Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Hướng dẫn viết báo cáo tiêu chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.15 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

TẬP HUẤN
HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT BÁO CÁO
TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN

Quảng Ngãi, ngày 23 tháng 4 năm 2016
1


NỘI DUNG
Phần I: Nêu những tồn tại đối với việc xây
dựng báo cáo các tiêu chí trong Báo cáo tự
đánh giá của trường năm học 2013-2014.

Phần II: Hướng dẫn cách viết báo cáo tiêu
chí, tiêu chuẩn.
2


Phần I
Những tồn tại trong việc xây dựng báo cáo
các tiêu chí của trường
1. Cấu trúc của báo cáo tiêu chí
Gồm có 5 phần chính:
- Mô tả;
- Điểm mạnh;
- Những tồn tại;
- Kế hoạch hành động;
- Tự đánh giá.


3


Phần I
Những tồn tại trong việc xây dựng báo cáo
các tiêu chí của trường (tt)
1. Mô
Mô tả:
tả:
- Mô tả dài dòng, sa vào liệt kê, kể lể (giống
như một báo cáo thành tích), không bám
vào các yêu cầu của tiêu chí để mà mô tả,
phân tích.
- Một số tiêu chí lại mô tả quá ngắn dẫn đến
việc mô tả không phản ánh hết yêu cầu của
tiêu chí.
4


- Đưa vào nhiều mã minh chứng cùng một
lúc nhưng giữa mô tả và minh chứng
không khớp nhau.
• Nguyên nhân:
Là do phần mô tả trong từng tiêu chí thiếu
sự trao đổi, phân tích của cả nhóm công
tác chuyên trách; thiếu sự góp ý phản hồi
của các nhóm khác và của Hội đồng tự
đánh giá (các nhóm chỉ quan tâm đến
việc của mình).
5



2. Điểm mạnh
Nêu không trúng điểm mạnh thực sự của
trường, lan man, cái gì cũng mạnh.
• Nguyên nhân:
Là do phần mô tả viết chưa đạt yêu cầu,
dẫn đến khi xác định điểm mạnh thì không
biết được điểm nào là điểm mạnh để nêu
hoặc cũng có trường hợp tự “nặn” ra điểm
mạnh theo ý chủ quan của mình.
6


3. Những tồn tại
• Một số tiêu chí vạch ra những điểm tồn tại
rất sơ sài, phần lớn là đổ tại khách quan.
• Nêu nhẹ điểm tồn tại (chỉ chú trọng đến
điểm mạnh).
Nguyên nhân: Là do chúng ta hay quen với
báo cáo thành tích, sợ nêu ra nhiều tồn tại
thì tiêu chí không đạt yêu cầu (vẫn còn tâm
lý tốt khoe xấu che).
7


4. Kế hoạch hành động
• Kế hoạch hành động ở nhiều tiêu chí còn
chung chung, vạch ra kế hoạch hành động
theo kiểu nghị quyết, kiểu phương hướng,

hô khẩu hiệu “Cần phải ….”, “Trong thời
gian tới sẽ …”.
• Một số tiêu chí đôi khi viết tồn tại một
đường nhưng kế hoạch hành động một
nẻo, chẳng ăn nhập gì với nhau.
8


Về cách viết và văn phong trình bày
• Vẫn còn quen với cách viết báo cáo theo
kiểu truyền thống là liệt kê thành tích, nhận
định cảm tính nên khi chuyển sang viết báo
cáo tự đánh giá theo cách tiếp cận bằng
chứng là lúng túng, dẫn đến báo cáo tiêu
chí không toát lên được ý muốn nói.
• Báo cáo do nhiều người viết nên không tạo
được sự liên kết giữa các tiêu chí, dẫn đến
tính nhất quán về cách viết không cao, một
số chỗ văn phong không sáng sủa, rõ ràng.
Ví dụ minh họa Phần I

9


Phần II
Hướng dẫn cách viết báo cáo tiêu chí, tiêu
chuẩn
• A. Cách viết báo cáo tiêu chí
• B. Cách viết báo cáo tiêu chuẩn


10


A. Cách viết báo cáo tiêu chí
1. Cấu trúc của báo cáo tiêu chí
Gồm có 5 phần chính:
- Mô tả;
- Điểm mạnh;
- Những tồn tại;
- Kế hoạch hành động;
- Tự đánh giá.
11


2. Các bước để thực hiện việc viết báo
cáo tiêu chí
1. Phân tích tiêu chí
2. Viết phiếu đánh giá tiêu chí
3. Viết báo cáo tiêu chí
12


3. Cách viết báo cáo tiêu chí
* Phần 1. Mô tả

- Dựa trên Phiếu đánh giá tiêu chí để mô tả và phân
tích các hoạt động của trường liên quan đến tiêu
chí đó;
- Cần mô tả đầy đủ, chi tiết, trung thực, khách quan
hiện trạng hoạt động của nhà trường theo yêu cầu

của tiêu chí.
- Phần mô tả phải ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tính
khái quát nhằm giúp người đọc có thể hiểu rõ được
các hoạt động của nhà trường;
13


3. Cách viết báo cáo tiêu chí (tt)
- Các câu trong phần mô tả phải là những câu
hoàn chỉnh.
- Thông thường mỗi yêu cầu của nội hàm tiêu
chí (ý mà tiêu chí yêu cầu) được viết thành 1
đoạn văn.
Chú ý: Mỗi hoạt động của Nhà trường được mô
tả liên quan đến yêu cầu của tiêu chí đều phải có
minh chứng kèm theo.
14


3. Cách viết báo cáo tiêu chí (tt)
* Phần 2. Điểm mạnh
- Từ việc mô tả ở trên, ta rút ra những điểm mạnh
nhất của nhà trường đối với tiêu chí này;
- Điểm mạnh là những điểm được cho là đáp ứng
tốt hơn mức yêu cầu của tiêu chí;
Chú ý: Không nên đưa ra quá 3 điểm mạnh.
15


3. Cách viết báo cáo tiêu chí (tt)

* Phần 3. Những tồn tại
- Từ việc mô tả ở trên, ta chỉ ra những tồn tại của nhà
trường đối với tiêu chí này;
- Tồn tại là những điểm được cho là chưa làm tốt hoặc
mong muốn làm nhưng chưa thực hiện được;
- Cần giải thích nguyên nhân do đâu có những tồn tại đó;

Chú ý: Tồn tại có thể không phải là điểm yếu;
không nên đưa ra quá 3 tồn tại.
16


3. Cách viết báo cáo tiêu chí (tt)
* Phần 4. Kế hoạch hành động
- Dựa trên việc đánh giá điểm mạnh và tồn tại để
đề ra kế hoạch hành động;
- Mục đích của kế hoạch hành động là để phát huy
điểm mạnh và khắc phục tồn tại;
Chú ý: Kế hoạch hành động phải có thời gian,
nguồn lực (cơ sở vật chất, con người) cụ thể và
phải có tính khả thi cao.
17


3. Cách viết báo cáo tiêu chí (tt)
* Phần 5. Tự đánh giá

- Đánh giá “Đạt” khi tất cả các yêu cầu của nội
hàm tiêu chí đó đạt;
- Đánh giá “Chưa đạt” khi một trong các yêu cầu

của nội hàm tiêu chí đó chưa đạt;
Chú ý: Trường hợp chưa đạt thì chỉ ra đã đạt bao
nhiêu % và nêu rõ lý do chưa đạt;
18


3. Cách viết báo cáo tiêu chí (tt)
Ngoài ra có một số lưu ý sau:
- Chỉ đưa minh chứng vào phần “Mô tả”, không
đưa minh chứng vào các phần 2, 3, 4, 5.
- Độ dài của một báo cáo tiêu chí khoảng 1,5 đến
2 trang A4

19


B. Cách viết báo cáo tiêu chuẩn
1. Cấu trúc báo cáo tiêu chuẩn:
Báo cáo tiêu chuẩn thực chất là tập hợp báo
cáo của các tiêu chí trong tiêu chuẩn đó và
thêm phần “Mở đầu” và “Kết luận” về tiêu
chuẩn. Cụ thể:
Tiêu chuẩn 1:……………………………………..
Mở đầu:………………………………….........
Tiêu chí 1.1…………………………………
Tiêu chí 1.2…………………………………
Kết luận:………………………………… …….
20



2. Cách viết báo cáo tiêu chuẩn
* Mở đầu

- Phần này được trình bày ngay dưới tiêu đề của mỗi
tiêu chuẩn;
- Phần “Mở đầu” được viết ngắn gọn (thường từ 1/3 –
1/2 trang A4);
- Phần này mô tả tóm tắt, phân tích chung về cả tiêu
chuẩn (vì có những điểm giao thoa giữa các tiêu chí
trong cùng 1 tiêu chuẩn, nên cần mô tả chung ở đây và
sẽ không lặp lại trong phần phân tích các tiêu chí);
- Không đưa minh chứng vào phần “Mở đầu” của tiêu
chuẩn.
21


2. Cách viết báo cáo tiêu chuẩn (tt)
* Kết luận về Tiêu chuẩn…:

- Phần này nêu tóm tắt điểm mạnh nổi bật,
những tồn tại cơ bản của tiêu chuẩn.
- Không đánh giá tiêu chuẩn đạt hay chưa
đạt yêu cầu.
- Không đưa minh chứng vào phần “Kết
luận”.
22


TÀI LIỆU CẦN THIẾT PHỤC VỤ
CHO VIỆC RÀ SOÁT, VIẾT LẠI BÁO

CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
• Báo cáo Tự đánh giá chất lượng của
trường năm 2013-2014 (có trên website).
• Công văn số 462/KTKĐCLGD-KĐĐH
ngày 9/5/2013 của Cục Khảo thí và Kiểm
định chất lượng giáo dục về việc hướng
dẫn tự đánh giá trường đại học, cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp.
23


Trân trọng cảm ơn!

24



×