Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tích hợp liên môn địa lý 11 bài 5 tiết 1 một số vấn đề của CHÂU PHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.28 KB, 13 trang )

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên hồ sơ dạy học
“Một số vấn đề của Châu Phi”
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Kiến thức
- Biết được châu Phi khá giàu khoáng sản, song có nhiều khó khăn do khí
hậu khô, nóng, tài nguyên môi trường bị cạn kiệt, tàn phá.
- Dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn, song chất lượng cuộc sống
thấp, bệnh tật, chiến tranh đe doạ, xung đột sắc tộc.
- Kinh tế tuy có khởi sắc, nhưng cơ bản phát triển còn chậm.
- Phân tích được các nguyên nhân làm cho nền kinh tế châu Phi chậm phát
triển ngoài điều kiện tự nhiên còn do thực dân phương tây đô hộ và khai thác
trong một thời gian dài.
2.2. Kĩ năng:
- Phân tích lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ và thông tin để nhận biết các vấn
đề của châu Phi.
- Kết hợp và liên hệ với các kiến thức Lịch sử để giải thích được nguyên
nhân làm cho nên kinh tế Châu Phi chậm phát triển.
2.3. Thái độ, hành vi
- Chia sẽ với những khó khăn mà người dân châu Phi phải trải qua.
- Đưa ra các giải pháp để giúp Châu Phi vươn lên vượt qua khó khăn.
- Lên án sự thống trị áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, giáo dục tinh
thần đoàn kết quốc tế.
3. Đối tượng dạy học của bài học
- Học sinh trường THPT Trung Văn, lớp 11A1 và 11A2 số lượng 86 học sinh.
- Đây là những học sinh ngoan, chăm chỉ và thông minh. Học sinh có khả năng
liên kết giữa các môn học và liên hệ thực tế.

1



- Tuy nhiên đây là lớp ban cơ bản A của nhà trường nên việc học sinh đầu từ
thời gian vào các môn như Lịch Sử, Địa Lí đang còn ít. Chủ yếu các em học và
nắm kiếm thức tại lớp là chủ yếu.
4.Ý nghĩa
4.1 Ý nghĩa về chương trình và nội dung của hai bộ môn Địa Lí và Lịch Sử
- Về mặt chương trình sách giáo khoa lớp 11 cả hai bộ môn đều có bài học
nghiên cứu về châu Phi và thời gian học của hai bài ở hai bộ môn đều gần với nhau.

- Mặt khác cả môi bộ môn này đều sử dụng nội dung của nhau: trong bộ
môn Địa Lí sử dụng các kiến thức về quá trình xâm chiếm thuộc địa và khai
thác tài nguyên thiên nhiên để giải thích và là rõ hơn sự cạn kiệt của tài nguyên
thiên nhiên và sự kém phát triển của nền kinh tế châu Phi. Trong khi đó bộ môn
Lịch Sử sử dụng các kiến Địa Lí để khái quát về vị trí địa lí của Châu Phi.
4.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Chia sẽ những khó khăn về tự nhiên mà người dân phải chịu và sống
thích nghi với môi trường sống, đã từng bị thực dân phong kiến đô hộ lâu dài.
Qua đó liên hệ với thực tiễn ở Ninh Thuận – Việt Nam. Mặc dù Ninh Thuận –
Việt Nam khí hậu và điều kiện tự nhiên không khắc nghiệt như châu Phi nhưng
đây cũng là một khu vực rất khắc nghiệt ở Việt Nam.
- Thông qua các bài học và tiết học lịch sử để thấy được Việt Nam nói
riêng và châu Phi nói chung đã từng bị thực dân phong kiến đô hộ lâu dài,
nguồn tài nguyên bị khai thác, cướp bóc.
5. Thiết bị dạy học và học liệu
- Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Phi, bản đồ Kinh tế chung châu Phi.
- Tranh ảnh về cảnh quan và con người, một số hoạt động kinh tế tiêu
biểu của người dân châu Phi.
- Máy chiếu projector, máy tính.
- Công nghệ thông tin được sử dụng trong bài bao gồm: Microsft office
Powerpoint 2007 để thiết kế bài dạy, thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm và xây


2


dựng ô chữ tổng kết bài; Microsft office Excel 2007 để xử lí bảng số liệu và
vẽ biểu đồ. Internet để tìm kiếm thông tin, tranh ảnh…
- Sách giáo khoa Địa lí lớp 11 Ban cơ bản, sách giáo khoa Lịch sử lớp 11
Ban cơ bản. Sách giáo viên Địa lí lớp 11 cơ bản, sách giáo viên Lịch sử lớp 11
Ban cơ bản.
- Tìm hiểu kiến thức Địa Lí lớp 11- Nguyễn Đức Vũ và Nguyễn Đăng
Chúng NXB Giáo dục 2007.
- Kiến thức cơ bản Địa Lí 11 – PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên),
Nguyễn Đăng Chúng, Vũ Đình Hòa, Tô Thị Hồng Nhung NXB Đaị học Quốc
gia TP HCM năm 2007.
- 591 Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 (Chương trình nâng cao)-Lí Thị Bạch
Mai – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2007.
- Giáo trình Địa Lí các châu lục (tập 1)-Nguyễn Phi Hạnh-NXB Đại học sư
phạm Hà Nội năm 2011.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
+ Học sinh trả lời bài cũ bằng 5 câu hỏi trắc nghiệm GV chiếu lên màn
hình. 10đ/5câu.
CÂU 1: Nghị định thư Kyôtô(Nhật Bản) đã thỏa thuận về vấn đề nào sau đây?
A. Hạn chế phát thải khí nhà kính B. Hạn chế đánh bắt cá bằng mìn
C. Hạn chế xả chất thải sinh hoạt D. Hạn chế phá rừng đầu nguồn
CÂU 2: Nguyên nhân chính dẫn đến việc khan hiếm nước ngọt nhiều nơi trên thế
giới?

A. Chất thải sinh hoạt và công nghiệp B. Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước

C. Rừng đầu nguồn bị phá hủy D. Đánh bắt cá bằng mìn
CÂU 3: Các tia tử ngoại với bước sóng cực ngắn KHÔNG gây ra loại bệnh nào sau đây?


A. Ung thư da.
C. Bệnh về đường hô hấp

B. Đục thủy tinh thể
D. Bệnh về đường tiêu hóa.

CÂU 4: Khi nhiệt độ toàn cầu tăng sẽ gây ra hiện tượng nào sau đây?
A. Các đới khí hậu sẽ biến mất

B. Điều kiện sống của sinh vật sẽ thay đổi.

3


C. Nhiều sinh vật bị chết

D. Nhiều động vật phải thay đổi chỗ ở.

CÂU 5: Đặc trưng nổi bật nhất của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại là?
A. Làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao. B. Sản xuất ra nhiều sản phẩm
C. Nhiều sản phẩm mới xuất hiện D. Làm tăng sự cạnh tranh giữa các quốc
gia

+ Mở bài: Sông Nin, con sông dài nhất thế giới, với hai nhánh chính Nin
Xanh và Nin Trắng, những chặng đường dòng sông Ninh đi qua, những món
quà tặng mà sông Nin đem đến cho người dân châu Phi là vô cùng quý giá.
Tuy nhiên châu Phi là châu lục từng bị thực dân châu Âu thống trị trong một
thời gian dài và đã bị cướp bóc cả con người và tài nguyên. Bài học hôm nay

sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những vấn đề của Châu Phi.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
HĐ1: Nhóm chia lớp thành 4 nhóm.

NỘI DUNG CHÍNH
I. Một số vấn đề về tự nhiên

- Giáo viên khái quát vị trí tiếp giáp và

- Khí hậu đặc trưng: khô nóng

cung cấp cho HS toạ độ địa lí của châu

- Cảnh quan chính: hoang mạc,

Phi

xa van.

Từ : 38o B - 35o N

- Tài nguyên: Bị khai thác mạnh.

51o Đ - 18oT

+ Khoáng sản: cạn kiệt

+ Nhóm 1+2 Dựa vào hình 5.1 SGK, hệ

+ Rừng ven hoang mạc bị khai


toạ độ, tranh ảnh và vốn hiểu biết trả lời

thác mạnh → xa mạc hoá

các câu hỏi sau:

* Biện pháp khắc phục:

- Đặc điểm khí hậu và cảnh quan châu

- Khai thác hợp lý tài nguyên

Phi?

thiên nhiên.

+ Nhóm 3+4 Dựa vào kênh chữ trong

- Tăng cường thủy lợi hoá.

SGK và hình 5.1 hãy:
- Nhận xét sự phân bố và hiện trạng
khai thác khoáng sản ở châu Phi?
4


- Biện pháp khắc phục tình trạng khai
thác quá mức nguồn tài nguyên trên.
+ Đại diện nhóm trình bày,

=> GV cho HS xem các hình ảnh về tự
nhiên của châu Phi và chuẩn kiến thức.
? Tại sao tài nguyên thiên nhiên ở
châu Phi lại bị khai thác mạnh ? Ai là
người khai thác và khai thác vào thời
gian nào ?(liên hệ kiến thức Lịch Sử
Bài 5: CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA
TINH)
Trả lời: Châu Phi từng bị thực dân châu
Âu xâm chiếm trong thời gian dài nên họ
đã khai thác tài nguyên thiên nhiên châu
lục này rất nhiều nên đã bị cạn kiệt. Đầu
thế kỷ XX các nước đế quốc đã chia xong
thuộc địa châu Phi và bắt đầu khai thác
từ đây.
- GV liên hệ cảnh quan bán hoang mạc ở
Bình Thuận của Việt Nam. GV sẽ chiếu
bản đồ Việt Nam chỉ cho HS biết vị trí
của tỉnh Ninh Thuận và đưa ra sự so
sánh.
....................................................
...........................................................

II. Một số vấn đề về dân cư - xã

Hoạt động 2: Cá nhân/ Cặp

hội

+ Học sinh dựa vào bảng 5.1, kênh chữ


1. Dân cư

và thông tin bổ sung sau bài học trong

- Dân số tăng nhanh

5


SGK hãy:

- Tỷ lệ sinh cao

- So sánh và nhận xét tình hình sinh tử,

- Tuổi thọ trung bình thấp

gia tăng dân số của châu Phi với thế giới

- Trình độ dân trí thấp

và các châu lục khác?

2. Xã hội

- Dựa vào hình ảnh về cuộc sống của

- Xung đột sắc tộc: Bờ Biển Ngà,


người dân châu Phi, kênh chữ và bảng

Công-gô, Xu –Đăng, Xômali,…

thông tin trong SGK hãy:

- Tình trạng đói nghèo nặng nề

- Nhận xét chung vè tình hình xã hội

- Bệnh tật hoành hành, HIV, sốt

châu Phi.

rét...

+ HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.

- Chỉ số HDI thấp.

=> GV giải thích thêm về chỉ số phát triển * Nhiều tổ chức quốc tế giúp đỡ
con người HDI : là thước đo tổng hợp về

* Việt Nam: hộ trợ về giảng dạy,

sự phát triển con người, đó là có sức

tư vấn kỹ thuật

khỏe dồi dào (tuổi thọ) , có tri thức

(trình độ học vấn) và mức thu nhập cao
(GDP)..

..........................................................

..............................................................

III. Một số vấn đề về kinh tế

Hoạt động 3: 2 nhóm lớn

- Kinh tế kém phát triển.

Nhóm 1: Tìm hiểu các đặc điểm nền kinh

+ Tỉ lệ tăng trưởng GDP

tế Châu Phi.

+ Tỉ lệ đóng góp vào GDP toàn cầu

+ Dựa vào bảng 5.2 và kênh chữ trong

thấp.

SGK hãy:

+ GDP/người thấp

- Nhận xét về tình hình phát triển kinh tế


+ Cơ sở hạ tầng kém

Châu Phi?

- Nguyên nhân:

Gợi ý:

+ Từng bị thực dân thống trị tàn

- So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của

bạo

1 số khu vực thuộc châu Phi với thế giới.

+ Xung đột sắc tộc

- Đóng góp vào GDP toàn cầu của châu

+ Khả năng quản lý kém

6


Phi cao hay thấp?

+ Dân số tăng nhanh


Nhóm 2: Những nguyên nhân làm cho
nền kinh tế châu Phi kém phát triển
(Kết hợp giữa kiến thức Địa lí và Lịch
Sử)
- Trước khi người châu Âu chiếm và phân
chia châu Phi , phần lớn cư dân ở đây đã
biết dùng đồ sắt. Nghề dệt và nghề gốm
phát triển, ngành chăn nuôi và trồng trọt
phổ biến. Từ nữa thế kỉ XIX, châu Phi bị
thực dân châu Âu xâm lược, phá hoại,
cưỡng bức và đàn áp.
- Từ giữa thế kỉ XIX đến trước những
năm 79 mới có 10,8% đất đai châu Phi bị
chiếm, đặc biệt vào những năm 70, 80 của
thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào
Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua
nhau xâu xé châu Phi
- Diện tích đất mà các thực dân chiếm
được ở châu Phi: Anh 35%, Pháp 30%,
Italia 8%, Đức 7,5%, Bỉ 7,5%, Bồ Đào
Nha 6,5% các nước khác 5,5% diện tích
châu Phi.
+ Kết quả sự thống trị của thực dân
phương Tây là nhân dân châu Phi bị đói
khổ, bệnh tật và đứng trước nguy cơ bị
diệt vong. Năm 1908 dân số xứ Công gô
thuộc Bỉ là 20 triệu người, đến năm 1911
chỉ còn 8.500.000 người, trong xứ Công
7



gô thuộc Pháp, có những bộ tộc có 40.000
người, mà trong hai năm chỉ còn lại
20.000 người, nhiều bộ tộc khác không
còn lấy một người. Năm 1904, dân số Hôten-tô là 20.000 người, chỉ trong 7 năm đô
hộ còn lại 9.700 người.
THUỘC ĐỊA CỦA CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC Ở CHÂU PHI ĐẦU
THẾ KỶ XX

+ Anh chiếm: Nam Phi, Ai Cập, Đông Xuđăng, một phần Đông Phi, Kênia, Xômali,
Gam-bi-a.
+ Pháp chiếm: Tây Phi, miền xích đạo
châu Phi…
+ Đức: Camôrun, Tôgô, Tây Nam Phi,
Tadania…
+ Bồ Đào Nha: Môdămbích, Ănggôla, và
một phần Ghinê…
+ HS trình bày, GV chuyển bảng số liệu
sang dạng biểu đồ để nhận xét, chuẩn
kiến thức.

8


(Biểu đồ từ bài dạy Powerpoint)
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Học trả lời ô chữ gồm 10 ô hàng ngang và 1 ô hàng dọc là ô chủ đề.
- Trả lời đúng 1 ô hàng ngang được 8điểm thời gian suy nghĩ là 15giây, ô
chủ đề trả lời đúng được 10điểm sẽ có một gợi ý cho ô chủ đề.


(Hình ảnh giáo viên tổng kết bài bằng trò chơi ô chữ)
9


- Phân tích các nguyên nhân về tự nhiên, dân cư và xã hội làm cho nền
kinh tế châu Phi chậm phát triển.
8. Các sản phẩm của học sinh
Phần tự nhiên:
(Học sinh sử dụng kiến thức Địa lí bài 5-tiết 1- Mộ số vấn đề của châu
Phi và kiến thức Lịch Sử Bài 5- Châu Phi và Mĩ La Tinh)
1. Khí hậu và cảnh quan chính
- Châu Phi có khí hậu khô nóng, nhiệt độ trung bình tương đối cao.


Nguyên nhân:

- Đại bộ phận diện tích châu Phi nằm giữa hai chí tuyến Bắc-Nam, chịu
ảnh hưởng của hai giải áp xuất cao.
- Châu Phi có hình khối, kích thước lớn, bờ biển ít bị cắt xẻ, nên sự ảnh
hưởng của biển không vào sâu trong đất liền .
- Nằm cạnh lục địa Á-Âu, gió từ lục địa này thổi vào mang tính chất khô
và khó gây mưa .
- Chịu ảnh hưởng lớn của các dòng biển lạnh: Ben-ghê-la, Ca-na-ri

10


(Hình ảnh học sinh trình bày phần tự nhiên châu Phi)
2.Địa hình của Châu Phi.
Châu Phi là một cao nguyên khổng lồ, cao trung bình khoảng 700m, độ

cao tương đối đồng đều, trừ 1 vài miền ven biển phía Tây và miền đất
thấp Bắc Phi, phần lớn diện tích Châu Phi cao hơn 200m.
3.Hệ thống sông ngòi và hồ.
- Mạng lưới sông ngòi ở châu Phi kém phát triển và phân bố không đều.
- Chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa
- Hầu hết các sông ở châu Phi có nhiều thác, các thác lớn tập trung ở hạ
lưu.
- Châu Phi có rất nhiều hồ kiến tạo điển hình nhất thế giới, đa số các hồ
có dạng kéo dài và rất sâu.
- Một số hồ tàn tích phân bố trong các miền khô hạn, lớn
nhất là hồ Sat hồ nước ngọt ở độ cao 300 m, sâu 7 m. Các hồ có giá trị
giao thông, điều hòa nước, khai thác thủy sản và du lịch.
4.Khoáng sản và rừng
- Vàng tập trung nhiều nhất ở Cộng hòa Nam Phi, Namibia, Dimbabuê,
Gana, Tandania, Kênia.
- Kim cương: Nam Phi, Namibia, Angôla và Daia.
- Vùng Trung Phi có nhiều mỏ đa kim, trong đó đồng đóng vai
trị quan trọng nhất nên còn được gọi là "Vòng đai đồng Trung Phi
- Vùng núi Atlat ở Bắc Phi có các mỏ đa kim, côban, môlipđen, chì
và kẽm.
- Dầu mỏ: tập trung nhiều ở các nước Bắc Phi ( Angiêri, Libi, Ai Cập
- Than đá: Nam Phi, Daia, Madagaxca.
- Phốtphorít: phân bố dọc rìa phía Bắc lục địa rải ra từ Marôc đến Ai
Cập.

11


(Hình ảnh học sinh trình bày phần tự nhiên châu Phi)
=> Nguồn tài nguyên khoáng sản bị cạn kiệt, môi trường bị tàn phá.

Vì: Châu Phi đã từng bị thực dân xâm chiếm trong thời gian dài và khai
thác tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, vào những năm đầu của thế kỷ XX.
Phần kinh tế:
(Học sinh sử dụng kiến thức Địa lí bài 5-tiết 1- Mộ số vấn đề của châu
Phi và kiến thức Lịch Sử Bài 5- Châu Phi và Mĩ La Tinh)
1. Các nguyên nhân dẫn đến nền kinh tế châu Phi chậm phát triển
- Từng bị thực dân thống trị, khai thác tàn bạo trong thời gian dài.
- Xung đột giữa các sắc tộc.
- Khả năng quản lí yếu kém.
- Do dân số tăng nhanh.

12


(Hình ảnh học sinh trình bày các nguyên nhân làm cho kinh tế châu Phi chậm phát triển)

2. Giải thích

(Hình ảnh học sinh trình bày các nguyên nhân làm cho kinh tế châu Phi chậm phát triển)

- Do vị trí địa lý thuận lợi, nhân công và nguồn tài nguyên dồi dào
nên châu Phi sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân
phương Tây.
- Từ nửa thế kỉ XIX, châu Phi bị thực dân châu Âu xâm lược, phá
hoại, cưỡng bức và đàn áp.

13




×