Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

CÂU hỏi vận DỤNG sinh 8 ôn THI HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.14 KB, 3 trang )

CÂU HỎI VẬN DỤNG ĐỀ NGHỊ ÔN THI HKII MÔN SINH NĂM HỌC 2015-2016
KHỐI 8
Câu 1 :Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Nhu cầu cuộc sống khiến nhiều người thường xuyên sử dụng tai nghe. Nhưng đeo tai
nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ dẫn đến việc tế bào thần kinh trong ốc tai
làm việc quá sức bị kích thích liên tục, làm mệt thính giác, ảnh hưởng đến hệ thần kinh
trung ương. Âm thanh trên 85 đêxiben liên tục trên hai giờ một ngày và kéo dài nhiều
tháng sẽ gây giảm thính lực (đa số máy nghe nhạc có tai nghe đều có công suất cực đại
đến 120 đêxiben). Bệnh nhân có thể sẽ không cảm thấy giảm thính lực ngay, mà phải một
thời gian sau mới nhận ra. Đeo tai nghe khi ngủ sẽ kích thích não bộ làm việc liên tục.
Lúc thức dậy sẽ mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, mất tập trung, làm việc kém chất lượng, dễ
gây tai nạn… Nút tai nghe thường gây ẩm, dễ sang chấn da cửa tai gây viêm ống tai
ngoài do vi trùng. Nếu đeo tai nghe không vừa vặn sẽ khiến cho ống tai và cửa tai bị ê
nhức, đau đầu…
Vậy, chúng ta cần sử dụng tai nghe đúng cách. Nên nghe nhạc, học tập... bằng loa ngoài,
nếu cần dùng tai nghe thì không nên vặn volume quá lớn (không quá 60% so với mức cao
nhất của thiết bị). Không đeo tai nghe quá lâu (dưới 2 giờ/ngày), không đeo tai nghe lúc
ngủ. Người có bệnh về tai ngoài, tai giữa không nên đeo tai nghe lâu dài. Khi thấy có
biểu hiện ù tai, nghe kém, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt… nên đi đến các bệnh viện
chuyên khoa Tai Mũi Họng để khám và điều trị.”
a. Âm thanh có độ lớn bao nhiêu có thể gây giảm thính lực?
b. Sử dụng tai nghe không đúng cách gây ra những hậu quả gì?
c. Chúng ta phải sử dụng tai nghe như thế nào để không làm suy giảm thính lực?

Câu 2 : “ …Iốt là nguyên tố vi lượng cần thiết cho dinh dưỡng của loài người. Tại những
vùng đất xa biển hoặc thiếu thức ăn có nguồn gốc từ đại dương; tình trạng thiếu iốt có thể
xảy ra và gây nên những tác hại cho sức khỏe,… Việc dùng muối iốt như muối ăn hằng
ngày có thể giúp chống lại tình trạng này…”
( Trích từ nguồn Wikipedia - Internet)
Em hãy giải thích nếu khẩu phần ăn thiếu Iốt sẽ gây ra bệnh gì ở người? Tại sao lại mắc
bệnh? Biểu hiện của bệnh như thế nào?


-

Nếu khẩu phần ăn thiếu Iốt sẽ gây ra bệnh bướu cổ ở người.


-

-

Nguyên nhân: Khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày, tiroxin không tiết ra,
tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại
tuyến.
Biểu hiện: Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.Trẻ em bị bệnh sẽ
chậm lớn, trí não kém phát triển.

Câu 3 : Nghiện rượu là nguyên nhân gây ra rất nhiều biến chứng về tiêu hoá, gan mật
cũng như về thần kinh.
-Rượu có thể gây tổn thương đồng thời cả hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Say có
thể dẫn đến hôn mê do rượu, có thể dẫn đến những biến chứng nặng như truỵ mạch, tụt
huyết áp, suy hô hấp, co giật, viêm gan cấp hay viêm tuỵ cấp và biến chứng nặng nhất là
teo tiểu não. Các chất kích thích làm tăng tốc độ suy giảm thần kinh, gây thiếu hụt
vitamin B1 trầm trọng khi nghiện nặng. Rượu làm tăng rối loạn sự điều phối thần kinh –
cơ trong vận động, làm nặng thêm mức độ run khi mắc bệnh
Tác hại rối loạn thần kinh do rượu là gì?
Câu 4: Thông tin khoa học: “Các nhà khoa học nhận thấy trong não bộ của những người
thường xuyên hút cần sa và uống rượu, chất trắng (trong não) được hình thành chậm hơn.
Chúng ta cần biết rằng chất trắng tạo thành bó các sợi trục (axon) thần kinh kết nối các
vùng não và chuyển các thông tin cho nhau. Nếu sợi trục thần kinh hoạt động kém, thì bộ
não không thể phối hợp với nhau được và ảnh hưởng đến hành vi của con người, ví dụ,
khó kiểm soát được bản thân mình...”

(Trích Việt báo tháng 08/2015)
Em hãy giải thích vì sao khi đã uống rượu bia thì không được tham gia giao thông? Rượu
bia có ảnh hưởng như thế nào đến hệ thần kinh ở người? (1.5đ)
Câu 5: Học sinh hãy đọc đoạn trích dưới đây và vận dụng kiến thức đã học trả lời
các câu hỏi bên dưới:
Ráy tai do các tuyến ráy trong thành phần ống tai tiết ra. Thông thường
ráy tai hơi dính có tác dụng giữ bụi, nên khi có vệ sinh tai thì phải dùng tăm bông
vô trùng, không dùng que nhọn hoặc vật sắc để ngoáy tai hay lấy ráy tai vì có thể
làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ.
Viêm họng có thể qua vòi nhĩ dẫn tới viêm khoang tai giữa.
Nếu tiếng động quá mạnh tác động bất thường có thể làm rách màng nhĩ
và tổn thương các tế bào thụ cảm thính giác dẫn tới điếc.
a) Ráy tai có tác dụng gì trong việc bảo vệ tai?
b) Vì sao dùng vật sắc để lấy ráy tai có thể bị điếc?
c) Vì sao viêm họng có thể dẫn tới viêm tai giữa?
d) Sống ở nơi có tiếng ồn đặc biệt là nơi có tiếng động quá mạnh có hại gì cho tai?
Gợi ý đáp án câu 2:


a) Ráy tai có tác dụng giữ bụi trong việc bảo vệ tai.
b) Vì khi dùng vật sắc để lấy ráy tai có thể bị điếc vì vật nhọn có thể làm thủng màng
nhĩ. (0.5đ)
c) Viêm họng có thể qua vòi nhĩ dẫn tới viêm tai giữa.
d) Sống ở nơi có tiếng ồn đặc biệt là nơi có tiếng động quá mạnh không tốt cho tai,
khả năng thính giác giảm. Đặc biệt tiếng động mạnh, bất thường có thể làm rách
màng nhĩ và tổn thương các tế bào thụ cảm thính giác dẫn tới điếc. (0.5đ)




×