Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Đánh giá hiệu quả tài chính và kỹ thuật của các hình thức sản xuất và đề xuất giải pháp nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

PHẠM CÔNG KỈNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ KỸ
THUẬT CỦA CÁC HÌNH THỨC SẢN XUẤT
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NUÔI TÔM SÚ
(Penaeus monodon) THÂM CANH Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 62620301

Cần Thơ, 2016


MỤC LỤC
Tựa mục

Trang

TÓM TẮT.......................................................................................................... I
ABSTRACT.................................................................................................... III
DANH SÁCH HÌNH ...................................................................................... XI
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................. XIII
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................XV
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu tổng quát.................................................................................... 2


1.3 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ............................................. 3
1.5 Những điểm mới của luận án ................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
2.1 Hiện trạng và xu hướng nuôi tôm sú trên thế giới ................................... 4
2.1.1 Hiện trạng nuôi tôm sú trên thế giới .................................................. 4
2.1.2 Hiện trạng nuôi tôm sú ở khu vực Châu Á ........................................ 4
2.1.3 Xu hướng chuyển đổi đối tượng tôm nuôi trên thế giới .................. 10
2.1.4 Xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận vào nuôi tôm .......... 11
2.2 Hiện trạng và xu hướng nuôi tôm sú ở Việt Nam .................................. 12
2.2.1 Hiện trạng nuôi tôm sú ở Việt Nam ................................................. 12
2.2.1.1 Các hình thức nuôi tôm sú ở ĐBSCL ........................................ 13
2.2.1.2 Diện tích và sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam ............................ 15
2.2.1.3 Giá trị tôm nuôi ở Việt Nam ...................................................... 17
2.2.1.4 Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam .......................... 18
2.2.2 Xu hướng nuôi tôm sú ở Việt Nam.................................................. 20
2.2.2.1 Xu hướng phát triển liên kết trong nuôi tôm sú ở mức vĩ mô .... 20
2.2.2.2 Xu hướng phát triển liên kết trong nuôi tôm sú ở mức vi mô .... 21
2.2.2.3 Xu hướng phát triển của nghề nuôi tôm sú ............................... 22
2.2.2.4 Các phương án quy hoạch nuôi tôm sú đến năm 2020 ............. 24
vii


2.2.2.5 Áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận vào nuôi tôm sú ............... 26
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 29
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 29
3.2 Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu .............................................. 30
3.2.1 Sơ đồ nội dung và các bước nghiên cứu .......................................... 30
3.2.2 Phương pháp điều tra hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh........ 31
3.2.2.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra ............................................... 31

3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin ................................................ 31
3.2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................... 33
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu và phân tích mối liên kết giữa các hình
thức sản xuất (HTSX) tôm sú thâm canh .................................................. 34
3.2.4 Phương pháp xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh thực nghiệm
theo các hình thức sản xuất (HTSX) ......................................................... 36
3.2.5 Phương pháp phân tích ma trận SWOT và đề xuất giải pháp để phát
triển các hình thức sản xuất (HTSX) của nghề nuôi tôm sú thâm canh ... 38
CHƯƠNG 4: KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN ............................................... 40
4.1 Hiện trạng nghề nuôi tôm sú thương phẩm thâm canh ở các tỉnh Bến
Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang ..................................................................... 40
4.1.1 Thông tin chung ở các tỉnh nghiên cứu ........................................... 40
4.1.2 Hiện trạng kỹ thuật nuôi ở các tỉnh nghiên cứu ............................... 41
4.1.3 Hiện trạng tài chính của các mô hình nuôi ở các tỉnh nghiên cứu ... 43
4.2 Hiện trạng liên kết sản xuất và hiệu quả của các hình thức nuôi tôm sú
thâm canh ..................................................................................................... 45
4.2.1 Thông tin chung của các hình thức nuôi .......................................... 45
4.2.1.1 Thông tin chung về người lao động ........................................... 45
4.2.1.2 Trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động ở các hình
thức ........................................................................................................ 46
4.2.1.3 Thông tin kỹ thuật tiếp cận của các hình thức nuôi tôm sú thâm
canh ....................................................................................................... 47
4.2.2 Phương thức liên kết của các hình thức sản xuất (HTSX)............... 49
4.2.2.1 Thực trạng liên kết ngang.......................................................... 49
viii


4.2.2.2 Thực trạng liên kết dọc .............................................................. 51
4.2.3 Hiệu quả kỹ thuật của các hình thức nuôi tôm sú thâm canh .......... 52
4.2.3.1 Kết cấu ao nuôi tôm sú thâm canh ............................................ 52

4.2.3.2 Mùa vụ và cải tạo ao nuôi tôm sú thâm canh ............................ 54
4.2.3.3 Con giống thả nuôi ở các HTSX tôm sú thâm canh .................. 56
4.2.3.4 Thức ăn cho tôm nuôi, kích cỡ tôm thu hoạch và năng suất tôm
sú nuôi thâm canh .................................................................................. 57
4.2.3.5 Các chỉ tiêu được quan tâm trong nuôi tôm sú thâm canh ....... 59
4.2.4 Hiệu quả tài chính của các hình thức nuôi ....................................... 61
4.3 Kết quả thực nghiệm các mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở hình thức
nuôi hộ nông dân (TN-HND), tổ hợp tác (TN-THT), trang trại (TN-TT) và
công ty (TN-Cty) .......................................................................................... 63
4.3.1 Hệ thống nuôi thực nghiệm của các hình thức sản xuất (TN-HTSX)
................................................................................................................... 63
4.3.2 Biến động môi trường nước trong các ao nuôi thực nghiệm (TNHTSX) ....................................................................................................... 64
4.3.3 Tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống của tôm nuôi ở các ao nuôi thực
nghiệm (TN-HTSX) .................................................................................. 66
4.3.4 Các khía cạnh kỹ thuật chính của các mô hình thực nghiệm với các
hình thức sản xuất (TN-HTSX) khác nhau ............................................... 68
4.3.5 Hiệu quả tài chính của các ao nuôi thực nghiệm (TN-HTSX) khác
nhau ........................................................................................................... 70
4.3.6 Phương thức quản lý của các ao nuôi thực nghiệm ở các hình thức
sản xuất (TN-HTSX)................................................................................. 73
4.3.7 Phương thức liên kết giữa của các hình thức sản xuất (HTSX) ở các
mô hình thực nghiệm ................................................................................ 75
4.4 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và đề xuất
giải pháp phát triển các hình thức sản xuất (HTSX) .................................... 77
4.4.1 Phân tích SWOT (điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses)
cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats)) ....................................... 77
4.4.1.1 Điểm mạnh................................................................................. 81
4.4.1.2 Cơ hội ........................................................................................ 81
ix



4.4.1.3 Điểm yếu .................................................................................... 82
4.4.1.4 Thách thức ................................................................................. 83
4.4.2 Giải pháp phát triển các hình thức nuôi (HTSX) trong thời gian tới83
4.4.2.1 Những giải pháp chủ yếu cho hình thức tổ chức sản xuất là HND
............................................................................................................... 83
4.4.2.2 Những giải pháp chủ yếu cho hình thức tổ chức sản xuất là THT
............................................................................................................... 84
4.4.2.3 Những giải pháp chủ yếu cho hình thức tổ chức sản xuất là TT84
4.4.2.4 Những giải pháp chủ yếu cho hình thức tổ chức sản xuất là Cty
............................................................................................................... 85
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN CHUNG.......................................................... 86
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................... 90
6.1

Kết luận .............................................................................................. 90

6.2

Đề xuất và kiến nghị .......................................................................... 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 92
PHỤ LỤC A: BẢNG PHỎNG VẤN .......................................................... 106

x


DANH SÁCH HÌNH
Tựa mục


Trang

Hình 2.1: Sản lượng tôm nuôi thế giới giai đoạn 1992-2012 (FAO, 2013) và
giai đoạn 2013-2014 .......................................................................................... 4
Hình 2.2 Sản lượng tôm nuôi trên thế giới theo khu vực giai đoạn 2006-2012
(FAO, 2013) và giai đoạn 2013-2014 ................................................................ 5
Hình 2.3 Các quốc gia có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới ....................... 6
Hình 2.4 Sản lượng tôm Châu Á từ năm 2009-2014 và dự báo đến 2016 ........ 7
Hình 2.5 Ba thị trường nhập khẩu tôm chính trong năm 2014 .......................... 9
Hình 2.6 Diễn biến giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên thị trường Mỹ từ
năm 2010-2014 ................................................................................................ 10
Hình 2.7 Sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng được nuôi trên thế giới..... 10
Hình 2.8: Thống kê sản lượng tôm sú trong tổng sản lượng tôm từ 2009-2015
......................................................................................................................... 13
Hình 2.9. Diện tích tôm nuôi ở Việt Nam từ năm 2000 đến 2014 .................. 15
Hình 2.10. Sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam từ năm 2000 đến 2014............... 16
Hình 2.11. Sản lượng tôm nuôi ở ĐBSCL từ năm 2000-2014 ........................ 17
Hình 2.12. Tỷ lệ sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam ........................................... 17
Hình 2.13. Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam từ năm 2008 đến 2014 ............... 18
Hình 2.14: Các thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam 2014....... 18
Hình 2.15. Các giá trị xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam 2014 ............. 19
Hình 2.16. Các phương án quy hoạch nuôi tôm sú đến năm 2020 .................. 25
Hình 3. 1. Bản đồ các tỉnh ĐBSCL thể hiện địa bàn nghiên cứu .................... 29
Hình 3.2: Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................. 30
Hình 3.3 Mô tả sơ đồ liên kết ngang giữa các hình thức nuôi. ........................ 35
Hình 3.4 Mô tả sơ đồ liên kết dọc giữa các hình thức nuôi, thể hiện tỷ lệ % số
trường hợp có liên kết ...................................................................................... 35
Hình 4.1. Trình độ học vấn của các hình thức nuôi tôm sú thâm canh ........... 47
Hình 4.2. Nguồn thông tin kỹ thuật tiếp cận của các hình thức nuôi tôm sú .. 48
Hình 4.3. Mức độ liên kết ngang giữa các hình thức sản xuất ........................ 49

xi


Hình 4.4. Mức độ liên kết dọc của các hình thức nuôi tôm sú thâm canh ...... 51
(% số trường hợp khảo sát của từng liên kết) .................................................. 51
Hình 4.5. Cơ cấu diện tích đất nuôi của các HTSX tôm sú thâm canh ........... 54
Hình 4.6. Các tháng thả giống của các HTSX tôm sú thâm canh ................... 55
Hình 4.7. Các tháng thu hoạch của các HTSX tôm sú thâm canh ................... 58
Hình 4. 8: Tăng trưởng của tôm trong thời gian nuôi...................................... 67
Hình 5.1: Sơ đồ tóm tắt kết quả nghiên cứu .................................................... 89

xii


DANH SÁCH BẢNG
Tựa mục

Trang

Bảng 2.1: Các quốc gia đạt tiêu chuẩn chứng nhận ASC trên thế giới ........... 12
Bảng 2.2: Một số thông số kỹ thuật ở các hình thức nuôi tôm biển ................ 14
Bảng 2.3: Quy hoạch diện tích nuôi tôm sú đến năm 2020 ............................. 25
Bảng 3.1: Số lượng mẫu điều tra ở các địa bàn nghiên cứu ............................ 31
Bảng 3.2: Sơ đồ giản lược thông tin về nuôi tôm sú thâm canh ...................... 32
Bảng 3.3: Các thông số ao nuôi thực nghiệm của các HTSX ......................... 37
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu môi trường thu mẫu và phương pháp phân tích .......... 37
Bảng 3.5: Khung phân tích ma trận SWOT..................................................... 39
Bảng 4. 1: Thông tin chung ở các tỉnh nghiên cứu .......................................... 40
Bảng 4. 2: Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh ở các tỉnh nghiên cứu 43
Bảng 4. 3: Hiện trạng tài chính ở các tỉnh nghiên cứu .................................... 44

Bảng 4.4: Thông tin chung của người lao động .............................................. 46
Bảng 4. 5: Liên kết ngang trong sản xuất tôm sú của các hình thức sản xuất
(Đvt: %) ........................................................................................................... 50
Bảng 4.6: Kết cấu ao nuôi ở các HTSX........................................................... 53
Bảng 4.7: Cải tạo ao ở các hình thức nuôi ....................................................... 55
Bảng 4.8: Nguồn giống, mật độ thả và kích cỡ giống tôm sú thả nuôi thâm
canh .................................................................................................................. 56
Bảng 4.9: Thức ăn cho ăn, thời gian nuôi và năng suất tôm nuôi ................... 57
Bảng 4.10: Các chỉ tiêu ATSH trong nuôi tôm sú thâm canh (đvt: %) ........... 60
Bảng 4.11: Hiệu quả tài chính trong nuôi tôm sú của các HTSX ................... 62
Bảng 4.12: Cơ cấu chi phí giá thành sản xuất của các HTSX (Đvt: %) .......... 63
Bảng 4.13: Hệ thống công trình ao nuôi của các TN-HTSX........................... 63
Bảng 4.14: Biến động môi trường nước trong các mô hình theo các TN-HTSX
......................................................................................................................... 64
Bảng 4.15: Tốc độ tăng trưởng và ty lệ sống tôm nuôi của các TN-HTSX .... 67
Bảng 4.16: Các yếu tố kỹ thuật chính của các TN-HTSX............................... 68

xiii


Bảng 4.17: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của các TN-HTSX(Đvt:
tr.đ/ha/vụ) ........................................................................................................ 71
Bảng 4. 18: Cơ cấu giá thành sản xuất của các TN-HTSX (Đvt: %) …..……72
Bảng 4. 19: SWOT của hình thức hộ nông dân (HND) .................................. 77
Bảng 4. 20: SWOT của hình thức nuôi theo tổ hợp tác (THT) ....................... 78
Bảng 4. 21: SWOT của hình thức nuôi theo qui mô trang trại (TT) ............... 79
Bảng 4. 22: SWOT của hình thức công ty (Cty) ............................................. 80

xiv



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSUV

: Cơ sở ương vèo

Cty

: Công ty

ĐBSCL

: Đồng Bằng Sông Cửu Long

EU

: Cộng đồng Châu Âu

FAO

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

HND

: Hộ nông dân

HTSX

: Hình thức sản xuất


NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

SXG

: Sản xuất giống

THT

: Tổ hợp tác

TN-Cty

: Thực nghiệm – Cty

TN-HND

: Thực nghiệm – Hộ nông dân

TN-HTSX

: Thực nghiệm – Hệ thống sản xuất

TN-THT

: Thực nghiệm – Tổ hợp tác

TN-TT


: Thực nghiệm – Trang trại

TT

: Trang trại

VASEP

: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

xv


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong 5 quốc gia có sản lượng tôm nuôi lớn nhất trên thế
giới, với tổng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong năm 2015 là: 593.800
tấn; trong đó tôm sú 249.200 tấn (41,97%), tôm thẻ chân trắng 344.600 tấn
(58,03%). Diện tích nuôi tôm sú của cả nước trong năm 2015 là: 577.843 ha (Hiệp
hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, 2016), trong đó vùng đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 45,3% diện tích và 72,4% sản lượng (Bộ
NN&PTNT, 2016). Các sản phẩm tôm xuất khẩu sang 88 thị trường trên thế giới,
với giá trị xuất khẩu đạt trên 3,95 tỷ USD, chiếm hơn 55% giá trị xuất khẩu của
ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS), đã góp phần quan trọng cho đời sống xã hội,
đem lại nguồn thu nhập cho người nuôi tôm tại các vùng ven biển (VASEP, 2015).
ĐBSCL là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển NTTS của cả
nước, trong đó mô hình nuôi tôm thâm canh vùng nước lợ-mặn phát triển mạnh ở
một số địa phương như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang và Trà
Vinh (Tổng cục Thủy sản, 2014).

Tôm nước lợ là đối tượng nuôi chủ lực, chiếm tỷ lệ diện tích lớn trong các
đối tượng nuôi thủy sản. Trong hơn 10 năm qua, ngành sản xuất tôm đã duy trì tốc
độ tăng trưởng cao, bình quân 8,8%/năm và trở thành ngành tạo sinh kế quan trọng
cho khoảng 1 triệu người tham gia, trong đó hơn 80% là người nuôi quy mô nhỏ,
tạo hơn 3 triệu việc làm trong các nhà máy chế biến thủy sản và các ngành thương
mại dịch vụ liên quan.
Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng nhanh về diện tích, sản lượng, vài năm trở
lại đây ngành sản xuất tôm sú đang phải đối mặt với nhiều thách thức để hướng tới
sự phát triển bền vững và hiệu quả. Trong những năm qua, sự phát triển tự phát,
thiếu quy hoạch đã gây tác động đến môi trường, ảnh hưởng tới chất lượng sản
phẩm, hiệu quả kinh tế, phát sinh những mâu thuẩn trong việc chia sẻ lợi ích giữa
các nhân tố trong chuỗi sản xuất. Liên kết giữa người nuôi, người thu mua và doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu còn lỏng lẻo, trong đó người sản xuất chịu thiệt thòi nhất.
Mặt khác, người nuôi đang phải đối mặt với những vấn đề rất khó khăn và rủi ro cao
như dịch bệnh, giá cả biến động, môi trường nuôi ngày càng bất lợi, chất lượng con
giống, thức ăn, các tác động của biến đổi khí hậu khô hạn và xâm nhập mặn.
Năm 2015, xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm sú nói riêng của
Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm giảm mạnh hơn 25%
so với năm 2014, đạt 2,95 tỷ USD. Năm 2016 là năm được dự báo khả quan hơn
1


năm 2015 do tác động tích cực từ các hiệp định thương mại mới được ký kết như
TPP và FTA, 3 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu tôm đạt hơn 619 triệu USD, tăng
7,88% so với năm 2015. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm năm 2016 vẫn bị ảnh hưởng từ
xu hướng giảm giá, các yếu tố cạnh tranh, rào cản thương mại và yêu cầu cao đối
với chất lượng sản phẩm của thị trường thế giới (Hội thảo của Tổng cục Thủy sản tổ
chức tại thành phố Cần Thơ vào ngày 25/5/2016).
Trong nuôi tôm hiện nay, có các hình thức tổ chức khác nhau, gồm: (i) Hình
thức tổ chức nuôi nông hộ đơn lẻ với qui mô nuôi nhỏ (HND), (ii) hình thức hợp tác

xã hay THT, (iii) hình thức TT và (iv) hình thức TT của doanh nghiệp (Cty). Mỗi
hình thức có qui mô, phương thức hoạt động và ý nghĩa riêng. Tuy nhiên, chưa có
nghiên cứu khoa học nào đánh giá sâu sắc các hoạt động, đặc biệt là liên kết trong sản
xuất và quản lý của các mô hình, cũng như so sánh hiệu quả sản xuất của các hình
thức tổ chức sản xuất này. Từ thực tế đó nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả tài chính và
kỹ thuật của các hình thức sản xuất và đề xuất giải pháp nuôi tôm sú (Penaeus
monodon) thâm canh ở ĐBSCL” đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá các hoạt động trong liên kết
sản xuất và quản lý của các hình thức tổ chức sản xuất trong nuôi tôm sú. So sánh,
đánh giá được hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất làm cơ sở đề xuất các biện
pháp quản lý, phát triển nuôi tôm sú, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú
thâm canh trong thời gian tới ở ĐBSCL.
1.3 Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích hiện trạng nghề nuôi tôm sú thương phẩm thâm canh ở các tỉnh
Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang;

-

Phân tích đánh giá các hoạt động liên kết trong sản xuất, hiệu quả kỹ thuật,
tài chính của các hình thức tổ chức nuôi tôm sú thâm canh các tỉnh Bến Tre,
Sóc Trăng và Kiên Giang;

-

Xây dựng, theo dõi và đánh giá hiệu quả các mô hình nuôi thực nghiệm tôm
sú theo các hình thức khác nhau (HND, THT, TT, Cty);


-

Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và đề xuất
một số giải pháp hợp lý phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cũng như
nghề nuôi tôm sú thâm canh ở ĐBSCL.

2


1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Nghiên cứu này, cung cấp nhiều thông tin, dẫn liệu khoa học và thực tiễn về
nghề nuôi tôm sú thâm canh, đặc biệt là phân tích hiện trạng các mối liên kết, hiệu
quả kỹ thuật và tài chính của các hình thức tổ chức sản xuất. Nghiên cứu này, đồng
thời phân tích sâu các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các hình thức
tổ chức nuôi tôm sú thâm canh, làm cơ sở đề xuất các giải pháp ổn định và phát
triển nuôi tôm biển. Các kết quả, kết luận và giải pháp đề xuất sẽ góp phần làm cơ
sở vận dụng vào thực tế sản xuất đối với người nuôi, quản lý và phát triển nghề nuôi
tôm sú. Các kết quả của nghiên cứu là cơ sở tham khảo hữu ích cho việc nghiên
cứu, giảng dạy và học tập.
1.5 Những điểm mới của luận án
Đây là công trình nghiên cứu vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực
tiễn. Những điểm mới quan trọng của luận án:
-

Đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh ở 3 tỉnh Bến Tre, Sóc trăng
và Kiên Giang.

-

Lần đầu tiên phân tích và đánh giá sâu hiện trạng liên kết dọc và liên kết

ngang trong hoạt động sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất nuôi tôm
sú thâm canh (HND, THT, TT và Cty). Qua đó, cho thấy liên kết sản xuất là
rất quan trọng và mỗi hình thức tổ chức sản xuất có mức độ liên kết khác
nhau trong các hoạt động. Các công ty có liên kết chọn lọc với các đối tác
trong các hoạt động sản xuất, TT có liên kết khá rộng với các đối tác và khá
toàn diện về nhiều mặt, THT có năng lực liên kết, hợp tác tốt, tuy nhiên cần
nâng cao hiệu quả hơn nữa, HND liên kết rất hạn chế.

-

Thông qua khảo sát thực tế và thực hiện các mô hình thực nghiệm, nghiên
cứu này lần đầu tiên so sánh, đánh giá đặc điểm quản lý, đặc điểm kỹ thuật
và hiệu quả sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất (HND, THT, TT và
Cty), qua đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT)
của các hình thức tổ chức sản xuất trong nuôi tôm sú thâm canh ở ĐBSCL.
Từ đó đề ra giải pháp cụ thể cho phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
nuôi tôm sú thâm canh nói riêng và của nghề nuôi tôm biển nói chung.

3


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Hiện trạng và xu hướng nuôi tôm sú trên thế giới
2.1.1 Hiện trạng nuôi tôm sú trên thế giới
Nghề nuôi tôm ven biển phát triển mạnh từ những năm cuối của thập niên 80
và sự thâm canh hóa từ đầu thập niên 90 ở các quốc gia Đông Nam Á, không những
góp phần nâng cao sản lượng tôm cho toàn thế giới mà còn tạo việc làm và tăng
nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều lao động địa phương ven biển (Yi, 2002). Châu
Á có vị trí hàng đầu trong ngành tôm thế giới, tôm nuôi của khu vực này chiếm
phần lớn trong sản lượng toàn cầu. Có thể chia sản lượng tôm nuôi châu Á theo 3

khu vực chính là Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh.

Hình 2.1: Sản lượng tôm nuôi thế giới giai đoạn 1992-2012 (FAO, 2013) và giai
đoạn 2013-2014
(Nguồn: Aquaculture Asia Pacific, 2015)

Trung Quốc là nước có sản lượng tăng rất nhanh và vượt qua tất cả các nước
khác để dẫn đầu thế giới về sản lượng nuôi tôm từ 1,5 triệu tấn (2010) lên trên 1,7
triệu tấn (2011) từ năm 2012 do dịch bệnh hội tử gan tụy (AHPND) nên sản lượng
tôm nuôi của Trung Quốc giảm còn 1,3 triệu tấn và tiếp tục giảm còn 900 ngàn tấn
trong năm 2013, và có dấu hiệu phục hồi trong năm 2014 là 1,02 triệu tấn.
2.1.2 Hiện trạng nuôi tôm sú ở khu vực Châu Á
Đông Nam Á tập trung nhiều nước có tiềm năng sản xuất tôm như Thái Lan,
Việt Nam, Indonesia. Trong đó, Thái Lan là nhà sản xuất tôm lớn thứ hai trên thế
4


giới, sau Trung Quốc với ba loại tôm thẻ chân trắng, tôm sú và tôm càng xanh. Việt
Nam được đánh giá là một trong những nước có nhiều tiềm năng về điều kiện tự
nhiên, thuận lợi để phát triển nghề nuôi tôm, Indonesia đứng thứ 4 thế giới về sản
xuất tôm. Năm 2006, sản lượng tôm nuôi của khu vực Đông Nam Á đạt 1,4 triệu
tấn, khu vực này sản xuất gần 1,7 triệu tấn (năm 2010) nhưng do dịch bệnh chủ yếu
là hội chứng hội tử gan tụy (AHPND) làm sản lượng tôm nuôi giảm mạnh vào năm
2012 chỉ đạt khoảng 1,3 triệu tấn. Từ năm 2013 sản lượng tôm nuôi có khuynh
hướng tăng trở lại đạt sản lượng 1,84 triệu tấn trong năm 2013 và tiếp tục tăng trong
năm 2014 đạt sản lượng 1,88 triệu tấn.

Hình 2.2 Sản lượng tôm nuôi trên thế giới theo khu vực giai đoạn 2006-2012
(FAO, 2013) và giai đoạn 2013-2014
(Nguồn: Aquaculture Asia Pacific, 2015)


Ấn Độ và Bangladesh là những nước nuôi tôm có quy mô lớn, giai đoạn
2006-2010, sản lượng tôm nuôi của Ấn Độ và Bangladesh giảm trung bình là 6,0%
do ảnh hưởng của sự biến động diện tích nuôi, mật độ thả giống, số vụ nuôi không
hợp lý và dịch bệnh (chủ yếu là bệnh đốm trắng). Vì thế, năm 2010, sản lượng tôm
của 2 nước này chỉ khoảng 200 ngàn tấn. Tuy nhiên, năm 2013 và năm 2014 sản
lượng tôm của 2 nước này ổn định ở mức 405 ngàn tấn (sản lượng tôm Ấn Độ
chiếm 85%). Hiện nay, Ấn Độ đang triển khai một số chính sách về kiểm soát dịch
bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm, Bangladesh vừa cho phép nuôi tôm thẻ chân
trắng, vì thế sản lượng tôm thẻ chân trắng của 2 nước sẽ tăng trong thời gian tới.
Sản lượng tôm nuôi của châu Mỹ tập trung ở 6 nước là: Ecuador, Mexico,
Brazil, Colombia, Honduras và Nicaragoa. Nuôi tôm ở khu vực này, có tốc độ tăng
trưởng ổn định 3% từ 2010-2014, tổng sản lượng xấp xỉ 400-500 ngàn tấn. Ecuador
có sản lượng tôm nuôi lớn nhất khu vực là 340 ngàn tấn trong năm 2014. Khu vực
5


sản xuất tôm còn lại của thế giới là châu Phi, chiếm tỷ lệ sản lượng rất nhỏ nhưng
tốc độ tăng trưởng hằng năm khá ổn định, bằng 4,6% và 4,8% giai đoạn 2006-2010
và 2010-2014.
Nguyên nhân gây ra sự giảm sụt này là do môi trường nước bị suy thoái,
nguồn nước nuôi có chất lượng kém. Trong thực tế nguồn nước thải đổ trực tiếp ra
kênh rạch công cộng từ các trại nuôi tôm không qua xử lý ở nhiều nơi như: Việt
Nam, Indonesia và Philippines. Bên cạnh đó các khu vực nuôi tôm thâm canh
thường tập trung theo vùng và hệ thống thủy lợi hạn chế làm ảnh hưởng đến quá
trình trao đổi nước tạo nên sự tự ô nhiễm môi trường làm dịch bệnh bùn phát (FAO,
2011).
a. Sản lượng tôm nuôi trên thế giới và khu vực Châu Á

Sản lượng (1.000 tấn)


Theo thống kê của Thai shrimp international (2014), các quốc gia có sản
lượng tôm nuôi lớn nhất trên thế giới trong năm 2013 là: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái
Lan, Việt Nam, Indonesia, Philippines và Malaysia (Hình 2.3). Năm 2013, tổng sản
lượng tôm nuôi trên thế giới đạt 1,82 triệu tấn, chiếm 77,2% sản lượng so với năm
2010 - năm có sản lượng tôm nuôi cao nhất trong lịch sử ngành nuôi tôm thế giới.
Trung Quốc và Thái Lan là 2 quốc gia có sản lượng tôm nuôi lớn nhất giai đoạn
2005-2012. Tuy nhiên, năm 2013 sản lượng tôm nuôi ở Thái Lan chỉ đạt xấp xỉ sản
lượng tôm của Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia, do dịch bệnh bùng phát gây sụt giảm
sản lượng nghiêm trọng ở 2 quốc gia này.
700

Trung Quốc

600

Ấn Độ

500

Thái Lan

400

Việt Nam

300

Indonesia


200

Philippines

100
Malaysia

0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Năm

Hình 2.3 Các quốc gia có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới
(Nguồn: Thai shrimp international, 2014; VASEP, 2015)

Trong tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới, các quốc gia Châu Á có điều
kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển mạnh tôm biển như: Trung Quốc, Thái Lan,
6


Việt Nam,… đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng chung (Arthur E. Neiland
et al., 2001). Năm 2011, tổng sản lượng tôm nuôi đạt 1,67 triệu tấn giảm 28,9% so
với năm 2010 (2,35 triệu tấn) (FAO, 2014). Năm 2014, ngành tôm ở Châu Á đã
phục hồi dần, đạt mức tăng trưởng 8% và theo dự báo sẽ còn tăng trưởng trong năm
2015 và 2016. Theo khảo sát của Liên Minh nuôi trồng thủy sản (NTTS) Toàn Cầu
– GAA (2015), sản lượng tôm Châu Á từ năm 2009 đến 2014 và dự báo đến năm
2015 và 2016 được trình bày qua Hình 2.4.

Hình 2.4 Sản lượng tôm Châu Á từ năm 2009-2014 và dự báo đến 2016
(Nguồn: Global Aquaculture Alliance (2015) được trích dẫn bởi Thủy sản Việt Nam, 2015)


Hình 2.4 cho thấy, sản lượng tôm Châu Á giảm 21% trong năm 2013, trong
đó Trung Quốc và Thái Lan là các quốc gia có sản lượng giảm nhiều nhất. Dự báo
năm 2016, Trung Quốc sẽ đạt 1,3 triệu tấn, tương ứng với sản lượng ở năm 2009.
Sản lượng tôm của Thái Lan vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi (dự báo phục hồi 50%
trong năm 2015). Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh lại có tốc độ tăng
trưởng tốt, sản lượng tôm của các quốc gia này tiếp tục tăng, lần lượt 590, 450, 395
và 107 nghìn tấn/năm (GAA, 2015)
b. Các mô hình nuôi
Những cải tiến kỹ thuật nuôi có bước phát triển mới, việc chủ động con
giống thả nuôi, gia tăng lợi nhuận từ mô hình nuôi tôm sú trong ao đất đã dẫn đến
mức độ thâm canh hóa ngày càng cao. Từ giữa thập niên 1980, năng suất nuôi tôm
thâm canh trong ao đạt hơn 10 tấn/ha/vụ (Craig L. Browdy, 1998). Giai đoạn 19801989, mô hình nuôi thâm canh phát triển, sản lượng tôm sú nuôi trong ao đất tăng từ
2% lên 26% trên toàn thế giới (R Rosenberry, 1990), góp phần tăng sản lượng nuôi
năm 2011, nhóm giáp xác tăng lên vị trí thứ 3 trên thế giới, ở mức 5,9 triệu tấn sau
cá (41,6 triệu tấn) và động vật thân mềm 14,4 triệu tấn (FAO, 2011).
7


c. Quản lý môi trường nước nuôi
Chất lượng môi trường nước trong nuôi tôm thâm canh được xem là yếu tố
quan trọng góp phần mang lại thành công trong mô hình nuôi. Việc thay nước nhiều
trong quá trình nuôi tôm được cho là không thân thiện với môi trường và không
mang lại nhiều lợi ích cho tôm nuôi. Việc thay nước có thể dẫn đến việc lây lan
mầm bệnh, các chất dinh dưỡng và chất rắn lơ lững có thể gây nên hiện tượng phú
dưỡng cho nguồn nước cấp, mặt khác tôm cũng có thể thất thoát thông qua nguồn
nước thải ra và có khả năng trở thành nguồn bệnh lây lan, đồng thời ảnh hưởng đến
di truyền của quần đàn tôm tự nhiên (Arlo W. Fast and Piamsak Menasveta, 2000).
Nhiều nơi trên thế giới, người nuôi đã đưa nguồn nước ngọt vào nuôi tôm sú, có
mang lại thành công đáng kể do hạn chế được mầm bệnh từ nguồn nước mặn cấp
vào ao nuôi, nhưng đã tác động tiêu cực đến nguồn nước ngầm do xâm nhập mặn,

và sinh hoạt cho cộng đồng xung quanh. Do đó, từ năm 1995 ở Đài Loan và một vài
nơi ở Thái Lan, đã cấm sử dụng nguồn nước ngọt để nuôi tôm (Phillips M.J, 1995;
John F. Wickins and Daniel O’C. Lee, 2002).
Lượng chất thải trong ao nuôi tôm thải ra môi trường tự nhiên chỉ từ 10-20%,
nhưng có chứa trên 60% tổng chất rắn lắng đọng và hơn 40% chất rắn lơ lửng
(Teichert-Coddington et al., 1999). Điều này cho thấy, việc quản lý chất thải từ nuôi
tôm là rất quan trọng để hạn chế gây ô nhiễm đến khu vực xung quanh.
d. Tình hình dịch bệnh
Dịch bệnh trên tôm nuôi đã tác động rất lớn lên lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Bệnh có mức thiệt hại lớn nhất trong những năm qua là bệnh đốm trắng (White spot
disease in shrimp) (WSSD), đồng thời bệnh hoại tử gan tụy cấp bùng phát từ năm
2009 đã gây thiệt hại nghiêm trọng ở nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc,
Thái Lan, Malaysia và Việt Nam (Lightner et al., 2012; Flegel, 2012, được trích dẫn
bởi Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương (2012)). Bệnh xuất hiện trên
tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn từ 20-30 ngày nuôi sau khi thả giống, tỷ lệ
chết có thể lên đến 100%.
e. Tình hình sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học
Theo Tonguthai (1996), được trích dẫn bởi Sara Graslund and Bengt-Erik
Bengtsson (2001), một lượng lớn thuốc và hóa chất đã được sử dụng trong ngành
nuôi tôm thâm canh ở các nước Đông Nam Á, riêng Thái Lan năm 1995 đã sử dụng
gần 100 triệu USD. Nguyên nhân chính của việc sử dụng thuốc, hóa chất và các sản
phẩm sinh học trong nuôi tôm, do các vấn đề về chất lượng nước và mức rủi ro cao
bởi do dịch bệnh. Các sản phẩm thường được sử dụng trong ao nuôi là phân, vôi,
chất khử trùng, kháng sinh, chất diệt tảo, thuốc diệt cỏ và chế phẩm sinh học được
8


sử dụng nhằm tăng năng suất tôm nuôi (Boyd and Massaut, 1999) được trích dẫn
bởi Sara Graslund and Bengt-Erik Bengtsson (2001).
f. Tình hình chế biến và xuất khẩu

Các sản phẩm từ tôm luôn được bảo quản đông lạnh, khi thu hoạch đến khi
tiêu dùng. Phần lớn các sản phẩm được lột vỏ để làm tôm nguyên liệu cho xuất
khẩu, sau đó được chế biến thành các sản phẩm giá trị gia tăng như: microwavable,
tẩm bột, sushi, shaomei, hargao, xiên que, chả giò (www.fao.org, 2014).
Theo VASEP (2015) trong thời gian qua, thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất
trên thế giới là Mỹ, EU và Nhật Bản, với tổng sản lượng và giá trị nhập khẩu trong
năm 2014 đạt 1,33 triệu tấn và 10,08 tỷ USD (Hình 2.5).
Sản lượng

500

Giá trị

6
5

400

4

300

3

200

2

100


1

0

0
Hoa Kỳ

EU

Giá trị (tỷ USD)

Sản lượng (1.000 tấn)

600

Nhật Bản

Hình 2.5 Ba thị trường nhập khẩu tôm chính trong năm 2014
(Nguồn: VASEP, 2015)

Thị trường Mỹ được xem là thị trường tiêu thụ tôm lớn trên thế giới, từ năm
2010-2014 giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên thị trường luôn có tốc độ tăng
trưởng cao (Hình 2.5). Năm 2012 giá tôm sú đặc biệt giảm mạnh và thấp hơn (chỉ
bằng 50%) so với năm 2010 và 2011. Nguyên nhân sụt giảm giá tôm do ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế và do Ấn Độ đạt sản lượng lớn tôm thẻ chân trắng. Đến
năm 2014 giá tôm sú đạt cao nhất từ trước đến nay, trong khi giá tôm thẻ chân trắng
giảm.

9



Hình 2.6 Diễn biến giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên thị trường Mỹ từ
năm 2010-2014
(Nguồn: Urner Bary, được trích dẫn bởi VASEP, 2015)

2.1.3 Xu hướng chuyển đổi đối tượng tôm nuôi trên thế giới
Các mô hình nuôi tôm trên thế giới phát triển một cách đa dạng với các hình
thức nuôi khác nhau và theo xu hướng từ hình thức quảng canh sang bán thâm canh,
thâm canh và siêu thâm canh (Jory and Cabrera, 2003; Briggis et al., 2005, được
trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). Theo số liệu thống
kê của FAO (2014), sản lượng tôm sú nuôi trong suốt thập niên qua vẫn duy trì ổn
định ở mức cao (Hình 2.7). Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, nhiều khu vực nuôi
tôm sú đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, do tình hình dịch bệnh trên tôm sú
diễn ra trên diện rộng, đồng thời tôm thẻ chân trắng cho năng suất cao làm sản
lượng tăng liên tục và đạt giá trị gần 16,5 tỷ USD, gấp 3 lần so với tôm sú (hơn 4,6
tỷ USD) (Hình 2.7).

Sản lượng (triệu tấn)

3
3

Sản lượng (Sú)

Sản lượng (Thẻ)

Giá trị (Thẻ)

Giá trị (Sú)


2

20
15

10

2
1

5

Giá trị (tỷ USD)

4

1
-

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm

Hình 2.7 Sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng được nuôi trên thế giới
(Nguồn: FAO, 2016)

10


Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm nói chung và tôm sú nói riêng, nhiều
nơi trên thế giới đã áp dụng nhiều mô hình nuôi tôm tiên tiến như thực hành quản lý
nuôi tốt (Good Animal management practices - GAP), thực hành quản lý tốt hơn

(Better Management Practice farming) BMP, thực hành nuôi tốt nhất (Best
Aquaculture Practices Management - BAP), nuôi tôm sinh thái (Naturland) và hiện
tại nuôi theo tiêu chuẩn chứng nhận (Aquaculture Stewardship Council - ASC),
nhằm tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường, có trách nhiệm với cộng đồng xã
hội, đồng thời giảm nguy cơ rủi ro do dịch bệnh.
2.1.4 Xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận vào nuôi tôm
Khi cuộc sống của con người ngày càng phát triển thì nhu cầu thiết yếu cũng
ngày được tăng lên, đặc biệt là nhu cầu thực phẩm tiêu dùng hàng ngày. Đối với sản
phẩm NTTS hiện nay, luôn hướng tới việc tạo ra các sản phẩm sạch, thân thiện với
môi trường. Tiêu chuẩn chứng nhận tôm nuôi được thúc đẩy nhằm kiểm soát thức
ăn, phân bón, hóa chất, an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua thu hoạch, chế biến và
bảo quản sau thu hoạch (Michael A. Rimmer et al. 2013).
 Tiêu chuẩn chứng nhận tôm sinh thái (Naturland)
Tiêu chuẩn chứng nhận nuôi tôm sinh thái được phát triển đầu tiên từ năm
2000 ở Việt Nam, sau đó được mở rộng chứng nhận sang một số nước khác như:
Trung Quốc, Ecuador (Mark Prein et al., 2012a). Ở Việt Nam, nuôi tôm kết hợp với
rừng được công nhận là nuôi tôm sinh thái từ năm 2000, với tổng diện tích gần
6.000ha. Đến năm 2008, sản lượng tôm sú được chứng nhận tôm sinh thái trên toàn
thế giới là 5,3 nghìn tấn và đến năm 2010 là 8,8 nghìn tấn (tăng 40%) (Mark Prein
et al., 2012a).
 Tiêu chuẩn chứng nhận BAP
Tiêu chuẩn chứng nhận BAP (Best aquaculture practices) được phát triển từ
năm 2002 đến nay đã có 28 Cty đạt BAP**** (4 sao), 62 Cty đạt BAP*** (3 sao)
và 103 Cty đạt BAP** (2 sao). Trong đó Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc
và Indonesia là các nước áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận BAP vào sản xuất nhiều
nhất trong số 12 nước đã được chứng nhận (Trương Hoàng Minh et al. 2013).
 Tiêu chuẩn chứng nhận ASC
Tiêu chuẩn chứng nhận ASC (Aquaculture Stewardship Council) được áp
dụng trên tôm nuôi từ tháng 4 năm 2014. Đến nay, trên thế giới đã có 26 trại nuôi
được chứng nhận, trong đó Việt Nam có 11 trại, Belize 8 trại, Ecuador 4 trại,

Indonesia 2 trại và 1 trại ở Hondurus (www.asc-aqua.org, 2015). Việt Nam là quốc
gia chú trọng đến việc áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận cho tôm nuôi nhằm đáp ứng
11


nhu cầu của người tiêu dùng về việc sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện tại tiêu chuẩn chứng nhận ASC trên tôm nuôi được đánh giá là tiềm năng, có
khả năng được chấp nhận rộng rãi ở các thị trường nhập khẩu khó tính như: Mỹ,
EU, Canada.
Bảng 2.1: Các quốc gia đạt tiêu chuẩn chứng nhận ASC trên thế giới
STT
Quốc gia
Số trại nuôi
1
Việt Nam
11
2
Belize
8
3
Ecuador
4
4
Indonesia
2
5
Honduras
1
Tổng
26

(Nguồn: www.asc-aqua.org, 2015)

2.2 Hiện trạng và xu hướng nuôi tôm sú ở Việt Nam
2.2.1 Hiện trạng nuôi tôm sú ở Việt Nam
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Từ lâu
cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Philippines đã trở thành một
trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản hàng đầu trên
thế giới (ABS, 2010). Nghề nuôi tôm sú ở nước ta phát triển mạnh ở các thủy vực
nước lợ, mặn từ Bắc tới Nam, đặc biệt các tỉnh ven biển ĐBSCL là vùng nuôi trọng
điểm của cả nước. Hai loài tôm he chủ yếu đang được nuôi tại Việt Nam là tôm sú
(Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Tôm sú là loài
tôm bản địa, đối tượng nuôi chủ lực của ngành NTTS Việt Nam. Năm 2009, theo
thống kê của tổng cục thủy sản, cả nước có khoảng 586.000 ha diện tích nuôi tôm
sú, đạt sản lượng 280.000 tấn nhưng đến năm 2010 diện tích tăng lên 613.718 ha,
đạt sản lượng hơn 333.174 tấn. Với sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi tôm
nước lợ, đặc biệt là tôm sú đã kéo theo nhu cầu con giống ngày càng tăng. Mặc dù
con giống được tạo ra đã đáp ứng được nhu cầu con giống cho người nuôi nhưng
chất lượng và tỷ lệ sống không ổn định.
Theo VASEP (2009), thị phần của tôm sú đang bị thu hẹp nhường chỗ cho
tôm thẻ chân trắng. Nhằm hướng đến phát triển bền vững nghề nuôi tôm không
ngừng cải tiến kỹ thuật đảm bảo an toàn sinh học, an toàn tiêu dùng và thân thiện
môi trường được ứng dụng rộng rãi. Qua đó giúp quản lý nghề nuôi tốt hơn nhiều
quy trình nuôi được khuyến khích như: thực hành nuôi tốt (GAP), thực hành quản lý
tốt (BMP), nuôi an toàn sinh học, nuôi có trách nhiệm, nuôi kết hợp, nuôi sinh thái.
12


700.000

Tổng cộng


Penaeus monodon

Sản lượng tôm (tấn)

600.000
500.000
400.000
89,8%

70,9%

68,5%

62,7%

300.000

48,9%

42,4%

42%

200.000
100.000
Năm 2009

Năm 2010


Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Hình 2.8: Thống kê sản lượng tôm sú trong tổng sản lượng tôm từ 2009-2015
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, 2015)

2.2.1.1 Các hình thức nuôi tôm sú ở ĐBSCL
Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2009), có rất nhiều mô hình
nuôi tôm biển đang được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam, mỗi mô hình có đặc
tính và đặc thù về vùng sinh thái, kỹ thuật, kinh tế xã hội và tác động đối với môi
trường. Các hình thức nuôi tôm biển cơ bản được phân chia:
- Nuôi quảng canh: Mật độ thả 1 - 5 PL/m2, thức ăn hoàn toàn dựa vào thức
ăn tự nhiên hoặc bổ sung thức ăn không thường xuyên. Mô hình này có ưu điểm là
kỹ thuật đơn giản, đầu tư thấp. Nhược điểm là cần diện tích lớn, hệ thống nuôi hở
nên khó khống chế dịch bệnh, năng suất thấp. Các mô hình nuôi tôm kết hợp trong
rừng ngập mặn hay nuôi tôm - lúa luân canh ở Việt Nam thuộc hình thức nuôi này.
- Nuôi bán thâm canh: là hình thức nuôi vừa dựa vào nguồn thức ăn tự
nhiên, vừa được cho ăn bổ sung. Mật độ thả nuôi 8 - 10 PL/m2 (tiêu chuẩn ngành
của Việt Nam 2000) hay có thể từ 5 - 25 PL/m2 (tiêu chuẩn thế giới, trích bởi Jory
& Cabrera, 2003). Hình thức nuôi này yêu cầu diện tích ao nuôi không quá rộng,
công trình ao nuôi xây dựng khá hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước chủ động, có trang bị
đầy đủ các phương tiện máy móc nên việc quản lý chất lượng nước và mầm bệnh
tốt hơn hình thức nuôi quảng canh.

- Nuôi thâm canh: là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn được cung
cấp, chủ yếu là thức ăn viên có chất lượng cao. Mật độ thả cao 25 – 40 PL/m2 (tiêu
chuẩn ngành của Việt Nam 2002) và 25 - 120 PL/m2 (thế giới) (Jory & Cabrera,
2003). Ưu điểm của mô hình nuôi thâm canh là hệ thống nuôi, hệ thống cấp, thoát
13


và xử lý nước được xây dựng hoàn chỉnh nên kiểm soát tốt chất lượng nước, mầm
bệnh, năng suất cao. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi phải đầu tư cao về kinh phí và
kỹ thuật.
- Nuôi siêu thâm canh: chỉ áp dụng ở một số nước có nghề nuôi phát triển,
mật độ thả nuôi tôm sú rất cao 100 - 150 PL/m2 . Tôm được nuôi trong hệ thống bể
hoàn chỉnh, có khả năng kiểm soát môi trường và cho ăn tự động. Ưu điểm của mô
hình nuôi này là năng suất và sản lượng rất cao (20 - 100 tấn/ha), tự động hóa cao,
hạn chế ảnh hưởng môi trường ngoài do chất thải được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, mô
hình này cần đầu tư rất lớn về vốn và kỹ thuật; tôm nuôi thu hoạch có kích cỡ nhỏ
nên giá bán thấp. Theo Rönnbäck (2001), về mặt lý thuyết năng suất của các hình
thức nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh lần lượt là 0,6 - 1,5 tấn/ha; 2 - 6
tấn/ha và 7 - 15 tấn/ha. Tuy nhiên, năng suất thực thường thấp hơn, bởi nhiều yếu tố
tác động như chất lượng nước, sự thay đổi của khí hậu, thời tiết và đặc biệt là dịch
bệnh.
Bảng 2.2: Một số thông số kỹ thuật ở các hình thức nuôi tôm biển
Thông số

Hình thức nuôi
Quảng canh

Bán thâm canh

Thâm canh


Siêu thâm canh

Mật độ (PL/m2)

1-5

5 – 25

25 – 120

120 - 300

Diện tích ao (ha)

5 - 100

1 – 25

0,1 – 5

0,1 - 1

Nguồn giống

Tự nhiên

Nhân tạo

Nhân tạo


Nhân tạo

Thay nước
(%/ngày)
Quản lý

Thủy triều
<5%
Thấp

Bơm
5 - 12%
Vừa

Bơm
đến 25%
Cao

Bơm
Trên 25%
Rất cao

Thức ăn

Tự nhiên

Viên + Tự nhiên

Sục khí


Không

Không

Viên + Tự
nhiên


Viên + Tự
nhiên


0,05 - 0,5

0,5 – 5

5 – 20

20 - 100

Năng suất (tấn/ha)

(Nguồn: Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009)

Những năm đầu của thập niên 90, mô hình nuôi tôm sú thâm canh phát triển
và trở thành một ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế cả nước. Ở
ĐBSCL, nhiều hình thức nuôi chính của mô hình nuôi tôm thâm canh đã hình
thành, đó là hình thức HND, THT, TT và Cty, mỗi hình thức có qui mô khác nhau
(Lê Xuân Sinh, 2011; Trần Ngọc Hải và ctv, 2015, 2016)


14


2.2.1.2 Diện tích và sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nuôi tôm đã có từ lâu với mô hình nuôi quảng canh vùng ngập
nước ven biển và phát triển nhanh chóng vào đầu thập niên 90. Diện tích nuôi trồng
thủy sản (NTTS) của cả nước tăng liên tục từ năm 2000-2014, đạt từ 641 nghìn ha
năm 2000 đến 1.053,9 nghìn ha năm 2014, trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ-mặn
chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2014, diện tích nuôi tôm nước lợ-mặn chiếm 86,9% so với
diện tích nuôi thủy sản nước lợ-mặn và chiếm 61,2% so với tổng diện tích NTTS.
Trong năm 2014, diện tích nuôi tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước (676 nghìn
ha), trong đó diện tích nuôi tôm sú là 583 nghìn ha và diện tích nuôi tôm thẻ chân
trắng đạt 93 nghìn ha, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2013 (VASEP, 2015).

Diện tích nuôi (1.000ha)

1200
1000
800
600
Tổng DT nuôi TS

400

DT nuôi TS nước lợ, mặn

200

DT nuôi tôm nước lợ, mặn


0
200020012002200320042005200620072008200920102011201220132014
Năm

Hình 2.9. Diện tích tôm nuôi ở Việt Nam từ năm 2000 đến 2014
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015)

Sản lượng nuôi cũng tăng liên tục trong thời gian qua. Năm 2000, sản lượng
nuôi đạt 93,5 nghìn tấn và đến năm 2014 là 632 nghìn tấn, mức tăng bình quân 35,9
tấn/năm (tăng gấp 17,6 lần). ĐBSCL là vùng có diện tích và sản lượng nuôi tôm
nước lợ-mặn lớn nhất cả nước. Năm 2014 sản lượng tôm nuôi của vùng đạt 560
nghìn tấn (chiếm 88,6% cả nước). Kế đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền
Trung đạt 83 nghìn tấn (chiếm 13,1%), Đông Nam Bộ đạt 24.313 tấn (chiếm 3,8%).
Năm 2015, sản lượng chỉ đạt 593.8 nghìn tấn, giảm 6,0% so với năm 2014. Trong
đó, sản lượng nuôi tôm sú đạt 249,2 nghìn tấn, giảm 4,15% so với cùng kỳ năm
trước và sản lượng tôm thẻ chân trắng chỉ đạt 344,6, giảm 13,9% so với năm 2014
(VASEP, 2016).

15


×