Tải bản đầy đủ (.pptx) (34 trang)

BÀI THẢO LUẬN địa lý các NGÀNH GIAO THÔNG vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA ĐỊA LÍ- ĐỊA CHÍNH
BÀI THẢO LUẬN:
ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT
GVHD: Nguyễn Đức Tôn
Nhóm thực hiện: Nhóm 5


NỘI DUNG THẢO LUẬN

2.CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG

1.ĐẶC ĐIỂM

LOẠI
HÌNH
LOẠI
HÌNH
GTVT
GTVT

4.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN

3.THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN VÀ PHÂN BỐ


I.ĐƯỜNG Ô TÔ


1. ĐẶC ĐIỂM:
.Ưu điểm:
•. Sự thuận lợi và cơ động, thích
nghi cao với các điều kiện khí hậu,
địa hình.
•. Đáp ứng yêu cầu vận chuyển của
hành khách và các mặt hàng khó
chuyên chở.
•. Có khả năng phối hợp hoạt động
của nhiều loại hình vận tải khác.


I.ĐƯỜNG Ô TÔ
• Chế tạo được các loại ô tô dùng ít nhiên liệu
nên hạn chế gây ô nhiễm môi trường
 Nhược điểm:
• Tỉ trọng giữa tự trọng và trọng tải của ô tô
quá cao, làm giảm khả năng chuyên chở và
hiệu quả kinh tế.
• Vận tải ô tô có giá thành cao
• Gây ô nhiễm không khí, và gây tiếng ồn
cùng với ách tắc giao thông ở các đô thị.
• Tai nạn giao thông.
Ùn tắc giao thông ở Hà Nội.


I.ĐƯỜNG Ô TÔ
2. Các nhân tố ảnh hưởng ngành GTVT đường ô tô.
a.Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ.
 Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng khá sâu sắc tới sự

hình thành mạng lưới GTVT đường ô tô.
 Việt Nam có vị trí địa lý :
• Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu
vực châu Á- Thái Bình Dương => tham gia vào mạng lưới đường ô
tô khu vực, tăng cường các luồng tuyến vận tải quốc tế.


I.ĐƯỜNG Ô TÔ
• Vị trí “ ngả ba đường”
là cầu nối giữa Đông
Nam Á lục địa và
Đông Nam Á hải đảo.
• Hình thể kéo dài 15 vĩ
độ (phần đất liền) =>
quy định các mối liên
hệ vận tải chủ yếu và
các trục đường ô tô
trong nước đều theo
hướng Bắc- Nam.


I.ĐƯỜNG Ô TÔ.
b. Các nhân tố tự nhiên.
 Địa hình.
• Điều kiện địa hình quy định sự phân bố của mạng lưới đường ô tô cả nước.
• Địa hình bằng phẳng dễ xây dựng và phát triển tuyến giao thông đường bộ.
• Các thung lũng là nơi thuận lợi để xây dựng các tuyến đường từ đồng bằng lên
miền núi và ngược lại.
• Độ chia cắt mạnh của địa hình làm cho việc xây dựng đường ô tô phải chịu nhiều
tốn kém, phải bắt nhiều cầu, lập nhiều bến phà.

• Địa hình nhiều đồi núi xen lẫn khe sâu gây khó khăn cho việc làm đường.
• Hiện tượng trượt đất, sạt lở đường về mùa mưa ở miền núi dễ ách tắc, tai nạn
giao thông, tốn kém chi phí sửa chữa và bão dưỡng.


I.ĐƯỜNG Ô TÔ
 Khí hậu:
• Ảnh hưởng lớn đến các hoạt động giao
thông vận tải: mùa mưa bão gây tắc nghẽn
giao thông vì ngập lụt ở khu vực đồng bằng,
sạt lở đường ở miền núi và hiện tượng
sương mù làm giảm tầm nhìn đáng kể cho
các phương tiện => tai nạn giao thông.
• Độ ẩm cao làm cho các phương tiện bị gỉ,
thời tiết lạnh tuyết rơi làm các phương tiện
khó di chuyển
• Nhiệt độ cao (38- 400 C) làm tăng nhiệt độ
trong buồng lái ảnh hưởng sức khỏe của
người lái xe và cả hành khách.

Sạt lở đường trong mùa mưa bão


I.ĐƯỜNG Ô TÔ

Sương mù ở Bắc Bộ

Ngập lụt ở Hà Nội



I.ĐƯỜNG Ô TÔ.
 Thủy văn:
• Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc làm địa hình bị chia cắt, nên khi
xây dựng các tuyến đường ô tô phải xây dựng nhiều cầu, phà.
• Nhiều khu vực tách biệt nên giao thông chủ yếu là đường sông.
 Các nhân tố tự nhiên khác (đất đai, sinh vật, biển).
• Đất đai ảnh hưởng không nhiều đến GTVT đường ô tô.
• Các thiên tai từ biển cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các phương tiện vận
tải đường ô tô.
c.Các nhân tố kinh tế- xã hội: có vai trò thúc đẩy việc mở rộng mạng lưới
đường, gia tăng lưu lượng và luồng vận tải, hiệu quả kinh tế.


I.ĐƯỜNG Ô TÔ
Sự phát triển và phân bố của các ngành kinh
tế quốc dân.
• Sự phát triển của nền kinh tế: Các ngành kinh
tế là khách hàng của ngành GTVT nói chung và
đường ô tô nói riêng.
• Sự phân bố của các ngành kinh tế: có ảnh
hưởng rất rõ rệt đến sự phát triển, phân bố và
hoạt động của ngành GTVT đường ô tô.
• Tổ chức lãnh thổ nền kinh tế quốc dân: Sự phân
bố các cơ sở kinh tế quy định hướng của các
mối liên hệ vận tải, cường độ vận chuyển và cơ
cấu của các luồng hàng vận chuyển => quy định
mạng lưới đường ô tô.


I.ĐƯỜNG Ô TÔ.

Sự gia tăng dân số và phân
bố dân cư: có ảnh hưởng trực
tiếp đến vận tải hành khách.
• Những vùng có dân cư tập
trung đông đúc thì có khối
lượng hành khách vận chuyển
và luân chuyển lớn.
• Dân cư đông, đô thị hóa và sự
phát triển nhanh của các
thành phố lớn giúp phát triển
giao thông đô thị, các đầu mối
GTVT tổng hợp.


I.ĐƯỜNG Ô TÔ.
• Tuy nhiên, sự gia tăng dân số quá nhanh cũng tạo sức ép lớn lên kết cấu hạ
tầng GTVT đường ô tô, đặc biệt các vùng kinh tế phát triển và đô thị.
 Tiến bộ khoa học- kĩ thuật.
• Mở rộng mạng lưới đường, tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa và
hành khách.
• Nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng vào thiết kế, xây dựng và các công
trình đường ô tô.
 Đường lối, chính sách: Đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy GTVT nói chung
và đường ô tô nói riêng phát triển.
• Tuy nhiên, ở nước ta vẫn chưa xây dựng được quỹ bảo trì đường ô tô, chính
sách về bảo vệ môi trường còn hạn chế.


I.ĐƯỜNG Ô TÔ.
3. Tình hình phát triển.

a. Trên thế giới:
• Là ngành vận tải mới phát triển, thế kỉ XIX ô tô còn là kì lạ.
• Năm 1900, toàn thế giới chỉ có 11.000 ô tô, chúng chạy rất chậm.
• Về sau tốc độ vận tải của ô tô ngày càng nhanh, số lượng ô tô tăng nhanh.
• Tổng chiều dài đường bộ là 27,8 triệu km (năm 2000).
• Mười nước có mạng lưới đường bộ dài nhất thế giới là Hoa Kì, Ấn Độ, Braxin,
Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Pháp, Oxtraylia, Tây Ban Nha, LB Nga.
• Về tổng chiều dài đường ô tô lớn nhất là châu Á, Bắc Mỹ, châu Âu.
• Về mật độ đường thì lớn nhất là ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á.


I. ĐƯỜNG Ô TÔ.
Cao tốc tại Seattle, Mỹ

Las Vegas


I. ĐƯỜNG Ô TÔ.
b. Ở Việt Nam.
• Mạng lưới đường ô tô dày đặc phủ kín các vùng trong nước. Khối lượng
vận chuyển tăng nhanh cả về vận chuyển và luân chuyển hàng hóa, hành
khách.
• Về tổng chiều dài đường ô tô tăng đáng kể, đạt hơn 256 nghìn km(2007)
• Mật độ đường ô tô đạt 0,78km/km2 (năm 2007).
• Hệ thống đường ô tô Việt Nam cũng đang hội nhập vào hệ thống đường bộ
khu vực.
• Được áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật để nâng cấp phương tiện
được hiện đại hơn.



I. ĐƯỜNG Ô TÔ

Cao tốc Hà Nội- Hải Phòng

Đại lộ Thăng Long


I. ĐƯỜNG BỘ.
4. Định hướng phát triển giao thông đường bộ đến năm 2020.
•  Hệ thống quốc lộ và đường tỉnh phải được đưa vào đúng cấp kỹ thuật;
• Mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn; xây dựng hệ
thống đường bộ cao tốc.
• Các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu
vực.
• Thành lập Quỹ bảo trì đường bộ để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho công
tác bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.


II. ĐƯỜNG SẮT.
1. Đặc điểm.
.Ưu điểm.
•.Vận tải đường sắt có năng lực chuyên chở rất lớn, đối tượng chuyên chở
đa dạng, tốc độ nhanh và hoạt động hiệu quả trên cự li vận chuyển lớn.
•.Đường sắt có tốc độ nhanh, mức độ an toàn cao.
•.Tiết kiệm đất xây dựng và ít gây ô nhiễm môi trường.
•.Sản xuất có tính tập trung thống nhất với chi phí không lớn cho xây dựng
và hoạt động lâu dài.
•.Ít bị ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, thời tiết.
•.Khả năng thông hành lớn, giá thành ổn định.



II. ĐƯỜNG SẮT.
 Nhược điểm.
• Tính linh hoạt không cao
• Chỉ hoạt động trên một hệ thống
đường ray có sẵn nên tuyến
đường cố định => không linh
hoạt cho quá trình vận chuyển.
• Chi phí xây dựng ban đầu, mua
phương tiện vận tải, chi phí bảo
trì là rất cao


II. ĐƯỜNG SẮT.
2. Các nhân tố ảnh hưởng.
a. Vị trí địa lý và hình dạng lãnh
thổ.
• Nước ta có một vị trí địa lý chiến
lược để phát triển mọi loại hình
giao thông vận tải đặc biệt là giao
thông vận tải liên vận trong khu
vực và trên thế giới.
• Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang=> quy
định tuyến đường sắt theo hướng
Bắc- Nam là tuyến chủ đạo


II. ĐƯỜNG SẮT,
b. Các nhân tố tự nhiên.
 Địa hình: là nhân tố

quan trọng quy định sự
phân bố mạng lưới đường
sắt ở nước ta.
• Việt Nam có ¾ diện tích
là đồi núi đều có độ dốc
vượt quá tiêu chuẩn xây
dựng (9%) => đường sắt
chỉ phát triển ở các đồng
bằng ven biển và dọc các
thung lũng sông.


II. ĐƯỜNG SẮT.
• Đường sắt có nhiều khúc cong nên khó khăn lớn cho việc nâng cao vận tốc
chạy tàu.
• Địa hình bị chia cắt, nhiều đồi núi, núi ăn ra sát biển nên phải xây dựng
đường hầm xuyên núi để đảm bảo giao thông được xuyên suốt.
• Địa chất cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng các tuyến đường sắt.
Khí hậu:
• Mùa khô thuận lợi cho sự di chuyển và vận chuyển của đường sắt.
• Ảnh hưởng đến độ bền của đường ray và đầu máy, toa xe,…
• Khó khăn lớn trong mùa mưa lũ, xảy ra hiện tượng sạt lở đất ảnh hưởng xấu
đến chất lượng của tuyến đường sắt.


II. ĐƯỜNG SẮT.
Sông ngòi:
• Sông ngòi là một trở ngại
lớn đối với đường sắt,
muốn vượt sông phải xây

dựng các cầu đường sắt đòi
hỏi trình độ kĩ thuật cao và
chi phí tốn kém
• Chế độ nước của sông ngòi
ảnh hưởng đến cường độ
vận tải của các tuyến đường
sắt.

Hệ thống đường sắt vượt sông


II. ĐƯỜNG SẮT.
c. Các nhân tố kinh tế- xã hội: quyết định sự phát triển của ngành đường sắt.
Nhân tố lịch sử:
• Phải khẳng định vai trò lớn đầu tiên với việc hình thành mạng lưới đường sắt Việt Nam
thuộc về người Pháp để phục vụ cho việc khai thác tài nguyên, nông sản giàu có của Việt
Nam.
• Thực tế hiện nay, đường sắt Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với trước đây những năm
cuối thế kỉ XX.
Sự phát triển kinh tế.
• Để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông vận
tải trong đó có đường sắt.
• Ngành kinh tế là khách hàng của giao thông vận tải đường sắt nên quyết định khối lượng
vận chuyển và luân chuyển hàng hóa.


×