Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐẠI VIỆT ở THẾ kỉ XV với sự XUẤT HIỆN DANH NHÂN NGUYỄN TRÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.83 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt
Nam đã tạo nên biết bao kì tích oai hùng, làm khiếp sợ mọi kẻ thù từ đông đến
tây. Trong những kì tích ấy đều có sự đóng góp của những cá nhân xuất sắccác vị anh hùng dân tộc.
Cổ nhân nói : “thời thế tạo anh hùng”. Đúng vậy, khi điều kiện khách
quan chín muồi thì sẽ có vai trò quyết định trong việc tạo ra các anh hùng dân
tộc trong mọi thời đại. Các anh hùng dân tộc xuất hiện vào thời điểm đất nước
có những thử thách gay go, phải trải qua nhiều khó khăn để giải quyết những
nhiệm vụ trọng đại mà yêu cầu lịch sử đặt ra. Đó là những lúc đất nước cần có
những con người có đủ tài trí để đứng ra tập hợp, lãnh đạo nhân dân vượt qua
những thách thức của thời đại, đi đến thắng lợi hoàn toàn. Vì thế, sự xuất hiện
của các anh hùng là ngẫu nhiên nhưng nó lại mang tính tất yếu, hợp quy luật
khách quan.
Mỗi anh hùng dân tộc xuất hiện trong bối cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể,
có những nhiệm vụ và đóng góp nhất định cho Tổ quốc. Ở đầu thế kỉ XV, nước
ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. Lúc này, lịch sử đã đặt ra những yêu cầu
mới cần phải giải quyết, ảnh hưởng đến sự sống còn của cả dân tộc. Đúng lúc
ấy, dân tộc ta đã sản sinh ra một thế hệ anh hùng để tạo nên cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn lẫy lừng, giành lại nền độc lập cho đất nước. Trong số đó, đặc biệt
nhất là danh nhân Nguyễn Trãi. Khác với những người lãnh đạo khác trong
khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi không chỉ là một người chỉ huy còn là một
danh nhân văn hóa có đóng góp lớn cho văn hóa dân tộc trên nhiều mặt, là biểu
tượng kết tinh giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc trong suốt 5 thế kỉ qua. Với
những lí do trên, tôi đã chọn vấn đề “ Đại Việt ở thế kì XV với sự xuất hiện
danh nhân Nguyễn Trãi” làm đề tài cho tiểu luận của chuyên đề “Hồ Chí Minh
với tiến trình lịch sử dân tộc”

1


NỘI DUNG


I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ ĐẠI VIỆT ĐẦU THẾ KỈ XV
Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu không còn khả năng lãnh đạo đất
nước, mọi quyền hành dần rơi vào tay Hồ Quý Ly. Năm 1400, Hồ Quý Ly
cướp ngôi, lập ra nhà Hồ. Đây thật sự là một cơ hội tốt cho nhà Minh vốn vẫn
nuôi mưu đồ xâm lược nước ta. Nhà Minh đã ráo riết chuẩn bị xâm lược với
chiêu bài “phù Trần diệt Hồ”. Trước thái độ thách thức của nhà Minh, nhà Hồ
khẩn trương chuẩn bị phòng vệ. Biên giới phía nam được củng cố bằng nhiều
cuộc hành quân và di dân khai hoang, bảo vệ. Nhà Hồ thành lập 4 kho quân
khí, sản xuất các loại vũ khí chuẩn bị cho cuộc chiến, tổ chức thăm dò các vùng
biển hiểm yếu và củng cố lực lượng quân sự và cho dân phu đắp các thành lũy
kiên cố như thành Đa Bang… Cuối năm 1406, quân Minh vượt qua Lạng Sơn
đánh về phía Thăng Long. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ diễn ra quyết liệt
nhưng nhanh chóng thất bại. Cuối cùng cha con Hồ quý ly bị sa vào tay kẻ thù
ở cùng Kỳ La, Cao Vọng (Hà Tĩnh). Đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
Thất bại của cuộc kháng chiến là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó
nguyên nhân chủ yếu là do hậu quả từ cuộc khủng hoảng cuối Trần. Cuộc
khủng hoảng đã làm suy yếu lực lượng tự vệ của cả triều đình và nhân dân,
đồng thời làm tăng thêm mâu thuẫn giữa nhân dân với các tầng lớp thống trị.
Với mong muốn sớm giải quyết cuộc khủng hoảng trước nguy cơ ngoại xâm
đến gần, Hồ Quý Ly đã mạnh tay tiến hành cải cách về mọi mặt, thậm chí là
giành lấy ngôi vua, lập nên triều đại mới để cải cách. Hành động này đã làm
một bộ phận nhân dân quay lưng lại với nhà Hồ và càng làm sâu sắc hơn những
mâu thuẫn vốn có. Nhưng thất bại của cuộc kháng chiến chỉ là tạm thời. Với
truyền thống yêu nước lâu đời và niềm tự hào sâu sắc về một đất nước văn
hiến, nhân dân đại việt đã liên tục nổi dậy cầm vũ khí chống quân xâm lược,
giành lại nền độc lập cho Tổ quốc.

2



II. CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ CỦA NHÀ MINH
Sau khi chiếm được nước ta, nhà Minh đã đổi nước ta thành quận Giao
Chỉ, coi như một địa phương của Trung Quốc. Dưới quận là các phủ, châu,
huyện. Từng bước hoàn thiện bộ máy cai trị. Cùng với bộ máy hành chính,
chính quyền đô hộ còn xây dựng hệ thống thành lũy và thiết lập hệ thống vệ, sở
dauỳ đặc để trấn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta
Chúng thi hành chính sách đô hộ tàn bạo. Chính quyền ra lệnh tước đoạt
mọi thứ vũ khí trong tay nhân dân ta. Bất kì ai chế tạo, cất giấu thuyền, vũ khí
dù là thô sơ nhất đều bị ghép vào tội phản nghịch. Mỗi khi nhân dân ta đứng
lên khởi nghĩa thì bị chúng lập tức dùng vũ lực đàn áp khốc liệt với nhiều thủ
đoạn man rợ.
Về kinh tế, nhà minh đẩy mạnh việc cưới đoạt, vơ vét của cải và bóc lột
nhân dân ta một cách tham tàn. Chỉ sau một năm chiếm đóng nước ta, số chiến
lợi phẩm mà Trương phụ dâng lên vua Minh bao gồm: 235.000 con voi, ngựa,
trâu, bò; 13.600.000 thạch thóc; 8670 chiến thuyền và 2539800 đồ quân khí
Chúng thiết lập một mạng lưới thu thuế dày đặc với rất nhiều loại thuế
như ti thuế khóa, ti tuần kiếm, ti thị bạc, ti thuế muối…và nhiều cơ quan
chuyên khia thác các loại sản phẩm quý hiếm của nước ta như ngân trường cục,
kim trường cục, châu trường cục…
Tàn bạo hơn, chúng còn thi hành chính sách bắt người Việt đem về
Trung Quốc. Chúng bắt hàng vạn người với đủ mọi thành phần từ thợ thủ công,
thầy thuốc, phường nhạc, phụ nữ, trẻ em… đem về nước phục dịch hoặc bán
làm nô tì.
Về văn hóa: Cũng như các triều đại khác, sau khi chiếm được nước ta,
nhà minh âm mưu đồng hóa dân tộc ta. Âm mưu đó được quán triệt trong toàn
bộ chính sách đô hộ của nhà Minh và được thực hiện ráo riết bằng những thủ
đoạn thàn bạo, hiểm độc nhất, đặc biệt là những thủ đoạn nhằm hủy diệt dân
tộc, hủy diệt nền văn hóa. Tất cả những gì từng quy định, chứng minh sự tồn tại
độc lập của nước ta đều bị chúng tìm mọi cách phá hủy. Tên nước Đại Việt bị
3



xóa bỏ, thay vào đó chỉ là Giao Chỉ- một quận của Trung Quốc. Chúng thi hành
chính sách “dĩ Di trị Di” để gây chia rẽ, làm suy yếu khối đoàn kết dân tộc.
Chúng tăng cường đào tạo đội ngũ quan lại người Việt gọi là thổ quan. Họ là
một bộ phận quý tộc, quan lại cũ đã đầu hàng giặc hoặc những phần tử vong
bản trong các tầng lớp nhân dân để làm tay sai cho chúng. Bên cạnh đó, chúng
còn bắt rất nhiều trẻ em khôi ngô, khỏe mạnh gọi là ‘giao đồng’ đem về Trung
Quốc dạy dỗ để các em quên đi nguồn gốc của mình, quên đi nền văn hóa dân
tộc. Sau đó, một bộ phận được giữ lại làm tôi đòi trong các cung cấm nhà Minh
và một số được đưa về nước làm thổ quan cho chúng.
Văn hóa là cơ sở tồn tại quan trọng của dân tộc, là biểu hiện tập trung
sức sống, bản lĩnh tâm hồn của cả dân tộc. Vì thế, trong chính sách đồng hóa,
nhà Minh đã đặc biệt dùng nhiều thủ đoạn hủy diệt nền văn hóa dân tộc ta.
Trước lúc xuất quân xâm lước nước ta, Minh Thành Tổ đã trực tiếp ra
lệnh cho các tướng lĩnh phải : “khi tiến quân vào An Nam thì chỉ trừ những bản
kinh và sách về Thích, Đạo là không hủy còn tất cả các bản in sách, các giấy tờ
cho đến sách học của trẻ con…, thì nhất thiết một mảnh giấy,một chữ đều phải
tiêu hủy hết. Trong nước ấy, chỉ có những bia do Trung Quốc dựng nên ngày
trước thì để lại, còn những bia do An Nam lập ra đều phải phá cho hết. Một chữ
cũng không được để lại”. Cẩn thận hơn, ngay sau khi hoàn thành xâm lược, vua
Minh lại cử người sang nhắc Trương Phụ phải thực hiện đầy đủ mệnh lệnh trên.
Sau đó, triều đình nhà Minh còn cử người sang nước ta vơ vét những sách vở
còn sót lại đem về Trung Quốc. Điển hình cho chính sách này là việc chúng đã
cho người phá hủy An Nam tứ đại khí, biểu tượng của nền nghệ thuật đúc đồng
của dân tộc, để lấy đồng đúc vũ khí đàn áp nhân dân ta.
Ngoài ra nhà Minh còn coi các phong tục tập quán của nhân dân ta là
Man tục và bắt phải thay đổi theo những quy định cưỡng bức của chính quyền
đô hộ. Chúng bắt nhân dân ta không được nhuộm răng đen, phụ nữ không được
mặc váy mà phải mặc quần dài, áo ngắn theo kiểu người Hoa và ra sức truyền

bá cho lễ giáo phong kiến Trung Quốc
4


Tóm lại, nền độ hộ của nhà Minh không những kìm hãm sự phát triển
của tự nhiên của xã hội mà còn đe dọa nghiêm trọng vận mệnh của cả dân tộc
và mọ phẩm giá của con người Việt Nam. Đất nước đang đứng trước thử thách
hiểm nghèo. Trong hoàn cảnh ấy, nhân dân ta đã kiên quyế đoàn kết, quyết tâm
vượt qua mọi thử thách đó bằng tất cả ý chí và nghị lực của một dân tộc đang
phát triển mạnh mẽ.
III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG
CÁC THẾ KỈ ĐỘC LẬP
Trải qua hơn 20 năm dưới ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh, dân tộc ta
vẫn không bị khuất phục hoàn toàn, vẫn tiếp tục đứng lên bất khuất, kiên quyết
đấu tranh vì nền độc lập dân tộc. Có được điều đó là nhờ truyền thống yêu
nước và nền văn hóa truyền thống đã được thấm nhuần và chảy trong huyết
quản của mỗi người Việt. Trong gần 5 thế kỉ độc lập, người Việt đã kế thừa nền
văn hóa truyền thống được hình thành từ thời Văn Lang- Âu Lạc và không
ngừng sáng tạo để tạo nên nền văn hóa mang đậm bản sắc. Đất nước đã độc
lập, đây là điều kiện rất thuận lợi để nhân dân ta phát triển nền văn hóa truyền
thống. Hơn nữa, trong thời kì lịch sử đó, tinh thần dân tộc được cổ vũ bằng
những chiến công chói lọi: hai lần đánh bại quân Tống, ba lần đánh tan quân
xâm lược Nguyên- Mông. Tất cả đã góp phần củng cố nền tự hào dân tộc và tạo
thêm sức sống để phát triển nền văn hóa. Mặc khác các triều đại đều có ý thức
củng cố vương triều và xây dựng quốc gia độc lập, hùng mạnh nên việc xây
dựng và củng cố nền văn hóa dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng. Trên cơ sở đó,
nền văn hóa Đại Việt đã phát triển rực rỡ, đạt được nhiều thành tựu to lớn.
3.1 Văn học
Nền văn học dân tộc không ngừng phát triển phong phú về thể loại, số
lượng và thấm đượm sâu sắc tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Tiêu biểu

là các tác phẩm bất hủ như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, phú sông Bạch
Đằng của Trương Hán Siêu…Tinh thần tự cường dân tộc cũng được phản ánh
5


khá sắc nét trong áng hùng văn Hịch tướng sĩ của Quốc công Tiết chế Trần
Quốc Tuấn, đức thánh Trần trong lòng nhân dân Việt Nam “… Ta thường tới
bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận
chưa thể lột da, ăn gan uống máu quân thù; dẫu trăm thân phơi ngoài nội cỏ,
nghìn thây bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm…”. Khí thế quật khởi của
toàn dân tộc được đọng lại trong nhiều bài thơ, phú đương thời của các nho sĩ
trí thức mà tiêu biểu là Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu. Ngoài ra, thơ văn LíTrần không chỉ ca ngợi các cuộc kháng chiến, các chiến công lẫy lững mà còn
có nguồn cảm hứng từ chính tình yêu quê hương đất nước, làm xuất hiện nhiều
tác phẩm ca ngợi thiên nhiên, đất nước giàu đẹp, ca ngợi thời thái bình thịnh trị.
3.2 Chữ viết
Trong quá trình phát triển, dân tộc Việt không chỉ biết mượn chữ Hán để
ghi chép, sáng tác thơ văn mà trên cơ sở chữ hán đã sáng tạo ra chữ viết riêng
của dân tộc- chữ Nôm. Chữ Nôm ra đời là một thành tựu lớn của nhân dân Việt
Nam, là sự kết tinh của ý thức dân tộc. Nó đánh dấu bước phát triển lớn của
nền văn hóa dân tộc trên con đường độc lập, tự chủ. Nhiều tác phẩm văn học
chữ Nôm đã ra đời gắn liền với tên tuổi của các nhà thơ nổi tiếng đương thời
như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Trần Nhân Tông...
3.3 Văn hóa dân gian
Bên cạnh dòng văn hóa cung đình, bác học, dòng văn hóa dân gian cũng
phát triển không ngừng. Nhiều môn nghệ thuật sân khấu được hình thành như
chèo, tuồng, hát ả đào, múa rối…cùng với nhiều hoạt động văn hóa đa dạng
diễn ra ở mọi vùng miền của đất nước. Nền ca múa nhạc dân gian phng phú,
đặc sắc được tiếp nối như một dòng chảy từ cội nguồn văn hóa Đông Sơn và
phát triển mạnh mẽ trong kỉ nguyên Đại việt. Truyền thống thờ cúng các vị
thần linh, các anh hùng dân tộc luôn được giữ gìn và phát huy. Đó là những anh

hùng khai sáng, giữ nước, các danh nhân văn hóa, lịch sử hoặc người có công
lập ra các vùng đất mới. Tất cả họ đều được nhà nước phong kiến công nhận và
sắc chỉ phong thần, cho phép nhân dân được thờ cúng. Tất cả đã làm tăng thêm
6


lòng tự hào dân tộc, phát triển truyền thống dân tộc và góp phần đẩy mạnh các
sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian. Có thể nói một cách khái quát rằng chính
dòng văn hóa dân gian là ngọn nguồn quan trọng, là nền tảng cho sự hình thành
dòng văn hóa bác học có tính dân tộc sâu sắc và đậm đà.
Tóm lại, nền văn hóa truyền thống Việt Nam vừa đậm đà tính dân tộc, vừa
có tính đa dạng của nhiều thành phần văn hóa trong dân tộc, là sự thống nhất trong
đa dạng. Nền văn hóa truyền thống ấy có cội nguồn sâu xa trong lịch sử lâu dài
của dân tộc, mang trong nó một bản sắc đậm nét: vừa đúc kết và thể hiện những
giá trị tinh thần, sức sống và đạo lí của dân tộc, vừa có khả năng chống lại sự đồng
hóa của kẻ thù xâm lược, vừa có khả năng hấp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Văn
hóa Việt Nam còn mang đặc trưng của nền văn hóa phương Đông, mang tính chất
hỗn dung, tích hợp giữa các thành tố nội sinh và ngoại sinh, giữa các yếu tố nội
sinh với nhau nên không bảo thủ, đóng kín, cực đoan, sơ cứng, luôn bảo tồn được
bản sắc văn hóa đồng thời luôn biết tiếp nhận những tinh hoa văn hóa các nước để
làm phong phú, phát triển nền văn hóa truyền thống.
Hoàn cảnh đất nước đã tác động mạnh mẽ đến những người yêu nước.
Song hoàn cảnh khách quan tác động đối với mỗi người lại thông qua tính tích
cực của cá nhân trong nhận thức và hành động. Trong hoàn cảnh đó, với những
nổ lực của mình, nguyễn trãi đã tích cực tiếp thu những truyền thống nhân văn
tốt đẹp của dân tộc được phát triển trong suốt 5 thế kỉ qua. Trải qua những hoạt
động của mình, ông đã cố gắng chuyển tư tưởng của mình trở thành tư tưởng
của bộ chỉ huy nghĩa quân và của toàn quân thông qua chiến lược trong “bình
ngô sách” với nội dung chủ yếu là “công tâm” (đánh vào lòng người) và nhân
nghĩa. Khi đánh trận không chỉ chú ý đến đánh thành mà còn chú trọng đánh

vào lòng kẻ thù. với ngòi bút sắc sảo của mình, Nguyễn Trãi đã thảo ra “Quân
trung từ mệnh” làm rệu rã tinh thần kẻ thù mà người đương thời đánh giá là có
sức mạnh như 10 vạn tinh binh. Còn khi chúng đã thất bại và chấp nhận đầu
hàng thì ông chủ trương tha cho chúng để thể hiện “đức hiếu sinh”. Một bằng
chứng sinh động, hùng hồn về con người việt nam giàu lòng vị tha, nhân đạo.
7


KẾT LUẬN
Theo sự phát triển của lịch sử dân tộc, các anh hùng lớp sau kế thừa và
phát triển các thành quả của các bậc tiền nhân để lại để đóng góp nhiều hơn,
cao hơn cho dân tộc. Công lao của các vị anh hùng là đã xây dựng những bậc
thang đánh dấu bước phát triển đi lên của dân tộc trên con đường phát triển của
mình. Trong đó, Nguyễn Trãi được xem là kết tinh của sự phát triển nền văn
hóa dân tộc trong suốt 5 thế kỉ, là sự thể hiện tập trung, cao độ bản sắc con
người Việt Nam.
Anh hùng là biểu tượng của cả dân tộc nhưng họ không phải là dân tộc
và một mình họ cũng không thể tạo nên những kì tích đó được. Đó là kết quả từ
sự cố gắng, nổ lực của toàn thể dân tộc. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
đinh một người dù giỏi đến đâu thì cũng không thể làm thay hàng chục triệu
đồng bào được. Thắng lợi đó là thắng lợi của sức mạnh dân tộc, là sự bộc lộ
tinh hoa dân tộc được tích tụ qua hàng ngàn năm, là sức mạnh dân tộc được tập
hợp, phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài. Mỗi hoàn cảnh khác nhau sẽ góp
phần tạo ra các cá nhân kiệt xuất khác nhau, lãnh đạo quần chúng, cùng nhau
đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thử thách của lịch sử. Đứng như Mác đã
khẳng định: lịch sử không bao giờ đặt cho mình những vấn đề không thể giải
quyết.

8



9



×