Tải bản đầy đủ (.ppt) (108 trang)

Chuyên Đề Quản Lý Tài Chính, Tài Sản Trong Trường Phổ Thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.27 KB, 108 trang )

CHUYÊN ĐỀ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN
TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG


A. Mục tiêu của chuyên đề
Sau khi học chuyên đề, học viên có được:
Kiến thức:
Hiểu được những phạm trù cơ bản về tài chính, tài sản; vai trò
của tài chính, tài sản trong phát triển giáo dục cũng như các nội dung
chủ yếu về tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Kỹ năng:
Vận dụng phương pháp quản lý tài chính, tài sản bao gồm lập
kế hoạch và báo cáo tài chính, tổ chức thực hiện và tự kiểm tra tài
chính, tài sản của nhà trường.
Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc trong thực hiện hoặc phối hợp thực hiên
các nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản, góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng tài chính, tài sản của nhà trường.


B. Tóm tắt nội dung chuyên đề
Cung cấp những thông tin cốt lõi về quản lí tài chính, tài sản;
vai trò của tài chính, tài sản trong phát triển trường phổ thông, các nội
dung chủ yếu về tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lí tài chính, tài
sản ở trường Mầm non, phổ thông. Các phương pháp quản lý tài
chính, tài sản bao gồm lập kế hoạch và báo cáo tài chính, tổ chức thực
hiện và tự kiểm tra tài chính, tài sản của trường phổ thông.


C. Nội dung chi tiết chuyên đề


Phần thứ nhất:
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I. Các phạm trù cơ bản về tài chính, tài sản
Tài chính
Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá
trình phân phối các nguồn lực tài chính bằng việc tạo lập và sử dụng
các quỹ thu tiền nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ hay tiêu dùng của các
chủ thể trong xã hội. Bản chất của tài chính phản ánh mối quan hệ
kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính
thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm mục đích đáp
ứng các nhu cầu của các chủ thể trong xã hội


Quản lý tài chính
Là việc sử dụng các công cụ nghiệp vụ như lập dự toán, hạch
toán kế toán, kiểm toán nhằm quản lý các nguồn vốn tự có và coi
như tự có và sử dụng các nguồn kinh phí đó đúng theo chế độ quy
định của Nhà Nước.
Cơ chế quản lý tài chính:
Là hệ thống các hình thức, phương pháp và biện pháp tài
chính được sử dụng để tác động vào quá trình vận hành của các quan
hệ kinh tế tương ứng nhằm vào các mục tiêu quản lý được xác định.
Hoạt động quản lí tài chính trong trường học:
Là việc sử dụng các công cụ nghiệp vụ như: Lập dự toán tài
chính, Quản lý công tác kế toán, Kiểm toán, kiểm tra tài chính nội bộ
nhằm quản lý các nguồn vốn ngân sách và ngoài ngân sách, sử dụng
các nguồn kinh phí đó để thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục
của nhà trường, theo đúng quy định của Nhà nước.



Tự chủ tài chính trường học
Là việc giao quyền tự chủ tài chính cho nhà trường là một
phần của cơ chế phân cấp quản lý hệ thống giáo dục. Mục tiêu của
việc trao quyền quản lý tài chính cho nhà trường là nhằm nâng cao
chất lượng và công bằng giáo dục bằng việc thay đổi quyền lực và
mối quan hệ của nhà trường với chính quyền địa phương trong vấn
đề tài chính.
Ngân sách Nhà nước:
Là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, thể hiện các quan hệ
kinh tế giữa Nhà nước và xã hội trong quá trình phân phối dưới hình
thức giá trị, nhằm huy động bắt buộc một phần thu nhập quốc dân
vào trong tay Nhà nước để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý
kinh tế - xã hội của mình.


Tài sản của nhà trường
Tài sản của nhà trường là cơ sở vật chất - kỹ thuật của
trường học, bao gồm tất cả các phương tiện vật chất và phi vật chất
được giáo viên, CBCNV và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có
hiệu quả các chương trình giáo dục, giảng dạy. Có thể chia tài sản
của nhà trường thành 2 loại là phương tiện dạy học và đất đai, nhà
cửa, vật kiến trúc khác.
Ngân sách chi cho giáo dục phân theo nội dung kinh tế:
Gồm kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí không
thường xuyên.
- Kinh phí chi thường xuyên, bao gồm:
Chi quỹ lương; chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên,
học sinh; hoạt động của bộ máy các cơ sở GD & ĐT và chi các
hoạt động giảng dạy và học tập; duy tu và bảo dưỡng CSVC trang
thiết bị.



- Kinh phí không thường xuyên, bao gồm:
+ Chi đầu tư XDCB
+ Chi chương trình MTQG GD&ĐT
Nhằm tập trung giải quyết trước mắt những nhu cầu khó
khăn cấp bách như phổ cập tiểu học và xóa mù chữ, đổi mới chương
trình, SGK, tăng cường bổ sung phòng học, phòng thí nghiệm,
xưởng thực hành, ký túc xá, cơ sở hạ tầng điện, nước, môi trường,
nhà làm việc, thư viện và các công trình có liên quan đến học tập,
giảng dạy, sinh hoạt, TDTT.


II. Xu hướng đầu tư cho giáo dục.
1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về đầu tư phát triển GD &
ĐT
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác
giáo dục và đào tạo. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII,
giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ được xác định là
quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI tiếp tục khẳng định giáo dục và
đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để
phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Luật Giáo dục : "Ngân sách Nhà nước phải giữ vai trò chủ
yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục".


Điều 13 của Luật Giáo dục 2005 : "Đầu tư cho giáo dục là

đầu tư phát triển".
Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân
sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẫn quan tâm dành
một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Với
nguồn ngân sách đó, giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong khi nền kinh tế nước ta đã chuyển
sang cơ chế thị trường được gần 30 năm, việc cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước đã triển khai từ 10 năm, thì cơ chế tài chính của
giáo dục và đào tạo nói chung, vẫn chưa có thay đổi về chất so với
thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Việc quản lý ngân
sách cho giáo dục và đào tạo rất phân tán, Bộ Giáo dục và Đào tạo
không đủ thông tin và điều kiện để đánh giá hiệu quả chi của Nhà
nước cho giáo dục và đào tạo,


việc phân bổ ngân sách cho giáo dục và đào tạo chủ yếu dựa trên
kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học xây dựng mức chi và đơn giá
chuẩn. Việc huy động đóng góp của nhân dân cho các trường không
kiểm soát được. Xã hội hoá giáo dục đào tạo còn nhiều hạn chế.
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã nêu các giải pháp để
tăng cường nguồn lực cho giáo dục - đào tạo :
- Đầu tư cho giáo dục - đào tạo lấy từ nguồn chi thường
xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách Nhà nước. Ngân sách
Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho giáo dục &
đào tạo...
- Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách...
- Cho phép các trường dạy nghề, THCN, cao đẳng, đại học
và các viện nghiên cứu lập cơ sở sản xuất và dịch vụ khoa học.
- Có chính sách ưu tiên ưu đãi đối với việc xuất bản sách
giáo khoa, tài liệu học tập, sản xuất cung ứng máy móc, thiết bị học

tập...


- Các ngân hàng lập quỹ tín dụng đào tạo cho con em gia
đình có thu nhập thấp vay với lãi suất ưu đãi..
- Nhà nước quy định cơ chế cho các doanh nghiệp đầu tư vào
công tác đào tạo và đào tạo lại.
- Khuyến khích cho người Việt Nam ở nước ngoài có khả
năng về nước tham gia giảng dạy và đào tạo, mở các trường học...
- Sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của nước ngoài để
xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục & đào tạo.
- Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang
bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tuỳ theo
tính chất công việc...


2. Sự hình thành nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục đào tạo
Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo có các nguồn vốn :
- Ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch (của Trung ương, của
địa phương).
- Nguồn vốn thu sự nghiệp : các khoản thu phí và lệ phí; các
khoản thu từ chuyển giao công nghệ, lao động sản xuất, nghiên cứu
khoa học, v.v...
- Các nguồn thu từ đóng góp của các tổ chức kinh tế, xã hội, các
cá nhân hảo tâm; tài trợ của nước ngoài: các tổ chức quốc tế, các tổ
chức phi chính phủ, các dự án; v.v...
Các chỉ tiêu đầu tư cho GD&ĐT:
- Chi phí cho GD&ĐT chiếm trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP);
- Chi phí cho GD&ĐT lấy từ ngân sách nhà nước tính bình quân
trên đầu dân số;

- Chi phí cho GD&ĐT của ngân sách nhà nước so với tổng ngân
sách quốc gia;
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản cho GD&ĐT trong tổng vốn đầu
tư xây dựng cơ bản của Nhà nước, hoặc cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ
bản, v.v...


3. Cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước GD&ĐT
Thực hiện Luật Ngân sách nhà n-ước và các văn bản d-ưới
Luật:
Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm xây
dựng dự toán ngân sách giáo dục đào tạo toàn ngành và dự toán các
tr-ường và các đơn vị trực thuộc Bộ gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư- để tổng hợp trình Chính phủ. Căn cứ vào dân số
trong độ tuổi của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung -ương, Bộ
Tài chính tính toán và giao dự toán chi thường xuyên cho giáo dục
và đào tạo của các tỉnh, thành phố. Các tỉnh, thành phố lại tiếp tục
xây dựng nguyên tắc và phân bổ chi thư-ờng xuyên cho từng cơ sở
giáo dục và đào tạo trên địa bàn.Trong thực tế không có một mức
chi chung cho từng cấp học của cả n-ước, mà mỗi địa phương sẽ
có mức chi khác nhau cho từng cấp học, cho mỗi học sinh.


Sau khi được Quốc hội thông qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính
giao dự toán thu chi ngân sách giáo dục đào tạo cho từng tỉnh, thành
phố và cho các Bộ, các ngành có tr-ường, bao gồm:
- Chi th-ường xuyên,
- Chi đầu tư- xây dựng cơ bản,
- Chi Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo,
Các nhiệm vụ chi đặc thù khác...



III. Các nội dung chủ yếu về cơ chế quản lý tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp và vai trò của tự chủ tài chính đối với các
trường phổ thông
1. Cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Cơ chế quản lý tài chính nhằm tăng cường tự chủ cho các
trường phổ thông đối với trường trung học phổ thông được căn cứ vào
Nghị định 10 - 2002/NĐ-CP, hiện nay Nghị định này đã đuợc thay thế
bằng Nghị định 43 NĐ-CP ngày 25/4/2006 .
Mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong
quan lý tài chính trường trung học phổ thông
- Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho nhà trường trong
việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và
nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi
khả năng của nhà trường để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho
xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho GV,
CB, NV.


- Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch
vụ giáo dục, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát
triển các hoạt động giáo dục, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân
sách nhà nước.
- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với trường
trung học phổ thông để đầu tư cho hoạt động giáo dục ngày càng
phát triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được
giáo dục theo quy định ngày càng tốt hơn.
2. Cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập

Thực hiện theo nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008
về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ
ngoài công lập


3. Các định hướng đổi mới cơ chế tài chính trong trường phổ
thông
- Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân
sách
- Tăng trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý
nhà nước ở địa phương trong việc lập và thực hiện kế hoạch ngân
sách
- Xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực cho
giáo dục
- Đổi mới chính sách học phí và hỗ trợ người học:
- Tăng cường trách nhiệm của các trường trong quản lý tài
chính
- Đổi mới giám sát tài chính giáo dục


4. Một số yêu cầu về thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm của
trường phổ thông.
a. Thực hiện 3 công khai:
- Công khai về chất lượng đào tạo:
- Về các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lý:
- Về thu, chi tài chính:
b. Xây dựng "Quy chế chi tiêu nội bộ"
Nguyên tắc, nội dung và phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ :
- Quy chế chi tiêu nội bộ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ban

hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn
vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức Công đoàn đơn vị.
- Quy chế chi tiêu nội bộ phải gửi cơ quan quản lý cấp trên,
cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện; gửi Kho
bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm
soát chi.


Nội dung Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về
chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm
bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù
của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cường
công tác quản lý.
- Đối với trường PT tự chủ một phần kinh phí: được quyết
định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức
chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Đối với trường tiểu học do ngân sách nhà nước bảo đảm
toàn bộ chi phí hoạt động, quyết định mức chi không vượt quá mức
chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt
động của đơn vị, trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ,
nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành, thì Thủ
trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung
công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.
-


Tiến trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ :
* Chuẩn bị xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ :
- Căn cứ vào các văn bản quản lý của Nhà nước, các cơ

quan quản lý cấp trên và thực tế hoạt động của Nhà trường, Hiệu
trưởng chuẩn bị nội dung thông báo trong toàn hội đồng về thực
hiện đổi mới quản lý tài chính, trong đó cần thiết phải xây dựng
Quy chế chi tiêu nội bộ.
- Hiệu trưởng (hoặc uỷ quyền cho Hiệu phó) và phụ trách
kế toán xây dựng đề cương Quy chế chi tiêu nội bộ.
* Thảo luận lấy ý kiến :
- Thông qua các cán bộ cốt cán của nhà trường về đề cương
Quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó có Ban chấp hành Công đoàn nhà
trường.
- Cho thảo luận rộng rãi trong toàn thể cán bộ, giáo viên và
nhân viên nhà trường: có thể tổ chức theo các đơn vị.
- Tranh thủ ý kiến của cấp trên.


* Hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ :
- Hiệu trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và kế toán chỉnh
sửa lại Quy chế chi tiêu nội bộ.
- Thông qua toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà
trường.
- Hoàn thiện lần cuối Quy chế chi tiêu nội bộ.
- Gửi cơ quan quản lý cấp trên và KBNN.
IV. Hoạt động quản lý tài chính trong trường phổ thông
Hoạt động quản lí tài chính trường học gồm các hoạt động
chủ yếu sau:
- Lập dự toán tài chính
- Quản lý công tác kế toán
- Kiểm toán, kiểm tra tài chính nội bộ



1. Lập dự toán ngân sách trường học
a. Quy trình lập dự toán ngân sách trường học
Các bước thực hiện.
- Thu thập thông tin phục vụ công tác lập dự toán
- Lập dự toán sơ bộ.
- Tiếp thu góp ý và điều chỉnh dự toán sơ bộ.
- Lập dự toán chính thức.
- Gửi dự toán chính thức lên cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
- Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, phê duyệt dự
toán.
- Đơn vị nhận dự toán chính thức đã được phê duyệt.
Lập dự toán ngân sách truờng THPT qua các bước sau đây:


Bước 1. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện năm báo cáo
(hay gọi là năm hiện hành).
Để phân tích đánh giá các cấp dự toán phải làm các vịêc sau:
- Ước tình hình thực hiện năm báo cáo.
Theo quy định hiện hành hàng năm thường vào tháng 7 của
năm báo cáo là bắt đầu lập dự toán ngân sách cho năm sau. Do vậy
để ước thực hiện năm báo cáo ngay từ đầu tháng 7 phải sơ kết tình
hình thực hiện 6 tháng và ước thực hiện tháng 6. Đồng thời dự kiến
khả năng thực hiện 6 tháng cuối năm. Việc ước thực hiện năm báo
cáo ngoài việc căn cứ vào tình hình và khả năng của năm còn phải
tham khảo thêm tình hình đã thực hiện cùng kỳ năm trước để quyết
định.
- So sánh tình hình ước thực hiện với các nhiệm vụ kế hoạch
và dự toán đã đề ra năm báo cáo để tìm nguyên nhân đạt hay không
đạt so với kế hoạch.

- Đề ra hoặc kiến nghị lên cấp trên các biện pháp để tiếp tục
phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm.


Trong quá trình phân tích tình hình tài chính cần phải:
Xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu của đơn vị được giao và được
xác định trong kì kế hoạch;
Xác định các quy định về định mức, định biên của đơn vị đã
được thông báo.
Thành lập tổ "Lập dự toán NS": Hiệu trưởng, cán bộ kế toán,
v.v...
Thu thập thông tin cho Dự toán NS:
- Các yếu tố bên trong và ngoài ảnh hưởng đến ngân sách:
- Các yếu tố bên ngoài:
+ Kinh tế, dân số và lao động, đặc biệt thu nhập của dân số
trên địa bàn
+ Đường lối, chính sách đối với GD
+ Các cơ quan quản lý nhà nước
+ Các cơ quan quản lý giáo dục
+ Khách hàng của giáo dục
+ Các đối tác
+ Khả năng huy động từ cộng đồng.


×