Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

THUONG VU ma

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.08 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI
THƯƠNG VỤ M&A CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH VỚI CÔNG
TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

GVHD: ThS. Ngô Sĩ Nam

TP.HỒ CHÍ MINH
NĂM 2016


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BKS: Ban Kiểm Soát
BMP: Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
CP: Cổ Phần
DPC: Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
ERP: Chương trình hoạch định tổng thể nguồn nhân lực
HĐQT: Hội Đồng Quản Trị
MBN: Công ty TNHH MTV Nhựa Bình Minh miền Bắc
MTV: Một Thành Viên
NTP: Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong
NVL: Nguyên vật liệu
TM: Thương mại


TNHH: Trách Nhiệm Hữu Hạn
2


TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VPA: Hiệp hội Nhựa Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp cơ cấu cổ đông sở hữu công ty nhựa Bình Minh
Bảng 1.2: Bảng chi tiết cơ cấu cổ phiếu của các cổ đông lớn và ban quản trị, ban
điều hành, ban kiểm soát công ty nhựa Bình Minh
Bảng 5.1: Bảng giới thiệu các thành viên ban HĐQT, ban điều hành, ban kiểm soát
công ty nhựa Bình Minh
Bảng 9.1: Bảng kết quả kinh doanh công ty cổ phần Nhựa Bình Minh giai đoạn
2012-2014
Bảng 10.1: Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần Nhựa Bình Minh năm 2012, 2013,
2014
Bảng 10.2: Bảng chỉ tiêu khả năng thanh toán công ty nhựa Bình Minh 2011-2014
Bảng 10.3: Bảng chỉ tiêu hiệu quả hoạt đông công ty nhựa Bình Minh 2011-2014
Bảng 10.4: Bảng chỉ tiêu đòn cân nợ công ty nhựa Bình Minh 2011-2014
Bảng 10.5: Bảng chỉ tiêu thu nhập công ty nhựa Bình Minh 2011-2014
Bảng 1.1C: Bảng cơ cấu sở hữu vốn công ty nhựa Đà Nẵng
Bảng 1.2C: Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh công ty nhựa Đà Nẵng
Bảng 1.3C: Bảng các chỉ số tài chính 2011-2015 công ty nhựa Đà Nẵng
Biểu đồ
Biểu đồ 7.1: Biều đồ sản lượng nhựa BMP giai đoạn 2012-2016
Biểu đồ 7.2: Biểu đồ biên lợi nhuận của BMP
Biểu đồ 8.1: Biểu đồ thị phần nhựa trên cả nước
Biểu đồ 10.1: Biểu đồ tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng BMP giai đoan 2010-2014
Hình

Hình 1.1: Sản phẩm công ty nhựa Bình Minh

3


Hình 1.2: Các phân xưởng của công ty nhựa Bình Minh
Hình 7.1: Phối cảnh dự án nhà máy Nhựa Bình Minh Long An
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty nhựa Bình Minh
Sơ đồ 1.1C: Sơ đồ cơ cấu công ty nhựa Đà Nẵng

4


A. GIỚI THIỆU CÔNG TY
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử hình thành
Năm 1977, Công ty Ống nhựa hóa học Việt Nam (Kepivi) và Công ty nhựa
Kiều Tinh được sáp nhập lấy tên là Nhà máy Công tư hợp doanh Nhựa Bình Minh
trực thuộc Tổng công ty Công nghệ phẩm - Bộ Công nghiệp nhẹ. Sản phẩm chủ yếu
trong giai đoạn này là các sản phẩm gia dụng kế thừa từ đơn vị cũ.
Những chặng đường phát triển
1980 - 1989: Định hướng phát triển
Đầu thập niên 80, trong bối cảnh kinh tế đất nước bị cấm vận, Nhà máy sản
xuất cầm chừng từ nguồn nguyên liệu tồn kho từ trước ngày giải phóng, Ban Lãnh
đạo đã xác định tập trung sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật đáp ứng cho nhu cầu
thiết yếu của xã hội với chi phí nguyên liệu thấp nhất. Các sản phẩm như dây truyền
dịch, bộ điều kinh Karman cho y tế, phụ tùng nhựa cho ngành dệt, bình xịt phục vụ
nông nghiệp, nón bảo hộ lao động cho công nhân hầm mỏ đã ra đời trong giai đoạn

này.
Hình 1.1: Sản phẩm công ty nhựa Bình Minh

(Nguồn: Báo cáo thường niên BMP)
5


Năm 1986 đánh dấu bước chuyển mình lịch sử của Xí nghiệp khoa học sản
xuất Nhựa Bình Minh. Bằng hợp đồng gia công ống nhựa cho Unicef phục vụ
chương trình nước sạch nông thôn, lần đầu tiên ống nhựa sản xuất tại Việt Nam thay
thế ống nhập khẩu ra đời, chi phí gia công được khách hàng trả bằng nguyên liệu đã
tạo tiền đề cho ngành ống nhựaViệt Nam phát triển.
1990 -1999: Đầu tư khoa học kỹ thuật - Định hướng sản xuất
Công ty Nhựa Bình Minh đã chuyển đổi hoàn toàn từ một nhà máy chuyên
sản xuất hàng gia dụng sang sản xuất nhựa công nghiệp, chủ yếu là ống nhựa theo
tiêu chuẩn quốc tế. Công ty tập trung đầu tư máy móc thiết bị hiện đại trở thành đơn
vị đầu tiên ứng dụng công nghệ Dry-Blend sản xuất ống nhựa đường kính đến
400mm - lớn nhất Việt Nam.
Đầu tư mở rộng mặt bằng Nhà máy tại TP.HCM, đầu tư mới Nhà máy 2 với
tổng diện tích 20.000m2 tại khu Công nghiệp Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương, trang
bị hoàn toàn máy móc hiện đại của các nước Châu Âu.
Thương hiệu Nhựa Bình Minh được đăng ký bảo hộ độc quyền, khởi đầu cho
việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Hình 1.2: Các phân xưởng của công ty nhựa Bình Minh

6


(Nguồn: Báo cáo thường niên BMP)
2000 đến nay: Đổi mới để phát triển toàn diện

Xác định tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng, năm 2000 Công ty
đã đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002-1994,
đến nay đã được chuyển đổi sang phiên bản ISO 9001-2008.
Năm 2002: Lần đầu tiên đưa ra thị trường sản phẩm ống HDPE trơn và ống
PE gân thành đôi.
Ngày 02/01/2004, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh chính thức hoạt động
với tên giao dịch là Bình Minh Plastics Joint-Stock Company, viết tắt là
BMPLASCO. Đầu tư chiều sâu và mở rộng diện tích nhà máy 2 lên 50,000m 2.
Năm 2006: Cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên sàn HOSE
với mã chứng khoán BMP.
Năm 2007: Công ty TNHH MTV Nhựa Bình Minh miền Bắc với diện tích
40,000m2 chính thức đi vào hoạt động, đưa sản phẩm của Nhựa Bình Minh đến với
người tiêu dùng phía Bắc.
Năm 2008: đánh dấu bước phát triển của Công ty khi doanh thu vượt qua
ngưỡng 1,000 tỷ đồng. Hướng tới sự phát triển bền vững, thực hiện cam kết trách
nhiệm với cộng đồng và xã hội.
Năm 2009: Sản phẩm ống PP-R chịu nhiệt được chính thức đưa ra thị
7


trường, cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, ống uPVC cũng được đầu tư
sản xuất lên đến đường kính 630mm, lớn nhất Việt Nam.
Năm 2010: Sản xuất thành công ống HDPE có đường kính 1.200mm lớn
nhất Việt Nam tại NBM. Ký kết hợp đồng thuê đất cho dự án nhà máy 4 có diện tích
hơn 155.000 m2 tại tỉnh Long An khi đưa vào hoạt động sẽ nâng tổng công suất toàn
Công ty lên gấp 3 lần hiện nay.
Năm 2012: Được cấp chứng nhận Hệ thống Quản lý môi trường ISO 14001.
Nhựa Bình Minh trở thành đơn vị đầu tiên của ngành ống nhựa đạt giấy chúng nhận
này. Triển khai dự án “Hoạch định tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERP) – Oracle
E-Business Suite.

Năm 2013: Hoàn tất hồ sơ chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm theo quy
chuẩn của Bộ Xây dựng.
Năm 2014: Khởi công xây dựng Nhà máy 4 tại Long An. Go-live hệ thống
ERP. Hiện nay thương hiệu Nhựa Bình Minh được đánh giá là thương hiệu dẫn
đầu ngành nhựa Việt Nam.
1.2. Giới thiệu thông tin chung về Công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
Tên tiếng Anh: Binh Minh Plastics Joint-stock Company
Tên viết tắt: BM PLASCO

Logo:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0301464823 - Đăng ký lần đầu ngày
02/01/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 07/10/2013.
Vốn điều lệ: 454,784,800,000 đồng
Vốn chủ sở hữu: 1,718,260,413,418 đồng
Địa chỉ trụ sở: 240 Hậu Giang, phường 9, quận 6, TP. HCM.
Điện thoại: (08) 39 690973.
Fax: (08) 39 606 814.

8


Website: www.binhminhplastic.com.vn
Mã cổ phiếu: BMP
Công ty được thành lập năm 1977 với tên gọi Nhà máy Công ty Hợp Danh
Nhựa Bình Minh. Năm 2004, Công ty tiến hành cổ phần hóa. Ngành nghề kinh
doanh chủ yếu là nhựa công nghiệp và vật liệu xây dựng bao gồm hệ thống nhà
xưởng 1 sản xuất sản phẩm ép phun và xưởng 2 tại Khu công nghiệp Sóng Thần
chuyên sản xuất các ống nhựa.
Hệ thống phân phối của Công ty bao gồm các kênh: cửa hàng bán sản phẩm;

khách hàng riêng lẻ và đấu thầu các công trình trong đó kênh tiêu thụ chính là hệ
thống các cửa hàng.
Hiện công ty có hệ thống bao phủ gần như toàn bộ khu vực miền Trung trở
vào và đang mở rộng ra miền Bắc với việc xây dựng nhà máy mới tại Khu công
nghiệp Phố Nối - Hưng Yên.
Tầm nhìn: tiếp tục là doanh nghiệp hàng đầu của ngành nhựa vật liệu xây
dựng Việt Nam.
Sứ mệnh: cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
thị trường, bảo đảm hài hòa các lợi ích của khách hàng, người lao động, cổ đông và
xã hội.
Giá trị cốt lõi: đồng thuận cao, tôn trọng quá khứ, tự tin hướng tới tương lai.

9


2. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty nhựa Bình Minh

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

(Nguồn: Báo cáo thường niên BMP 2014)
10


11



3. Danh sách và cơ cấu cổ đông của công ty
Cơ cấu cổ đông - cổ đông chính
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp cơ cấu cổ đông sở hữu công ty nhựa Bình Minh
Sở Hữu Nhà Nước

29%

Sở Hữu Nước Ngoài

49%

Sở Hữu Khác

22%
(Nguồn: Báo cáo thường niên BMP 2014)

Bảng 1.2: Bảng chi tiết cơ cấu cổ phiếu của các cổ đông lớn và ban quản trị,
ban điều hành, ban kiểm soát công ty nhựa Bình

STT

Tên Cổ Đông

Cổ Phiếu Nắm

Tỉ Lệ

Ngày Cập


Giữ

%

Nhật

Tổng Công ty
Đầu tư và Kinh

1

13,423,490
29.52%

doanh vốn Nhà

31/12/2015

nước
2

3

The

Nawaplastic

Industries

(Saraburi) Co., Ltd

FTIF

-

Templeton

Frontier

Markets Fund

9,279,049

20.40%

31/12/2014

4,904,418

9.01%

31/12/2014

4

Asean Smallcap Fund

3,045,850

6.70%


30/11/2011

5

Vietnam Holding Limited

2,212,925

4.87%

31/12/2015

1,036,814

2.28%

29/02/2012

6

KITMC Worldwide Vietnam RSP
Balanced Fund

12


7
8
9


PXP Vietnam Emerging Equity
Fund
JF Vietnam Opportunities Fund
Frontaura Global Frontier Fund
LLC

1,015,780

2.23%

29/02/2012

943,920

2.08%

15/11/2010

926,766

2.04%

31/12/2012

10

KWE Beteiligungen AG

840,678


1.85%

31/12/2012

11

Citigroup Global Markets Ltd

710,162

1.56%

15/11/2010

12

Lê Quang Doanh

590,138

1.30%

31/12/2015

13

Nguyễn Hoàng Ngân

343,639


0.76%

31/12/2015

14

Trang Thị Kiều Hậu

302,210

0.66%

31/12/2013

15

Nguyễn Thị Kim Yến

253,908

0.56%

31/12/2015

16

Nguyễn Thị Phương Nga

126,692


0.28%

31/12/2015

17

Nguyễn Kim Thượng

117,422

0.26%

29/02/2012

18

Bùi Quang Khôi

71,776

0.16%

29/02/2012

19

Đinh Thị Nguyệt Hà

24,530


0.05%

29/02/2012

20

Nguyễn Lưu Thùy Minh

19,938

0.04%

31/12/2015

21

Nguyễn Thanh Quan

6,505

0.01%

31/12/2015

13


(Nguồn: Báo cáo thường niên BMP 2014)
4. Danh sách những Công ty con và Công ty liên kết của tổ chức phát hành
Công ty con



Công ty TNHH MTV Nhựa Bình Minh Miền Bắc: kinh doanh xuất nhập
khẩu các sản phẩm dân dụng, kỹ thuật và công nghiệp từ chất dẻo, cao su



100%.
Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh bất động sản Bình Minh Việt: kinh
doanh bất động sản.

Công ty liên kết
Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng: sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu các
sản phẩm nguyên liệu thiết bị ngành nhựa.
5. Giới thiệu về Hội đồng quản trị, Ban Điều hành, Ban kiểm soát.
Bảng 5.1: Bảng giới thiệu các thành viên ban HĐQT, Ban điều hành, ban kiểm
soát công ty nhựa Bình Minh

Chức vụ
Chủ tịch
HĐQT
Phó Chủ
tịch
HĐQT

Thành
viên
HĐQT
Thành
viên

HĐQT
Thành
viên
HĐQT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Năm
Họ tên
Quá trình công tác
sinh
2004 đến tháng 11/2012: Chủ tịch
Lê Quang
Doanh 1952 HĐQT – Tổng Giám đốc
2013 đến nay: Chủ tịch HĐQT
Tháng 11/2012 - 2014: Phó Chủ
tịch HĐQT - Tổng Giám đốc - Chủ
tịch HĐTV NBM Chủ tịch HĐQT
Nguyễn Hoàng
Ngân 1962
DPC
2014 đến nay: Phó Chủ tịch HĐQT
- Tổng Giám đốc
2006 - 2014: Thành viên HĐQT Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh
Nguyễn Thị Kim Yến
1960 2014 đến nay: Thành viên HĐQT Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh Chủ tịch HĐTV NBM
2013 đến nay: Tổng Giám đốc Thai
Asathavornvanit Suchai 1957 Plastic and Chemicals PCL - Thành
viên HĐQT BMP
2012 đến nay : Thành viên HĐQT
Nguyễn Hồng

Minh 1978 BMP Chuyên viên Ban Đầu tư 3,
SCIC
14


BAN ĐIỀU HÀNH
Chức vụ
Tổng
Giám đốc

Họ tên
Nguyễn Hoàng

Phó TGĐ
Nguyễn Thị
Kinh
Kim
doanh
Phó TGĐ
Kỹ thuật

Kế toán
trưởng

Chức vụ

Trưởng
BKS

Nguyễn Thanh


Hồng Lê

Ngân

Yến

Quan

Việt

Họ tên

Nguyễn Thị
Phương

Thành
Nguyễn Lưu
viên BKS Thùy

Thành
Nguyễn Thị
viên BKS

Năm
sinh

Quá trình công tác

1962


2014 đến nay: Phó Chủ tịch HĐQT
- Tổng Giám đốc

1960

2014 đến nay: Thành viên HĐQT Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh Chủ tịch HĐTV NBM

1968

2010 : Giám đốc Nhà máy 2
2013 đến nay: Phó Tổng Giám đốc
Kỹ thuật

1966

2014 đến nay: Kế toán trưởng –
Trưởng phòng Tài chính kế toán –
Thành viên HĐTV NBM

BAN KIỂM SOÁT
Năm
Quá trình công tác
sinh
2010- 6/2014: Trưởng BKS Trưởng phòng Tiếp thị
Nga
1963 7/2014 đến nay : Trưởng BKS Trưởng phòng Kinh doanh

Minh


Thắm

1983

2006 : Nhân viên phòng Tài chính –
Kế toán
2013 đến nay: Thành viên BKS

1985

2013 đến nay: Thành viên BKS
BMP, Chuyên viên Ban Quản lý rủi
ro SCIC

(Nguồn: Báo cáo thường niên công ty nhựa Bình Minh 2014)
6. Danh mục bất động sản
Trụ sở
chính
Nhà máy 2

Địa chỉ
240 Hậu Giang, P.9, Q.6, TP.HCM
số 7, đường 2, khu công nghiệp Sóng Thần 2, Dĩ An,
Bình Dương
15

Diện tích
10.000m2
50.000m2



Nhà máy 3
Nhà máy 4

Đường D1 - Khu D - Khu CN Phố Nối A - Hưng Yên
Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2, Bến Lức, Long An

40.000m2
150.000m2

(Nguồn: Báo cáo thường niên công ty nhựa Bình Minh 2014)
7. Hoạt động kinh doanh


Sản xuất kinh doanh các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao

su.
• Thiết kế, chế tạo, kinh doanh khuôn mẫu ngành nhựa, ngành đúc.
• Sản xuất, kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây
dựng, trang trí nội thất.
• Tư vấn và thi công các công trình cấp thoát nước, sân bãi, kho tàng.
• Dịch vụ giám định, phân tích, kiểm nghiệm ngành hóa chất.
• Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại
mạnh), vật tư, máy móc thiết bị ngành nhựa, cơ khí, xây dựng, cấp thoát nước,
thiết bị thí nghiệm.
7.1. Các chủng loại sản phẩm chính
Nhựa Bình Minh được người tiêu dùng đánh giá là doanh nghiệp hàng đầu
có uy tín trong ngành nhựa Việt Nam nói chung và ngành nhựa công nghiệp nói
riêng, chuyên cung cấp các loại ống, phụ kiện ống nhựa, các sản phẩm nhựa kỹ
thuật cao cho các ngành cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, điện lực, xây dựng

và dân dụng, các loại bình xịt sử dụng trong nông nghiệp…
5 dòng sản phẩm chủ yếu hiện nay của công ty:


Ống và phụ tùng HDPE dường kính từ 16mm đến 1.200mm, dùng trong các
ngành cấp thoát nước, điện lực, xây dựng và dân dụng, đặt biệt cho các vùng
nước phèn và nước mặn.



Ống và phụ tùng uPVC đường kính từ 21mm đến 630mm, dùng trong các
ngành cấp thoát nước, điện lục, bưu chính viễn thông, xây dựng và dân dụng.



Ống gán HDPE thành đôi và phụ tùng đường kính từ 110mm đến 500mm,
đặc biệt dùng trong ngành thoát nước hạ tầng, điện lực.



Ống và phụ tùng PP-R đường kính từ 20mm đến 160mm, dùng cho nước
nóng và nước lạnh, chị áp lực cao.



Bình xịt sử dụng trong nông nghiệp các loại 1 lít, 5 lít, 10 lít.

7.2. Sản lượng sản phẩm và cơ cấu doanh thu công ty qua các năm
16



Các dòng sản phẩm chủ yếu mang thương hiệu Nhựa Bình Minh trên đều đạt
tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Với hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ thuộc
thế hệ tiên tiến nhất từ các nước Ý, Đức, Áo, Canada… được trang bị đồng bộ tại ba
nhà máy ở TP. HCM, Bình Dương, Hưng Yên; hằng năm, Nhựa Bình Minh có khả
năng cung cấp cho thị trường 80.000 tấn sản phẩm.
Thị phần của nhựa Bình Minh đã tăng từ 20% cả nước năm 2010 lên 25%
theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam.Thị phần ở khu vực phía Nam của công
ty là trên 50%. Tình hình kinh doanh của công ty ở khu vực phía Bắc cũng đạt được
mức tăng trưởng tốt.
Sản phẩm chủ lực của nhựa Bình Minh hiện tại là sản phẩm từ nhựa PVC
dùng trong xây dựng và dân dụng, chiếm 90% sản lượng, dòng sản phẩm HDPE
chiếm 9% sản lượng, còn lại là các sản phẩm phụ trợ khác.

17


Biểu đồ 7.1: Biều đồ sản lượng nhựa giai đoạn 2012-2016

(Nguồn: Báo cáo thường niên công ty nhựa Bình Minh 2014)
Sản lượng nhựa năm 2015 đạt 62,000 tấn/năm, dự kiến giai đoạn 2 nhà máy
Long An sẽ được đưa vào vận hành trong năm 2016, nâng tổng công suất đạt
72,000 tấn/năm. Kế hoạch của nhựa Bình Minh là trong giai đoạn 2016-2018, công
ty sẽ nâng tổng sản lượng nhà máy thêm 50%, tương ứng với mức sản lượng gần
95,000 tấn/năm. Lộ trình đến năm 2025 sẽ tăng gấp 3 lần sản lượng hiện tại.
Hình 7.1: Phối cảnh dự án nhà máy nhựa Bình Minh Long An

(Nguồn: Báo cáo thường niên công ty nhựa Bình Minh 2014)
Hiện tại biên lợi nhuận gộp của nhưa Bình Minh đang ở mức cao tương đối,
đạt khoảng 27-30%. Tỷ suất chi phí bán hàng/doanh thu thuần của công ty ở mức

thấp, trung bình ở mức 5-7% doanh thu.
Một điểm đáng chú ý là hiện tại công ty đang gặp tình trạng thiếu hụt nguồn
18


hàng ra thị trường. Việc đưa vào hoạt động nhà máy Long An giai đoạn 1 đã giúp
công ty giải quyết được 70% sản lượng thiếu hụt. Cộng với nhu cầu tiêu thụ nhựa
ngày càng tăng trong thời gian tới là một động lực thúc đẩy BMP mở rộng quy mô
sản xuất.
Biểu đồ 7.2: Biểu đồ biên lợi nhuận của BMP

(Nguồn: Báo cáo thường niên công ty nhựa Bình Minh 2014)
Biên lợi nhuận gộp của BMP luôn được duy trì ở mức cao. Chi phí tài chính
của công ty cũng đang ở mức thấp do hiện tại công ty không có khoản vay dài hạn
nào. Cộng với lượng tiền mặt dồi dào thể hiện BMP đang có một sức khỏe tài chính
tốt, việc vay nợ là không cần thiết vào thời điểm hiện này. Cùng khả năng tạo tiền
mạnh, BMP liên tục trả cổ tức ở mức cao từ 30-35%.
Với lợi thế về công nghệ, các sản phẩm của nhựa Bình Minh luôn đáp ứng
được các tiêu chuẩn khắc khe trong các công trình lớn, các công trình nhà cao tầng
đòi hỏi vật liệu có độ bền và tính đồng nhất cao.
7.3. Nguyên liệu
Nguyên vật liệu chính là các loại bột nhựa, hạt nhựa có nguồn gốc từ dầu
mỏ. Ngoài ra, phần lớn nguyên vật liệu của Bình Minh có nguồn gốc nhập khẩu.

19


7.4. Trình độ công nghệ
Công ty luôn trung thành với chính sách phát triển dòng sản phẩm với công
nghệ cốt lõi, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, những công nghệ và sản phẩm

tiên phong của thế giới. Nhìn từ khía cạnh phát triển sản phẩm và công nghệ, Nhựa
Bình Minh hiện sở hữu hơn 100 dàn máy đùn, ép thế hệ mới, sử dụng quy trình
công nghệ tiên tiến của Ðức, Ý, Áo, Canada và hàng chục thiết bị phụ trợ có tổng
công suất thiết kế lên đến 70.000 tấn sản phẩm/năm tại 3 nhà máy ở cả hai miền
Nam và Bắc. Máy móc được đầu tư với công suất lớn, năng suất cao, tính năng hiện
đại, quản lý quy trình sản xuất bằng hệ thống máy vi tính, dây chuyền sản xuất có
mức tự động hóa cao. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh của công ty so với các doanh
nghiệp cùng ngành.
7.5. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Để giữ vững vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp Nhựa Việt Nam, trong
những năm qua, Công ty luôn chú trọng đến việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, điện
năng và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Với chính sách nhất
quán: Đầu tư tập trung cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của Công ty, đổi
mới sáng tạo để phát triển, hàng năm Công ty đều trích lập quỹ đầu tư phát triển sản
xuất từ lợi nhuận để đầu tư thiết bị mới, nâng cao năng lực và mở rộng sản xuất,
tăng tính cạnh tranh.Ngoài ra, Công ty không ngừng đổi mới và sáng tạo, tiếp tục
đưa ra thị trường sản phẩm mới: ống PE gân thành đôi, ống PE đường kính lớn, ống
PP-R.
7.6. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm
Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008.
Phòng đảm bảo chất lượng điều hành quản lý chất lượng toàn bộ hệ thống sản xuất
của mỗi xưởng sản xuất.
Sản phẩm công ty được kiểm tra qua 3 cấp: công nhân trực tiếp sản xuất, tổ
trưởng sản xuất, bộ phận đảm bảo chất lượng sản phẩm.
7.7. Hoạt động Marketing
Đối với công ty Nhựa Bình Minh, khách hàng đa phần là khách công nghiệp
bởi vậy công ty đã xây dựng chính sách bán hàng linh hoạt, mở rộng hệ thống phân
20



phối, tiếp tục xây dựng “Văn hóa Bình Minh” lấy chữ tâm làm chủ đạo cho mọi
hoạt động sản xuất, kinh doanh và không ngừng nâng cao trách nhiệm với xã hội.
Tất cả những việc Nhựa Bình Minh đang, đã và sẽ tiếp tục làm là gởi đến khách
hàng thông điệp: “Nhựa Bình Minh không bán hàng bằng bất cứ giá nào, nhưng bất
cứ lúc nào cũng cam kết người tiêu dùng chỉ cần một lần đầu tư, sẽ nhận được giá
trị lâu bền về chất lượng”.
8. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.
8.1. Triển vọng phát triển của ngành
Trong giai đoạn 2006-2011, ngành ống nhựa đạt tốc độ tăng trưởng trung
bình khoảng 28%/năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2012 đến nay, tốc độ tăng trưởng của
ngành ống nhựa đã chững lại, với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 20112014 ước ở mức khoảng 4.5%/năm. Các sản phẩm ống nhựa xây dựng chủ yếu
được sử dụng trong xây dựng và cải tạo nhà ở. Do vậy, tăng trưởng của ngành ống
nhựa xây dựng gắn với sự phát triển của ngành bất động sản.
Xét về dài hạn, ngành bất động sản của Việt Nam trong dài hạn có rất nhiều
triển vọng với xu hướng đô thị hoá ngày càng tăng và nhu cầu cải tạo nhà ở cao tại
các khu đô thị. Tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam hiện đang ở mức khoảng 33% (theo
Bộ xây dựng), và tốc độ đô thị hoá ở Việt Nam đạt 3.4%/năm (theo WB). Thêm vào
đó, sự tăng lên nhanh chóng của tầng lớp trung lưu cũng dẫn đến nhu cầu cao về
nhà ở mới và nhu cầu cải tạo nhà ở (theo điều tra của Cushman & Wakefield châu
Á-Thái Bình Dương, số hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu đã tăng gấp đôi trong
vòng 5 năm qua).
Do vậy, triển vọng dài hạn của ngành ống nhựa xây dựng còn rất lớn. Trong
ngắn hạn, mặc dù thị trường bất động sản đã có một số dấu hiệu phục hồi trong 2
năm qua chủ yếu ở phân khúc gắn với nhu cầu thực, nhưng cơ bản thị trường bất
động sản đang phải đối mặt với một số khó khăn do tình trạng dư cung, tồn kho bất
động sản ở mức cao, nợ xấu của ngân hàng cao và tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp.
8.2 Vị thế của công ty trong ngành
Trong những năm qua, số lượng doanh nghiệp sản xuất nhựa tăng lên. Với
hơn 35 năm kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh luôn là một thương

hiệu lớn trong ngành. Công ty hiện có 3 nhà máy sản xuất với năng lực sản xuất
21


khoảng 80,000 tấn mỗi năm. Hoạt động chính của công ty là sản xuất các sản phẩm
ống nhựa như u.PVC, ống HDPE, ống nhựa PPR và các sản phẩm phụ tùng u.PVC,
HDPE, PPR … phục vụ cho ngành xây dựng, cấp thoát nước. Bên cạnh đó dòng sản
phẩm nón bảo hộ lao động và bình phun thuốc trừ sâu được thị trường đón nhận.
BMP là nhà sản xuất ống nhựa đầu ngành hiện đang chiếm lĩnh thị phần tiêu
thụ tại miền Nam, chiếm khoảng 25-30% thị phần tiêu thụ ống nhựa cả nước (tăng
từ mức 22% năm 2013) và khoảng 50% thị phần tiêu thụ ống nhựa miền Nam (tăng
từ mức 40% năm 2013). BMP duy trì vị trí đầu ngành nhờ uy tín thương hiệu, sở
hữu năng lực sản xuất vượt trội, công nghệ sản xuất hiện đại cho phép sản xuất các
sản phẩm ống nhựa cỡ lớn và mạng lưới phân phối sâu rộng.
Theo VPA năm 2012, BMP chỉ chiếm khoảng 20% thị phần cả nước, 50% thị
phần miền Nam so với 30% thị phần cả nước và 70% thị phần miền Bắc của NTP.
Nhờ chiến lược tập trung phát triển nhanh và mạnh kênh phân phối, kể từ năm 2013
BMP đã chính thức vượt qua NTP để chiếm lĩnh vị thế dẫn đầu cả nước về sản
lượng tiêu thụ.
Hiện tại mạng lưới phân phối tiếp tục được mở rộng khắp cả nước với hơn
1,500 cửa hàng và hệ thống phân phối (năm 2013 khoảng 900 cửa hàng) và hơn
90% cửa hàng kinh doanh ống nhựa trên toàn quốc có sản phẩm của Nhựa Bình
Minh. Hứa hẹn BMP sẽ tiếp tục duy trì được vị thế dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ
của mình.

Biểu đồ 8.1: Biểu đồ thị phần nhựa trên cả nước

22



(Nguồn: VPA)
BMP và NTP hiện đang là những doanh nghiệp đầu ngành. Tỷ lệ lợi nhuận
gộp của BMP năm 2014 là 27.7% thấp hơn mức bình quân là 29.5%. Về đặc thù
ngành, cả hai doanh nghiệp cùng phải chịu rủi ro nhập khẩu 80% nguyên liệu nên
giá vốn hàng bán không có chệnh lệch nhiều. Do đó, có sự khác biệt ở đây chủ yếu
là chính sách chiết khấu bán hàng của BMP làm điều chỉnh giảm doanh thu, trong
khi NTP là tính vào chi phí bán hàng.
Trong khi đó, toàn bộ chi phí khác của BMP đều thấp hơn chi phí bình quân,
đặc biệt là chi phí bán hàng của BMP chỉ bằng ½ mức bình quân. Nhờ đó, lợi nhuận
của BMP đạt 15.6% cao hơn bình quân là 13%.
Dòng tiền của BMP dồi dào cùng với kế hoạch chi tiêu hợp lý nên dòng tiền
tự do của công ty được duy trì ở mức cao, đảm bảo cho công ty trả nợ và lãi trong
những năm tiếp theo. Doanh thu của BMP tăng đáng kể theo doanh thu của toàn
ngành. Nhờ việc ứng dụng công nghệ hiện đại, nên dù đứng trước khó khăn về vấn
đề cạnh tranh trong nước và ngoài nước, thép xây dựng vẫn mang lại lợi nhuận
đáng kể cho BMP. Bên cạnh đó, BMP còn chú tâm về vấn đề nghiên cứu để tìm giải
pháp tiết kiệm chi phí hơn nữa và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Nhìn chung, các chỉ số tài chính của BMP vẫn được duy trì ở mức cao so với
các doanh nghiệp trong cùng ngành. Doanh thu vẫn tăng trưởng trong bối cảnh thị
trường khó khăn, cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, trong dài hạn với sức ép cạnh tranh
ngày càng khốc liệt hơn BMP vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể trụ vững và
tiếp tục tỏa sang trong tương lai.
8.3 Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng
của ngành, chính sách của Nhà Nước và xu thế chung trên thế giới.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường về giá, về chiết
khấu, nếu không tham gia “cuộc chơi” sẽ đứng trước đe dọa bị thu hẹp thị phần,
giảm sút doanh thu. Tuy nhiên nếu chạy đua cạnh tranh bằng mọi giá sẽ ảnh hưởng
đáng kể đến biên lợi nhuận và điều đó không chỉ tác động đến quyền lợi của cổ
đông mà còn ảnh hưởng đến năng lực tài chính cho sự phát triển lâu dài của công ty.
Đây thật sự đang là một thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có những đối sách phù

hợp và kịp thời.
23


Để phù hợp với xu hướng phát triển của công ty với định hướng của ngành,
HĐQT đang chỉ đạo tiểu ban chiến lược phát triển xây dựng chiến lược trung hạn
2015-2018 và dài hạn 2015-2025. Trong năm 2015-2016, công ty tập trung cho một
số những kế hoạch hoạt động cụ thể như sau:
+ Tiếp tục thực hiện kế hoạch thống nhất tiêu chuẩn sản phẩm đảm bảo yêu cầu
hợp chuẩn, hợp quy và xác lập lộ trình chuyển đổi theo tiêu chuẩn ISO1452:2009 /
TCVN8491:2011 cho dòng sản phẩm chủ lực là ống và phụ tùng ống uPVC. Triển
khai thực hiện lộ trình tích hợp các hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn ISO9000,
ISO14000 và một số các tiêu chuẩn khác về an toàn, bảo hộ lao động.
+ Hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động Nhà máy 4 tại Long An.
Chính sách của Nhà nước và xu thế chung của thế giới ảnh hưởng đến Nhựa
Bình Minh:
+ Luật nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2015. Luật mở rộng đối tượng và
điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được
mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam sẽ giúp giải quyết hàng tồn kho và nợ xấu cho
ngành bất động sản trong ngắn hạn và tạo cầu tiềm năng trong dài hạn. Điều này
ảnh hưởng tích cực tới thị trường bất động sản, kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ
thúc đẩy tình hình sản xuất xây dựng.
9. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
9.1. Một số chỉ tiêu hoạt động trong 3 năm gần nhất
Bảng 9.1: Bảng kết quả kinh doanh Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh giai
đoạn 2012-2014
(ĐVT: VNĐ)
Chỉ tiêu

2012


2013

2014

1. Tổng tài sản

1,422,668,408,05 1,681,281,843,49 1,928,518,233,20

2. Doanh thu thuần
3. Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
4. Lợi nhuận khác
5. Lợi nhuận trước thuế
6. Lợi nhuận sau thuế
7. Lãi cơ bản trên cổ
phiếu

1,890,746,222,23 2,088,144,818,85 2,415,552,623,63
473,067,625,429

499,366,501,062

479,048,801,150

1,981,979,657
479,469,199,228
360,526,349,098

583,939,534

499,474,619,287
369,930,661,754

1,250,288,408
481,096,612,888
376,811,604,540

10,306

8,134

8,285

24


(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất BMP năm 2012, 2013, 2014)
Nhận xét:
Trong giai đoạn 2012- 2014 tổng giá trị tài sản của BMP liên tục tăng. Cụ
thể, trong năm 2012 tổng tài sản của công ty đạt 1,423 tỷ đồng, năm 2013 đạt 1,681
tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2014 đạt 1,929 tỷ đồng tăng
15.7% so với 2013.
Năm 2013 doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 2,088 tỷ
đồng, tăng 10.41% so với năm 2012 và vượt 10% so với kế hoạch đề ra. Lợi nhuận
trước thuế đạt 4,999 tỷ đồng tăng 4% so với 2013, vượt 19% so với kế hoạch đề ra.
Đây là kết quả tốt cho thấy hoạt động tiêu thụ và sản xuất của công ty đang tiến
triển thuận lợi.
- Doanh thu 2014 đạt 2,416 tỷ đồng,tăng 15.7% và lợi nhuận trước thuế đạt 481
tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
- Tỷ suất EBT/DTT năm 2013 là 23.9 %, giảm 1.5% so với năm 2012. Nguyên

nhân là do tỷ lệ GVHB/DTT năm 2013 chiếm 70.2%, tăng hơn so với năm 2012 là
68.8%, tỷ trọng chi phí tài chính tăng đến 0.8% tăng gấp đôi so với 2012.
- Tỷ suất EAT/DT năm 2013 là 17.8%, giảm 1.3% so với năm 2012. Trong 100
đồng doanh thu do BMP tạo ra năm 2013 thì thu được 17.8 đồng lợi nhuận trước
thuế.
- Tỷ suất EBT/DT năm 2014 là 19.9 %, giảm 4% so với năm 2013. Nguyên
nhân là do sự tăng lên của giá vốn hàng bán chiếm 72.3%, cao hơn 2.1% so với năm
2013.
- Tỷ suất EAT/DT năm 2014 là 15.6%, giảm 2.2% so với năm 2013.
9.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong các năm.
- Giá nguyên liệu không được bình ổn, trong năm 2013 mặc dù công ty đã tận
dụng được ưu thế của mình, mua được nguyên liệu với giá cả hợp lý nên dù chi phí
nguyên vật liệu chiếm khoảng 70% trong giá thành sản phẩm nhưng vẫn không làm
cho tổng chi phí biến động nhiều. Năm 2014 chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng,
đơn giá bình quân nhập bột PVC vẫn cao hơn 5% so với 2013.
- Năm 2013 tỷ trọng chi phí tài chính tăng gấp đôi việc tái cấu trúc chi phí này
là do trong năm, công ty đã trả trước thêm hai đợt tiền thuê đất tại Long An. Điều
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×