Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

DIỄN VĂN NGVN 20-11-2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.37 KB, 3 trang )

Kính thưa các vị đại biểu!
Thưa các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh học sinh và các em học sinh
thân mến!
Dân tộc ta có truyền thông tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống tốt đẹp của
một dân tộc văn hiến và hiếu học. Truyền thống ấy đã trở thành nghĩa cử cao đẹp
và tồn tại tuyệt nhiên trong suốt chiều dài lịch sử giáo giới dân tộc Việt Nam.
Lịch sử ấy có bề dày cả ngàn năm với những tên tuổi lớn của mỗi thời và cho
mọi thời. Và từ bao đời nay, người thầy giáo trong xã hội Việt Nam là biểu
tượng cao quý, có ví trí trọng yếu trong việc đào luyện tâm hồn, mở mang tri
thức cho lớp lớp thế hệ trẻ, lớp sau kế tiếp lớp trước bước vào đời xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Thời gian trôi đi, nhưng những kỉ niệm đẹp về mái trường về
thầy cô kính yêu vẫn sống mãi. Kỉ niệm ấy hằn sâu trong kí ức mỗi chúng ta như
những dấu ấn không phai mờ.
Kính thưa quí vị!
Từ ngàn xưa ông cha đã biết coi trọng sự học và trọng thầy, thể hiện qua hai câu
ca dao: muốn sang thì bắc cầu kiều; Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy; Hoặc
thâm thúy hơn, ông cha ta cũng từng nhắc con cháu: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
Tôn sư là đề cao, tôn vinh, coi trọng người thầy. Vì sao vậy? Người thầy dạy
chữ, dạy kiến thức cho ta, đem đến cho ta những hiểu biết để ta sống tốt hơn, có
ích hơn. Người thầy lại dạy ta đạo lí, nhân cách để ta biết làm người trong xã hội.
Ở thời kì PK đã xuất hiện nhiều nhân tài học vấn uyên bác, văn tài siêu việt.
Vào thế kỉ XI, trường Quốc tử giám được xem là trường ĐH đầu tiên của Việt Nam
được thành lập năm 1076 dưới thời vua Lý Nhân Tông. Trong 700 năm hoạt động, nơi
đây đã đạo tạo ra hàng nghìn nhân tài cho đất Việt. Trong đó tiêu biểu là nhà tu
nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An người thầy tiêu biểu cho tài cao đức trọng. Sau
Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là người thầy giáo lớn trong một thời kì lịch
sử. Ông đỗ trạng nguyên, ông không chỉ dạy chữ nghĩa kinh điển như cũ mà còn dạy
binh thư, binh pháp,...và học trò của ông nhiều người đỗ đạt văn võ kiêm toàn. CVA,
NBK, Nguyễn Thiệp, Lê Quí Đôn,...là những bậc danh nho bậc thầy đã từng dạy cho
thái tử, hay như NBK đã từng dạy cho vua quan, nhưng họ không bao giờ màng đến
danh lợi, cho đến khi nhắm mắt vẫn giữ trọn cuộc sống an bình mà vẫn thanh cao.


Đến thời đại chung ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là thầy giáo Nguyễn Tất Thành
của Trường Dục Thanh - Phan Thiết một thời. Đối với vai trò thầy giáo, người rất coi
trọng, Người nói: “Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo là người
vẻ vang nhất… Thầy giáo tốt là những người Anh hùng vô danh”. Đồng thời Người
cũng từng nhắc nhỡ trách nhiệm của người thầy giáo rất nặng nề. Người thầy giáo
phải mẫu mực, phải là “khuôn vàng thước ngọc”, là tấm gương sáng cho học sinh noi
theo. Và Người khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vì vậy, trong chiến
lược phát triển đất nước, Đảng ta, nhân dân ta tôn vinh nghề dạy học và vị trí cao cả
của người thầy với quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” . Trong suốt chiều


dài phát triển của nền giáo dục cách mạng Việt Nam, cả trong những năm tháng chiến
tranh gian khổ cũng như thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước, có biết bao điều kỳ diệu
đã và sẽ được tôn vinh; trong đó, hình ảnh người thầy - những “ Kỹ sư tâm hồn” mẫu
mực, tâm huyết, hết lòng vì học sinh thân yêu, tận tuỵ chăm lo sự nghiệp “Trồng
người” mãi mãi là tấm gương sáng, là nguồn cổ vũ tinh thần, tạo động lực cho mỗi
người trưởng thành và phát triển. Với ý nghĩa đó, ngày 20-11 đã trở thành ngày Hội
truyền thống của nhà giáo và của mọi người. Ngày hội của đạo lý và nghĩa tình.
Kính thưa: …………

Ôn lại ngày truyền thống giáo giới Việt Nam: Năm 1957, hội nghị Liên hiệp
quốc tế các Công đoàn giáo dục (FI SE) họp tại Vác Sa Va (thủ đô Ba Lan) từ ngày 26
đến 30/8/1957 với 57 nước tham gia trong đó có Công đoàn giáo giới Việt Nam. Hội
nghị đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày Hiến chương các nhà giáo.
Thực hiện Quyết định đó, ngày 20/11/1958, ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo
được tổ chức lần đầu tiên ở miền Bắc nước ta và tiếp đó được tổ chức ở miền Nam.
Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20- 11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát
hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm
chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên
kháng chiến. Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước

được thống nhất, giáo giới ViệtNam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định
hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản ViệtNam. Ý nghĩa của ngày "Quốc tế
Hiến chương các nhà giáo" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới ViệtNam.
Song ngày 20 -11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới
Việt Nam và của nhân dân Việt Nam. Chính vì thế theo đề nghị của ngành Giáo dục,
ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số
167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Kính thưa:
Trường THPT Lao Bảo được thành lập theo Quyết định số:
/UBND ngày …
tháng….nắm 2000. Lúc mới thành lập chỉ có 7 lớp với 280 học sinh. Trong đó 135 em
được đào tạo theo hệ bổ túc trung học. Đội ngũ Cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGV,
NV) chỉ có 7 người, do thầy giáo Nguyễn Văn Phướng làm Quyền Hiệu trưởng. Cơ sở
vật chất ban đầu của Nhà trường chủ yếu mượn của trường THCS Lao Bảo. Sau 16
năm thành lập phải di dời qua 3 địa điểm khác nhau. Mặc dù còn nhiều khó khăn,
song Cấp ủy, BGH nhà trường quyết tâm chỉ đạo các đoàn thể thực hiện tốt phong
trao thi đua “dạy tốt, học tốt, quản lý tốt”. Trong phong trào đó, có nhiều thầy cô giáo
vượt khó vươn lên có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường, trở
thành những tấm gương sáng xứng đáng cho thế hệ trẻ noi theo.
Kính thưa:
Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 năm nay, chúng ta càng tự hào, trân
trọng các thế hệ thầy cô giáo - những người đã, đang và sẽ cống hiến có hiệu quả vào
sự nghiệp “Trồng người”. Chúng ta trân trọng đội ngũ CBGV, NV hiện tại của nhà
trường đã nỗ lực thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động lớn của ngành và phong
trào thi đua yêu nước; tiếp tục thực hiện chủ đề năm học và điểm Nhấn của Sở Giáo
dục và Đào tạo trong năm học 2016-2017. Hơn lúc nào hết, mỗi thầy, cô giáo là tấm


gương về đạo đức, tự học và sáng tạo. Đó là luận điểm vô cùng quan trọng để mỗi
thầy, cô giáo vận dụng, phấn đấu nhằm đạt mục đích cuối cùng là đào tạo cho quê

hương, đất nước những thế hệ công dân có bản lĩnh, có khả năng sáng tạo để học tốt,
làm tốt và sống tốt.
Khẳng định dạy học là một nghề cao quí, một nghề vinh quang và vinh quang
chỉ đến khi mỗi nhà giáo thực sự là tấm gương về đạo đức, bậc thầy về kiến thức đối
với học trò. Mỗi thầy, cô giáo luôn ý thức rõ: Lao động sư phạm của nhà giáo là loại
hình lao động đặc biệt. Đó là sự kết hợp của lao động trí tuệ, phương pháp giảng dạy
và phẩm chất người thầy mà chất liệu làm nên là trí thức, vốn sống, vốn văn hóa,
lương tâm nghề nghiệp và tình yêu nghề của người thầy. Do đó, bây giờ không chỉ là
thời cơ phát triển giáo dục, mà còn là thời đại đòi hỏi mỗi thầy, cô giáo chúng ta phải
nỗ lực phấn đấu cao hơn, tận tâm, tận lực nhiều hơn và đó cũng là yêu cầu tự thân mỗi
chúng ta để tồn tại và phát triển trong nghề dạy học, trong sự tôn vinh và đòi hỏi ngày
càng cao của xã hội về chất lượng giáo dục.
Bởi vì, chất lượng là chữ tín của nhà trường, là uy tín của cán bộ, giáo viên.
Điều đó tiếp tục khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục - nhân tố quyết định chất lượng giáo dục.
Uỷ ban quốc tế về giáo dục đã nêu rõ chủ đề ở thế kỷ XXI “ Học tập là của cải
nội sinh” với 4 mục đích gọi là 4 trụ cột của giáo dục: “Học để biết, học để làm, học
để chung sống với người khác, học để tự khẳng định mình”. Nếu trường học, với
chức năng là thiết chế văn hoá đặc biệt, là nơi “Trồng người”, “Ươm hạt giống”, thì
người thầy giáo như những chuyên gia, những kỹ sư chọn giống, tạo giống và ươm
trồng. Với tinh thần đó, nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2016, thay mặt
cấp ủy, BGH nhà trường, tôi gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên trong hội đồng giáo dục nhà trường. Tôi tin tưởng và kỳ vọng: Đội
ngũ CBGN, NV của trường tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt
Nam, đoàn kết - nỗ lực - sáng tạo, chăm lo phát triển sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo,
xứng đáng với sự tôn vinh, sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể,
phụ huynh học sinh và toàn xã hội./.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×