Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ TÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.46 KB, 4 trang )

ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I Đặt vấn đề
Trong các vấn đề nóng bỏng của xã hội,an toàn giao thông được giới
báo chí và truyền thông quan tâm đặc biệt.Bởi đó là vấn đề hằng ngày hằng
giờ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người tham gia giao thông,tai
nạn giao thông xảy ra từng phút từng giờ trên mọi nẻo đường gây thiệt hại
về người và của vô cùng lớn...mỗi năm có 1.2 triệu người chết vì tai nạn.

II Nội dung
1) Khái niệm an toàn giao thông và vi phạm an tòa giao thông.
a) An toàn giao thông
- Là tuân thủ theo các quy định của luật giao thông,là sự bình an khi

tham gia giao thông.
VD: Chấp hành luật giao thông(đi đúng làn đường,đội mủ bảo
hiểm khi tham gia giao thông,không lấn tuyết,không chở
ba...),chấp hành hiệu lệnh người điều khiển giao thông.
b) Vi phạm an toàn giao thông
- Là hành vi của người tham gia giao thông không tuân thủ đầy đủ các

quy định của pháp luật vê an toàn giao thông
VD: Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông,chạy xe
đánh võng,lạng lách...
2) Cơ sở pháp lý
• Căn cứ luật an toàn giao thông 2008


Căn cứ pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính ngày 2/7/2002 và Pháp
lệnh sửa đổi,bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành
chính ngày 2/4/2008(sau đây gọi chung là Pháp lệnh xử lí vi phạm


hành chính)



Nghị định số:34/2010/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

3) Luật giao thông
a) Luật giao thông là gì?
• Luật giao thông là một hệ thống các loại văn bản về luật với mục

đích sử dụng là quản lý và điều khiển các phương tiện xe cơ giới
tham gia giao thông theo một trật tự nhất định, để đảm bảo an
toàn cho những ai tham gia giao thông .
b) Tìm hiểu một số luật giao thông.


1. Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển mô tô, xe gắn máy
- mũ bảo hiểm là "vật bất li thân" đối với mỗi cá nhân khi điều khiển
các loại moto, xe gắn máy
- mũ bảo hiểm có chức năng vô cùng quan trọng, giúp bảo vệ bộ não
tránh những va đập, tổn thương
- theo nghị định 46/2016/NĐ-CP thì mức xử phạt đối với mỗi cá nhân
không đội mũ bảo hiểm là từ 100.000đ - 200.000đ
2. Không chạy quá tốc độ:
- Đối với xe máy:
+ Trong nhóm vi phạm về tốc độ, trong NĐ 46 quy định, người điều
khiển xe môtô chạy vượt quá tốc độ quy định trên 20 km/h, có thể bị
phạt đến 4 triệu đồng và tước GPLX 3 tháng.


+ Cụ thể tại điểm a, khoản 8, điều 6 quy định Phạt tiền từ 3.000.000 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chạy
quá tốc độ quy định trên 20 km/h. Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều
khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử
phạt bổ sung sau đây bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03
tháng ( điểm b,khoản 12, điều 6).
3. Không uống rượu bia khi lái xe:
- Tại điểm c, khoản 8, điều 6 quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 4.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít
khí thở.

- Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi
phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe từ 03 - 05 tháng.
4. Không chở vật nặng cồng kềnh hoặc chở quá số người quy định:
- Chở quá số người quy định:
+ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại
xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy chở theo 02
(hai) người trên xe sẽ bị phạt từ 100.000 đồng - 200.000 đồng (trừ
trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải
người có hành vi vi phạm pháp luật).


+ Trường hợp chở theo từ 03 (ba) người trở lên, người điều khiển xe vi
phạm sẽ bị phạt từ 200.000 đồng - 400.000đồng (mức phạt này áp
dụng đến hết ngày 31/7/2016). Từ ngày 01/08/2016, trường hợp chở
theo từ 03 (ba) người trở lên, người điều khiển xe sẽ bị phạt từ
300.000 đồng - 400.000 đồng.
- Chở vật nặng cồng kềnh:
+ Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá

1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4
mét về mỗi bên bánh xe.

+ Người điều khiển xe thô sơ vi phạm quy định về xếp hàng hoá nêu
trên có thể bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng (Điểm g,
khoản 2, Điều 8, Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
4) Nguyên nhân tai nạn giao thông
• Do ý thức,đạo đức sức khỏe của người lái xe không đảm bảo quy

định,dẫn đến hành vi vi phạm về tốc độ,đi sai phần đường,vượt xe
không đúng quy định...
• Bên cạnh đó,còn có nguyên nhân chủ quan là do sụ lỏng lẻo trong

công tác quản lí của Nhà nước về vận tải,cũng như những hạn chế về
hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra,tuần tra kiểm soát xử lí vi
phạm trong hoạt động vận tải.


Một số lỗi khi tham gia giao thông như
- Vi phạm về nồng độ cồn,chạy xe lạng lách đánh võng,vi phạm về tốc
độ,chạy hàng ngang,lấn tuyến,vượt sai qui định,không đội mủ bảo
hiểm,vượt đèn đỏ...)
5) Giải pháp hạn chế tai nạn giao thông
• Nâng ao ý thức tham gia giao thông,ý thức chấp hành tốt quy định
luật an toàn giao thông của người tham gia giao thông.

• Tích cực tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông,đồng thời vận động mọi người

chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông.
• Đầu tư sơ sở hạ tầng,nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông.

• Nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước trong lĩnh vực an ATGT,tăng

cường quản lí và nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật của phương
tiện giao thông vận tải,đặc biêt trog việc đào tạo cấp giấy phép lái xe.
6) Trách nhiệm của mỗi sinh viên.
• Là một sinh viên chúng ta cần ý thức chấp hành tốt những qui định
của luật giao thông


• Tích cực cùng với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền,vận

động giáo dục mọi tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành luật
giao thông
• Tham gia đầy đủ các buổi học ngoại khóa do đoàn thanh niên tổ chức

về các buổi ngoại khóa tuyên truyền an toàn giao thông.
III) Kết luận
• Tai nạn giao thông là nỗi đau,hậu quả cho toàn xã hội không chỉ hậu

quả về vật chất mà còn về tinh thần vì vậy mỗi người chúng ta hãy
nghiêm chỉnh chấp hành luật khi tham gia giao thông
• Để giảm số TNGT nên xây dựng nếp sống văn minh khi tham gia giao

thông,là trách nhiệm của mỗi cá nhân mỗi cơ quan tổ chức mà đòi
hỏi sự chấp hành của toàn xã hội.
• Tóm lại chúng ta cần phải coi việc thực hiện luật an toàn giao thông

là vô cùng quan trọng trong đời sống. Mỗi người trong xã hội cần
thực hiện tốt an toàn giao thông không chỉ vì lợi ích bản thân mà còn
vì lợi ích của mọi người, của cộng đồng. Thực tốt An toàn giao thông

là đi đôi với việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng một cộng
đồng văn minh, phát triển và an toàn cho mỗi chúng ta.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×