Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nghề luật và phương pháp học luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.23 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU
II.NỘI DUNG
1.Tổng quan về làm việc nhóm
1.1.

Khái niệm

1.2.

Hình thành và phát triển nhóm

1.3.

Lợi ích khi làm việc theo nhóm

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến làm việc nhóm
2.1.Yếu tổ chủ quan
2.1.1.Nhóm trưởng
2.1.2.Quy mô của nhóm
2.1.3. Cách thức làm việc của nhóm
2.1.4. Mục tiêu của nhóm
2.2. Yếu tố khách quan
2.2.1.Điều kiện làm việc nhóm
2.2.2. Công cụ hỗ trợ
3.Một số vấn đề thường gặp trong làm việc nhóm ở sinh viên hiện nay và giải
pháp :
3.1.Một số vấn đề chung
3.2. Giải pháp
III.KẾT LUẬN



I.MỞ ĐẦU
Con người là một sinh vật xã hội, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể
sống và làm việc một mình. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn mình với một
nhóm cơ bản nhất : Gia đình. Sau đó khi lớn hơn, bước vào nhà trường chúng ta
sẽ có những người bạn và nếu phù hợp sẽ tạo thành các nhóm bạn. Nhờ các hoạt
động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân, thu nạp những
kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp phần vào các hoạt động đem
lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng. Ngay từ xưa, ông
bà ta cũng có câu : “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi
cao”
II.NỘI DUNG
1.Tổng quan về làm việc nhóm
1.1Khái niệm
Làm việc nhóm là tập hợp 2 hoặc nhiều người vào thành một nhóm để hoàn
một công việc, một mục tiêu nhất định.Làm việc nhóm không đơn giản chỉ là một
tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một
nhà quản lý. Nó có nghĩa là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ
sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu
chung.
Một nhóm có thể hình thành theo nhiểu cách khác nhau: Các nhóm bạn học
tập có khi hình thành do sự chỉ định của thầy cô, nhóm sở thích hình thành do sự
rủ rê nhau, và các nhóm làm việc trong một cơ quan, đơn vị là do sự tuyển dụng
theo nhu cầu của đơn vị đó. Vì thế, có những nhóm hình thành và gắn kết rất lâu,
nhưng cũng có những nhóm chỉ hoạt động cùng nhau trong một thời điểm nào đó.


Làm việc nhóm hiện nay được xem như một phương pháp học tập hiệu quả,
giúp các thành viên hướng tới một mục tiêu chung, đóng góp ý kiến và đưa ra sản
phẩm của quá trình hoạt động nhóm - sản phẩm của trí tuệ tập thể.

1.2.Hình thành và phát triển nhóm
Quá trình hình thành và phát triển nhóm gồm 4 bước
Bước 1: Tạo dựng: Khi được mời gọi hay đưa vào nhóm, các thành viên còn
rụt rè, và tìm kiếm những vị trí của mình trong nhóm, chưa bộc lộ nhu cầu cũng
như năng lực cá nhân.. Một điều không thể thiếu là các thành viên sẽ thử khả năng
lãnh đạo của trưởng nhóm. Thông thường hầu như không có nhóm nào có được
sự tiến bộ trong giai đoạn này.
Bước 2: Công phá : Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất của mỗi nhóm. Các
thành viên thường cảm thấy thiếu kiên nhẫn với việc thiếu sự phát triển của công
việc, nhưng họ vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc như một nhóm thật sự. Họ có
thể sẽ tranh cãi về những công việc được giao vì phải đối mặt với những điều
trước đây họ chưa bao giờ nghĩ tới và khiến họ cảm thấy không thoải mái. Tất cả
“sức mạnh” của họ dành để chĩa vào các thành viên khác, thay vì tập trung lại và
hướng tới mục tiêu chung.
Bước 3: Ổn định : Trong suốt giai đoạn này, các thành viên trong nhóm
quen dần và điều hoà những khác biệt giữa họ. Sự xung đột về tính cách và ý kiến
giảm dần và tính hợp tác tăng lên. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn cho công
việc và bắt đầu có sự tiến bộ đáng kể trong hiệu quả công việc.
Bước 4: Hoàn thiện: Ở giai đoạn này, các thành viên đã hiểu và thích nghi
được với điểm mạnh và yếu của từng người trong nhóm mình và biết được vai trò
của họ là gì. Mọi người đã cởi mở và tin tưởng nhau hơn, rât nhiều ý kiến hay
được nêu ra thảo luận vì họ không còn e ngại như lúc đầu. Họ linh hoạt sử dụng


quyết định của mình như một công cụ để hiện thực hoá những ý tưởng, ưu tiên
những nhiệm vụ cần thiết và giải quyết những vấn đề khúc mắc. Rất nhiều việc
được hoàn thiện và sự gắn bó giữa các thành viên trong nhóm là rất cao.
1.3.Lợi ích khi làm việc theo nhóm :
- Làm việc theo nhóm góp phần xây dựng tính đồng đội, phát huy cao khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân và sự đoàn kết của tập thể.Từ đó hiệu quả công

việc cao hơn và thời gian hoàn thành công việc sẽ ngắn hơn nếu các thành viên
trong nhóm biết phối hợp với nhau.
- Làm việc nhóm giúp mỗi người rèn luyện được các kĩ năng cơ bản nhưng
vô cùng cần thiết trong cuộc sống như : lắng nghe, tiếp thu học hỏi, đoàn kết, tìm
ra được thế mạnh của bản thân và phát huy trong môi trường phù hợp.
- Học tập và làm việc theo nhóm đồng nghĩ với việc phải bàn bạc, tranh luận
để tìm ra hướng đi phù hợp cho cả nhóm. Đó cũng chính là cơ hội tăng khả năng
hòa nhập, phát triển tư duy, tiếp thu được nhiều nguồn kiến thức mới.
2.Các yếu tố ảnh hưởng đến làm việc nhóm
2.1.Yếu tố chủ quan :
2.1.1.Nhóm trưởng :
Nhóm trưởng ( teamleader) là người đứng đầu của một nhóm, chịu trách
nhiệm quản lí các thành viên của nhóm mình và điều hành nhóm để hoàn thành
công việc đã đề ra. Chính vì vậy, trong làm việc nhóm, vai trò của nhóm trưởng là
vô cùng quan trọng
- Tập hợp các cá nhân xuất sắc : “ Một người giỏi bằng ba người trung
bình”, việc tập hợp được những cá nhân xuất sắc, có năng lực chuyên môn là
trọng trách hết sức quan trọng của nhóm trưởng.Đây là một trong những yếu tố
quan trọng quyết định thành quả làm việc của nhóm.


- Phân công công việc khoa học, phù hợp : Phân công nhiệm vụ phù hợp
với khả năng và động cơ của từng thành viên, đó là một sự đảm bảo chắc chắn
cho các nhiệm vụ được hoàn thành hiệu quả nhất. Khi đặt một người vào đúng vị
trí của họ, trao cho họ vũ khí sở trường, công việc đảm bảo sẽ được thực hiện rất
xuất sắc.
- Kiểm soát và điều chỉnh kịp thời : Là nhóm trưởng, đòng nghĩa với việc
quản lý sát sao mọi hoạt động của nhóm để có những điều chỉnh hợp lý. Không
chỉ điều chỉnh công việc, nhóm trưởng còn phải điều chỉnh mối quan hệ giữa các
nhóm viên, kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nội bộ để hóa giải, không để

chúng ảnh hưởng đến công việc.Sự tự ý thức trong nhóm là điều cốt yếu, các
thành viên cần thường xuyên đóng góp ý kiến, trình bày quan điểm của mình. Các
buổi thảo luận công khai, có quy mô là rất cần thiết.
- Nhắc nhở thường xuyên và kiểm tra sự thực hiện : Sự minh bạch, rõ
ràng trong việc truyền đạt thông tin cho cả nhóm là điều kiện rất quan trọng để
thành công. Một dự án thường gặp nhiều thay đổi so với kế hoạch trong quá trình
triển khai, mỗi thành viên cần nắm bắt kịp thời những điều chỉnh, tránh sự nhận
thức mơ hồ. Tập thể nhóm cần được thông tin về bất kỳ một sự thay đổi nào, từ
đó có thể tránh những va chạm làm ảnh hưởng đến công việc và nhiệm vụ của họ.
Cần chắc chắn rằng các thành viên có sự nhận thức đầy đủ như nhau về những gì
cần hoàn thành và mọi người luôn gắn kết với nhau. Bên cạnh đó, nhà quản trị
luôn phải cập nhật những thông tin phản hồi. Có như vậy, hoạt động của nhóm
mới thực sự mang lại hiệu quả tối ưu.
 Từ những vai trò quan trọng của nhóm trưởng đã nêu trên, có thể thấy nhóm
trưởng là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả làm việc nhóm. Nhóm
hoạt động có tốt hay không, hoàn thành công việc đunhs thời hạn và đạt hiệu quả
cao hay không phụ thuộc rất lớn vào sự điều hành chỉ huy của nhóm trưởng.


2.1.2. Quy mô của nhóm :
Quy mô của nhóm cũng là một trong những yếu tố chủ quan tác động trực
tiếp đến hiệu quả làm việc nhóm. Theo nghiên cứu, nhóm có ít người thì hiệu quả
làm việc sẽ cao hơn, các thành viên tập trung đóng góp ý kiến hơn so với nhóm có
đông người
3-6 người: Mọi người đều được nói
7-10 người: Hầu hết mọi người đều nói nhưng không đồng đều
11-18 người : có 5-6 người nói rất nhiều, 3-4 người thỉnh thoảng nói vài
câu
19-30 người : có 3-4 người trấn áp
Trên 30 người : có rất ít sự tham gia

Tình trạng trên xảy ra là bởi vì khi làm việc tập thể, chúng ta có khuynh
hướng ít cố gắng hơn là làm việc cá nhân, dẫn đến năng suất lao động bình quân
của cả nhóm sẽ nhỏ hơn năng suất lao động của từng cá nhân trong nhóm. Tại sao
vậy? Nguyên nhân là do có sự so bì bởi có người cho rằng phân công công việc
trong nhóm không đồng đều. Bên cạnh đó trách nhiệm trong công việc còn mơ
hồ, không cụ thể đến từng người nên các thành viên không có ý thức cố gắng.
Cuối cùng hiệu suất của cá nhân cũng sẽ giảm khi họ cảm thấy rằng sự đóng góp
của họ không được đánh giá đúng mức.
2.1.3.Cách thức làm việc của nhóm :
Là cách các thành viên trong nhóm phối hợp với nhau, cùng nhau đóng
góp ý kiến để giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu cuối cùng là hoàn thành công
việc đã triển khai. Nếu một nhóm cá cách thức làm việc khoa học thì kết quả thu
về đương nhiên sẽ cao hơn. Để có cách thức làm việc khoa học và hợp lí đòi hỏi
sự kết hợp ăn ý giữa nhóm trưởng trong phân công, giao phó công việc và các


thành viên trong việc hoàn thành công việc một cách có trách nhiệm nhất có thể.
Điều này đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm phải có các kỹ năng
Lắng nghe : Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành
viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự
tôn trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm.Lắng nghe không chỉ là sự tiếp
nhận thông tin từ người nói mà còn phải biết phân tích, nhìn nhận theo hướng tích
cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến
hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân.
Chất vấn : Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực. Thực tế
đây là một kỹ năng khó mà bất kỳ ai cũng cần phải rèn luyện. Chất vấn bằng
những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ.
Điều này đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng cho nhóm.
Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những
người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện

thực. Khi các thành viên trong nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là đang
đóng góp sức mình vào sự thành công trong việc tổ chức các hoạt động của nhóm.
Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế
hoạch đã đề ra. Có nghĩa là, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần đạt
được là gì, và có cùng chung khao khát hoàn thành nó. “Hãy tưởng tượng, chúng
ta đang cùng ở trên một con thuyền, tất cả đều phải cùng chèo để đưa con thuyền
về đến đích!”.
2.1.4. Mục tiêu của nhóm :
Người ta chỉ chạy nhanh và nỗ lực hết mình khi xác định được đích đến
rõ ràng. Làm việc nhóm cũng vậy. Thiết lập mục tiêu là một cách hiệu quả nhất
trong việc nâng cao năng lực thực hiện công việc của nhóm. Các mục tiêu cụ thể
đi kèm với tiêu chí đánh giá cần phải được các thành viên trong nhóm xem xét, bổ
sung và đạt được sự đồng thuận chung. Nếu nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra ban đầu


mang tính ràng buộc cao thì sẽ tác động và được cam kết mạnh mẽ bởi các thành
viên trong nhóm, thúc đẩy hiệu quả làm việc của mỗi thành viên và của cả nhóm.
Những nhiệm vũ có tính chất lỏng lẻo và phụ thuộc nhiều vào sự nhận thức, tự
giác của mỗi thành viên thì tính cam kết và khả năng kết nối sẽ yếu hơn. Mục tiêu
chung của nhóm phải cụ thể, rõ ràng, được các thành viên trong nhóm nắm vững
và cùng cam kết thực hiện.Mục tiêu xuyên suốt quá trình hoạt động để giải quyết
vấn đề của nhóm.Trong một vài trường hợp, mục tiêu của nhóm có thể thay đổi
nhưng tiêu chí đặt lên hàng đầu là nhằm đạt được hiệu quả công việc cao nhất.
Thông thường, trong hoạt động nhóm thường đặt ra mục tiêu và giải quyêt theo
quy tắc 4C : Phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong việc thiết lập mục tiêu,
đó chính là sử dụng quy tắc 4C, bao gồm
C – Clariy: Mục tiêu rõ ràng
C - Criteria: Tiêu chí đánh giá
C – Challenge: Các khó khăn cần phải giải quyết
C – Commitment: Sự đồng thuận giữa các thành viên trong nhóm.

2.2.Yếu tố khách quan
2.2.1.Điều kiện làm việc nhóm :
Điều kiện làm việc nhóm ở đây ba gồm các yêu tố khách quan tác động
đến hiệu quả công việc của nhóm như : Môi trường làm việc, thời gian, không
gian làm việc nhóm…Tuy không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu nhưng nó
cũng góp phần không nhỏ vào thành quả của quá trình làm việc nhóm. Môi
trường làm việc nhóm lí tưởng,và không gian, thời gian phù hợp sẽ tạo tâm lí
thoải mái cho các thành viên trong nhóm, tạo hiệu quả tối đa để giải quyết công


việc. Không ai muốn làm việc trong một môi trường không lành mạnh, các thành
viên không gắn kết hay phải làm việc nhóm trong khoảng thời gian không hợp lí,
gò bó ép buộc.
2.2.2.Công cụ hỗ trợ :
Công cụ hỗ trợ cũng là một trong những yếu tố khách quan tương đối
quan trọng trong quá trình làm việc nhóm. Bao gồm các phương tiện như : tài
liệu, cơ sở vật chất, các phần mềm hỗ trợ cho việc quản lí, hoạt động nhóm, vẽ sơ
đồ, tính toán dữ liệu… Có những công cụ này đồng nghĩa với việc có thêm một
cánh tay đắc lực giúp chung ta giải quyết công việc. Điển hình như tài liệu. Một
điều không thêt phủ nhận rằng làm việc nhóm là tập hợp kiến thức của tất cả
thành viên trong nhóm, là huy động từng ấy bộ não cho công việc đặt ra.Nhưng
không có nghĩa là từng ấy kiến thức đã đủ. Để công việc, vấn đề được giải quyết
một cách sâu sắc, tỉ mỉ cần sự hỗ trợ không nhỏ từ phía các tài liệu, tham khảo
kinh nghiệm từ những người đi trước…Chính vì vậy, công cụ hỗ trợ trở thành
một yếu tố tương đối quan trọng trong làm việc nhóm.
Bên cạnh đó còn một số yếu tố khách quan khác như : Nội dung công việc
được giao, người hướng dẫn, thời gian hoàn thành công việc….
3.Một số vấn đề thường gặp trong làm việc nhóm ở sinh viên hiện nay và
giải pháp :
3.1.Một số vấn đề chung

Hiện nay còn tồn tại lượng sinh viên không nhỏ tỏ ra không tích cực tỏng
hoạt động nhóm, thường có tâm lý ỷ lại cho rằng đây là công việc chung, đa phần
các bạn cho rằng cho dù các bạn không đóng góp ý kiến, công việc mà nhóm
được giao vẫn hoàn thành bởi có sự gánh vác chủ yếu của nhóm trưởng và một số


thành viên tích cực khác. Những sinh viên như thế đa phần chưa thấy được hiệu
quả của việc hoạt động theo nhóm, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến các bạn bở
lỡ rất nhiều kiến thức, bỏ lỡ nhiều cơ hội tư duy, nêu ra quan điểm cá nhân, hơn
nữa còn gây khó chịu, bất công cho những thành viên tích cực trong nhóm vì suy
cho cùng, bạn đang hưởng thành quả mà họ tốn chất xám dựng lên.
Một vấn đề gây khó khăn nữa đó chính là một số sinh viên ít chịu đưa ra ý
kiến bảo vệ quan điểm cá nhân của mình. Đa phần do tâm lí e ngại trước đám
đông hoặc không tự tin với vốn kiến thức của mình. Làm việc theo nhóm nghĩa là
các cá nhân cùng đóng góp ý kiến, quan điểm để đi đến mục tiêu giải quyết công
việc
Một tình trạng thường xuyên xảy ra nữa là các bạn còn e dè với vị trí
nhóm trưởng, cho rằng nhóm trưởng phải là người học giỏi nhất, có nhiều kiến
thức nhất. Quan điểm này cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhóm
trưởng một mình gánh bài cho cả nhóm hưởng thành quả. Việc giao cho một
người có kiến thức rộng nhất làm nhóm trưởng không phủ nhận là kết quả hoàn
thành công việc sẽ tốt, điểm số của nhóm sẽ cao nhưng về bản chất thì chưa phát
huy được hiệu quả của làm việc theo nhóm. Biết đâu một trong số những thành
viên của nhóm cũng có khả năng làm nhóm trưởng, nhưng chưa có dịp thể hiện tố
chất của bản thân, hay biết đâu người học giỏi nhất chưa chắc đã là người quản lí
nhóm giỏi nhất, chưa chắc đã biết phân công công việc và thời gian hợp lí bằng
các bạn còn lại??
Ngoài ra còn nhiều yếu tố phụ ảnh hưởng đến tình trạng làm việc nhóm
của sinh viên ngày nay như yếu tố về kỹ năng, đoàn kết hỗ trợ nhau, hay sự nhận
thức về tầm quan trọng của làm việc theo nhóm…

3.2.Một số giải pháp :


- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của làm việc nhóm
- Thống nhất rõ ràng về cách làm việc trong nhóm
- Xác định các mục tiêu cụ thể
- Linh hoạt trong cách giải quyết các vấn đề, đi theo nhiều hướng khác
nhau để tìm ra cách giải quyết phù hợp, tôn trọng và tiếp thu ý kiến đóng góp của
mọi thành viên trong nhóm
- Phân công việc rõ ràng, cụ thể, công bằng và phù hợp cho từng thành viên
- Kiểm tra, đánh giá từng giai đoạn của công việc
- Mỗi cá nhân phải có tinh thần trách nhiệm cao, nhận thức được vai trò của
mình trong nhóm và hoàn thành đúng hẹn công việc được giao
- Các thành viên đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng lắng nghe và tiếp thu ý
kiến, tranh luận , bảo vệ quan điểm cá nhân dựa trên sự tôn trọng người khác,
không bảo thủ
- Có sự tương tác nhiều hơn giữa giảng viên-sinh viên, người giao việc và
nhóm làm việc
III.KẾT LUẬN :
Làm việc nhóm là một trong những cách tổ chức làm việc đem lại hiệu quả cao
nhất là đối với sinh viên- tầng lớp giới trẻ năng động và đầy sáng tạo. Đánh giá
đúng những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm sẽ giúp mõi thành viên
ý thức được trách nhiệm của bản thân và tầm quan trọng của làm việc nhóm, góp
phần nâng cao hiệu quả làm việc. Hiệu quả của làm việc nhóm chịu tác động của


cả yếu tố chủ quan và khách quan, chính vì vậy cần phải thực hiện đồng bộ các
biện pháp để tăng hiệu suất làm việc, thu được kết quả như mong muốn.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. Trang Ami ( 2012), Bí quyết viết luận ( assignment) đúng và hay,
/>


×