Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

50 câu trắc nghiệm văn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.49 KB, 11 trang )

ĐỀ THI THỬ THPT SỐ 5
Câu 1.
Phong cách của Thạch Lam nghiêng về:
A. Hiện thực nghiêm ngặt
B. Trào phúng
C. Không có cốt truyện đặc biệt, phảng phất như một bài thơ đượm buồn
D. Cốt truyện có những tình huống độc đáo
Câu 2. Tìm ý sai: Chưa có nhà văn nào nói nhiều đến cái ĐÓI như Nam Cao vì:
A. Nam Cao trực tiếp miêu tả cái đói khiến người đọc phải kinh hòang trước hiện thực bần
cùng của xã hội
B. Nhà văn chú ý đến tác hại của nghèo đói tới tình cảm, tư tưởng, nhân cách con người
C. Với những thói hư tật xấu xuất phát từ cái đói, Nam Cao khổ tâm, buồn đau hơn tức giận
D. Cái đói mang ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc, làm thui chột đạo đức con người, làm mất đi thứ tình cảm
thiêng liêng giữa người với người
Câu 3. Từ “véo von” thuộc loại từ nào?
A.
B.
C.
D.

Từ láy
Từ ghép chính phụ
Từ đơn
Từ gép đẳng lập

Câu 4. Từ nào sau đây là từ ghép đẳng lập?
A.
B.
C.
D.


Tròn mẩy
Bánh chưng
Gạo nếp
Đậu xanh

Câu 5. Mục đích của văn bản tự sư là gì?
A.
B.
C.
D.

Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Nêu ý kiến , bàn luận
Trình bày diễn biến sự việc
Tái hiện lại hiện tượng, sự vật

Câu 6. Để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, nên dùng từ mượn như thế nào?
A.
B.
C.
D.

Tuyệt đối không dùng
Dùng nhiều
Mượn theo ý thích
Chỉ dùng khi cần thiết

Câu 7. Từ “chạy” trong câu nào mang nghĩa gốc?



A.
B.
C.
D.

Chị ấy chạy ăn từng bữa
Cô ấy chạy rất nhanh
Hắn đang chạy án
Anh ta đang chạy tiền

Câu 8. Từ bào sao đây là từ mượn từ tiếng Hán?
A.
B.
C.
D.

Sứ giả
Xô viết
Ra-đi-ô
In tơ nét

Câu 9. Nghĩa của từ “lẫm liệt” là?
A.
B.
C.
D.

Hùng dũng, oai nghiêm
Mạnh mẽ, dũng cảm
Oai phong, đàng hoàng

Cao lớn, khỏe mạnh

Câu 10. Dùng từ nào để chữa lỗi sai cho câu sau?
“Lí Thông là nhân vật tiêu điểm cho cái ác”
A.
B.
C.
D.

Tiêu khiển
Tiêu biểu
Tiêu điều
Tiêu hóa

Câu 11. Trong văn tự sự có mấy ngôi kể?
A. 1

C. 2

B. 3

D.4

Câu 12. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay cho từ ngữ đã có ở câu trước là phép liên
kết
A. Phép thế
B. Phép lặp từ ngữ

C. phép nối
D. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng


Câu 13. Câu văn “ Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, anh ngạc nhiên nhận thấy những cánh hoa
bằng lăng càng thẫm màu hơn- một màu tím thẫm như bóng tối….” có sử dụng biện pháp tu từ:
A. So sánh
B. Nhân hóa

C. ẩn dụ
D. Hoán dụ

Câu 14. Câu ca dao: “ Thân em như giếng giữa đàng –


Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân” cho ta hiểu gì về thân phận của
người phụ nữ xưa?
A : Bị hắt hủi ,chà đạp
B : Giá trị người phụ nữ phụ thuộc vào sự đánh giá của người khác
C : Có vẻ đẹp , phẩm giá nhưng chỉ gặp toàn bất hạnh
D : Không được quyền quyết định tình yêu và hạnh phúc
Câu 15. Dòng nào sau đây giải nghĩa đúng cho từ công danh
A : Chiến công và danh lợi C : Công trình và danh vọng
B : Công lao và danh tiếng D : Công của và danh vị
Câu 16. Thể loại thích hợp nhất với xu hướng văn học lãng mạn là gì?
A.
B.
C.
D.

Thơ và thể kịch
Thơ và tùy bút
Các thể văn trữ tình và kịch

Thơ và các thể văn trữ tình

Câu 17. Hệ thống sự kiện( biến cố) xảy ra trong đời sống của nhận vật có tác dụng bộc lộ tính cách số
phận nhân vật là:
A.
B.
C.
D.

Cốt truyện
Chi tiết
Hoàn cảnh
Kết cấu

Câu 18. “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung
cho……”
A.
B.
C.
D.

Loài người
Cả thế giới
Cả nhân loại
Cả loài người

Câu 19. Nam Cao theo quan điểm nghệ thuật gì?
A.
B.
C.

D.

Nghệ thuật vị nghệ thuật
Nghệ thuật vị nhân sinh
A và B đúng
A và B sai

Câu 20. Chi tiết “ Cái lò gạch cũ bỏ không….” ( Chi tiết nói đến ở đầu truyện Chí Phèo) được nhắc đến
mấy lần trong tác phẩm:
A. 1

C.3


B. 2

D.4

Câu 21. Sáng tác của Tố Hữu chủ yếu theo:
A.
B.
C.
D.

Cảm hứng lãng mạn và khunh hướng sử thi
Cảm hứng hiện thực
Khuynh hướng sử thi
Kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và hiện thực

Câu 22. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau:

“ Giữa đoàn quan nhạc, bỗng rộn lên bốn mươi cây sáo trúc”
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Đảo trật tự từ
Câu 23. Thủ pháp nghệ thuật thường sử dụng trong văn học lãng mạn?
A.
B.
C.
D.

Đối lập, tương phản
So sánh
Nhân hóa
Hoán dụ

Câu 24. Chất đường thi trong bài “tràng giang” thể hiện nổi bật ở điểm nào?
A.
B.
C.
D.

Đề tài
Thi liệu
Các thủ pháp nghệ thuật
Cả A, B, C đúng

Câu 25. Điề từ đúng vào câu “ Thông thường, để xây dựng một lập luận, người viết phải xác định
được….chính xác, minh bạch”
A.
B.

C.
D.

Luận cứ
Luận chứng
Luận điểm
Luận đề

Câu 26.Các bước tìm ý cho bài văn
A.
B.
C.
D.

Xác định luận đề, xác định các luận điểm, tìm luận cứ cho luận điểm
Xác định luận đề, tìm luận cứ, xác định luận điểm
Xác định luận điểm, xác định luận đề, tìm luận cứ
Tìm luận cứ, xác định luận điểm, xác định luận đề

Câu 27.Nguyễn Bính được coi là nhà thơ của:
A. Cảnh quê

C. hồn quê


B. Đời quê

D. nếp quê

Câu 28. Hình ảnh Lá cờ đỏ bay phấp phới kết thúc tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân không thể hiện điều

nào sau đây?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Dự báo sự thanh toán triệt để những số phận bế tắc.
B. Niềm vui phơi phới trong lòng Tràng.
C. Mơ ước đổi đời.
D.Tạo ra kết cấu mở.
Câu 29.

Dòng nào sau đây diễn đạt không đúng tâm trạng bà cụ Tứ (Vợ nhặt - Kim Lân)?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Lo âu và hi vọng.
B. Mừng vui và tủi hờn.
C. Sung sướng và mãn nguyện.
D. Ngỡ ngàng và lo âu.
Câu 30. Có vợ, nhưng chỉ là "vợ nhặt", lại trong cảnh đói khát đe dọa, Tràng có tâm trạng
Chọn câu trả lời đúng:
A. lo sợ không nuôi nổi nhau.
B. xấu hổ vì không có tiền để làm lễ cưới xin theo phong tục.
C. có nỗi lo nhưng chỉ thoáng qua, chủ yếu vẫn là niềm xúc động, cảm giác mới lạ, lâng lâng hạnh phúc.
D. hối hận khi lỡ quyết định đưa người phụ nữ xa lạ này về làm vợ.
Câu 31. Từ nào sau đây chỉ ra đúng tâm trạng ban đầu của bà cụ Tứ khi thấy Tràng đưa cô vợ nhặt về
nhà?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Hoảng sợ.


B. Ngỡ ngàng.
C. Sung sướng.
D. Lo lắng.
Câu 32.

Hành động nào trong số các hành động sau đây của người vợ nhặt đã làm nảy sinh trong Tràng quyết
định rủ cô ta về?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Chủ động ra làm quen.
B. Ăn bánh đúc.
C. Đẩy xe bò cho Tràng.
D. Nói đùa.
Câu 33.
Tựa đề Vợ nhặt gợi ra cho chúng ta điều gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
B. Hình ảnh một người đàn ông may mắn.
C. Hình ảnh một người đàn bà rách rưới.
D. Môt tình huống truyện độc đáo.
Câu 34. Ở góc độ người phân tích nhân vật văn chương thì lí giải nào sau đây là đúng nhất khi đánh giá
hành động Mị chạy theo A Phủ ở cuối đoạn trích Vợ chồng A Phủ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Trong Mị tiềm ẩn khát vọng sống mãnh liệt, lại thêm hình ảnh của A Phủ thôi thúc, dẫn đến sự cố
gắng vươn lên vượt hoàn cảnh để tự giải phóng. Chi tiết thể hiện sự vận động và phát triển tâm lí, tính
cách nhân vật một cách hợp lí.
B. Mị chán ghét sự không chung tình của A Sử, sự đối xử tệ bạc của nhà thống lí với mình nên bỏ chạy
theo A Phủ để tìm chỗ dựa vững chắc hơn.
C. Tác giả phải để cho Mị chạy theo A Phủ thì mới nói lên được chủ đề tác phẩm.
D. Tựa đề tác phẩm là Vợ chồng A Phủ nên tác giả phải để cho Mị chạy theo A Phủ.


Câu 35. Chi tiết nào sau đây không có trong hồi tưởng của Mị về hình ảnh đẹp trong cuộc sống quá khứ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Mị thổi sáo, thổi (kèn) lá rất hay.
B. Mùa xuân, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo.

C. Mị có giọng hát rất hay, được nhiều người mê thích.
D. Có biết bao chàng trai say mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
Câu 36. Khi đuổi kịp A Phủ, Mị có nói với A Phủ hai câu liên tiếp là gì ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. A Phủ chờ tôi với. / Ở đây thì chết mất.
B. A Phủ cho tôi đi. / Ở đây thì chết mất.
C. A Phủ cho tôi đi. / Ở đây thì khổ lắm.
D. A Phủ chờ tôi với. / Ở đây thì khổ lắm.
Câu 37. Nhận xét nào sau đây đánh giá đúng nhất giá trị tác phẩm Vợ chồng A Phủ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Tác phẩm thể hiện số phận bi thảm của người dân miền núi nghèo ở Tây Bắc.
B. Tác phẩm đấu tranh cho quyền sống của người phụ nữ vùng cao.
C. Tác phẩm phản ánh cuộc sống đau thương dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến và con đường
đến với cách mạng của nhân dân miền núi.
D. Tác phẩm là tiếng nói xót thương cho hoàn cảnh bi đát của thanh niên Mèo ở Hồng Ngài.
Câu 38. Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) đã cắt dây mây cởi trói cho A Phủ vì lí do nào sau đây?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Cả (1) (2) (3)
B. A Phủ van xin.(1)
C. A Phủ khóc.(2)
D. Mị muốn trốn cùng A Phủ.(3)
Câu 39. Tác động của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân đối với Mị như thế nào?


Chọn câu trả lời đúng:
A. Mị nghe và nhớ về quá khứ với nỗi đau đớn, tuyệt vọng.
B. Mị nghe và càng buồn thêm cho số phận của mình.
C. Mị nghe một cách vô cảm.
D. Khơi dậy lòng yêu cuộc sống vốn tiềm tàng trong con người Mị, dẫn đến hàng động đấu tranh tự
phát nhưng quyết liệt của cô.

Câu 40. Hãy điền phần còn thiếu vào chỗ trống trong câu văn dưới đây.
“Ta cảm cái tấm lòng [...] của các ngươi”.
(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)
Chọn câu trả lời đúng:
A. biệt nhỡn khinh tài
B. biệt nhỡn liên tài
C. biệt đãi liên tài
D. biệt đãi nhân tài

Câu 41. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau Cách mạng so với trước Cách mạng khi đi vào
phương diện tài hoa nghệ sĩ của con người khác nhau ở chỗ là ông đã hướng về
Chọn câu trả lời đúng:
A. những con người đặc tuyển.
B. nhân dân đại chúng.
C. những tính cách phi thường.
D. những nhân vật lịch sử nổi tiếng của đất nước (như Cao Bá Quát).
Câu 42.
Phương án nào không nêu đúng những thay đổi của nhân vật Hồn Trương Ba qua lời nhận xét của người
thân trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt?
Chọn câu trả lời đúng:


A. Hồn Trương Ba giờ không còn là người làm vườn chăm chỉ, yêu thương vợ con và quan tâm đến bà con
hàng xóm.
B. Hồn Trương Ba giờ vụng về, thô lỗ chứ không khéo léo, nhẹ nhàng như xưa.
C. Hồn Trương Ba "mất mát dần", "lệch lạc, nhòa mờ dần" không còn "hiền hậu, vui vẻ, tốt lành" như xưa.
D. Hồn Trương Ba ham hố, khát thèm dục vọng chứ không đôn hậu, chất phác như xưa.
Câu 43. Trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, thái độ và hành động của Hồn Trương Ba có sự
thay như thế nào trong cuộc đối thoại với xác hàng thịt?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Lúc đầu giận dữ, quát tháo sau dần đuối lí, bất lực và tuyệt vọng.
B. Lúc đầu bình tĩnh, ôn hòa sau bất bình, giận dữ.
C. Lúc đầu đối thoại rồi chuyển sang tranh luận và cuối cùng là kết tội xác hàng thịt.
D. Lúc đầu tra vấn xác hàng thịt sau chuyển sang thành người bị tra vấn
Câu 44. Trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, cái chết của cu Tị có vai trò gì đối với sự phát
triển của xung đột kịch?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Buộc nhân vật phải có sự lựa chọn dứt khoát và đẩy nhanh diễn biến kịch đến chỗ mở nút.
B. Tố cáo sự vô trách nhiệm, thờ ơ của những người nắm quyền lực trong tay.
C. Tạo tiền đề để nhân vật Hồn Trương Ba thay đổi hình dạng và số phận.
D. Mở ra giải pháp để giải quyết xung đột kịch.
Câu 45. Tình huống kịch của vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt là gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Trương Ba là một người đàn ông khỏe mạnh, lương thiện, đôn hậu nhưng lại phải chết do sự tắc trách
của Nam Tào và Bắc Đẩu.
B. Trương Ba là một người chơi cờ rất giỏi, từng đánh cờ với Đế Thích nên khi chết đi được Đế Thích cứu
sống.
C. Trương Ba là một người đôn hậu, chất phác nhưng khi chết Hồn Trương Ba lại phải trú ngụ trong xác anh
hàng thịt, tạo nên cuộc đấu tranh gay gắt giữa phần hồn Trương Ba cao quý với những ham muốn bản năng


của phần xác hàng thịt.
D. Hồn Trương Ba xin Đế Thích cho được chết hẳn, không nhập vào thân xác của ai nữa.
Câu 46. Trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, câu nói nào của nhân vật Trương Ba thể hiện rõ
nhất chủ đề tư tưởng của tác phẩm?
Chọn câu trả lời đúng:
A. "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn."
B. "Sống thế này còn khổ hơn là cái chết".
C. "Không còn cái vật quái gở mang tên "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" nữa".
D. "Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong cái vườn nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc

đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu".
Câu 47. Đối với kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, yếu tố diễn đạt cần đảm bảo những tiêu chí
nào sau đây:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Sử dụng nhiều ngôn ngữ đời sống.
B. Ngôn ngữ phải tỉ mỉ, chau chuốt, bóng bẩy.
C. Ngôn ngữ phải chuẩn xác, mạch lạc
D. Ngôn ngữ hoa mĩ, ước lệ, tượng trưng, sử dụng nhiều điển tích điển cố.
Câu 48. Trong các đề làm văn sau, đề bài nào không thuộc kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Tuổi trẻ với những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
B. Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ và tar lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi, sống đẹp là thế nào hỡi
bạn? (Một khúc ca xuân).
C. Học vấn và văn hóa.
D. Đức tính trung thực.


Câu 49.
Ai là người đề ra quan điểm yêu cầu văn nghệ sĩ trong thời kì kháng chiến phải "miêu tả cho hay, cho
chân thật, cho hùng hồn" những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Hồ Chí Minh.
B. Phạm Văn Đồng.
C. Tố Hữu.
D. Nam Cao.
Câu 50. Một người như thế nào bị coi là người hạn chế về trí tuệ và văn hóa?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Không làm cho người khác hiểu quan điểm của mình.
B. Không hiểu được quan điểm của người khác.
C. Không biết cách cư xử.

D. Không được học hành.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×