Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

sự suy sụp của nhà trần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.45 KB, 18 trang )


KIỂM TRA BÀI CŨ
? Trình bày những nét cơ bản nhất
về kinh tế cuối thời Trần?


Bài 16

SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN

Tiết: 31

II/ NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY

1/ Nhà Hồ thành lập(1400)
- Nhà Trần suy sụp, xã hội khủng hoảng, ngoại xâm đang
đe doạ
- 1400 Hồ Quý Ly truất phế vua Trần, lên làm vua, lập ra
nhà Hồ


Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của
Hồ Liêm, dòng dõi Hồ Hưng
Dật,người Chiết Giang,làm thái
thú Diễn Châu vào đầu thế kỉ
X.Hồ Liêm di cư ra Đại LạiThanh Hoá rồi xin làm con nuôi
của tuyên uý Lê Huấn, từ đó
mang họ Lê. Quý Ly có hai
người cô đều là vợ Trần Minh
Tông và là mẹ của ba vua Trần
Hiến Tông,Trần Nghệ Tông và


Trần Duệ Tông, nhờ đó rất
được Trần Nghệ Tông tin yêu.


Bài 16
Tiết: 31

SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN
II/ NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY

1/ Nhà Hồ thành lập(1400)
2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly


Cải cách của
Hồ Quý Ly

Chính
trị

Kinh
tế tài
chính


hội

Văn
hoá,
giáo

dục

Quân
sự


Bài 16
Tiết: 31

SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN
II/ NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY

1/ Nhà Hồ thành lập(1400)
2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
- Về chính trị: cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các
võ quan cao cấp của họ Trần, cải cách bộ máy chính
quyền
- Kinh tế- tài chính: phát hành tiền giấy, ban hành chính
sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng
- Xã hội: ban hành chính sách hạn chế nô tì
- Văn

hoá giáo dục: cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm,
sửa đổi chế độ thi cử, học tập
- Quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường
và củng cố quốc phòng


Quân sự


Tăng
cường
quân
số

Tích
cực
sản
xuất
và chế
tạo vũ
khí

Phòng
thủ ở
những
nơi
hiểm
yếu

Xây
thành
kiên
cố


Hình 40- Di tích thành nhà Hồ (Thanh Hoá)


Thành nhà Hồ còn có tên gọi là thành An Tôn,

thành Tây Giai hay thành Tây Đô là một công
trình kiến trúc tiêu biểu thời Hồ(1400-1407).
Thành được xây dựng từ năm Đinh Sửu(1397),
đời Trần Thuận Tông, khi Hồ Quý Ly đã lắm mọi
quyền hành lớn nhất trong triều đình và có ý xây
dựng cơ đồ riêng. Thành nhà Hồ được xây dựng
trên địa thế tự nhiên, hiểm trở. Nhìn ra bốn phía
thì có núi Thổ Tượng (Voi Đất), ở phía Bắc, núi
Hắc Khuyển (chó đen) ở phía Đông; núi Ngưu
Ngoạ (Trâu Nằm) ở phía tây và núi Đốn Sơn (còn
gọi là núi Đún, núi Cung) ở phía Nam. Bốn dãy
núi như bao bọc lấy toà thành ở giữa, làm bình
phong che đỡ cho toàn thành.


Thêm vào đó, khu vực ngoài thành lại có sông Mã
từ phía Tây chảy về và sông Bưởi từ phía Đông
chảy tới, hợp lưu ở phía Nam tạo nên tuyến hào
thiên nhiên hiểm trở bao bọc thành.
Thành nhà Hồ là một toà thành bằng đá, hình chữ
nhật, có cạnh Nam Bắc dài hơn 900m; cạnh ĐôngTây dài hơn 700m.Tường thành là những luỹ đất
dày, bên ngoài được bọc bằng lớp đất đá phiến
lớn. Chân tường thành có hai lớp đá phiến ghép
nối tiếp nhau theo hàng ngang, mỗi lớp dày 1m.
Những khối đá ghép tiếp bên trên hầu hết đều
được đẽo gọt công phu,vuông vắn, kích thước
trung bình dài 1,4m; cao 1m, dày 0,7m. Có những
khối đá rất to, cao từ 1-1,5m, dài tới 7m và có thể
nặng tới 16 tấn.



Thành có 4 cổng ở 4 hướng Nam, Bắc,
Đông,Tây, mỗi cổng đều mở ở đúng giữa mặt
tường thành. Cổng được xây theo lối kiến
trúc vòm cuốn. Hai cổng Đông –Tây của
thành đều dày 13,4m, rộng 5,8m. Mặt trên
cổng Bắc là một sân phẳng có kích thước 20
x 12,7m. Cổng Nam là cổng chính được xây
dựng quy mô hơn cả với ba vòm cửa cuốn,
trên nóc cũng là nền vọng lâu. Toàn bộ cửa
Nam cao hơn 100m, kích thước 38 x 15,5m.


Bài 16

SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN

Tiết: 31

II/ NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY

1/ Nhà Hồ thành lập(1400)
2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
3/ Ý nghĩa tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly


THẢO LUẬN NHÓM
Qua những cải cách của Hồ Quý Ly, em hãy cho biết
những mặt tích cực cũng như những hạn chế của nó?



Bài 16

Tiết: 31

SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN
II/ NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY

1.Nhà Hồ thành lập (1400)
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
3. Ý nghĩa, tác dụng của những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
Tích cực:
+ Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, góp phần hạn chế việc tập trung
ruộng đất trong tay quý tộc, địa chủ.
+ Văn hóa giáo dục có nhiều tiến bộ
Hạn chế:
Một số chính sách chưa triệt để, chưa giải quyết yêu cầu bức thiết của đông
đảo nhân dân


Em có nhận
xét và đánh
giá gì về nhân
vật Hồ Quý
Ly?


CỦNG CỐ:
1/ Theo em việc truất phế vua Trần
để lên ngôi vua của Hồ Quý Ly có bị

phê phán không? Vì sao?


DẶN DÒ:
- Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài mới: ÔN TẬP.
- Xem trước các câu hỏi hướng dẫn ôn tập.



×