Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

ĐỀ THI và đáp án THI CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG 2015 của UBNN TỈNH TT HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.29 KB, 30 trang )

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

Họ và tên thí sinh: ..................................................
Số báo danh: ..............................................................

ĐỀ CHÍNH THỨC

THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đề thi môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Công Thương
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh (chị) hãy nêu chức năng, nhiệm vụ của Sở Công Thương về điện lực và
năng lượng; khuyến công; cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xúc tiến
thương mại; quản lý thị trường quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLTBCT-BNV ngày 28/5/2008 của Liên Bộ Công Thương - Bộ Nội vụ.
Câu 2 (2,0 điểm)
Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ có hiệu lực
thi hành kể từ ngày, tháng, năm nào? Hãy nêu quy định việc ghi nhãn thực phẩm
tại nghị định nói trên?
Câu 3 (2,0 điểm)
Hãy trình bày quy định về việc đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo; hồ
sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm và tiếp nhận, thẩm định, cấp
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm được quy định tại Thông tư số
40/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công Thương.
Câu 4 (2,0 điểm)
Hãy nêu mức xử phạt và hình thức phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm
quy định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm
quy định tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
Câu 5 (2,0 điểm)
Hãy nêu mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi


phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng và hành vi vi phạm quy định về
chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường tại Nghị định số
54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ.

Ghi chú:
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi. Không được mang vào phòng thi
điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin khác;
- Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.


UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
ĐÁP ÁN
Môn thi viết: Nghiệp vụ chuyên ngành Công thương
Câu 1 (2 điểm).
Anh (chị) hãy nêu chức năng, nhiệm vụ của Sở Công thương về điện lực và
năng lượng; khuyến công; cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xúc tiến
thương mại; quản lý thị trường quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLTBCT-BNV ngày 28/5/2008 của Liên Bộ Công thương - Bộ Nội vụ.
Cơ cấu điểm:
Có 5 ý
- Ý 1, có 4 ý, mỗi ý được 0,15 điểm;
- Ý 2, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm;
- Ý 3, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm;
- Ý 4, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm;
- Ý 5, có 3 ý, mỗi ý được 0,15 điểm, riêng ý 3 được 0,2 điểm.
1. Về điện lực và năng lượng:
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực, phát triển việc ứng

dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện
cho đơn vị điện lực tại địa bàn tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, an
toàn điện cho cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc các tổ chức quản lý điện nông thôn;
- Tổ chức triển khai thực hiện phương án giá điện trên địa bàn tỉnh sau khi được
cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra
chuyên ngành điện lực theo quy định của pháp luật.
2. Về khuyến công:
- Triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công tại địa
phương, bao gồm các hoạt động thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia
và các hoạt động thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công địa phương;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt động
khuyến công cho cán bộ làm công tác khuyến công tại địa phương.
3. Về cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
1


- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện chương trình,
đề án, cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và
vừa, tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn (bao gồm cả các ngành nghề, làng nghề nông
thôn, các hợp tác xã thuộc lĩnh vực công thương); phê duyệt điều lệ của các tổ chức
đó;
- Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu,
thuế, tài chính, lao động và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, di
chuyển cơ sở sản xuất, xây dựng mới cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
trên địa bàn sau khi được phê duyệt.
4. Về xúc tiến thương mại:
- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại nhằm
đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng và phát triển

thương hiệu hàng Việt Nam;
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển
lãm thương mại, khuyến mại cho các thương nhân.
5. Về quản lý thị trường:
- Tổ chức thực hiện công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh theo quy định
của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực công thương của
các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh; thực hiện thanh tra chuyên ngành
theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đấu tranh chống buôn lậu,
buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém
chất lượng, hàng vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ; chống các hành vi đầu cơ, lũng
đoạn thị trường, gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn
tỉnh.
Câu 2 (2 điểm).
Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ có hiệu lực thi
hành kể từ ngày, tháng, năm nào? Hãy nêu quy định việc ghi nhãn thực phẩm tại nghị
định nói trên?
Cơ cấu điểm:
Có 3 ý lớn
- Ý I, được 0,25 điểm;
- Ý II, có 3 ý, mỗi ý được 0,25 điểm;
- Ý III, có 3 ý
+ Ý 1 và 3 mỗi ý được 0,15 điểm;
+ Ý 2, có 7 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm
I. Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 11 tháng 6 năm 2012.
2



II. Ghi hạn sử dụng trên nhãn thực phẩm
1. Hạn sử dụng an toàn bắt buộc phải ghi “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến
ngày” đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe,
thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm tăng cường vi chất và những thực phẩm dễ
có khả năng bị hư hỏng do vi sinh vật. Hạn sử dụng an toàn đối với các thực phẩm
khác có thể ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” phù hợp với loại sản phẩm thực phẩm.
2. Đối với thực phẩm ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” thì không
được phép bán ra thị trường khi đã quá thời hạn này.
3. Đối với thực phẩm ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” thì sau thời điểm này
thực phẩm vẫn được phép bán trên thị trường nếu nhà sản xuất chứng minh được thực
phẩm đó an toàn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải ghi hạn sử dụng rõ
ràng theo một trong hai hình thức “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày”. Chỉ nhà
sản xuất thực phẩm mới được kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm thực phẩm của mình
và hạn sử dụng kéo dài tối đa chỉ bằng hạn sử dụng đã quy định lần đầu tiên.
III. Nội dung bắt buộc ghi nhãn
1. Các thực phẩm bao gói sẵn phải bắt buộc ghi nhãn theo quy định của pháp
luật về ghi nhãn thực phẩm.
2. Tùy từng loại thực phẩm bao gói sẵn, ngoài các quy định tại Khoản 1 Điều
này, nội dung bắt buộc ghi nhãn còn phải đáp ứng một số quy định sau đây:
a) Thông tin trên nhãn phải đúng bản chất sản phẩm, trung thực, chính xác, rõ
ràng, không gây hiểu lầm cho người sử dụng;
b) Đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng,
trên nhãn phải thể hiện được các nội dung chính sau: Công bố thành phần dinh dưỡng;
hoạt chất tác dụng sinh học; tác dụng đối với sức khỏe; chỉ rõ đối tượng, liều dùng,
cách dùng, cảnh báo nếu có;
c) Đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng
chất, chất vi lượng không nhằm phổ cập cộng đồng như thức ăn công thức dành cho
bà mẹ mang thai, trẻ em dưới 36 tháng tuổi và thức ăn qua ống thông cho người bệnh
phải công bố mức đáp ứng so với nhu cầu dinh dưỡng, liều lượng sử dụng của từng

đối tượng và hướng dẫn của bác sĩ;
d) Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia
thực phẩm, một số thực phẩm biến đổi gen (thuộc đối tượng phải ghi nhãn theo quy
định của pháp luật về ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen) phải ghi rõ thành
phần và hàm lượng có trong thực phẩm;
đ) Khi lấy thành phần nào đó trong sản phẩm làm tên sản phẩm thì phải ghi rõ
hàm lượng thành phần đó bên cạnh tên sản phẩm;
e) Tên sản phẩm phải là cỡ chữ lớn nhất, rõ nhất và tối thiểu gấp 3 lần cỡ chữ
khác trên nhãn;
g) Khi chuyển dịch nhãn phải đảm bảo không sai lệch nội dung so với nhãn
gốc.
3


3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Công Thương hướng dẫn chi tiết việc ghi nhãn thực phẩm.
Câu 3 (2 điểm).
Hãy trình bày quy định về việc đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo; hồ sơ
đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm và tiếp nhận, thẩm định, cấp Giấy
xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm được quy định tại Thông tư số 40/2012/TTBCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công thương.
Cơ cấu điểm:
Có 3 ý lớn
- Ý I, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm;
- Ý II, có 3 ý,
+ Ý 1, có 7 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm;
+ Ý 2, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm;
+ Ý 3 được 0,15 điểm;
- Ý III, có 3 ý,
+ Ý 1, được 0,15 điểm;
+ Ý 2, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm;

+ Ý 3, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm;
I. Đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo
1. Đăng ký lần đầu: Áp dụng đối với từng loại thực phẩm của một cơ sở sản
xuất và chưa được xác nhận nội dung quảng cáo hoặc sản phẩm thực phẩm đã được
xác nhận nội dung quảng cáo nhưng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm bị
hủy bỏ.
2. Đăng ký lại: Sản phẩm thực phẩm đã được xác nhận nội dung quảng cáo
nhưng thay đổi về nội dung quảng cáo hoặc Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực
phẩm hết hiệu lực.
II. Hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm
Cơ sở nêu tại Điều 2 của Thông tư này phải gửi đầy đủ 01 (một) bộ Hồ sơ đăng
ký xác nhận nội dung quảng cáo phù hợp các quy định về an toàn thực phẩm tới cơ
quan xác nhận nội dung quảng cáo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
1. Hồ sơ đăng ký lần đầu, gồm:
a) Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo quy định tại Phụ
lục I Ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm còn hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
c) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ
sở sản xuất kinh doanh;
4


d) Bản sao có chứng thực thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với
sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật được ban hành và có hiệu lực) hoặc công bố phù
hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng được ban hành và có hiệu lực);
đ) Tài liệu khoa học chứng minh tính chất, công dụng của sản phẩm đúng như
nội dung đăng ký quảng cáo;
e) Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài

viết...);
g) Giấy ủy quyền quảng cáo hoặc hợp đồng thuê dịch vụ quảng cáo đối với
trường hợp đăng ký xác nhận quảng cáo bởi người kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
2. Hồ sơ đăng ký lại, gồm:
a) Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo quy định tại Phụ
lục II Ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản thuyết minh kèm theo các tài liệu sửa đổi, bổ sung liên quan đến nội
dung quảng cáo thực phẩm đã thay đổi;
c) Các tài liệu quy định tại điểm b, điểm e khoản 1 Điều này.
3. Toàn bộ tài liệu có trong hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều này phải có
dấu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.
III. Tiếp nhận, thẩm định, cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực
phẩm
1. Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký
của cơ sở, cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo quy định tại Điều 13 Thông tư này
phải thẩm tra sơ bộ hồ sơ, hướng dẫn cơ sở bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.
2. Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo tiến hành
thẩm định, thu phí, lệ phí theo quy định tại Điều 12 Thông tư này và thông báo kết
quả thẩm định nội dung quảng cáo cho cơ sở dưới hình thức:
a) Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục III Ban
hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp thẩm định đạt yêu cầu;
b) Thông báo bằng văn bản trường hợp thẩm định không đạt yêu cầu, trong đó
nêu rõ lý do chưa được xác nhận nội dung quảng cáo và những yêu cầu cần chỉnh sửa,
bổ sung, hoàn thiện.
3. Thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm căn cứ
vào:
a) Hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ
quan có thẩm quyền (áp dụng đối với cơ sở sản xuất trong nước);
b) Hiệu lực của văn bản công nhận đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm

của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam đối với quốc gia hoặc cơ sở xuất khẩu thực
phẩm vào Việt Nam.
5


Câu 4 (2 điểm).
Hãy nêu mức xử phạt và hình thức phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm quy
định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm quy định
tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
Cơ cấu điểm:
Có 8 ý
- Ý 1, 2, 3, 4, 5, 7 mỗi ý được 0,2 điểm;
- Ý 6, có 3 ý nhỏ, nêu đủ 3 ý được 0,4 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm;
- Ý 8, có 3 ý nhỏ, nêu đủ 3 ý được 0,4 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm;
Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm trong sản xuất, chế
biến thực phẩm
1. Phạt tiền bằng 80% đến 100% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi
phạm đối với hành vi sử dụng sản phẩm động vật trên cạn chưa qua kiểm tra vệ sinh
thú y theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng số tiền phạt không vượt
quá 100.000.000 đồng.
2. Phạt tiền bằng 100% đến 120% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm
vi phạm đối với hành vi sử dụng nguyên liệu thực phẩm, nguyên liệu làm phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn
sử dụng đối với nguyên liệu thực phẩm, nguyên liệu làm phụ gia thực phẩm, chất hỗ
trợ chế biến thực phẩm thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng để sản xuất, chế
biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm nhưng số tiền
phạt không vượt quá 100.000.000 đồng.
3. Phạt tiền bằng 120% đến 150% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm
vi phạm đối với hành vi sử dụng sản phẩm động vật trên cạn đã qua kiểm tra vệ sinh
thú y nhưng không đạt yêu cầu để sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng số tiền phạt

không vượt quá 100.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng
nguyên liệu không bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm, trừ
các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều này.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng
nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không có giấy chứng nhận xuất xứ do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm.
6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế
biến thực phẩm;
b) Sử dụng động vật mắc bệnh truyền nhiễm, động vật chết do bệnh, dịch bệnh
hoặc chết không rõ nguyên nhân, buộc phải tiêu hủy theo yêu cầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để sản xuất, chế biến thực phẩm;
6


c) Sử dụng nguyên liệu thực phẩm có chứa tạp chất được đưa vào không bảo
đảm an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.
7. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm được sản xuất từ
nguyên liệu không bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hành vi quy định tại các khoản
4, 5 và 6 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại các
khoản 4, 5 và 6 Điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời
điểm vi phạm.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 02 tháng
đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 02 tháng đến 03 tháng
đối với hành vi quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 06 tháng

đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.
Câu 5 (2 điểm).
Hãy nêu mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm
quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng và hành vi vi phạm quy định về chất lượng
sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường tại Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày
05/6/2009 của Chính phủ.
Cơ cấu điểm:
Có 2 ý lớn:
- Ý I, có 3 ý
+ Ý 1, được 0,15 điểm;
+ Ý 2, có 3 ý nhỏ mỗi ý được 0,1 điểm;
+ Ý 3, có 4 ý nhỏ mỗi ý được 0,1 điểm;
- Ý II, có 6 ý
+ Ý 1, 2, 3 mỗi ý được 0,15 điểm;
+ Ý 4, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm;
+ Ý 5, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm;
+ Ý 6, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm;
I. Hành vi vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không công
bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã
công bố áp dụng;
b) Không công bố lại tiêu chuẩn áp dụng khi có sự thay đổi liên quan đến các
nội dung đã công bố;
7


c) Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ

thuật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công bố tiêu chuẩn áp dụng trong thời hạn 30 ngày đối với hành vi vi
phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế sản phẩm, hàng hóa đối với
hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc công bố lại tiêu chuẩn áp dụng trong thời hạn 30 ngày đối với hành vi
vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
d) Buộc sửa đổi tiêu chuẩn áp dụng trong trường hợp tiêu chuẩn áp dụng là tiêu
chuẩn cơ sở hoặc tiêu chuẩn khác phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật có
liên quan hoặc thay đổi các đặc tính cơ bản của sản phẩm, hàng hóa cho phù hợp với
quy định của quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và thực hiện việc công bố lại tiêu chuẩn
áp dụng trong thời hạn 30 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2
Điều này.
II. Hành vi vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông
trên thị trường
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán sản phẩm,
hàng hóa nhưng không có công bố tiêu chuẩn áp dụng của tổ chức, cá nhân sản xuất,
nhập khẩu theo quy định.
2. Hành vi bán sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng được áp dụng các quy
định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại để xử
phạt.
3. Phạt tiền từ một lần đến hai lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm phát
hiện được tại thời điểm vi phạm đối với hành vi bán sản phẩm, hàng hóa có chất
lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
4. Phạt tiền từ hai lần đến ba lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại
thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn tương
ứng đã được chứng nhận hoặc tiêu chuẩn tương ứng đã công bố;
b) Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp

chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
5. Phạt tiền từ ba lần đến năm lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại
thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật tương ứng đã công bố hoặc đã được chứng nhận;
b) Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp
chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
8


a) Buộc tạm đình chỉ lưu thông hàng hóa vi phạm và yêu cầu nhà sản xuất,
nhập khẩu công bố tiêu chuẩn áp dụng trong thời hạn 30 ngày đối với hành vi vi phạm
quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc chuyển đổi mục đích áp dụng hoặc tái chế đối với hành vi vi phạm quy
định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này;
c) Buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu đối với
hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này trong trường hợp không thực
hiện được việc tái chế hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc gây hại cho sức khỏe,
an toàn, môi trường.

9


UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

Họ và tên thí sinh:...................................................
Số báo danh: ..............................................................


ĐỀ CHÍNH THỨC

THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đề thi trắc nghiệm môn: chuyên ngành Công thương
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Anh, chị hãy đánh dấu nhân (X) vào đáp án đúng của các câu hỏi sau:
Câu 1.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BCT-BNV ngày
28/5/2008 của Liên Bộ Công thương - Bộ Nội vụ, Sở Công Thương chịu sự chỉ đạo,
quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của cơ quan nào?
a. Bộ Công thương.
b. Bộ Công thương và Ủy ban nhân dân tỉnh.
c. Ủy ban nhân dân tỉnh.
d. a và b đúng.
Câu 2.
Theo quy định tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính
phủ, mức xử phạt đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá giới
hạn cho phép là:
a. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Câu 3.
Theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007, tổ chức, cá
nhân nào có thẩm quyền quy định cụ thể việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng
hóa nhóm 2?
a. Chính phủ.
b. Chủ tịch nước.

c. Bộ Công thương.
d. Sở Công thương.
1


Câu 4.
Theo quy định tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính
phủ, mức xử phạt đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ là:
a. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
b. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
Câu 5.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BCT-BNV ngày
28/5/2008 của Liên Bộ Công thương - Bộ Nội vụ, Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển ngành cơ khí, ngành luyện kim, phát triển các sản phẩm
cơ khí, cơ - điện tử trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp
kỹ thuật cơ khí, tự động hóa, điện tử công nghiệp trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ của:
a. Ủy ban nhân dân tỉnh;
b. Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế;
c. Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d. Sở Công Thương.
Câu 6.
Theo quy định tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính
phủ, mức xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế
biến thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm là:
a. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
b. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;

d. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
Câu 7.
Theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007, hoạt động
quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm các nguyên tắc nào
sau đây?
a. Minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ
chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
b. Phù hợp với thông lệ quốc tế.
c. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và
người tiêu dùng.
d. Cả a, b, c đều đúng.
2


Câu 8.
Theo quy định tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính
phủ, mức xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa chất được phép sử dụng trong hoạt
động sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời
hạn sử dụng là:
a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
Câu 9.
Theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007, những nội
dung nào sau đây là quyền của người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa?
a. Được thỏa thuận về việc bảo hành hàng hóa, khả năng gây mất an toàn của
hàng hóa và cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất,
người nhập khẩu.
b. Được cung cấp thông tin trung thực về mức độ an toàn, chất lượng, hướng

dẫn vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
c. Yêu cầu người bán hàng sửa chữa, hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại
hàng có khuyết tật.
d. b và c đúng.
Câu 10.
Tìm đáp án đúng để hoàn chỉnh câu sau:
Theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính
phủ, ............mới được kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm thực phẩm của mình và hạn
sử dụng kéo dài tối đa chỉ bằng hạn sử dụng đã quy định lần đầu tiên.
a. Chỉ nhà sản xuất thực phẩm;
b. Chỉ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
c. Chỉ cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy;
d. b và c đúng.
Câu 11.
Thông tư số 40/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công thương có hiệu
lực kể từ ngày, tháng, năm nào?
a. Ngày 03 tháng 12 năm 2013;
b. Ngày 03 tháng 02 năm 2012;
c. Ngày 03 tháng 02 năm 2013;
d. Ngày 03 tháng 04 năm 2013;
3


Câu 12.
Theo quy định tại Luật Điện lực năm 2004, đơn vị truyền tải điện có các nghĩa
vụ nào sau đây?
a. Hoạt động truyền tải điện theo giấy phép hoạt động điện lực.
b. Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị truyền tải điện vận hành an toàn, ổn
định, tin cậy.
c. Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động truyền tải điện.

d. Xây dựng và trình duyệt phí truyền tải điện.
Câu 13.
Theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007, thông tin,
quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về
nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa là hành vi bị nghiêm cấm quy định tại điều, khoản nào?
a. Khoản 3, Điều 9.
b. Khoản 9, Điều 8.
c. Khoản 7, Điều 8.
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 14.
Theo quy định tại Luật Điện lực năm 2004, quan nào có thẩm quyền cấp giấy
phép hoạt động điện lực cho các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có
đấu nối với hệ thống điện quốc gia?
a. Thủ tướng Chính phủ.
b. Bộ Công thương.
c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 15.
Theo quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính
phủ, việc đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp quy tại cơ quan nào?
a. Tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
b. Tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
c. Tại Sở Khoa học và Công nghệ;
d. a và b đúng;
Câu 16.
Về chính sách phát triển điện lực, Luật Điện lực năm 2004 quy định: “Áp dụng
tiến bộ khoa học và công nghệ trong hoạt động điện lực và sử dụng điện .....,.....các
nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái.”. Anh, chị hãy tìm đáp án đúng để
hoàn chỉnh nội dung quy định nêu trên?
a. Nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng.

b. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.
c. Sử dụng các nguồn năng lượng mới.
d. Năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
4


Câu 17.
Theo quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính
phủ, việc đăng ký lĩnh vực hoạt động giám định tại cơ quan nào?
a. Tại Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định pháp luật về thương mại ;
b. Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật về
thương mại;
c. Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật về thương mại;
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 18.
Theo quy định tại Luật Điện lực năm 2004, cơ quan nào có thẩm quyền phê
duyệt quy hoạch phát triển điện lực địa phương?
a. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ trưởng Bộ Công thương).
c. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
d. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Câu 19.
Theo quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính
phủ, giải thưởng chất lượng quốc gia bao gồm:
a. Giải vàng chất lượng quốc gia;
b. Giải bạc chất lượng quốc gia;
c. Cúp chất lượng quốc gia kèm theo giấy chứng nhận;
d. a và b đúng.
Câu 20.
Theo quy định tại Luật Điện lực năm 2004, khách hàng sử dụng điện có các

quyền nào sau đây?
a. Được lựa chọn bên bán điện trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
b. Yêu cầu bên bán điện kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện.
c. Được bồi thường thiệt hại do bên bán điện gây ra theo quy định của pháp luật.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 21.
Theo quy định tại Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính
phủ, trong việc bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, những hành vi nào sau đây
bị cấm?
a. Vào trạm điện, tháo gỡ hoặc trèo lên các bộ phận của công trình lưới điện.
b. Sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi có sự thoả
thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp.
c. Thả bất kỳ vật gì có khả năng gây hư hại đến công trình lưới điện cao áp.
d. Lắp đặt ăng ten, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo.
5


Câu 22.
Theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ,
việc ghi hạn sử dụng an toàn trên nhãn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng, thực
phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học như thế nào?
a. Phải ghi “Hạn sử dụng đến hết ngày”;
b. Phải ghi “Sử dụng đến cuối ngày”;
c. Phải ghi “Hạn sử dụng đến ngày” hoặc “Sử dụng đến ngày”;
d. Phải ghi “Hạn sử dụng đến hết ngày” hoặc “Sử dụng đến cuối ngày”;
Câu 23.
Theo quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính
phủ, cơ quan nào có thẩm quyền quy định yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định các tổ
chức đánh giá sự phù hợp?
a. Bộ Khoa học và Công nghệ;

b. Tại Bộ Công Thương;
c. Tại Bộ Y tế;
d. Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Câu 24.
Theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính
phủ, Sở Y tế có trách nhiệm như thế nào đối với các sản phẩm sản xuất trong nước
của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó đóng trên địa bàn?
a. Tổ chức quản lý công tác tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy;
b. công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
c. Cả a, b đều đúng;
d. Cả a, b đều sai.
Câu 25.
Theo quy định tại Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính
phủ, việc chặt, tỉa cây để bảo đảm an toàn công trình lưới điện cao áp do đơn vị quản
lý công trình lưới điện cao áp tổ chức thực hiện và phải thông báo cho ai?
a. Cho đơn vị quản lý cây biết trước năm ngày làm việc
b. Chủ sở hữu cây biết trước năm ngày làm việc.
c. Đơn vị điều độ lưới điện quốc gia;
d. a và b đúng.
6


Câu 26.
Theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính
phủ, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an
toàn thực phẩm có trách nhiệm thông báo công khai các sản phẩm đã được cấp Giấy
Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an
toàn thực phẩm khi nào?
a. Khi hoàn tất việc cấp Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
b. Khi hoàn tất việc cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy;

c. Khi có yêu cầu;
d. a và b đúng.
Câu 27.
Theo quy định tại Luật Điện lực năm 2004, các hành vi nào sau đây bị cấm
trong hoạt động điện lực và sử dụng điện?
a. Phá dỡ các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.
b. Hoạt động không có giấy phép theo quy định.
c. Đóng, cắt điện.
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 28.
Tìm đáp án đúng để hoàn chỉnh câu sau:
Theo quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính
phủ, Kiểm soát viên chất lượng là ...........kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
a. Công chức chuyên ngành;
b. Ngạch công chức chuyên ngành;
c. Ngạch viên chức chuyên ngành;
d. Cán bộ chuyên ngành.
Câu 29.
Theo quy định tại Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính
phủ, trường hợp bắt buộc phải chặt cây để khắc phục sự cố, đơn vị quản lý công trình
lưới điện cao áp phải làm gì?
a. Phải thực hiện ngay để thông lưới điện;
b. Phải thực hiện ngay để khắc phục sự cố;
c. Phải thông báo ngay số cây cần chặt và bồi thường cho chủ sở hữu cây;
d. a và b đúng.
7


Câu 30.
Theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính

phủ, cơ quan nào có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản
xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các
loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế ?
a. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b. Bộ Công Thương;
c. Liên Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d. Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ liên quan.
Câu 31.
Theo quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính
phủ, cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn việc bổ nhiệm, chuyển xếp ngạch công
chức kiểm soát viên chất lượng?
a. Liên Bộ Công Thương - Bộ Nội vụ;
b. Liên Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương;
c. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ;
d. Kiểm soát viên thuộc chuyên ngành nào thì Bộ quản lý chuyên ngành đó quy định.
Câu 32.
Theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính
phủ, những sản phẩm nào được mang dấu hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận
bản công bố hợp quy?
a. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn.
b. Phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
c. Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 33.
Theo quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính
phủ, giải thưởng chất lượng quốc gia là hình thức tôn vinh, khen thưởng ở cấp quốc
gia do cơ quan, tổ chức, cá nhân nào tặng?
a. Thủ tướng Chính phủ;
b. Bộ Khoa học và Công nghệ;

c. Bộ Công Thương;
d. Chủ tịch nước.
8


Câu 34.
Theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính
phủ, trong thời gian bao nhiêu ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phải cấp Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
đối với hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm?
a. Trong vòng 15 ngày làm việc;
b. Trong vòng 15 ngày;
c. Không quá 10 ngày làm việc;
d. Không quá 7 ngày làm việc.
Câu 35.
Theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính
phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm cấp, thu hồi Giấy Xác nhận sinh
vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm?
a. Bộ Công Thương;
b. Bộ Trưởng Bộ Công Thương;
c. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Câu 36.
Theo quy định tại Thông tư số 40/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công
thương, việc đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo lần đầu áp dụng đối với loại thực
phẩm nào?
a. Từng loại thực phẩm của một cơ sở sản xuất và chưa được xác nhận nội dung
quảng cáo;
b. Từng loại thực phẩm của một cơ sở sản xuất đã được xác nhận nội dung
quảng cáo nhưng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm bị thu hồi;

c. Từng loại thực phẩm của một cơ sở sản xuất đã được xác nhận nội dung
quảng cáo nhưng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm hết hiệu lực;
d. cả a, b, c đều đúng.
Câu 37.
Theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính
phủ, thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ
thuật trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải:
a. Phải được kiểm tra và đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b. Phải được công bố hợp quy;
c. Phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d. b và c đúng.
9


Câu 38.
Theo quy định tại Thông tư số 40/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công
thương, trong thời gian bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của cơ
sở, cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo phải thẩm tra sơ bộ hồ sơ, hướng dẫn cơ sở
bổ sung hồ sơ theo đúng quy định?
a. 02 ngày làm việc;
b. 03 ngày làm việc;
c. 04 ngày làm việc;
d. 05 ngày làm việc;
Câu 39.
Theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính
phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm thành lập, quy định chức năng,
nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Hội đồng An toàn sinh vật biến đổi gen và sản
phẩm của sinh vật biến đổi gen dùng làm thực phẩm?
a. Bộ trưởng Bộ Công Thương;
b. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c. Bộ trưởng Bộ Y tế;
d. Liên Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Câu 40.
Theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính
phủ, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp nào?
a. Hoạt động không đúng ngành nghề kinh doanh thực phẩm đã đăng ký.
b. Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi ngành nghề
kinh doanh tại cơ sở cũ.
c. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị tước quyền sử dụng giấy chứng
nhận theo quy định của pháp luật;
d. Cả a, b, c đều đúng.
Ghi chú:
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi. Không được mang vào
phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện
thông tin khác;
- Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.

10


UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
ĐÁP ÁN
Môn thi trắc nghiệm: Chuyên ngành Công thương
Các đáp án chữ “đậm” là đáp án đúng
Câu 1.

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BCT-BNV ngày
28/5/2008 của Liên Bộ Công thương - Bộ Nội vụ, Sở Công Thương chịu sự chỉ đạo,
quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của cơ quan nào?
a. Bộ Công thương.
b. Bộ Công thương và Ủy ban nhân dân tỉnh.
c. Ủy ban nhân dân tỉnh.
d. a và b đúng.
Câu 2.
Theo quy định tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính
phủ, mức xử phạt đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá giới
hạn cho phép là:
a. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Câu 3.
Theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007, tổ chức, cá
nhân nào có thẩm quyền quy định cụ thể việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng
hóa nhóm 2?
a. Chính phủ.
b. Chủ tịch nước.
c Bộ Công thương.
d. Sở Công thương.
Câu 4.
1


Theo quy định tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính
phủ, mức xử phạt đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến

thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ là:
a. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
b. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
Câu 5.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BCT-BNV ngày
28/5/2008 của Liên Bộ Công thương - Bộ Nội vụ, Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển ngành cơ khí, ngành luyện kim, phát triển các sản phẩm
cơ khí, cơ - điện tử trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp
kỹ thuật cơ khí, tự động hóa, điện tử công nghiệp trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ của:
a. Ủy ban nhân dân tỉnh;
b. Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế;
c. Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d. Sở Công Thương.
Câu 6.
Theo quy định tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính
phủ, mức xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế
biến thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm là:
a. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
b. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
d. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
Câu 7.
Theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007, hoạt động
quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm các nguyên tắc nào
sau đây?
a. Minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ
chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
b. Phù hợp với thông lệ quốc tế.

c. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và
người tiêu dùng.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 8.
Theo quy định tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính
phủ, mức xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa chất được phép sử dụng trong hoạt
2


động sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời
hạn sử dụng là:
a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
Câu 9.
Theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007, những nội
dung nào sau đây là quyền của người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa?
a. Được thỏa thuận về việc bảo hành hàng hóa, khả năng gây mất an toàn của
hàng hóa và cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất,
người nhập khẩu.
b. Được cung cấp thông tin trung thực về mức độ an toàn, chất lượng, hướng
dẫn vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
c. Yêu cầu người bán hàng sửa chữa, hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại
hàng có khuyết tật.
d. b và c đúng.
Câu 10.
Tìm đáp án đúng để hoàn chỉnh câu sau:
Theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính
phủ, ............mới được kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm thực phẩm của mình và hạn

sử dụng kéo dài tối đa chỉ bằng hạn sử dụng đã quy định lần đầu tiên.
a. Chỉ nhà sản xuất thực phẩm;
b. Chỉ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
c. Chỉ cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy;
d. b và c đúng.
Câu 11.
Thông tư số 40/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công thương có hiệu
lực kể từ ngày, tháng, năm nào?
a. Ngày 03 tháng 12 năm 2013;
b. Ngày 03 tháng 02 năm 2012;
c. Ngày 03 tháng 02 năm 2013;
d. Ngày 03 tháng 04 năm 2013;
Câu 12.
Theo quy định tại Luật Điện lực năm 2004, đơn vị truyền tải điện có các nghĩa
vụ nào sau đây?
a. Hoạt động truyền tải điện theo giấy phép hoạt động điện lực.
3


b. Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị truyền tải điện vận hành an
toàn, ổn định, tin cậy.
c. Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động truyền tải điện.
d. Xây dựng và trình duyệt phí truyền tải điện.
Câu 13.
Theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007, thông tin,
quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về
nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa là hành vi bị nghiêm cấm quy định tại điều, khoản nào?
a. Khoản 3, Điều 9.
b. Khoản 9, Điều 8.
c. Khoản 7, Điều 8.

d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 14.
Theo quy định tại Luật Điện lực năm 2004, quan nào có thẩm quyền cấp giấy
phép hoạt động điện lực cho các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có
đấu nối với hệ thống điện quốc gia?
a. Thủ tướng Chính phủ.
b. Bộ Công thương.
c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
a. Cả a, b, c đều sai.
Câu 15.
Theo quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính
phủ, việc đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận hợp quy tại cơ quan nào?
a. Tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
b. Tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
c. Tại Sở Khoa học và Công nghệ;
d. a và b đúng;
Câu 16.
Về chính sách phát triển điện lực, Luật Điện lực năm 2004 quy định: “Áp dụng
tiến bộ khoa học và công nghệ trong hoạt động điện lực và sử dụng điện .....,.....các
nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái.”. Anh, chị hãy tìm đáp án đúng để
hoàn chỉnh nội dung quy định nêu trên?
a. Nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng.
b. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.
c. Sử dụng các nguồn năng lượng mới.
d. Năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
Câu 17.
4


Theo quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính

phủ, việc đăng ký lĩnh vực hoạt động giám định tại cơ quan nào?
a. Tại Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định pháp luật về thương mại ;
b. Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật về
thương mại;
c. Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật về thương mại;
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 18.
Theo quy định tại Luật Điện lực năm 2004, cơ quan nào có thẩm quyền phê
duyệt quy hoạch phát triển điện lực địa phương?
a. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ trưởng Bộ Công thương).
c. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
d. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Câu 19.
Theo quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính
phủ, giải thưởng chất lượng quốc gia bao gồm:
a. Giải vàng chất lượng quốc gia;
b. Giải bạc chất lượng quốc gia;
c. Cúp chất lượng quốc gia kèm theo giấy chứng nhận;
d. a và b đúng.
Câu 20.
Theo quy định tại Luật Điện lực năm 2004, khách hàng sử dụng điện có các
quyền nào sau đây?
a. Được lựa chọn bên bán điện trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
b. Yêu cầu bên bán điện kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện.
c. Được bồi thường thiệt hại do bên bán điện gây ra theo quy định của pháp luật.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 21.
Theo quy định tại Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính
phủ, trong việc bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, những hành vi nào sau đây

bị cấm?
a. Vào trạm điện, tháo gỡ hoặc trèo lên các bộ phận của công trình lưới điện.
b. Sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi có sự thoả
thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp.
c. Thả bất kỳ vật gì có khả năng gây hư hại đến công trình lưới điện cao áp.
d. Lắp đặt ăng ten, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo.
Câu 22.
5


×