Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

chương 1 thị trường định chế và tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.87 KB, 14 trang )

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
1.1 Hệ thống tài chính
1.1.1 Khái niệm
- Tùy thuộc vào cách tiếp cận nghiên cứu, có thể có những khái niệm
khác nhau về hệ thống tài chính. Theo cách tiếp cận dựa vào phương thức thị
trường, hệ thống tài chính có thể được hiểu là tổng thể các thiết chế thị
trường nhằm tạo thuận lợi cho các giao dịch tài chính giữa các chủ thể
trong nền kinh tế.
(XemKidwell, Blackwell, Whidbee, và Sias (2012), trang 4-5, để tìm
hiểu thêm“Khái quát hệ thống tài chính”).
1.1.2 Các quan hệ tài chính trong hệ thống tài chính
Dựa trên cách tiếp cận hệ thống tài chính được trình bày ở trên, cácdòng
dịch chuyển tài chính trong hệ thống tài chính phản ánh hai nhóm quan
hệsau(Xem sơ đồ dưới, được chỉnh lại từ sơ đồ trongMishkin và Eakins (2012),
trang 16):
Tài chính gián tiếp

Trung gian tài chính

Vốn

Những chủ thể thừa
vốn (người cho vay-tiết
kiệm):
- Các nhân/hộ gia đình
- Doanh nghiệp
- Chính phủ
- Chủ thể nước ngoài

Vốn


Vốn

Thị
trường tài
chính

Tài chính trực tiếp

Vốn

Những chủ thể thiếu
vốn (người đi vay-chi
tiêu):
- Cá nhân/hộ gia đình
- Doanh nghiệp
- Chính phủ
- Chủ thể nước ngoài

1


- Quan hệ tài chính trực tiếp: Trong quan hệ này, dòng dịch chuyển tài
chính từ những chủ thể thừa vốn (cho vay-tiết kiệm) đến những chủ thể thiếu
vốn (đi vay-chi tiêu) được thực hiện thông qua thị trường tài chính.
- Quan hệ tài chính gián tiếp: Trong quan hệ này, dòng dịch chuyển tài
chính từ những chủ thể thừa vốn (cho vay-tiết kiệm) đến những chủ thể thiếu
vốn (đi vay-tiêu dùng) được thực hiện thông qua trung gian tài chính.
(Xem Kidwell, Blackwell, Whidbee, và Sias (2012), trang 6-7).
1.2 Thị trường tài chính
1.2.1 Chức năng của thị trường tài chính

- Chức năng kinh tế cơ bản của thị trường tài chính là dẫn vốn từ
nhữngchủ thểcó thu nhập nhiều hơn mức chi tiêu đến những chủ thể có chi tiêu
nhiều hơn thu nhập. Chủ thể tham gia trong giao dịch tài chính có thể là cá
nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ, hoặc chủ thể nước ngoài.
- Chức năng khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
- Chức năng gia tăng thanh khoản cho các tài sản tài chính.
- Thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nó cho
phép vốn dịch chuyển từ những người không có cơ hội đầu tư sinh lời đến
những người có cơ hội đầu tư tốt hơn. Nhờ có thị trường tài chính, vốn được
phân bổ một cách hiệu quả, qua đó góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả
của nền kinh tế nói chung. Một thị trường tài chính không lành mạnh có thể có
những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, thậm chí có thể dẫn đến những bất
ổn về chính trị.Ngoài ra, thị trường tài chính thực hiện tốt chức năngcòn giúp
cải thiện mức sống của người tiêu dùng bằng cách cho phép họ định thời điểm
thích hợp cho việc chi tiêu. Do vậy, một thị trường tài chính vận hành hiệu quả
sẽ góp phần cải thiện phúc lợi chung của mọi thành viên trong xã hội.
(Xem Mishkin và Eakins (2012), trang 16-17)
1.2.2 Phân loại thị trường tài chính:
Thị trường tài chính có thể được phân loại dựa trên một số tiêu chí: Bản
chất của công cụ tài chính được giao dịch (Thị trường công cụ nợ và thị trường

2


vốn cổ phần); Tính chất luân chuyển của công cụ tài chính (Thị trường sơ cấp
và thị trường thứ cấp); Hình thức tổ chức thị trường (Thị trường tập trung và
thị trường bán tập trung - OTC); Thời hạn luân chuyển vốn (Thị trường tiền tệ
và thị trường vốn).
1.2.2.1 Thị trường công cụ nợ và thị trường vốn cổ phần
- Các chủ thể tham gia thị trường tài chính có thể đầu tư/huy động vốn

bằng hai cách, hoặc sử dụng công cụ nợhoặc sử dụng công cụ vốn cổ phần.
- Thị trường công cụ nợ là thị trường giao dịch (phát hành, mua bán) các
công cụ nợ. Công cụ nợ có thể là ngắn hạn với thời hạn dưới 1 năm (ví dụ: Tín
phiếu kho bạc; Chứng chỉ tiền gởi), hoặc có thể là trung, dài hạn với thời hạn
lớn hơn 1 năm (ví dụ: Trái phiếu; Các khoản vay thế chấp bất động sản
(Mortgage))
- Thị trường vốn cổ phần là thị trường giao dịch (phát hành, mua bán)
các công cụ vốn cổ phần.
- Thuận lợi của việc nắm giữ công cụ vốn cổ phần so với việc nắm giữ
công cụ nợ: Người nắm giữ vốn cổ phần hưởng lợi trực tiếp từ việc gia tăng giá
trị công ty.
- Bất lợi của việc nắm giữ công cụ vốn cổ phần so với việc nắm giữ
công cụ nợ: Người nắm giữ vốn cổ phần chỉ có quyền đối với tài sản còn lại
sau cùng khi doanh nghiệp bị phá sản, đó là, công ty phải trả cho những chủ nợ
trước, phần tài sản còn lại (nếu có) mới được chia cho những người nắm giữ
vốn cổ phần.
1.2.2.2 Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
- Thị trường sơ cấp là thị trường giao dịch những chứng khoán được
phát hành lần đầu ra công chúng.Thị trường sơ cấp là nơi một công ty có thể
thực hiện huy động vốn thông qua phát hành các chứng khoán.
- Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch các chứng khoán đã được
phát hành trước đó. Giao dịch trên thị trường thứ cấp không tạo thêm vốn mới
cho công ty phát hành chứng khoán.

3


- Thị trường sơ cấp là cơ sở tiền đề cho hoạt động của thị trường thứ
cấp, là nơi cung cấp hàng hóa cho thị trường thứ cấp. Ngược lại, thị trường thứ
cấp là động lực cho sự phát triển của thị trường sơ cấp. Quan hệ giữa thị trường

sơ cấp và thị trường thứ cấp có thể được thấy rõ hơn qua hai chức năng của thị
trường thứ cấp dưới đây.
+ Thứ nhất, thị trường thứ cấp cung cấp thanh khoản cho những nhà đầu
tư đang nắm giữ chứng khoán. Thị trường thứ cấp giúp cho việc mua, bán các
chứng khoán trở nên dễ dàng hơn, đó là, làm tăng tính thanh khoản của chứng
khoán. Chính yếu tố thanh khoản làm cho nhà đầu tư sẵn sàng nắm giữ các
chứng khoán, và do vậy sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn cho các công ty phát hành
chứng khoán để huy động vốn trên thị trường sơ cấp.
+ Thứ hai, thị trường thứ cấp là nơi xác định giá của các chứng khoán
mà công ty phát hành ra công chúng trên thị trường sơ cấp. Do vậy, giá chứng
khoán trên thị trường thứ cấp luôn là vấn đề cần quan tâm đối với công ty phát
hành.
1.2.2.3 Thị trường tập trung và thị trường OTC
- Thị trường tập trung là thị trường mà việc giao dịch chứng khoán được
tổ chức tập trung tại một nơi nhất định (Ví dụ: Sở Giao dịch Chứng khoán).
- Thị trường bán tập trung(Thị trường OTC)là thị trường mà việc giao
dịch chứng khoán được thực hiện thông qua hệ thống máy tính được kết nối
giữa các thành viên tham gia thị trường. Về lịch sử, chứng khoán được giao
dịch trên thị trường OTC thường là các chứng khoán của các công ty nhỏ, chưa
đủ điều kiện để niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán. Tuy nhiên, với xu
hướng mua bán chứng khoán dựa trên hệ thống giao dịch điện tử đang ngày
càng trở nên quan trọng và gia tăng, nhiều công ty lớn và có uy tín cũng phát
hành các chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC.
1.2.2.4 Thị trường tiền tệ và thị trường vốn
- Thị trường tiền tệ là thị trường giao dịch các công cụ nợ ngắn hạn
(thông thường có kỳ hạn dưới một năm)

4



- Thị trường vốn là thị trường giao dịch các công cụ nợ dài hạn và công
cụ vốn cổ phần.
(Xem Mishkin và Eakins (2012), trang 18-20)
1.3 Trung gian tài chính
1.3.1 Chức năng của trung gian tài chính
Mặc dù thị trường tài chính tạo sự thuận lợi cho các chủ thể tham gia thị
trường thực hiện việc huy động vốn hoặc đầu tư, chi phí giao dịch và chi phí
thông tin lớn là một rào cản đối với những người muốn giao dịch trên thị
trường tài chính (Các chi phí này phản ánh sự không hoàn hảo của thị trường),
đặc biệt là những người tiết kiệm hoặc đi vay với quy mô nhỏ. Các trung gian
tài chínhcó thể giúp giải quyết sự không hoàn hảo này của thị trường tài chính.
- Chi phí giao dịch: Chi phí giao dịch đề cập đến các loại chi phí cần
thiết để thực hiện các giao dịch tài chính (ví dụ: chi phí cho các thủ tục pháp lý,
chi phí cho môi giới v.v.). Các trung gian tài chính có thể giảm đáng kể chi phí
giao dịch bởi vì sự chuyên môn hóa cao, kinh nghiệm, và lợi thế kinh tế do quy
mô của các trung gian tài chính. Bởi vì khả năng giảm thấp đáng kể chi phí
giao dịch của các trung gian tài chính, điều này cho phép những người tiết kiệm
và những người cần vốn có thể thực hiện các giao dịch tài chính gián tiếp thông
qua các trung gian tài chính. Ngoài ra, chi phí giao dịch thấp của các trung gian
tài chính còn cho phép các trung gian tài chính cung cấp cho khách hàngdịch
vụ thanh khoản, những dịch vụ giúp khách hàng thực hiện nhanh và dễ dàng
các giao dịch tài chính.
- Chia sẻ rủi ro: Trung gian tài chính cũng giúp nhà đầu tư chia sẻ rủi ro
thông qua việc đa dạng hóa tài sản đầu tư.
- Chi phí thông tin: Sự tồn tại chi phí giao dịch trên thị trường tài chính
giải thích phần nào lý do tại sao các trung gian tài chính đóng vai trò quan
trọng trong hệ thống tài chính. Một lý do nữa giải thích cho sự tồn tại của các
trung gian tài chính là rằng trên thị trường tài chính, những người muốn tham
gia giao dịch có thể phải gánh chịu chi phí thông tin khá lớn. Chi phí thông tin
là chi phí về thời gian và tiền bạc mà người tham gia giao dịch tài chính phải


5


tiêu tốn cho việc thu thập, xử lý thông tin để có thể có đầy đủ thông tin về đối
tác của mình trong giao dịch, từ đó đưa ra một quyết định chính xác.
Chí phí thông tin tồn tại bởi vì tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị
trường tài chính, đó là, người tham gia giao dịch không có đầy đủ thông tin về
đối tác của mình trong giao dịch. Bất cân xứng thông tin trên thị trường dẫn
đến 2 vấn đề trong giao dịch tài chính: Lựa chọn đối nghịch, diễn ra trước giao
dịch; và Rủi ro đạo đức, diễn ra sau giao dịch.
Chi phí thông tin có thể sẽ là khá lớn và là một rào cản đối với những
chủ thể muốn tham gia vào thị trường tài chính,đặc biệt là những người chỉ
giao dịch với quy mô nhỏ. Trung gian tài chính có thể giúp giải quyết vấn đề
bất cân xứng thông tin, và do vậy giảm được chi phí thông tin cho các chủ thể
khi thực hiện các giao dịch tài chính, nhờ vào khả năng và kinh nghiệm trong
việc thu thập, phân tích thông tin cũng như khả năng để theo dõi, giám sát các
khách hàng.
- Như đã thấy ở trên, trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong
nền kinh tế. Cùng với thị trường tài chính, trung gian tài chính dẫn vốn đến
những nơi sử dụng hiệu quả, và do vậy góp phần gia tăng hiệu quả của nền
kinh tế. Không có trung gian tài chính, sẽ rất khó cho nền kinh tế khai thác đầy
đủ tiềm năng của nó.
(Xem Mishkin và Eakins (2012), trang 22-27)
1.3.2 Các định chế tài chính trung gian
1.3.2.1 Định chế nhận tiền gửi (Depository Institutions)
- Ngân hàng thương mại
- Hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các ngân hàng tiết kiệm tương hỗ
- Liên hiệp tín dụng ( Credit unions)
1.3.2.2 Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng

- Công ty bảo hiểm nhân thọ
- Công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn
- Quỹ hưu trí
1.3.3.3 Các định chế đầu tư

6


- Công ty tài chính
- Quỹ tương hỗ
- Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ (Money Market Mutual Funds)
- Ngân hàng đầu tư
(Mishkin và Eakins (2012), trang 27-30)
1.4 Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương (NHTW) là một trong những chủ thể quan trọng
nhất tham gia vào thị trường tài chính. Mặc dù cấu trúc tổ chức của các ngân
hàng trung ương là khác nhau giữa các quốc gia, chức năng của các ngân hàng
trung ương là khá giống nhau. Phần này giới thiệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ,
một trong những ngân hàng trung ương quan trọng bậc nhất trên thế giới. Nội
dung tiếp theo sau giới thiệu về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.4.1 Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - FED (Mishkin và Eakins (2012),
trang 192-200)
1.4.1.1 Cơ cấu tổ chức của FED
- Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - FED thành lập vào năm vào năm 1913
theo đạo luật mang tên "Federal Reserve Act".
- Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bao gồm: Hệ thống các Ngân hàng Dự trữ
Liên bang (Federal Reserve Banks), Hội đồng Thống đốc (Board of Governors
of the Federal Reserve System), Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC),
Hội đồng Tư vấn Liên bang (Federal Advisory Council) và khoảng 2,800 ngân
hàng thương mại thành viên.

- Các Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực: Về mặt quản lý, FED chia
nước Mỹ thành 12 khu vực, được gọi là các "Quận" (District). Trong mỗi khu
vực, có một Ngân hàng Dự trữ Liên bang. Các Ngân hàng Dự trữ Liên bang
được đặt tên theo tên của thành phố mà nó đặt trụ sở. Ba Ngân hàng Dự trữ
Liên banglớn nhất (xét theo quy mô tài sản) đóng tại New York, Chicago và
San Fransico.

7


+ Chức năng của các Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Mishkin và
Eakins (2012), trang 195)
+ Thực hiện chính sách tiền tệ (Mishkin và Eakins (2012), trang
196)
- Các ngân hàng thành viên: Tất cả các ngân hàng thương mại được cấp
phép bởi cơ quan kiểm soát tiền tệ (Office of Comptroller of the currency) buộc
phải là thành viên của Cục Dự trữ Liên bang. Những ngân hàng thương mại
được cấp phép bởi chính phủthì không bắt buộc là thành viên, nhưng có thể
đăng ký để làm thành viên.
- Hội đồng Thống đốc: Được đặt tại Washington, D.C, bao gồm 7 thành
viên. Mỗi thành viên được Tổng thống Mỹ đề bạt và được Thượng nghị viện
phê chuẩn. Nhiệm vụ của Hội đồng Thống đốc:
+ Ra các quyết định liên quan đến chính sách tiền tệ
+ Biểu quyết việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
+ Quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc
+ Kiểm soát lãi suất tái chiết khấu
+ Chủ tịch Hội đồng Thống đốc tham vấn cho Tổng thống Mỹ về
các chính sách kinh tế và là người phát ngôn của Cục Dự trữ Liên bang.
- Uỷ ban Thị trường MởLiên bang (FOMC): Tổ chức họp 8 lần trong
một năm và đưa ra các quyết định liên quan đến việc thực thi nghiệp vụ thị

trường mở.
+ Tham vấn xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất tái chiết
khấu.
+ Không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, tuy nhiên
FOMC chỉ thị cho Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại New York thực hiện
việc mua bán chứng khoán để thực thi nghiệp vụ thị trường mở.
1.4.1.2 Chính sách tiền tệ
a. Bảng cân đối tài sản của FED

8


- Thực hiện chính sách tiền tệ liên quan đến thực hiện những nghiệp vụ
có tác động đến các khoản mục trong bảng cân đối tài sản của FED.Bảng cân
đối tài sản của FED đơn giản nhất có dạng như sau:

- Nợ (Liabilities): Có hai khoản mục chính là tiền trong lưu thông và dự
trữ, được gọi chung là "nợ tiền tệ - monetary liabilities" của FED. Sự tăng lên
của tiền trong lưu thông hoặc dự trữ hoặc cả hai khoản mục này sẽ làm cung
tiền tăng lên. Tổng khoản nợ tiền tệ của FED (tiền trong lưu thông và dự trữ)
và khoản nợ tiền tệ củaKho bạc được gọi là cơ sở tiền tệ (Monetary base).
+ Tiền trong lưu thông: Lượng tiền được nắm giữ bởi dân chúng
(ngoài hệ thống ngân hàng)
+ Dự trữ: Bao gồm dự trữ bắt buộc của các ngân hàng tại FED
(Required reserve) và dự trữ tại quỹ của các ngân hàng (Excess reserve).
- Tài sản (Assets): bao gồm:
+ Chứng khoán chính phủ: FED nắm giữ các chứng khoán do
Kho Bạc phát hành. FED cung cấp dự trữ cho các ngân hàng bằng cách
mua các chứng khoán. Do đó, khi FED càng nắm giữ nhiều chứng
khoán chính phủ, thì cung tiền sẽ tăng lên.

+ Các khoản cho vay chiết khấu: FED cung cấp dự trữ cho các
ngân hàng bằng việc cung cấp cho các ngân hàng các khoản cho vay
chiết khấu.
b. Các công cụ của chính sách tiền tệ(Mishkin và Eakins (2012), trang
224-228)
- Nghiệp vụ thị trường mở: Đây là nghiệp vụ mua bán chứng khoán trên
thị trường mở của FED và là một công cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất.

9


Hoạt động này đóng vai trò quan trọng có tác động đến dự trữ của hệ thống
ngân hàng và lãi suất.
- Có hai loại nghiệp vụ thị trường mở:
+ Nghiệp vụ thị trường mở năng động (Dynamic OMO): Chủ
động thay đổi mức dự trữ và tiền cơ sở.
+ Nghiệp vụ thị trường mở phòng thủ (Defensive OMO): Bù đắp
mức dự trữ và tiền cơ sở khi bị tác động bởi các nhân tố khác.
- Người có thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan đến OMO là
Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Tuy nhiên, OMO được thực hiện ở
bàn giao dịch (Trading Desk) tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York.
- Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở:
+ Khi FED thực hiện mua chứng khoán trên thị trường mở,dự trữ
và tiền gửi trong hệ thống ngân hàng sẽ tăng, từ đó làm tăng cơ sở tiền
tệ và cung tiền.
+ Khi FED thực hiện bán chứng khoán trên thị trường mở, dự trữ
và tiền gửi trong hệ thống ngân hàng sẽ giảm, từ đó làm giảm cơ sở tiền
tệ và cung tiền.
- Nghiệp vụ cho vay chiết khấu: các ngân hàng có thể vay mượn dự trữ
từ FED thông qua phương thức cửa sổ chiết khấu (Discount window)

- Nghiệp vụ cửa sổ chiết khấu:
+ Những khoản cho vay chiết khấu của FED được cấp cho các
ngân hàng thương mại được chia thành 3 loại: Primary credit, Secondary
credit và Seasonal credit.
+ Primary credit: Đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi
chính sách tiền tệ. Các ngân hàng có tình hình hoạt động lành mạnh có
thể vay số tiền mình muốn từ FED trong thời gian ngắn (thường là qua
đêm). Lãi suất được áp dụng là lãi suất chiết khấu, thường cao hơn lãi
suất quỹ liên bang (lãi suất mà các ngân hàng thương mại có thể vay
mượn dự trữ lẫn nhau qua đêm để đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc)
khoảng 100 điểm cơ bản. Thông thường, các khoản cho vay chiết khấu
dưới hình thức primary credit là rất ít. Tuy nhiên, FED vẫn cung cấp

10


những khoản vay này để đảm bảo lãi suất quỹ liên bangkhông vượt quá
xa so với lãi suất quỹ liên bang mục tiêu được xác định bởi FOMC.
+ Secondary credit: Các ngân hàng thương mại vay từ FED để
đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc khi gặp phải các vấn đề tài chính
nghiêm trọng.
+ Seasonal credit: Đáp ứng nhu cầu vay tiền của các ngân hàng
nhỏ có nguồn tiền gởi mang tính mùa vụ.
- Cơ chế tác động của nghiệp vụ cho vay chiết khấu:
+ Khi FED cho vay chiết khấu đối với các ngân hàng, dự trữ tại
FED sẽ tăng, do đó làm tăng tiền cơ sở và cung tiền.
+ Khi các ngân hàng trả lại các khoản cho vay chiết khấu cho
FED, các khoản cho vay chiết khấu và dự trữ tại FED sẽ giảm, do đó
làm giảm tiền cơ sở và cung tiền.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:

+ Khi yêu cầu dự trữ bắt buộc tăng lên, các ngân hàng phải giữ
lại số dự trữ tại FED nhiều hơn, từ đó làm tăng tiền cơ sở và cung tiền.
+ Khi yêu cầu dự trữ bắt buộc giảm, các ngân hàng phải giữ lại
số dự trữ tại FED ít hơn, từ đó làm giảm tiền cơ sở và cung tiền
- Dự trữ bắt buộc ít được sử dụng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ
vì sự tăng lên của dự trữ bắt buộc sẽ dẫn đến vấn đề về thanh khoản cho các
ngân hàng có ít dự trữ dư thừa.
1.4.2 Ngân hàng nhà nước Việt Nam
1.4.2.1 Hệ thống tổ chức của Ngân hàng NN VN (Giáo trình Nghiệp vụ
Ngân hàng Trung ương, PGS.TS Lê Thị Mận, trang 25-34)
a. Giai đoạn 1: từ năm 1951 đến năm 1988
b. Giai đoạn 2: từ năm 1988 đến nay
1.4.2.2 Chức năng của ngân hàng nhà nước Việt Nam (Giáo trình
Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, PGS.TS Lê Thị Mận, trang 12-18)
a. Chức năng phát hành tiền

11


- NHNN VN độc quyền phát hành tiền mặt bao gồm tiền giấy và tiền
kim loại
- Phát hành theo hai nguyên tắc: nguyên tắc trữ kim và nguyên tắc tín
dụng
b. Ngân hàng của các ngân hàng
- NHNN VN quản lý các khoản dự trữ của các ngân hàng thương mại.
- NHNN VN cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại
- NHNN VN tổ chức thanh toán giữa các ngân hàng thương mại
c. Chức năng ngân hàng nhà nước
- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho chính phủ, các giao dịch tiền tệ
của chính phủ trong và ngoài nước

d. Chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và các hoạt động ngân hàng
- NHNN cấp giấy phép hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoạt động
của các NHTM
- NHNN áp dụng chế tài với các ngân hàng TM vi phạm Luật Ngân
hàng
- NHNN tiến hành thanh tra, giám sát các NHTM
- NHNN quản lý dự trữ ngoại hối
- NHNN làm đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tài chính tiền tệ
như: IMF, WB, ADB....
- NHNN thay mặt Chính phủ quản lý nhà nước các hoạt động về tiền
tệ, tín dụng, ngân hàng.
- NHNN cố vấn cho Chính phủ về các chính sách: tài chính, tiền tệ, tín
dụng, quản lý ngoại hối
1.4.2.3 Các hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam
a. Điều hành chính sách tiền tệ quốc gia (Giáo trình Nghiệp vụ Ngân
hàng Trung ương, PGS.TS Lê Thị Mận, trang 186-194)
12


+ Công cụ tái cấp vốn:
- Định nghĩa
- Cơ chế tác động
+ Công cụ lãi suất:
- Định nghĩa
- Cơ chế tác động
+ Công cụ tỷ giá hối đoái:
- Cơ chế tác động
+ Dự trữ bắt buộc:
- Định nghĩa
- Mục đích dự trữ bắt buộc

- Cơ chế tác động
+ Nghiệp vụ thị trường mở:
- Định nghĩa
- Cơ chế tác động
b. Nghiệp vụ phát hành tiền: (Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung
ương, PGS.TS Lê Thị Mận, trang 71-85)
- Chính phủ giao cho NHNN VN chịu trách nhiệm in, đúc tiền chưa
công bố lưu hành và in, đúc thêm tiền đang lưu hành
- NHNN thành lập nhà máy in tiền trực thuộc NHNN VN. Khi cần phát
hành tiền, NHNN VN ra lệnh cho nhà máy in đúc tiền mặt, tiền lưu niệm, các
giấy tờ có giá trị như theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ để phát hành tiền:
+ Kế hoạch phát hành tiền hàng năm
+ Nhu cầu tiền mặt
+ Nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn
+ Dự án in, đúc tiền mới chưa công bố
- Các kênh phát hành tiền:
+ Kênh ngân sách Nhà nước
+ Kênh ngân hàng thương mại
+ Kênh thị trường mở

13


+ Kênh thị trường hối đoái
c.Nghiệp vụ tín dụng
- Tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng:
+ Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
+ Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
+ Cho vay theo đối tượng chỉ định

- Chiết khấu và tái chiết khấu
- Cho vay thanh toán
- Bão lãnh vay vốn nước ngoài
d. Nghiệp vụ quản lý ngoại hối (Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung
ương, PGS.TS Lê Thị Mận, trang 119-157)
- Mục tiêu chính sách quản lý ngoại hối (Giáo trình Nghiệp vụ Ngân
hàng Trung ương, PGS.TS Lê Thị Mận, trang 126)
- Nội dung quản lý hoạt động ngoại hối của NHNN VN (Giáo trình
Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, PGS.TS Lê Thị Mận, trang 133)
e. Các hoạt động khác (Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương,
PGS.TS Lê Thị Mận, trang 355-462)
- Hoạt động thanh toán
- Hoạt động thanh tra giám sát
- Kiểm soát nội bộ ngân hàng NN

14



×