Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tại champa island resort và spa khu chung cư và căn hộ 1 công suất 350m3 ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & MÔI TRƢỜNG
----------------0o0--------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI
CHAMPA ISLAND RESORT & SPA KHU CHUNG CƢ VÀ
CĂN HỘ 1 CÔNG SUẤT 350 M3/NGÀY.ĐÊM

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. LÊ NHẬT THÀNH
Sinh viên thực hiện

: LÊ TIẾN ĐẠT

Mã số sinh viên

: 54130021

Khánh Hòa, tháng 6 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & MÔI TRƢỜNG
----------------0o0--------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI


CHAMPA ISLAND RESORT & SPA KHU CHUNG CƢ VÀ
CĂN HỘ 1 CÔNG SUẤT 350 M3/NGÀY.ĐÊM

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. LÊ NHẬT THÀNH
Sinh viên thực hiện

: LÊ TIẾN ĐẠT

Mã số sinh viên

: 54130021

Khánh Hòa, tháng 6 năm 2016


i

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
Xác định được thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt của Champa Island
Resort & Spa Khu Chung Cư và Căn Hộ 1.
Tính toán thiết kế được hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp với tính chất
nước thải của Champa Island Resort & Spa Khu Chung Cư và Căn Hộ 1.


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian 12 tuần thực hiện đồ án tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng và năng
lực của bản thân em còn có sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Để có được kết quả như ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành cảm ơn gia

đình, là nơi đã động viên, lo lắng cho em trong suốt thời gian qua. Em xin cám ơn quý
thầy cô Trường Đại học Nha Trang, đặc biệt là các thầy cô công tác tại bộ môn Công
nghệ kỹ thuật Môi trường, Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường đã tận tình giảng
dạy chúng em trong suốt 4 năm vừa qua.
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp của em với đề tài : “Tính toán thiết
kế hệ thống xử lý nƣớc thải Champa Island Resort & Spa Khu Chung Cƣ và Căn
Hộ 1 công suất 350 m3/ngày.đêm”, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy
Lê Nhật Thành bộ môn Công nghệ kỹ thuật Môi trường – Viện Công nghệ Sinh học và
Môi trường – Trường Đại học Nha Trang, cùng với sự chỉ bảo của anh Huỳnh Trung
Khánh – PGĐ Công ty TNHH Sixei Nha Trang, cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện
của ban quản lý và các anh chị tập thể trong công ty, em mới có thể thực hiện và hoàn
thành bài đồ án tốt nghiệp trong thời gian được giao.
Em xin cám ơn các bạn trong lớp 54CNMT đã giúp đỡ em trao đổi kiến thức và
các anh chị khóa trên đã truyền đạt cho em rất nhiều kinh nghiệm bổ ích về chuyên
môn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn gia đình, quý thầy cô cùng các bạn, và
các anh chị đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Em kính chúc quý thầy cô, các bạn và các anh chị luôn mạnh khỏe và công tác
tốt. Em xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 30 tháng 6 năm 2016.
Sinh viên thực hiện

Lê Tiến Đạt


iii

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii

MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................v
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI SINH HOẠT ................................................3
1.1.1. Định nghĩa nước thải sinh hoạt .......................................................................3
1.1.2. Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt ...........................................3
1.1.3. Tác động của nước thải sinh hoạt đến môi trường .........................................4
1.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI SINH HOẠT ..........................4
1.2.1. Phương pháp cơ học .......................................................................................4
1.2.2. Phương pháp sinh học.....................................................................................7
1.2.3. Khử trùng nước thải ........................................................................................9
1.3. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI SINH HOẠT .......................9
1.3.1. Khu du lịch và giải trí Nha Trang DiamondBay ............................................9
1.3.2. Khách sạn Galina Thành phố Nha Trang .....................................................10
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................13
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................13
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN ĐỀ XUẤT ....................13
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................15
2.3.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu ...................................................15
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ........................................................15
2.3.3. Phương pháp đối chiếu, so sánh ...................................................................15
2.3.4. Phương pháp trao đổi ý kiến ........................................................................15
2.3.5. Phương pháp tính toán các công trình xử lý nước thải và thể hiện các công
trình trên bản vẽ kỹ thuật ........................................................................................15
CHƢƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ KẾT QUẢ ............................................................... 16



iv

3.1. TÍNH CHẤT NƢỚC THẢI ĐẦU VÀO ..........................................................16
3.2. TÍNH CHẤT NƢỚC THẢI ĐẦU RA ............................................................. 16
3.3. PHƢƠNG ÁN ĐỀ XUẤT .................................................................................17
3.4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ CHO PHƢƠNG
ÁN ĐỀ XUẤT ...........................................................................................................21
3.4.1. Xác định lưu lượng nước thải .......................................................................21
3.4.2. Xác định mức độ xử lý cần thiết ...................................................................22
3.4.3. Bể tách dầu mỡ ............................................................................................. 23
3.4.4. Giỏ tách rác ...................................................................................................24
3.4.5. Bể điều hòa ...................................................................................................25
3.4.6. Bể thiếu khí(Anoxic) ....................................................................................30
3.4.7. Bể hiếu khí(Aerotank) ..................................................................................34
3.4.8. Bể lắng sinh học............................................................................................ 44
3.4.9. Bể trung gian .................................................................................................48
3.4.10. Bồn lọc áp lực ............................................................................................. 49
3.4.11. Bể khử trùng ............................................................................................... 52
3.4.12. Bể chứa bùn ................................................................................................ 54
3.5. KHAI TOÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƢỚC THẢI ....................................58
3.5.1. Dự toán chi phí ............................................................................................. 58
3.5.2. Chi phí xử lý cho 1 m3 nước thải ..................................................................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................67
1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................67
2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................69
PHỤ LỤC .....................................................................................................................70


v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD: Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa; mg/l
COD: Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học; mg/l
DO: Dissolved Oxygen – Oxy hòa tan; mg/l
F/M: Food/Micro – organism – Tỷ số giữa lượng thức ăn và lượng vi sinh vật trong
môi trường
H: giờ
MLSS: Mixed Liquor Suspended Solid – Chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng; mg/l
MLVSS: Mixed Liquor Volatile Suspended Solid – Chất rắn lơ lửng bay hơi trong
bùn lỏng; mg/l
Ng.đ: Ngày đêm
NXB: Nhà xuất bản
PVC: polyvinylclorua
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
S: Giây
SS: Suspended Solid – Chất rắn lơ lửng; mg/l
STT: Số thứ tự
TN: Total Nitrogen – Tổng nitơ; mg/l
TP: Total phosphorus – Tổng photpho; mg/l
VSS: Volatile Suspended Solid – Chất rắn lơ lửng bay hơi; mg/l


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tải lượng và nồng độ các chất bẩn có trong nước thải sinh hoạt ..................3
Bảng 1.2. Tính chất nước thải khu du lịch và giải trí Nha Trang DiamondBay .............9
Bảng 1.3. Tính chất nước thải sinh hoạt khách sạn Galina thành phố Nha Trang ........11
Bảng 3.1. Thành phần, tính chất nước thải đầu vào của Champa Island Resort & Spa

Khu Chung Cư và Căn Hộ 1..........................................................................................16
Bảng 3.2. Chất lượng nước thải đầu ra sau xử lý đạt QCVN 14:2008, CỘT A ............16
Bảng 3.3. Dự tính hiệu quả xử lý qua các công trình đơn vị theo phương án đề xuất[2,
tr74] ............................................................................................................................... 19
Bảng 3.4. Giới thiệu hệ số không điều hòa phụ thuộc vào lưu lượng nước thải theo tiêu
chuẩn ngành mạng lưới bên ngoài và công trình[3, tr99] .............................................21
Bảng 3.5. Thông số thiết kế của bể tách dầu mỡ ...........................................................24
Bảng 3.6. Thông số thiết kế của bể điều hòa .................................................................29
Bảng 3.7. Thông số thiết kế của bể thiếu khí(Anoxic) ..................................................34
Bảng 3.8. Thông số thiếu kế của bể hiếu khí(Aerotank) ...............................................43
Bảng 3.9. Thông số thiết kế của bể lắng sinh học .........................................................47
Bảng 3.10. Thông số thiết kế của bể trung gian ............................................................ 48
Bảng 3.11. Kích thước vật liệu lọc ................................................................................49
Bảng 3.12. Thông số thiết kế của bồn lọc áp lực ..........................................................51
Bảng 3.13. Thông số thiết kế của bể khử trùng ............................................................. 54
Bảng 3.14. Thông số thiết kế của bể chứa bùn .............................................................. 55
Bảng 3.15. Bảng khai toán chi phí xây dựng ................................................................ 58
Bảng 3.16. Bảng khai toán chi phí thiết bị, vật tư, nhân công và chi phí thực hiện......58
Bảng 3.17. Điện năng tiêu thụ của máy móc, thiết bị ...................................................65
Bảng 3.18. Dự toán chi phí nhân công ..........................................................................65


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu du lịch và giải trí
Nha Trang DiamondBay................................................................................................ 10
Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của khách sạn Galina
thành phố Nha Trang .....................................................................................................11
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ phương án đề xuất ............................................................. 17

Hình 3.2. Vật liệu làm giỏ tách rác ................................................................................25
Hình 3.3. Sơ đồ mô tả quá trình sinh hóa khử nitơ trong nước thải .............................. 30
Hình 3.4. Sơ đồ bể hiếu khí(Aerotank) đặt trước bể thiếu khí(Anoxic)........................31
Hình 3.5. Sơ đồ bể thiếu khí(Anoxic) được đặt trước bể hiếu khí(Aerotank) ..............31
Hình 3.6. Bơm tuần hoàn về bể thiếu khí(Anoxic) .......................................................33
Hình 3.7. Thiết bị khuấy trộn bể thiếu khí(Anoxic) ......................................................33
Hình 3.8. Sơ đồ làm việc của bể hiếu khí(Aerotank) ....................................................35
Hình 3.9. Máy thổi khí Longtech LT-100 .....................................................................42
Hình 3.10. Đĩa thổi khí dùng trong bể điều hòa và bể hiếu khí ....................................43
Hình 3.11. Sơ đồ làm việc của bể lắng sinh học ...........................................................44
Hình 3.12. Bơm trục ngang dùng cho bồn lọc áp lực....................................................51
Hình 3.13. Bơm định lượng dùng cho bể khử trùng .....................................................54
Hình 3.14. Hiệu quả xử lý BOD5 ..................................................................................56
Hình 3.15. Hiệu quả xử lý SS ........................................................................................56
Hình 3.16. Hiệu quả xử lý Nitơ tổng .............................................................................57
Hình 3.17. Hiệu quả xử lý Photpho tổng .......................................................................57


1

MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU
Việt Nam đang chuyển mình hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong vài năm
trở lại đây quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế
Việt Nam phát triển. Bên cạnh đó xã hội Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể,
đời sống nhân dân được nâng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.
Khi nền kinh tế của nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc,
đời sống người dân ngày càng nâng cao thì vấn đề môi trường và các điều kiện vệ sinh
môi trường lại trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Hiện nay, khu du lịch – nghỉ dưỡng Champa Island thành phố Nha Trang, tỉnh

Khánh Hòa đã và đang góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch – dịch vụ
nước ta, nhưng bên cạnh đó những ảnh hưởng của lượng nước thải sinh hoạt của nhân
viên và cư dân trong các căn hộ là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu không có
các biện pháp xử lý phù hợp lượng nước thải nói trên thì khi chúng được thải ra môi
trường sẽ gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh khu du lịch làm ảnh hưởng xấu đến
môi trường.
Trước tình hình đó, việc thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
của Champa Island Resort & Spa Khu Chung Cư và Căn Hộ 1 là hết sức cần thiết
nhằm đạt tới sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường một cách thiết thực nhất.
Chính vì lẽ đó mà em lựa chọn đề tài: “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý
nƣớc thải Champa Island Resort & Spa Khu Chung Cƣ và Căn Hộ 1 công suất
350 m3/ngày.đêm”.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Xác định được thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt của Champa Island
Resort & Spa Khu Chung Cư và Căn Hộ 1.
Tính toán thiết kế được hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp với tính chất
nước thải của Champa Island Resort & Spa Khu Chung Cư và Căn Hộ 1.
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Tổng quan về thành phần, tính chất và đặc trưng của nước thải sinh hoạt.
Xây dựng phương án công nghệ xử lý nước thải cho Champa Island Resort &
Spa đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (Cột A).
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải theo phương án đề xuất.
4. PHẠM VI THỰC HIỆN


2

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho Champa Island Resort
& Spa Khu Chung Cư và Căn Hộ 1.
Thời gian thực hiện: 15/3/2015 đến 19/6/2015.

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
cho Champa Island Resort & Spa thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa. Từ đó góp
phần vào công tác bảo vệ môi trường, cải thiện tài nguyên nước ngày càng trong sạch
hơn.
Giúp các nhà quản lý môi trường làm việc hiệu quả và dễ dàng hơn.
Hạn chế việc xả thải bừa bãi làm suy thoái và ô nhiễm tài nguyên nước.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI SINH HOẠT
1.1.1. Định nghĩa nƣớc thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước thải được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân… Chúng thường được thải
ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, sân bay, và các công trình công
cộng khác.
1.1.2. Thành phần và tính chất của nƣớc thải sinh hoạt
Thông thường, nước thải sinh hoạt của hộ gia đình chia làm hai loại chính:
- Nước đen là nước thải từ nhà vệ sinh, nước này chứa phần lớn các chất ô
nhiễm, chủ yếu là: chất hữu cơ, nitơ, photpho, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng.
- Nước xám là nước phát sinh từ quá trình rửa, tắm giặt, với thành phần
các chất ô nhiễm không đáng kể.
Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt là: bị nhiễm bởi cặn bã hữu cơ (SS), chất
hữu cơ hòa tan (BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (nitơ, photpho), các vi khuẩn gây
bệnh (E.coli, Coliforms).
Trong nước thải có nhiều dạng vi sinh vật: vi khuẩn, virut, nấm, rong tảo, trứng
giun sán… Trong số các dạng vi sinh vật đó có thể có cả vi trùng gây bệnh, ví dụ: tả
lỵ, thương hàn, … có khả năng gây thành dịch bệnh. Về thành phần hóa học thì các

loại vi sinh vật thuộc nhóm các chất hữu cơ.
Tải lượng và nồng độ chất bẩn trong nước thải sinh hoạt từ các ngôi nhà hoặc cụm
dân cư độc lập được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tải lƣợng và nồng độ các chất bẩn có trong nƣớc thải sinh hoạt
Tải lƣợng, g/ngƣời.ngày

Nồng độ, mg/l

115 – 117

680 – 1000

Các chất rắn dễ bay hơi

65 – 85

380 – 500

Cặn lơ lửng

35 – 50

200 – 290

Cặn lơ lửng dễ bay hơi

25 – 40

150 – 240


115 – 125

680 – 730

Tổng nitơ

6 – 17

35 – 100

Nitơ Amoni

1–3

6 – 18

Thông số
Tổng chất rắn

BOD5


4

Tổng phosphor

3–5

18 – 29


Photphat (tính theo Phospho)

1–4

6 – 24

Tổng Coliform

1011 - 4.1012

108 - 1010

1.1.3. Tác động của nƣớc thải sinh hoạt đến môi trƣờng
Theo Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE), nước thải sinh
hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố, là một nguyên nhân chính
gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày càng xấu đi.
Ước tính, hiện chỉ có khoảng 6% lượng nước thải đô thị được xử lý.
Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt là
BOD5, COD, Nitơ và photpho. Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng nitơ lớn, nếu
không được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước thải sẽ bị phú dưỡng hóa.
Ngoài ra, một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt, đặc biệt là
trong phân, đó là các loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân.
Vi sinh vật gây bệnh từ nước thải có khả năng lây lan qua nhiều nguồn khác nhau, qua
tiếp xúc trực tiếp, qua môi trường (đất, nước, không khí, cây trồng, vật nuôi, côn
trùng…), thâm nhập qua cơ thể người qua đường ăn, uống nước, hô hấp… và sau đó
có thể gây bệnh. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm chính là virut, vi
khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán.
Các chất hữu cơ hòa tan (BOD5/COD): diễn ra sự khoáng hóa, ổn định chất hữu cơ
dẫn đến thiếu hụt oxy hòa tan trong nước (DO), gây ảnh hưởng đến thủy sinh. Nếu
thiếu hụt DO trầm trọng sẽ hình thành điều kiện yếm khí, gây mùi hôi.

Các chất dinh dưỡng (nitơ, photpho): hàm lượng cao sẽ gây hiện tượng phú dưỡng
hóa – các loài thực vật thủy sinh phát triển mạnh rồi chết đi, thối rữa, làm cho nguồn
nước trở nên ô nhiễm.
Chất rắn lơ lửng (SS): làm đục nước, mất thẩm mỹ.
Vi sinh vật gây bệnh: lan truyền các bệnh trong môi trường nước như: thương hàn,
tả lỵ… gây ra những trận dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
1.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI SINH HOẠT
1.2.1. Phƣơng pháp cơ học
1.2.1.1. Song chắn rác
Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đặt tại các
miệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn như:
nhánh cây, gỗ, lá, giấy, nilông, vải vụn và các loại rác khác.


5

Dựa vào khoảng cách giữa các thanh, song chắn được chia thành hai loại:



Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 ÷ 100 mm.
Song chắn rác tinh có khoảng cách giữa các thanh từ 10 ÷ 25 mm.

1.2.1.2. Lƣới lọc rác
Lưới lọc dùng để khử các chất lơ lửng có kích thước nhỏ, thu hồi các thành
phần không tan hoặc khi cần phải loại bỏ rác có kích thước nhỏ. Kích thước mắt lưới
từ 0,5 ÷ 1 mm.
Lưới lọc thường được bao bọc xung quanh khung rỗng hình trụ quay tròn (hay
còn gọi là trống quay) hoặc đặt trên các khung hình đĩa.
1.2.1.3. Bể tách dầu mỡ

Bể tách dầu mỡ thường được áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ. Đối
với nước thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu mỡ không cao thì việc tách dầu mỡ thực
hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt chất nổi.
1.2.1.4. Bể lắng cát
Bể lắng cát thường đặt sau song chắn, trước bể điều hòa. Nhiệm vụ của bể lắng
cát là loại bỏ cặn thô nặng như cát, sỏi, mảnh vỡ thủy tinh, mảnh kim loại, tro tán,
thanh vụn… để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn, giảm cặn nặng ở công đoạn
xử lý tiếp theo. Bể lắng cát gồm 3 loại: bể lắng cát ngang, bể lắng cát đứng và bể lắng
cát ly tâm.
1.2.1.5. Bể điều hòa
Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải luôn thay đổi theo thời
gian, phụ thuộc vào các điều kiện hoạt động của các đối tượng thoát nước. Sự dao
động về lưu lượng nước thải, thành phần và nồng độ chất bẩn trong đó ảnh hưởng
không tốt đến hiệu quả làm sạch nước thải.
Bể điều hòa làm tăng hiệu quả của công trình xử lý sinh học do nó hạn chế hiện
tượng quá tải của hệ thống hoặc dưới tải về lưu lượng cũng như hàm lượng chất hữu
cơ, giảm được diện tích xây dựng của bể sinh học. Hơn nữa các chất ức chế quá trình
xử lý sinh học sẽ được pha loãng hoặc trung hòa ở mức cho các hoạt động của các vi
sinh vật.
1.2.1.6. Bể lắng
Dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên tắc
dựa vào sự khác nhau giữa trọng lượng các hạt cặn có trong nước thải. Các bể lắng có
thể bố trí nối tiếp nhau. Quá trình lắng tốt có thể loại bỏ đến 90 ÷ 95% lượng cặn có
trong nước thải. Vì vậy đây là quá trình quan trọng trong xử lý nước thải, thường bố trí
xử lý ban đầu hay sau khi xử lý sinh học.


6

Bể lắng được chia thành các loại sau: bể lắng ngang, bể lắng đứng và bể lắng ly

tâm:


Bể lắng ngang

Bể lắng ngang có dạng hình chữ nhật trên mặt bằng, có thể được làm bằng các
vật liệu khác nhau như: bêtông cốt thép, gạch hoặc bằng đất… tùy thuộc vào kích
thước và yêu cầu của quá trình lắng và điều kiện kinh tế.
Trong bể lắng ngang, dòng chảy theo phương nằm ngang qua bể. Người ta chia
dòng chảy và quá trình lắng thành 4 vùng: vùng hoạt động là vùng quan trọng nhất của
bể lắng, vùng bùn (vùng lắng đọng) là vùng lắng tập trung, vùng trung gian tại đây
nước thải và bùn lẫn lộn với nhau và cuối cùng là vùng an toàn.
Ứng với quá trình của dòng chảy trên, bể lắng cũng được chia thành 4 vùng:
vùng nước thải vào, vùng lắng hoặc vùng tách, vùng xả nước ra và vùng bùn.
Các bể lắng ngang thường có chiều sâu H từ 1,5 ÷ 4 m, chiều dài bằng
(8÷12)H, chiều rộng kênh từ 3 ÷ 6 m. Các bể lắng ngang thường được sử dụng khi
lưu lượng nước thải trên 15.000 m3/ngày. Hiệu suất lắng đạt 60%. Vận tốc dòng chảy
của nước thải trong bể lắng thường được chọn không lớn hơn 10 cm/s, còn thời gian
lưu từ 1 ÷ 3 giờ.


Bể lắng đứng

Bể lắng đứng có dạng hình trụ hoặc hình hộp với đáy hình chóp. Nước thải
được đưa vào ống phân phối ở tâm bể với vận tốc không quá 30 mm/s. Nước thải
chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên tới vách tràn với vận tốc 0,5 ÷
0,6 m/s. Thời gian lưu lại trong bể từ 45 ÷ 120 phút. Nước trong được tập trung vào
máng thu phía trên, cặn lắng được chứa ở phần hình nón hoặc chóp cụt phía dưới và
được xả ra ngoài bằng bơm hay áp lực thủy tĩnh trên 1,5 m. Chiều cao vùng lắng từ 4 ÷
5 m. Góc nghiêng cạnh bên hình nón không nhỏ hơn 500, đường kính hoặc cạnh có

kích thước từ 4 ÷ 9 m. Trong bể lắng các hạt chuyển động cùng với nước từ dưới lên
trên với vận tốc W và lắng dưới tác động của trọng lực với vận tốc W1. Do đó các hạt
có kích thước khác nhau sẽ chiếm những vị trí khác nhau trong bể lắng. Khi W1 > W,
các hạt sẽ lắng nhanh, khi W1 < W, chúng sẽ bị cuốn theo dòng chảy lên trên. Hiệu
suất lắng của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang 10 ÷ 20%. Bể có diện tích
xây dựng nhỏ, dễ xả bùn cặn.


Bể lắng ly tâm

Loại bể này có tiết diện hình tròn, đường kính 16 ÷ 40 m (có khi tới 60m).
Chiều sâu phần nước chảy 1,5 ÷ 5 m, còn tỷ lệ đường kính /chiều sâu từ 6 ÷ 30. Đáy
bể có độ dốc i ≥ 0,02 về tâm để thu cặn. Nước thải được dẫn vào bể theo chiều từ tâm
ra thành bể và được thu vào máng tập trung rồi dẫn ra ngoài. Cặn lắng xuống đáy được
tập trung lại để đưa ra ngoài nhờ hệ thống gạt cặn quay tròn. Thời gian nước thải lưu


7

lại trong bể khoảng 85 ÷ 90 phút. Hiệu suất lắng đạt 60%. Bể lắng ly tâm được ứng
dụng cho các trạm xử lý có lưu lượng từ 20.000 m3/ngày trở lên.
1.2.2. Phƣơng pháp sinh học
Xử lý sinh học dựa trên cơ sở hoạt động phân hủy các chất hữu cơ có trong
nước thải của các vi sinh vật. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất
khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình phát triển, chúng sử
dụng các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản làm tăng sinh
khối. Phương pháp này thường áp dụng để xử lý các loại nước thải có hàm lượng ô
nhiễm hữu cơ cao.
Công trình xử lý sinh học thường được đặt sau các công trình xử lý sơ bộ như:
song chắn rác, bể lắng cát, bể tách dầu mỡ, bể điều hòa…

Xử lý sinh học có thể được phân loại dựa trên các cơ sở khác nhau, song nhìn
chung có thể chia thành:



Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên.
Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo.

1.2.2.1. Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên
 Hồ sinh học
Hồ sinh học là các ao hồ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, còn gọi là hồ
oxy hóa, hồ ổn định nước thải,… xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Trong
hồ sinh học diễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ nhờ các loài vi khuẩn,
tảo và các loại thủy sinh vật khác, tương tự như quá trình làm sạch nguồn nước mặt. Vi
sinh vật sử dụng oxy sinh ra từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng như oxy từ
không khí để oxy hóa các chất hữu cơ, rong tảo lại tiêu thụ CO2, photphat và nitrat
amoni sinh ra từ sự phân hủy, oxy hóa các chất hữu cơ bởi vi sinh vật. Để hồ hoạt
động bình thường cần phải giữ giá trị pH và nhiệt độ tối ưu. Nhiệt độ không được thấp
hơn 60C.
Theo bản chất quá trình sinh hóa, người ta chia hồ sinh học ra các loại hồ hiếu
khí, hồ tùy nghi và hồ kỵ khí:
 Hồ hiếu khí
Quá trình xử lý nước thải xảy ra trong điều kiện đủ oxy, oxy được cung cấp qua
mặt thoáng và nhờ quang hợp của tảo. Độ sâu của hồ hiếu khí không lớn từ 0,5÷1,5m.
 Hồ tùy nghi
Hồ tùy nghi có độ sâu từ 1,5 ÷ 2,5 m, trong hồ tùy nghi theo chiều sâu lớp nước
có thể diễn ra hai quá trình: oxy hóa hiếu khí và lên men kỵ khí các chất bẩn hữu cơ.


8


Trong hồ tùy nghi, vi khuẩn và tảo có quan hệ tương hỗ đóng vai trò cơ bản đối với sự
chuyển hóa các chất.
 Hồ kỵ khí
Hồ kỵ khí có độ sâu trên 3 m, với sự tham gia của rất nhiều vi khuẩn kỵ khí bắt
buộc và kỵ khí không bắt buộc. Các vi sinh vật này tiến hành hàng chục phản ứng hóa
sinh học để phân hủy và biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những hợp chất
đơn giản, dễ xử lý.
1.2.2.2. Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo
 Xử lý sinh học trong điều kiện hiếu khí
 Bể lọc sinh học nhỏ giọt
Bể có dạng hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn.
Nguyên tắc làm việc: Nước thải sau bể lắng đợt 1 được đưa về thiết bị phân
phối, theo chu kỳ tưới đều nước trên toàn bộ bề mặt bể lọc. Các sinh vật dính bám trên
lớp vật liệu lọc tạo thành màng sinh học đóng vai trò chính trong việc loại bỏ các chất
ô nhiễm có trong nước. Nước thải sau khi lọc chảy vào hệ thống thu nước và được dẫn
ra khỏi bể. Oxy cấp cho bể chủ yếu qua hệ thống lỗ xung quanh thành bể.
Vật liệu lọc của bể lọc sinh học nhỏ giọt thường là các hạt cuội, đá… đường
kính trung bình 20 ÷ 30 mm. Tải trọng nước thải của bể thấp (0,5 ÷1,5 m3/m2vật liệu
lọc/ngày). Chiều cao lớp vật liệu lọc là 1,5 ÷ 2 m. Bể lọc nhỏ giọt thường dùng cho các
trạm xử lý nước thải có công suất dưới 1.000 m3/ngày.
 Bể lọc sinh học cao tải
Bể lọc sinh học cao tải có cấu tạo và quản lý khác với bể lọc sinh học nhỏ giọt,
nước thải tưới lên mặt bể nhờ hệ thống phân phối phản lực. Bể có tải trọng 10 ÷ 20 m3
nước thải/m2 bề mặt bể/ ngđ. Nếu trường hợp BOD của nước thải quá lớn người ta tiến
hành pha loãng chúng bằng nước thải đã làm sạch. Bể được thiết kế cho các trạm dưới
5.000 m3/ng.đ.
 Bể hiếu khí bùn hoạt tính – Bể Aerotank
Bể chứa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính, khí được cấp liên tục vào bể để
trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nước thải và cấp đủ oxy cho vi sinh

vật oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Khi ở trong bể, các chất lơ lửng đóng
vai trò là các hạt nhân để cho các vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành
các bông cặn gọi là bùn hoạt tính. Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền
(BOD5) và chất dinh dưỡng (N,P) làm thức ăn để chuyển hóa chúng thành các chất trơ
không hòa tan và thành các tế bào mới. Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian
lưu lại trong bể aerotank của lượng nước thải ban đầu đi vào trong bể không đủ làm
giảm nhanh các chất hữu cơ do đó phải sử dụng lại một phần bùn hoạt tính đã lắng


9

xuống đáy ở bể lắng sinh học bằng cách cho tuần hoàn bùn về bể aerotank để đảm bảo
nồng độ vi sinh vật trong bể . Phần bùn hoạt tính dư được đưa về bể nén bùn hoặc các
công trình xử lý bùn cặn khác để xử lý. Bể aerotank hoạt động phải có hệ thống cung
cấp khí đầy đủ và liên tục.
 Xử lý sinh học trong điều kiện thiếu khí
Bể thiếu khí (Anoxic): cấu tạo bể anoxic nhìn chung giống bể aerotank, tuy
nhiên trong bể không cung cấp thêm oxy bên ngoài vào để khử NO3- thành N2 và giảm
một phần lượng BOD5 và COD.
1.2.3. Khử trùng nƣớc thải
Khử trùng nước thải là giai đoạn cuối của công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ
vi trùng và virut gây bệnh chứa trong nước thải trước khi xả ra nguồn nhận.
Để khử trùng nước thải có thể dùng clo và các hợp chất chứa clo. Có thể tiến hành
khử trùng bằng ozon, tia hồng ngoại … nhưng cần cân nhắc kĩ về mặt kinh tế.
1.3. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI SINH HOẠT
1.3.1. Khu du lịch và giải trí Nha Trang DiamondBay
Thông số cơ bản
Thông số thiết kế:
Tổng lưu lượng nước thải: 200 m3/ng.đ.
Lưu lượng trung bình giờ (24h): 8,3 m3/h.

Nước thải sau khi xử lý đạt loại B, QCVN 14:2008/BTNMT.
Bảng 1.2. Tính chất nƣớc thải khu du lịch và giải trí Nha Trang DiamondBay
STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị

1

BOD5

mg/l

300

2

COD

mg/l

400

3

Tổng Dầu Mỡ


mg/l

40

4

SS

mg/l

250

5

Amoni (tính theo N)

mg/l

85

6

Photphat (tính theo P)

mg/l

20

7


Coliform

MPN/100 ml

107


10

Nước thải sinh hoạt
Hố thu gom
Song chắn rác
Máy thổi khí

Bể điều hòa

Máy thổi khí

Bể Aerotank

Nước tách bùn
Bùn tuần hoàn

Bùn dư
Bể lắng
Chlorine

Bể khử trùng

Bể chứa bùn


Xe hút bùn

Cột B, QCVN 14:2008/BTNMT
Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt khu du lịch và giải
trí Nha Trang DiamondBay
Ưu điểm:
 Chi phí đầu tư thấp.
 Công nghệ đơn giản, dễ vận hành.
Nhược điểm:
 Xử lý nitơ chưa hiệu quả.
 Không có công trình thu gom dầu mỡ.
1.3.2. Khách sạn Galina Thành phố Nha Trang
Thông số cơ bản
Thông số thiết kế:
Tổng lưu lượng nước thải: 200 m3/ng.đ.
Lưu lượng trung bình giờ (24h): 8,3 m3/h.
Nước thải sau khi xử lý đạt loại B, QCVN 14:2008/BTNMT.


11

Bảng 1.3. Tính chất nƣớc thải sinh hoạt khách sạn Galina thành phố Nha Trang
STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị


1

BOD5

mg/l

350

2

COD

mg/l

500

3

Tổng Dầu Mỡ

mg/l

50

4

SS

mg/l


250

5

Amoni (tính theo N)

mg/l

100

6

Photphat (tính theo P)

mg/l

20

7

Coliform

MPN/100 ml

107

Nước thải sinh hoạt
Hố thu gom
Song chắn rác

Máy thổi khí

Bể điều hòa
Bể Anoxic

Máy thổi khí

Bể sinh học hiếu khí

Nước tách bùn

Tuần Bùn
hoàn tuần
lưu hoàn
lượng

Bể lắng
Chlorine

Bùn dư

Bể chứa bùn

Bể khử trùng
Xe hút bùn
Cột B, QCVN 14:2008/BTNMT

Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt của khách sạn
Galina thành phố Nha Trang
Ưu điểm:

 Bể sinh học hiếu khí giá thể dính bám cho vi sinh vật, tăng hiệu quả xử
lý nước thải.


12

 Xử dụng công nghệ kết hợp thiếu khí – hiếu khí đạt hiệu quả xử lý nitơ
cao.
 Công nghệ đơn giản, dễ vận hành.
Nhược điểm:
 Không có công trình thu gom dầu mỡ.
 Lượng bùn hoạt tính sinh ra nhiều.


13

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Nước thải sinh hoạt của Champa Island Resort & Spa Khu Chung Cư và Căn
Hộ 1: đặc điểm, thành phần, tính chất nước thải đầu vào và yêu cầu đầu ra của nước
thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008 (Cột A).
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN ĐỀ XUẤT
Nước thải sinh hoạt của Champa Island Resort & Spa Khu Chung Cư và Căn
Hộ 1 có chứa một lượng rác như mảnh nilông, vụn lá cây, tóc… nên cần phải xử lý cơ
học để loại bỏ chúng và đảm bảo cho các công trình phía sau vận hành an toàn và
không bị tắc nghẽn. Nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã hữu cơ,
các chất hữu cơ hòa tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5,COD), các chất dinh dưỡng
(Nitơ, photpho), các vi trùng gây bệnh (E.coli, coliform…). Ngoài ra, lượng dầu mỡ
trong nước thải khá lớn có thể được loại bỏ bằng phương pháp cơ học để tránh ảnh
hưởng đến hiệu quả của các công trình sinh học. Hơn nữa, hàm lượng các chất hữu cơ

dễ phân hủy sinh học khá cao cùng với tỷ số COD/BOD ≤ 2 là điều kiện cần và đủ để
đưa vào xử lý sinh học.
Xử lý sinh học gồm các bước:
 Chuyển hóa các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc cacbon ở dạng keo và dạng
hòa tan thành thể khí và thành các vỏ tế bào vi sinh.
 Tạo các bông cặn sinh học gồm các tế bào vi sinh vật và các chất keo vô cơ
trong nước thải.
 Loại các bông cặn sinh học ra khỏi nước bằng quá trình lắng trọng lực.
Dưới đây là những phương án cụ thể được đề xuất:


Bể sinh học hiếu khí – Bể Aerotank

Nguyên tắc hoạt động của bể aerotank là sử dụng các vi sinh vật hiếu khí phân
hủy các chất hữu cơ trong nước thải trong điều kiện có đầy đủ oxy, pH và nhiệt độ
thích hợp.
Đây là công trình chính để xử lý các chất hữu cơ một cách triệt để. Oxy được
cung cấp liên tục cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động.
Hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí bao gồm quá trình dinh dưỡng: đồng
hóa, dị hóa và tự phân hủy.
Khi ở trong bể, các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân để cho vi khuẩn cư
trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính. Bùn hoạt
tính là các bông cặn có màu nâu sẫm chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải và là
nơi cư trú để phát triển của một số vi khuẩn và vi sinh vật sống khác. Vi khuẩn và các
vi sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn để


14

chuyển hóa chúng thành các chất trơ không hòa tan và thành các tế bào mới. Quá trình

chuyển hóa thực hiện theo từng bước xem kẽ và nối tiếp nhau. Một vài loại vi khuẩn
tấn công vào các hợp chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp, sau khi chuyển hóa thải ra các
hợp chất hữu cơ có cấu trúc đơn giản hơn, một vài loại vi khuẩn khác 14ien các chất
này làm thức ăn và lại thải ra các hợp chất đơn giản hơn nữa và quá trình cứ tiếp tục
cho đến khi chất thải cuối cùng không thể dùng làm thức ăn cho bất cứ loại sinh vật
nào nữa.


Bể thiếu khí – Bể Anoxic

Khi môi trường thiếu oxy các vi khuẩn khử nitrat sẽ khử nitrat tạo thành khí
nitơ thoát ra khỏi nước thải.
Quá trình khử nitrat được biểu diễn theo phương trình:
4NO3- + 4H+ +5Chữu cơ → 5CO2 + 2N2 + 2H2O
Xử lý trong điều kiện: Thiếu khí – Hiếu khí kết hợp:
Xử lý kết hợp cả 2 quá trình thiếu khí – hiếu khí để loại bỏ chất hữu cơ (BOD5,
COD), đồng thời loại bỏ N trong nước thải. Kết hợp thiếu khí – hiếu khí sẽ tận dụng
được lượng cacbon khi khử BOD5, do đó không phải cung cấp thêm lượng cacbon bên
ngoài khi cần khử NO3-.


Cơ chế loại nitơ[6, tr18]

Trong điều kiện hiếu khí, NH4+ sẽ được chuyển thành NO3- nhờ các vi khuẩn
Nitromonas và Nitrobacter.
NH4+ + 1,5 O2 Nitromonas

NO2- + H2O + 2H+

NO2- + 0,5 O2 Nitrobacter


NO3-

Khi thiếu oxy và tồn tại nitrat sẽ xảy ra quá trình ngược lại: khử nitrrat thành
khí nitơ với nitrat là chất nhận electron, trong đó vi khuẩn thu năng lượng để 14ien
trưởng từ quá trình chuyển NO3- thành khí N2 và cần có nguồn cacbon để tổng hợp
thành tế bào. Quá trình này được thực hiện nhờ các vi khuẩn phản nitrat hóa.
Quá trình chuyển NO3- → NO2- → NO →N2O → N2 với việc sử dụng methanol
làm nguồn cacbon được biểu diễn bằng các phương trình sau:
Khử nitrat:
NO3- +1,08CH3OH + H+ → 0,65C5H7O2N + 0,47N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O
Khử nitrit:
NO2- + 0,67CH3OH + H+ → 0,04C5H7O2N + 0,48N2 + 0,47CO2 + 1,7H2O


15

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Thu thập các tài liệu về số lượng nhân viên, du khách và người sống các căn hộ,
chung cư mỗi ngày của Champa Island Resort & Spa.
Thu thập các tài liệu liên quan đến xử lý nước thải sinh hoạt.
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa
Tiến hành điều tra, khảo sát các điều kiện thực tế về Champa Island Resort &
Spa địa hình vị trí xây dựng hệ thống, … để từ đó thiết kế một hệ thống xử lý nước
thải phù hợp.
2.3.3. Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh
So sánh với các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khác về số các công trình
đơn vị, hiệu quả xử lý của hệ thống, hiệu quả kinh tế, để từ đó lựa chọn một công nghệ
mang tính khả thi nhất với điều kiện của chủ đầu tư.

2.3.4. Phƣơng pháp trao đổi ý kiến
Trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn
về các vấn đề có liên quan.
2.3.5. Phƣơng pháp tính toán các công trình xử lý nƣớc thải và thể hiện các
công trình trên bản vẽ kỹ thuật
Căn cứ lựa chọn phương án xử lý: nguyên tắc 3E (kinh tế, kỹ thuật và môi
trường).
Cơ sở tính toán: dựa vào số liệu đầu vào, yêu cầu đầu ra, số lượng nhân viên, du
khách và người sống tại các căn hộ, chung cư của Champa Island Resort & Spa.
Sử dụng các công thức tính toán từ các tài liệu tham khảo [1-7] để tính toán
thiết kế các công trình trong hệ thống xử lý.
Thể hiện các công trình bằng bản vẽ kỹ thuật với phần mềm Autocad 2010.


16

CHƢƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ KẾT QUẢ
3.1. TÍNH CHẤT NƢỚC THẢI ĐẦU VÀO
Nước thải tại Champa Island Resort & Spa chủ yếu từ:
 Nước thải sinh hoạt của các căn hộ, chung cư, spa.
 Nước thải từ hoạt động chế biến thực phẩm của các căn hộ, chung cư.
Bảng 3.1. Thành phần, tính chất nƣớc thải đầu vào của Champa Island Resort &
Spa Khu Chung Cƣ và Căn Hộ 1
STT
1
2
3
4
5
6


Chỉ tiêu
Lƣợng nƣớc thải
BOD5
Chất rắn lơ lửng (SS)
Tổng nitơ
Tổng Photpho
Coliform

Đơn vị
m3/ngđ
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml

Giá trị
350
300
100
70
12
-

3.2. TÍNH CHẤT NƢỚC THẢI ĐẦU RA
Bảng 3.2. Chất lƣợng nƣớc thải đầu ra sau xử lý đạt QCVN 14:2008, CỘT A

STT


Chỉ tiêu

Đơn vị

QCVN
40:2011/BTNMT
Cột A

m3/ngđ

350

-

5-9

1

Lƣợng nƣớc thải

2

pH

3

BOD5

mg/l


30

4

Chất rắn lơ lửng (SS)

mg/l

50

5

Amoni (tính theo N)

mg/l

5

6

Photphat (PO43-) (tính theo P)

mg/l

6

7

Nitrat (NO3-) (tính theo N)


mg/l

30

8

Coliform

MPN/100ml

3000


×