Tải bản đầy đủ (.ppt) (143 trang)

PPT. hệ thống điều hòa trên ô tô hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 143 trang )

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRÊN Ô TÔ
CHƯƠNG 2: CÁC ĐIỀU KHIỂN CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU
HÒA KHÔNG KHÍ.
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG TRÊN ÔTÔ
CHƯƠNG 4: KIỂM TRA, SỬA CHỮA MỘT SỐ HƯ HỎNG THƯỜNG
GẶP TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA.


`

Chương I
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG
KHÍ TRÊN Ô TÔ
1.1. CHỨC NĂNG CỦA ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ.
1.2. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ.
1.3. LÝ THUYẾT LÀM LẠNH
1.4. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CHU TRÌNH
LẠNH .
1.5. CÁC CỤM THIẾT BỊ CHÍNH TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ.
1.6. MỘT SỐ THIẾT BỊ KHÁC TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ.


1.1. CHỨC NĂNG CỦA ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ.
1.1.1. Chức năng điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong xe.
a. Chức năng sưởi ấm.
b. Chức năng làm mát.
c. Điều khiển tuần hoàn không khí trên xe


1.1.2. Chức năng hút ẩm và lọc gió.
a. Chức năng hút ẩm.
b. Chức năng lọc gió.
1.1.3. Chức năng loại bỏ các chất cản chở tầm nhìn.


1.1.1. Chức năng điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong xe.
a. Chức năng sưởi ấm.

Hình 1.1. Nguyên lý hoạt động của két sưởi.
Người ta dùng két sưởi như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí
trong xe. Két sưởi lấy nước làm mát đã được hâm nóng bởi động cơ này để
làm nóng không khí trong xe nhờ quạt gió.


b. Chức năng làm mát.

Hình 1.2. Nguyên lý hoạt động của giàn lạnh.
Giàn lạnh là một bộ phận trao đổi nhiệt để làm mát không khí trước khi đưa
vào khoang xe. Khi bật công tắc điều hòa không khí, máy nén bắt đầu làm
việc, đẩy môi chất lạnh (ga điều hòa) tới giàn lạnh. Giàn lạnh được làm mát
nhờ môi chất lạnh. Khi đó không khí thổi qua giàn lạnh bởi quạt gió sẽ được
làm mát để đưa vào trong xe.


c. Điều khiển tuần hoàn không khí trên xe
● Thông gió tự nhiên: Là lấy
không khí bên ngoài đưa vào
trong xe nhờ chênh áp suất được
tạo ra do chuyển động của xe.

● Thông gió cưỡng bức: Là sử
dụng một quạt điện hút không khí
bên ngoài đưa vào trong xe.

Hình 1.3. Tuần hoàn không khí trong xe.


1.1.2. Chức năng hút ẩm và lọc gió.
a. Chức năng hút ẩm.
Nếu độ ẩm trong không khí lớn khi đi qua giàn lạnh, hơi nước trong không
khí sẽ ngưng tụ lại và bám vào các cánh tản nhiệt của giàn lạnh. Kết quả là
không khí sẽ được làm khô trước khi đi vào trong khoang xe.

Hình 1.4. Nguyên lý hút ẩm.


b. Chức năng lọc gió.
Một bộ lọc được đặt ở cửa hút của hệ thống điều hòa không khí để làm
sạch không khí trước khi đưa vào trong xe.
Gồm hai loại:
●Bộ lọc chỉ lọc bụi.
●Bộ lọc lọc bụi kết hợp khử mùi bằng than hoạt tính.

Hình 1.5. Bộ lọc không khí.


c. Làm sạch không khí
Bộ làm sạch không khí là một thiết bị dùng để loại bỏ khói thuốc lá, bụi,v.v.
để làm sạch không khí trong xe.


Hình 1.6. Bộ lọc gió kết hợp khử mùi.


1.1.3. Chức năng loại bỏ các chất cản chở tầm nhìn.
Khi nhiệt độ ngoài trời thấp, nhiệt độ và độ ẩm trong xe cao. Hơi nước sẽ
đọng lại trên mặt kính xe, gây cản trở tầm nhìn cho người lái. Để khắc phục
hiện tượng này hệ thống xông kính trên xe sẽ dẫn một đường khí thổi lên
phía mặt kính để làm tan hơi nước.


1.2. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ.
1.2.1. Phân loại theo vị trí lắp đặt.
a. Kiểu giàn lạnh đặt phía trước.
b. Kiểu giàn lạnh đặt phía trước và sau xe. (Kiểu kép)
c. Kiểu kép treo trần.
1.2.2. Phân loại theo phương pháp điều khiển.
a. Phương pháp điều khiển bằng tay.
b. Phương pháp điều khiển tự động.


1.2.1. Phân loại theo vị trí lắp đặt.
a. Kiểu giàn lạnh đặt phía trước.

Hình 1.7. Kiểu giàn lạnh đặt phía trước.


b. Kiểu giàn lạnh đặt phía trước và sau xe. (Kiểu kép)

Hình 1.8. Kiểu giàn lạnh kép.



c. Kiểu kép treo trần.

Hình 1.9. Kiểu kép treo trần.


1.2.2. Phân loại theo phương pháp điều khiển.
a. Phương pháp điều khiển bằng tay.

Hình 1.10. Điều hòa điều khiển bằng tay.


b. Phương pháp điều khiển tự động.

Hình 1.11. Điều khiển điều hòa tự động


1.3. LÝ THUYẾT LÀM LẠNH
1.3.1. Lý thuyết làm mát cơ bản.
1.3.2. Đơn vị đo nhiệt lượng, môi chất lạnh và dầu bôi trơn.
a. Đơn vị đo nhiệt lượng
b. Môi chất lạnh
c. Dầu bôi trơn.


1.3.1. Lý thuyết làm mát cơ bản.
Ta thấy lạnh sau khi bơi ngay cả trong trời nóng. Điều đó do nước trong
cơ thể đã lấy nhiệt khi bay hơi khỏi cơ thể.

Hình 1.12. Nước bay hơi làm mát cơ thể.



Hình 1.13. Nguyên lý làm mát bằng chất lỏng dễ bay hơi.


Ứng dụng hiện tượng trên:
Chúng ta chế tạo thiết bị làm lạnh bằng cách sử dụng chất lỏng dễ bay hơi
để làm mát một vật nào đó và sau đó lại ngưng tụ hơi thành dạng lỏng tạo
thành một chu trình khép kín.

Hình 1.14. Chu trình làm lạnh khép kín.


1.3.2. Đơn vị đo nhiệt lượng, môi chất lạnh và dầu bôi trơn.
a. Đơn vị đo nhiệt lượng
Để đo nhiệt lượng truyền từ vật này sang vật kia người ta dùng đơn vị BTU. Nếu cần
đun nóng một Pound nước (0,454 kg) nóng đến 10F (0,550C) thì phải truyền cho nước
1 BTU nhiệt. Năng suất của một hệ thống lạnh ô tô được định rõ bằng BTU/giờ, vào
khoảng 12000 đến 24000 BTU/giờ (1 BTU = 0,252 kcal = 252 cal), (1kcal =4,187
kJ).

b. Môi chất lạnh
Môi chất lạnh hay còn gọi là ga lạnh. Trong hệ thống điều hòa không khí nó
phải đạt được những yêu cầu sau đây:
+ Môi chất lạnh phải có điểm sôi thấp dưới 32 0 F (00C) để có thể
bốc hơi và hấp thụ ẩn nhiệt tại những nhiệt độ thấp.
+ Môi chất lạnh phải hòa trộn được với dầu bôi trơn để tạo thành
một hóa chất bền vững có khả năng di chuyển thông suốt trong hệ thống và
không gây ăn mòn kim loại hoặc các vật liệu khác như cao su, nhựa được sử
dụng để chế tạo.

+ Môi chất lạnh phải đảm bảo không gây độc hại, không cháy nổ
và không gây ô nhiễm môi trường khi nó xả vào khí quyển.


● Môi chất lạnh R- 134a.
• Công thức hóa học là CF3-CH2F (HFC).
• Điểm sôi là -15,20F (-26,90C).

Hình 1.15.Đường cong áp suất hơi của môi chất lạnh R-134a.
► Tham khảo : Môi chất lạnh R-12.


c. Dầu bôi trơn.
Chức năng: Dầu bôi trơn trong hệ thống điều hòa được hòa trộn với môi
chất lạnh sẽ lưu thông khắp nơi trong hệ thống nhằm bôi trơn, tránh mài mòn
và két cứng các chi tiết.
Lượng dầu bôi trơn máy nén: Nếu không có đủ lượng dầu bôi trơn trong
mạch của hệ thống điều hoà, thì máy nén không thể được bôi trơn tốt, nếu
lượng dầu bôi trơn máy nén quá nhiều sẽ làm giảm khả năng làm lạnh của hệ
thống.
CHÚ Ý: Dầu máy nén sử dụng trong hệ
thống R-134a không thể thay thế cho dầu
máy nén dùng trong R-12. Nếu dùng sai
dầu bôi trơn có thể làm cho máy nén bị
kẹt.
► Tham khảo : Bổ sung dầu máy nén

Hình 1.16. Dầu bôi trơn máy nén



1.4. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CHU TRÌNH
LẠNH .
1.4.1. Chu trình làm lạnh cơ bản.
1.4.2. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của các chu trình làm lạnh.
a. Chu trình làm lạnh kiểu 1.
b. Chu trình làm lạnh kiểu 2.
c. Chu trình làm lạnh kiểu 3.


1.4.1. Chu trình làm lạnh cơ bản.

Hình 1.17. Chu trình làm lạnh cơ bản.


×