Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Noidungthuyettrinh THUONG VU ma

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.82 KB, 4 trang )

THƯƠNG VỤ M&A
Xin chào thầy và các bạn.
Hôm nay, tôi rất may mắn vì được thay mặt nhóm, trình bày về một thương vụ có
khả năng xảy ra trong năm 2016. Đó là thương vụ M&A của Nhựa Bình Minh và
Nhựa Đà Nẵng. Trong phiên họp HĐQT lần thứ 6 ngày 28/09/2015, DPC đã đồng ý
M&A với Nhựa Bình Minh. Do đó, thương vụ này, chúng tôi nghĩ là điều không thể
tránh khỏi.
Bái thuyết trình gồm 3 phần:
1. Giới thiệu về công ty BMP
2. Phân tích SWOT
3. Phương án M&A

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu đôi nét về BMP.
Công ty BMP ra đời từ 1 thương vụ hợp nhất năm 1977, giữa 2 Công ty Ống
nhựa hóa học Việt Nam (Kepivi) và Công ty nhựa Kiều Tinh.
Đầu thập niên 80, BMP chỉ sản xuất nhựa gia dụng vì nước ta bị cấm vận.
Năm 1986 đã xảy ra bước ngoặt với BMP khi nhận được hợp đồng gia công ống
nhựa cho Unicef (cung cấp nước sạch cho nông thông) đã thúc đầy sản phẩm ống nhựa
của công ty.
Từ năm 1990-1999, công ty chuyển đội từ sản xuất hàng gia dụng sang sản xuất
nhựa công nghiệp. Đầu tư mở rộng mặt bằng Nhà máy tại TP.HCM, đầu tư mới Nhà
máy 2 với tổng diện tích 20.000m2 tại khu Công nghiệp Sóng Thần 1, tỉnh Bình
Dương, trang bị hoàn toàn máy móc hiện đại của các nước Châu Âu.
Trong khoảng thời gian 15 năm từ năm 2000 đến nay, BMP đã phát triển vượt
bậc, khẳng định vị trí là doanh nghiệp lớn, hàng đầu về sản lượng, danh thu và lợi
nhuận.
Về lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm: các bạn cùng tôi tham khảo slide nhé.
Trong đó, các sản phẩm chính là ống nhựa công nghệ cao.
Sản phẩm tiếp tục giữ định vị chất lượng cao và dịch vụ ngay càng hoàn hảo . Đã
hoàn thành và được cấp chứng nhận phù hợp quy chuẩn việt nam cho toàn bộ sản
phẩm ống và phụ tùng theo quy định.




Về hoạt động kinh doanh: BMP là doanh nghiệp ống nhựa có tỉ số lợi nhuận
cao nhất trong toàn ngành – gần 20%. 3 năm liền được các tở chức trong nước đánh
giá là 1 trong 50 doanh nghiệp hiệu quả nhất trên sàn chứng khoáng việt nam.
Các bạn có thể xem biểu đồ trên slide.
Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh chiếm lĩnh khoảng 50% thị
trường phía Nam, tương ứng 20% thị phần cả nước.
Năng lực cạnh tranh trong nước cao với gần 1200 cửa hàng trên toàn quốc.
Chính sách cổ tức công ty ổn định, thường xuyên ở mức cao: 30-35%/năm
Nhưng BMP vẫn chịu rủi ro đặc thù của ngành ngựa, đó là nguồn nguyên liệu
chủ yếu nhập từ nước ngoài khoảng 80%. Do đó, sự biến động giá cả nguyên vật liệu
trên thị trường thế giới có ảnh hưởng mạnh đến tình hình hoạt động sản xuất của công
ty.
Phần 2, chúng ta cùng xem xét những điểm mạnh điểm yếu cũng như cơ hội và
thách thức của BMP.
Chúng tôi đã tìm được rất nhiều những mặt tích cực và tiêu cực của BMP thông
qua những khía cạnh nói trên. Xin phép được trích 1 phần bài làm (Đọc slide).
Cuối cùng là phần phương án M&A.
Xem xét về DPC
Là doanh nghiệp có uy tín trong hoạt động kinh doanh cho nên khả năng tận
dụng rất tốt các chính sách ưu đãi của các tổ chức tín dụng về lãi suất cũng như các
nguồn vốn ưu đãi khác của địa phương.
Với việc phát triển nhà máy lọc dầu tại Dung Quất sẽ giúp cho công ty có khả
năng khai thác nguồn nguyên liệu với giá cạnh tranh nhất.
Chưa có một doanh nghiệp nào đủ mạnh như công ty tại khu vực này. Có thể
cạnh tranh về mặt địa lý tất cả các sản phẩm cồng kềnh trong phạm vi bán kính ít nhất
300 km.
Nhãn hiệu thương mại Danaplast đã phát triển gắn liền với các tên tuổi sản
phẩm nên đã được chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao và được người tiêu dùng

biết đến như:
-

Dép Sông Hàn, Codosaxu, ủng, găng tay, Chậu, thau, ghế, bàn,...mang nhãn
hiệu Danaplast.


-

Ống nước PVC compound, HDPE, Roan cao cấp,…nhãn hiệu Nhựa Đà
Nẵng

-

Các bao dệt PP, PEHD, PE, KPK, PK, màng mỏng, túi xách tay PE,
LDPE…..

Tuy nhiên có một hạn chế: khả năng sinh lợi của công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng
ở mức khá thấp so với các doanh nghiệp trong ngành.
Nhìn chung lại, DPC vẫn là 1 thế lực trong ngành nhựa.
Về BMP
Nhìn vào bảng thống kê trên (chỉ slide), chúng ta thấy rằng cấu trúc chi phí bán
hàng so với doanh thu thuần năm của BMP hầu như ổn định qua các năm từ 2010 đến
2013, riêng trong năm 2014, chi phí bán hàng trên doanh thu thuần chiếm 5.1% tăng
đột biến 1,8% so với năm 2013. Mức tăng này là do tăng CHI PHÍ VẬN CHUYỂN,
chi phí tiếp thị, quảng cáo… nhằm đẩy mạnh doanh số, mở rộng thị phần. Vì là sản
phẩm nhựa, cồng kềnh, cộng thêm đường xa (chuyển từ Nam ra Bắc để đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ cho thị trường miền Bắc) nên chi phí vận chuyển là rất lớn trong tổng chi
phí bán hàng của BMP. Nếu sát nhập được DPC thì sẽ giảm được một phần đáng kể
chi phí này.

Nhìn vào bản đồ, có thể thấy trụ sở chính của BMP ở TP.HCM (miền Nam) và tất
nhiên thị phần tiêu thụ chính cũng ở đây. Nhưng những năm gần đây, các đối thủ cạnh
trạnh xuất hiện ngày càng nhiều và có tiềm lực cạnh tranh mạnh ở khu vực này nên
sức ép cạnh tranh cũng như thị trường bị mất vào tay đối thủ là điều không thể tránh
khỏi. Để mở rộng thị trường và nhận thấy tiềm năng phát triển của thị trường miền
Bắc nên BMP đã thành lập công ty con ở Hưng Yên (miền Bắc) năm 2007. Sau nhiều
năm đi vào hoạt động, NBM cũng đã có những đóng góp tích cực vào doanh thu cũng
như lợi nhuận của BMP. Nhưng, cũng chính từ sự phát triển thị phần khá nhanh ở miền
Bắc khiến cho nhà máy của NBM sản xuất không đủ để cung ứng cho thị trường này
làm BMP phải chuyển thành phẩm từ công ty mẹ từ miền Nam lên miền Bắc, đôi khi
BMP ở miền Nam cũng không đủ thành phẩm để chuyển lên (mặc dù máy móc đã
chạy hết công suất) làm chậm trễ giao hàng, ảnh hưởng đến uy tín cũng như thị phần ở
miền Bắc.


BMP đang xây dựng nhà máy Long An và có kế hoạch mở rộng thị trường nhựa
ở Tây Nguyên để cung ứng cho hệ thống tưới tiêu ở đây nên DPC cũng là trung gian
quan trọng.
Miền trung là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng tăng trưởng cao cho ngành
nhựa xây dựng. Nếu muốn xâm nhập vào thị trường này có 2 phương án. Một là thành
lập công ty con như cách làm khi xâm nhập thị trường miền Bắc. Hai là, mua một
công ty có sẵn. Cách thứ nhất thì chi phí cao, cần phải có thời gian lâu do không hiểu
rõ thị trường này, ví dụ như NBM cũng cần phải hơn gần 10 năm mới dần ổn định sản
xuất và quản lý nên lựa chọn thứ hai có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.
Tóm lại, khi 2 doanh nghiệp kết hợp lại, DPC sẽ cải thiện được điểm yếu của
mình là khả năng sinh lời thấp vì BMP là 1 doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao
trong ngành. Về phía BMP, họ sẽ có được hệ thống phân phối ở Miền trung giúp giảm
chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Thật là như hổ mọc thêm cánh.
Phương án huy động vốn: các bạn tham khảo trên slide. Chúng tôi định giá
BMP là 117,000 trong điều kiện cơ bản. Chúng tôi định giá DPC là 53,000 với các

điều đã đề cập như trên.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×