BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUỸ LAWRENCE S.TING
CUỘC THI BÀI GIẢNG E – LEARNING
VỚI CHỦ ĐỀ “ DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM”
TIÊU ĐỀ: CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
Giáo viên: MAI THỊ TOAN
Email:
Điện thoại di động: 0129 449 4977
Trường TH: Phan Bội Châu
Huyện CưMgar, Tỉnh ĐăkLăk
Tháng 8/2014
Video giới thiệu
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
I. Lịch sử hình thành
Chùa tọa lạc ở số 117
đường Phan Bội Châu, phường
Thống Nhất, thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Chùa
thường được gọi là chùa Lớn hay
chùa Tỉnh, hướng mặt Tây Nam,
nhìn xuống suối Đốc Học.Theo
phong thuỷ Á Đông ,đó là thế
“tiền thuỷ hậu sơn “,thế đứng
vững chãi ,bền lâu tạo vượng khí
cho muôn đời con cháu .
Cổng tam quan Chùa Khải Đoan
Khải Đoan là ngôi chùa Sắc tứ cuối cùng của nhà
Nguyễn, là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo thời kỳ
Chấn hưng Phật giáo Việt Nam ở Tây Nguyên, vùng đất Hoàng
triều cương thổ thời Bảo Đại.
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
II. Nguồn gốc tên gọi
Nguồn gốc: Chùa do Đoan Huy
Hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc
(chính phi của Vua Khải Định)
cùng một số Phật tử phát tâm xây
dựng và hiến cúng cho Giáo hội
Tăng già Trung Việt. Hòa thượng
Thích Trí Thủ cử trưởng tử là thầy
Thích Đức Thiệu chỉ đạo việc xây
cất chùa trên khu đất rộng gần
7mẫu 8sào 28m2 và làm trụ trì đầu
tiên. Năm 1951, chùa xây phần
hậu tổ và nhà giảng, đến năm 1953
xây chánh điện. Tên Khải Đoan là
ghép từ hai chữ Khải Định - Đoan
Huy.
Mặt tiền chùa
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
II. Nguồn gốc tên gọi
Năm 1953, đời vua Bảo Đại, nhân ngày lễ an vị lạc thành nhà hậu tổ, chùa được sắc
phong là “CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN”. Khải Đoan là 2 chữ đầu của vua Khải
Định và Đoan Huy Hòang Thái Hậu, là 2 đấng sinh thành của vua Bảo Đại, mang ý
nghĩa ghi nhận công đức người sáng lập ngôi chùa này.Mặt khác ,Khải Đoan ,theo
nghĩa Hán –Việt còn có nghĩa là sự khởi đầu của đạo pháp. Và cũng chính từ đây Giáo
hội Phật giáo Đaklak được thành lập, trải qua nhiều giai đoạn, từ hội Phật học đến
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất cho đến ngày nay, Khải Đoan là trụ sở của
Phật giáo Dak Lak và là một trong những danh tự của miền Trung – Tây Nguyên.
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
2. Các đời trụ trì
Xuyên suốt nửa thế kỷ, Khải Đoan
kế tục 7 đời trụ trì: Đệ nhất trụ trì – Cố
Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Thiệu.
Đệ nhị trụ trì – Cố Trưởng lão Hòa Thượng
Thích Từ Mãn. Đệ tam trụ trì – Cố Trưởng
lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn (Bình
Định). Đệ tứ trụ trì - Thích Viên Đức. Đệ
ngũ trụ trì - Vị pháp thiêu thân Tôn giả
Thích Quảng Hương. Đệ lục trụ trì – Cố
Hòa thượng Thích Quang Huy và đương
kim trụ trì đời thứ 7 là Thượng Tọa Thích
Châu Quang đệ tử của cố Hoà Thượng
Thích Đức Thiệu. Dù trong bất kì hoàn
cảnh nào, các thế hệ tăng ni, Phật tử của
chùa … vẫn luôn luôn đồng hành cùng đạo
pháp và dân tộc.
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
III. Giá trị kiến trúc
Trải qua bao tiến trình lịch sử , bao
thế hệ tăng ni ,Phật tử ,dưới bàn tay
khéo léo ,cần cù và sự tài hoa của các
thế hệ người thợ,ngôi chùa đơn sơ ,nhỏ
bé giữa chốn đại ngàn u tịch ngày nào
giờ đã được xây dựng khang trang ,bề
thế với những phong cách kiến trúc độc
đáo, hài hoà giữa kiến trúc phương Tây
và phương Đông :
Ngôi chùa có 2 lớp mái, phần giữa được nâng cao hơn đầu hồi lên đến 1 mét, được
bố trí cấu trúc mặt bằng theo dạng hình chữ tam. Trên đỉnh trang trí hai con rồng theo
kiểu lưỡng long triều nguyệt. Chùa sử dụng gỗ lim kết cấu trong sườn mái tạo cảm giác
mát mẻ bên trong chính điện. Chùa được xây dựng bởi bàn tay khéo léo của những
người thợ cố đô Huế nên có kiến trúc nhà rường Huế xen lẫn với kiến trúc địa phương.
Cổng chính theo hướng Tây Nam nhìn ra đường Quang Trung, hướng về thung lũng
“Suối Đốc Học”. Trước và sau cổng đều ghi “Khải Đoan Tự
Đến với Khải Đoan tự ,việc đầu tiên bạn được thăm quan ,chiêm bái sẽ lần lượt là :
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
III. Giá trị kiến trúc
Cổng tam quan chùa Khải Đoan
1. Cổng tam quan: Đây là kiến trúc tương đối hoàn chỉnh,
mang đậm sắc thái nghệ thuật kiến trúc kinh thành; cổng gồm 2 tầng
với 3 vòm cửa, phía trên có 3 lầu vọng nguyệt, tựa như cổng ngỏ của
các vương phủ. Cổng cao 7m, rộng 10,5m, dày 3m; đều có ghi 3 chữ
“Khải đoan tự”.
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
III. Giá trị kiến trúc
2. Điện Quan Âm: Được xây
dựng tách biệt với 2 khu
chính điện và có hình lục
giác với sáu cây cột trang trí
hình rồng và mây. Được xây
dựng 1970, do sự đóng góp
của các hàng phật tử, đây là
kiến trúc độc đáo, là sản
phẩm nghệ thuật do các thợ
Huế xây dựng, Quan Âm
các được tu sửa vào cuối
năm 2000
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
III. Giá trị kiến trúc
3. Chính điện:
Khu chính điện rộng lên đến
320 m2 gồm 2 phần đó là: . Nửa
phần trước mang kiểu dáng cung
đình Huế với cấu trúc cột kèo
theo kiểu nhà rường, mái chồng
diêm, kết hợp với phong cách
nhà dài dân tộc Tây Nguyên.
Nửa phần sau xây theo lối hiện
đại. Bờ nóc chùa trang trí lưỡng
long chầu nguyệt. Giữa hai mái,
mặt trước có bảy tấm phù điêu
minh họa sự tích đức Phật Thích
Ca.
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
III. Giá trị kiến trúc
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
III. Giá trị kiến trúc
Đáng chú ý nhất
trong chánh điện là tượng
Phật Thích Ca bằng đồng
đặt chính giữa chính điện
cao 1,1m với đài sen bằng
gỗ quý cao 0,35m được
trang trí rất công phu. Bên
gian phải chính điện treo
một quả chuông đồng cao
1,15m, chu vi đáy 2,7m,
nặng 380kg do các nghệ
nhân phường đúc đồng ở
phía Tây kinh thành Huế
làm vào tháng 1/1954 (tức
tháng chạp năm Quý Tỵ).
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
III. Giá trị kiến trúc
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
III. Giá trị kiến trúc
Năm 1986, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh được thành lập.Chùa được chọn đặt văn
phòng Phật giáo của tỉnh cho đến nay.Hơn 60 năm tồn tại, thời gian không dài đối
với một công trình kiến trúc mang tính lịch sử, ngoài ngôi Chánh điện và nhà Tổ
được xây dựng từ buổi đầu, các công trình khác như Tăng xá và một số cơ sở phụ
được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt chốn thiền môn. Tuy vậy, theo
cùng tuế nguyệt và trải qua khói lửa chiến tranh, các cơ sở được dựng tạm trong
những giai đoạn khó khăn của đất nước đã xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo độ
an toàn. Bên cạnh đó, trên đà phát triển chung của đất nước và Giáo hội Phật giáo,
Cơ sở hiện tại không đủ đáp ứng với nhu cầu sinh hoạt Phật sự và tu học cho Tăng
Ni và Bà con Phật tử.
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
IV. Giá trị văn hóa – lịch sử
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa Khải Đoan là nơi có
phong trào Phật giáo yêu nước đấu tranh đòi hòa bình thống nhất Tổ quốc. Chùa còn
là nơi đùm bọc, che chở cho nhiều quần chúng cách mạng hoạt động, chùa Khải Đoan
chính là nơi nổ ra các cuộc đấu tranh chính trị góp phần quan trọng vào phong trào
cách mạng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Tháng 09.1959 gần 7.000 Phật tử đã
tổ chức một cuộc biểu tình tại chùa Khải Đoan đòi Ngô Đình Diệm phải thi hành
Hiệp định Giơ -Ne-Vơ.
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
IV. Giá trị văn hóa – lịch sử
Chùa Khải Đoan đối với nhân dân Đak Lak ngày nay đã trở
thành một trung tâm tín ngưỡng Phật giáo gần gũi thân quen. Khải
Đoan chẳng những là ngôi chùa lịch sử, một thắng tích du lịch ở
Tây Nguyên mà còn là chiếc nôi của sinh hoạt Phật giáo Đak Lak.
Với ý nghĩa đó, Khải Đoan có quyền hãnh diện và mãi mãi xứng
đáng đi lên trong lòng Phật tử ĐakLak cũng như cả nước, hoà mình
cùng bước thăng trầm của vùng đất Bazan mầu mỡ và của cả dân
tộc. Khải Đoan mãi mãi xứng đáng với niềm ước vọng của những
người kiến tạo nên nó và của hàng ngàn Phật tử đang quy ngưỡng
“Sắc tứ Khải Đoan tự”, mà thói quen thường gọi là chùa Lớn, chùa
Tỉnh hội.
Một số hoạt động tôt đời ,đẹp đạo của chùa Khải Đoan
Lễ Hiệp kị tại chùa Khải Đoan
SÁI TỊNH AN VỊ ,TÔN TƯỢNG ĐỨC BỔN SƯ
LỄ KHAI ĐÀN DƯỢC SƯ
CẦU QUỐC THÁI , DÂN AN
ĐẾN VỚI ĐỒNG BÀO VÙNG SÂU ,VÙNG XA CÒN NHIỀU KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
TAI NẠN THẢM KHỐC TRÊN CẦU SÊ -RÊ- PÔK( CẦU 14 )
ĐẠI LỄ CẦU SIÊU CHO CÁC NẠN NHÂN TRONG VỤ TAI NẠN
Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu tại chùa Sắc Tứ Khải Đoan
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
TRUNG THU CHO EM
BỮA CƠM TIẾP SỨC MÙA THI 2014
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
V-Một số hình ảnh về chùa khải đoan
Cây Bồ Đề : là tặng vật
lưu niệm của Đại đức
Narada mang từ Tích Lan
qua Việt Nam nhân
chuyến ghé thăm Buôn Ma
Thuật, Đại đức tặng chùa
Khải Đoan năm 1962
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
V-Một số hình ảnh về chùa khải đoan
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
V-Một số hình ảnh về chùa khải đoan
DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM – CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
V-Một số hình ảnh về chùa khải đoan