Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Chính sách thương mại của ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.21 KB, 10 trang )

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA ẤN ĐỘ
Phần thứ hai: Môi trường kinh tế
1. Những kết quả phát triển nền kinh tế
Trong giai đoạn từ năm 2007 đến cuối tháng 4/2011, Ấn Độ đạt được
những kết quả quan trọng của quá trình tự do hóa thương mại và tái cấu
trúc nền kinh tế bắt đầu thực hiện từ năm 1991. Mức tăng năm 2006/07 và
2007/08 là trên 9%. GDP tăng trung bình hàng năm 8,46% từ 2006/07 đến
2010/2011 mặc dù chịu những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn
cầu. Nhân tố quyết định mức tăng trưởng ấn tượng này là do nhu cầu trong
nước lớn và phát triển nhanh. Trong thời gian khủng hoảng, các khoản chi
tiêu chính phủ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng. Nhu cầu nội
địa lớn thức đẩy nhập khẩu tăng mạnh, và tác động trở lại làm tăng xuất
khẩu. Năm 2010/2011, GDP tăng 8,6%. Dự kiến năm 2011/12, mức tăng
GDP là 6,9%.
Các chỉ số kinh tế vĩ mô của Ấn Độ
Đơn vị: %
Chỉ số
Nông, lâm và
ngư nghiệp
Khai khoáng và đá
Công nghiệp chế tạo
Điện, ga và nước
Xây dựng
Dịch vụ
+ TM, khách sạn,
GTVT và viễn thông
+ Tài chính, ngân
hàng, BĐS và DV
thương mại

+ DV xã hội và


dân sinh
GDP

2006/07
4,2

2007/08
5,8

2008/09
0,1

2009/10
0,4

2010/11
5,4

7,5
14,3
9,3
10,3
10,1
11,6

3,7
10,3
8,3
10,0
10,3

11,0

1,3
4,2
4,9
5,5
10,1
7,5

6,9
8,8
6,4
6,7
10,1
9,7

6,2
8,8
5,1
8,0
9,4
11.0

14,0

11,9

12,5

9,2


10,6

2,9
9,6

6,9
9,3

12,7
6,8

11,8
8,0

5,7
8,6

Nguồn: Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI)
Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục là khu vực kinh tế năng động nhất trong
thời gian qua với mức tăng trung bình hàng năm trên 10%, cao hơn mức
tăng GDP và có những thích ứng với ảnh hưởng của sự đình trệ của kinh tế
1


thế giới. Tăng cao nhất trong lĩnh vực này là dịch vụ tài chính, khách sạn,
giao thông và các phân ngành viễn thông. Công nghiệp chế tạo tăng nhanh
trong các năm 2006/07 và 2007/08 nhưng đã chậm lại những năm sau đó
do nhu cầu thị trường nước ngoài giảm, nhất là ngành dệt và may mặc.
Năm 2009/10 lại có mức phát triển nhanh nhờ nhu cầu nội địa tăng cao,

nhất là nhóm hàng tiêu dùng lâu bền, hàng tư liệu sản xuất và nguyên liệu
đầu vào cho sản xuất công nghiệp. Sản xuất hàng tiêu dùng tăng nhẹ. Nông
nghiệp tăng không đáng kể do hạn hán, phụ thuộc lớn vào mưa tự nhiên và
năng suất thấp.
Xuất khẩu của Ấn Độ (F.O.B.)
Xuất khẩu năm 2006/07
Các nhóm mặt hàng
Tỷ trọng
(%)
Hàng công nghiệp
65,0
+ Sắt thép
5,6
+ Hóa chất
11,4
+ Bán thành phẩm
14,2
+ Máy móc không dùng điện
3,9
+ Máy móc sử dụng điện
2,9
+ Phương tiện vận tải
4,3
+ Dệt
7,1
+ May mặc
7,5
+ Hàng tiêu dùng khác
8,0
Nông sản

10,6
Nhiên liệu
14,9
Khai khoáng
8,4
Hàng hóa khác
1,2
Tổng cộng: 126,4 tỷ USD
100,0

Xuất khẩu năm 2009/10
Các nhóm mặt hàng
Tỷ trọng
(%)
Hàng công nghiệp
63,9
+ Sắt thép
3,5
+ Hóa chất
11,2
+ Bán thành phẩm
14,6
+ Máy móc không dùng điện
8,3
+ Máy móc sử dụng điện
3,7
+ Phương tiện vận tải
5,8
+ Dệt
5,7

+ May mặc
6,4
+ Hàng tiêu dùng khác
9,1
Nông sản
10,6
Nhiên liệu
16,2
Khai khoáng
6,3
Hàng hóa khác
3,1
Tổng cộng: 178,8 tỷ USD
100,0

Nguồn: Bộ thương mại và Công nghiệp Ấn Độ
Dịch vụ đóng góp phần lớn nhất của GDP với tỷ trọng tăng khá
nhanh từ 53% năm 2006/07 lên 56% năm 2009/10, trong khi tỷ trọng hàng
công nghiệp chế tạo có giảm sút từ 16,1% xuống 15,5% và nông nghiệp
giảm từ 18,1% xuống 16,6%. Tuy tỷ trọng giảm sút, nông nghiệp vẫn giữ
vai trò rất quan trọng đối với đa số dân chúng với 52% lực lượng sản xuất
vào bảo đảm các mục tiêu an toàn lương thực và ổn định giá cả hàng hóa.
Lạm phát giá bán buôn tăng 9% trong vòng 12 tháng kết thúc vào
tháng 3/2011 (mức 8,3% trong 12 tháng kết thúc vào tháng 2/2011). Mặc
dù giá cả được điều tiết (nhiên liệu xăng dầu và phân bón) trong thời gian
2


vừa qua, mức lạm phát thực tế thấp hơn dự kiến do một số mặt hàng thực
phẩm cơ bản và giá điện cũng được trợ cấp.

Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp để chống lạm phát, bao gồm
các biện pháp tài chính, tài khóa và hành chính. Về các biện pháp tài chính,
Ngân hàng dự trữ đã thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất một
vài lần kể từ đầu năm 2010 và thu hẹp phạm vi điều tiết thanh khoản để lãi
suất trở nên ổn định hơn. Các biện pháp tài khóa bao gồm giảm thuế hải
quan, ví dụ giảm thuế nhập khẩu xuống mức 0% đối với gạo, lúa mỳ, đỗ,
hành và hẹ, dầu ăn chưa tinh chế, và giảm xuống mức 7,5% dầu ăn tinh
chế, đường thô.
Nhập khẩu của Ấn Độ (C.I.F.)
Nhập khẩu năm 2006/07
Các nhóm mặt hàng
Tỷ trọng
(%)
Hàng công nghiệp
46,1
+ Sắt thép
3,4
+ Hóa chất
9,0
+ Bán thành phẩm
6,4
+ Máy móc không dùng điện
7,8
+ Máy móc sử dụng điện
9,1
+ Phương tiện vận tải
5,6
+ Hàng tiêu dùng khác
4,7
Vàng

7,8
Nông sản
5,0
Nhiên liệu
33,3
Khai khoáng
6,5
Hàng hóa khác
1,3
Tổng cộng: 185,7 tỷ USD
100,0

Nhập khẩu năm 2009/10
Các nhóm mặt hàng
Tỷ trọng
(%)
Hàng công nghiệp
44,1
+ Sắt thép
2,8
+ Hóa chất
10,0
+ Bán thành phẩm
7,8
+ Máy móc không dùng điện
6,9
+ Máy móc sử dụng điện
8,0
+ Phương tiện vận tải
4,7

+ Hàng tiêu dùng khác
4,0
Vàng
10,0
Nông sản
5,7
Nhiên liệu
33,4
Khai khoáng
4,6
Hàng hóa khác
2,2
Tổng cộng: 228,4 tỷ USD
100,0

Nguồn: Bộ thương mại và Công nghiệp Ấn Độ
Các biện pháp hành chính như cấm xuất khẩu trong một giai đoạn
nhất định (với gạo phi basmati, hành và dầu ăn) và áp dụng giá xuất khẩu
tối thiểu (với gạo basmati và hành).
Tăng trưởng kinh tế cao đã nâng mức thu nhập của người dân.
GDP/người đạt 1.180,7 USD năm 2009/10, tăng cao hơn năm 2006/07
khoảng 40%. Tăng trưởng kinh tế cũng thay đổi tỷ lệ nghèo trong nước và
cải thiện tình hình xã hội. Tỷ lệ trẻ em chết yểu giảm từ 68 trường
hợp/1.000 em giữa những năm 1990 xuống 52/1.000 vào năm 2008. Tỷ lệ
3


người dân biết chữ từ 49% dân số trên 15 tuổi trong những năm 1990 lên
66% trong năm 2008. Mặc dù tăng trưởng kinh tế cao, tỷ lệ nghèo đói vẫn
là một thách thức. Theo số liệu của Ủy ban kế hoạch nhà nước, 27,5% dân

số vẫn thuộc dưới mức nghèo.
2. Chính sách tài khóa
Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, tài chính công của Ấn Độ
trong tình trạng yếu kém. Tổng thâm hụt tài chính năm 2009/10 là 9,5%
GDP, tăng so với mức 8,5% năm 2008/09, trong đó thâm hụt của chính phủ
trung ương là 6,4% GDP và chính phủ các bang là 3,3% GDP. Sau khi tăng
liên tục trong 2 năm, mức thâm hụt giảm và là 7,3% GDP năm 2010/2011
vì mức thâm của chính phủ trung ương và các bang đều giảm và đứng ở
mức 5,5% và 2,5% GDP tương ứng.
Mức tăng thu về thuế là yếu tố quan trọng đã trở thành công cụ có
hiệu quả đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tỷ lệ thu thuế tính
theo GDP tăng từ 9,2% năm 2003/04 lên mức kỷ lục 12% năm 2007/08
giảm xuống 10,9% GDP vào năm 2008/09 và mức 9,5% vào năm 2009/10.
Thu thuế thuần của các bang chỉ là 7% GDP năm 2009/10, giảm so với
mức 8,8% trước khủng hoảng. Ước mức thu thuế năm 2010/11 là 10,8%.
Các khoản thu về thuế nhằm bảo đảm các khoản chi về xây dựng cơ sở hạ
tầng và các nhu cầu phát triển khác.
Để đối phó với khủng hoảng tài chính, Ấn Độ thực hiện chính sách
mở rộng tài khóa, khoảng 10% GDP trong 2 năm 2009 và 2010. Ngân sách
năm 2010/11 đạt kết quả cao hơn dự kiến. Trong khi dự thảo ngân sách
2010/11 xác định thâm hụt tài khóa và thâm hụt ngân sách lần lượt là 5,5%
và 4,5% GDP, kết quả thực hiện là 5,1% và 3,4% GDP tương ứng. Kết quả
này cũng phản ánh tác động tích cực của việc cải cách từng bước cơ cấu
thuế bằng việc giảm thuế hải quan và thuế tiêu thụ đặc biệt và chú trọng
hơn thuế gián thu, đặc biệt là thuế thu nhập công ty, và chú trọng hơn tới
khoản thu từ dịch vụ chịu thuế. Thuế tiêu thụ đặc biệt là nguồn thu duy
nhất lớn của ngân sách trung ương đến năm 2006/07 và vị trí đã được thay
thế bởi thuế thu nhập công ty. Chính phủ chú trọng tăng thu thuế trực thu
thông qua việc hợp lý hóa cơ cấu thuế. Với chủ trương như vậy, ngân sách
2010/11 đã giảm được thu quá về thuế thu nhập công ty từ 10% xuống

7,5%. Chính phủ tin rằng việc hợp lý hóa thuế khóa sẽ làm cho các khoản
thu thuế công ty và thuế thu nhập cá nhân tiếp tục tăng nhanh và tạo triển
vọng tốt cho tổng các nguồn thu có tỷ trọng lớn trong trung hạn. Tuy nhiên,
thuế gián thu, bao gồm thuế đánh vào hàng nhập khẩu, sẽ tiếp tục là nguồn
thu quan trọng và sẽ được sử dụng như một công cụ trong quản lý tài khóa.

4


Mục tiêu chính sách quản lý nợ công của chính phủ nhằm đáp ứng
các yêu cầu về tài chính của chính phủ trung ương với mức phải vay thấp
nhất trong dài hạn và duy trì tổng trị giá nợ ở giới hạn có thể chấp nhận
được, trong khi vẫn thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu nội địa. Không
có giới hạn cứng hoặc hạn chế việc vay nợ. Để đảm bảo tăng cường tổng
tài khóa chung, tỷ lệ nợ chính phủ trung ương với GDP đã giảm trong thời
gian vừa qua, từ 61,2% GDP năm 2005/06 xuống 53,7% GDP năm
2009/10. Khoảng 92% trị giá nợ (thuộc chính phủ trung ương) là nợ trong
nước, chủ yếu trong số đó là nợ trung và dài hạn với thời gian trả nợ là 10
năm. Khoảng 97% nợ của chính phủ trung ương được cố định lãi suất với
mức trung bình 7,8%/năm.
Tỷ trọng nợ của chính phủ các bang là 25% GDP năm 2009/10. Tổng
nợ của chính phủ ở mức dưới 74% GDP trong tầm dự kiến kế hoạch.
3. Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái
Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) nghiên cứu, ban hành và điều tiết
chính sách tiền tệ. RBI sử dụng một số công cụ trực tiếp hoặc gián tiếp trên
cơ sở đánh giá các chỉ tiêu như lãi suất, tỷ lệ lạm phát, cung ứng tiền và xác
định mức tín dụng, thay đổi tỷ giá, dòng thương mại và dòng vốn, xu
hướng sử dụng vốn vay và mức độ từng thời kỳ của các chính sách tài
khóa.
Đến tháng 5/2011, RBI xác định ba tỷ lệ lãi suất: lãi suất vay ngân

hàng (lãi suất cho vay ngắn hạn), lãi suất cho vay ngắn hạn trong dự trữ và
lãi suất ngân hàng. Hai tỷ lệ lãi suất đầu giành cho chính sách tiền tệ ngắn
hạn, trong khi lãi suất ngân hàng là giành cho vay trung hạn. Đến 3/5/2011,
lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ còn phụ thuộc vào lãi suất theo chính sách.
Để đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu, RBI đã áp dụng một
chính sách tiền tệ thích ứng vào tháng 9/2008 để tăng cường niềm tin của
nhà đầu tư và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Do kinh tế tăng trưởng đi kèm
với lạm phát tăng vào năm 2009/10, RBI đã phần nào thay đổi quan điểm
này, duy trì tỷ suất thanh khoản bắt buộc của một số ngân hàng thương mại
bằng mức trước khủng hoảng. Trong năm 2010/11, RBI tiếp tục bỏ dần
chính sách bắt buộc và tập trung vào chính sách tài chính để khống chế lạm
phát và các diễn biến phi lạm phát khác. Đến tháng 4/2011, RBI đã bảy lần
tăng lãi suất với tổng số lãi suất ngắn hạn tăng 250 điểm lên 5,75%. Đến
tháng 5/2011, tiếp theo sự thay đổi trong chính sách cố định một tỷ giá, lãi
suất ngắn hạn tăng lên 7,25%, trong khi lãi suất ngắn hạn trong dự trữ được
tự động điều chỉnh lên 6,25%.

5


Để giải quyết sức ép về khả năng thanh khoản dài hạn, tháng
11/2010, RBI đã hỗ trợ bổ sung cho các ngân hàng thương mại được xem
xét và lựa chọn. Tiếp theo đó, vào tháng 12/2010, RBI đã hạn chế tỷ suất
thanh khoản theo bắt buộc của một số ngân hàng thương mại được xem xét
từ 25% xuống 24%. Đến tháng 4/2011, tăng trưởng kinh tế vẫn đạt mức
khá cao và mức lạm phát vẫn trên mức dự kiến của RBI do rủi ro cả do nhu
cầu trong nước giảm và giá cả quốc tê tăng cao. Một trong những thách
thức chính của RBI là phải đạt được thanh khoản theo yêu cầu, trong khi
vẫn neo được tỷ lệ lạm phát ở mức độ dự kiến.
Ấn Độ đã thực hiện thả nổi tiền tệ từ năm 1993, tỷ giá do thị trường

liên ngân hàng quyết định. Mức độ can thiệp của RBI để ổn định thị trường
thay đổi theo thời gian. RBI không xác định tỷ giá cố định hoặc hành lang
tỷ giá và chỉ can thiệp vào thị trường theo những nguyên tắc chung đối với
một ngân hàng trung ương chỉ làm nhiệm vụ quản lý và hoạch định chính
sách cho thị trường tiền tệ mở. Chính sách tỷ giá hối đoái trong những năm
gần đây đã gần như thả nổi hoàn toàn, RBI can thiệp rất ít vào thị trường.
Việc duy trì tỷ giá ngoại hối thả nổi đã giúp Ấn Độ thích ứng được trước
những cú sốc từ bên ngoài và bảo đảm luồng vốn lớn trong đầu tư và kinh
doanh.
4. Thương mại hàng hóa
Tỷ trọng thương mại hàng hóa so với GDP của Ấn Độ tiếp tục tăng
trong thời gian qua từ 30,1%/GDP năm 2005/06 lên 40,3% năm 2009/10
mặc dù có bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhập khẩu
tăng nhanh hơn xuất khẩu, làm cho nhập siêu ngày càng lớn.
Xuất khẩu tăng từ 126,4 tỷ USD năm 2005/06 lên 178,8 tỷ USD năm
2009/10, với mức tăng bình quân hàng năm 15,4%. Tuy nhiên, năm
2009/10, xuất khẩu giảm 3,5% so với năm 2008/09. Cũng trong thời gian
qua, tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu khá ổn định, trong khi tỷ trọng
hàng nguyên vật liệu thô giảm từ 33,9% xuống 33%. Hàng nhiên liệu, máy
và thiết bị vận tải chiếm tỷ trọng lớn trong hàng xuất khẩu của Ấn Độ. Tiếp
đó là sản phẩm hóa chất. Thực phẩm, hàng dệt và may mặc cũng là những
hàng xuất khẩu chính. Sản phẩm kim cương, kim hoàn cũng có vai trò quan
trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Năm 2009/10, tổng nhập khẩu là 288,4
tỷ USD so với mức 185,7 tỷ USD năm 2006/07 với mức tăng hàng năm là
18,9%. Tuy nhiên, nhập khẩu năm 2009/10 bị giảm sút 5,1% so vớinăm
2008/09 do nhu cầu trong nước giảm dưới áp lực của khủng hoảng toàn
cầu.

6



Ấn Độ có chủ trương tăng cường xuất khẩu. Tháng 2/2011, Bộ
Thương mại và Công nghiệp công bố “Chiến lược tăng gấp đôi xuất khẩu
trong ba năm tới” nhằm tăng xuất khẩu hàng hóa lên 225 tỷ USD năm
2010/11 và 450 tỷ USD vào năm 2013/14. Để đạt mục tiêu này, chính phủ
chủ trương đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và thị trường, đặc biệt hướng
tới các nền kinh tế đang nổi lên. Cơ sở của chiến lược này là đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng cao mà trong nước có thế mạnh về sản
xuất như hàng chế tạo, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông và hóa
chất.
Xuất khẩu của Ấn Độ (F.O.B.)
Xuất khẩu năm 2006/07
Tên nước và khu vực
Tỷ trọng
(%)
EU27
21,2
+ Mỹ
14,9
+ Các nước châu Mỹ khác
4,3
Châu Phi
8,1
Trung Đông
16,8
+ U.A.E.
9,5
+ Các nước Trung Đông khác
7,2
Châu Á

31,7
+ Trung Quốc
6,6
+ Singapore
4,8
+ Hongkong
3,7
+ Châu Á khác
16,6
Các nước khác
3,0
Tổng cộng: 126,4 tỷ USD
100,0

Xuất khẩu năm 2009/10
Tên nước và khu vực
Tỷ trọng
(%)
EU27
20,5
+ Mỹ
11,0
+ Các nước châu Mỹ khác
4,1
Châu Phi
7,5
Trung Đông
20,3
+ U.A.E.
13,4

+ Các nước Trung Đông khác
6,9
Châu Á
31,9
+ Trung Quốc
6,5
+ Singapore
4,2
+ Hongkong
4,4
+ Châu Á khác
16,8
Các nước khác
4,6
Tổng cộng: 178,8 tỷ USD
100,0

Nguồn: Bộ thương mại và Công nghiệp Ấn Độ
Tổng trị giá xuất khẩu từ tháng 4/2011 – 1/2012 đạt 242,8 tỷ USD,
tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2010/11. Nhập khẩu từ tháng 4/2011 –
1/2012 đạt 391,5 tỷ USD, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2010/11. Lạm
phát WPI vào cuối tháng 1/2012 là 6,55%.
Dự kiến trong năm 2011/12, xuất khẩu của Ấn Độ đạt khoảng 300 tỷ
USD và nhập khẩu đạt khoảng 460 tỷ USD. Thậm hụt cán cân thương mại
khoảng 160 tỷ USD.
Thị trường chính cho hàng xuất khẩu của Ấn Độ là EU27 chiếm
20,5% tổng trị giá xuất khẩu năm 2009/10, tiếp theo là U.A.E. 13,4%, Mỹ
7



11%, Trung Quốc 6,5%. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là EU27, Trung
Quốc và U.A.E. Trong thời gian qua, xuất khẩu tiếp tục tăng chậm với các
thị trường châu Âu và Mỹ, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang U.A.E. và
châu Á tiếp tục tăng. Tình trạng cũng tương tự đối với hàng nhập khẩu.
Mặc dù EU27 (13,3% tổng nhập khẩu) và Mỹ (5,9% tổng nhập khẩu) là
những nước xuất khẩu chính sang Ấn Độ, tỷ trọng của châu Á là khá lớn
(32,6%) và sau đó là Trung Đông (26,5%).
Nhập khẩu của Ấn Độ (C.I.F.)
Nhập khẩu năm 2006/07
Tên nước và khu vực
Tỷ trọng
(%)
+ EU27
16,1
+ Thụy Sỹ
4,9
+Mỹ
6,3
+ Các nước châu Mỹ khác
4,3
+ Nigeria
3,8
+ Các nước châu Phi khác
4,1
Trung Đông
25,7
+ U.A.E.
4,7
+ Ả Rập Xê Út
7,2

+ Iran
4,1
+ Kuwait
3,2
+ Các nước Trung Đông khác
6,5
Châu Á
31,7
+ Trung Quốc
9,4
+ Australia
3,8
+ Indonesia
2,3
+ Các nước châu Á khác
16,3
Các nước khác
3,1
Tổng cộng: 185,7 tỷ USD
100,0

Nhập khẩu năm 2009/10
Tên nước và khu vực
Tỷ trọng (%)
+ EU27
+ Thụy Sỹ
+Mỹ
+ Các nước châu Mỹ khác
+ Nigeria
+Các nước châu Phi khác

Trung Đông
+ U.A.E.
+ Ả Rập Xê Út
+ Iran
+ Kuwait
+ Các nước Trung Đông khác
Châu Á
+ Trung Quốc
+ Australia
+ Indonesia
+ Các nước châu Á khác
Các nước khác
Tổng cộng: 288,4 tỷ USD

13,3
5,1
5,9
4,3
2,5
6,4
26,5
6,8
5,9
4,0
2,9
7,0
32,6
10,7
4,3
3,0

14,6
3,3
100,0

Nguồn: Bộ thương mại và Công nghiệp Ấn Độ
5. Thương mại dịch vụ
Ấn Độ cũng là nước xuất khẩu dịch vụ. Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ
so với GDP năm 2006/07 là 29,5 tỷ USD với 3,1%/GDP tăng lên 54 tỷ
USD năm 2008/09 với 4,7%. Sau khi đạt đỉnh vào năm 2008/09, xuất khẩu
dịch vụ đã bị giảm do bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu,
trong khi nhập khẩu dịch vụ tăng lên.

8


6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Ấn Độ là nước thu hút được luồng vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp
nước ngoài (FDI) khá lớn. FDI đạt 37,76 tỷ USD năm 2009/10 so với mức
22,86 tỷ USD năm 2006/07.
Vốn FDI được đầu tư mạnh vào các ngành viễn thông và các ngành
dịch vụ khác. Đồng thời tăng mạnh trong các ngành bất động sản, xây
dựng, điện và sản xuất ô tô và phụ tùng.
Mauritius là nước đầu tư FDI lớn nhất vào Ấn Độ, chiếm khoảng
40,2% tổng nguồn vốn trong năm 2009/10. Lý do chính của việc này là do
Hiệp ước thuế ưu đãi Ấn Độ ký với nước này. Nhiều công ty nước ngoài
tận dụng hiệp định ưu đãi thuế này bằng cách thành lập công ty tại
Mauritius, sau đó đứng tên các công ty này để đầu tư vào Ấn Độ nhằm
hưởng ưu đãi thuế. Các nước đầu tư lớn khác vào Ấn Độ là Singapore, Mỹ,
Cyprus và Nhật Bản.
Đầu tư nước ngoài vào/ra Ấn Độ 2006 – 2011

Đơn vị: triệu USD
Ngành, lĩnh vực
Tổng vốn FDI
+ Dịch vụ
+ PC và phần mềm
+ Viễn thông
+ Nhà và bất động sản
+ Xây dựng
+ Công nghiệp ô tô
+ Điện
+ Luyện kim
+ Dầu và khí đốt
+ Hóa chất
+ Ngành khác
Tổng vốn đầu tư
ra nước ngoài

2006/07
22.826
4.698
2.618
478
467
985
276
157
173
89
205
2.346

10.447

2007/08
34.835
6.614
1.425
1.261
2.233
1.743
675
974
1.177
1.405
229
6.842
18.442

2008/09
37.838
6.150
1.724
2.558
2.801
2.028
1.152
999
961
350
749
7.858

16.325

2009/10
37.763
4.324
919
2.554
2.939
2.862
1.208
1.437
407
271
362
8.551
12.270

2010/11
25.949
3.274
766
1.410
1.109
1.072
1.320
1.237
1.044
562
384
6.177

14.246

Nguồn: Bộ thương mại và Công nghiệp Ấn Độ
FDI của Ấn Độ từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2011 đạt 27,5 tỷ USD,
tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm 2010. Ngành dịch vụ thu hút đầu tư
FDI tăng trưởng ở mức 20%, tiếp theo sau là viễn thông, nhà ở và bất động

9


sản, xây dựng và điện. Các nước Mauritius, Singapore, Mỹ, Anh, Hà Lan,
Nhật Bản, Đức và U.A.E. là các nhà đầu tư lớn tại Ấn Độ.
Mumbai là thành phố thu hút 40% thị phần đầu tư FDI, tiếp theo là
Bangalore và Ahmedabad.
Tổng vốn đầu tư của Ấn Độ ra nước ngoài là 10,477 tỷ USD năm
2006/07 và 14,246 tỷ USD năm 2010/11./.

Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

10



×