Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

đặc điểm thời đại tác động đến Việt Nam trong thời kì đổi mới đi lên CNXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.27 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa xã hội là mơ ước bao đời của nhân loại và của nhân dân ta,
thực tiễn cách mạng ngày nay cho thấy chỉ có phát triển đất nước theo con
đường chủ nghĩa xã hội mới thực hiện được lý tưởng: độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội. Bởi chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đưa đất nước ta thoát khỏi
ách thống trị của đế quốc và tay sai, giành lại độc lập chủ quyền hoàn toàn.
Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa xã hội đang trải qua thời kỳ khó khăn
phức tạp, đầy thử thách. Hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới với mô hình Liên
Xô đã sụp đổ. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đang gặp nhiều khó khăn về
kinh tế, chính trị- xã hội, đang trên đường tìm kiếm con đường phát triển phù
hợp, thoát khỏi khủng hoảng. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản, bằng những cải
cách kinh tế - xã hội, đặc biệt nhờ áp dụng những thành tựu của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật, đã và đang giành được những thành tựu to lớn về kinh
tế, khoa học kỹ thuật, ổn định tình hình chính trị, đưa chủ nghĩa tư bản phát
triển lên một tầm cao mới, trở thành chủ nghĩa tư bản hiện đại. Dù vậy, các
nước đế quốc, các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách chống phá nhằm tiêu diệt
chủ nghĩa xã hội.
Tuy vậy, tuơng lai vẫn thuộc về chủ nghĩa xã hội. Vì đó là một xã hội
được xây dựng trên cơ sở xoá bỏ những hạn chế của chủ nghĩa tư bản, xoá bỏ
áp bức bất công, xây dựng một xã hội công bằng dân chủ. Sự ra đời và phát
triển của chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản trong lịch sử
là một hiện tượng hợp quy luật của lịch sử xã hội loài người. Hiện tại, chủ
nghĩa tư bản mặc dù đạt được những thành tựu nổi bật nhưng không thể khắc
phục được những hạn chế, khuyết tật như: bóc lột, bất công và những mâu
thuẫn vốn có trong lòng của nó. Chủ nghĩa xã hội dù đang đi những bước
quanh co, thậm chí đang bị khủng hoảng, sụp đổ nhưng đó chỉ là thất bại tạm
thời của chủ nghĩa xã hội với một mô hình chưa phù hợp mà thôi.
Đầu những năm 20 thế kỷ XX, đường lối cánh mạng vô sản được truyền
bá vào nước ta và được lịch sử dân tộc ta chọn lựa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng



Cộng sản Việt Nam, thông qua con đường cách mạng vô sản, nhân dân ta
đứng lên tiến hành cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, giành lại
độc lập cho đất nước. Sau năm 1954, miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa
xã hội và đạt đựơc nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt. Từ sau 1975, cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, sự nghiệp giải phóng dân tộc hoàn
thành, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giành thắng lợi trong cả nước, cả
nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên do xuất phát từ sự nhận thức chưa đúng đắn về chủ nghĩa xã
hội khoa học, vận dụng chưa đúng lý luận Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể
nước ta, mà công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã mắc những sai lầm, tình
hình đất nước gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân sa sút, uy tín của Đảng
bị gảm sút nghiêm trọng, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bị khủng hoảng.
Trước thực tế của lịch sử dân tộc, từ 1986, đất nước ta bước vào thời kỳ
đổi mới toàn diện. Công cuộc đổi mới không chỉ diện ra trong lĩnh vực kinh
tế, chính trị, xã hội mà còn đổi mới cả tư duy, lý luận…Nhờ vậy chủ nghĩa xã
hội đã được nhận thức lại một cách khoa học hơn. Đảng ta xác định đất nước
ta không phải đã xây dựng được chủ nghĩa xã hội, mà đang trong giai đoạn
đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội của nhân dân ta đang đứng trước những khó khăn to lớn, thời kỳ quá độ có
thể kéo dài, với các chặng đường khác nhau, đầy khó khăn thách thức.
Vì vậy, để phần nào làm rõ thêm những vấn đề liên quan tới thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu những
đặc điểm thời đại tác động đến đất nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội” để làm đề tài tiểu luận cho chuyên đề: “ Những vấn đề lý luận
và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam”.
Đây là một trong những nội dung quan trọng của lịch sử dân tộc, vì vậy
nó đã được nghiên cứu nhiều, trên nhiều khía cạnh khác nhau. Bản thân tham
gia nghiên cứu đề tài, với mong muốn được tìm hiểu và làm rõ thêm một số
vấn đề lien quan và nâng cao nhận thức của bản thân.



Đối tượng đề tài là nghiên cứu những tác động của thời đại trong thời
kỳ kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Với nhiệm vụ của nó là giải
quyết được các vấn đề về bối cảnh thế giới có tác động và ảnh hướng đến
nước ta ở thời kỳ quá độ.
Khi thực hiện đề tài, bản thân đã sử dụng các phương pháp thuyền
thống trong nghiên cứu lịch sử như: phương pháp lịch sử và phương pháp
logic, đồng thời tôn trọng nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học trong quá
trình nghiên cứu. Trên cơ sở nội dung bài giảng của tiến sĩ Lê Văn Đạt, kết
hợp với việc nghiên cứu một số tài liệu tham khảo có liên quan vấn đề.
Vì điều kiện thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, nên bài viết
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong được quí thầy cô và các bạn góp ý
bổ sung.


NỘI DUNG
I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG MÀ
LỊCH SỬ DÂN TỘC TA ĐÃ LỰA CHỌN
Chủ nghĩa xã hội là con đường được lịch sử và dân tộc ta lựa chọn, đó
là con đường cách mạng được Bác Hồ tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin và
được lịch sử sàng lọc qua các thời kỳ. Từ khi thực dân pháp xâm lược(1858)
nước ta đứng trước thử thách to lớn. Đến khi triều đình phong kiến nhà
Nguyễn đầu hàng Pháp(1884), nước ta từ một nước độc lập có chủ quyền, trở
thành thuộc địa của thực dân Pháp. Từ lúc đó, yêu cầu của lịch sử dân tộc đặt
ra là phải tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đưa đất nước thoát khỏi ách
thống trị của thực dân, giành lại chủ quyền đã mất và giải phóng nhân nhân
khỏi kiếp nô lệ lầm than, mở đường cho lịch sử dân tộc phát triển.
Qua quá trình khảo nghiệm lịch sử, dân tộc ta đã từng lựa chọn ba con
đường khác nhau: con đường phong kiến, con đường tư sản và con đường
cách mạng vô sản. Từ năm 1930, khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại, lịch sử và

nhân dân ta đã đoạn tuyệt với với con đường tư sản. Ngày 3 tháng 2 năm 1930
Đảng cộng sản việt Nam ra đời, từ đây lịch sử dân tộc khẳng định đi theo con
đường cách mạng vô sản. Đó là con đường cách mạng giải phóng dân tộc gắn
với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhân ta dã giành được độc lập bằng cuộc
cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Sau năm 1954, miền Bắc bước vào
xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt đựơc nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt và
kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi là những minh chứng hùng hồn
nhất cho tính đúng đắn của con đường đã được Bác Hồ và nhân dân ta lựa
chọn. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giành thắng lợi trong cả nước, cả
nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự
lãnh đạo của Đảng.


Nhưng từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa
trên thế giới đều lâm vào khủng hoảng và sụp đổ một mảng lớn ở Liên Xô và
Đông Âu, nhiều người suy nghĩ về con đường đã chọn. Nhiều người cộng sản
Việt Nam đã dao động về lập trường tư tưởng, người ta cho rằng cần xem xét
lại con đường cách mạng mà Đảng ta đã chọn từ 1930 có đúng hay không? Bầy
giờ có còn phù hợp nữa không? Hay là tìm cho mình con đường đi khác như
các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm. Trước những thách thức to lớn đó, Đảng
cộng sản Việt Nam vẫn quyết tâm lãnh đạo đất nước vượt qua khó khăn, kiên
định con đường đã lựa chọn. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) đã
khẳng định đối với Viêt Nam chỉ có con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cho
dù con đường đó có chông gai, đầy khó khăn thế nào thì nó cũng là con đường
phát triển hợp qui luật phát triển của lịch sử, chúng ta vẫn có thể xây dựng
thành công một xã hội tốt đẹp mà không cần qua chủ nghĩa tư bản. Điều cơ
bản là chúng ta cần tìm ra mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình hiện
tại của đất nước và tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình lâu dài, khó khăn,
phức tạp mà chúng ta mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của thời kì quá độ.
Tóm lại, dân tộc ta quyết tâm đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Đó là

con đường đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử xã hội loài
người được lịch sử dân tộc sàng lọc và chọn lựa qua nhiều thời kì khác nhau.
Con đường đã được Đảng ta tiếp tục khẳng định Đại hội Đảng toàng quốc lần
thứ III (1960) và lần thứ VII (6/1991) của mình, sau lần khẳng định đầu tiên
năm 1930.


II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THỜI ĐẠI TÁC ĐỘNG ĐẾN NƯỚC TA
TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Thứ nhất, từ sau năm 1975, cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, cũng là lúc hoàn cảnh trong nước và quốc tế có những biến đổi
to lớn và sâu sắc. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đã nâng cao uy
tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Bạn bè trên thế giới hướng về Việt Nam
với sự ngưỡng mộ và niềm tin sau sắc vào thắng lợi của cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Trong giai đoạn này, hệ thống chủ nghĩa xã hội đang có bước phát
triển, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nét nổi bật trên thế giới lúc này là xu thế hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội trở thành xu thế mạnh mẽ của thời đại, góp phần cỗ vũ công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thứ hai, trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa khác đã đạt những thành tựu to lớn về nhiều mặt, đã từng là chỗ
dựa cho phong trào hoà bình và cách mạng thế giới, ngăn chặn, đẩy lùi nguy
cơ chiến tranh hạt nhân, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh vì hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới trong một thời gian dài.
Nhưng do duy trì quá lâu mô hình chủ nghĩa xã hội Nhà nước mang tính bao
cấp, tập trung, quan liêu đã làm xã hội trở nên trì trệ, lạc hậu so với các nước
tư bản. Hơn nữa, các nước lại chậm trễ trong việc sửa đổi những sai lầm hạn
chế, chậm trễ trong việc vận dụng những thành quả của cách mạng khoa học
và công nghệ tiên tiến vào sản xuất quản lý, nên đã lâm vào tình trạng khủng
hoảng trầm trọng. Khi nhận thức ra vấn đề, các nước xã hội chủ nghĩa, tiêu

biểu là Liên Xô đã tiến hành cải tổ nhưng lại phạm phải sai lầm nghiêm trọng
về đường lối, không còn kiên định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, tiến hành
đa nguyên, đa đảng dẫn đến việc không còn kiên định con đường chủ nghĩa xã
hội. vì thế, không những không cải thiện được tình hình mà còn làm cho cuộc
khủng hoảng trầm trọng hơn, đến mức không thể cứu vãn nổi và kéo theo sự
sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô (1989 – 1991).


Các thế lực đế quốc đã nhanh chóng lợi dụng những sai lầm và khó khăn đó
đẩy mạnh cuộc phản kích quyết liệt nhằm xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa
còn lại. Chủ nghĩa xã đang đứng trước những khó khăn, thách thức chưa từng
thấy, phát triển quanh co, phức tạp. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản vẫn diễn ra gay gắt nhưng cán cân lực lượng đang nghiêng về phe
tư bản chủ nghĩa. Đây thực sự là thách thức to lớn đối với các nước xã hội chủ
nghĩa còn lại như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba… nhưng các nước vẫn kiên
định con đường chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật bắt đầu từ thập niên 40 của
thế kỉ XX đang phát triển sang giai đoạn cách mạng khoa học và công nghệ.
Cuộc cách mạng này đang diễn ra như vũ bão, nhất là sau cuộc khủng hoangra
năng lượng 1973, đã cuốn hút tất cả các nước ở các mức độ khác nhau, nó tác
động mạnh mẽ đến bước phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất, đến quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc hình thành các mối quan hệ qua lại
nhiều mặt, vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Nó
góp phần phá vỡ ranh giới quốc gia, hình thành thị trường thống nhất trên
phạm vi toàn thế giới. Khoa học kỹ thuật và công nghệ đang trở thành vấn đề
quan tâm hàng đầu của tất cả các nước. Nền sản xuất vật chất và đời sống xã
hội đang trong quá trình quốc tế hoá sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát
triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc. Xu thế đó vừa tạo thời cơ phát triển
nhanh cho các nước, vừa đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là đối với
những nước lạc hậu và đang phát triển.

Trong tình hình đó, các nước tư bản đã nhanh chóng ứng dụng những
thành tựu mới của khoa học và công nghệ vào sản xuất, cải tiến phương pháp
quản lý, thay đổi cơ cấu sản xuất, điều chỉnh các hình thức sở hữu và chính
sách xã hội phù hợp với hoàn cảnh mới. vì vậy, chủ nghĩa tư bản đã nhanh
chóng vượt qua cuộc khủng hoảng cơ cấu, tiếp tục phát triển sang hình thức
mới: chủ nghĩa tư bản hiện đại và còn có tiềm năng phát triển kinh tế, đang đạt
được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Tuy vậy, chủ nghĩa tư bản vẫn là


một chế độ áp bức, bóc lột và đầy bất công và không thể xóa bỏ được mâu
thuẫn cơ bản vốn có tồn tại trong lòng nó: đó là mâu thuẫn giữa tính chất xã
hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu chật hẹp
tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng sâu sắc; mâu thuẫn
giữa các tầng lớp nhân dân lao động với giai cấp tư sản, giữa các tập đoàn tư
bản độc quyền, các công ty xuyên quốc gia, các trung tâm tư bản lớn… tiếp
tục phát triển. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang
phát triển ngày càng tăng lên. Chính sự vận động của tất cả những mâu thuẫn
đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định số phận
của chủ nghĩa tư bản.
Thứ tư, khu vực châu Á- Thái Bình Dương đang là điểm sáng của nền
kinh tế thế giới, có sự phát triển năng động với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những nhân tố gây bất ổn mà việc bùng nổ cuộc
khủng hoảng tài chính năm 1997 cũng như sự phát triển của các lực lượng
chống đối, li khai, khủng bố trong thời gian gần đây chính là minh chứng hùng
hồn nhất. như vậy, tình hình khu vực tạo ra những thuận lợi cơ bản cho công
cuộc xây dựng đất nước ở Việt Nam nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách
thức to lớn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ năm, vào những thập kỉ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, thế giới
đang phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu hết sức cấp bách liên quan đến
sự sống còn của toàn nhân loại. Đó là vấn đề cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên

nhiên, vấn đề sự gia tăng dân số quá nhanh, vấn đề biến đổi khí hậu, dịch
bệnh, ô nhiễm môi trường, vấn đề tránh nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt
nhân huỷ diệt toàn nhân loại (theo tính toán của các nhà khoa học thì thế giới
đang sở hữu một khối lượng vũ khí hạt nhân đủ sức huỷ diệt 30 lần trái đất).
Chiến tranh sắc tộc, tôn giáo đang diễn ra nhiều nơi, khoảng cách giàu nghèo
giữa các quốc gia ngày càng nới rộng, vấn đề đói nghèo đang là vấn đề bức
thiết của nhiều quốc gia…Vì vậy, hơn lúc nào hết nhân loại cần sự đoàn kết,
chung tay giải quyết vấn đề của tất cả các quốc gia. Các nước cần tạm gác


những mâu thuẫn, bất đồng để cùng góp sức xây dựng một thế giới hòa bình,
phát triển.
Thứ sáu, hiện nay, trong quan hệ quốc tế đang diễn ra xu hướng hòa
bình, hợp tác cùng có lợi. Hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển là nguyện
vọng của nhân dân thế giới và hầu hết các quốc gia. Các nước đều giành ưu
tiên cho phát triển kinh tế, coi đó là nhân tố để tăng cường sức mạnh của quốc
gia mình. Các nước lớn, nhỏ ngày càng tích cực tham gia vào quá trình liên
kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại, khoa học và nhiều lĩnh
vực khác của đời sống kinh tế xã hội. Quá trình hợp tác càng tăng nhanh thì
tính cạnh tranh càng gay gắt. các nước nhỏ, yếu, lạc hậu cần phải biết tranh
thủ cơ hội, đi tắt đón đầu trong một vài lĩnh vực có khả năng cao để tạo tiền đề
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nếu không sẽ rất khó cạnh
tranh, tồn tại.
Thứ bảy, trải qua nhiều thách thức to lớn, các nước xã hội chủ nghĩa
còn lại vẫn kiên định con đường đã chọn và đang thực hiện công cuộc cải cách
nhằm tìm ra con đường đi phù hợp với tình hình mỗi nước. Quá trình đó đã
bước đầu đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tiêu biểu là Trung Quốc,Việt Nam.
Các đảng cộng sản, đảng công nhân, đảng cánh tả, các lực lượng tiến bộ vẫn
đang đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên
toàn thế giới…Tất cả góp phần củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân

vào thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói riêng,
ở các nước xã hội chủ nghĩa nói chung.
Từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến chuyển sang quá độ lên chủ
nghĩa xã hội trong tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp
như trên, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nâng cao ý chí tự lực tự cường, phát
huy mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ của dân tộc, tận dụng mọi thời cơ, phát
huy nội lực, khắc phục thách thức khó khăn, đồng thời mở rộng quan hệ hợp
tác quốc tế, tận dụng thời cơ, tìm tòi bước đi cũng như hình thức và biện pháp
thích hợp để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trong tương lai.


KẾT LUẬN
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu và lý tưởng của thời
đại, là niềm mong đợi của nhân dân tiến bộ trên thế giới, cũng là mong đợi của
nhân dân ta. Trong đêm trường nô lệ dưới ách thống trị chủ nghĩa thực dân
phương tây, dân tộc ta đã đi tìm con đường để giải phóng mình khỏi kiếp lầm
than ấy. Trước yêu cầu đó của lịch sử, sau bao năm bôn ba hải ngoại tìm
đường cứu nước, bằng lòng yêu nước và thương dân sâu sắc, lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc đã tìm thấy trong lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải
phóng cho dân tộc mình. Đó là con đường cách mạng giải phóng dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, con đường cách mạng vô sản.
Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đã trở thành lực lượng
lãnh đạo trực tiếp cách mạng nước ta giành thắng lợi liên tiếp trong thế kỉ
XX :thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám, thắng lợi của 30 năm kháng
chiến chống Pháp và Mỹ cứu nước, bảo vệ độc lập. Sau chiến thắng lịch sử
mùa xuân 1975, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cơ bản hoàn thành,
cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên do vận dụng
chưa đúng lý luận Mác-Lênin vào hoàn cảnh đất nước và những hạn chế của
đất nước do lịch sử cũng như cuộc chiến tranh kéo dài để lại, đặc biệt là những
biến động của tình hình thế giới. Chủ nghĩa xã hội Việt nam gặp không ít khó

khăn thứ thách, nhiều người cộng sản Việt Nam đã dao động lập trường tư
tưởng, họ cho rằng hay chăng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là một lựa
chọn không phù hợp? nên chăng đưa đất nước quay trở lại con đường phát
triển tư bản chủ nghĩa? Trong hoàn cảnh ấy, Đai hội Đảng toàn quốc lần thứ
VII(6/1991), Đảng ta từ sự phân tích, nhận định một cách khoa học đặc điểm
của thế giới và thời đại cũng như những thuận lợi và khó khăn của đất nước ta,
đã khẳng định quyết tâm đưa nước ta tiếp tục đi lên con đường chủ nghĩa xã
hội, cho dù con đường ấy trước mắt đang gặp bao chông gai thứ thách. Bởi
đây là một sự lựa chọn hợp qui luật phát triển của lịch sử.


Từ đặc điểm thời đại tác động đến quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta cho thấy con đường tương lai của đất nước có một số thuận lợi
nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức cách trở từ các nguyên nhân khách
quan cũng như chủ quan. Các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội đang ngày
đêm hoạt động chống phá. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, từng đã lãnh
đạo thành công cuộc kháng chiến giải phóng và giữ nước, cùng với lòng yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sự thông minh sáng tạo...của nhân dân ta thì chắc
chắn rằng Việt Nam sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mà không cần
qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trần Bá Đệ (chủ biên) … : Một số chuyên đề Lịch sử Việt Nam, NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
2.


Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội, Khoa

Lịch sử: Một số chuyên đề Lịch sử Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1995.
3.

Những vấn đề lý luận của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. tập 1và 2.Nxb

Sự thật, Hà Nội 1988.
4.

Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

VII(6/1991).
5.

Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Đệ, NguyễnVăn Thư: Đại cương lịch

sử Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000.


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1.Chủ nghĩa xã hội là con đường cách mạng mà lịch sử
dân tộc ta đã lựa chọn.

Trang
1

4
4

2. Những đặc điểm thời đại tác động đến nước ta trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

6
10
12



×