ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA HÓA
TIỂU LUẬN HÓA PHỨC CHẤT
ỨNG DỤNG VAI TRÒ CỦA EDTA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ
TÁCH CHIẾT ADN
GVHD.PGSTS:TRẦN NGỌC TUYỀN
SV:TRẦN THỊ VẼ
HUẾ 12/2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I.TỔNG QUAN VỀ THUỐC THỬ HỮU CƠ
1.Định nghĩa
2.Ưu điểm của thuốc thử hữu cơ so với thuốc thử vô cơ
3.Đặc tính cơ bản của thuốc thử hữu cơ
CHƯƠNG II.THUỐC THỬ EDTA
1.Giới thiệu EDTA
2.Một số ứng dụng của thuốc thử EDTA
3.Hàm lượng và chất lượng EDTA
CHƯƠNG III.SỬ DỤNG EDTA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1.Khả năng tạo phức của EDTA trong nước
2,Ảnh hưởng của EDTA đối với môi trường và thủy sinh vật
CHƯƠNG IV.TÁCH CHIẾT ADN
1.Nguyên tắc và yêu cầu
2.Các bước chính trong tách chiết ADN
3.Một số hóa chất thông dụng dùng trong tách chiết axit nucleic
CHƯƠNG V.PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG EDTA
CHƯƠNG VI.KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG1. TỔNG QUAN VỀ THUỐC THỬ HỮU CƠ
1.Định nghĩa.
- Một hợp chất hóa học được sử dụng để phát hiện, xác định hay để tách
trong quá trình phân tích hóa học một chất hay hỗn hợp của nhiều chất được gọi
là thuốc thử phân tích.
- Do đó thuốc thử phân tích bao gồm cả những chất chỉ thị, chất điều chỉnh
pH, dung dịch rửa kết tủa…
- Vậy một số chất chứa carbon (CO 2, CO, CaCO3 ) bất kì hoặc trực tiếp hoặc
gián tiếp được sử dụng trong hóa phân tích được gọi là chất phản ứng phân tích
hữu cơ hoặc gọi gọn hơn là thuốc thử hữu cơ.
-Nghiên cứu phản ánh giữa thuốc thử hữu cơ và ion vô cơ va ứng dụng của
nó va phân tích thực chất là nghiên cứu quá trình tạo phức .Sự phát triển lý
thuyết hoá học trong những năm gần đây và đặc biệt là sử dụng thuyết trường
phối tử và việc nghiên cứu các kim loại chuyển tiếp và phức của chúng đã giúp
các nhà khoa học nói chung và phân tích nói riêng hiểu sâu sắc những yếu tố
ảnh hưởng đến độ bền của phức chất ,bản chất phổ hấp thụ của chúng vẫn giữ
tính chất quý giá khác .Chúng ta sẽ nghiên cứu thuốc thử hữu cơ trong khung
cảnh của những lý thuyết hiện đại này.
2.Ưu điểm của thuốc thử hữu cơ so với thuốc thử vô cơ
-Thuốc thử hữu cơ có một số ưu điểm nổi bật so với thuốc thử vô cơ ,vì vậy
nó được sử dụng rất rộng rãi trong thực tế của phân tích .
•
Trước hết cần chú ý đến độ tan rất nhỏ của hợp chất tạo bởi thuốc thử
hữu và ion vô cơ.Vì vậy,người ta có thể rửa kết tủa cẩn thận để tách
hết các chất mà không sợ mất đi một lượng đáng kê ion cần xác
định.Ngoài ra,hiện tượng kết tủa theo khi dùng thuốc thử hữu cơ cũng
•
chỉ rất ít.
Thuốc thử hữu cơ thường có trong lượng phân tử lớn do đó thành
phần phần trăm của ion xác định trong hợp chất tạo thành với thuốc
thủ hữu cơ bao giờ cũng thấp hơn trong bất kì hợp chất nào tạo thành
bởi thuốc thử vô cơ.
Ion cần xác định
Al3+
Tl+
Hợp chất tạo thành giữa ion
cần xác định với thuốc thử
Thành phần % của ion cần
xác định trong hợp chất tạo
thành với thuốc thử
Oxit nhôm
Oxyquinolinat
Iodua Tali
53.0
5.8
61.7
3.Một số đặc tính cơ bản của thuốc thử hữu cơ.
-
Độ tinh khiết : trừ một số ít thuốc thử, hầu hết các hợp chất hữu cơ
trên thị trường là không tinh khiết. Tùy theo mỗi trường hợp, có thể
yêu cầu được làm sạch.
- Ví dụ : Chloranil như là một thuốc thử dịch chuyển điện tích với
-
amino acid nên phải làm sạch trước khi sử dụng.
- Đây là yêu cầu đầu tiên trong nghiên cứu các thuốc thử hữu cơ.
Độ tan: độ tan của thuốc thử trong dung môi nào sẽ quyết định
phương pháp phân tích của thuốc thử ấy.biết được độ tan của chúng ta
sẽ chủ động trong nghiên cứu.
Ví dụ: EDTA không tan tốt trong nước (môi trường trung tính).Để
thay đổi độ tan của nó thì cần trung hòa bằng một bazơ. 8-
hydroxyquinoline tan yếu trong nước, nó thường tan yếu trong acid
acetic ở dạng băng và pha loãng bằng nước, nếu phối tử hay phức của
-
nó không tan trong nước.
Áp suất hơi: Một phức có thể có áp suất hơi cao hơn các phức khác.
Nhưng dẫn xuất của metoxy hay etoxy có áp suất hơi cao hơn những
hợp chất “bố mẹ “ của chúng, một số chất được tách bằng phương
-
pháp sắc kí phổ.
Độ bền: Một số phức chelate rất bền trong dung môi trơ khi phức
hình thành. Tuy nhiên, một số phức bền với nhiệt được tách bằng
phương pháp chưng cất mà không bị phân hủy.Một số phức nhạy với
ánh sáng và không khí thì phải được bảo quản cẩn thận
Độ phân cực: Độ phân cực của một phân tử cho biết độ tan của
nó trong dung môi. Một phân tử phân cực sẽ có thuận lợi trong dung
môi chiết. Bên cạnh đó, sự tách dựa trên sự phân cực hay không phân
cực của phân tử chất được chiết được sử dụng một cách rộng rãi.
CHƯƠNG II:THUỐC THỬ EDTA
1,GIỚI THIỆU EDTA
EDTA là acid etylendiamin tetraaxetic kí hiệu là H4Y,có phân tử
lượng M=292,1.Là một chất rắn màu trắng,ít tan trong nước ,có khả
năng tạo nhiều phức bền với nhiều kim loại chuyển tiếp nên được dùng
trong phân tích để nhận biết hoắc tách chất gây cản trở.
Tính chất vật lý:
- Dạng lỏng màu vàng nhạt, bột trắng ngà, tinh thể
Tùy thuộc vào cấu trúc hóa học sẽ có độ tan khác nhau
Tính chất hóa học:
-Thông thường EDTA được cung cấp ở thị trường gồm các dạng EDTA-H4,
EDTA-H2Na2, EDTA-HNa3, EDTA-Na4 :
+Nhờ vào khả năng tạo phức bền với ion kim loại (cô lập hoạt tính ion
kim loại nặng - chelation), người ta thường sử dụng EDTA khi sự xuất
hiện của ion kim loại gây ảnh hưởng xấu cho quá trình sản xuất
+Khả năng càng hóa (chelate hóa - tạo phức với ion kim loại) tùy thuộc
vào cấu trúc hóa học
+Phức của EDTA với kim loại tan hoàn toàn trong nước (không phải tạo
kết tủa
EDTA thường thấy ở hai dạng muối sau:
+Hai muối: EDTA.2Na - Disodium ethylen diamin tetraacetate
- Công thức:
- Trọng lượng phân tử: 280
- Dạng bột trắng, không mùi, tan trong nước.
+Bốn muối: EDTA.4Na -Tetrasodium ethylen diamin
tetraacetate)
- Công thức:
- Trọng lượng phân tử: 324.
- Dạng bột màu trắng, hút ẩm, tan nhiều trong nước.
+EDTA phân li cho 4 nấc acid:
Pka1=1,99;pKa2=2.67:pKa3=6,16;pKa4=10,26
+5 dạng của EDTA (H4Y,H3Y-,H2Y2-,HY3-,Y4-)
+EDTA kết hợp được hầu hết ion kim loại theo tỉ lệ 1 :1
Mn+ + Y4- -> MY(n-4)
Khả năng tạo phức của EDTA : + EDTA có khả năng tạo phức bền
với hầu hết các kim loại và phức tan tốt trong nước .Tất cả các cation
phản ứng với EDTA,trừ các kim loại kiềm (Na+,K+……)
+ Nguyên tử oxi trong nhóm acid (-COOH) có khả năng tạo liên kết
cộng hóa trị với ion kim loại .Nguyên tử N trong nhóm amin có khả năng
tạo liên kết phối trí với ion kim loại .Do đó,EDTA có khả năng tạo muối
nội phức với hầu hết kim loại
Mô tả giải thích quá trình phản ứng của cation kim loại với
EDTA :
+Sự tạo thành phức của kim loại với Amoniac (NH3) :phân tử NH3 kết
hợp với ion kim loại bằng những liên kết với các ion kim loại bằng
những liên kết cho nhận giữa cặp electron tự do của N với ion kim loại
tạo thành những chất tan trong dung dịch.
+Đối với Ethylendiamin hai phân tử amoniac sẽ cùng liên kết với ion kim
loại .Mỗi một nito sẽ cho nhận một cặp điện tử ,như vậy sẽ hình thành
liên kết đồng hóa trị với kim loại.
+Đối với EDTA các hidro được thay thế bởi ion axetat.MôtTrong những
oxi trong axetat lại có khả năng hình thành mối liên kết khác với ion
kim loại (trong ion axetat có hai nguyên tử oxi với bốn cặp điện tử
,nhưng chỉ có một ion duy nhất có thể hướng về phía ion kim loại và ion
axetat sẽ mất đi một hidro để hình thành liên kết C-N).
Độ bền của phức EDTA:
Độ bền của phức chelate kim loại phụ thuộc vào Ph dung dịch và cấu
trúc electron của ion trung tâm.Trong phản ứng tạo phức luôn đẩy ra 2
ion H+,do vậy độ bền của phức chịu sự ảnh hưởng của pH môi trường là
khá lớn.
Hằng số bền của phức:
β'MY=
Một số phức và độ bền của phức:
Phức
NaY3LiY3AgY3MgY2CaY2BaY2MnY2FeY2-
LgKb
1,66
2,79
7,20
8,69
10,96
7,76
14,04
14,33
Phức
NiY2CdY2ZnY2PbY2CuY2HgY2AlYFeY-
LgKb
18,62
16,46
16,50
18,04
18,80
21,80
16,13
25,10
CoY2-
16,31
ThY
23,20
2..Một số ứng dụng của phức EDTA:
Thực tế, EDTA có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như:
Công nghiệp tẩy rửa: Tạo phứa với ion Ca 2+, Mg2+, kết hợp với kim loại
nặng.
Làm sạch nước: Tạo phức với ion Ca2+, Mg2+ (giảm độ cứng của nước).
Trong nhiếp ảnh: Sử dụng Fe(III)EDTA như là chất oxi hóa
Trong công nghiệp sản xuất giấy: Tạo phức với kim loại nặng trong quá
trình tẩy trắng, sự ổn định của hydro peoxit.
Công nghiệp dệt: Tạo phức với kim loại nặng, máy tẩy trắng vải.
Hóa học nông nghiệp: Phân bón sắt, kẽm và đồng, đặc biệt là vùng đá vôi.
Kỹ thuật trồng cây trong nước : Fe(III)EDTA được sử dụng để hòa tan sắt
rong dung dịch dinh dưỡng cho cây trồng.
3.Hàm lượng và chất lượng của EDTA
-Tùy thuộc vào hàm lượng của ion kim loại nặng có trong môi trường sản xuất
cần xử lý để xác định hàm lượng EDTA tương ứng.
-Hiện tại trên thị trường có thể xuất hiện EDTA với nhiều nguồn gốc (xuất xứ)
khác nhau. Người có nhu cầu sử dụng sẽ rất phân vân khi chọn lựa loại hàng
nào, do ai sản xuất, hàng nào thật, hàng nào giả... Điều cần quan tâm đầu tiên là
chất lượng hàng hóa đảm bảo, dịch vụ kỹ thuật, hậu mãi tốt. Để có thể an tâm
về hàng hóa khi mua, người mua nên xác định chất lượng như sau:
+ Yêu cầu 1 trung tâm kiểm định có uy tín nào đó xác định lại chất lượng
hàng hóa
+Tìm hiểu về nhà phân phối tại Việt Nam, nhà sản xuất. Có thể tìm hiểu
thông tin về nhà sản xuất 1 cách dễ dàng qua các công cụ tìm kiếm trên
internet, danh bạ điện thoại của các nước hoặc gọi đến lãnh sự quán
các nước để nhờ xác minh
+Đề nghị nhà phân phối cung cấp bản chứng nhận chất lượng
(Certificate of Analysis), xuất xứ hàng hóa (Certificate of origin), có kèm
theo bản chính để đối chiếu càng tốt. Trên bao bì của sản phẩm sẽ có
số lô (batch number) tương ứng theo bản chứng nhận chất lượng của
nhà sản xuất
+Nếu cảm thấy nghi ngờ về một nguồn hàng nào đó, đừng ngần ngại
tiếp xúc với nhà sản xuất để kiểm tra xem ai là nhà phân phối ở Việt
Nam .
+Kiểm tra bao bì xem có dấu hiệu gì bất ổn không. Chữ in trên bao bì,
hình ảnh phải rõ nét, không bị nhòe. Ví dụ: EDTA-Na2 (Dissolvine NA-2)
và EDTA-Na4 (Dissolvine NA) của Akzo Nobel sản xuất tại Hà Lan được
đóng gói trong bao nhựa 25kg với những hình ảnh nhiều màu sắc được
in
rõ
nét.
Lưu ý: thông thường EDTA-Na4 có khả năng tan trong nước rất tốt, khi
tan không có hiện tượng bất thường như sủi bọt, tỏa nhiệt...
CHƯƠNG III.Sử dụng EDTA trong nuôi trồng thủy sản:
1.
Khả năng tạo phức EDTA trong nước:
+Đặc tính của EDTA là tạo phức với các kim loại ở tỉ lệ 1:1. Khả năng tạo phức
với kim loại phụ thuộc vào pH của nước, như Ca2+ và Mg2+ yêu cầu pH khoảng
10. Mặt khác sự tạo phức với các kim loại còn phụ thuộc vào hằng số hình
thành phức, hằng số càng cao thì khả năng tạo phức càng cao. Đối với chì (Pb)
hằng số K=1018, đối với Ca2+, K108. Trong môi trường nước, mặc dù có nhiều
Ca2+, nhưng Pb2+ sẽ cạnh tranh với Ca2+.
+EDTA di chuyển vào trong đất và tạo phức với các kim loại vết cũng như
là các kim loại kiềm thổ (Na+, K+, Ca2+,…), từ đó làm tăng độ hòa tan của kim
loại. Đặc biệt là trong đất phèn, EDTA sẽ tạo phức kẹp (chelate) Fe-EDTA từ đó
làm giảm quá trình hoạt động của Fe 3+. Trong môi trường kiềm, EDTA lại tạo
phức chủ yếu với Ca2+ và Mg2+ tạo thành CaMg-EDTA làm giảm độ cứng của
nước. Một khía cạnh khác là trong phân tử EDTA có 10% là nitơ, vì vậy khi sử
dụng EDTA có thể góp phần cung cấp thêm nitơ cho môi trường kích thích tảo
phát triển. Trong nước Ca3(PO4)2 và FePO4 thường là những dạng không hòa tan
làm mất đi lượng lớn PO43- trong nước làm hạn chế sự phát triển của tảo, từ đó
làm môi trường khó gây màu nước. Khi sử dụng EDTA sẽ tạo phức với Ca, Fe
chuyển PO43- vào trong nước ở dạng hòa tan, từ đó kích thích tảo phát triển.
Tương tác của complexon II với cation Ca 2+ và Mg2+ có thể trình bày dưới
dạng sơ đồ:
Tổng quát sau:
2.
Ảnh hưởng của EDTA đối với môi trường và thủy sinh vật:
+EDTA tạo phức với kim loại, mức độ ổn định của phức sẽ tùy thuộc vào
từng kim loại khác nhau. Các muối của EDTA tan trong nước, một số ít sẽ
hấp thụ vào lớp bùn đáy ao, không bay hơi và khả năng phân hủy sinh học
chậm. Sự phân hủy sinh học của EDTA trong môi trường phụ thuộc vào
loại đất, nhiệt độ, pH, vật chất hữu cơ và thành phần vi sinh vật.
+Hiện nay, chưa có báo cáo về ảnh hưởng của EDTA lên sức khỏe con
người. Tuy nhiên, EDTA được chứng minh là có ảnh hưởng lên sự ức chế sự
tổng hợp ADN và khi vào cơ thể, EDTA tồn tại trong thận 95%, và 5% còn lại
trong túi mật.
+CaNa2EDTA được cho phép sử dụng trong bảo quản thực phẩm ở các
nước Châu Âu và Mỹ ở giới hạn cho phép từ 25-800 ppm . HO qui định về giới
hạn hấp thụ tối đa là 2,5 mg/kg. Điều này có nghĩa là đây là giới hạn để theo
dõi hàm lượng EDTA trong nước uống.
+EDTA và muối của nó thường không gây độc cho động vật trên cạn.
Hàm lượng EDTA tìm thấy trong nước mặt tự nhiên ở nồng độ rất thấp (0-1,0
ppm) và không ảnh hưởng cho động vật thủy sinh. Tuy nhiên, khi sử dụng
nhiều có thể thúc đẩy quá trình phát tán ô nhiễm kim loại.
+Tảo và động vật không xương sống nhạy cảm với EDTA nhiều nhất vì
chúng ảnh hưởng lên sự phân chia tế bào, sắc tố quang hợp chlorophyll-a . Tuy
nhiên, một điều thú vị là trong môi trường có hàm lượng dinh dưỡng bằng với
lượng EDTA thì EDTA không thể hiện tính độc, cảnh báo các phức với kim loại
có tính tự phân hủy sinh học chậm trong nước nhưng lại tan nhanh trong đất,
điều này có thể dẫn đến sự tích lũy kim loại và tồn tại lâu trong đất.
Một số nghiên cứu ứng dụng về EDTA:
-Nghiên cứu của Licop (1988) trên ấu trùng tôm sú Penaeus monodon
cho thấy khi bổ sung Na-EDTA ở nồng độ 5,0 và 10ppm và trong nước ương vào
thứ 1, 4 và 7 có tác dụng nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng.Với cường độ sử dụng
hàng ngày ở hàm lượng 10ppm cho tỉ lệ sống tốt nhất.
-Thí nghiệm Cd trên cá Hồi, Part và Wikmark (1984) cho rằng Cd 2+ di
chuyển trực tiếp vào trong mang và cao gấp 1000 lần so với phức Cd-EDTA.
Như vậy, EDTA có tác dụng rất tốt khi làm giảm ảnh hưởng của kim loại nặng
lên thủy sinh vật.
-Trong xử lý nước thải, nghiên cứu của Mayenkar và Lagvankar (1983)
cho thấy EDTA có khả năng loại bỏ Niken (Ni) hơn 60%, đồng (Cu) la 100% và
đối với sắt (Fe) khoảng 85%.
-EDTA cũng có tác động lên vi khuẩn gram âm vì có khả năng phá vở
màng tế bào thông qua xâm nhập và làm mất nhóm acetyl (COCH 3),từ đó làm
giảm thiểu lượng Ca và Mg trong tế bào và làm mất chức năng của vách
lipopolysarcharide (Oviedo và Rodriguez, 2003).
CHƯƠNG IV.TÁCH CHIẾT ADN
1.NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU
Tách chiết ADN là cần thiết bởi các
công nghệ gen đều tiến hành với ADN (hay ARN)
-
thực
nghiệm
của
- ADN tách chiết được cần đảm bảo về độ tinh khiết và
độ nguyên vẹn về cấu trúc để thực hiện được các khâu nghiên
cứu
tiếp
theo
trong
công
nghệ
gen
thực
vật.
* Có rất nhiều phương pháp tách chiết AND, tuỳ thuộc mục
đích nghiên cứu mà lựa chọn các phương pháp tách ADN cho
phù hợp
2,CÁC BƯỚC CHÍNH TRONG TÁCH CHIẾT ADN.
1.
Phá vỡ vật liệu ban đầu (tế bào, mô) để mở tế bào và giải
phóng axit nucleic (ADN và ARN) (nghiền trong ni tơ lỏng
và hòa trong đệm chiết)
2. Bổ sung các chất chống các chất hoạt hoá
ADNase và làm biến tính các phân tử protein2, dịch hữu cơ.v.v.
enzyme
3.Tách ADN khỏi các tạp chất khác (bằng máy ly tâm).
4.Kết tủa , rửa và hòa tan ADN (rửa bằng dung dịch cồn,
hòa tan trong TE hoặc nước cất)
3.MỘT SỐ HÓA CHẤT THÔNG DỤNG DÙNG TRONG TÁCH CHIẾT AXIT NUCLEIC.
- Ni tơ lỏng: Thông thường để phá màng/vỏ tế bào chúng ta phải
dùng nitơ lỏng, vì nitơ lỏng có 2 tác dụng chính đó là:
+ Làm cho màng bị cứng giòn, dễ bị vỡ khi nghiền
+ Và ni tơ lỏng giữ cho mẫu ở trạng thái lạnh, trạng thái mà các enzym
phá huỷ axít nucleic không hoạt động cho tới khi chúng bị ức chế
bằng
hoá
chất.
Một số qui trình sử dụng vật liệu đông khô, bởi vật liệu đông khô dễ
phá vỡ màng hơn, mặt khác sử dụng vật liệu đông khô không cần giữ mẫu
ở trạng thái lạnh, vì trong môi trường khô tuyệt đối các ezim phá huỷ axít
nucleic cũng vô tác dụng.
- EDTA: Khi màng bị phá vỡ, một loạt các chất đựơc giải phóng ra
dung dịch, trong số chúg có các loại emzim thuỷ phân axít nucleic thành
những mảnh vụn, bởi vậy cần phải ức chế sự hoạt động của enzym này
bằng EDTA. Các ion hoá trị hai như: Mg2+,Ca2+.... rất cần thiết cho sự
hoạt động của enzym thuỷ phân axít nucleic. Nếu trong dung dịch có
EDTA, chất này sẽ liên kết với các ion hoá trị hai nói trên, liên kết này dẫn
tới sự ức chế hoạt động của enzym thuỷ phân axít nucleic, do vậy mà axít
nucleic
sẽ
không
bị
phân
huỷ.
-Tris: Axít nucleic còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi độ axít và kiềm của
dung dịch sử dụng trong tách chiết, axít có thể làm cho axít nucleic bị gãy,
chẳng hạn axít clohydric (HCl) làm cho ADN bị đứt ở những vị trí purin,
trong khi đó nếu ở nồng độ kiềm cao thì ADN sẽ bị tách thành sợi đơn. Để
loại trừ ảnh hưởng của axít và kiềm người ta đã sử dụng Tris để điều chỉnh
pH
của
dung
dịch.
-CTAB (Cetryl Ammonium Bromide):
Là hoá chất dùng trong chiếtsuất axít nucleic có hiệu quả cao và đang được sử
dụng
phổ
biến
hiện
nay.
CTAB dung dịch là một dung môi có khả năng hoà tan cao axít nucleic, vì
vậy mà CTAB được dùng với vai trò là chất chính trong tách chiết axít
nucleic. Để tăng hiệu quả hoạt động của CTAB, mẫu đựơc xử lý với nhiệt
khoảng
từ
550C
đến
650C.
Ở nhiệt độ như vậy, nó còn có tác dụng làm
rách thêm màng tế bào và màng nhân để giải phóng tối đa lượng axít
nucleic ra dung dịch và làm biến tính một số protein, đặc biệt là enzym
thuỷ
phân
axít
nucleic.
Chloroform: Trong dung dịch tách chiết, ADN tạo thành liên kết với
CTAB, để loại bỏ CTAB và đồng thời làm biến tính protein trong dung
dịch cần sử dụng chloroform. Sau đó dung dịch tách chiết được ly tâm,loại bỏ
các tạp chất (bị kéo xuống phần phía dưới ống nghiệm) còn lại axít
nucleic hoà tan trong lớp dung dịch nằm phía trên và được chuyển sang một
ống
nghiệm
mới.
Ethanol
hoặc
isopropanol
- Ethanol thường được dùng trong môi trường dung dịch có lực
ion, hay nồng độ muối cao, trong điều kiện như vậy axít nucleic dễ
dàng bị kết tủa, sự kết tủa của axít nucleic sẽ đạt hiệu quả cao hơn
nếu
như
được
xử
lý
trong
môi
trường
lạnh.
- Isopropanol được dùng để kết tủa axít nucleic trong môi trường
không cần có muối, tỷ lệ lượng isopropanol/mẫu theo thể tich là: 1/1.
Sử dụng isopropanol có ưu việt là các axít nucleic có trọng lượng
phân tử thấp như: những mảnh gãy ADN hoặc ARN.v.v. sẽ không bị
kết tủa và chúng dễ dàng bị loại bỏ cùng dung dịch.
Enzym RNnase và enzym Dnase: Khi kết tủa sẽ thu được axít
nucleic
gồm:
ADN
và
ARN:
- Nếu mục tiêu là thu ADN, chúng cần phải loại bỏ ARN. Để loại
bỏ ARN, ta dùng enzym RNase. Enzym RNase sẽ cắt ARN thành
những mảnh vụn, do vậy sau khi ly tâm ADN lắng tủa và được giữ ở
đáy ống nghiệm, còn những mảnh vụn ARN vẫn nằm trong dung
dịch, bởi vậy khi loại bỏ dung dịch thì ARN cũng bị loại bỏ theo.
- Ngược lại nếu cần loại bỏ ADN, chúng ta dùng enzym DNase,
cũng tương tự như việc loại bỏ ARN, ADN sẽ bị cắt vụn bởi DNase
và
chúng
cũng
bị
loại
bỏ
cùng
dung
dịch
- Nước cất và TE: Axít nucleic có thể đựơc hoà tan trong nước cất
khử trùng hoặc dung dịch TE. Axít nucleic sẽ được bảo quản tốt hơn, nếu
nó được hoà tan trong dung dịch TE, vì dung dịch này chứa Tris và
EDTA.
CHƯƠNG V:Phương pháp sử dụng:
-EDTA có thể được sử dụng trong xử lý nước cấp trong sản xuất giống thủy sản
nước lợ sản nước lợ, ương cá giống và trong nuôi thương phẩm tôm, cá . Đối
với xử lý nước trong trại giống, liều thường áp dụng từ 5-10 ppm. Trong khi xử
lý nước trong nuôi tôm, cá thương phẩm, đối với những ao nuôi trong vùng có
độ mặn thấp và đất nhiễm phèn. Khi cấp nước vào ao khoảng 0,8-1 m, nếu độ
kiềm thấp, nước có màu vàng nhạt, có thể sử dụng EDTA ở liều 2-5 kg/1.000
m2 để xử lý trước khi bón vôi để nâng độ kiềm trong ao. Tùy theo tình huống cụ
thể mà người nuôi có thể tư vấn thêm cán bộ kỹ thuật. Trong quá trình nuôi có
thể sử dụng EDTA với liều thấp hơn 0,5-1 ppm. Trên thị trường hiện nay có
nhiều sản phẩm phối chế có chứa thành phần EDTA, người nuôi có thể chọn
lựa và sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
CHƯƠNG VI:TỔNG KẾT
1.Ưu điểm:
-EDTA là hầu như tác dụng ngay tức thì đối với những kim loại chuyển
tiếp như Ca2+, Mg2+, Fe2+, Cd2+,…mà khả năng tác dụng với kim loại nên
khả năng hao mòn hoàn toàn không xảy ra.
-EDTA-4Na tan vô hạn trong nước nên khả năng tạo phức với các kim
loại nặng là tốt, không ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh trong
nước.
-Giá thành tương đối phù hợp
-Phức EDTA có vai trò trong nhiều ứng dụng, đặc biệt giảm độ cứng
trong nước,
2.Nhược điểm:
- Nhưng do các chất tạo phức có chứa phosphor sẽ cung cấp dinh
dưỡng cho các thực vật sống trong nước nhất là tảo, làm cho chúng phát
triển nhanh nên tiêu thụ nhiều O2 hòa tan trong nước vào ban đêm làm
sinh vật chết hàng loạt nên hạn chế dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thị Mùi (2009) Bài giảng thuốc thử hữu cơ trong phân tích,trường
Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
[2] Từ Vọng Nghi (2001) hóa học phân tích, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.