Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

đặc điểm khi đi du lịch của người pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.12 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

Nhóm 12/1
Bộ môn: Tâm lý du khách
GVHD: Lâm Thị Thúy Phượng
Đề Tài: Đặc điểm của khách du lịch Pháp
Sinh viên thực hiện:
1/ Tô Lâm Thanh Phát...................................................151A070005
2/ Lê Trương Mạng Ngọc..............................................151A070311
3/ Hồ Trúc Phương Uyên...............................................151A070095
4/ Nguyễn Quốc Hiếu....................................................151A070283
5/ Phạm Thị Mỹ Hạnh...................................................151A070021


Mục Lục
I/ Tính cách dân tộc .......................................................3
II/ Khẩu vị và cách ăn uống............................................4
III/ Đặc điểm khi đi du lịch của khách Pháp..................6

Tâm lý du khách

Page 2


Đặc điểm của khách du lịch Pháp
I.




















II.

Tính cách dân tộc:
Pháp là nước có nền văn hóa lâu đời. Nước Pháp có nhiều nhà văn, nhà triết học,
nhà thơ và văn nghệ sĩ nổi tiếng. Kiến trúc Pháp tuyệt hảo không chỉ đẹp mà rất
khoa học, được dân nhiều nước trên thé giới hâm mộ và bắt chước.
Người Pháp có phong cách giao tiếp rất lịch sự, khôn ngoan, khéo léo và văn minh.
Người Pháp luôn có biệt tài làm vừa lòng người khác. Do vậy văn hóa Pháp được
gọi là văn hóa ngoại giao.
Phong cách bông đùa, châm biếm của người Pháp rất tế nhị. Nguồn gốc của ngày 1
tháng 4 chính là từ nước Pháp cho nên họ không biết giận ai lâu và cũng khó ai
giận được họ.
Người Pháp thường mời nhau ăn uống ở nhà hàng, đặc biệt thân tình mới tổ chức
chiêu đãi ở nhà. Món ăn Pháp ngon và nổi tiếng nhất châu Âu. Vì vậy, nó được du
nhập sang nhiều nước châu Âu, thậm chí ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa ẩm thực
của Nga ngay từ thời Nga Hoàng.

Nếu được vợ chồng người Pháp mời cơm tại nhà nhớ mang theo bó hoa tươi tặng
bà chủ. Chú ý không tặng hoa cẩm chướng và tránh tặng 13 bông hay hoa cúc.
Ăn uống là một nghệ thuật đối với người Pháp. Ăn hết thức ăn trên đĩa là lời khen
tài nấu bếp của bà chủ, bỏ dở là chê tài nấu ăn không ngon.
Khi ly rượu đã vơi 1 nửa, bạn sẽ được chủ nhà tiếp thêm. Nhưng khi không muốn
tiếp tục uống nữa bạn hãy uống cạn để chứng tỏ là đã uống đủ rồi.
Tối kỵ hút thuốc trong khi ăn vì làm như vậy là bạn tỏ ý coi thường hoặc chê món
ăn họ nấu. Nếu chưa biết cách ăn Ẫu hãy để ý và bắt chước theo họ.
Mọi người Pháp đều bắt tay khi đến và lúc về nhưng cái bắt tay ngắn, không lắc và
ít chặt hơn các dân tộc khác. Theo truyền thống trong quan hệ xã hội ở Pháp hình
thức hơn ở Anh song người Pháp lại hiếm khi sử dụng tên gọi, thậm chí ngay cả
với các đồng nghiệp.
Du khách Pháp thường dùng cà phê đen, cà phê sữa, sô cô la sữa, một ít bơ và mứt
với những lát bánh mình cho bữa ăn điểm tâm.
Bữa ăn chính thường là bữa trưa, bánh mì trong mỗi bữa ăn của người Pháp được
nhiều người dùng nhưng với số lượng nhỏ. Người Pháp để cao các món ăn ngon và
rượu ngon, trong bữa ăn thường uống nước khoáng cùng rượu vang (tiêu thụ trung
bình là 20 lít rượu vang một năm).
Các món ốc, thịt ếch hoặc thịt ngựa được rất ít người Pháp dùng Du khách Pháp
thường tế nhị, cởi mở và thân thiện ở người có tuổi luôn thấy sự hào hoa, phong
nhã thể hiện qua trang phục, cử chỉ, lời nói.
Khẩu vị và cách ăn uống:

Tâm lý du khách

Page 3











Một người sành ăn uống rất nổi tiếng tên Brillat-Savarin nói: “Chỉ có
người lịch sự tao nhã mới biết cách thưởng thức trong vấn đề ăn uống
mà thôi” Nghĩa là: Ý thức và đánh giá đúng mức chất lượng và cách
trình bày trên bàn ăn.
Niềm vui được họp mặt với nhau là góp phần làm cho bữa ăn trở thành
đặc biệt, cho dù là buổi ăn thường hay là buổi ăn tiếp tân. Trong bữa ăn
thân mật giữa bạn bè trong gia đình người Pháp, bàn ăn của họ luôn
luôn được trải khăn bàn. Khi họ xếp ly, đĩa, dao, nĩa trên bàn, mỗi
người ngồi chiếm khoảng 60 cm.
Trên bàn để lọ muối, tiêu, nhỏ, và bình nước, nhưng không bao giờ để
chai dầu, dấm và tăm xỉa răng. Trong bữa ăn trịnh trọng những lọ tiêu,
muối, bình nước, bánh mì được để trên một cái bàn đẩy nhỏ có bánh xe
để kế bên. Trước khi ăn phải rửa tay. Khăn nhỏ của khách dùng trong
bữa ăn, xếp lại hình tam giác để trong đĩa, hoặc hình chữ nhật để bên
trái, không bao giờ người Pháp xếp khăn hình cánh quạt để trong ly.
Trên bàn trang trí một bình hoa đơn giản tránh có mùi thơm. Người
Pháp trong lúc ăn rất kỵ nhai có tiếng kêu, và họ rất ý tứ không bẻ bánh
mì chấm trực tiếp vào “sốt” bằng tay, mà chỉ dùng bằng nĩa mới đúng
cách ăn. Bánh mì được bẻ ra từng miếng nhỏ trước khi đưa lên miệng
(ăn tới đâu bẻ tới đó) không cắn, bứt ra bằng miệng (họ cũng không bẻ
sẵn ba, bốn miếng nhỏ để đó) cũng không cắt nhỏ bằng dao, bánh mì là
món ăn phụ trong buổi ăn chính. Các bạn đến Paris vào nhà hàng Tây,
thói thường, hầu bàn đem ra đĩa bánh mì trước, bạn lỡ đói bụng cũng
không nên lấy bánh mì ăn trước mà hãy chờ món chính dọn ra. Điều

cấm kỵ của dân Pháp là sau khi ăn xong, xỉa răng và ợ trước mặt người
khác.
Trong bữa ăn thân mật, có vài thông lệ đơn giản của người Pháp. Nhập
tiệc, chủ nhà ngồi trước rồi mời nữ giới, bắt đầu bằng những người lớn
tuổi hay là người có chức vụ, rồi mới đến nam giới. Người đàn bà có
gia đình ưu tiên hơn người đàn bà độc thân, trừ khi người này lớn tuổi,
ngòai ra người con dâu được ưu tiên hơn con gái ruột. Những đứa trẻ

Tâm lý du khách

Page 4


được phục vụ sau cùng. Khi họ ngồi trọn vẹn trong ghế dựa, tư thế
thẳng, tự nhiên rất thoải mái, không bao giờ họ ngồi trên ghế trong tư
thế một nửa. Trong bàn ăn, hai bàn tay họ đặt kế bên đĩa, ngồi thẳng
lưng, họ không dựa hai cùi cỏ trên bàn, cũng không khoanh tay để trên
bàn. Khăn lau miệng đặt trên đầu gối chỉ mở phân nửa. Không bao giờ
quấn khăn vào cổ.






Uống nước người Pháp cũng điệu lắm ! Trước khi họ uống nước, bạn để
ý họ chùi môi một cách tế nhị cũng như sau vài miếng ăn, điều cấm kỵ
của họ là chùi miệng bằng lưng bàn tay. Lúc cầm dao, nĩa, muỗng, cầm
giữa cán và không bao giờ cầm thẳng đứng đầu nhọn chĩa lên trời ( cầm
ngang).

Cầm dao luôn luôn bằng tay mặt, và nĩa cầm tay trái. Không bao giờ lấy
dao ghim thịt đưa trực tiếp lên miệng. Cầm ly, hoặc cầm đĩa, họ cũng
tránh ngón tay út để vểnh lên trời (tây cho đó là một cử chỉ trưởng gỉa
học làm sang) Tập tục ăn uống của người Pháp với dao, nĩa, muỗng,
đĩa, ly cá nhân có từ giữa thế kỷ 16, vì trước đó, nhiều người ăn chung
trong một tô lớn, không có muỗng, nĩa, chỉ có dao thôi, mỗi người lại
ăn phải mang theo con dao của mình, và trước khi ăn tráng miệng phải
rửa tay.
Trong trường hợp thức ăn khó ghim, nĩa có thể được chuyển qua tay
mặt. Khi còn lại ít súp trong đĩa, họ không bao giờ nghiêng đĩa để múc
cho hết những muỗng chót. Khi ăn các loại nghêu, sò, trừ trường hợp
thân mật trong nhà, còn ăn ở tiệm họ không đưa con sò lên miệng đẻ
hút nước cốt sò, chỉ nên dùng nĩa ghim một mẫu bánh mì nhỏ để thấm
nước cốt. Khi uống rượu, người Pháp cũng không bao giờ cạn ly một
hơi (100%) mà nhâm nhi từ từ để thưởng thức hương vị của rượu. Bạn
để ý, người sành điệu họ không cầm dưới chân ly, mà cũng không cầm
đầu ly mà chỉ cầm giữa ly. Thông lệ thì người phụ nữ không nên tự rót
rượu cho mình mà để người đàn ông ngồi kế lo chuyện đó. Đây là một
tục lệ của ngày xưa, nhưng bây giờ trong những buổi ăn bình thường và
thân mật, người phụ nữ có thể tự rót nước và rượu cho mình. Khi ăn

Tâm lý du khách

Page 5







xong, tất cả dao, nĩa, muỗng gom lại để song song trong đĩa, mũi nhọn
chĩa xuống phía thấp của đĩa, lưỡi dao để vào trong phía mình, không
bao giờ để dao nĩa chéo nhau. Khăn nhỏ dùng lau miệng, ăn xong để
bên phải, không nên thắt nút cũng không nên xếp lại (nhắc lại là : trước
khi ăn, khăn nhỏ để bên trái, sau khi ăn, khăn để lại bên phải) Là khách
mời, nếu họ xếp khăn lại như cũ, điều này có nghĩa là muốn gợi ý để
được mời vào bữa ăn kế tiếp.
Món tráng miệng của người Pháp thường là món “phó mát” được dọn
ra trên một khay bằng gỗ, bằng mây đan hay bằng thủy tinh với một con
dao, đầu mũi dao nhọn cong xuống để ghim lấy miếng “phó mát” khi
được cắt xong. Thường thuờng trên khay “phó mát” ít khi người Pháp
để chung bơ vào, nhưng cũng không phải là điều cấm kỵ, đôi khi vẫn có
người để miếng bơ chung với “phó mát”. Vì là một loại tráng miệng
nên khay “phó mát” có đủ loại xuất hiện vào phút chót. Cuối bữa ăn,
tách cà phê không bao giờ được dọn lên bàn ăn, mà chỉ dọn ra nơi
phòng khách. Chủ nhà mời cà phê khách, cũng không bao giờ để
muỗng sẵn trong ly cà phê. Khi cầm tách cà phê, người khách được
mời, cầm đĩa ở dưới với tay trái, tách cà phê tay phải. Sau màn cà phê,
nước trái cây được đem ra, đó là dấu hiệu cho biết đến lúc chuẩn bị để
chia tay .
Để đạt được phong cách như một người Pháp sành điệu trong vấn đề ăn
uống là cả một nghệ thuật.
Đặc điểm khi đi du lịch của khách Pháp:

III.




Pháp là một trong những nước có nền văn hóa lâu đời nhất ở Châu Âu. Đây

là quê hương của rất nhiều nhà văn,nhà thơ,nhà triết học và các nghệ sĩ nổi
tiếng thế giới như: Victor Hugo,Pablo Picasso,…
Nhắc đến Pháp là nhắc đến một trong những đất nước có nguồn tài nguyên
du lịch phong phú và hấp dẫn nhất. Người Pháp,những con người rất lịch
sự,thông minh,khéo léo,tinh tế và hết sức lãng mạn. Sau những giờ làm việc
mệt mỏi và căng thẳng họ cũng chọn cho mình cách giải trí như du lịch
chẳng hạn. Nhưng người Pháp khi đi du lịch thù có điều gì khác biệt so với

Tâm lý du khách

Page 6




các du khách ở các quốc gia khác? Điều đó chịu sự chi phối của rất nhiều
yếu tố,mà sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Yếu tố văn hóa:
− Là những người yêu thích độc lập,tự chủ => thích tự do tham quan
khám phá,không thích bị gò bó (có khoảng 5 tuần để nghỉ ngơi mỗi
năm,nhưng thường chỉ dành 11% trong tổng số thời gian đó để đi du
lịch).
− Yêu thích sự kiểu cách và đề cao về hình thức => Khi đi du lịch đòi hỏi
phải được phục vụ tận tình,chu đáo.
− Du khách Pháp đòi hỏi nghiêm ngặt về vệ sinh ga,gối và nhất là buồng
toilet cũng như các thiết bị có trong phòng của khách sạn.
− Xem trọng sự riêng tư của cuộc sống gia đình => không thích dùng
bữa cùng người lạ vì cảm thấy không thoải mái và tự nhiên khi ăn và
giao tiếp=>có thể phục vụ ăn uống ngay tại phòng.
− Chi phí cho chuyến đi được tính toán một cách kỹ lưỡng và chi li: 50%

ngân quỹ cho các dịch vụ và 50% dành riêng cho mua sắm .
− Đòi hỏi chất lượng phục vụ phải xứng đáng với số tiền bỏ ra
− Không giỏi ngoại ngữ=> khi đi du lịch nước ngoài đòi hỏi và đề cao
ngoại ngữ của hướng dẫn viên.
− Mục đích du lịch thường là nghỉ ngơi và mở mang trí thức cho bản
thân.=>thích khám phá những danh lam thắng cảnh,nét văn
hóa,phong tục tập quán đặc trưng của các dân tộc,con người.
− Yêu thiên nhiên,yêu nghệ thuật=> thường chọn đỉa điểm đến là
những nơi có sự kết hợp giữa yếu tố thiên nhiên và yếu tố con người
hoặc các thành phố nghệ thuật nổi tiếng,viện bảo tàng,…

Việt Nam là một trong những điểm đến rất thu hút du khách Pháp bởi có nhiều
tinh hoa văn hóa đặc sắc và giá trị lịch sử hào hùng. Người Pháp thường chọn sử
dụng các phương tiện vận chuyển như: xe xích lô,xe máy,oto,xe đạp, …trong các
chuyến du lịch của mình để có thể dễ dàng tiếp cận với cảnh vật và con người
xung quanh. Khách du lịch Pháp cũng rất ưa chuộng các loại hình nghệ thuật của
đất nước ta như: chèo,tuồng,múa rối,…Họ cảm thông với đất nước Việt Nam qua

Tâm lý du khách

Page 7


chiến tranh,gian khổ,…Họ trân trọng đánh giá cao sự cần cù,thông minh,mến
khách của dân ta.


Rất quan tâm đến ẩm thực=>đối với họ ăn uống cũng là một nghệ
thuật.Nên khi nhắc đến nước Pháp không thể bỏ qua phong cách ẩm
thực của đất nước này. Món ăn Pháp rất nổi tiếng. Họ yêu thích ẩm

thực của nước mình và cũng rất thích các món ăn của các quốc
gia,dân tộc khác. Mỗi bữa ăn người Pháp thường ăn rất từ tốn,từ
tốn để cảm nhận được hương vị,sự tinh túy của món ăn.Mỗi bữa ăn
của họ có thể kéo dài từ 3 đến 4 tiếng.

Sang đất nước Việt Nam người Pháp cũng rất ưa chuộng các món ăn thường ngày
của người dân ta, tuy đơn sơ, mộc mạc mà gợi tình gợi sử.
Người Pháp thường không có thói quen “tip” giống như một số quốc
gia khác,đối với họ khi hài lòng với sự phục vụ của một nhân viên họ
thường tặng một món quà nho nhỏ thay cho lời cảm ơn.
Một số thông tin khác:
• Thường nghiêm túc và bảo thủ trong nghi thức thương mại
• Khi đàm đạo thường hay dùng cử chỉ,điệu bộ,tốc độ 1h đàm thoại
sử dụng 120 lần cử chỉ điệu bộ
• Rất tự hào về nền văn minh,về lịch sử,ngôn ngữ,giáo dục,nghệ thuật
Pháp
• Đề cao các món ăn ngon,rượu vang ngon=> theo họ bữa ăn sáng
đồng nghĩa với không khí thân mật,sự hài lòng và thời gian.Bữa trưa
và bữa tối họ thường có 3 món (khai vị,món chính,món tráng miệng)
• Đề tài yêu thích: món ăn-thể thao-văn hóa
• Đề tài nên tránh: tiền bạc, giá cả,chính trị, vấn đề mang tính riêng
tư.




Khi hiểu được văn hóa và thói quen khi đi du lịch của người Pháp,chúng ta sẽ xác
định được dễ dàng hơn những nhu cầu của họ.Từ đó có thể đưa ra những hoạt
động hoặc thay đổi đầu tư vào chất lượng của các dịch vụ để làm hài lòng những


Tâm lý du khách

Page 8


vị khách khá khó tính này,biến Pháp trở thành một thị trường tiềm năng của Việt
Nam.

Tâm lý du khách

Page 9


Tâm lý du khách

Page 10



×