Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Đề tài QHBVMT nước mặt làng nghề dệt lụa vạn phúc, hà đông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.04 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO

Quy hoạch bảo vệ môi trường nước mặt làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Hà
Đông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.

Giảng viên
Lớp
Nhóm

: ThS. Nguyễn Thị Linh Giang
: ĐH3QM1
: Nguyễn Thị Phương Anh
Võ Thị Thanh Thư
Phan Thị Hoài Thương

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2016


MỤC LỤC
BẢNG CHÚ GIẢI
KÝ HIỆU
BVMT
QHBVMT
BOD
COD
DO
PH


S

I.

CHÚ THÍCH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
NHU CẦU OXY SINH HỌC
NHU CẦU OXY HÓA HỌC
OXY HÒA TAN
ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA HIĐRÔ
CHẤT RẮN LƠ LỬNG

ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm vừa qua, ở khắp nơi trên cả nước các làng nghề đã phát triển khá

mạnh và đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Việc
phát triển làng nghề là một phần quan trọng của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước trong những năm đầu của thế kỷ 21. Phát triển mạnh những ngành nghề, đẩy
mạnh xuất khẩu các sản phẩm truyền thống có giá trị kinh tế cao, sử dụng được nhiều
lao động là lợi thế của làng nghề địa phương. Đời sống nhân dân ở nhiều vùng nông
thôn trong cả nước đã từng bước được nâng lên.
Hiện nay, việc khôi phục và phát triển làng nghề nông thôn đang có nhiều thuận
lợi, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và tìm đầu ra cho sản phẩm nhưng bên cạnh đó sự
phát triển tự phát, ồ ạt và thiếu quy hoạch nên đã dẫn tới hậu quả là môi trường ngày
càng bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn tại các làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề
Vạn Phúc Hà Đông là một trong những điểm nóng về ô nhiễm môi trường đặc biệt là
môi trường nước.
Làng nghề Vạn Phúc Hà Đông là một làng nghề nằm trên địa bàn thành phố Hà
Nội, dọc theo quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình, và cách trung tâm thành phố Hà Nội

10Km. Với vị trí như vậy, Vạn Phúc có những thuận lợi về giao thông đi lại và giao
lưu kinh tế, văn hóa với các khu vực xung quanh. Vạn Phúc phát triển nhiều ngành
nghề buôn bán khác nhau trong đó chủ yếu phát triển nghề dệt nhuộm. Đây cũng là

2


nghề truyền thống lâu đời gắn liền với cuộc sống mưu sinh của bao nhiêu thế hệ sống
trong làng này. Dệt nhuộm cũng là ngành truyền thống, chiếm một vị trí quan trọng
trong việc phát triển kinh tế - xã hội, sản phẩm ngành dệt nhuộm không chỉ đáp ứng
nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng có chỗ đứng trên thế giới. Tuy nhiên, với thiết
bị lạc hậu, công nghệ không đồng bộ, chắp vá, phần lớn nhập từ Trung Quốc, Đài
Loan hoặc tự chế tạo gia công trong nước, hoạt động sản xuất với qui mô nhỏ nên
người dân chỉ quan tâm đến lợi ích trước mặt không chú ý đến việc xử lí vì vậy mà
nước thải có chứa hóa chất như sút, jave… trong các công đoạn dệt, nhuộm, in hoa
không được xử lý, xả thải trực tiếp ra hệ thống cống, sông, ngòi, sau nhiều năm tích tụ
và không được xử lý triệt để khiến nước đổi màu, bốc mùi.
Nhận thấy tầm quan trọng của lợi ích kinh tế của làng nghề cùng với thực trạng
môi trường ô nhiễm nước báo động ở đây để phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi
trường hướng tới phát triển bền vững nên chúng tôi chọn đề tài: “Quy hoạch bảo vệ
môi trường nước mặt làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Hà Đông đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030”.
II. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1.1 Tổng quan về tình hình quy hoạch trên thế giới và Việt Nam.
Trên thế giới, cuối thập niên 50 của thế kỷ XX, QHMT đã là mối quan tâm của
quốc tế. QHMT đã phát triển rất sớm tại các nước có nền khoa học phát triển như
Pháp, Mỹ, Nga.. và sau đó là các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung
Quốc. Lĩnh vực quy hoạch môi trường cũng đước các tổ chức tài chính lớn như ngân
hàng thế giới (WB) và ngân hàng phát triển châu á (ADB) quan tâm. Vấn đề quy

hoạch môi trường được các nước quan tâm rất sớm và chú trọng trong quá trình xây
dựng và phát triển để hạn chế các tác động đến môi trường, khắc phục và bảo vệ môi
trường. Hiện nay vấn đề về môi trường đang rất là nóng vì nước đang ngày càng cạn
kiệt, đã có rất nhiều quy hoạch môi trường liên quan đến nước mặt như Philipin quy
hoạch tổng thể quản lý chất lượng nước hồ Laguana, quy hoạch cải thiện chất lượng
nước vùng Palawan (Philippin), quy hoạch tổng thể môi trường lưu vực sông Hàn
(Hàn Quốc)…
Ở Việt Nam vấn đề quy hoạch môi trường chỉ mới được quan tầm gần đây. Chiến
lược phát triển kinh tế tại Việt Nam chỉ ra rằng sự phát triển bền vững phải quan tâm
tới các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, nó có nghĩa là phát triển kinh tế xã hội

3


cần phải chú ý tới môi trường, vì vậy quy hoạch môi trường đã được coi trọng trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội và được đề cập ở trong luật môi trường. Ở Việt Nam,
quy hoạch môi trường đã được thực hiện tại cấp khu vực, tỉnh và huyện QHBVMT đã
được đề xuất và nó đã được áp dụng trong QHBVMT của một số vùng lãnh thổ như
tỉnh Lào Cai, khu vực sinh thái điển hình Quảng Bình - Quảng Trị, Hạ Long - Cẩm
Phả - Yên Hưng, thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh…. ở nước ta vấn đề về nước cũng
đang là vấn đề lo ngại, hiện tượng thiếu nước ngày càng tăng, hạn hán diễn ra ở nhiều
nơi không những thế tình trạng ô nhiễm nước mặt ngày càng tăng vì thế đã có rất
nhiều quy hoạch bảo vệ môi trường nước măt để hạn chế ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước,
phòng ngừa ô nhiễm.. như quy hoạch quản lý sử dụng tài nguyên nước và bảo vệ môi
trường nước lưu vực sông Nhuệ- Đáy đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
trong quy hoạch này gồm có phân bộ việc sử dụng nước và đánh giá hiên trạng nước
lưu vực sông từ đó đứa ra các biện pháp để phân bổ và hạn chế ô nhiễm. Ở Vạn Phúc
Hà Đông có rất nhiều đề tài về nước mặt như đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt
làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, thực trạng ô nhiễm và phân tích nguyên nhân ô nhiễm…
Vấn đề nước mặt ở làng nghề vạn phúc đang được quan tâm rất nhiều vì mức độ ô

nhiễm của nước mặt càng ngày càng gia tăng.

1.2 Các khái niệm liên quan.
Theo Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, định nghĩa về quy hoạch bảo vệ
môi trường như sau:
Quy hoạch bảo vệ môi trường: là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát
triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải
pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
Theo thông tư 46/2011/TT-BTNMT Thông tưquy định về bảo vệ môi trường làng
nghề, định nghĩa về làng nghề như sau:
Làng nghề: là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum,
sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động
ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Làng nghề truyền thống: là làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời đã có trên 100
năm với những sản phẩm danh tiếng được giữ gìn và truyền lại qua nhiều thế hệ
cho đến ngày nay.

4


Quy hoạch làng nghề: là khái niệm hay được sử dụng dùng để chỉ các hoạt động
kiểm soát hay tổ chức môi trường làng nghề. Các hoạt động này có thể bao gồm: ban
hành luật, quy định kiểm soát phát triển; đề ra các tiêu chí, lập và phê duyệt quy
hoạch; thực hiện các chương trình đầu tư phát triển làng nghề, bảo tồn làng nghề..
1.3 Văn bản pháp lý liên quan
1.3.1. Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
Điều 8. Nguyên tắc, cấp độ, kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường
1. Quy hoạch bảo vệ môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chiến lược, quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môi trường quốc
gia bảo đảm phát triển bền vững;
b) Bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất; thống nhất giữa các nội
dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường;
c) Bảo đảm nguyên tắc bảo vệ môi trường quy định tại Điều 4 của Luật này.
2. Quy hoạch bảo vệ môi trường gồm 02 cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường
cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
3. Kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm.
Điều 9. Nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường
1. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường, dự báo xu thế diễn biến
môi trường và biến đổi khí hậu;
b) Phân vùng môi trường;
c) Bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng;
d) Quản lý môi trường biển, hải đảo và lưu vực sông;
đ) Quản lý chất thải;
e) Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc môi trường;
g) Các bản đồ quy hoạch thể hiện nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ và e
khoản này;
h) Nguồn lực thực hiện quy hoạch;
i) Tổ chức thực hiện quy hoạch.

5


2. Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được thực hiện phù hợp với
điều kiện cụ thể của địa phương bằng một quy hoạch riêng hoặc lồng ghép vào quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 10. Trách nhiệm lập quy hoạch bảo vệ môi trường
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp

quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức xây dựng nội dung hoặc lập quy hoạch bảo vệ môi
trường trên địa bàn.
Điều 11. Tham vấn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường
1. Tham vấn trong quá trình lập quy hoạch bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh bằng văn bản và tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình
lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện)
bằng văn bản và tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình xây
dựng quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
2. Thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội đồng thẩm định liên ngành và trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo quy hoạch bảo
vệ môi trường cấp tỉnh sau khi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 70. Bảo vệ môi trường làng nghề.
1. Làng nghề phải đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường sau:
a) Có phương án bảo vệ môi trường làng nghề;
b) Có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất
thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
c) Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề
do Chính phủ quy định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

6



a) Xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật;
b) Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, nhiệt,
khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất
thải rắn theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phải đáp
ứng các yêu cầu sau:
a) Tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này;
b) Tuân thủ kế hoạch di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất theo quy định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã có làng nghề được quy định như sau:
a) Lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn;
b) Hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề;
c) Hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác bảo vệ môi
trường làng nghề.
5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện có làng nghề được quy định như sau:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường làng
nghề trên địa bàn;
b) Hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường
làng nghề.
6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có làng nghề được quy định như sau:
a) Quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi
trường;
b) Bố trí ngân sách cho các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề;
c) Chỉ đạo, tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường làng
nghề trên địa bàn;
d) Chỉ đạo xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; khu tập kết, xử lý chất
thải rắn thông thường, chất thải nguy hại cho làng nghề;
đ) Quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề; có kế hoạch di dời

cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

7


1.3.2 Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh
giá môi trường chiến lược,đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường
Điều 3: Lập QHBVMT
1. Quy hoạch bảo vệ môi trường được lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội với kỳ đầu cho giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo hai
(02) cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi
trường cấp tỉnh.
2. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm những nội dung chính sau đây:
a) Diễn biến, mục tiêu quản lý môi trường rừng, bảo tồn đa dạng sinh học;
b) Thực trạng môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông; mục tiêu và các giải pháp
bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, lưu vực sông;
c) Thực trạng phát thải khí và chất lượng môi trường không khí; mục tiêu và giải
pháp quy hoạch đối với các hoạt động phát triển có nguồn phát thải khí lớn;
d) Thực trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; mục tiêu và các giải pháp phòng
ngừa suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, phục hồi các vùng đất đã bị ô nhiễm,
suy thoái;
đ) Thực trạng ô nhiễm môi trường nước; mục tiêu và các giải pháp quản lý nước
thải và bảo vệ môi trường nước;
e) Thực trạng thu gom, xử lý và các mục tiêu, giải pháp quản lý chất thải rắn sinh
hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại;
g) Thực trạng mạng lưới quan trắc và giám sát môi trường; mục tiêu, định hướng
quy hoạch hệ thống quan trắc và giám sát môi trường;
h) Phân vùng môi trường theo các mục tiêu phát triển, bảo vệ, bảo tồn và ứng phó

với biến đổi khí hậu;
i) Các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên và chỉ tiêu môi trường;
k) Các bản đồ, sơ đồ liên quan đến vùng quy hoạch;
l) Nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường; trách nhiệm tổ chức thực
hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường.
3. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được lập dưới hình thức báo cáo riêng
hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với nội dung sau
đây:

8


a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng phải
thể hiện được các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này với yêu cầu chi tiết hơn
gắn với vị trí địa lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của địa
phương lập quy hoạch;
b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh phải thể hiện được các nội dung quy
định tại Khoản 2 Điều này với yêu cầu chi tiết hơn gắn với vị trí địa lý, điều kiện
môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương lập quy hoạch, trong
đó các nội dung về nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường, trách nhiệm
tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường
được lồng ghép vào các nội dung tương ứng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết quy trình xây dựng đề cương,
phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường.
5. Cơ quan chủ trì lập quy hoạch bảo vệ môi trường phải nghiên cứu, tiếp thu ý
kiến của các cơ quan, tổ chức được tham vấn; lập hồ sơ đề nghị thẩm định quy
hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này gửi đến
cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường để

thẩm định.
Điều 4: Thẩm định QHBVMT
a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường
cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng được thực hiện thông qua hội đồng thẩm
định do thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan tổ chức thẩm định quy hoạch bảo
vệ môi trường quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ môi trường thành lập.
Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội
đồng trong trường hợp cần thiết, hai (02) Ủy viên phản biện, một (01) Ủy viên thư
ký và một số Ủy viên, trong đó có đại diện của các cơ quan cùng cấp với cấp độ
quy hoạch từ các ngành: Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Xây dựng;
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Văn hóa, Thể thao và Du
lịch; Kế hoạch và Đầu tư và các ngành khác có liên quan;
b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

9


Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định
đồng thời với việc thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp
tỉnh.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và quy hoạch
bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng quy định như sau:
a) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia gồm văn bản đề nghị thẩm định
quy hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan chủ trì lập quy hoạch và dự thảo quy
hoạch bảo vệ môi trường quốc gia;
b) Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo cáo riêng gồm
văn bản đề nghị thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan chủ trì lập
quy hoạch và dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh dưới hình thức báo
cáo riêng.

3. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét nội dung quy hoạch bảo vệ môi
trường và đưa ra ý kiến thẩm định; các hoạt động của hội đồng thẩm định quy
hoạch bảo vệ môi trường thực hiện, theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
4. Cơ quan thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường được tiến hành các hoạt động
sau đây để hỗ trợ hội đồng thẩm định:
a) Lấy ý kiến phản biện độc lập của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường;
b) Tổ chức các cuộc họp, hội thảo chuyên đề liên quan đến nội dung quy hoạch bảo
vệ môi trường.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản, tài liệu,
hồ sơ đề nghị thẩm định; tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định quy hoạch
bảo vệ môi trường; xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật lập quy hoạch bảo vệ
môi trường.
Điều 5, 6: Phê duyệt QHBVMT cấp quốc gia, cấp tỉnh
1. Cơ quan chủ trì lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia có trách nhiệm hoàn
chỉnh nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia gửi Bộ Tài nguyên và Môi
trường kèm văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến thẩm định, góp ý.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ đề nghị phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi
trường quốcgia, gồm:

10


a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường báo
cáo quá trình lập, thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia;
b) Dự thảo quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đã được chỉnh sửa, hoàn thiện
trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định, góp ý;
c) Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi
trường quốc gia, trong đó phải thể hiện được mục tiêu, định hướng của quy hoạch

bảo vệ môi trường quốc gia, các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ưu tiên,
các chỉ tiêu môi trường, nguồn lực, trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám
sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốcgia.
Điều 7: Công khai thông tin về QHBVMT
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi
trường quốc gia đến các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong
thời gian không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành;
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi
trường cấp tỉnh đến các Sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện
và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian không quá năm (05) ngày làm
việc kể từ ngày ký ban hành.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố quyết định phê duyệt và các nội
dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia trên trang thông tin điện
tử của mình và các hình thức khác trong thời gian không quá ba mươi (30) ngày
làm việc kể từ ngày ký ban hành.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố quyết định phê duyệt và các nội dung
chính của quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên trang thông tin điện tử của
mình và các hình thức khác trong thời gian không quá ba mươi (30) ngày làm việc
kể từ ngày ký ban hành.
1.3.3 Thông tư 46/2011/TT-BTNMT: Thông tư quy định về bảo vệ môi trường
làng nghề.
1.3.4 Quyết định 577/QĐ-TTg Phê duyệt đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng
nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ngày 11/04/2013
Điều 1. Phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường (BVMT) làng nghề đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030:

11


3. Triển khai xây dựng, thực hiện quy hoạch, di đời, chuyển đổi ngành nghề sản

xuất
a) Quy hoạch lại sản xuất
Tùy đặc điểm hình thành và phát triển của các làng nghề, các địa phương xem xét
và lựa chọn phương thức quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
mình, có thể áp dụng một trong ba phương thức sau:
- Quy hoạch tập trung theo khu, cụm công nghiệp làng nghề: Quy hoạch cơ sở
hạ tầng đồng bộ bao gồm hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp điện, nước,
thông tin liên lạc, hệ thống thu gom và xử lý chất thải. Quy hoạch khu sản xuất phù
hợp với đặc thù loại hình làng nghề.Hình thức quy hoạch này thường được áp dụng
đối với các làng nghề có cơ sở thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường cao, không được phép thành lập mới trong khu dân cư.
- Quy hoạch phân tán (quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình): Với loại hình
quy hoạch này cần phải tổ chức bố trí không gian nhằm cải thiện điều kiện sản xuất
và vệ sinh môi trường mà không cần phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, xây
nhà cao tầng... lưu giữ nét cổ truyền, văn hóa của làng nghề để kết hợp với phát
triển du lịch. Quy hoạch này thường được áp dụng đối với các làng nghề có cơ sở
thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thấp, được phép hoạt
động trong khu dân cư.
- Quy hoạch phân tán kết hợp tập trung: Di dời các công đoạn gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng như công đoạn tẩy, nhuộm (làng nghề dệt nhuộm), công đoạn
mạ (làng nghề cơ khí),... vào khu, cụm công nghiệp làng nghề. Quy hoạch này
thường được áp đụng đối với các làng nghề có cơ sở thuộc loại hình sản xuất có
một hoặc một số công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao,
không được phép thành lập mới trong khu dân cư.
1.3.5 Quyết định số 1216/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lược Bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngày 05/09/2012
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 với những nội dung:
c) Nhóm nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu giải quyết cơ bản các vấn đề
môi trường tại các khu công nghiệp, lưu vực sông, làng nghề và vệ sinh môi trường

nông thôn

12


- Lập quy hoạch và thực hiện lộ trình chuyển đổi các làng nghề sang mô hình
khu, cụm công nghiệp làng nghề hợp lý có hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu bảo vệ
môi trường. Đưa công nghệ mới, tiên tiến vào các làng nghề, đặc biệt là công nghệ
thân thiện với môi trường; hình thành các tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý
môi trường trong các làng nghề.
- Thành lập các tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường trong các làng nghề và
ban hành các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường, đóng góp thuế,
phí, tài chính cho việc xử lý, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường.
1.4 Tổng quan về làng nghề Vạn Phúc.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung
tâm Hà Nội khoảng 10km. Là một trong hơn 1.000 làng nghề truyền thống đã và đang
tồn tại ở Việt Nam, song ít có làng nào có truyền thống văn hoá lịch sử đẹp như làng
lụa Vạn Phúc.

13


1.4.1. Tổng quan về làng Vạn Phúc.

• Vị trí địa lý.

Hình 1.1:Bản đồ làng Vạn Phúc.
Làng Vạn Phúc nằm ở phía Tây Bắc thị xã Hà Đông (nay là phường Vạn Phúc),
cách trung tâm thị xã Hà Đông 1 km và cách trung tâm Hà Nội 10km, là một dải đất
hình thoi:

Phía Tây giáp xã Văn Khê
Phía Đông giáp với Sông Nhuệ và xã Văn Yên
Phía Nam giáp với hai phường Quang Trung và Yết Kiêu
Phía Bắc giáp với làng Ngọc Trụ và Đại mỗ huyện Từ Liêm- Hà Nội
Xã Vạn Phúc nằm trên trục đường 430 nối thị xã Hà Đông với tuyến đường Láng
Hòa Lạc (đoạn đầu quốc lộ Bắc Nam 1B) và đường 32.
Với những thuận lợi về địa lý và giao thông đó, Vạn Phúc sẽ có điều kiện phát
triển kinh tế thực sự mạnh mẽ trong thời gian tới.

• Diện tích, dân số:
Phường có diện tích 1,43 km 2, dân số năm 2013 là 8.951 người, mật độ dân số
đạt 6.259 người/km2 cao hơn trung bình của toàn quận Hà Đông là 5.885 người/km2.

14


• Mối liên hệ
Xã Vạn Phúc có mối liên hệ với sông Nhuệ cho nên có thuận lợi về giao thông
đường thủy.
Đặc biệt nơi đây gần đường 430 là con đường lớn thông với đường Nguyễn Trãi
đi qua trung tâm thành phố Hà Nội cho nên rất thuận tiện cho giao thông buôn bán và
các hoạt động dịch vụ khác.

• Địa hình
Địa hình xã Vạn Phúc đồng nhất được ngăn cách bới con sông Nhuệ và tuyến
đường 430.
Có độ cao đồng đều và tương đối bằng phẳng (Vạn Phúc có địa hình tương đối
bằng phẳng có độ cao từ 5,0 -> 6,0 m ; là khu vực đất trũng, thấp hơn các vùng xung
quanh từ 1-1,5; có hướng dốc dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam với độ dốc
0,2 -> 0,3 %), cho nên rất thuận tiện cho việc phát triển các công trình nhà ở và công

trình xây dựng khác.

• Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu Hà Nội, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa:
nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 23,6 0C. Độ ẩm trung bình cao 82%-88%,
lượng mưa trung bình năm là 1707mm.
Những nơi cạnh sông Nhuệ do ảnh hưởng của hơi nước nên có độ ẩm cao hơn
các nơi khác vì vậy mà việc bảo quản vải không cẩn thận sẽ rất dễ bị ẩm mốc làm cho
chất lượng vải kém đi.

• Cảnh quan
Làng Vạn Phúc được thiên nhiên ưu đãi có con sông Nhuệ hiền hòa thơ mộng và
đặc biệt còn giữ được những công trình cổ kính có văn hóa và lịch sử cao như đình,
chùa, cổng làng,...Điều này giúp cho Vạn Phúc không những có điều kiện phát triển
văn hóa một cách rực rỡ còn có một số giá trị về thương mại dịch vụ lớn nhất là trong
việc thu hút khách du lịch.
1.4.2. Hiện trạng sử dụng đất.
Đường 430 đi qua trung tâm phường Vạn Phúc và chia phường làm 2 phần:
Phần phía Đông Nam chủ yếu là làng Vạn Phúc cũ và một phần là ruộng canh tác
ở phía Bắc làng.

15


Phần phía Tây Bắc là khu vực ruộng canh tác của phường, khu vực này có một số
công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn, và ba khu nghĩa trang: Nghĩa trang Vạn Phúc,
nghĩa trang quận Hà Đông và nghĩa trang liệt sĩ phường Vạn Phúc.
Vạn Phúc xưa bao gồm năm xóm nhỏ: xóm Ngoài, xóm Trong, xóm Giuwxa,
xóm Lê, xóm Quán. Ngày nay đổi thành Đoàn Kết, Quyết Tiến, Bạch Đằng, Hồng
Phong, Hạnh Phúc, Chiến Thắng và Độc Lập.

Toàn phường có diện tích tự nhiên là: 143,9744 ha, trong đó:
Đất nông nghiệp: 62,1259 ha ( chiếm 43,1%)
Đất chuyên dụng: 46,3029 ha ( chiếm 32,2%)
Đất ở: 30,8835 ha ( chiếm 21,5%)
Đất chưa sử dụng: 4,6620 ha ( chiếm 3,2%)
Nhận xét:
Với cơ cấu sử dụng đất trên ta thấy:
+ Diện tích đất nông nghiệp quá lớn
+ Diện tích đất ở chiếm 21,5% đây là một tỷ lệ rất nhỏ nếu đem ra so sánh với
tiêu chuẩn (vào khỏang 35-45%)
+ Mật độ dân số vào khoảng 6200-6300 người/km2 là một tỷ lệ hợp lý nếu đem ra
so sánh với các đô thị ở Việt Nam.
1.4.3.Tình hình phát triển kinh tế làng nghề Vạn Phúc

• Tổng thể các ngành kinh tế.

Bảng 1.1: Cơ cấu ngành nghề phường Vạn Phúc
Ngành nghề

Số hộ

Doanh thu
(triệu/
năm)

Tỷ trọng
(%)

Doanh thu
trung bình

(triệu/hộ.Năm)

Sản xuất nông nghiệp
Dệt lụa
Kết hợp dệt và nông nghiệp
Dịch vụ và các nghề khác
Tổng cộng

415
650
300
1395
2560

3515
21500
72,35
49650
81930

4,33
26,24
8,83
60,60
100

8.542169
33.07692
24.11667
35.5914

32.00391

.
Hiện nay sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (4,33%) cho kinh tế phường
vạn phúc và đang có xu thế giảm dần vì thu hẹp đất canh tác.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp rất cao (74,1%), nghề dệt lụa thủ công và dịch vụ
hiện nay đang rất phát triển, tạo ra nguồn thu nhập chính cho cư dân trong phường.

16


Hoạt động thương mai tự do kể từ khi chuyển sang dệt bằng máy, số lao động
chân tay giảm, thay vào đó họ chuyển sang hoạt dộng dịch vụ vì mỗi năm ở đây thu
hút khoảng 7000 đến 8000 lượt khách nước ngoài và khoảng 20000 khách trong nước
tới đây thăm quan và mua hàng.
Làng vạn phúc nằm trong tour du lịch của công ty du lịch hà nội.
Thu nhập bình quân trong phường Vạn Phúc vào khoảng: 700.000
đồng/người/tháng, có thể nói đây là mức thu nhập tương đối cao so với cả nước.

• Thực trạng ngành lụa Vạn Phúc.
Hiện nay ngành lụa có rất nhiều đổi mới trong công tác sản xuất cũng như trong
khâu tổ chức buôn bán, thương mại và dịch vụ cụ thể:

- Đã xây dựng được hiệp hội làng nghề nhằm mục đích bảo vệ và phát triển sản xuất
- Từ sản xuất đã chuyển đổi các công đoạn thủ công sang dùng máy để giảm vất vả cho
người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn những công đoạn còn phải làm tay vất vả như:
cuộn len ống, mắc ra trục dọc… và hầu như khá tốn kém (một máy dệt vào khoảng

-


20.000.000 đồng).
Song song với các công đoạn dệt thì công đoạn nhuộm là không thể thiếu nhưng hiện
nay công đoạn này vẫn là công đoạn thủ công rất vất vả và gây ô nhiễm.
1.4.4. Tình hình hoạt động sản xuất của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc.

• Sản phẩm làng nghề.
Trải qua hàng nhiều thế kỷ, thương hiệu lụa Hà Đông ngày càng được phát tiển
không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước. ngày nay
trước sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường, nghề dệt lụa của Vạn Phúc ngày
càng có điều kiện phát triển. Hiện nay, sản lượng lụa năm 2016 là 2,5 triệu mét lụa
các loại. Với những mặt hàng tơ tằm như: vân, sa, quế, lụa sa tanh, hoa các loại đủ
màu sắc, mẫu mã phong phú được tiêu thụ rộng rãi trong cả nước. Xét chung về làng
nghề có hai loại sản phẩm chính là lụa và sa tanh. Giá thành sản phẩm lụa dao động từ
50.000 đồng – 80.000 đồng/ mét; giá sản phẩm sa tanh từ 70.000-100.000 đồng/ mét
tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm.

• Tình hình công nghệ sản xuất và môi trường lao động.
Trước đây, Vạn Phúc chỉ dệt bằng khung dệt thủ công với chưa đầy 100 khung
dệt, nay đã tăng lên trên 1000 khung dệt và đã được cơ giới hóa 100%. Những xưởng
dệt nhuộm xen kẽ trong khu dân cư có quy mô vừa và nhỏ (trung bình khoảng 5-6 máy

17


dệt/ hộ gia đình), hoạt động mang tính chất kinh tế hộ gia đình nên không chú trọng
đến vấn đề môi trường, ảnh hưởng của tiếng ồn trực tiếp đối với người lao động và các
thành viên trong gia đình cũng như các nhà xung quanh. Không gian sản xuất của các
hộ gia đình trong làng nghề là nhỏ so với yêu cầu sản xuất và sinh hoạt. Hầu hết các
hộ gia đình đều tận dụng đất thổ cư của mình để xây dựng nhà xưởng. Nhà xưởng
được xây dựng tạm bợ, không có khu xử lý nước thải sản xuất riêng. Toàn bộ nước

thải sản xuất được đổ trực tiếp ra cùng nước thải sinh hoạt.
Đầu tư vốn cố định cho nhà xưởng, máy móc và thiết bị trung bình khoảng 80100 triệu đồng/ hộ gia đình. Giá thành máy dệt cũng có sự giao động khá lớn từ 7 triệu
– 20 triệu đồng, sản lượng các máy dệt cũng khác nhau. Máy dệt Việt Nam cho sản
lượng khoảng 30m lụa/ tháng. Máy Hàn quốc cho sản lượng 40m lụa/ tháng. Khi đầu
tư vào các máy dệt người dân chỉ căn cứ vào độ bền và sản lượng, chất lượng vải chứ
không chú ý đến lượng thải mà các máy dệt thải ra. Hiện nay, khâu nhuộm vãi vẫn còn
thủ công hoàn toàn khi phải dùng bếp lò than công suất rất nhỏ.
Đối với các nhà máy thì công nghệ sử dụng hiện đại hơn và trong quá trình đầu
tư xây dựng cũng đã chú ý đến công tác vệ sinh môi trường như bước đầu đã có một số
biện pháp làm giảm mức độ ô nhiễm của nước thải đầu nguồn trước khi thải ra hệ
thống thoát nước chung của thành phố, kết hợp lựa chọn sử dụng các loại hóa chất
thuốc nhuộm không nguy hại đến môi trường, nâng cao chất lượng dầu đốt.. Tuy
nhiên, các biện pháp này vẫn còn sơ sài, mức độ ô nhiễm của nước thải vẫn còn cao.

• Tình hình nguyên, vật liệu đầu vào.
Nguyên liệu chủ yếu là tơ sợi theo từng chủng loại vải định dệt. cụ thể, để dệt vải
thô người ta sử dụng sợi tổng hợp Polyeste và sợi pha PE/Co, dệt khăn mặt dùng sợi
bông cotton, dệt gạc sử dụng sợi pha PE/Co có thành phần cotton cao hơn.
Năm 2016 sản lượng sản xuất của địa phương đạt 2,5 triệu mét lụa các loại.
Trong đó 1,5 triệu mét phải qua công nghệ tẩy nhuộm. Để có được 1m lụa cần qua hai
giai đoạn là nấu tẩy và tẩy nhuộm. Trung bình 1m lụa phải dùng từ 8-10 lít nước. Số lít
nước dùng cho việc tẩy nhuộm có thể sẽ lớn hơn vì còn tùy thuộc vào việc nhuộm đậm
hay nhạt.
Quá trình dệt, nhuộm, in hoa có sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm như sút, javen,
H2O, CH3COOH, H2S, thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm lưu huỳnh (đá, Na 2S), thuốc
nhuộm trực tiếp…và rất nhiều trong các công đoạn sản xuất. Một tác nhân nữa góp

18



phần gây ô nhiễm môi trường là thành phần trong tơ tằm, bởi qua khâu tẩy, thải ra
25% tạp chất.
1.5. Các phương pháp nghiên cứu.
1.5.1. Đánh giá nhanh môi trường:
- Đánh giá nhanh môi trường là phương pháp thu thập thông tin về hiện trạng môi
trường dựa trên cơ sở quan sát, phỏng vấn, tính toán định tính trung bình trong trường
hợp cần thiết.
- Đánh giá nhanh môi trường giúp cho việc khám phá và chuẩn đoán các vấn đề
môi trường trong khu vực nghiên cứu, bổ trợ cho việc thiết kế giám định và thực hiện
đánh giá dự án.
- Đánh giá nhanh hỗ trợ quá trình chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ cho việc soạn thảo
các quy định và chính sách, giúp cho việc đối phó với các thảm họa, thiên tai, đánh giá
mức độ ô nhiễm môi trường do các nguồn phát thải.
Để thực hiện phương pháp này chúng tôi đã thực hiện một số kỹ thuật đánh giá
nhanh sau đây:
+ Tổng kết số liệu thứ cấp: là phương pháp tổng kết từ các số liệu thu được nhờ
tham khảo tài liệu đã được nghiên cứu của các tác giả khác. Đó là các tài liệu dự án,
tập chí khoa học, báo cáo của ban lãnh đạo địa phương. Một số tài liệu quan trọng đã
thu thập là của: ủy ban nhân dân phường vạn phúc hà đông, thư viện khoa môi trườngtrường đại học tài nguyên và môi trường hà nội.
+ Quan sát thực địa: là phương pháp kiểm tra, quan sát trên địa bàn nghiên cứu.
đây là phương pháp phổ biến đơn giản, nhằm đánh giá sơ bộ hiện trạng môi trường và
kiểm chứng lại số liệu đã thu thập được.
1.5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu.
Là phương pháp tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được và tổng hợp các mối
quan hệ của chúng từ đó đưa ra các nhận xét kết luận phục vụ cho mục đích nghiên
cứu.

19



III. CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT LÀNG
NGHỀ VẠN PHÚC, HÀ ĐÔNG
2.1 .Công nghệ sản xuất và các vấn đề môi trường liên quan.
Tại Vạn Phúc công nghệ sản xuất cũng được cải thiện và nâng cấp để tăng năng suất
cũng như chất lượng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng, do đó sản
phẩm dệt ra phải qua tẩy nhuộm màu với nhiều loại hóa chất hơn. Điều này đồng
nghĩa với việc lượng hóa chất thải ra môi trường cũng ngày càng nhiều hơn nếu như
không có các biện pháp nhằm xử lý chất thải.

20


Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ dòng thải quá trình dệt nhuộm tại làng nghề Vạn Phúc.
Nguyên liệu đầu vào

Quá trình sản xuất

Chập tơ, xe tơ,
đảo tơ

Dòng thải

Tơ vụn, tiếng ồn

Nước, hóa chất, nguyên
liệu

Chuội tơ

Nước thải, khí đốt than,

hơi hóa chất

Nước, hóa chất, than

Giặt

Xỉ than, nước thải

Nước, hóa chất, than

Nhuộm tơ

Nước thải, xỉ than,khí đốt
than

Nước

Dịch hồ (keo)

Giặt

Mắc sợi, đánh ống,
hồ sợi dọc

Dệt lụa

Nước thải, hơi hóa chất

Nước thải, tơ vụn


Tơ vụn, tiếng ồn

Lụa sản phẩm

Nguồn: báo cáo ĐTM dự án cụm công nghiệp làng nghề vạn phúc

21


Bảng 2.1: xác định các chất gây ô nhiễm và đặc tính dòng thải.
Stt
Công đoạn
Các chất gây ô nhiễm
Đặc tính dòng thải
1
Hồ tơ
Hồ tinh bột biến tính(gạo, COD, BOD5 cao
bột sắn…)keo PVA , chất
sáp, chất chống mốc, chất
làm mềm
2
Chuội tơ
Xà phòng trung tính
Ph, COD, BOD5,SS,TS cao
Na2CO3, NaOH,
CH3COOH, Na2SiO3, chất
keo
3
Tẩy trắng
H2O2, NaOCl

Ph, COD cao
4
Giặt sau quá trình
Xà phòng , Na2CO3,,
Ph, COD, BOD5, SS, TS
tẩy chuội
H2O2, H2S và các chất
khác bám vào trong quá
trình chuội
5

Nhuộm

6

Giặt sau nhuộm

Các loại thuốc nhuộm và
các hóa chất trợ, thuốc
nhuộm axit trực tiếp
Na2CO3, CH3COOH,
NaCl
Thuốc nhuộm và hóa chất
còn dư sau quá trình
nhuộm

Ph, COD, BOD5, SS, TS,
độ mầu cao

Lượng nước thải lớn, độ

mầu và độ đục cao

Trong hầu hết các công đoạn của quá trình dệt nhuộm. Trong dó nước thải là vấn
đề nghiêm trọng nhất. Nước thải có chứa hóa chất sử dụng để tẩy trắng, nhuộm như
Javen, xút, CH3COOH và các tạp chất có chứa trong tơ tằm… phần lớn các chất này
đều có những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người.
Ngoài ra trong quá trình giặt nhuộm người dân vẫn sử dụng phương pháp thủ công
sử dụng nguyên liệu chính là than với hiệu suất không cao do đó lượng khí than và xỉ than
thải ra khá lớn. Tiếng ồn từ các máy móc thiết bị cũng là một vấn đề nan giải.
Tại các hộ làm công đoạn giặt nhuộm, môi trường không khí trong phạm vi làm
việc luôn bị ảnh hưởng bởi hơi hoá chất hay khí thải do việc dùng than để đốt gây ảnh
hưởng trực tiếp đến người sản xuất. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm ở đây mới chỉ xảy ra ở
mức độ cục bộ.

22


Một vấn đề dễ nhận thấy khi bước vào làng nghề đó là tiếng ồn rất lớn, nhất là
trong công đoạn guồng sợi và dệt. Với những người sống và làm việc ở đây thì điều
này đã trở nên quen thuộc, nhưng với những người mới đến hay những du khách thì
tiếng ồn này rất khó chịu .
Nước thải không qua xử lý được thải ra cùng với nước thải sinh hoạt qua các cống
gây mùi hôi thối chảy ra sông gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đây là vấn đề ô
nhiễm nghiêm trọng nhất của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc.
2.2. Hiện trạng môi trường nước mặt làng nghề dệt lụa Vạn Phúc
2.2.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước mặt.
Làng lụa Vạn Phúc có 9.420 nhân khẩu, trong đó có gần 3.000 người tham gia
nghề dệt và 35 cơ sở chuyên tẩy, nhuộm. Trong quá trình sản xuất có sử dụng hóa chất,
thuốc nhuộm để tẩy, in. Nước thải dịch nhuộm sau các công đoạn sản xuất không qua
xử lý đổ thẳng ra cống rãnh và xả xuống sông Nhuệ gây ô nhiễm nghiêm trọng tầng

nước mặt. Tại Vạn Phúc, toàn bộ lượng nước thải sau tẩy, nhuộm chưa qua xử lý của
các hộ làm nghề và Công ty Len hòa với nước thải sinh hoạt chảy chung vào mương
dẫn qua cầu cánh Tiên đổ vào ao Độc Lập rồi xả trực tiếp xuống sông Nhuệ. Vào mùa
hè, mùi hôi thối, hắc của nước thải bốc lên nồng nặc từ các mương dẫn ảnh hưởng rất
lớn đến vệ sinh môi trường và sức khỏe người dân xung quanh. Hàm lượng ô xy hóa
học COD trong các công đoạn tẩy nhuộm vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3-8 lần; độ
màu đo được 750 Pt-Co, vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Các chỉ tiêu của nước thải cao
chưa được xử lý thải trực tiếp ra hệ thống ao, sông. Bên cạnh những cơ sở xản xuất lụa
trong làng Vạn Phúc thì hai đơn vị khác là Công ty Cổ phần Len Hà Đông và Nhà máy
Dệt Hà Đông cũng đang ngày ngày tham gia vào quá trình hủy hoại môi trường nơi
đây. Toàn bộ số nước thải của hai đơn vị này cũng không qua xử lý trực tiếp đổ vào
kênh thoát nước của làng Vạn Phúc và dẫn thẳng ra sông Nhuệ.
Sự ô nhiễm trầm trọng đang bao trùm toàn bộ hệ thống kênh, mượng tại đây. Chỉ
trong vài giờ đồng hồ buổi sáng, con mương dẫn chủ lực của Vạn Phúc liên tục đổi
màu hết xanh, đỏ rồi lại chuyển qua những màu tím tái kinh sợ. 100% mẫu nước thải
đều có thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt làng Vạn Phúc có dấu hiệu ô
nhiễm nghiêm trọng. Vạn Phúc có khoảng 100 gia đình chuyên nhuộm lụa. Ông Đỗ
Văn Minh, chủ một xưởng nhuộm khá khang trang ở đây cho biết: “Để nhuộm 40m 2

23


lụa cần dùng 3 kg thuốc nhuộm và sẽ thải ra 20 lít nước thải có chứa nhiều loại chất
độc như BOD, COD”.
Trong khi ở làng lụa Vạn Phúc, hầu hết các xưởng nhuộm đều chưa có hệ thống
xử lý nước thải mà thứ nước thải này đổ trực tiếp ra kênh và chảy ra sông Nhuệ khiến
nước sông khu vực này ngả màu đen đặc. Các loài sinh vật như cây cỏ hay tôm cá
trong sống đều khó có cơ hội tồn tại lâu dài bởi tầng nước mặt nằm trong tình trạng ô
nhiễm báo động. Vào những ngày trời mưa, trên mặt sông lềnh bềnh những rác thải.
Dùng hóa chất thay thế thuốc nhuộm từ thiên nhiên là một trong những nguyên nhân

gây hủy hoại môi trường. Theo số liệu Hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc đưa ra thì mỗi năm
các cơ sở của địa phương này sản xuất khoảng trên 2 triệu m khối lụa, với số lượng
hàng trăm ngàn kilogam lụa. Tính ra, để tẩy và làm màu cho toàn bộ số lụa này thì
phải dùng tới hàng trăm kilogam hóa chất. Và cứ mỗi kilogam lụa thành phẩm phải
mất tới 30 lít nước tẩy rửa, số hóa chất được đưa vào phục vụ cho quá trình nhuộm tạo
màu cho lụa luôn chiếm một tỷ lệ cao, cứ 10 kg lụa phải mất tới 300g hóa chất
nhuộm... hoặc đổ trực tiếp xuống mương, rãnh mà không qua xử lý. Ở đây tất cả các
nước thải đều đổ ra sống Nhuệ.
Mỗi năm sản lượng sản xuất của địa phương đạt 2,5 triệu mét lụa các loại. Trong
đó 1,5 triệu mét phải qua công nghệ tẩy nhuộm. Để có được 1m lụa cần qua hai giai
đoạn là nấu tẩy và tấy nhuộm. Trung bình 1m lụa phải dùng từ 8-10 lít nước. Số lít
nước dùng cho việc tẩy có thể sẽ lớn hơn vì còn tùy thuộc vào việc nhuộm đậm hay
nhạt.
Mặc dù nhuộm, tẩy là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làng nghề,
song khâu nhuộm vải vẫn còn thủ công hoàn toàn khi phải dùng bếp lò than công suất
nhỏ. Người dân sử dụng thuốc nhuộm có nguồn gốc từ Trung Quốc, được bán tràn
ngập trên thị trường. Những loại hóa chất hay dùng trong sản xuất: Na2CO3, H2O,
CH3COOH, H2S, thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm lưu huỳnh, thuốc nhuộm trực tiếp.
Một tác nhân nữa góp phần gây ô nhiễm môi trường là thành phần trong tơ tằm,
bởi qua khâu tẩy thải ra 25% tạp chất. 1m lụa có trọng lượng 80g sẽ thải ra ngoài nước
20g tạp chất. Đặc biệt môi trường làng nghề còn bị ô nhiễm bởi nước tẩy nhuộm hàng
nghìn mét vải lụa mỗi ngày được thoát ra trong các cụm dân cư mà không qua xử lý
chạy thẳng ra hệ thống cống rãnh trong khắp làng nghề.

24


Lượng nước thải dùng cho các khâu dệt lụa, tẩy, nhuộm ở Vạn Phúc khá lớn.
Trung bình một hộ làm nghề dệt 2,84m3/ngày ch sản xuất, bao gồm nước thải dịch
chuội 0,18m3, nước thải nhuộm 0,22m3, nước thải giặt một lần 0,4m3 và các nước

thải khác 2,04m3.
Bảng 2.2: Chất lượng nước thải do các hộ dệt nhuộm thải ra.
Các chỉ tiêu
Vạn Phúc
QCVN13MT:2015

pH
9,15
5,5-9

Rắn lơ lửng
123
100

DO
1,19
-

COD
11421
200

BOD
5680
50

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Đông.
Hàm lượng BOD và CO trong nước thải do làng nghề Vạn Phúc thải ra cao gấp
hàng trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép. Lượng nước thải sau sản xuất cùng nước
thải sinh hoạt chưa qua xử lí chảy hòa chung vào mương thoát nước rồi chảy ra sông

Nhuệ gây ô nhiễm lớn. Tổng lượng nước sau sản xuất và nước thải sinh hoạt ở Vạn
Phúc từ 235,3-285,3m3/ngày. Nước thải sau sản xuất chứa nhiều hóa chất chưa qua xử
lí của các làng nghề dệt, nhuộm chảy trực tiếp ra các thủy vực đang gây ô nhiễm tầng
nước mặt. Đặc biệt sự ô nhiễm đã đến mức báo động tại sông Nhuệ và sông Đáy.
Tại cống nước thải chung của làng , COD lên tới 1080 mg/ l , vựơt tiêu chuẩn tới
18 lần , BOD5 lên tới 720 mg/ l , vượt tiêu chuẩn 24 lần . Hàm lượng chất rắn lơ lửng
trong nước thải khá cao, tại hộ ông Hoà , nước thải có hàm lượng chất rắn lên tới
120mg/ l , vượt tiêu chuẩn cho phép tới 1. 5 lần .
Tại cống thải chung của làng, hàm lượng chất rắn lơ lửng lên tới 182 mg/l, vượt
tiêu chuẩn cho phép 2, 3 lần.

25


×