Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Diễn biến – Kết quả Ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.66 KB, 10 trang )

 Diễn biến – Kết quả - Ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ
I: Mở Đầu
+) Tình Hình Thực Tế
Cuối năm 1953, Pháp sa lầy vào trên chiến trường Đông Dương. Để tìm giải pháp đàm
phán ưu thế, Henri Navarre được bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông
Dương. Ngày 20/11/1953, Pháp bắt đầu nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, và xây dựng nơi
đây thành pháo đài bất khả xâm phạm.
Lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ tinh nhuệ và được trang bị vũ khí tối tân với hệ thống
phòng ngự liên hoàn. Có 2 sân bay là Mường Thanh và Hồng Cúm.
Tại Điện Biên Phủ, Pháp còn nhận được sự hỗ trợ rất lớn của Mỹ về hậu cần và vũ khí.
Trong ảnh, máy bay vận tải hạng nặng C119 của Mỹ chuẩn bị cất cánh chở hàng giúp
Pháp.

Thực dân Pháp được sự giúp đỡ của
Mĩ (về vũ khí, đô la, chuyên gia quân
sự) đã xây dựng tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ kiên cố vào bậc nhất
ở chiến trường Đông Dương
- 49 cứ điểm.
- 16200 binh lính,7 đại đội bộ binh, 3
tiểu đoàn pháo binh.
- 1 phi đội gồm 12 máy bay.
- 1 đại đội xe tăng
Có 16.000 quân Pháp tại đây, được bố trí ở 3 phân khu. Phân khu Bắc gồm Him Lam, Độc
Lập, Bản Kéo. Phân khu trung tâm gồm các cao điểm phía Đông, sân bay Mường Thanh,
và các cứ điểm phía tây Mường Thanh. Phân khu Nam gồm cụm cứ điểm và sân bay Hồng
Cúm.
Với quân đông, hỏa lực mạnh, hệ thống công sự vật cản vững chắc, quân lương đầy đủ,
người Pháp cho rằng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thực sự là "pháo đài khổng lồ
không thể công phá". Pháp tin Việt Minh với cách đánh truyền thống, khó khăn vũ khí và
nhất là hậu cần sẽ dễ dàng sa lưới. Vì thế, ngay từ đầu năm 1954, Pháp cho máy bay rải


tuyền đơn thách thức Việt Minh tấn công.
+) Sự Chuẩn Bị Của VN cho cuộc triến
Về phía Đảng Lao Động Việt Nam, dù thấy trước nhiều khó khăn nhưng xác định Điện
Biên Phủ là cơ hội lớn sẽ tạo nên bước ngoặt chiến lược, từ đó chấm dứt cuộc kháng chiến
trường kỳ.


Quân đội Việt Nam tham gia chiến dịch tuy nhiều hơn quân Pháp, song về hỏa lực và
phương tiện chiến tranh thì quân Pháp có ưu thế. Mặt khác, Pháp được bảo vệ trong hệ
thống công sự trận địa vững chắc. Nếu không có phương án tác chiến đúng đắn thì khó có
thể thắng địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Trận này
rất quan trọng phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không
đánh".
Ngày 14/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra phương án "đánh nhanh, giải
quyết nhanh" và dự định ngày nổ súng là 20/1. Phương án này đặt kế hoạch tiêu diệt Điện
Biên Phủ trong 3 ngày đêm bằng những đợt tiến công ồ ạt. Song một đơn vị đại bác vào
trận địa chậm và kế hoạch bị lộ nên lịch tấn công dời đến ngày 26/1. Ngày đêm 25/1, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã suy nghĩ và đưa ra "quyết định khó khăn nhất trong đời cầm
quân", chuyển từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh", sang "đánh chắc, tiến chắc", đánh dài
ngày theo kiểu bóc vỏ từng cứ điểm đối phương.

Để khắc phục vấn đề hậu cần, Đảng Lao động Việt Nam đã huy động tối đa sức người, sức
của. Dân quân tham gia chiến dịch lên đến 260.000, cao gấp nhiều lần bộ đội chiến đấu.
Tính tổng cả chiến dịch đã huy động tới 12 triệu ngày công. Trong ảnh, công an bảo vệ
dân quân mở đường cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bên cạnh xe cơ giới, chiến dịch Điện Biên Phủ đã huy động hơn 20 nghìn chiếc xe đạp thồ
tham gia vận chuyển hàng hóa, vũ khí. Ban đầu, một xe chỉ chở được 100 kg, nhưng sau
cải tiến thêm tay ngai, quấn lốp, mỗi xe chở được trên 200 kg, có xe 300 kg
Đường vận chuyển trên sông Nậm Na cũng được khai thông. Dân công đã đóng được
11.600 bè gỗ, tổ chức vận chuyển được 1.700 tấn gạo. Để chống chọi với thời tiết núi rừng

khắc nghiệt, các đơn vị bộ đội tổ chức ăn sạch, ở sạch, dựng bếp Hoàng Cầm, tăng gia sản
xuất. Vì thế trong chiến dịch sức khỏe bộ đội tốt, không có dịch bệnh xảy ra.


Hơn hết, Pháp không ngờ Việt Nam đã gỡ lựu pháo 105 mm và pháo cao xạ 37 mm, dùng
sức người kéo vào lòng chảo Điện Biên Phủ. Quân đội Việt Minh cũng xây dựng được hệ
thống giao thông hào chằng chịt hơn 400 km, và ngày càng khép chặt vòng vây quân Pháp.
Để đem đến quyết định thắng lợi trên đồi A1, quân đội Việt Nam đã gỡ mìn, lấy thuốc nổ,
chuẩn bị khối bộc phá 1000 kg.

II: Diễn Biến Của Chiến Dịch Điện Biên Phủ
Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ: (07/5/1954)
- Ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta được lệnh mở cuộc đại tiến công vào tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ.
Chiến dịch đã diễn biến thành ba đợt:
a-Đợt thứ nhất: quân ta tiêu diệt các vị trí vòng ngoài của địch ở phía bắc và đông bắc, cụ
thể là tiêu diệt vị trí Him Lam và toàn bộ phân khu bắc.
b-Đợt thứ hai: dài hơn hết và ác liệt hơn hết: quân ta tiêu diệt khu vực phòng ngự then
chốt của phân khu trung tâm của địch, đánh chiếm các ngọn đồi phía đông, chiếm lĩnh sân
bay, tạo thành một vòng vây lửa xung quanh địch, từng bước thắt chặt vòng vây lại, thu
hẹp phạm vi chiếm đóng, thu hẹp vùng trời của địch, đi đến triệt hẳn nguồn tiếp viện và
tiếp tế của địch.
c-Đợt thứ ba: thời gian ngắn hơn: do các điều kiện thuận lợi đã được tạo nên đầy đủ,
quân ta đánh chiếm điểm cao cuối cùng ở phía đông và chuyển sang tổng công kích tiêu
diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đợt tiến công thứ nhất: tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam và toàn bộ phân khu bắc.
Trung tâm đề kháng Him Lam là một trung tâm phòng ngự kiên cố nhất của địch. Vị trí
này thuộc phân khu trung tâm, cách Mường Thanh 2,5km, có nhiệm vụ che chở cho phân
khu trung tâm và án ngữ con đường từ Tuần Giáo đến Điện Biên, ngăn chặn hướng tiến
công chính của quân ta từ ngoại vi Điện Biên Phủ. Him Lam do một tiểu đoàn lê dương

tăng cường, thuộc bán lữ đoàn lê dương số 13 mà địch cho là một trong những đơn vị
thiện chiến nhất của chúng chiếm giữ. Địch bố trí thành ba cứ điểm yểm hộ lẫn nhau, có
trận địa phòng ngự vững chắc, có nhiều hỏa điểm lợi hại và cả một hệ thống công sự phụ
bằng mìn và dây thép gai bố trí thành bãi, có nơi rộng đến 100 – 200 mét.
Nhiệm vụ của quân ta trong đợt một là tiêu diệt cả ba trung tâm đề kháng vòng ngoài đột


xuất hơn hết của địch, tiêu diệt một bộ phận sinh lực, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của
chúng, tạo điều kiện cho quân ta thắt chặt vòng vây và mở cuộc tiến công vào khu trung
tâm. Đây là những trận đánh địch trong công sự vững chắc đầu tiên của chiến dịch Điện
Biên Phủ.
17 giờ, ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng tiến công trung tâm đề kháng Him
Lam.
Đúng 17 giờ, cuộc tiến công vào trung tâm đề kháng Him Lam bắt đầu. Bộ binh và pháo
binh phối hợp khá chặt chẽ. Sau một giờ chiến đấu, quân ta tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm
đầu tiên; sau hai giờ, ta tiêu diệt cứ điểm thứ hai. Cuộc chiến đấu ở cứ điểm thứ ba về phía
tây bắc diễn ra gay go.
Đêm 14 rạng ngày 15 tháng 3 năm 1954, quân ta mở cuộc tiến công vào trung tâm đề
kháng đồi Độc Lập.
3 giờ 30 phút sáng ngày 15 tháng 3 năm 1954 mới bắt đầu. Cuộc chiến đấu kéo dài đến
mờ sáng, đến 6 giờ 30 phút thì quân ta tiêu diệt hoàn toàn trung tâm đề kháng đồi Độc
Lập, diệt gọn tiểu đoàn Bắc Phi tăng cường, bắt sống gần 300 tên, trong đó có tên quan tư
chỉ huy cứ điểm, thu toàn bộ vũ khí.
Trung tâm đề kháng thứ ba về phía tây bắc, tức là vị trí Bản Kéo trở nên cô lập, bị quân ta
uy hiếp mạnh. Trong khi một đơn vị chủ lực của ta đang xúc tiến việc chuẩn bị để tiêu diệt
vị trí Bán Kéo thì quân địch ở đây đã rất hoang mang. 15 giờ ngày 17 tháng 3 năm 1954,
pháo binh của ta bắn 20 phát vào Bản Kéo. Mặc dù bọn chỉ huy người Pháp ra sức khống
chế lính ngụy, nhưng binh lính người Thái đã lợi dụng lúc bọn chỉ huy chui xuống hầm ẩn
nấp, mang cả vũ khí kéo ra hàng. Địch cho xe tăng đuổi theo toán quân ngụy; pháo binh
của ta đã bắn chặn để yểm hộ cho số hàng binh nói trên, buộc xe tăng của địch phải lùi lại.

Hai trận đầu của chiến dịch là hai trận thắng lợi giòn giã. Trung tâm đề kháng Him Lam và
toàn bộ phân khu bắc của địch đã bị tiêu diệt.
Đợt tiến công thứ hai: đánh chiếm các ngọn đồi phía đông, đánh chiếm sân bay, triệt
đường tiếp tế và tiếp viện, thắt chặt vòng vây, từng bước thu hẹp phạm vi chiếm đóng và
vùng trời của phân khu trung tâm.
Nhiệm vụ đề ra cho đợt tiến công thứ hai: là đánh chiếm các điểm cao phòng ngự phía
đông của phân khu trung tâm, nhanh chóng tiếp cận bao vây quân địch, thắt chặt trận địa
tiến công và bao vây, khống chế đi đến, đánh chiếm sân bay trung tâm, hạn chế và đi đến
triệt hẳn đường tiếp tế và tiếp viện của địch, tích cực tiêu diệt và tiêu hao sinh lực địch, thu
hẹp phạm vi chiếm đóng và vùng trời của chúng, tạo điều kiện chuyển sang tổng công kích
tiêu diệt toàn bộ quân địch.
Phân khu trung tâm gồm năm trung tâm đề kháng, cộng tất cả trên ba mươi cứ điểm do
bảy tiểu đoàn Âu Phi và một tiểu đoàn ngụy phòng giữ, trong đó có một số tiểu đoàn dù cơ
động. Ở đây có bộ chỉ huy chung của tập đoàn cứ điểm, các căn cứ hỏa lực chính, các đơn
vị xe tăng, các căn cứ hậu cần và sân bay trung tâm của Điện Biên Phủ, tổng cộng trên một
vạn quân. Toàn bộ phân khu nằm ở giữa cánh đồng Điện Biên Phủ.
Đêm ngày 30 tháng 3 năm 1954, đợt thứ hai của chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu với
cuộc tiến công của quân ta vào năm điểm cao phòng ngự phía đông của phân khu trung
tâm. Dãy điểm cao này là then chốt phòng ngự của địch, mất các điểm cao đó thì Điện
Biên Phủ không thể giữ được. Vì vậy mà cuộc chiến đấu trên các ngọn đồi phía đông diễn
ra hết sức ác liệt.


Đợt tiến công thứ ba: đánh chiếm điểm cao cuối cùng ở phía đông, tiêu diệt một số cứ
điểm khác của địch, thu hẹp hơn nữa phạm vi đóng quân và vùng trời của chúng, uy hiếp
mạnh tung thâm của chúng, nắm vững thời cơ tiến hành tổng công kích, tiểu diệt toàn bộ
quân địch.
Vào hạ tuần tháng 4 năm 1954, tình hình quân địch đã trở nên hết sức nguy khốn. Tuy
nhiên ở phía đông chúng vẫn còn giữ hai phần ba ngọn đồi A1 và một nữa ngọn đồi C1.
Vùng trời của chúng đã bị thu hẹp rất nhiều, nhưng chúng vẫn còn thu được một phần dù

tiếp tế do máy bay vận tải của chúng thả xuống.
Nhiệm vụ đề ra cho hoạt động mới của quân ta là đánh chiếm các điểm cao địch còn giữ
một phần ở phía đông, tiêu diệt một số vị trí ở phía này, tiêu diệt thêm một bộ phân sinh
lực địch, phát triển sâu hơn nữa trận địa tiến công và bao vây, phát huy tất cả các thứ hỏa
lực bắn phá tung thâm của địch, uy hiếp vùng trời còn lại của chúng, chuẩn bị chuyển sang
tổng công kích.
Đợt tiến công thứ ba bắt đầu trong điều kiện tình hình quân địch đã trở nên trầm trọng. Về
phía ta, tinh thần chiến đấu của bộ đội rất cao, các khó khăn về cung cấp vừa được khắc
phục, do đó, những trận chiến đấu của đợt này là những trận chiến đấu giòn giã nhất. Phần
lớn các đơn vị đều nổ súng đúng thời gian quy định, triệt để chấp hành mệnh lệnh, chiến
đấu anh dúng, hoàn thành tất cả nhiệm vụ cấp trên giao.
Đêm ngày 1-5, đợt tiến công lần thứ ba bắt đầu. Quân ta nhanh chóng tiêu diệt quân địch
còn kiểm soát một nửa đồi C1, chiếm toàn bộ ngọn đồi. Cũng trong đêm đó, quân ta đã
tiến công tiêu diệt nhanh chóng hai vị trí 305 và 505A ở dưới chân các ngọn đồi phía đông
nằm trên tả ngạn sông Nậm Rốn. Ở phía tây, vị trí 311A của địch cũng bị tiêu diệt gọn. Ở
phân khu nam, quân ta tiêu diệt một bộ phận quân địch đóng ở phía đông bắc Hồng Cúm.
Sang đêm ngày 3-5, quân ta lại tiêu diệt thêm vị trí 311B ở phía tây.
Trận địa tấn công và bao vây của quân ta càng thắt chặt lại, có nơi chỉ cách sở chi huy tập
đoàn cứ điểm chỉ có 300 mét.
Quân địch lúc bấy giờ có những dấu hiệu mở những con đường máu để phá vòng vây.
Nava và các tướng Pháp -Mỹ đã nhận thấy rằng Điện Biên Phủ sắp bị tiêu diệt đến nơi.
Chúng dự định thu thập lực lượng tổ chức thành ba cánh quân, thừa lúc ban đêm đột phá
vòng vây của ta, đánh tháo về phía Lào. Một cánh gồm các đơn vị dù rút theo hướng đông
nam; một cánh gồm các đơn vị Lê dương và Bắc Phi rút theo hướng tây. Để tạo thêm điều
kiện kế hoạch rút chạy, Nava vội vã ném một tiểu đoàn dù thuộc địa xuống Điện Biên Phủ.
Trong lúc đó, ở phía Thượng Lào, chúng sẽ cho một cánh quân tiến sang để đón. Riêng
tướng Đờ Cát và một số đơn vị được chỉ định ở lại với thương binh tại Điện Biên Phủ.
Chúng ta dã theo dõi sát ý định và sự chuẩn bị của chúng; các đơn vị của quân ta có nhiệm
vụ giữ các trận địa ở phía tây đã được lệnh kiểm soát chặt chẽ tất cả các con đường lớn và
nhỏ đi từ Điện Biên Phủ ra biên giới Việt- Lào. Sau khi đã tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện

Biên Phủ, quân ta đã bắt được bản mệnh lệnh mở cuộc hành binh đột phá vòng vây, dự
định thực hiện vào ngày 7-3-1954.
18 giờ ngày 6-5-1954, toàn bộ pháo binh mặt trận và một đại đội hỏa tiễn mới được tăng
cường bắn phá dồn dập vào bên trong tập đoàn cứ điểm.
18 giờ 45 phút, quân ta mở cuộc tiến công vào đồi A1. Ở đây, trong thời gian chuẩn bị,
công binh ta dã đào một đường hàm ngần đi sâu vào giữa ngọn đồi và đã đặt sẵn một tấn
thuốc nổ. Đượ sự phối hợp chặt chẽ của công binh, sau tiếng nổ mạnh mẽ của bộc phá,


quân ta đã chia làm nhiều mũi , từ nhiều hướng đánh vào vị trí địch, tiêu diệt toàn bộ tiểu
đoàn dù lê dương chiếm đóng ở đó. Chúng ta đã đánh chiếm điểm cao cuối cùng. Quân
địch dùng bộ binh và xe tăng ra phản kích hòng chiếm lại cứ điểm quan trọng này. Đứng
vững trên thế cao, với tinh thần quyết chiến quyết thắng, quân ta đã đánh cho địch thất bại,
phải tháo chạy về Mường Thanh.
Cũng trong đêm ấy, quân ta tiêu diệt quân địch và đánh chiếm đồi C2, đây là điểm cao phụ
nằm giữa ngọn đồi C1 và sông Nậm Rốn. Các vị trí 506 của địch ở phía bắc cầu Mường
Thanh, 310 ở phía tây cũng bị tiêu diệt. Sau các cuộc tiến công vào các cao điểm của quân
ta thắng lợi, địch đã mất tất cả các điểm cao ở phía đông, lực lượng bị tiêu diệt thêm một
phần quan trọng, phạm vi chiếm đóng bị thu lại rất hẹp, mỗi chiều chỉ còn từ bảy, tám trăm
mét đến một kilomet, tinh thần binh sĩ của chúng hoang mang đến cực độ.
Mọi điều kiện đều đã đầy đủ để chuyển sang tổng công kích. Trong khi chúng ta đang đẩy
mạnh công tác chuẩn bị, để đảm bảo thắng lợi cho cuộc tổng công kích, thì sáng ngày 7-51954, có những dấu hiệu rất đáng chú ý về tình hình địch. Những máy bay tiếp tế vũ khí
đạn dược đều quay về Hà Nội, không thả dù nữa, Chỉ còn có một số máy bay tiếp tế còn
thả ít nhiều dù lương thực. Trong lúc đó, lác đác ở một số nơi trong khu địch đóng quân, ta
phát hiện có nhiều tiếng nổ. Quân địch đang phá hủy một số vũ khí. Một số binh lính của
địch vứt súng đạn xuống sông Nậm Rốn.
Chúng ta nhận định trong hàng ngũ địch xảy ra tình trạng hỗn loạn. Bộ đội ta được lệnh
chuẩn bị sẵn sàng.
14 giờ ngày 7-5, một đơn vị của ta mở cuộc tấn công vào vị trí 507 gần cầu Mường Thanh.
Địch đối phó yếu ớt, toàn bộ binh lính địch kéo cờ trắng ra hàng. Tiếp đó, quân ta phát

triển thắng lợi tiến công tiêu diệt luôn hai vị trí 508, 509 nằm trên tả ngạn sông Nâm Rốn.
Rõ ràng, quân địch đã rối loạn, mất hết tinh thần chiến đấu, ở một số nơi đã có những lá cờ
trắng xuất hiện.
15 giờ ngày 7-5, quân ta được lệnh không chờ đến tối, nắm ngay cơ hội thuận lợi, lập tức
mở cuộc tổng công kích vào tập đoàn cứ điểm.
Các đại đoàn của ta lập tức hành động, từ phía đông và phía tây giáp công, đánh thẳng vào
sở chỉ huy của địch. Mặc dầu quân địch còn khoảng một vạn tên, tinh thần của chúng đã
hoàn toàn tan rã. Quân ta đánh đến đâu, địch giương cờ trắng hàng đến đó.
17 giờ 30 phút, quân ta đánh chiếm sở chỉ huy của địch: tướng Đờ Cát và toàn bộ bộ tham
mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị quân ta bắt sống. Toàn bộ quân địch còn lại lũ
lượt kéo nhau ra hàng. Chúng đều bị bắt làm tù binh và được đối đãi tử tế.
Lá cờ Quyết chiến, quyết thắng của quân taddax được nêu cao trên cánh đồng Điện Biên
Phủ.
Ngay đêm hôm đó, quân ta tiến công quân địch ở phân khu nam. Quân địch ở đây có trên
2.000 tên tìm đường rút chạy về phía Thượng Lào. Quân ta lập tức ra lệnh chặn bắt, đến 24
giờ, toàn bộ quân địch bị bắt làm tù binh.
Sau 55 ngày chiến đấu liên tục, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ.

III: Kết Quả


Dù quân Pháp đã phải gia tăng quân số lên đến 16.000 người, họ đã không thể nào lật
ngược thế cờ. Toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Thiệt
hại về phía Pháp là 1.747 tới 2.293 người chết, 5.240 tới 6.650 người bị thương, 1.729
người mất tích và 11.721 bị bắt làm tù binh. Toàn bộ 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3
tiểu đoàn pháo binh, 10 đại đội Quân đội Quốc gia Việt Nam bị tiêu diệt. Tổng số sĩ quan
và hạ sĩ quan bị diệt và bị bắt là 1.706, gồm 1 chuẩn tướng, 16 đại tá và trung tá, 353 sĩ
quan từ thiếu úy đến thiếu tá. Thiệt hại về phía Mỹ là 2 phi công chết và 1 bị thương.
Về không quân, Pháp bị tổn thất 59 phi cơ bị phá hủy (38 chiếc đang bay, 21 trên phi đạo),

trong đó có 3 máy bay khác bị phá hủy trước ngày 13 tháng 3 năm 1954, 2 trực thăng cũng
bị phá hủy. Ngoài ra còn có 186 phi cơ khác bị trúng đạn và hư hại ở các mức độ khác
nhau. Phía Mỹ có 1 phi cơ C-119 bị bắn rơi. Về trang bị nặng, Pháp mất toàn bộ trang bị
vũ khí, xe tăng và pháo binh ở Điện Biên Phủ. Phía QĐNDVN thu giữ 3 xe tăng, 28 đại
bác, 5.915 súng các loại, 20.000 lít xăng dầu cùng rất nhiều đạn dược, quân trang quân
dụng khác.
Thiệt hại về phía Quân đội Nhân dân Việt Nam theo hồ sơ quân y của Việt Nam là 4.020
người chết, 9.691 người bị thương, và 792 mất tích

IV: Ý nghĩa
1. Chiến thắng Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo
cơ sở căn bản đi đến ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình
ở Đông Dương
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh dấu chấm hết cho âm mưu, bản chất ngoan cố, hiếu
chiến của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trên bàn Hội nghị; buộc Chính phủ Pháp cùng các
bên tham dự Hội nghị (trừ Mỹ) ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh, lập lại
hòa bình ở Đông Dương ngày 21-7-1954.
Đây cũng là chiến thắng quyết định thắng lợi của Đảng ta trên mặt trận ngoại giao, nâng
cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần chấm dứt cuộc chiến tranh xâm
lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Ngày 10-10-1954, quân và dân ta tiếp quản Thủ đô Hà Nội, ngày 13-5-1954, tên lính viễn
chinh Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Từ đỉnh cao
của thắng lợi này, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta bước vào thời kỳ cách mạng mới.
2. Chiến thắng Điện Biên Phủ đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương
vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng và trở thành căn cứ địa cách
mạng rộng lớn, hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Những
thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như những đóng góp của hậu phương miền Bắc
đối với tiền tuyến lớn miền Nam đã củng cố lòng tin của nhân dân hai miền vào thắng lợi
cuối cùng của cuộc kháng chiến. Đây là tiền đề tất yếu dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng

chiến chống Mỹ, cứu nước (30-4-1975). Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Miền Bắc đã dốc vào
cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và
đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước
3. Chiến thắng Điện Biên Phủ khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của
Đảng và sự lớn mạnh, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam
Qua chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đảng ta đã đúc rút những kinh nghiệm quý để tiếp
tục lãnh đạo chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Đó là


truyền thống của một dân tộc đất không rộng, người không đông, vũ khí, trang bị chưa
hiện đại nhưng với ý chí quyết tâm cao, đoàn kết, đồng sức, đồng lòng vẫn có thể đánh
thắng một đế quốc to, quân đông, vũ khí trang bị hiện đại. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã
chứng minh chân lý: Trong thời đại ngày nay một nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, nếu
có một đảng mác-xít chân chính lãnh đạo với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, phát
huy được sức mạnh toàn dân tộc, được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ thì nhất định
đánh bại được các cuộc chiến tranh xâm lược của mọi kẻ thù, dù kẻ thù đó lớn mạnh hơn
gấp nhiều lần.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cho thấy sự trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân
dân Việt Nam. Từ 34 chiến sĩ với vũ khí thô sơ, tầm vông, giáo mác, dưới sự lãnh đạo,
giáo dục, rèn luyện của Đảng và Bác Hồ, quân đội ta đã không ngừng lớn mạnh. Những
bước trưởng thành của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cơ sở
để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vững tin, dám đánh, quyết đánh và đánh thắng giặc
Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
4. Chiến thắng Điện Biên Phủ chấm dứt sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp ở 3 nước
Đông Dương, mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới
Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc chính quyền Pháp phải chấm dứt chính sách cai trị thực
dân, tiến hành trao trả độc lập cho nhiều nước thuộc địa ở châu Á và châu Phi, đồng thời
xem xét lại vị thế và các chính sách của mình đối với các nước vốn là thuộc địa cũ. Chiến
thắng Điện Biên Phủ đã làm thức tỉnh và cổ vũ động viên các dân tộc bị áp bức trên thế

giới vùng lên đấu tranh giành độc lập, tự do. Gần 2 thập kỷ sau chiến thắng Điện Biên
Phủ, hàng loạt các nước ở các châu Á, Phi, Mỹ La-tinh đã lần lượt giành độc lập với hình
thức và mức độ khác nhau; phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã
hội phát triển ngày càng sâu rộng; Việt Nam trở thành nước tiên phong, là biểu tượng sáng
ngời trong phong trào giải phóng dân tộc, đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ, mở ra một trang
lịch sử mới cho nhân loại, góp phần làm thay đổi cục diện thế giới.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ, anh
dũng của quân và dân cả nước ta chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp Mỹ. Đây
là chiến thắng vĩ đại của nhân dân ta và cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị
áp bức trên thế giới.
5. Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra giai đoạn cách mạng mới để tiếp tục cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo ra những thay đổi căn bản trên tất cả các lĩnh vực: kinh
tế, chính trị, quân sự, văn hóa, ngoại giao… cho cách mạng Việt Nam và mở đầu một giai
đoạn đoạn mới, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh giải
phóng dân tộc thống nhất đất nước.
Trước yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới, Đảng ta đã phát huy tinh thần
chiến thắng của Điện Biên Phủ: “độc lập, tự chủ, quyết chiến, quyết thắng”, vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào hoàn cảnh lịch sử đất nước để từng bước xác định đường
lối nhiệm vụ của cả nước và của mỗi miền cho phù hợp. Dưới ánh sáng của đường lối
đúng, cách mạng Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, đánh bại các chiến lược
chiến tranh của đế quốc Mỹ và quân chư hầu, củng cố vững chắc chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, vị thế ngày càng cao của đất nước trên
con đường hội nhập quốc tế đã khẳng định tầm vóc, ý nghĩa và giá trị lịch sử của chiến
thắng Điện Biên Phủ.


 Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến
chông thực dân Pháp

I: Nguyên nhân thắng lợi
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp giành được thắng lợi là do các
nhân tố cơ bản sau:
• Có sự lãnh đạo của Đảng với đường lối chính trị và quân sự đúng đắn, có khối đoàn kết
nhất trí của toàn dân, có mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng. Các đảng
viên của Đảng đã xung phong gương mẫu, dũng cảm đi đầu trong cuộc chiến đấu.
• Có sự đoàn kết chiến đấu toàn dân của tổ chức, tập hợp trong Mặt trận dân tộc rộng rãi
- Mặt trận Liên - Việt, dựa trên nền tảng của khối liên minh công nhân, nông dân và trí
thức.
• Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Đây là
lực lượng trực tiếp đóng vai trò quyết định tiêu diệt trên chiến trường.
Ba bộ phận của lực lượng vũ trang Việt Nam:
 Bộ đội chủ lực
 Bộ đội địa phương
 Dân quân tự vệ.
Được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định trong "Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên
truyền Giải phóng quân"(12/1944). Ba thứ quân kế thừa và phát triển truyền thống tổ
chức quân sự của dân tộc Việt Nam (với các thành phần hương binh, quân các lộ và
quân triều đình). Trong Kháng chiến chống Pháp, ba thứ quân đã hình thành và phát
triển ngày càng hùng mạnh, mỗi người dân là một chiến sĩ. Ba thứ quân trở thành một
chiến lược quân sự quan trọng ở Việt Nam.
• Chúng ta có chính quyền dân chủ nhân dân, một chính quyền của dân, do dân, vì dân.
Đây là công cụ sắc bén của Đảng để tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ
mới.
• Có hậu phương ngày càng mở rộng và củng cố về mọi mặt, bảo đảm chi viện ngày
càng nhiều sức người, sức của cho mặt trận.
• Có sự liên minh chiến đấu của ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia chống kẻ thù
chung và được sự đồng tình ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc bị
áp bức và các lực lượng hòa bình tiến bộ trên thế giới.
II: Bài học kinh nghiệm

• Kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Nhiệm vụ chống kiến
phải tiến hành có kế hoạch, từng bước để vừa phát triển lực lượng cách mạng, vừa giữ
vững khối đoàn kết dân tộc.
• Xác định và quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân: toàn dân, toàn diện, lâu dài và
dựa vào sức mình là chính. Đây là bí quyết thắng lợi của cuộc kháng chiến.
• Vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương vững mạnh để đẩy
mạnh kháng chiến.
• Kiên quyết kháng chiến lâu dài, di từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy. Kết
hợp chặt chẽ giữa chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích:
Từ đầu kháng chiến nghệ thuật quân sự đã xác định con đường phát triển của cuộc
kháng chiến phải từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy và xem sự kết hợp


giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy là một quy luật giành thắng lợi
của chiến tranh nhân dân. Bên cạnh cách đánh du kích, hình thành phương thức tác
chiến bằng các tiểu đoàn, trung đoàn, mở các trận tiến công, các đợt tác chiến, các
chiến dịch nhỏ trên hướng lựa chọn. Quá trình xây dựng bộ đội chủ lực là quátrình
nghiên cứu cải tiến không ngừng về tổ chức biên chế, về trang bị vũ khí, về huấn
luyện cách đánh và các chế độ chính quy.
• Xây dựng Đảng vững mạnh và bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, với đường lối
chiến tranh nhân dân đúng đắn, có chủ trương và chính sách kháng chiến ngày càng
hoàn chỉnh, có ý chí quyết chiến và quyết thắng kẻ thù. Có đội ngũ đảng viên dũng
cảm, kiên cường, là những tiến sĩ tiên phong trong chiến đấu và trong sản xuất
III: Ý nghĩa lịch sử
1, Đối với dân tộc:
• Buộc Pháp phải thừa nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Việt Nam.
• Chấm dứt ách thống trị của Pháp gần một thế kỷ: Buộc Pháp phải rút quân về nước.
• Mở ra một kỹ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Độc lập tự do và đi lên chủ nghĩa xã
hội.

• Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, thành quả cách mạng tháng tám được bảo vệ, tạo
điều kiện để miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội.
2, Đối với thế giới:
• Giáng một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, vào tham vọng xâm lược và
nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
• Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Đập tan âm mưu của đế quốc Mỹ muốn thay chân Pháp độc chiếm Đông Dương để
ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ở vùng
Đông Nam Á.
• Chứng minh một chân lý của thời đại: “Trong điều kiện thế giới ngày nay một dân tộc
dù đất không rộng, người không đông, nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có
đường lối quân sự chính trị đúng đắn, được quốc tế ủng hộ thì hoàn toàn có khả năng
đánh bại mọi thế lực đế quốc hung bạo”



×