nhiều nơi không chỉ ở gần kinh đô mà ở địa
phương như trường Nguyệt Anh của Nguyễn Đình Trụ, trường Bạch Vân
của Nguyễn Bỉnh Khiêm…
6


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
Trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh thì giáo dục ở đàng trong ít được
chú trong vì là vùng đất mới khai phá. Mãi tới 1674 chúa Nguyễn mới mở
khoa thi chính đồ và hoa văn. Thi chính đồ gồm 3 kỳ : kỳ 1 làm bài tứ lục;

kỳ 2 thi thơ, phú; kỳ 3 thi văn sách. Khi đỗ thí sinh được phân làm 3 hạng:
hạng nhất gọi là giám sinh, bổ làm tri huyện, tri phủ; hạng 2là sinh đồ,bổ
làm giáo thụ, huấn đạo; hạng 3 cũng gọi là sinh đồ, bổ làm lễ sinh và nhiêu
học. Thi hoa văn trong 3 ngày, thí sinh làm một bài thi trong một ngày.
Người đỗ được bầu làm tam ti. Đến 1695, Nguyễn Phúc Chu mở khoa thi
văn chức và tam ti(xá sai ti, tướng thần lại thi và lệnh sử ti). Năm 1740, chúa
Nguyễn Phúc Khoát định lại phép thi : người trúng kỳ đệ nhất gọi là nhiêu
học được miễn phu phen 5 năm; người trúng đệ nhị và đệ tam dược miễn
phu phen suốt đời ; người đỗ đệ tứ được gọi là hương cống bổ làm tri huyện
hay tri phủ. Nói chung thi cử dàng trong còn sơ sài, không quy cũ…
Về đời Tây Sơn thì Quang Trung rất chú trọng sự nghiệp giáo dục: ban
hành “chiếu lập học” và quy dịnh việc học tập đến cấp xã. Để chấn chỉnh
việc thi cử lộn xộn trước đó vua cho “sinh đồ ba quan”phải thi lại ai đõ thì
sử dụng hoặc học tiếp, ai không xứng đáng trả về thường dân. Quang Trung
cho lập Viện Sùng Chính giao cho Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng. Còn giao
cho Nguyễn Thiếp dịch sáh Tiểu học, Tứ thư, Ngũ kinh. Triều đại Tây Sơn
chỉ tồn tại trong thời gian quá ngắn do đó kết quả giáo dục là nổi bật chỉ có
những tư tưởng giáo dục có giá trị.
Thời Nguyễn
Sau khi lên ngôi vua Gia Long định đô ở Huế. Quốc Tử Giám chuyển
vào kinh đô, Văn Miếu- Quốc Tử Giám Thăng Long chỉ còn là nơi thờ cúng
Khổng Tử, mọi chức năng thi cử chuyển vào Huế. Các ông vua đầu triều
nhận ra vai trò quan trọng của giáo dục trong việc củng cố sự thống trị của
mình do vậy khuyến khích mở rộng trường lớp, lập văn miếu ở các tỉnh, các
văn chỉ ở phủ, huyện để thờ Khổng Tử, đồng thời dựng bia ghi tên những
người khoa bảng trong địa hạt…. Năm 1087 Gia Long tổ chức khoa thi đầu
tiên, lấy đỗ 60 hương cống(trong 6 trường thi). Từ năm 1828 thời Minh
Mệnh gọi những người thi đỗ hương cống là cử nhân và đỗ sinh đồ là tú tài.
Từ 1884 hạn định số người lấy đậu trong một trường thi: số người đỗ tú tài
gấp 3 lần số người đỗ cử nhân và khoa thi hương cuối cùng dưới triều

Nguyễn là nă Mậu Ngọ, Khải Định thứ 3(1918).Còn thi hội và thi Đình thì
tới đời Minh Mệnh 1822 mới tổ chức, triều Nguyễn không lấy đỗ trạng
nguyên và từ năm 1829 người thi hội đỗ gọi là phó bảng. Nhìn chung giáo
dục khoa cử thời Nguyễn cũng không có thay đổi lớn lắm ngoài việc chuyển
trung tâm của việc thi cử trước đây từ Thăng Long vào Huế. Cuối cùng đến
năm 1919 chế độ khoa cử phong kiến chấm dứt thay vào đó là nền giáo dục
mới Pháp Việt ra đời.
7


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .

Chương 2: NỘI DUNG VÀ CÁC KỲ KHOA CỬ THỜI PHONG KIẾN
ĐẠI VIỆT
2.1 Tài liệu học tập, phục vụ khoa cử.
2.1.1 Tài liêu học tập.
Sách nhập môn
Mục tiêu của giáo dục phong kiến là đào tạo tầng lớp sĩ phu có lí tưởng
“tu thân, tề gia,trị quốc, bình thiên hạ” (tu dưỡng bản thân để có năng lực
quản lí đất nước, ổn dịnh thiên hạ…). Để thực hiện mục tiêu đó thì học trò
phải học nhập môn để nhận thức văn tự Hán về hình thể, âm đọc, ý nghĩa
việc viết chữ… dần dần nghĩa lý của chữ thánh hiền mới ngấm vào tâm,
cùng với việc xếp chữ đặt câu mới biểu đạt dược chí hướng.
Trước hết sách Tam tự kinh(nghĩa là sách 3 chữ). Do Vương Ứng Lân
đời Tống biên soạn. Sách gồm 358 câu, mỗi câu 3 chữ, sách gồm 7 phần và
có nội dung chủ yếu là:
Phần 1 nói về tính tình con người và sự cần thiết phải học tập
Phần 2 nói về cách đối sử với người thân trong gia đình.
Phần 3 nói về thường thức tự nhiên và xã hội như:đất trời, bốn mùa,các
giống lúa gia súc.

Phần 4 nói về đạo hiếu và giới thiệu sơ lược Tứ thư, Ngũ kinh.
Phần 5 giới thiệu các triều đại Trung Quốc từ cổ đến Nam Bắc triều(thế
kỷ X)
Phần 6 kể các gương chăm học đời trước để khuyến khích học trò.
Phần 7 khuyên trẻ chăm học để sau này được hiển vinh sung sướng.
Loại Sơ học vấn tâm(nghĩa là: hỏi về việc học). Do người Việt biên soạn
chia làm 3 phần, gồm 270 câu, mỗi câu 4 chữ. Nội dung cơ bản là : Tóm tắt
lịch sử Trung Quốc, tóm tắt lịch sử nước ta từ đời Hồng Bàng đến triều
Nguyễn. Và khuyên học trò chăm học, cách ứng sử ở đời…
Loại An học ngũ ngôn thi(nghĩa là: thơ 5 chữ dùng cho trẻ học). Sách
gồm 278 câu thơ nói về hứng thú của việc học và những mong ước thi đậu
được trạng nguyên.

8


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
Loại Minh tâm bảo giám(nghĩa là: tấm gương báu soi sáng cõi lòng).
Sưu tập các câu nói của bậc thánh hiền để khuyên làm điều thiện tránh điếu
ác
Loại Minh đạo gia huấn(nghĩa là sách dạy trongnhà của Minh Đạo).
Sách gồm 500 câu thơ 4 chữ khuyên răn về đạo làm người, cách tu dưỡng
bản thân, cách đối nhân sử thế.
Các loại sách này nhìn chung giúp cho người học vừa biết chữ vừa có
được những kiến thức sơ lược về lịch sử cũng như đạo làm người thời bấy
giờ.
Sách cơ bản.
Tài liệu cơ bản của nền giáo dục khoa cử phong kiến Đại Việt giống như
ở Trung Quốc là những sách kinh điển của Nho gia là Tứ thư và Ngũ kinh.
Tứ thư gồm 4 cuốn sách do học trò của Khổng Tử soạn ra là: Luận Ngữ,

Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung.
Luận Ngữ là bộ sách kinh điển quan trọng của Nho giao được biên soạn
đầu thời Chiến quốc(480 – 221 TCN), ghi lại lời nói việc làm của Khổng Tử
và một số môn đồ khác. Sách gồm 20 thiên mỗi thiên nhiều chương. Nội
dung chủ yếu bao gồm: quan điểm của Khổng Tử và các môn đồ về các vấn
đề đạo đức, chính trị, luân lí, tu dưỡng học tập… Bao trùm lên tất cả những
quan điểm ấy là chữ “nhân”. Theo Khổng Tử gốc của chữ nhân là hiếu và
để. Hiếu để nhằm giữ vững mối quan hệ dọc trong tông tộc. Từ hiếu và để sẽ
đi tới được ái nhân(yêu thương con người) đi đến việc gò mình theo lễ,
không phạm thượng, không làm loạn. Chữ nhân mà Khổng Tử và các môn
đồ đề xướng góp phần duy trì chế độ đẳng cấp, củng cố đặc quyền về kinh tế
, chính trị của giai cấp thống trị nên những quan điểm đó trở thành khuôn
vàng thước ngọc để cai trị dân thời phong kiến. Văn chương trong Luân Ngữ
trong sáng giản dị giàu hình tượng, nhiều đoạn miêu tả tự nhiên, sinh động.
Đời Hán sách này được đề cao vì nó phục vụ đắc lực cho chế độ phong kiến.
Từ đời Đường Luận Ngữ chính thức được đưa vào làm sách giáo khoa.
Mạnh Tử là bộ sách do Mạnh Tử và các học trò của ông biên soạn. Ong
là người kế thừa học thuyết của Khổng Tư, phát triển quan điểm nhân thành
học thuyết nhân chính cho phù hợp với xã hội đương thời. Những luận điểm
quan trọng trong sách này là vương đạo, nhân chính và tính thiện. Vương
đạo đối lập với bá đạo. Theo ông: “dùng sức mạnh giả mượn điều nhân là
bá…thực tâm dùng đức độ để thi hành diều nhân là vương”. Vương đạo gắn
với nhân chính.Về đại thể nội dung nhân chính là: giảm hình phạt, nhẹ sưu
thuế, tạo điều kiện cho dân an cư lạc nghiệp, giáo hoá dân theo con đường
ngay thẳng, ông tâm niệm là để cho dân “vui lòng thực hiện trung - hiếu, tín
– nghĩa”.

9



Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
Tư tưởng tiến bộ nhất của ông là đề cao vai trò người dân “dân vi quý,
xã tắc thí chi, quân vi khinh” (dân là quý, xã tắc là thứ, vua là khinh). Lời
văn của Mạnh Tử trong sáng, mạch lạc, giàu hình tượng,có tính hùng biện.
Sách Mạnh Tử gồm 7 thiên, mỗi thiên 2 phần(thượng – hạ). Đời Hán đặt
hẳn chức quan bác sĩ và chuyên nghiên cứu sách Mạnh Tử , đồng thời nó
cũng là bbộ sách buộc các sĩ tử học và đi thi. Đặc biệt tời Đường – Tống rát
đề cao sách Mạnh Tử.
Đại học, sách vốn là một thiên trong “lễ kí” (tác phẩm của mộu nhà nho
đời Tần- Hán). Có người cho rằng đây là sách do Tăng Sâm, học trò của
Khổng Tử soạn ra và đời Tần – Hán bổ sung thêm. Sách gồm 2 phần là Kịnh
và Truyện. Nội dung chủ yếu nêu lên cái đạo của người quân tử, đó là
phải”tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Muốn vậy phải “cách vật, trí tri,
thành ý, chính tâm”. Sách còn răn dạy kẻ sĩ làm chính sự phải “trọng nhân
nghĩa hơn lợi lộc,không làm trái ý dân;người trên nếu ham lợi để tay chân
nhũng nhiễu dân thì không tránh khỏi tai hoạ nhà tan nước mất”.
Trung Dung. Cũng là một thiên của “lễ kí”, tương truyền là do Tử Tư
(cháu nội của Khổng Tử và học trò của Tăng Sâm) biên soạn. Đây là cuốn
sách triết học bàn về đạo của trời và đạo làm người (thiên đạo, nhân đạo)
mang nhiều màu sắc duy tâm. Trung ở đây có nghĩa là chính giữa không
lệch bên nào còn Dung là bình thường không thái quá hay bất cập. Trung
Dung là trung bình mà chỉ cá người quân tử mới giữ được đạo Trung Dung,
kẻ tiểu nhân không theo được đạo Trung Dung. Theo lời Khổng Tử : “trung
hoà là cái tính tình tự nhiên của trời đất mà trung dung là cái đức hạnh của
người ta. Trung là giữa, dung là thường, nghĩa là dùng đạo trung dung làm
đạo thường” và “chỉ có thánh nhân mới theo được thôi vì theo đạo ấy cốt
phải cá ba cái đại là trí, nhân và dũng. Trí là để biết rõ các sự lí, nhân là để
hiểu điều lành mà làm, dũng là để có cái khí cường kiên mà theo làm điều
,ành cho đến cùng…”. Trung Dung tuyên truyền cho thuyết thiên phú, thiên
lương. Tài năng tư cách đạo đức là do trời phú, nó phù hợp vơi những đạo

đức luân lí phong kiến.
Ở nước ta thời phong kiến có một số sách tóm tắt lại, giải tyhích về Tứ
thư như: Tứ thư thuyết ước(Chu Năn An), Tứ thư bị giảng(Nguyễn Văn
Siêu), Tứ thư ước giải(Lê Quý Đôn), Tứ thư văn tuyền(Đặng Huy Trứ), Tứ
thư hay sách quan hành của Bùi Huy Bích). Trên cơ sở đó làm tài liệu giảng
dạy.
Ngũ kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh lễ, Kinh dịch, Kinh Xuân
thu.
Kinh thi là tuyển tập thơ ca ra đời sớm nhất thời Trung Quốc cổ đại.
Tương truyền do Khổng Tử sắp xếp và chỉnh lí. Sách gồm 305 bài, chia làm
3 phần: Phong, Nhã, Tụng.
10


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
Phong có 160 bài dân ca của 15 địa phương (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc và
Hoa Bắc). Đây là phần chủ yếu trong Kinh thi, có giá trị hiện thực và nghệ
thuật cao. Nhã gồm 105 bài là những khúc ca vũ, tế tự tổ tiên ; phần lớn là
sáng tác của văn thân quý tộc. Tụng gồm 40 bài là các bài ca ngợi công đức
các đời vua trước, dùng diễn tấu nơi miếu điện, trong đó Chu tụng 31 bài, Lỗ
tụng 4 bài và thượng tụng 5 bài. Theo Khổng Tử “không học thi biết lấy gì
mà nói vì Kinh thi có thể làm người ta hứng khởi giúp người ta quan sát việc
đời, biết cách sống hợp đoàn với nhau và biết căm dận”
Kinh thư là bộ sách tập hợp một số tài liệulịch sử Trung Quốc thời cổ đại
từ Nghiêu- Thuấn đến Tây Chu gồm những văn bản chính trị, quân sự, hành
chính của các đời vua. Sách có 59 chương nhằm truyền bá lý tưởng chính
trị , đề cao vai trò của thiên tử để các chư hầu phục tùng, monhmuốn đạt
được một nền thái bình thịnh trị .
Kinh lễ là một bộ sách khá phức tạp về các nội dung, bố cục: gồm 17
thiên do Chu Công soạn thảo(có ý kiến cho là do Khổng Tử), với hai nội

dung chính lâ ghi chép lễ nghi thời Xuân Thu – Chiến Quốc và ghi chép
ngôn luận của Khổng Tử và một số nhân vật đương thời. Khỏng Tử rất coi
trọng chữ lễ “Người trên trọng lễ thì dân dễ sai khiến”. Mục đích là ngăn
chặn tính xấu, nuôi dưỡng tính tốt, điều hoà đời sống tình cảm, xác định trên
dưới thiện ác, rèn luyện nhân cách và đem lại sự hoà hợp. Muốn có đời sống
cá nhân, gia đình, xã hội đầm ấm hoà hợp, theo Khổng Tử, pjhải coi trọng
lễ.
Kinh dịch là cuốn sách triết học trọng yếu của Nho giáo và là cuốn sách
khó hiểu nhất trong Ngũ kinh, người đời sau sử dụng nhiều vào bói toán. Nó
gồm 2 phần là Kinh và Truyện. Phần Kinh xuất hiện trước tương truyền do
Văn Vương đời Chu biên soạn trên cơ sở đời vua Phục Hy lấy vạch liền(_ )
biểu thị cho dương, lấy vạch đứt (--) biểu thị cho âm. Mỗi vạch liền hay đứt
gọi là một hào. Xếp ba hào với nhau thành một quẻ. Bát quái gồm 8 quẻ, xếp
thứ tự ngược kim đồng hồ (thứ tự này gọi là Tiên thiên bát quái). Tám quẻ
đó là: Càn( 3 vạch liền)là trời. Đoài (vạch trên đứt, hai vạch dưới liền)là ao
đầm. Khôn(3 vạch đứt) là đất. Li(vạch giữa đứt )là lửa. Tốn (hai vạch trên
liền, vạch dưới đứt)là gió. Chấn (hai vạch trên đứt, vạch dưới liền)là sấm.
Cấn (vạch trên liền, hai vạch dưới đứt) là núi. Khảm (vạch giữa liền, hai
vạch trên và dưới đứt )là nước… Còn phần truyện xuất hiện muộn hơn do
nhiều người soạn gồm 7 loại là : thoán, đoạt, văn ngôn, hệ từ, thuyết quái, tự
quái, tạp quái. Thuyết âm – dương được các nhà nho dùng như một phương
pháp luận để giải thích các hiện tượng xã hội và tự nhiên…
Kinh Xuân thu là bộ sử biên niên của nước Lỗ từ đời Lỗ An Côngnăm
đầu đến đời Lỗ Ai Công năm thứ 14 (722- 481 TCN). Sách này do chính
Khổng Tử chỉnh lí nhằm mục đích làm rõ tư tưởng chính danh, định phận
11


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
(thiên tử và chư hầu, tôn ti và đẳng cấp trong xã hội)đề cao thiên tử nhà Chu,

khen chê các việc làm đúng sai. Sách viết ngắn gọn, súc tích, cân nhắc từng
câu từng chữ. Người đời sau nói “được Kinh Xuân thu khen một chữ thì
vinh hạnh như được ban áo gấm, bị Xuân thu chê một chữ thì khổ nhục hơn
phải bị búa rìu. Và Khổng Tử từng nói “người biết ta cũng chỉ ở Kinh Xuân
thu, người trách ta cũng chỉ ở kinh Xuân thu”.
Tất cả các bộ sách này đều thể hiện quan điểm Nho giáo về các mặt tư
tưởng triết học, đạo đức, chính tri đây là bộ sách cơ bản của Quốc Tử Giám
cũng như là bộ sách rất quan trọng trong Nho học ở nước ta. Ngoài Tứ thư
Ngũ kinh còn có nhiều sách tham khảo như Bắc sử, Nam sử , nhiều nhất là
Tư trị thông giám của Tư Mã Quang. Thông giám cương mục của Chu Hy.
Sách của Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, rồi Cương mục của sử quán thời
Nguyễn. Trên cơ sở những tài liệu này đã góp phần phát triển nên một nền
giáo dục phục vụ đắc lực cho chế độ phong kiến Đại Việt.
2.1.2 Một số thể loại bài trong khoa cử.
Ngoài việc học Tứ Thư, Ngũ Kinh để có kiền thức thì các thí sinh trước
khi đi cần phải luyện tập cách làm các loại bài văn thi cử. Nội dung kiến
thừc được trình bày theo các thể loại: kinh nghĩa, văn sách, thơ, phú, chế,
chiếu, biểu. Mặc dù các thể loại này trong các kì thi hương, hội ,đình được
bố trí theo thứ tự khác nhau nhưng các loại bài này thì không thể thiếu.
Kinh nghĩa: Đây là thể văn dùng trong thi cử, để giải thích ý nghĩa các
câu trong Kinh Thư(chủ yếu là Tứ thư). Hình thức này sử dụng phổ biến
trong khoa cử ở Trung Quốc cũng như Đại Việt bấy giờ. Thể loại này yêu
cầu nghiêm ngặt theo lối bát cổ, bao gồm: phá đề, thừa đề, khởi giảng, nhập
thủ, khởi cổ, trung cổ và thúc cổ. Phá đề dùng 2 câu nói rõ ý nghĩa của đề
mục. Thừa đề là thừa tiếp ý nghĩa phá đề mà nói rõ. Khởi giảng là bắt đầu
cho nghị luận. Nhập thủ là chỗ bắt liền sau khở giảng. Từ khởi cổ đến thúc
cổ là nghị luận chính thức, với trọng tâm của bài là trung cổ. Trong 4 phần
này câu văn đều viết sóng đôi, đối ngẫu; tất cả 8 vế gọi là bat cổ.
Văn sách: là một bài văn trình bày ý kiến riêng của cá nhân mình về
những vấn đề trong kinh nghĩa hoặc trong chính sự, nhằm giải đáp câu hỏi

nêu ra trong đề bài có thể viết theo lối bình thường hoặc thể đối. Người ta
chia văn sách thành 2 loại: văn sách đạo và văn sách mục. Văn sách đạo hỏi
về những việc trong kinh truyện, sử sách. Văn sách mục hỏi về các vấn đề
thời sự, những hiểu biết của người thi. Nhìn chung cách làm bài văn sách
không gò bó như kinh nghĩa, cốt trả lời cho đủ ý, câu không cần vần, các câu
đối nhau hoặc như văn xuôi đều được. Nhưng trong thực tế phải ngững
người học rộng biết nhiều vượt ra ngoài khuôn sáo mới làm được những bài
văn sách có giá trị.
12


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
Thơ : Học sinh được làm thơ(ở đây là thơ Đường), gồm cổ thể và cận
thể. Cổ thể đã xuất hiện trước thời Đường. Hình thức của nó tương đối tự do,
khổ thơ có thể dài ngắn tuỳ thích, câu thơ có thể là ngũ cổ( 5 tiếng), hay thất
cổ(7 tiếng), những tuỳ ý… Cận thể còn gọi là kim thể xuất hiện đời Đường,
gồm luật thi và Tuyệt cú. Tuyệt cú(tứ tuyệt)cố định bài có 4 câu, bằng trắc
và reo vần có quy định. Tuyệt cú chia làm ngũ tuyệt(câu 5 tiếng) và thất
tuyệt (câu 7 tiếng). Luật thi (luật thơ) đòi hỏi cách luật nghiêm ngặt, gồm
thất luật(một câu 7 tiếng) và ngũ luật(một câu 5 tiếng) có bài 6 tiêng là lục
luật. Những bài có 10 câu trở lên gọi là bài luật, các câu đối nhau.
Phú: là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi để tả phong
cảnh, kể lại sự việc, phát biểu cảm nghĩ về một cảnh vật, một sự kiện. Có 2
loại phú là : phú cổ thể và phú đương luật. Phú cổ thể làm theo lối văn biền
ngẫu hoắc như một bài văn xuôi có vần. Phú đường luật cũng như thơ đường
luật, có vần có đối và theo luật bằng chắc. Về gieo vần thì trong thi cử thí
sinhthường được hạn vần, nghĩa là đề ra sẵn một câu thí sinhphải theo thứ tự
các chữ trong ấy mà gieo vần. Về luật bằng trắc chỉ chú trọng những chữ
cuối vế và những chữ đầu câu… Ngoài ra còn nhiều quy định khác.
Chế : Là lời Vua phong thưởng cho công thần.

Chiếu:Là lời Vua truyền về việc quan trọng nào đó của triều đình, đất
nước.
Biểu là lời của thần dân, các quan đại thần, quan cấp dưới để tạ tội hay
chúc tụng nhà vua.
Các cách làm bài này thường được dạy ngay từ khi học học sinh mới vào
học, quá trình học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Kỹ năng làm bài theo các
thể loại này rất được coi trọng. Nội dung kiến thức và cách diễn đạt cũng
theo những quy định chặt chẽ, nên yêu cầu học sinh phải rèn luyện thành
thục mới có thể đem lại kết quả tốt khi đi thi.
2.1.3 Chữ viết cho giáo dục và khoa cử.
Chữ Hán (hay chữ Nho )đưa vào nước ta từ thời Bắc thuộc TCN và giữ
địa vị độc tôn trong nền giáo dục phong kiến Đại Việt. Năm 1395, Hồ Quý
Ly có dịch một thiên trong Kinh thư ra chữ Nôm để dạy vua Trần Thuận
Tông, năm sau ông lại dịch Kinh thi ra chữ Nôm để đem dạy cho các cung
phi của vua. Những việc làm đó bị các nhà Nho đời Trần phản đối quyết liệt,
cuối cùng chủ trương phát triển chữ Nôm cũng tiêu tan cùng với sự thất bại
của nhà Hồ trước phong kiến Minh.
Thời Nguyễn Huệ chữ Nôm Lại được xem trọng trong giáo dục. Các
hịch, chiếu chỉ phần lớn bằng chữ Nôm. Ong ra lệnh phải thi bằng chữ Nôm,
thí sinh thi thơ phú bằng chữ Nôm. Khi lên ngôi Nguyễn Huệ giao cho
Nguyễn Thiếp và một số nhà Nho dịch phụ trách dịch Tứ Thư, Ngũ Kỉnha
13


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
chữ nôm. Công việc cũng không thực hiện được khi Quang Trungmất và nhà
Tây Sơn sụp đổ.
Đến thời Nguyễn 1820 trước sự thúc ép của Thực dân Pháp triều đình
đưa chữ quốc ngữ vào việc học và thi trong nhà trường. Song chư Hán vẫn
là chính.

Như vậy suốt thời giáo dục phong kiến chữ Hán giữ độc tôn, chữ Hán
dung để đọc sách, viết bài … và là công cụ quan trọng trong giáo dục khoa
cử Viêt Nam phong kiến.
2.2 Nội dung và các kỳ khoa cử phong kiến Đại Việt.
Trong lịch sử khoa cử phong kiến Đại Việt thì có thể chia thành 2 loại kì
thi là : loại thi định kì và loại thi không định kì. Loại thi định kì gồm những
khoa thi được quy định 3 năm, 6 năm, 7 năm hay 10 một lầnnhư thi khảo
hạch để chọn người đi thi hương, thi hương cho một vùng gồm nhiều tỉnh lộ,
thi hội và thi đình ttổ chức cho cả nước ở kinh đô. Những kì thi không
thường kì như thi Hoành từ, Sĩ vọng, Văn sách, Đông các…thỉnh thoảng
mới được tổ chức hoặc chỉ được tổ chức mấy khoá dưới một triều vua nào
đó rồi thôi.
2.2.1 Các kì thi thường kì.
Thi khảo hạch (trước khi thi hương):
Từ 1396 Trần Thuận Tông mới cho thi hương. Để tuyển chọn người đi
thi hương thì các xã, huyện, phủ phải tổ chức một kì thi loại gọi là khảo
hạch. Học sinh nào trúng kì khảo hạch mới được ghi tên vào danh sách đi thi
hương. Thi khảo hạch thay đổi theo từng triều đại và cỏ bản có 2 phép thi
là : phép tứ trường và phép sảo thông.
Phép tứ trường: ban đầu dùng một bài ám tả để loại bớt người kém. Đến
1501 quy định phải viết nổi 4 trường. Riêng 4 xứ Hưng Hoá, Yên Bang,
Tuyên Quang, Lạng Sơn làm nổi văn 3 trường mới được vào thi. Những quy
định khoả hạch chặt chẽ, và qua các triều đại có sự đổi mới.
Phép sảo thông:được quy định từ năm 1721, cho huyện quan khảo hạch
học trò, tuỳ theo huyện(huyên lớn 200 người, huyện trung 150 người, huyện
nhỏ 100 người) chọn những người giỏi để gửi lên phủ doãn hai ti HiếnThừa khảo kĩ lại. Từ 1732 phép thi khảo hạch bắt đầu đã có tiêu cực dần dần
những người muốn vào thi hương chỉ cần nộp tiền là không phải phảo hạch,
hay nạn người đi thi hộ điều này được Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú phản
ánh nhiều trong các tác phẩm của mình.
Nội dung, hình thức hay thời gian của thi khảo hạch thì qua các thời kì có

đổi mới cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Chỉ có điều những người trúng

14


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
cách thì không có danh hiệu hay học vị nào do nhà nước phong kiến quy
định. Nhưng dân gian thường gọi là ông xứ, người đỗ đầu gọi là ông đầu xứ.
Thi hương:
Đây là kì thi được tổ chức ở các vùng, do triều đình quy định. Mãi tới
1396 mới có quyết định thi hương cho các vùng. Năm trước thi hương năm
sau thi hội ở kinh đô.
Về trường thi và nơi thi: ở các triều đại quy định khác nhau.
Thời Lê năm 1678 tổ chức 13 trường thi ở 13 địa điểm là Thanh Hoá,
Nghệ An, Sơn Nam,Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Thái Nguyên, Hương
Hoá, Lạng Sơn, Yên Quảng, Quảng Nam, Thuận Hoá và phủ Phụng Thiên
(kinh đô Thăng Long).
Đời Nguyễn, năm 1807 cả nước có 6 trường: Thanh Hoá, Kinh Bắc, Hải
Dương, Sơn Tây, Sơn Nam. Thí sinh ở Thăng Long thi ở Sơn Nam hoặc
Kinh Bắc. Năm 1813 đặt thêm trường thi Quảng Đức cho Nan Trung Bộ và
trường thi Thăng Long cho cả Kinh Bắc, Sơn Tây, Hoài Đức, Thái Nguyên,
Lạng Sơn, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Coa Bằng. Năm 1831 cả Bắc Bộ có 2
trường thi là ở Hà Nội và ở Nam Định. Năm 1884 hợp 2 trương đó thành 1
và thi ở Thanh Hoá, năm 1886 trở đi chỉ thi ở Hà Nam (Nam Định).
Nơi thi hương ở Thăng Long cũng như ở các địa phương khác là ở một
bãi đất bỏ trống hoặc trên cánh đồng đã thu hoạch. Thời Lê trường thi tại
Thăng Long ở phường Quảng Bá cạnh Hồ Tây. Trường thi chia làm 3 ngăn:
ngăn trong cùng là nội trường có giám viện là nhà các quan họp, có 2 nhà
phúc khảo và 2 nhà sơ khảo. Ngăn giữa là ngoại trường, giữa nơi này là nhà
các quan ngoại trường họp, hai bên có nhà quan chánh khảo và phó chánh

khảo, chánh phân khảo, phó phân khảo, chánh , phó đề tuyển…. Ngăn ngoài
cùng là nơi thí sinh cắm lều ngồi làm bài thi. Ngăn này có 8 cửa cho học trò
vào thi ở 8 khu vực gọi là “vi”, ở giữ có 1 cửa giành cho thí sinh thi xong đi
ra. Trước ngày thi có bang ghi tên các thí sinh vào thi ở các cửa đó. Khi học
sinh vào hết thì đóng cửa lại. Trong trường thi còn có 3 chòi để các quan
ngoại trường ngồi coi thí sinh làm bài.
Kinh phí xây dựng trường do các xã nộp lên, năm 1660 định lệ thu: “xã
lớn nộp 1 quan 6 tiền, 30 bát gạo; xã trung nộp 1 quan 2 tiền 20 bát gạo; xã
nhỏ 8 tiền, 10 bát gạo”. Tổng cộng chi phí là 1007 quan tiền, 3 tiền 45 đồng
tiền quý, và 15.137 bát gạo.
Thời gian thi hương: không cố định có năm vào tháng 8 có năm vào
tháng 10 . Năm 1483 định nhật kì thi hương: ngày 8 tháng8(âm lịch)thi
trường nhất, ngày 18 tháng 8 vào trường nhì, ngày 25 tháng 8 vào trương 3,
ngày 1 tháng 9 vào trường 4, ngày mồng 7 tháng 9 yết bảng người đỗ. Đó là
quy định cho vùng gần Thăng Long và gần kinh thành,các trường ở Thanh
Nghệ có năm tháng 10 âm lịch mới tổ chức. Từ năm Nhâm Tuất, Đại Bảo
15


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
thứ 3 (1442)định kì 6 hoặc 5 năm một khoá. Sau đó lại định 3 năm 1 khoá,
nhiều khi do chiến tranh thì cũng hoãn lại.
Một số quy định khi đi thi: Thí sinh đi thi hương phải đảm bảo lí
lịch,đạo đức, tư cách tốt và đã trúng các kì thi khảo hạch trước đó. Việc
kiểm tra kỹ càng nhằm sàng lọc ra người có tài phục vụ triều đình và bảo vệ
dòng tộc. Theo Lê Thánh Tông thì “ cho quan bản quán cùng bản xã bảo kết
người nào có đức hạnh mới được khai vào sổ ứng thí. Những người bất hiếu,
bất mục, loạn luân … dẫu có học vấn văn chương cũng không được vào
thi….”. Trước năm 1722người trong quân ngũ cũng không được thi. Những
người để tang cha mẹ, xuất thân xướng ca, nghịch đảng, có tiến sấu đều

không được dự thi . Trong luật Hồng Đức ghi “những con hát, phường chèo
tuồng…không được đi thi” cho là xướng ca vô loài. Đến kì thi tất cả phải
đến khai tên điểm mục, ai không đến khai sẽ bị bắt tội sung quân. Người nào
tự tiện vào cửa trường thi và đi thi hộ sẽ bị tội đồ và suốt đời không được đi
thi, xã trưởng dung túng bao che cũng bị sung quân…
Tuổi đi thi nhà nước không quy định. Vì thế trong khoa thi Thái học sinh
năm Đinh Mùi (1247) Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên mới 13 tuổi, Dặng Ma
La đỗ Thám hoa 14 tuổi. Đến đời Nguyễn có quy định tối thiểu 18 tuổi mới
đi thi, nhưng những người giỏi thực sự thì vẫn đi thi dưới 18 tuổi. Không có
quy định tuổi tối đa năm 1900 Đoàn Tử Quang đã 82 tuổi vẫn đi thi xếp thứ
29/30 người trúng tuyển.
Vào trường thi thí sinh phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cầm thiết cho
thời gian làm một bài thi trong vòng một ngày : lều che mưa nắng, chiếu
ngồi, bút lông, nghiên mực, dao, kéo, cơm ăn , nước uống, một ống quyển
đựng quyển vở làm bài thi. Khi vào phòng thi thì chờ đến lượt mình tới lĩnh
quyển thi (quyển thi do thí sinh nộp từ trước ở tỉnh) đã được đóng dấu. Thí
sinh bị khám xét kĩ càng nếu có sách vở mang theo thì bị đuổi ra và cả đời
không được đi thi nữa. Trong khi thi phải nghiêm túc đợi trống hiệu thì lấy
đề về làm, không ồn ào, đi lại hỏi han trong phòng thi.
Bài làm vào quyển thi đã được đóng dấu trước, tuyệt đối không được viết
tên vua chúa, cha mẹ, vợ vua, các cung điện của vua chúa… vi phạm là
phạm huý, nếu viết những chữ ấy phải bỏ đi một nét. Ngoài ra còn rất nhiều
quy định đối với việc thi cử của thí sinh. Khi vi phạm nội quy thi cử thì tuỳ
mức độ nặng nhẹ có thể bị đánh hỏng, hay các tội khác.
Vấn đề coi thi và chấm thi
Các chức quan coi thi, chấm thi, phục vụ và bảo vệ bao gồm: đề điệu và
giám thílà tổ chức, lãnh đạo và ra đề thi. Quan giám khảo, phúc khảo chấm
các bài thi. Các chức quan chuyên môn như: thu quyển(thu giữ quyển thi
cho thí sinh),di phong(rọc phách, giữ phách), soạn tu hiệu(biên sổ hiệu vào
quyển thi), đăng lục(chép lại bài thi sang quyển khác khi đưa quan sơ khẩo

16


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
chấm để không nhận ra nét chữ người làm), đối độc(đọc lại các cuốn sao
chép xem có đúng không). Bộ phận bảo vệ là quan võ không biết chữ, nhiệm
vụ là đốc xuất quân lính ngày đêm canh giữ trường thi, ngăn cản các sự việc
gian lận.
Để phòng gian lận các quan coi thi và chấm thi chỉ được cử trước 5 ngày,
người có con đi thi thì không được cử chấm thi, người rọc phách là quan võ
không biết chữ. Toàn bộ các quan nhận nhiệm vụ coi thi và chấm thi phải ở
trong trường thi cho tới khi chấm thi xong, không được ra ngoài, không liên
hệ nói chuyện với nhau. Trong phòng chấm chỉ có son đỏ không có mực
đen, đề phong chữa bài cho thí sinh…
Nội dung thi, cách chấm thi: Mỗi khoá thi thường có 4 trường( kì ), mỗi
kì có nội dung khác nhau. Năm 1396 quy định: kì 1 thi một bài kinh nghĩa
500 chữ trở lên; kì 2 làm một bài thơ Đường luật và một bài phú; kì 3 làm
chế, chiếu, biểu mỗi loại một bài; kì 4 làm một bài văn sách, từ 1000 chữ trở
lên đề ra về kinh sử hay thời sự. Lê Thánh Tông quy định trước khi vào thi
phải thi một bài ám tả, ai không đạt loại ngay, không được vào thi kì 1. Hồ
Quý Li bỏ thi ám tả và định thêm thi toán. Các nội dung thi có thể thay đổi
nhung ám tả và kinh nghĩa thì không thay đổi được giữ nguyên. Đề thi do đề
điệu và giám thí ra.
Việc chấm thi quy định rất nghiêm ngặt, các quyển thi phải đủ 4 lượt
chấm: sơ khảo, phúc khảo, giám khảo, chấm xong gọi là hết nội trường.
Ngoại trường do chánh phó chủ khảo, chánh phó phân khảo chấm. Quyển
nào phê liệt thì giao cho phân khảo chấm lại. Chánh phó chủ khảo là người
quyết định cuối cùng. Bài thi chấm theo 4 bậc: ưu, bìmh, thứ, liệt. Liệt là
hỏng. Số người lấy đỗ trong mỗi khoá thi hương do triều đình ấn định. Thời
Lê người thi đỗ 3 kì gọi là sinh đồ, người đõ 4 kì là hương cống. Từ 1825

hương cống đổi thành cử nhân,sinh đồ là tú tài… Các thí sinh đỗ hương
cống được vào học ở Quốc Tử Giám, cấp học bổng trong 3 năm để thi hội và
thi đình, nêúu chưa đỗ vẫn được học tiếp. Còn muốn ra làm quan phải sát
hạch nếu trúng thì bổ làm tri huyện, tri phủ. Người mới là tú tài thì không
được làm quan.
Thi hội và thi đình:
Thi hội là kì thi triều đình tổ chức ở kinh đô cho những người đã đỗ thi
hương,nhằm tuyển người vào thi đình. Còn thi đình tổ chức trong cung vua
chúa, ai trúng được phong danh hiệu tiến sĩ. Cả thi hội và thi đình được tiến
hành vào năm sau của thi hương. Thí sinh vào thi gồm những người đỗ
hươong cống, giám sinh Quốc Tử Giám, nho sinh ở Chiêu Văn Quán và Tú
Lâm Cục, ấm sinh, tôn sinh đã qua khảo hạch hay quan nhân đã qua sát hạch
tại Quốc Tử Giám. Thí sinh vào thi cũng quy định chặt chẽ như thi hương,
nhưng kiểm soát chặt chẽ hơn, việc khám sét trước tiên do quân các hiệu
17


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
Điện Tiền và hiệu Thần Vũ, Cẩm Y. Thí sinh vào trương được mặc hai chiếc
áo đơn, không được mặc áo kép, vi phạm bị đuổi ra không cho thi.
Coi và chấm thi: Quan coi và chấm thi gồm các chức: đề điệu, tri cống
cử, các giám thí… do bộ lễ tâu lên để Vua cử. Các quan được cử trước 5
ngày và vào trường thi trước 1 ngày. Các giám khao chọn trong các quan
Đông các và Hàn Lâm Viện. Các quan bảo vệ như thi hương nhưng lấy
trong các quan cao cấp của triều đình. Khi vào trường thi thì cả thí sinh lần
các quan như đăng lục, đối độc… đều bị khám xét . mọi công việc trong
trường thi đều được cộng đồng cùng làm và cùng chịu trách nhiệm: từ việc
đóng cửa, niêm phong, việc khoá hòm đựng quyển, đến yết bảng đều do
nhiều người cùng làm một lúc, cho nên đảo bảo tính công minh.
Nội dung thi và chấm thi: Khoa thi hội cũng thường có 4 kì chỉ có thay

đổi chút ít ở các triều đại . Khoá thi 1472 quy định “ kì nhất thi kinh nghĩa, 8
đề trong Tứ thư, 4 đề trong Luận Ngữ, 4 đề trong Mạnh Tử, thí sinh chọn lấy
4 đề mà làm; Ngũ kinh mỗi kinh 3 đề, thí sinh chọn lấy 1 đề, duy 2 đề trong
kinh Xuân Thu thì kể là 1. kì 2 thi chiếu, chế, biểu, mỗi thể 3 bài. Kì 3 thi
thơ phú đều 2 bài, phú dùng để phú Lí Bạch. Kì 4 thi Vă sách 1 bài, hỏi về ý
chỉ kinh truyện giống nhau, khác nhau, chính sự các đời hay , dở thế nào”
Kì thi đình thì làm một bài văn sách do Vua ra đề. Đề thi văn sách thường
hỏi về nhữmg việc thời sự, về đạo trị nước …
Bài thi được xếp và chấm theo 4 loại : ưu, bimh, thứ, liệt. Sang thời Trịnh
Cương 1721 đề ra việc chấm bài theo 6 bậc là: khá, thứ, thứ thứ, bình,
thường bình, liệt. Đời Minh Mệnh(1829)phân là: hạng ưu được 10 hay 9
phân, hạng ưu được 8 hay 7 phân, bình được 6 hay 5 phân, bình thứ được 4
hay 3 phân, hạng thứ 2 hay 1 phân, liệt không đủ 1 phân. Thí sinh nào được
3 kì 10 phân trở lên được vào tránh bảng, thí sinh nào 3 kì được 9 phẩn trở
xuống đến 4 phân hay là hai kì được 10 phân trở lên thì là phó bảng. Sau này
còn một số sửa đổi trong việc xếp loại nhưng mục đích cuối cùng là tìm ra
người tài đức nhất phục vụ đất nước và triều đình phong kiến .
Học vị người thi đỗ: Thời Lí những người đỗ kì thi 1075 gọi là Minh
Kinh bác học. Đời Trần năm 1232 gọi là Thái học sinh, có phân loại là đệ
nhất giáp, đệ nhị giáp và đệ tam giáp. Năm 1247 gọi đệ nhất giáp là tam khôi
(gồm 3 người trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa). Năm 1305 gọi người đỗ
đầu đệ nhị là hoàng giáp. Về sau đều gọi là tiến sĩ. Thời Nguyễn người đỗ
đầu kì thi hội là hội nguyên, đỗ đầu thi đình là đình nguyên, đỗ đầu 3 kì
(hương, hội, đình) là tam nguyên.
Trong thi đình tuỳ theo quyết định của vua có thể lấy số người đỗ xếp
thành 3 hạng đệ nhất, đệ nhị, đệ tam,hay 2 hạng. Ngay cả trong hạng đệ nhất
giáp cũng có thể lấy 1,2 người đỗ là bảng nhãn hay thám hoa. Khoá thi mà
chỉ lấy người đỗ đầu là bảng nhãn gọi là đình nguyên bảng nhãn, thám hoa
18



Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
là đình nguyên thám hoa, nếu khong có ai đỗ đệ nhất giáp, đệ nhị giáp thì
người đỗ đầu là đình nguyên hoàng giáp. Thời Nguyễn không lấy đỗ trạng
nguyên chỉ có bảng nhãn, thám hoa, hoàng giáp.
Những người đỗ đạt rất được coi trọng. Thời trần đỗ tam khôi được ra
cửa Long Môn, đi chơi phố 3 ngày, được bổ nhiệm xứng đáng. Thời Lê việc
đãi ngộ quy định nề nếp : tổ chức lễ xướng danh treo bảng vàn, ban mũ áo,
vinh quy bái tổ, lập bia đá ở văn miếu khắc tên người đỗ đạt cuối cùng là bổ
nhiệm những chức vụ quan trọng trong triều đình.
2.2.2 Các kì thu không thường kì:
Trên đây là các hình thức thi cử chủ yếu thừng kì dưới chế độ phong kiến
Đại Việt. Ngoài các kì thi này còn có các kì thi không định kì như: thi tam
giáo tổ chức đời Lí (1195), đời Trần là 1227, 1247 yêu cầu người đi thi am
hiểu cả đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật. Thi Minh Kinh kì thi đầu tiên thời Lí
năm 1075, rồi năm 1429 thời Lê (quân dân các lộ, và những người ẩn dật ở
núi rừng, các quan từ tứ phẩm trở xuống , ai thông kinh sử thì đến cả sảnh
đường để thi). Thi Hoành từ tổ chưc thời lê 1429 và tới 1757 xen kẽ với thi
hội và thi đình chọn những người văn hay chữ tốt cho nhà nước. Thi văn
sách, thi chế vọng, thi đông các…
Chương 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ VỀ CHẾ ĐỘ
KHOA CỬ PHONG KIẾN ĐẠI VIỆT
Mục đích khoa cử mà ai cũng nhận ra là nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập để tuyển chọn nhân tài đảm bảo các chức vụ quản lí xã hội theo
khuôn mẫu chế độ phong kiến.
3.1Điểm tích cực
Tước hết ta thấy điểm tích cức thể hiện ngay trong mục đích của việc
khoa cử. Tất cả các triều đại tổ chức ra khoa cử đều nhằm tuyển lựa người
có tài năng tham gia vào bộ máy quản lí xã hội chứ không đơn thuần là sát
hạch trình độ của học sinh sau thời gian dài học tập. Chỉ những người có đạo

đức, học hành đỗ đạt mới được phân bổ những công việc xứng đáng. Do đó
đây là hình thức rất tích cực để tuyển lựa quan lại cụ thể các kì khoa cử từ
1075 đến 1918 đạt được 2335 tến sĩ và khoảng 30 trạng nguyên. Thông
thường só người đi thi rất đông nhưng lấy đỗ thì rất ít điều này phản ánh qua
các kì thi hương, đắc biệt là thi hộ và thi đình. Theo như bia tiến sĩ ở Văn
Miếu Thăng Long năm 1474 có hơn 3000 hương cống đi thi hội nhưnưg chỉ
lấy 31 tiến sĩ, hay năm 1514 đi thi 5700 người nhưnglấy đỗ chỉ 43 tiến sĩ….
Những con số cho thấy việc không giới hạn số người dự thi nhưng lại ấn
định lấy đỗ có tác dụng rất lớn để tìm ra người có năng lực thật sự. Thêm
19


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
vào đó là việc không quy định về tuổi tác người đi thi đã tận dụng được
nhiều nhân tài khi đã lớn tuổi và phát hiện sớm những người trẻ tuổi có tài
để phục vụ đất nước như trường hợp của Nguyễn Hiền, Đặng Ma La…
Việc tổ chức khoa cử được quy định rất nghiêm ngặt . Thời Lê Thánh
Tông định lệ bảo kết thi hương quy định những người nào không được thi.
Thí sinh phải kê rõ lí lịch 3 đời, nhân cách đạo đức tốt theo quy định mới
được thi. Những quy định về coi thi và chấm thi lại càng chặt chẽ, thể lệ thi
chu đáo cẩn thận, mỗi bài thi qua 4 lượt chấm, trước khi chấm phải đánh số
rọc phách và chép lại để người chấm không nhận ra chữ thí sinh tránh gian
lận… Quy định nghiêm ngặt với thí sinh đi thi vào phòng thi, lùc làm bài,
cũng như ngôn ngữ trong bài… những điều đó cũng góp phần rất lớn đem lại
công bằng trong khoa cử .
Khoa cử đã đượg tổ chức có hệ thống từ thấp đến cao: ban đầu là các kì
khảo hạch, sau đó mới được vào thi hương, rồi vượt qua thì vào thi hội, thi
đình. Việc ra đề cũng theo từng cấp độ nhưng thi hội và thi đình do vua trực
tiếp ra đề. Ơ thi hội và thi đình thì những người coi thi hay bảo vệ cũng
tuyển lựa kĩ càng chỉ trong đội ngũ quan lại cao cấp. Như vậy khoa cử có vị

trí rất quan trọng được các triều đại duy trì và phát triển.
Ngoài ra thì nhà nước còn có rất nhiều đãi ngộ đối với người đỗ đạt về
vật chất lẫn tinh thần. Những người đỗ đại khoa tổ chức lễ xưỡng danh, lễ
ban yến , cưỡi ngựa ngắm vườn thượng uyển , dạo phố kinh kì, lễ vinh quy
bái tổ, lập bia đá ở Văn Miếu ghi tên người đỗ đạt…
Tất cả những điểm tích cực trong khoa cử phong kiến Đại Việt không
dừng lại ở đó mà tích cực lớn nhất là qua viêc học hành,khoa cử đã tạo ra
một xã hội học tập tiến bộ. Một xã hội có văn hoá tạo nên truyền thống văn
hoá cho chúng ta ngày nay.
3.2 Hạn chế.
Trước tiên về nội dung học tập và thi cử hoàn toàn áp đặt, phụ thuộc vào
Tứ thư Ngũ kinh, Bắc sử nó xa rời với thực tế đất nước, hạn chế đến sự sáng
tạo cảu thí sinh khi đi thi, cũng như những điều mà người học và thi không
áp dụng nhiều được cho thực tế. Học tập và thi cử phải theo ý muốn của
triều đình. Thi những gì tất phải học những thứ đó, nó chi phối và quyết định
đến nội dung học tập, người đi thi nắt buộc phải tuân theo. Khi làm bài phải
gò bó theo những văn phong khuôn mẫu Nho giáo. Do vậy thi cử phong kiến
không cho phép nghi ngờ những giáo điều của thánh nhân đã dạy từ ngàn
xưa, không chấp nhận sự sáng tạo, người đi thi không thể hiện được mình.
Khoa cử tuy quy định chặt chẽ nhưng qua đó ta thấy được nhiều điểm
hạn chế: đó là việc quy định ngặt nghoè như cung khai tam đạo, những
người có xuất thân xướng ca thì không được đi thicoi thân phận của họ là nô
20


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
tỳ. Ngoài ra là sự gian lận trong các kì thi thường xuyên diễn ra mặc dù
người đi thi và người chấm thi đều đã học thuộc lòng những giáo lí của
thánh hiền. Từ đời Lê Trung Hưngthói gian lận thường xuyên xảy ra, đặc
biệt quy định những ai nộp 3 quan tiền thì không phải thi khảo hạch, vào

thẳng thi hương. Tình trạng làm bài sẵn để bán trong trường thi, hối lộ quan
trường.
Nội dung khoa cử hầu như không có thay đổi trong suốt lịch sử khoa cử
tạo ra sự nhàm chán khuôn sáo trong khoa cử, mặc dù có nhiều người có tư
tưởng đổi mới nhưng không thành công.
Đó là những mặt tích cực cũng như hạn chế cơ bản của chế độ khoa cử
phong kiến Đại Việt, nhưng dù sao chúng ta cũng cần thừa nhận việc khoa
cử
Đó là những mặt tích cực cũng như hạn chế cơ bản của chế độ khoa cử
phong kiến Đại Việt, nhưng dù sao chúng ta cũng cần thừa nhận việc khoa
cử đã tạo ra nhiều tích cực và để lại cho chúng ta những truyền thống hiếu
học, tôn sư trọng đạo, tư cách người quân tử…, những kinh nghiệm tốt đẹp
góp phần vào công cuộc cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay.

PHẦN KẾT LUẬN
Chế độ khoa cử phong kiến nó tồn tại cùng với sự xác lập và phát triển
của quốc gia phong kiến Đại Việt. Qua quá trình nghiên cứu về vấn đề này
chúng ta có thể rút ra được những kết luận sau:
Chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt bắt đầu từ 1075 dưới đời Lí và kết
thúc vào năm 1918 dươí thời Nguyễn, việc thi cử đã tồn tại trong gần 9 thế
kỉ, trải qua nhiều vương triều, đã có nhiều thay đổi, nhưng chưa có triều đại
21


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
nào có được những thay đổi cơ bản, nên nội dung giáo dục khoa cử trong
suốt chế độ phong kiến đã không thay đổi.
Trong thi cử chia làm 2 loại là : thi thường kì (gồm thi khảo hạch, thi
hương, thi hội, thi đình, thi ứng chế) và không thường kì ( thi Hoành từ, sĩ
vọng, đông các…). Nội dung khoa cử hết sức nghiêm ngặt quy định từ

người đi thi tới quan coi thi, chấm thi, bảo vệ … tất cả đều nhằm mục đích
lấy đỗ được những người có năng lực thực sự phục vụ các triều đình phong
kiến.
Chế độ khoa cử phong kiến góp phần to lớn tạo nên truyền thống lịch sử
lâu đời của nền giáo dục việt nam. Mặc dù có nhiều hạn chế , nhưng những
hạn chế đó thuộc về ý thức hệ và nó lại góp phần tạo nên sự vững trắc của
các triều đại phong kiến. Chúng ta cũng cần thấy được những giá trị mà
khoa cử phong kiến Đại Việt đem lại có nhiều tích cực, những quan điểm
giáo dục cho đến ngày nay chúng ta vẫn đang phấn đấu đạt được. Trong giai
đoạn ngày nay giáo dục Việt Nam cần phải biết chọn lọc kế thừa để đưa nền
giáo dục nước nhà phát triển.
Nội dung khoa cử hết sức nghiêm ngặt quy định từ người đi thi tới quan
coi thi, chấm thi, bảo vệ … tất cả đều nhằm mục đích lấy đỗ được những
người có năng lực thực sự phục vụ các triều đình phong kiến.
Chế độ khoa cử phong kiến góp phần to lớn tạo nên truyền thống lịch sử
lâu đời của nền giáo dục việt nam, tạo nên nếp sống, nếp nghĩ riêng của
người việt nam. Mặc dù có nhiều hạn chế , nhưng hạn chế đó thuộc về ý
thức hệ và nó lại góp phần tạo nên sự vững trắc của các triều đại. Chúng ta
cũng cần thấy được những giá trị mà khoa cử phong kiến Đại Việt đem lại
có nhiều tích cực, những quan điểm giáo dục cho đến ngày nay chúng ta vẫn
đang phấn đấu đạt được. Hiên nay giáo dục Việt Nam cần phải biết chọn lọc
kế thừa để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Nguyễn Đăng Tiến (chủ biên) :Lịch sử giáo dục Việt Nam trước

cách mạng tháng 8 – 1945. NXB Giáo dục 1996.
Nguyễn Quốc Thắng : Khoa cử và giáo dục Việt Nam. NXB Văn
hoá thông tin 1993.
Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Thế Long : Nho học ở Việt Nam- Giáo dục và thi cử. NXB
Giáo dục 1995.

22


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1

PHẦN NỘI DUNG

2

Chương1 : QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CHẾ ĐỘ KHOA CỬ PHONG KIẾN ĐẠI VIỆT
1.1Qúa trình hình thành

2

1.2 Khái lược sự tồn tại và phát triển chế độ khoa cử phong kiến Đại
Việt
4

Chương 2: NỘI DUNG VÀ CÁC KỲ KHOA CỬ THỜI PHONG KIẾN
ĐẠI VIỆT
2.1 Tài liệu học tập, phục vụ khoa cử.
2.1.1 Tài liêu học tập. 8
2.1.2 Một số thể loại bài trong khoa cử
2.1.3 Chữ viết cho giáo dục và khoa cử.

8
13
15

2.2 Nội dung và các kỳ khoa cử phong kiến Đại Việt
2.2.1 Các kì thi định kì.

16
16
23


Tiểu luận chế độ khoa cử phong kiến Đại Việt .
2.2.2 Các kì thi không định kì.

21

Chương 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ VỀ CHẾ ĐỘ
KHOA CỬ PHONG KIẾN ĐẠI VIỆT
3.2 Điểm hạn chế.
3.1 Điểm tích cực.

22

23

PHẦN KẾT LUẬN

24

24



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×