Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Quản lý vật tư tại công ty than uông bí luận văn ths quản trị quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN TRÍ HỌC

QUẢN LÝ VẬT TƢ
TẠI CÔNG TY THAN UÔNG BÍ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN TRÍ HỌC

QUẢN LÝ VẬT TƢ
TẠI CÔNG TY THAN UÔNG BÍ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN DUY LẠC
XÁC NHẬN CỦA



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

TS. NGUYỄN DUY LẠC

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Các số
liệu thống kê, điều tra đƣợc xử lí và sử dụng phân tích trong luận văn theo đúng quy
định. Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, đúc
kết và phân tích một cách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế.

Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu luận văn này, tác giả đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tác giả xin bày tỏ
lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tác
giả trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Trƣớc hết, tác xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, Phòng đào tạo và Khoa sau đại học của nhà trƣờng cùng
các thầy cô giáo, những ngƣời đã trang bị kiến thức cho tác giả trong suốt quá trình
học tập.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hƣớng dẫn khoa học TS.

Nguyễn Duy Lạc, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và đƣa ra những đóng góp
hết sức quý báu để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các anh, chị tại Công
than Uông Bí, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu, các
tài liệu liên quan để giúp tác giả hoàn thiện luận văn.
Tuy tác giả đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu song vì điều kiện hạn chế
nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy tác giả rất mong nhận
đƣợc những ý kiến đóng góp, phản hồi để tiếp tục hoàn thiện.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................. iii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHUNG VỀ QUẢN LÝ VẬT TƢ TRONG DOANH NGHIỆP ....................................... 4
1.1. Tình hình nghiên cứu .....................................................................................4
1.2. Cơ sở lý luận về công tác quản lý vật tƣ trong doanh nghiệp .......................8
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................8
1.2.2. Nội dung của công tác quản lý vật tư trong doanh nghiệp ..................14
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vật tư của doanh nghiệp ......27
1.3. Kinh nghiệm thực tiễn công tác quản lý vật tƣ ở một số doanh nghiệp khai
thác than ..............................................................................................................31
1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn công tác tổ chức quản lý vật tư trong Công ty
Than Hà Tu.....................................................................................................31
1.3.2. Kinh nghiệm thực tiễn công tác tổ chức quản lý vật tư trong Công ty
Than Khe Chàm ..............................................................................................33

1.3.3.Bài học cho Công ty than Uông Bí........................................................35
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................... 36
2.1. Thiết kế và quy trình nghiên cứu .................................................................36
2.2. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u .............................................................................37
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ...........................................37
2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ......................................................... 38
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VẬT TƢ CỦA CÔNG TY THAN
UÔNG BÍ ..................................................................................................... 40
3.1. Giới thiệu về Công ty than Uông Bí ............................................................40
3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ...................................40


3.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty than Uông Bí .............................42
3.1.3. Tổ chức quản lý của Công ty than Uông Bí .........................................42
3.1.4. Đặc điểm công nghệ khai thác .............................................................45
3.1.5. Quy trình sản xuất của Công ty............................................................46
3.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Uông Bí (từ
năm 2011-2015) .............................................................................................47
3.2. Thực trạng quản lý vật tƣ của Công ty Than Uông Bí ................................49
3.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý vật tư của Công ty .........................................49
3.2.2. Thực trạng công tác quản lý vật tư tại Công ty ...................................51
3.3. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý vật tƣ của doanh nghiệp ...............................63
3.3.1. Phân tích một số chỉ tiêu về dự trữ vật tư ............................................63
3.3.2. Mức độ tiết kiệm hay lãng phí vật tư sử dụng ......................................67
3.4. Phân tích một số nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý vật tƣ của các
doanh nghiệp khai thác than ...............................................................................69
3.4.1. Hệ thống văn bản hướng dẫn của Tập đoàn công nghiệp Than –
Khoảng sản Việt Nam (TKV)..........................................................................69
3.4.2. Biến động của thị trường vật tư ...........................................................70
3.4.3. Quan điểm của Ban lãnh đạo Công ty về công tác quản lý vật tư .......71

3.4.4. Khả năng về vốn kinh doanh ................................................................72
3.4.5. Đánh giá chung về quản lý vật tư tại công ty ......................................72
CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VẬT TƢ ..................................... 75
TẠI CÔNG TY THAN UÔNG BÍ ....................................................................................... 75
4.1. Định hƣớng phát triển của Công ty than Uông Bí .......................................75
4.1.1. Mục tiêu tổ ng quát................................................................................75
4.1.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................75
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý vật tƣ của Công ty than Uông Bí ......78
4.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch vật tư..............................................78
4.2.2. Hoàn thiện công tác thu mua vật tư .....................................................79
4.2.3 Hoàn thiện công tác dự trữ, bảo quản vật tư ........................................82


4.2.4. Các biện pháp hoàn thiện tổ chức công tác cấp phát, sử dụng một số
vật tư chủ yếu .................................................................................................83
4.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực.......................................................85
4.4. Giải pháp về áp dụng định mức, đơn giá vật tƣ của Tập đoàn Công nghiệp
Than-Khoáng sản Việt Nam ...............................................................................86
4.5. Những vấn đề liên quan đến việc thực hiện các giải pháp hoàn thiện quản lý
vật tƣ tại công ty .................................................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 95


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt


Nguyên nghĩa

1

AT-BHLĐ

An toàn bảo hộ lao động

2

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

3

CN

Công nghiệp

4

CP

Cổ phần

5

ĐM


Định mức

6

DN

Doanh nghiệp

7

DNSX

Doanh nghiệp sản xuất

8

ĐTLĐ

Đối tƣợng lao động

9

KCS

Kiểm soát chất lƣợng

10

N–X–T


Nhập xuất tồn

11

NK

Nguyên khai

12

QLCT

Quản lý công trình

13

SC

Sửa chữa

14

TLLĐ

Tƣ liệu lao động

15

TLSX


Tƣ liệu sản xuất

16

VLĐ

Vốn lƣu động

17

XDCB

Xây dựng cơ bản

18

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

1


Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8


9

Bảng 3.9

10

Bảng 3.10

11

Bảng 3.11

Nội dung
Kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty qua
một số năm
Bảng tổng hợp tình hình sử dụng nguyên vật liệu
chính trong vài năm gần đây của Công ty
Giá trị kế hoạch thực hiện vật tƣ chủ yếu năm 2015
Tình hình thực hiện hợp đồng kinh tế với nhà
cung cấp năm 2015
Định mức tiêu hao vật tƣ chủ yếu năm 2015
Một số chỉ tiêu cung ứng và dự trữ thuốc nổ gỗ
chống lò
Thời gian dự trữ vật tƣ chủ yếu của Công ty năm
2015
Giá trị N-X-T vật tƣ chủ yếu năm 2015
Tổng hợp các chỉ tiêu biểu thị hiệu quả kinh tế
của biện pháp tối ƣu hóa dự trữ
Tổng hợp giá trị vật tƣ chủ yếu sử dụng năm

2015
Tình hình vốn chủ sở hữu của công ty

ii

Trang

48

52
53
55
59
63

64
66
67

68
72


DANH MỤC HÌNH

STT

Hình

Nội dung


Trang

1

Hình 1.1

Quy trình công tác quản lý vật tƣ

15

2

Hình 2.1

Quy trình nghiên cứu

36

3

Hình 3.1

Cơ cấu tổ chức Công ty

43

4

Hình 3.2


Công nghệ khai thác than

45

5

Hình 3.3

Quy trình sản xuất than của Công ty

47

6

Hình 3.4

Tổ chức bộ máy quản lý vật tƣ

51

iii


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu
Quản lý vật tƣ tại các doanh nghiệp công nghiệp Mỏ là một trong những
nhiệm vụ khá quan trọng trong nội dung quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ngoài việc quản lý các trang thiết bị trong đơn vị, các doanh nghiệp còn phải thực
hiện việc quản lý các loại vật tƣ tiêu hao một cách có hiệu quả vì nó có tầm quan
trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, qui mô vốn kinh doanh, tính liên tục
của quá trình sản xuất…, từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Đối với DNSX hiểu đƣợc tầm quan trọng của vật tƣ rồi nhƣng làm thế nào để
luôn đảm bảo về số lƣợng, chủng loại vật tƣ đúng thời hạn, đảm bảo chất lƣợng cho
cả quá trình sản xuất lại là một bài toán khó đối với các nhà Quản lý. Do đó, quản lý
vật tƣ cũng có vai trò hết sức quan trọng : Quản lý vật tƣ tốt, đảm bảo cho quá trình
họat động SXKD đƣợc liên tục, không bị gián đoạn trong quá trình hoạt động là
một yếu tố quan trọng, giúp tăng hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, tăng năng suất
lao động ; Làm tốt công tác Quản lý vật tƣ là góp phần nâng cao chất lƣợng sản
phẩm hàng hóa ; Quản lý vật tƣ còn là một công tác có tính chiến lƣợc về hạ giá
thành sản phẩm. Không nằm ngoài vai trò của công tác Quản lý nói chung, nhƣng
Quản lý vật tƣ có tính “cục bộ” hơn. Nó chỉ nhắm vào một khâu trong quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhƣng nó là khâu quan trọng, không thể thiếu
đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào
Với ý nghĩa của công tác quản lý vật tƣ nhƣ vậy, việc tìm kiếm các giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý vật tƣ luôn đƣợc các doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là
trong giai đoạn nền kinh tế đang bị suy giảm nhƣ hiện nay.
Công ty than Uông Bí - TKV (trƣớc đây là Công ty TNHH MTV Than Uông
Bí – Vinacomin) là một doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Sản lƣợng khai thác của Công ty năm 2015 là
1


2,2 triệu tấn than nguyên khai, với mức doanh thu đạt trên 3.600 tỷ đồng đã đóng
góp đáng kể cho sự phát triển của Tập đoàn, đóng góp một lƣợng lớn GDP cho tỉnh
Quảng Ninh và giải quyết đƣợc hơn 7.000 việc làm cho ngƣời lao động. Hàng năm,
lƣợng vật tƣ đƣợc sử dụng trong sản xuất kinh doanh của Công ty chiếm một tỷ

trọng khoảng 28 - 30% trong chi phí sản xuất, vì vậy, công tác quản lý vật tƣ đã có
những ảnh hƣởng nhất định tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. Xuất phát từ thực
tế nên tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý vật tƣ tại Công ty than Uông Bí” để làm
luận văn thạc sĩ của mình.
Việc nghiên cứu đề tài trên giúp cho tác giả vừa bổ sung và hoàn thiện kiến thức
của mình về quản lý vật tƣ, vừa đóng góp những giải pháp cá nhân của tác giả vào việc
nâng cao hơn nữa công tác quản lý vật tƣ tại Công ty than Uông Bí. Qua đó, góp phần
vào việc giúp cho doanh nghiệp vƣợt qua những khó khăn trƣớc mắt và tận dụng
những cơ hội của thị trƣờng trong tƣơng lai.
1.2. Sự phù hợp của tên đề tài và chuyên ngành đào tạo
Là học viên cao học ngành quản lý kinh tế, với các kiến thức đã đƣợc đào tạo,
dựa trên cơ sở những kiến thức nền tảng và nâng cao về quản lý kinh tế, tác giả nhận
thấy việc lựa chọn đề tài nhƣ vậy là hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành đƣợc đào tạo.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu
Luận văn tập trung trả lời câu hỏi: Cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả quản lý
vật tƣ tại Công ty Than Uông Bí?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng một số giải pháp quản lý vật tƣ tại
Công ty than Uông Bí.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu các nhiệm vụ nghiên cứu đƣợc xác
định bao gồm :


Làm rõ những vấn đề lý luận chung về công tác quản lý vật tƣ của DN.



Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý vật tƣ tại Công ty than Uông Bí.




Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vật tƣ tại Công

ty đến năm 2020.


2


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu:

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quản lý vật tƣ tại Công ty Than Uông Bí.


Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu về công tác quản lý vật tƣ tại
Công ty than Uông Bí.
Phạm vi về thời gian:
- Dƣ̃

liê ̣u đƣơ ̣c thu thâ ̣p trong khoảng thời gian tƣ̀ 2011-2015.

- Các

giải pháp và kiến nghị cho thời kỳ đến năm 2020.


Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung của
quản lý vật tƣ, các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý vật tƣ và phân tích thực
trạng, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vật tƣ tại Công ty
than Uông Bí. Áp dụng giải pháp đến năm 2020.
4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu
Những đóng góp của luận văn nghiên cứu:
- Hệ

thống hóa một số vấn đề liên quan đến quản lý vật tƣ trong các doanh nghiệp

khai thác than.
- Từ

thực trạng về công tác quản lý vật tƣ tại Công ty than Uông Bí trong giai đoạn

vừa qua luận văn đã có những đánh giá chỉ ra những mặt ƣu điểm và những mặt còn hạn
chế trong công tác quản lý vật tƣ của Công ty.
- Luận

văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vật tƣ tại

Công ty than Uông Bí.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý vật tƣ
trong doanh nghiệp
Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Phân tích thực trạng quản lý vật tƣ tại Công ty than Uông Bí
Chƣơng 4: Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý vật tƣ tại Công ty than Uông Bí.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ QUẢN LÝ VẬT TƯ TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học mang
tính chất chuyên sâu có liên quan đến quản lý vật tƣ trong các lĩnh vực khác nhau
đƣợc công bố. Quản lý vật tƣ làm ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp nên đƣợc các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
- Lê Thị Thúy, Khoa Kinh tế và Quản lý, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân
với bài viết: “Hoàn thiện công tác quản lý vật tƣ ở Công ty Cơ khí trung tâm Cẩm
Phả”. Về mặt lý luận: bài viết đã trình bày một số vấn đề lý luận chung về vai trò
của vật tƣ và công tác quản lý vật tƣ trong sản xuất kinh doanh. Cuối cùng là các
biện pháp hoàn thiện công tác quản lý vật tƣ của doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn:
bài viết án đã trình bày một cách chân thực thực trạng sản xuất kinh doanh của công
ty. Nêu những khó khăn trong công tác quản lý vật tƣ của công ty. Bài viết tập trung
nghiên cứu sâu vào các vấn đề về giá mua vật tƣ, chi phí và bảo quản, quản lý mức
vật tƣ … Từ đó đƣa ra một số kiến nghị tăng hiệu quả kinh tế của quản lý vật tƣ nhƣ
lựa chọn nhà cung cấp, tinh giảm biên chế cán bộ, nhân viên của phòng vật tƣ, bán
vật tƣ tồn đọng, ...
- Dƣơng Minh Hòa, Khoa Quản lý kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản
trị kinh doanh với bài viết: “Hoàn thiện quản lý vật tƣ tại Công ty cổ phần than Hà
Lầm – Vinacomin”. Bài viết đã đƣa ra đƣợc các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý
vật tƣ trong doanh nghiệp và từ đó đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý vật tƣ
tại Công ty và giải quyết đƣợc một số vấn đề:
+ Tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý vật tƣ hợp lý, giảm các thủ tục không cần
thiết trong quá trình nhập - xuất vật tƣ.

+ Tăng cƣờng công tác quản lý vật tƣ về chất lƣợng và giá cả. - Nâng cao
đƣợc công tác xây dựng kế hoạch nhu cầu vật tƣ hợp lý cho công ty nhằm nâng cao

4


hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Tạo dựng và khai thác phát triển các nguồn hàng có giá thành và chất lƣợng
phù hợp và ổn định.
+ Hoàn thành và điều chỉnh lại công tác đảm bảo vật tƣ, công tác xuất nhập
vật tƣ và quy chế thanh toán với kỳ quyết toán theo quý và tạm tính theo tháng.
+ Nâng cao hiệu quả tiết kiệm vật tƣ - các yếu tố của sản xuất kinh doanh.
+ Tăng cƣờng các biện pháp giảm bớt phế liệu, sử dụng tổng hợp, nâng cao
chất lƣợng vật tƣ trong sản xuất sản xuất.
- Trịnh Bá Hoan, Khoa Kinh tế, trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân với bài viết
“Hoàn thiện công tác cung ứng và quản lý vật tƣ ở Công ty Than Khe Chàm”. Công
tác quản lý cung ứng và sử dụng vật tƣ là mục tiêu quan trọng trong quá trình sản
xuất kinh doanh của Công ty, nó có ảnh hƣởng lớn đến quá trình sản xuất kinh
doanh. Trong công tác quản lý cung ứng và sử dụng vật tƣ của Công ty năm 2015
còn có nhiều hạn chế và tồn tại nhƣ lƣợng vật tƣ cung ứng chƣa đƣợc tính toán hợp
lý dẫn đến tồn kho lớn gây ứ đọng vốn, sử dụng vật tƣ chƣa tiết kiệm vƣợt định
mức giao khoán. Bài viết đã chỉ ra một số tồn tại trong công tác cung ứng và quản
lý vật tƣ của Công ty than Khe Chàm nhƣ:
+ Cung ứng vật tƣ còn phụ thuộc vào các đơn vị trong Tổng Công ty than do
đó không có sự cạnh tranh cao trong giá cả hàng hoá, đôi khi còn bị phụ thuộc vào
khả năng cung ứng do đó không chủ động trong dự trữ vật tƣ, bị động trong sản
xuất.
+ Lƣợng vật tƣ tồn kho còn lớn do đó gây ứ đọng vốn lƣu động lớn làm giảm
tốc độ quay vòng của vốn, ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Mức tiêu hao vật tƣ của một số vật tƣ chính còn cao dẫn đến giá thành sản

phẩm tăng cao , các mức tiêu hao chƣa đƣợc kiểm tra điều chỉnh phù hợp với thực
tế.
+ Khâu quản lý vật tƣ sử dụng còn chƣa chặt chẽ gây lãng phí , chƣa lập kế
hoạch cho các đơn vị về việc tiết kiệm sử dụng lại vật tƣ cũ thu hồi trong chi phí giá
thành của sản phẩm.

5


Bài viết đƣợc thực hiện nhằm giải quyết một số tồn tại trong quá trình cung
ứng và quản lý vật tƣ và chủ yếu là cung ứng quản lý và sử dụng gỗ, thuốc nổ và
thép chống lò ở Công ty than Khe Chàm, góp phần giảm chi phí hạ giá thành sản
phẩm, tạo sự phát triển hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Mai Hoàng Tuấn, Trƣờng Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh với
bài viết: “Xây dựng mô hình quản lý vật tƣ tồn kho tại Tổng Công ty 28 – Tổng cục
hậu cần”. Luận văn nghiên cứu về mô hình cân đối sản xuất và tồn kho (dự trữ
nguyên liệu vải mộc). Thiết kế mô hình cân đối sản xuất và tồn kho nguyên liệu vải,
nhằm đạt đƣợc các mục tiêu nhƣ: cực tiểu giá trị tồn kho, cực đại năng lực sản xuất
và cực đại mức phục vụ khách hàng.
- Phạm Thị Ngọc, Khoa Quản trị kinh doanh Thƣơng mại, Trƣờng Đại học
kinh tế quốc dân với bài viết: “Hoàn thiện công tác đảm bảo vật tƣ tại Công ty Cổ
phần xây dựng Tất Hồng”. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới
công tác đảm bảo vật tƣ cho xây dựng công trình tại Công ty Cổ phần xây dựng Tất
Hồng, không đi sâu vào các hoạt động khác của công ty. Bài viết đã đánh giá công
tác đảm bảo vật tƣ về cơ cấu tổ chức quản lý vật tƣ, về nguồn nhân lực, về hệ thống
kho, về cấp phát vật tƣ, về các nhà cung cấp vật tƣ, về mặt chất lƣợng vật tƣ cung
ứng, về công tác quyết toán vật tƣ, về tổ chức mua sắm vật tƣ, về công tác sử dụng
vật tƣ, về công tác xây dựng định mức tiêu dùng vật tƣ, về quản lý danh mục và cơ
cấu vật tƣ, về thu hồi phế liệu, phế phẩm, về nguồn vốn, dự trữ, bảo quản … vật tƣ.
Qua đó đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác đảm bảo vật tƣ tại Công ty nhƣ:

+ Trƣớc hết, điều quan trọng là nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công
nhân viên trong công ty nhằm nâng cao hiệu quả của công tác lập kế hoạch sản
xuất kinh doanh, kế hoạch tiến độ thi công từ đó công tác lập kế hoạch thu mua vật
tƣ một cách chính xác.
+ Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên trong công ty nhất
là cán bộ kỹ thuật đồng thời cho họ tham gia học tập và nâng cao trình độ chuyên
sâu về biện pháp thi công xây dựng, giám sát thi công, an toàn thi công… trong xây
dựng.

6


+ Tổ chức các lớp học ngắn hạn cho cán bộ thủ kho nhằm đào tạo những kiến
thức cơ bản để bảo quản vật tƣ và cách tổ chức xếp kho sao cho khoa học, hợp lý
đảm bảo bảo toàn số lƣợng và chất lƣợng vật tƣ.
+ Cán bộ kỹ thuật công ty cần sát sao hơn nữa trong việc giám sát công nhân
thi công để đảm bảo công nhân làm việc đúng kỹ thuật, đúng bản vẽ thiết kế từ đó
tránh thi công sai hỏng thiết kế, gây lãng phí vật tƣ xây dựng.
+ Cán bộ kỹ thuật cần không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn,
áp dụng khoa học công nghệ vào công tác hoạch định nhu cầu vật tƣ để đảm bảo
tính chính xác.
- Bài viết “ Đảm bảo đầy đủ, kịp thời vật tƣ cho sản xuất ” đăng trên Tạp chí
Than – Khoáng sản của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Bài
viết khẳng định công tác vật tƣ có vai trò quan trọng trong sản xuất, đặc biệt trong
điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi Tập đoàn và các đơn vị có các giải
pháp điều chỉnh giảm các yếu tố đầu vào của sản xuất, hạ giá thành, tăng sức cạnh
tranh. Tập đoàn sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành công tác vật tƣ;
tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kịp thời trong công tác quản lý vật tƣ;
xây dựng định mức và các danh điểm vật tƣ phù hợp với thực tế; tăng cƣờng áp
dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và cấp phát vật tƣ, nhiên liệu; các đơn vị

thực hiện giảm mức tồn kho vật tƣ hơn nữa; thực hiện công khai, minh bạch trong
mua sắm vật tƣ; xây dựng và kiện toàn đội ngũ quản lý vật tƣ; xây dựng kế hoạch,
quy trình quản lý vật tƣ chặt chẽ, đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định quản lý
vật tƣ, mang lại hiệu quả trong SXKD.
Tóm lại, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu bàn về vấn đề “Quản lý vật tƣ“ với nhiều
ý tƣởng mới hay có thể kế thừa. Tuy nhiên, một phần các nghiên cứu đã đƣợc viết
trong bối cảnh tƣơng đối khác biệt so với điều kiện hiện tại. Ngoài ra, tại Công ty Than
Uông Bí các công trình nghiên cứu trƣớc đây chủ yếu là về các lĩnh vực chuyên môn
nhƣ mỏ than, các loại than, ... chƣa thực sự có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề
quản lý vật tƣ. Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu nội dung quản lý vật tƣ, các yếu
tố tác động tới quản lý vật tƣ và tiêu chí đánh giá quản lý vật tƣ, từ đó đƣa ra các giải

7


pháp hoàn thiện công tác quản lý vật tƣ tại Công ty Than Uông Bí.
1.2. Cơ sở lý luận về công tác quản lý vật tƣ trong doanh nghiệp
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm và vai trò vật tư
(i). Khái niệm vật tư
Đối với một doanh nghiệp, dù muốn hay không thì ít nhiều cũng phải có tƣ
liệu sản xuất nhƣ nguyên vật liệu, nhiên liệu, máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận
tải,…những thứ không thể thiếu để tạo ra một loại sản phẩm hàng hóa phục vụ cho
nhu cầu của con ngƣời. Vậy một cách khái quát có thể hiểu tƣ liệu sản xuất có hai
đặc tính cơ bản:
- Là những vật mà con ngƣời có thể nhằm vào nó để biến đổi theo mục đích
của mình (đối tƣợng lao động).
- Là một vật hay hệ vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con ngƣời
lên đối tƣợng lao động, nhằm biến đổi đối tƣợng lao động theo mục đích của mình
(tƣ liệu lao động).

Vật tƣ là một dạng biểu hiện của tƣ liệu sản xuất (TLSX). TLSX bao gồm
ĐTLĐ và TLLĐ, những sản phẩm của tự nhiên là những đối tƣợng lao động do tự
nhiên ban cho, song trƣớc hết phải dùng lao động chiếm lấy. Chỉ sau khi có sự cải
biến những sản phẩm của tự nhiên thành những sản phẩm của lao động, sản phẩm
mới có những thuộc tính, tính năng nhất định. Do đó không phải đối tƣợng lao động
đều là sản phẩm của lao động. Trong số những TLSX có nhà xƣởng, hầm mỏ, cầu
cống và những công trình kiến trúc khác, ngay từ đầu chúng đã đƣợc cố định tại chỗ
và khi thành sản phẩm rồi ngƣời ta có thể đƣa chúng vào sử dụng ngay đƣợc thông
qua giai đoạn tiếp tục quá trình sản xuất, giai đoạn làm cho chúng có đƣợc sự hoàn
thiện cuối cùng nhƣ các sản phẩm khác. Những sản phẩm thuộc phạm trù này không
thuộc phạm trù vật tƣ kĩ thuật. Vật tƣ chỉ là một bộ phận quan trọng của TLSX bao
gồm tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động hiểu theo nghĩa hẹp.
Một vật thể có những thuộc tính khác nhau do đó nó có thể dùng vào nhiều
việc. Cho nên cùng một sản phẩm có thể làm vật phẩm tiêu dùng hay làm vật tƣ kĩ

8


thuật. Vậy trong mọi trƣờng hợp phải căn cứ vào công dụng cuối cùng của sản
phẩm để xem xét nó là một vật tƣ kĩ thuật hay là sản phẩm tiêu dùng. Vật tƣ kĩ thuật
có thể hiểu theo khái niệm nhƣ sau: Vật tƣ kĩ thuật là sản phẩm của lao động dùng
để sản xuất. Đó là nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thiết bị máy móc, dụng cụ,…
Trong quản trị doanh nghiệp thƣơng mại: Vật tƣ là sản phẩm của lao động
đƣợc dùng để sản xuất nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, máy móc, bán thành phẩm. Có
thể có những sản phẩm của doanh nghiệp này bán ra là nguyên liệu đầu vào của
doanh nghiệp khác, bởi lẽ mỗi vật tƣ có những thuộc tính khác nhau và nó có thể
dùng cho nhiều việc, vậy nên cùng một sản phẩm có thể dùng làm sản phẩm tiêu
dùng hay dùng làm vật tƣ. Vì vậy cần phải căn cứ vào công dụng cuối cùng của sản
phẩm để xem nó là vật tƣ hay là sản phẩm tiêu dùng.
Theo quyết định số 221/QĐ-HĐQT ngày 31/01/2007 của Tập đoàn Công

nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam về việc ban hành Quy chế quản lý công tác vật
tƣ. Vật tƣ là toàn bộ các nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, công cụ, phụ tùng thay
thế, thiết bị máy móc không thuộc tài sản cố định đƣợc sử dụng vào quá trình sản
xuất kinh doanh. Vật tƣ phế liệu là các vật tƣ đã qua sử dụng bị hỏng hoặc vật tƣ hết
thời gian sử dụng, thu hồi từ quá trình sản xuất và không có khả năng tái sử dụng
theo đúng mục đích, yêu cầu ban đầu.
Từ những khái niệm trên có thể khái quát và đƣa ra khái niệm đầy đủ về vật tƣ
nhƣ sau:
Vật tư là đối tượng lao động, là tư liệu lao động không phải là tài sản cố định,
thể hiện dưới dạng vật hóa, được dự trữ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, vật tư tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và
toàn bộ giá trị vật tư tiêu hao được chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
(ii). Vai trò của vật tư.
Nhƣ chúng ta đã biết, vật tƣ là một bộ phận quan trọng của tƣ liệu sản xuất.
Vậy, vật tƣ cũng là một bộ phận quan trọng trong DNSX.
- Vật tƣ là tƣ liệu cần- quan trọng- để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa.

9


- Chất lƣợng của vật tƣ có ảnh hƣởng sâu sắc tới chất lƣợng của sản phẩm sẽ
sản xuất ra. Đây là một yếu tố khiến các nhà quản lý vật tƣ phải tính toán, xem xét
cẩn thận khi xác định nguồn hàng cho mình.
(iii). Phân loại vật tư
Căn cứ vào mức độ, tính chất quan trọng vào quá trình sử dụng trong quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đối với các loại vật tƣ, tác giả phân loại vật
tƣ nhƣ sau:
- Nguyên vật liệu là những đối tƣợng lao động ảnh hƣởng trực tiếp vào quá
trình sản xuất của doanh nghiệp. Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng
trong quá trình sản xuất và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, nguyên vật liệu đƣợc

chia thành các loại sau:
+ Nguyên vật liệu chính là những nguyên vật liệu tạo ra nội dung vật chất
chính của sản phẩm, nguyên vật liệu khác vật liệu ở chỗ nó là sản phẩm trực tiếp
của công nghiệp khai thác chƣa qua chế biến, trực tiếp cấu thành thực thể của sản
phẩm, hoặc những nguyên vật liệu đƣợc sử dụng với số lƣợng lớn hoặc những vật
liệu đắt tiền phải nhập khẩu.
+ Nguyên vật liệu phụ là tất cả những vật không tạo ra nội dung vật chất của sản
phẩm nhƣng lại rất quan trọng, cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm với chức năng xúc
tác, sơn mạ, vật bao gói, đồ bảo hộ, công cụ nhỏ, phụ tùng thay thế máy móc thiết bị sản
xuất, và các vật tạo điều kiện sản xuất sản phẩm nhƣ: Gỗ chống lò, thuốc nổ.... Những
vật tƣ này đƣợc sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính nhằm hoàn thiện tính năng
cho sản phẩm, để tăng chất lƣợng sản phẩm hoặc dùng để trang trí cho sản phẩm.
+ Nhiên liệu là một dạng vật liệu phụ đặc biệt (xăng dầu, than, củi…) những
thứ dùng để cung cấp nhiệt năng trong các công trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Nhiên liệu phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho hoạt động của máy móc
thiết bị, phƣơng tiện vận tải nhƣ xăng, dầu.
+ Phụ tùng thay thế là vật liệu sử dụng để thay thế, sữa chữa các máy móc
thiết bị sản xuất, phƣơng tiện vận tải của doanh nghiệp.

10


+ Thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm các loại thiết bị cần lắp, không cần lắp,
các vật kết cấu, các vật tƣ xây dựng dùng cho công tác xây dựng cơ bản trong doanh
nghiệp nhƣ sắt, thép.
+ Vật liệu khác là những vật liệu không đƣợc xếp vào những vật liệu trên,
gồm phế liệu do quá trình sản xuất loại ra nhƣ sắt, thép, gỗ chống lò hay phế liệu
thu hồi đƣợc từ việc thanh lý tài sản cố định.
- Công cụ dụng cụ (CCDC):
Công cụ, dụng cụ là những tƣ liệu lao động có giá trị nhỏ hoặc có thời gian sử

dụng ngắn, đƣợc mua vào để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh nhƣ dụng
cụ làm việc, đồ dùng quản lý, đồ dùng bảo hộ lao động.
Những công cụ, dụng cụ phải thay thế thƣờng xuyên, nên xếp vào tài sản ngắn
hạn của doanh nghiệp.
Nếu phân loại theo giá trị đƣợc chia ra làm 2 loại:
+ CCDC phân bổ 1 lần có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn.
+ CCDC phân bổ nhiều lần có giá trị lớn, đƣợc sử dụng trong nhiều kỳ kinh doanh.
Nếu phân loại theo nội dung kinh tế chia ra làm 3 loại:
+ CCDC
+ Bao bì luân chuyển
+ Đồ dùng cho thuê
Nếu phân loại theo mục đích sử dụng chia ra làm 3 loại:
+ CCDC dùng trực tiếp cho sản xuất.
+ CCDC dùng cho quản lý doanh nghiệp.
+ CCDC dùng cho mục đích khác.
1.2.1.2. Khái niệm về Quản lý vật tư
(i). Khái niệm:
Quản lý vật tƣ là quá trình thực hiện các tác động của con ngƣời từ mua vật tƣ;
bảo quản, dự trữ đến việc cung ứng cho sử dụng vật tƣ để nhằm đạt đƣợc các mục
tiêu đề ra của Công ty.
(ii). Vai trò của Quản lý vật tư

11


Đối với DNSX hiểu đƣợc tầm quan trọng của vật tƣ rồi nhƣng làm thế nào để
luôn đảm bảo về số lƣợng, chủng loại vật tƣ đúng thời hạn, đảm bảo chất lƣợng cho
cả quá trình sản xuất lại là một bài toán khó đối với các nhà quản lý. Do đó, quản lý
vật tƣ cũng có vai trò hết sức quan trọng:
- Quản lý vật tƣ tốt, đảm bảo cho quá trình hoạt động SXKD đƣợc liên tục,

không bị gián đoạn trong quá trình hoạt động là một yếu tố quan trọng, giúp tăng
hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động.
- Làm tốt công tác quản lý vật tƣ là góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm
hàng hóa.
- Quản lý vật tƣ còn là một công tác có tính chiến lƣợc về hạ giá thành sản phẩm.
Không nằm ngoài vai trò của công tác quản lý nói chung, nhƣng quản lý vật tƣ
có tính “cục bộ” hơn. Nó chỉ nhắm vào một khâu trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nhƣng nó là khâu quan trọng, không thể thiếu đối với bất
kỳ doanh nghiệp sản xuất nào.
(iii). Đặc điểm của quản lý vật tư
Quản lý vật tƣ bao gồm các công tác nhƣ dự báo, lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện, hạch toán, kiểm tra và điều chỉnh cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tƣ trong
doanh nghiệp.
Mục tiêu của nhiệm vụ chính của công tác quản lý vật tƣ trong doanh nghiệp
là: đảm bảo việc cung ứng vật tƣ đúng yêu cầu của kế hoạch sản xuất, giám sát chặt
chẽ việc sử dụng vật tƣ, chấp hành tốt chế độ quản lý vật tƣ triệt để, thực hành tiết
kiệm vật tƣ.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ nêu trên, công tác quản lý vật tƣ trong doanh nghiệp
cần phải quán triệt các yêu cầu sau đây:
- Phục vụ tốt cho kế hoạch sản xuất, việc tổ chức cung ứng vật tƣ kỹ thuật cho
sản xuất phải đảm bảo các nhu cầu về số lƣợng, chủng loại, quy cách phẩm chất vật
tƣ và đúng thời hạn để hoàn thành tốt kế hoạch của doanh nghiệp.

12


- Chủ động cung cấp vật tƣ đảm bảo cho kế hoạch sản xuất, khai thác triệt để mọi
khả năng vật tƣ sẵn có trong nội bộ doanh nghiệp, địa phƣơng và trong nƣớc, tận dụng
triệt để sử dụng vật tƣ thay thế những loại vật tƣ khan hiếm hoặc phải nhập khẩu.
- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu của sản xuất đồng thời phải đảm bảo hiệu quả kinh

tế của sản xuất và thực hành tốt chế độ hạch toán kinh tế. Công tác quản lý vật tƣ
đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Do tính chất, đặc điểm và tầm quan trọng của vật tƣ trong doanh nghiệp, cần
có những biện pháp quản lý vật tƣ thật hợp lý. Tuy nhiên, việc quản lý vật tƣ trong
doanh nghiệp là một công việc rất khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy, để tăng cƣờng
hiệu quả của công tác quản lý vật tƣ, doanh nghiệp cần đảm bảo các công việc sau:
- Lập kế hoạch vật tƣ: Hàng tháng, quý phải tiến hành lập kế hoạch vật tƣ phải
đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch sản xuất định kỳ đã đề ra, đủ về số lƣợng, chất
lƣợng, quy cách, chủng loại cho từng loại vật tƣ đáp ứng đƣợc kế hoạch sản xuất
từng bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
- Bảo quản vật tƣ: Phải có kế hoạch xây dựng hệ thống kho bãi đủ tiêu chuẩn
kỹ thuật để đảm bảo đƣợc chất lƣợng của vật tƣ. Bố trí các nhân viên thủ kho có
trình độ chuyên môn, am hiểu về vật tƣ và doanh nghiệp. Cần bảo quản theo đúng
quy định phù hợp với từng tính chất của mỗi loại vật tƣ để đảm bảo đƣợc đặc tính kĩ
thuật, tránh hƣ hỏng, hao hụt, mất mát.
- Dự trữ vật tƣ: Doanh nghiệp cần xây dựng đƣợc định mức dự trữ tối đa và
tối thiểu cho từng loại vật tƣ. Vật tƣ đƣợc dự trữ dao động trong khoảng mức dự trữ
tối đa và tối thiểu là hợp lý. Có kế hoạch dự trữ đảm bảo phù hợp với tình hình thực
tế thời tiết theo mùa mƣa bão kéo dài, đảm bảo thực hiện sản xuất nhịp nhàng.
- Tổ chức cấp phát và sử dụng vật tƣ: Doanh nghiệp cấp phát vật tƣ cho các
phân xƣởng sản xuất một số lƣợng vừa đủ, hợp lý, tiết kiệm nhằm giảm mức thất
thoát vật tƣ.
1.2.1.3. Một số khái niệm có liên quan
- Khái niệm cung ứng vật tƣ
Cung ứng vật tƣ là quá trình mua sắm và dự trữ các yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất nhƣ nguyên nhiên vật liệu, động lực, thiết bị máy móc nhỏ lẻ, các loại
13


phụ tùng thay thế và sửa chữa, nhằm đảm bảo cho sản xuất đƣợc liên tục, nhịp

nhàng và có hiệu quả.
- Khái niệm dự trữ vật tƣ
Lƣợng vật tƣ dự trữ hay còn gọi là mức dự trữ vật tƣ là lƣợng vật tƣ tồn kho
cần thiết đƣợc quy định trong kỳ kế hoạch để kịp thời cấp phát cho sản xuất, đảm
bảo cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục và bình thƣờng, đồng thời phải đảm
bảo mức hợp lý về vốn và kho tàng.
- Khái niệm định mức vật tƣ
Định mức tiêu hao vật tƣ là lƣợng vật tƣ tiêu hao lớn nhất cho phép để sản xuất ra
một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một khối lƣợng công việc nhất định trong một
điều kiện tổ chức kỹ thuật đó đƣợc xác định trong từng doanh nghiệp cụ thể
1.2.2. Nội dung của công tác quản lý vật tư trong doanh nghiệp
Toàn hệ thống quản lý vật tƣ trong Công ty có bộ phận kế hoạch, vật tƣ,
thủ kho, ... Các hoạt động chính của hệ thống quản lý vật tƣ gồm có nhập vật tƣ
vào kho, xuất vật tƣ cung cấp cho các hạng mục theo bảng định mức, báo cáo
số lƣợng vật tƣ xuất ra, báo cáo tồn kho trong tháng…
Để quản lý nguồn vật tƣ hiệu quả, việc quản lý vật tƣ cần tuân thủ theo một quy
trình nhƣ sau:

14


Nghiên cứu xác định nhu cầu và
lập kế hoạch mua sắm

Thực hiện mua sắm vật tƣ theo
kế hoạch

Tiếp nhận, quản lý, sử dụng,
bảo quản dự trữ vật tƣ


Cấp phát, hạch toán, theo dõi
vật tƣ

Phân tích đánh giá tình hình sử
dụng vật tƣ

Quyết toán vật tƣ
Hình 1.1: Quy trình công tác quản lý vật tƣ
1.2.2.1. Nghiên cứu xác định nhu cầu vật tư và lập kế hoạch mua sắm vật tư
(i). Xác định nhu cầu vật tư
Các doanh nghiệp cần phải dựa vào kế hoạch sản xuất của mình kết hợp với
hệ thống định mức vật liệu đã xây dựng để lập kế hoạch nhu cầu vật tƣ cho
doanh nghiệp mình về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại. Việc xây dựng hệ
thống định mức phải sát với điều kiện sản xuất thực tế của doanh nghiệp, tránh tình
trạng thừa thãi, lãng phí cũng nhƣ thiếu hụt vật tƣ.
Cũng nhƣ cầu và nhu cầu nói chung, cầu và nhu cầu vật tƣ có đôi chỗ khác
nhau cần phân biệt.
Trƣớc hết nếu nhƣ nhu cầu vật tƣ liên hệ trực tiếp đƣợc đến sản xuất thì cầu vật
tƣ lại liên hệ đến sản xuất thông qua nhu cầu vật tƣ, qua khả năng thanh toán, qua giá

15


×