Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

TÌM HIỂU VÀ THỰC HÀNH ẢNH BÁO CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.09 KB, 34 trang )

TÌM HIỂU VÀ THỰC HÀNH ẢNH BÁO CHÍ
Ảnh báo chí có những nguyên tắc mà nhà nhiếp ảnh
làm báo phải tuân thủ, không thể lầm lẫn. Đây cũng là
lằn ranh bắt buộc để phân biệt với ảnh sáng tác hoặc các
ngành ảnh khác, trên bình diện nghệ thuật.
1. TÍNH TƯ TƯỞNG
Ảnh báo là một đặc trưng “tiếng nói bằng ảnh” trên
mặt báo, nhưng phải là “một binh chủng hợp thành” của
báo chí, đồng bộ với các loại hình ngôn ngữ văn hóa
khác “hợp xướng, đồng ca” tôn chỉ, mục đích của tờ
báo. Và trên hết, nhắm vào mục đích văn hóa – tư tưởng
xã hội.
Ảnh báo chí là ngành ảnh thực hiện rõ nhất bản
chất của nhiếp ảnh: chụp cái hiện hữu, đang vận động.
Từ vật chụp bộc lộ một định hướng tư tưởng. Thực ra,
bất kỳ một tấm ảnh nào cũng có chủ ý nhất định.
Tính tư tưởng – linh hồn của ảnh báo chí – được
thể hiện qua:
Nội dung của ảnh: Là sự nỗ lực của con người và
tập thể trong lao động xây dựng đất nước thông qua
trạng thái tinh thần vươn tới lý tưởng chân – thiện – mỹ.
Thông qua chủ quan, ảnh báo chí còn luôn đi tìm bản
chất, trung tâm của sự kiện. Từ đó khai quật cái hay, cái
tốt của sự thật hoặc cái đẹp của tâm hồn. Dễ thấy nhất :
đồng lúa chín vàng biểu hiện của sự no đủ, được mùa;
nghệ sĩ thường “hớt ngọn” bề mặt đồng lúa với những


bông lúa trĩu hạt; phóng viên ảnh đi vào tìm hiểu, khai
thác “tầng sâu” nước –phân –cần –giống và năng suất,
nguyên nhân làm nên cánh đồng lúa chín, biểu dương


những nhân tố tích cực. Phóng viên cũng xúc động
trước trời, mây, sông, núi nhưng biết tìm đến công việc
của người đánh bắt cá, người trồng rừng. Ảnh báo chí
dựng nên những bức lao động hoành tráng của con
người. Chỉ phóng viên ảnh báo chí mới nhìn ra giọt mồ
hôi trên khuôn mặt vị bác sĩ trong ca giải phẫu.
Ngôn ngữ của ảnh báo chí là chính luận; hình
tượng ảnh báo chí là chính diện.
Mối quan hệ tay ba: hiện thực –phóng viên –bạn
đọc liên hệ mật thiết và tác động qua lại. Hiện thực
khách quan qua sàng lọc của phóng viên sẽ định hướng
cho bạn đọc, đem đến cho họ tri thức mới, giúp nâng
cao tư duy và dẫn đến hành động. Đến lượt hành động
thúc đẩy lại hiện thực tiến bước. Và vòng tuần hoàn này
góp phần phát triển xã hội.
2. LƯỢNG THÔNG TIN THỊ GIÁC
Tin tức là gì? Đó là bất cứ thứ gì trước đây chưa
biết hoặc mới xảy ra. Những gì được nghe nói, được rỉ
tai, được kể bằng lời, báo chí dùng phương tiện nhiếp
ảnh “kể” bằng tận mắt nhìn để mọi người mục sở thị.
Quan niệm mới về thông tin là bất cứ hoạt động nào
tham gia vào mặt trận truyền thông đại chúng, tìm mọi
cách để sớm đến với bạn đọc. Thật đơn giản: mọi người
nghe nói có con vật lạ đầu tiên được nhìn thấy ở gần


Quảng Bình, được gọi là con Hươu Sao La, thì nhiều
người và cả một số nhà sinh vật học thế giới đã bay đến
Quảng Bình tìm hiểu, đánh giá khoa học, xếp giống
loại, quay phim, chụp ảnh đăng quảng bá hiểu biết về

con vật mảnh mai, mình hươu, đầu nai, tai ngựa.
Cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền dài hàng ngàn mét,
nghe nói được áp dụng kỹ thuật làm cầu hiện đại nhất
khu vực, mà bằng dây treo, cầu treo dây văng là thế
nào? Thì đây, ảnh cây cầu đã được in trên báo. Mỗi tờ
báo đem đến cho bạn đọc một cái nhìn cụ thể, chi tiết
nhìn cây cầu ban ngày, nhìn cây cầu ban đêm chiếu
sáng như trong mơ, này các bộ phận dây văng, này dải
ngăn cách, này độ cao chiếc cầu mà con tàu đang rẽ
sóng dưới bóng của nó … Và đây, ảnh lễ khánh thành,
ảnh chân dung những con người lao động xây dựng nên
cây cầu lịch sử, …v.v….Lợi ích của thông tin bằng mắt
là vậy.
Đối với nhà báo, câu hỏi vẫn luôn đặt ra: Tin gì? Ở đâu
ra? Các biên tập viên tin tức thế giới tìm nguồn tin toàn
cầu, ghi chép, chọn lọc... trên cơ sở lao động của động
nghiệp bốn phương. Còn tin tức trong nước? Phải bằng
chính công sức cuốc xới trên mảnh đất của mình để tìm
ra những vỉa kim loại mang nội dung tin tức. Thế giới
đối tượng của phóng viện được chia làm hai loại sự
việc: sự việc bất thường nảy ra tin tức và sự việc thường
ngày –vốn chiếm nhiều nhất những điều tai nghe mắt
thấy của biên tập viên, phóng viên, nhưng phải sục sạo,
tìm tòi, phân tích, lý giải mới tìm ra được yếu tố tin tức.
Phóng viên ảnh tham gia vào công việc báo chí là
công việc có định hướng. Chụp gì? Tại sao, (việc đó)


như thế nào ? Đó là những câu hỏi mà phóng viên đặt ra
cho mình hằng ngày, trong khi không ngưng nghỉ việc

đưa ảnh lên báo. Các nhà quản lý báo thường xuyên
nhắc nhở phóng viên của mình và những cộng tác viên
đắc lực: Chụp gì? Tại sao? Như thế nào? Để đáp ứng
nhu cầu thông tin của bạn đọc và cũng vì lợi ích sống
còn của tờ báo. Qua điều tra của các tổ chức báo chí thế
giới, có một kết luận được đưa ra: tờ báo nào có ảnh
giải đáp chặt chẽ, phong phú thì tờ báo đó giành được
nhiều bạn đọc hơn.
Đến đây, điều quyết định chất lượng thông tin là
nội dung phải chụp trở thành yếu tố hàng đầu của ảnh
báo chí. Lãnh vực báo chí khai thác tình trạng động,
biến động ở trong đó, về những gì quan hệ đến đời sống
con người. Đứng hàng đầu những điều quan tâm là
những vụ việc cấp bách trực tiếp đến sinh mệnh của số
đông: chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, nạn đói. Thứ đến
là những thành tựu do con người làm ra: hòa bình, hữu
nghị, sinh hoạt chính trị của toàn dân, những công trình
to lớn ích nước lợi dân, những thành tựu kinh tế, những
phát minh và sáng tác biểu hiện tài năng trí tuệ con
người, những biểu tượng về đức tính tốt đẹp truyền
thống của dân tộc …
Phương tiện nhiếp ảnh có khá nhiều thuận lợi để
báo tin cấp kỳ, trình làng bộ mặt của sự kiện lúc xảy ra.
Đồng thời những nhà báo nhiếp ảnh tinh thông nghề
chụp ngay lấy hành động cùng bộ mặt con người trong
sự kiện. Thái độ vui buồn hay lo âu, rạng rỡ hay thảm
cảnh cũng như mối quan hệ giữa người với người trong
sự kiện. Trong những công trình do con người làm nên,



chủ đạo vẫn là hành động và bộ mặt con người đang
xây dựng. Cũng như con người trong phát minh, sáng
tác, sản xuất, thu hoạch mùa vụ, học hành …Bên cạnh
những cỗ máy to lớn, những phương tiện tinh xảo thì
điều ảnh báo chí truyền đạt vẫn phải là mặt, hành động,
cử chỉ con người.
Vấn đề con người là trung tâm miêu tả, tái hiện của
báo chí – và do đó, xác lập trong nghệ thuật nhiếp ảnh –
là một quan điểm hình thành qua tranh luận, đấu tranh
tư tưởng và ý thức lâu dài mới đạt được. Có một số
người chủ trương: thảm cảnh, tai họa, sáng chế, phát
minh, …nó đã xảy ra, anh là nhà báo hãy chụp nó như
nó vốn có, ảnh càng ác liệt, giật gân càng thu được
nhiều tiền.
Nhưng chúng ta chủ trương: sự việc đương nhiên đã và
đang xảy ra, nhưng con người có thể chế ngự thảm họa,
cưu mang nhau vượt qua thảm họa; những thành tựu,
những điều tốt lành trong đời mà con người coi là đạo
lý có thể nhân ra. Lập luận này tích cực chứng minh
luận điểm: con người là trung tâm của thế giới, là chủ
thể hưởng thụ cũng là chủ thể cải tạo và xây dựng thế
giới; chiến tranh không phải là định mệnh của loài
người. Điều phân định này lý giải: ảnh báo chí nói riêng
và báo chí nói chung của nước ta không coi sản phẩm
của mình là thương phẩm đơn thuần, mà coi đây là công
cụ làm chủ của nhân dân; và qua đó nói lên phẩm chất
đạo đức của nhà báo.
Có một thực tế: Trong cơ quan báo, hầu hết biên
tập viên, phóng viên viết đều được học về nhiếp ảnh.
Nhưng phần lớn trong họ không phải là phóng viên ảnh.



Bởi việc chuyên viết, chuyên chụp có những ngón nghề
riêng biệt. Nhà nhiếp ảnh làm báo –phóng viên ảnh có
đặt trưng về tư duy hình ảnh, có khả năng làm mọi
chuyện mà mình gặp thành thứ nhìn thấy được. Robert
Kerns, nhà nhiếp ảnh người Mỹ (trong sách Photo
Journalism) đưa ra kết luận: nghề nghiệp phóng viên
ảnh phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc (giống
như nhà xây dựng mà xây dựng một cái nền vững chắc,
sao cho ngôi nhà khỏi đổ). Nền tảng vững chắc của
phóng viên ảnh dựa trên cấu trúc hợp thành thống 3 yếu
tố: Suy nghĩ, Hình dung trước, Thể hiện, gọi là bộ ba
truyền thông tin thị giác.
Suy nghĩ là năng lực làm việc của mọi người, mọi
nghề. Ở báo chí, sự sung sức của cơ thể (phóng viên)
làm khuếch đại suy nghĩ thị giác. Suy nghĩ thị giác dựa
vào tri thức và khát vọng. Tri thức chính xác, đầy đủ
của phóng viên ảnh nhằm xem xét chọn lọc, phân tích,
tổng hợp, đánh giá đối tượng tái hiện và khát vọng hành
động, hành động tức thì, hành động vì mục đích truyền
tải nhận thức của mình tới bạn đọc.
Hình dung trước tác phẩm mà mình sắp sửa (hoặc
sẽ) bấm máy. Đây là năng lực rất riêng biệt của nhà
nhiếp ảnh, ở đây là phóng viên ảnh. Ansel Adams là
người đầu tiên khai sinh khái niệm sự hình dung trước,
sự tưởng tượng rõ ràng trong trí óc (Visualization) trong
sách The Negative (âm bản). Theo nhà tự nhiên học
kiêm nhiếp ảnh gia này, sự hình dung trước, từ chỗ tìm
tòi ý nghĩa, bản chất đến hình thể tái hiện, bố cục, sắc

độ, hiệu quả tương phản, sáng chói như nó sẽ xuất hiện
trên tấm ảnh được làm tấm âm bản. Hình dung trước


giúp nhà nhiếp ảnh thay đổi cả một bố cục lý tưởng
nhất. Khả năng hình dung trước giúp nhà nhiếp ảnh
thay đổi và quyết định các biện pháp thu hình tại chỗ,
thậm chí đến cả một bố cục lý tưởng nhất. Có người có
khả năng hình dung trước những ý tưởng chụp ảnh lâu
dài, có tư duy hình tượng hóa.
Thể hiện là giai đoạn sử dụng công nghệ thích hợp
và tốt nhất nhằm truyền tải hình ảnh đã được suy nghĩ
và hình dung trước. Lúc này, phóng viên ảnh phải giải
đáp những câu hỏi đặt ra.
-Mục đích chụp (tấm ảnh này) là gì ?
- Ai là người xem ảnh ?
BA THÀNH PHẦN CỦA ẢNH BÁO CHÍ
1. CHỦ ĐỀ ẢNH
Trong xã hội mênh mông, bát ngát, dàn “ăngten của
báo chí” buộc phải chia thành những “cửa tiếp xúc” và
phản ánh để khỏi sót bất cứ một diễn biến nào. Đó là
các sự kiện chính trị đối nội và đối ngoại, ngoại giao và
hữu nghị quốc tế, kinh tế (công nghiệp – nông – lâm thuỷ - hải sản), văn hoá, giáo dục, khoa học, xã hội,
quân sự - quốc phòng – an ninh. Mỗi một cửa tiếp xúc
lại bao quát nhiều lĩnh vực, như công nghiệp có công
nghiệp nặng (hầm mỏ, luyện thép, dầu khí, điện lực, cơ
khí, hoá chất…), công nghiệp nhẹ (giấy, vải, đường sữa,
chế biến nông sản, thực phẩm, đồ nhựa, may mặc…),
tiểu thủ công, mỹ nghệ, hàng truyền thống dân gian.



Ngay cả lĩnh vực nông lâm thuỷ hải sản lại cũng có thể
chia nhỏ như sau: nông dân, nông thôn, mùa vụ, sản
phẩm nông nghiệp, xuất nhập khẩu, phương tiện đánh
bắt, nuôi sống … giao thông vận tải (cầu đường, hàng
không, hàng hải…)
Khi đã có đề tài thể hiện, giữa những ngổn ngang, đan
chồng của tình hình, phóng viên phải sàng lọc, phân
tích, đánh giá, tìm ra những điểm hội tụ có khả năng
nảy sinh thông tin và cần thông tin, để thành chủ đề, rồi
tìm cách tái hiện bằng được. Trước đây, giới ảnh báo
chí phân tích làm hai khái niệm: chủ đề và tư tưởng chủ
đề. Thực ra, thuật ngữ chủ đề đã bao hàm: “Vấn đề chủ
yếu được quán triệt trong nội dung một tác phẩm trong
văn học nghệ thuật, theo một khuỵnh hướng nhất định”
(Từ điển tiếng Việt). Vậy chủ đề đã khẳng định tính tư
tưởng mà phóng viên muốn đề cập từ đề tài.
Ở đâu ra những chủ đề có lượng thông tin đối với
nhà báo? Trước hết, ở tầm vĩ mô quốc gia, những vấn
đề về chính trị - xã hội, liên quan đế quốc kế, dân sinh:
hoạt động của trung ương Đảng và Nhà nước, những
sinh hoạt chính trị, ngoại giao, quốc sách kinh tế, an
ninh và quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh, tình trạng
chiến tranh,… Những nội dung này, đối với nhà báo, có
cái được biết trước, có cái đột xuất, có cái phải tìm hiểu,
điều tra để phát hiện.
Thứ đến, hằng ngày, thường xuyên, từng phút, từng giờ,
luôn có sự việc mới xảy ra hoặc đang xảy ra trên các địa
bàn lãnh thổ, trong tất cả các lãnh vực của đời sống.
Nhà báo nhờ thường trú, túc trực tại chỗ hoặc thông qua

cộng tác viên, thông tin viên mà nắm được thông tin rồi


có mặt tại hiện trường. Tuy ở mức độ sự việc mà anh ta
quyết định phương tiện giao thông, để có mặt ở nơi cần
phản ánh thành ảnh.
Một loạt sự việc khác cũng đến với phóng viên: các tổ
chức, đơn vị, địa phương, người chủ trì công việc mời
tới thực hiện phóng sự về việc làm của mình. Tại những
nơi này, thường có những bộ phận hoặc nhân sự chuyên
trách công tác tuyên truyền, văn hoá đứng ra mời và
làm việc với phóng viên. Họ giúp phóng viên rút ngắn
được thời giờ thâm nhập thực tế, mau chóng tìm ra
những đối tượng và các tình tiết thông tin cần thiết. Tuy
nhiên, phóng viên vẫn phải bằng tư cách độc lập công
tác, thẩm tra khéo léo, khuôn lại những vấn đề chủ yếu,
tránh sự chủ quan của “chủ nhà”.
Đến đây, phóng viên đã có cơ sở để lấy in. Nhưng trên
cơ sở tiếp xúc đó, xác định chủ đề của ảnh như thế nào?
Từ mô hình con người mới, báo chí đã tìm đến những
con người thật, việc thật, người tiên tiến, việc tiên tiến
và người tốt, việc tốt.
Phóng viên ảnh thường thông qua phương pháp
phóng sự, vận dụng thể loại chân dung, sinh hoạt…
khai thác khía cạnh đưa tin từ những tấm gương đó, làm
đòn bẩy thúc đẩy xã hội đổi mới và tiến tới. Với một tỷ
lệ ít hơn, phóng viên ảnh đến nơi những người, những
việc chưa tốt, bằng phương pháp tìm hiểu của nhà báo
nhân dân, trò chuyện cùng họ, lắng nghe tâm tư, bàn
biện pháp tháo gỡ, trân trọng những diễn biễn hướng

thượng để phản ánh về họ.


Tóm lại, xây dựng đề tài theo hướng tích cực xã hội
là lương tâm và trách nhiệm của nhà báo nói chung và
nhà báo chụp ảnh nói riêng
2. HÌNH TƯỢNG ẢNH
Người ta nói một tấm ảnh tốt có thể thay cho hàng ngàn
lời nói là nhờ vào tính cô đọng của hình tượng trong
ảnh. Cả một sự kiện nhiều diễn biến, nhiều tình tiết,
nhiều hướng phát triển, vậy mà chỉ cần cô đọng vào
một tấm ảnh (hoặc một nhóm ảnh). Khi đã có chủ đề rồi
thì đến miêu tả tái hiện lượng thông tin. Thời cơ bấm
máy là đáp án của cả một bài toán nghề nghiệp (góc độ
bao quát, ánh sáng tối ưu, mối quan hệ cận – trung –
toàn cảnh?, mối quan hệ vật chính - vật phụ?...). Thứ
đến là phán đoán, quyết định thời điểm tiêu biểu nhất
của cảnh hoạt động trước mắt, săn đón, chờ đợi cái
chớp nhoáng kỳ diệu ấy. Sự kỳ diệu chỉ có thể tìm thấy
ở động tác hành động của nhân vật, hoặc các nhân vật,
tư thế - động thái – tình cảm ở thời điểm tiêu biểu nhất,
giàu chất biểu hiện và thuyết phục làm thành sự cô đọng
của hình tượng trong ảnh. Thời cơ, dẫu do khách quan
hoặc do chủ quan phóng viên thúc đẩy, khi đã đến đỉnh
điểm, anh ta phải biết chớp lấy.
Henry Cartier – Bresson, với tư cách là một phóng viên
xông xáo, đã rút ra kết luận: tôi không, và không thể
sáng tác ra ảnh, nhưng tôi làm giàu khả năng biểu hiện
của ảnh.



Thực tiễn hoạt động của bất cứ phóng viên nào sành kỹ
thuật nhiếp ảnh đều thấy những cách thức làm giàu sức
biểu hiện của ảnh là đều nằm trong tầm tay: ánh sáng,
góc đứng chụp, cắt cảnh, bố cục… Và, mãi mãi thấy lời
của Bresson là chân lý của ảnh báo chí: điểm của cú
bấm máy. Cú bấm máy bao hàm hai lĩnh vực: tính quy
luật của máy ảnh “nhìn thấy cùng lúc” mọi thứ trước
mắt và tính chủ động thu hình của nhà nhiếp ảnh vào
lúc điển hình, cao trào. Tính chủ động của nhà nhiếp
ảnh còn biểu hiện ở tài năng tạo hình, biết nhấn mạnh,
tô đậm chủ đề vừa đưa xuống hàng thứ yếu - thậm chí
gạt bỏ - những tình tiết phụ, những chi tiết thừa.
Ảnh báo chí được phép gia công thẩm mỹ nhằm
tăng cường giá trị mỹ cảm, nhưng lại không được sa đà
vào phương pháp này, thường rất dễ thấy ở những nhà
nhiếp ảnh không chuyên, những người cầm máy thẻ
đang đứng trước “ngã ba đường: ảnh báo chí và ảnh
sáng tác”.
Hình tượng nghệ thuật mang tính khái quát cao phản
ánh những nét tiêu biểu, bản chất của hiện thực được
biểu hiện trong cái cá thể - con người và sự việc riêng
biệt – sinh động, không lầm lẫn với bất kỳ nhân vật
hoặc tác phẩm nào đã có. Nói như trong phương pháp
hiện thực: phản ánh con người điển hình trong hoàn
cảnh điển hình. Lấy làm ví dụ: Phóng viên Đức Như
xây dựng tác phẩm THU HOẠCH VỤ MÙA. Anh tìm
đến hợp tác xã Vũ La (Thái Bình), một hợp tác xã tiên
tiến điển hình về sản xuất nông nghiệp đạt sản lượng
cao, hoàn thành các nghĩa vụ về lương thực và quốc

phòng, nhờ tổ chức lực lượng sản xuất tốt và cải thiện


đời sống nông dân: anh chọn thời điểm lúc thu hoạch
một vụ lúa được mùa.
Ở đấy, anh làm phóng sự báo chí về mùa thu hoạch, nêu
diện tích, năng suất, biện pháp kỹ thuật gieo trồng và
chăm sóc, biểu dương tổ khoa học kỹ thuật của thanh
niên nông dân, đồng thời chú tâm xây dựng hình tượng
nhân vật phụ nữ mới. Trong ảnh là một phụ nữ tiêu biểu
cho lớp nữ thanh niên nông thôn mới, bộc lộ tinh thần
làm chủ được giải phóng khỏi những tàn dư phong kiến
cũ, ôm những lượm lúa chín nặng hạt nói lên ý nghĩa
được mùa, riêng cô thợ gặt nét mặt sảng khoái, cơ thể
cường tráng, trong tư thế bước đi sinh động. Tác phẩm
tạo hình thanh thoát, một ánh sáng bên trên cao chiếu
xuống làm rạng sáng khuôn mặt, tạo phần sáng tối
khuôn mặt, tạo phần sáng tối lập thể trên thần hình giàu
sức biểu cảm; bộ quần áo nông dân ngày mùa, những
lượm lúa, mặt cánh đồng lúa đang gặt, khắc hoạ nên
một cảnh tượng hiện thực.
Tác phẩm của Đức Như đã toát ra hiệu quả điển
hình hoá và cá thể hoá của hình tượng nghệ thuật.
Tác giả Lê Tú, một tay máy chụp dịch vụ văn hoá,
quyết tâm xách máy… dấn thân đi chụp người thật việc
thật. Anh nói: “Tôi xem truyền hình và tình cờ thấy anh
– thương binh thương tật ¼ Nguyễn Nam Quốc - cụt cả
hai tay. Tôi cùng một số đồng nghiệp sang Quận 8
(TP.HCM) tìm anh để xin chụp ảnh. Nhưng anh hẹn
mấy tháng sau, khi nào thu hoạch cá sẽ nhắn sang chụp

luôn thể. Hôm sang chụp, tôi bấm luôn một hơi 4 cuộn
phim. Hơn 120 ảnh, tôi chỉ chọn được một ảnh gửi dự
thi…”. Và tác phẩm MƯU SINH ra đời. Tác giả đã


chọn từ trong xấp ảnh chụp nhiều cảnh sống, làm việc
của nhân vật; dùng đôi chân thay tay khoát cặp mái
chéo xuống, lội nước giăng lưới, xua gom cá… để chắt
lọc lấy tấm ảnh anh thương binh dùng hai cài tay giữ
chặt mép lưới, cười khoái trá trước một mẻ cá lớn, dầy
đặc, quẫy nước.
Tác phẩm miêu tả một nhân vật “tàn mà không phế”,
mang phẩm chất của con người mới, người tiên tiến nạn nhân của chiến tranh - để khẳng định con đường
mưu sinh và đạt tới thành công. Tác phẩm cũng nói lên
tấm lòng của tác giả, cảm phục và xúc động trước ý chí
của con người, một biểu hiện của nhân sinh quan tích
cực. Tính cách nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển
hình đã giúp tác giả xây dựng nên một hình tượng nghệ
thuật điển hình hoá, cá thể hoá. Tác phẩm đã đoạt giải
Grand Prix của ACCU năm 1998.
3. CHÚ THÍCH ẢNH
Ảnh báo chí coi chú thích ảnh là bộ phận hợp thành,
không thể thiếu. Nói cách khác, ảnh báo chí có hai
kênh: kênh hình ảnh và kênh ngôn từ. Ở ảnh một tấm,
ngôn từ là chú thích ảnh. Ở ảnh nhóm (tường thuật,
tổng hợp, phóng sự, ký sự…), ngôn từ trở thành bài viết
công phu.
Ở ảnh báo chí, hình tượng là yếu tố truyền đạt hàng
đầu. Tuy nhiên, hình tượng không nói hết được những
chi tiết thông tin như thời gian, địa điểm, tên người, quá

trình công việc và hiệu quả. Lại nữa, đề phòng tính
nhiều nghĩa của hình tượng có thể làm nhiễu thẩm định


của bạn đọc, phóng viên khuôn lại chỉ một định hướng
mà thôi. Trong trường hợp này, ngôn từ của ảnh là chìa
khoá giúp bạn đọc khám phá, suy ngẫm, tự rút ra kết
luận.
Giới báo chí đã đưa ra các yêu cầu cho lượng thông
tin trên báo, gọi là 5 yếu tố tin tức, viết tắt bằng 5 W +
H. Đó là
- Ai (Who)
- Cái gì (What)
- Ở đâu (Where)
- Tại sao (Why)
- Khi nào (When)
- Như thế nào (How)
Với 6 yếu tố tin tức, nhà báo đã nói được nhiều. Nhưng
chưa phải là tất cả. Và, chẳng ai hạn chế nhà báo khi
cần thêm thắt những điều anh ta thấy cần thiết cung cấp
cho bạn đọc. Ví dụ: số liệu so sánh với cùng kỳ năm
trước, dự báo trước mắt… và cả những lời bình.
Ở ảnh báo chí, một tấm ảnh khi đứng độc lập, chú thích
ảnh cần được chăm sóc chu đáo. Trong trường hợp này,
thường nảy sinh một mâu thuận nhỏ: sự việc cần đưa tin
thì bao quát rộng mà tấm ảnh chỉ chụp được một tình
huống cụ thể. Phóng viên ảnh viết chú thích làm hai
đoạn: đoạn tin bao quát để bạn đọc hiểu được sự việc và
tiếp theo, đoạn tin cụ thể liên quan đến cảnh được bấm
máy ra thành ảnh.

Ảnh thời sự hôm nay là ảnh tư liệu của ngày mai,
chú thích được sử dụng hôm nay là chú thích nguyên
thuỷ, được lưu giữ mãi cho sau này. Nó được làm căn
cứ cho việc truy cứu khoa học về sau.


Về sau, ảnh được đem ra dùng cho nhiều nhu cầu (báo
chí sử dụng tư liệu, biên tập bộ ảnh triển lãm, giao lưu
quốc tế, đưa vào bảo tàng, nhà truyền thống, chọn thi
“nghệ thuật”, xuất bản tuyển ảnh …). Mỗi lần sử dụng
lại, tuỳ yêu cầu mà chú thích nguyên thuỷ có thể được
rút gọn, biên tập lại,… nhưng vẫn cần thiết giữ những
giá trị gốc (người, địa điểm, thời gian, công việc). Về
sau, thời gian càng xa, những giá trị gốc giúp ích nhiều
cho nhà xã hội học, lịch sử học trong tương lai.
Bài viết kèm những nhóm ảnh, tuỳ thể tài ảnh nhóm mà
viết thì sẽ linh hoạt. Có thể được coi như văn bản văn
học, giúp bạn đọc soi sáng, gợi mở nhiều khía cạnh, có
thể nhận xét, đánh giá, cổ vũ …Tuy nhiên, bài viết
không nên dài, không lặp lại những gì mà ảnh đã nói
lên được.
Khi sử dụng ngôn từ, phóng viên gặp một số khó
khăn: nhân vật phải có đủ tên họ và chức vụ, hàm, vị,
tước hiệu phải rất chính xác, biểu hiện sự nghiêm túc.
Gặp khi chụp những nội dung khoa học kỹ thuật chuyên
sâu, các phương pháp công nghệ, tên máy móc, phương
tiện, công suất, tên sản phẩm, công dụng, hiệu quả…
dẫu phóng viên có học vấn và kinh nghiệm từng trải,
nhưng đòi hỏi nghe – tiếp nhận - viết ra - truyền đạt sao
cho vừa đúng vừa dễ hiểu đối với bạn đọc là một việc

không đơn giản. Nếu không được tìm hiểu, ghi chép
đầy đủ khi lấy tin, bấm máy, ỷ lại vào trí nhớ sẽ thất
bại.
Nhiều khi phải nhờ cơ sở hoặc nhân vật được chụp ảnh
xem lại giúp mình sửa chú thích và bài viết. Chụp ảnh
lãnh tụ, các nhân vật lớn trong xã hội, do ý muốn của


các vị ấy hoặc do lòng kính trọng của phóng viên (hoặc
do quy chế của toà soạn báo quyết định), ảnh chụp các
vị trước khi in lên báo đều trình lên, xin ý kiến chọn
lựa. Bác Hồ lúc sinh thời, văn phòng Chủ Tịch có
thông lệ đệ trình ảnh chụp dược lên Chủ tịch duyệt. Mỗi
khi chuẩn bị đi công tác nước ngoài, tự Người chọn ảnh
chân dung làm ảnh chính thức công bố ở nước bạn;
trong tập chân dung của Người trước chuyến thăm Ấn
Độ, Người chọn một tấm mặt hơi gầy với bộ râu dài.
Thông tấn xã Việt Nam có quy chế xác định: những
phim ảnh của phóng viên chụp về, sau khi viên tập xử
lý, những phim, ảnh đạt yêu cầu được sử dụng và đưa
vào kho tư liệu lưu trữ; những phim, ảnh không đạt yêu
cầu (do lỗi kỹ thuật hoặc động thái của nhân vật) đều
phải huỷ bỏ, để tránh những hiểu lầm trong tương lai.
KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH BÁO CHÍ
Khi vào hoạt động báo chí, nhà nhiếp ảnh hoàn
thiện dần kỹ năng nhiếp ảnh của mình. Kỹ năng đó trở
thành bản năng như người ta mở miệng là nói ra lời,
cầm bút là viết ra chữ, cầm …máy ảnh là chụp thành
ảnh. Nhờ có:
a. Điểm nhìn. Nói cách khác là góc độ chụp: nhìn

bao quát hay nhìn trọng điểm, nhìn đề cao hay nhìn hạ
thấp, nhìn vào trung điểm (tiêu biểu) của đối tượng hay
nhìn tản mạn “chẳng thấy cái gì”. Nhìn có định hướng
là nguyên tắc của bất kỳ phóng viên ảnh ở bất kỳ quốc
gia nào. Quan sát lối làm việc của họ, thấy mỗi người


khi “vào cuộc” là tìm ngay được một góc đứng chụp tối
ưu, sắc sảo.
Không ở đâu bằng trong ảnh báo chí, thấy tỷ lệ ảnh
sử dụng góc độ thấp nhất lên cao chiếm tỷ lệ lớn, đấy là
góc nhìn cao nhân vật đối ngoại. Tác phẩm Nguyễn
Văn Trỗi trước giờ hành hình được chụp bằng một góc
độ trân trọng như vậy. “Người ta lớn bởi ta quỳ xuống”
(thơ Aragông –Tố Hữu).
b. Máy ảnh sẵn sàng. Lời khuyên của các nhà nhiếp
ảnh lớp trước là ra khỏi nhà, anh hãy mang theo máy
ảnh bên mình và máy ảnh luôn ở tư thế sẵn sàng. Cần
đặt một chỉ số bắt sáng gần đúng với hoàn cảnh trước
mắt cũng như cần đặt một cự ly máy “chung chung”, ví
dụ đặt sẵn f/8-1/125-vạch 5 mét (là đã có thể chụp một
cảnh tương đối đủ ánh sáng và rõ nét từ 2 mét đến vô
cực), đương nhiên sẽ dễ dàng căn chỉnh chi tiết hơn khi
“vào cuộc”.
c. Bố cục qua khung ngắm phải là sở trường của
phóng viên. Đây là điều rất nhiều nhà sư phạm nhiếp
ảnh hoặc mỹ học nhấn mạnh với các nhà nhiếp ảnh:
phải tập luyện để có thể hình dung trước tấm ảnh sắp
sửa bấm máy. Phóng viên ảnh phải quá thành thục điểu
này. Qua khung ngắm, đã xác định đâu là nhân vật

trung tâm, cái gì sẽ đưa lên tiền cảnh và cái gì đưa
xuống hậu cảnh. Chính là do điểm nhìn quyết định đối
tượng chính – phụ, chi tiết lớn nhỏ, khoảng cách gần
xa…cắt cảnh thực tiễn đưa vào tấm ảnh của tương lai.
Tuy nhiên, sự quyết đoán của phóng viên hoàn toàn dựa
vào phản ứng nhanh nhạy trước tình huống khách quan.


d. Tạo trạng thái động trong ảnh. Hình tượng nghệ
thuật báo chí là sự cô đọng (nhà văn Nguyễn Tuân từng
ví phóng viên ảnh chụp “cú một” giống như lính bộ
binh sử dụng súng trường vắn phát một ….mà bách
phát bách trúng). Hình tượng “ cắt” một cảnh, sao cho
người xem hình dung được điều gì đã xảy ra trước đó.
Diễn biến nét mặt, hướng cử động, tình tiết được tập
trung vào chủ đề; chiếu theo thói quen và tâm lý thị giác
(ví dụ : thói quen đọc hàng chữ từ trái sang phải sinh ra
thói quen nhìn chuyển động từ trái sang phải và mặt ảnh
nằm ngang, đôi khi phim âm bản được phóng trái để
được hiệu chỉnh hình ảnh phù hợp với thói quen đó).
Với một số ảnh hoạt động, thời chụp châm hơn một, hai
nấc để tạo nét nhòe, mờ hoặc chao động nhẹ của động
thái. Chụp chậm một vận động hoặc chụp lia máy, kỹ
xảo “chơi zoom” với ống kính zoom cũng là nhằm biểu
hiện động thái trong ảnh.
e. Tạo hiệu quả căng trong ảnh. Điều vừa nói tới,
thể hiện trạng thái động/tĩnh, tĩnh/động là một ví dụ làm
ra tình thế căng trong ảnh. Tương tự, các kỹ thuật chọn
những bộ phận sáng/tối, tối/sáng, trắng/đen, đen/trắng,
rõ nét/mờ nhòa, màu đỏ-màu cam/màu xanh-màu đen,

không gian bị chặn lại sau lưng/không gian mở rộng ra
trước mặt nhân vật, …v..v…làm cho độ căng trên ảnh
hấp dẫn mắt nhìn củ bạn đọc.
Ảnh báo chí đạt tới kịch tính khi thể hiện tình trạng
mâu thuẫn, hợp nhất trong ảnh. Tác phẩm TỪ THẦN
SẤM XUỐNG XE TRÂU (Văn Bảo) nêu lên một màn
kịch gây cấn : giặc lái Mỹ trong sắc phục phi công lỡ dở
bị thương, (rời bỏ chiếc máy bay hiện đại có tên Thần


sấm đâu đó trên trời cao) để ngồi bẹp xuống chiếc xe
quyệt miền núi Bắc Giang trâu kéo và do người nông
dân áo vải, chân đất dắt đi. Một cảnh khác: giữa cảnh
khói lửa chiến tranh, người chiến sĩ quân đội nhân dân
nâng tù binh băng bó đầu máu, uống ngụm nước từ
chiếc bi đông đặt nghiêng. Giữa cảnh sông nước lầy lội,
ngổn ngang thuyền bè đang dựng nên một công trường
làm cầu. Những hình ảnh đối chọi nhau trong ảnh hàm
chứa ý nghĩa lớn.
f. Thời cơ bấm máy quan trọng đối với phóng viên
trong thành ngữ GIÂY PHÚT QUYẾT ĐỊNH. Đúng là
ứng vào mỗi hoạt động có một cái nháy mắt đáng giá
nhất mà phóng viên không chớp đúng lúc thì sẽ trở
thành một tấm ảnh vô hồn. Tuy nhiên, có một sự suy
ngẫm sâu sắc: nếu một việc đã tới đỉnh điểm, đã được
phơi bầy đầy đủ nhất, hà cớ gì bạn đọc phải suy nghĩ
nữa cho mệt! Nên chăng, trước khi đối tượng đến đỉnh
điểm, một phần nhỏ của cái nháy mắt, được thể hiện, để
bắt buộc bạn đọc phải tự mình kết luận điều gì đã qua.
Máy ảnh loại chuyên nghiệp bấm một mạch 5-7 kiểu

giúp phóng viên đạt được sự diễn tả đó.
Liên quan đến việc chụp (và đăng tải) ảnh trước khi
tới đỉnh điểm của sự việc đơn lẻ nói riêng hoặc chuỗi
các sự kiện, người ta ứng dụng hiệu ứng Zeigarnik (do
nhà nữ tâm lý học Nga Zeigarnik chỉ ra): hành động
chưa kết thúc thì dễ gây ấn tượng, còn khi nhiệm vụ đã
hoàn thành thì bạn đọc báo không còn quan tâm tới nữa.
Đây là thái độ tích cực muốn giải quyết công việc hoặc
nhiệm vụ còn dở dang của người xem ảnh.


Ảnh báo chí, trong trường hợp này, giúp bạn đọc vẽ
nốt “bức tranh bỏ dở, suy nghĩ tiếp và kết luận lấy”.
g. Phóng viên là người nắm bắt nhanh, cập nhật
phương tiện kỹ thuật nhiếp ảnh mới xuất hiện. Họ dùng
máy ảnh ống kính Zoom, tiêu cự cực dài.
Thêm một phương thức nhiếp ảnh báo chí nữa.
Nguyên tắc ảnh báo chí là không can thiệp, không dàn
dựng, chỉ có thể thực hiện với người thật, việc thật. Đó
là nguyên tắc bất di bất dịch của ảnh báo chí. Và, người
phóng viên ảnh làm việc với tư cách nhà báo. Phương
thức này chiếm lĩnh phần lớn thời giờ và công việc của
người phóng viên. Tuy nhiên, bên cạnh phương thức
“nguyên tắc ảnh báo chí” này, phóng viên cũng thực
hiện những đề tài cho phép dàn dựng. Nói chung đó là
phương thức sáng tác, phương thức phòng chụp –chân
dung các nhân vật nổi tiếng, ảnh tĩnh vật, ảnh thương
mại (quảng cáo) các mặt hàng và ảnh sáng tác. Những
loại ảnh này cũng buộc phóng viên tiếp xúc nhiều
phương tiện kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.

THỂ TÀI ẢNH BÁO CHÍ
Ảnh trên trang báo thường xuất hiện dưới dạng đơn lẻ
hoặc một nhóm. Trong mỗi dạng ảnh, tuỳ giá trị thông
tin hoặc ý định chụp và sử dụng trên báo mà nhà báo có
những phương pháp làm việc khác nhau.
Các thể tài thuộc dạng ảnh đơn lẻ
- Ảnh tin


- Ảnh phóng sự
- Ảnh thể thao
- Ảnh tài liệu
- Ảnh bình luận
Ảnh tin được coi là “cơm bữa” của báo chí, bởi nó nuôi
dưỡng sự sống của tờ báo. Từ cuối thế kỷ 19, thuyết
“đưa tin có ảnh kèm” đã ăn sâu vào lòng bạn đọc. Tất
cả một lượng thông tin nhà báo muốn truyền đạt đến
bạn đọc có thể được gói gọn trong một ảnh. Ưu thế của
ảnh một tấm là đủ một nội dung, chiếm một vị trí khiêm
tốn – mà độc tôn trên trang nhất - ấn loát bớt tốn kém,
lại truyền đi nhanh và do đó dễ được phổ biến rộng.
Nếu nội dung ảnh đáng được quan tâm, lập tức các hãng
thông tấn, các cơ quan truyền thông truyền tiếp tấm ảnh
đi xa. Ảnh tin một tấm buộc phóng viên (và biên tập
viên, toà soạn) khi chọn ảnh để phổ biến phải kiếm tìm
tấm ảnh đặc sắc nhất trong số các ảnh sự kiện, các nhà
báo quen gọi là “ảnh chốt”.
Phóng viên trước một sự kiện, cố gắng chăm sóc vào
thời điểm tiêu biểu chụp lấy một (hoặc một số ảnh để
rồi chọn lấy một) ảnh chốt. Nếu là thời sự cấp bách,

thường tổ chức phát ngay về trung tâm, rồi sau đó tiếp
tục chụp tiếp theo hướng thời sự và hướng tài liệu.
Không có gì hạn chế việc chụp ảnh của phóng viên về
những điều mà anh ta quan tâm, thích thú. Rất nhiều
ảnh trong số anh ta chụp được, tiếp tục có mặt trên báo
ngày (báo nhà và báo bạn), báo tuần, báo tháng, để triển
lãm, để trao đổi văn hoá với nước ngoài….
Tuỳ vào nội dung truyền tải mà có ảnh tin chính trị,
ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, văn hoá, giáo dục…


Mỗi loại tin có lối viết khác nhau và ảnh cũng có lối
chụp khác nhau. Có điều, trong bất cứ trường hợp nào,
phóng viên ảnh cũng cần quan sát, phân tích chọn lọc
nhằm hướng ống kính của mình vào chính con người,
chủ nhân của tác phẩm. Con người trong công việc.
Con người lớn hơn cả máy móc, lớn hơn cả hoàn cảnh
vì tác giả cần tái hiện được nét mặt, sắc thái, cử chỉ, đến
cả nội tâm nhân vật cũng có thể bộc lộ ra. Trên trang
báo, bạn đọc đặt mắt nhìn đầu tiên là tấm ảnh lớn, rồi
mới đọc đến các tít lớn. Những cuộc điều tra về bạn
đọc, ở nhiều nước, nhiều nơi, với máy móc tinh xảo và
giấu kín, cho nhận xét như vậy và kết luận: Đặt mắt
nhìn vào ảnh, người ta chú ý ngay vào mặt nhân vật rồi
từ đó mới theo các ý đồ bố cục của tác giả mà nhìn ra
xung quanh, quan sát tổng thể; tiếp theo, đọc chú thích
để lĩnh hội hết ý nghĩa của tấm ảnh.
Ảnh tin về nhân vật liên quan hai hình thức của thể loại
chân dung: chân dung chính khách và những người nổi
tiếng (nghệ sĩ, trí thức, doanh nghiệp ) được chụp như

chân dung của phòng chụp, có dàn đèn chiếu sáng. Và,
chân dung những người chưa được biết đến, thường có
khuôn mặt với động tác tay và một phần công việc
Ảnh phóng sự, thực chất là một dạng ảnh tin, thường
“cắt” lấy một cảnh trong chuỗi vận động, có trạng thái
động, làm như bất chợt nhìn thấy, gây nên cảm xúc
ngạc nhiên.
Ảnh thể thao, bằng vào kiến thức và kinh nghiệm
chuyên ngành thể thao (mỗi môn thể thao có những thể
thức riêng) và máy ảnh có ống kính zoom tiêu cự cực
dài, phóng viên săn ảnh trong các cuộc thi tài. Tất cả


hoạt động đều diễn ra rất nhanh, cơ hội không bao giờ
lặp lại, kỷ lục được lập và tiếp tục bị phá, hoàn cảnh
chụp thay đổi luôn luôn. Phóng viên ảnh không chỉ có
niềm đam mê của người đi xem, mà còn phải bám sát,
theo dõi sít sao từng diễn biến, máy ảnh đã được phục
kích ở vị trí được cân nhắc cho thích hợp, rà theo hoạt
động của đối tượng, căn chỉnh nét theo, điều chỉnh độ
trập trong chỉ số bắt sáng, cắt hình trong khung ngắm.
Năng động của phóng viên cũng năng động như diễn
biến thể thao.
Trong các môn thi đấu, phóng viên quan tâm đến tất cả
các vận động viên, những tình huống thách thức mà con
người gặp phải và vượt qua, tinh thần thượng võ và tình
hữu nghị, những gương mặt nhìn gần của niềm vui
chiến thắng và nỗi thất vọng. Ảnh có thể phát hiện
những kỷ lục mới được lập. Phóng viên cần tiếp xúc
trước với các “siêu sao”, những thành tựu đã có và mục

tiêu trước mắt, kiên nhẫn phục kích, đợi chờ, săn đón,
nhanh tay nhanh mắt và chồm người lên chộp bắt thời
cơ.
Ảnh tài liệu chụp sự vật một cách chỉnh thể, trọn vẹn
như trong tự nhiên giúp bạn đọc nhìn nhận một cách
đầy đủ, ảnh chính thức của các nhà nghiên cứu, lưu trữ
quốc gia và đưa vào sách giáo khoa. Cầu Mỹ Thuận bắc
qua sông Tiền là một cây cầu được chụp nguyên hình
với các số liệu độ dài, độ cao tĩnh không, đường dẫn hai
đầu, vốn đầu tư, thời gian làm cầu (ngày khởi công và
ngày làm lễ hoàn thành). Hình ảnh con Sao La mới phát
hiện ở rừng Quảng Bình, con cá mập sa lưới ở Gò
Công, con rùa cổ nổi lên một sáng tháng năm ở Hồ


Gươm, con tàu đổ bộ xuống Sao Hoả, kho vũ khí bí mật
của quân đội KLA do KFOR phát hiện được ở Kosovo,
là tính tài liệu nổi trội hơn tính thời sự. Nhà nhiếp ảnh
“tỉnh” Bùi Bé Tư, nhà nhiếp ảnh tài tử - bác sĩ Đoàn
Hồng, phóng viên ảnh TTXVN Minh Lộc trong số hàng
chục nhà nhiếp ảnh trong nước và quốc tế tìm mọi điều
kiện để đến cánh đồng Tràm Chim Đồng Tháp Mười
đón chờ đàn Sếu đầu đỏ di cư (mùa khô hàng năm) để
chụp sinh hoạt của họ hàng nhà Sếu này, với những
máy ảnh chuyên dùng, với lều lá dựng làm việc từ trước
lúc rạng sáng, để trước hết đạt được những ảnh tài liệu.
Một nhóm làm việc khác là các nhà khảo cứu Việt Nam
và quốc tế. Họ muốn xác minh rừng Cát Tiên có còn
thú rừng Tê giác hay không, nếu còn thì Tê giác Cát
Tiên thuộc giống loài gì. Vì thế họ đã phải lập bẫy điện

tử tự động chụp các con vật đi qua. Trải qua nhiều
tháng ròng rã, máy chụp ảnh tự động mới cho những
ảnh tài liệu về con Tê giác Cát Tiên công bố báo chí và
đưa vào Sách đỏ thế giới.
Ảnh tư liệu, là khi tất cả những ảnh nói trên, sau khi sử
dụng cho báo chí rồi, được xếp vào kho tư liệu lưu trữ.
Sự vật thuộc quá khứ… càng xa xưa càng quý. “Ôn cố
tri ân”, ấy là khi nhân ngày lễ, đem ảnh cũ ra nhắc lại
truyền thống. Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh kỷ
niệm 300 năm ra đời. Thành phố Hà Nội kỷ niệm 990
năm thành lập. Mặc dù nhiếp ảnh mới du nhập hơn 100
năm nhưng đã có kho tư liệu im lặng hàng nghìn ảnh
của quá khứ về sinh hoạt “nhìn thấy được” của thế hệ
ông cha. Những gánh hàng rong, bộ quần áo và đầu tóc
quấn.. gợi cho những nhà xã hội học nghiên cứu, tư liệu


cho những nhà điện ảnh dựng cảnh xưa và những nhà
ẩm thực khôi phục hình thức những gánh gồng bầy món
ăn cổ truyền cho các tua du lịch.
Ảnh tư liệu góp phần vào các chứng cứ pháp lý: những
người Pháp đã chụp được ảnh sinh hoạt và phong cảnh
ở Hoàng Sa, Trường Sa từ những thập kỷ 60, 70 của thế
kỷ trước, để đến nay khẳng định chủ quyền Việt Nam ở
những nơi ấy. Ảnh cuộc sống mới của đồng bào các dân
tộc miền núi và cảnh tín đồ các đạo giáo thực hành tự
do tín ngưỡng… làm câm miệng những kẻ xuyên tạc
chế độ ta về nhân quyền, về đàn áp tôn giáo.
Ảnh bình luận từ sự kiện thời sự để xét đoán phải, trái,
đưa ra những số liệu đấu tranh chống tệ nạn xã hội và

những biện pháp kiên quyết bài trừ. Ảnh thời sự của
công trình xây đê, lấn biển của Rạch Giá (Kiên Giang),
… bình luận hướng tới của một đô thị mới. Coi trọng
hình ảnh – giá trị của bằng chứng thị giác – nhà báo đưa
ra từng cặp ảnh cũ/mới (chiều dọc thời gian), nơi này/
nơi kia (chiều ngang không gian) và ta/địch (đối
kháng).
Ví dụ về xưa/nay: TTXVN đưa ra hai ảnh cùng một
chứng tích cột cây số “Thái Bình, 3Km”, ảnh chụp của
Võ An Ninh (bên cạnh cột cây số đó) là hai em nhỏ ốm
yếu trong nạn đói Ất Dậu năm 1945 và ảnh cũng bên
cạnh cột cây số đó là những em đội viên thiếu niên khăn
quàng đỏ xách cặp đi học bên một dãy phố lầu, được
chụp sau ảnh kia mười mấy năm. Và như thế tự người
đọc cũng bình luận được.
Báo chí Pháp đưa ra cặp ảnh: viên tướng Pháp chỉ huy
tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ làm tù binh của Quân


×