Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

DAY VA ON PHAN DOC HIEU TUYET ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.91 KB, 7 trang )

PHÂN LOẠI VĂN BẢN THEO PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Kiểu văn bản
Miêu tả

Đặc điểm của phương thức biểu đạt
Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được đặc điểm
nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh…làm cho
những đối tượng được nói đến như hiện lên trước mắt người đọc.

Tự sự

Trình bày môt chuỗi sự việc liên quan đến nhau, sự việc này dẫn đến
sự việc kia, cuối cùng có một kết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu
con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.

Biểu cảm

Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và
sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới.

Điều hành
(Công vụHành chính)

Trình bày văn bản theo một số mục nhất định nhằm truyền đạt những
nội dung và yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện
vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để
giải quyết.

Thuyết minh

Trình bày, giới thiệu, giải thích…nhằm làm rõ đặc điểm đối tượng,


cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.

Nghị luận

Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục
người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm.

LUYỆN TẬP
Đọc kỹ các văn bản sau đây và xác định phương thức biểu đạt của từng văn bản.
Văn bản 1:
Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc
biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi
để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm, mùi thơm của
mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong
già hạn. Hương vị quyến rũ đến kỳ lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau,
hương bưởi, toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa như
vẩy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa, mỗi
cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ
kiến. Mùa trái rộ vào khoảng tháng tư, tháng năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ này.
Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng
nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng hơi khép
lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê.
(Mai Văn Tạo)
Văn bản 2:
… Nhưng ngạc nhiên làm sao, trời về xế, lúc ai nấy đang nghỉ trên nhà, bỗng nghe
tiếng kêu réo từng hồi:
- Bà con ơi! Ra coi sấu…Bốn mươi lăm con còn sống nhăn.
Rõ ràng là giọng Tư Hoạch.

- Diệu kế ! Diệu kế! Tôi là Tư Hoạch đi bắt sấu về đây. Bà con coi sấu lội có hàng
dưới sông mình nè! Một đời người mới có một lần.


Dưới sông, Tư Hoạch ngồi trên xuồng, bơi nhè nhẹ như đi dạo mát.
Tiếp theo lái xuồng là một bầy sấu, con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như
khúc cây khô dài. Mỗi con sấu, hai chân sau thúc ké trên lưng, hai chân trước tự do,
quạt nước cầm chừng như tiếp sức với Tư Hoạch để đẩy chiếc bè quái dị kia đi nhẹ
nhàng...
(Hương rừng Cà Mau- Sơn Nam)
Văn bản 3:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
(Quê hương- Tế Hanh)
Văn bản 4:
Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới khi từ
biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của
người mẹ. lớn lên với những bài đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động,
những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến
thành thị. Người Việt Nam chúng ta cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng
theo với những diệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.
(Phạm Tuyên, Các bạn trẻ đến với âm nhạc,
NXB Thanh niên, Hà Nội, 1982)
Văn bản 5:
…Sống xa gia đình, xa Tổ quốc, chúng tôi mong thư nhà như “trẻ mong mẹ đi
chợ về”. Nhưng mỗi lần người đưa thư đến, bên cạnh niềm vui là sự xấu hổ. Những lá
thư từ quê nhà gửi sang đủ loại. Cái to cái nhỏ, cái giấy trắng, cái giấy đen. Nhiều bì thư
được dán bằng giấy vở học sinh nhem nhuốc. nhiều trường hợp tem dán kín cả hai mặt

bì thư.
Công nhân bạn hỏi chúng tôi: “Ở nước các bạn không có nhà máy in bao thư
ư?” Chúng tôi đỏ mặt.
Đề nghị ngành bưu điện nên phát hành loại bì thư in sẵn tem như nước các bạn
thường làm.
(Võ Hoài Nam)
Văn bản 6:
Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh "đắt" trời cho
như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền
in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng
hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như
tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn
qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình
thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa
và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối,
trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào?
(Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu)


CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
PCNN
sinh hoạt
(Thư từ, Nhật
ký, Tin nhắn…)

PCNN
nghệ thuật
(Thơ,Truyện,
Kí, Kịch…)


- Tính cụ thể
- Tính cảm xúc
- Tính cá thể

- Tính hình
tượng
- Tính truyền
cảm
- Tính cá thể
hóa

PCNN
chính luận
(Tuyên ngôn,
Bình luận, Xã
luận…)
- Tính công
khai về quan
điểm chính trị
- Tính chặt chẽ
trong diễn đạt
và suy luận
- Tính truyền
cảm, thuyết
phục

PCNN
báo chí
(Bản tin,

Phóng sự,
Phỏng vấn….)
- Tính thông
tin, thời sự.
- Tính ngắn
gọn
- Tính sinh
động, hấp
dẫn

PCNN
khoa học
(Luận án,
SGK, Sách báo
khoa học…)
- Tính khái
quát, trừu
tượng
- Tính lí trí,
logic
- Tính khách
quan, phi cá
thể

PCNN
hành chính
(Quyết định,
Đơn từ, Biên
bản…)
- Tính khuôn

mẫu
- Tính minh
xác
- Tính công
vụ

BÀI TẬP VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
Đọc kỹ các văn bản sau đây và xác định phong cách ngôn ngữ của từng văn bản:
Văn bản 1:
Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có các dạng như:
mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương.
(Wikipedia - Bách khoa toàn thư)
Văn bản 2:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác heo may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
(Đất nước- Nguyễn Đình Thi)
Văn bản 3:
Ngày 6-6, lần đầu tiên ở Việt Nam êkip y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế với sự hỗ
trợ của chuyên gia Bệnh viện Saint Vincent (Úc) đã thực hiện ghép tim nhân tạo bán phần
(heartware) cho ngư dân Hoàng Quốc Biên (39 tuổi, quê xã Ngư Thủy Trung, Lệ Thủy,
Quảng Bình) bị mắc bệnh cơ tim giãn giai đoạn cuối. Sau hơn nửa tháng phẫu thuật, anh
Hoàng Quốc Biên đã hoàn toàn bình phục.
...Về kỹ thuật ghép tim nhân tạo bán phần, GS Phú cho biết một thiết bị nhân tạo
được gắn kết vào tim người bệnh nhằm hỗ trợ chức năng cho một phần quả tim (tâm thất trái
hoặc tâm thất phải) đang bị suy yếu, giãn cơ tim giai đoạn cuối.
Khác với việc ghép tim nhân tạo toàn phần là phải cắt bỏ quả tim bệnh nhân rồi cấy
vào đó một quả tim nhân tạo có đủ chức năng của một quả tim, tim nhân tạo bán phần có
nguồn điện cung cấp từ bên ngoài, tạo nên lực từ trường làm quay các cánh quạt được gắn

nam châm bên trong quả tim nhân tạo. Nó hỗ trợ sức đẩy dòng máu, bơm máu lưu chuyển
qua các kháng lực trong hệ tuần hoàn của người bệnh.
(Theo Ca ghép tim nhân tạo đầu tiên thành công- Nguyên Linh,
Báo Tuổi trẻ ngày 26/06/2014)


Văn bản 4:
Tôi thích thú tinh thần có mức độ, ứng xử vừa phải của đạo Nho. Không cường điệu
lên và yêu hết mọi người ngang nhau, mà bảo phải yêu bố mẹ mình, vợ con mình đã rồi mới
đến yêu người khác. Lấy ân báo ân nhưng cũng không đến mức lấy ân báo oán, mà báo oán
thì lấy công bằng mà xử lí, nhận rõ điều gì là phi pháp, nhưng không nhẫn tâm đến mức tố
cáo bố mẹ với nhà chức trách. Vì cao hơn pháp luật là tình người, là lòng nhân.
Thế nào là nhân? Cả đạo Nho xoay quanh một chữ. Nhân là tính người, khác với thú
vật. Nhân là tình người, nối kết người này với người khác. Có tự kiềm chế, khắc kỉ, khép
mình vào lễ nghĩa mới nên người. Có mở rộng tầm nhìn, lấy “văn” mà tô đẹp mới thành
người. Có thấu hiểu bản thân, tri thiên mệnh mới là con người trưởng thành.
(Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại- Nguyễn Khắc Viện)
Văn bản 5:
Cây trong vườn nhà ông Bằng tốt tươi hơn ở những nơi khác. Kể từ khi xuân sang,
trên lá cành của chúng đã thấy có sự hăm hở khác lạ. Giờ thì nhãn đã ra hoa. Lặng lẽ, trên
những chòm lá cao tít, hồng bấy lá non, hoa ngoi lên, ngầu ngầu một sắc nắng nhẹ, như
phấn thông vàng. Hoa gọi ong. Cây mít bật những chồi hoa cánh mở đầy đặn. Rồi sấu. Rồi
vải. Lạ, vải kết quả từ lúc nào mà nhanh vậy. Một sớm mai trở dậy, đứng dưới gốc sấu hoa
rụng đầy, mịn xanh như bột đậu đồ, ngẩng lên cành vải đã thấy những chùm quả non nho
nhỏ, xanh như ngọc.
…Vào đêm, đứng ở vườn cây mới thấy sự kì ảo của hương cây, hương hoa. Trong thanh
lặng, hoa các loài từ cúc, nhài đến nhãn, vải bốc toả, thơm nồng dậy. Không khí trong sạch,
tĩnh mịch lạ, đến nỗi thấy phảng phất cả một dải hương hoàng lan từ đầu phố về họp hội; và
dường như có thể nghe thấy tiếng ngọn mướp hương Phượng và chị Hoài gieo đêm ba mươi
Tết vươn mình, với những cánh tay mảnh như tơ, bắt cành leo lên giàn.

(Ma Văn Kháng- Mùa lá rụng trong vườn)

Văn bản 6:
Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ
được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay
một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt mở đăm
đăm nhìn qua bóng đêm? Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tương đẹp, cả
những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này.
Rồi cảnh chia ly, cảnh đau buồn cũng đến nữa… Đáng trách quá Thuỳ ơi! Th. có nghe tiếng
người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiến
thắng.
(Nhật ký Đặng Thùy Trâm)
Văn bản 7:
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày vừa qua trên địa bàn các tỉnh miền
núi phía Bắc đã có mưa to đến rất to, gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt trên diện rộng,
thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân, nhất là tại các tỉnh Hà Giang, Lạng
Sơn, Lai Châu.
…Để khẩn trương khắc phục hậu quả mưa, lũ, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống,
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh:
- Tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại; hỗ trợ cứu chữa người bị thương,
mai táng người thiệt mạng; cứu trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm cho các hộ dân
bị mất nhà cửa, đảm bảo không để người dân nào bị đói, khát;
- Tiếp tục rà soát, chủ động di dời các hộ dân ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ
ống, lũ quét để đảm bảo an toàn tính mạng….,


2. Bộ Y tế chủ động chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở triển khai các phương án đảm bảo vệ sinh
môi trường vùng bị ngập lũ;…
3. Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông…

(Theo Công điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khắc phục hậu quả của bão số2
ngày 23/07/2014)

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
1. Các biện pháp tu từ từ vựng:từ thi ca, từ cũ, từ Hán Việt, từ mượn, từ thuần Việt
2. Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa:
- So sánh

- Nhân hóa
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
- Phóng đại
- Nói giảm
- Chơi chữ
- Tương phản
3. Các biện pháp tu từ cú pháp:
- Câu đơn đặc biệt
- Điệp ngữ, liệt kê, trùng điệp cú pháp…
- Đảo, lặp đầu, lặp cuối
- Câu hỏi tu từ
3. Các biện pháp tu từ văn bản: Hòa hợp, Tương phản, Quy định
4. Các biện pháp tu từ ngữ âm:
- Điệp phụ âm đầu
- Điệp vần
- Điệp thanh
- Tượng thanh,
5. Các biện pháp tu từ văn tự:
- Nhóm viết chữ: chữ hoa tu từ, chữ cái tu từ, chữ in tu từ
- Nhóm dùng dấu câu: chấm tu từ, phẩy tu từ, gạch nối tu từ….
6. Các biện pháp tu từ đồ hình:

-Nhóm phân tách đoạn, câu gồm: phân đoạn lớn, phân đoạn nhỏ, phân tách câu
- Nhóm trình bày văn bản gồm: chuyển đổi đồ hình, trình bày văn bản, khước từ các phương
tiện đồ hình


BÀI TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU
Đề 1:
Đọc kỹ đoạn thơ và trả lời những câu hỏi sau:
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?
1. Bức tranh về quê hương Kinh Bắc những ngày bình yên được miêu tả bằng những
hình ảnh nào? Qua đó, nhà thơ thể hiện cảm xúc gì?
2. Xác định biện pháp tu từ và ý nghĩa của hình ảnh thơ “Mẹ con đàn lợn âm
dương/Chia lìa đôi ngả/ Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã/ Bây giờ tan tác về đâu?”.
3. Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm của anh/ chị với quê hương đất nước.
Đề 2:
Ông Bằng soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cái cà vạt, ho khan một tiếng, dịch chân

lại trước mặt bàn thờ.
(…) Ngước mái đầu hói, diềm tóc lơ thơ đã bạc hết, ông Bằng chắp hai tay trước ngực.
Khói hương và khung cảnh trầm tĩnh đưa hiện tại về quá khứ. Thoáng cái, ông Bằng như
quên hết xung quanh và bản thể. Dâng lên trong ông cái cảm xúc thiêng liêng rất đỗi
quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhoà, phiêu diêu lãng đãng gần xa, ẩn hiện tầng tầng
lớp lớp những ảnh hình khi tỏ khi mờ, chập chờn như trong chiêm bao. Thưa thầy mẹ đã
cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn văng vẳng nghe đâu đây
lời giáo huấn của ông cha, tiên tổ. Con vẫn đinh ninh ghi khắc công ơn sinh thành
dưỡng dục của thầy mẹ, gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, con như thấy từ trong tâm linh,
huyết mạch sự sinh sôi nảy nở, phúc thọ an khang của cháu con đời đời nối tiếp trong
cộng đồng dân tộc yêu thương. …
… Trong giây lát, nhập vào dòng xúc động tri ân tiên tổ và những người đã khuất,
ông Bằng lâng lâng trong những hoài niệm hư ảo, thoát trần. Nhưng, quá khứ không cắt
rời với hiện tại, tổ tiên không tách rời với con cháu, tất cả liên kết thành một dòng mạch
bền chặt thuỷ chung, bởi vậy, chỉ lát sau trở về với những người đang sống và khoảng
khắc hiện tại, mắt ông bỗng cay sè. Ông vội cúi xuống, lật bật những lời cầu khấn thành
kính và run rẩy:
- Hôm nay, ngày ba mươi tháng Chạp năm Bính Tuất, buổi tất niên, con cùng các nam
tử, nữ tử, tôn tử…
(Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng, NXB Phụ nữ, Hà Nội,1985)
Đọc kỹ đoạn văn và trả lời những câu hỏi sau:


1. Không khí ngày Tết cổ truyền của dân tộc trong gia đình ông Bằng được thể hiện
qua những yếu tố nào?
2. Dòng tâm tư của ông Bằng trước bàn thờ được thể hiện bằng các từ láy nào? Nêu
hiệu quả biểu đạt của chúng.
3. Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý thức bảo vệ truyền thống
văn hóa của dân tộc.
Văn bản 3:

Ngày 6-6, lần đầu tiên ở Việt Nam êkip y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế với sự hỗ
trợ của chuyên gia Bệnh viện Saint Vincent (Úc) đã thực hiện ghép tim nhân tạo bán
phần (heartware) cho ngư dân Hoàng Quốc Biên (39 tuổi, quê xã Ngư Thủy Trung, Lệ
Thủy, Quảng Bình) bị mắc bệnh cơ tim giãn giai đoạn cuối. Sau hơn nửa tháng phẫu
thuật, anh Hoàng Quốc Biên đã hoàn toàn bình phục.
...Về kỹ thuật ghép tim nhân tạo bán phần, GS Phú cho biết một thiết bị nhân tạo
được gắn kết vào tim người bệnh nhằm hỗ trợ chức năng cho một phần quả tim (tâm thất
trái hoặc tâm thất phải) đang bị suy yếu, giãn cơ tim giai đoạn cuối.
Khác với việc ghép tim nhân tạo toàn phần là phải cắt bỏ quả tim bệnh nhân rồi cấy
vào đó một quả tim nhân tạo có đủ chức năng của một quả tim, tim nhân tạo bán phần có
nguồn điện cung cấp từ bên ngoài, tạo nên lực từ trường làm quay các cánh quạt được
gắn nam châm bên trong quả tim nhân tạo. Nó hỗ trợ sức đẩy dòng máu, bơm máu lưu
chuyển qua các kháng lực trong hệ tuần hoàn của người bệnh.
(Theo Ca ghép tim nhân tạo đầu tiên thành công- Nguyên Linh,
Báo Tuổi trẻ ngày 26/06/2014)
Đọc kỹ đoạn văn và trả lời những câu hỏi sau:
1. Nêu những nội dung của văn bản trên?
2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bảntrên và lí giải.
3. Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự tiến bộ của khoa học.
Văn bản 4:
Đọc kỹ đoạn thơ và trả lời những câu hỏi sau:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi

Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố
(Thuyền và biển- Xuân Quỳnh, Chồi biếc, Nxb Văn học, 1963)
1. Hình ảnh Biển bạc đầu thương nhớ và Lòng thuyền đau - rạn vỡ
diễn tả tâm trạng gì?
2. Đoạn thơ đã sử dụng những phép điệp nào? Hiệu quả nghệ thuật của nó.
3. Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình yêu của giới trẻ hiện nay.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×