Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đánh giá hiệu quả tài chính và kỹ thuật của các hình thức sản xuất và đề xuất giải pháp nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.55 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

PHẠM CÔNG KỈNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ KỸ THUẬT
CỦA CÁC HÌNH THỨC SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon)
THÂM CANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cần Thơ, 2016


Công trình được hoàn thành tại: Khoa Thủy sản
Trường Đại học Cần Thơ

Người hướng dẫn chính: PGS.TS Trần Ngọc Hải
Người hướng dẫn phụ: PGS.TS Trương hoàng Minh

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường
Họp tại: …………………………………………………………
Vào lúc ……... giờ …….. ngày …….. tháng …….. năm 2016
Phản biện 1:…………………………………………………….
Phản biện 2:…………………………………………………….
Phản biện 3: …………………………………………………….

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.


Thư viện Quốc gia Việt Nam.
rung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Phạm công kỉnh, Trương Hoàng Minh, Trần ngọc Hải, 2015. Phương
thức tổ chức và hiệu quả sản xuất của các hình thức nuôi tôm sú thâm canh
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Số tạp chí 40 (2015), trang:67-74. NXB Đại
học Cần Thơ.
2. Phạm công kỉnh, Trần Ngọc Hải, Trương Hoàng Minh, 2014. So
sánh khía cạnh kỹ thuật và tài chính giữa các hình thức sản xuất tôm sú
(Penaeus monodon) thâm canh ở Bến tre. Số tạp chí ISSN 1859-4581 (2014)
Trang: 65-72. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- kỳ 2 tháng 8/2014.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong 5 quốc gia có sản lượng tôm nuôi lớn nhất trên thế
giới, với tổng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong năm 2015 là 593.800
tấn; trong đó tôm sú 249.200 tấn (41,97%), tôm thẻ chân trắng 344.600 tấn
(58,03%). Diện tích nuôi tôm sú của cả nước trong năm 2015 là 577.843 ha
(VASEP, 2016).
ĐBSCL là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển NTTS của cả
nước, trong đó mô hình nuôi tôm thâm canh vùng nước lợ - mặn phát triển mạnh
ở một số địa phương như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang và
Trà Vinh (Tổng cục Thủy sản, 2014).
Trong nuôi tôm hiện nay, có các hình thức tổ chức khác nhau, gồm (i) Hình
thức tổ chức nuôi nông hộ đơn lẻ với qui mô nuôi nhỏ (HND), (ii) hình thức hợp tác
xã hay tổ hợp tác (THT), (iii) hình thức trang trại (TT) tư nhân và (iv) hình thức

trang trại của doanh nghiệp (Cty). Mỗi hình thức có qui mô, phương thức hoạt
động và ý nghĩa riêng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào đánh giá sâu
các hoạt động, đặc biệt là liên kết trong sản xuất và quản lý của các mô hình, cũng
như so sánh hiệu quả sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất này. Từ thực tế đó
nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả tài chính và kỹ thuật của các hình thức sản xuất
và đề xuất giải pháp nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở ĐBSCL” đã
được thực hiện.
1.2 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá được các hoạt động liên kết
sản xuất và quản lý của các hình thức tổ chức sản xuất trong nuôi tôm sú, cũng như
so sánh, đánh giá được hiệu quả kỹ thuật và tài chính của các hình thức tổ chức sản
xuất này làm cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý, phát triển nuôi tôm sú, góp
phần vào phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú thâm canh ở ĐBSCL.
1.3 Mục tiêu cụ thể
i. Phân tích được hiện trạng nghề nuôi tôm sú thương phẩm thâm canh ở các
tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang;

1


ii. Phân tích và đánh giá được các hoạt động liên kết trong sản xuất cũng như
hiệu quả kỹ thuật, tài chính của các hình thức tổ chức nuôi tôm sú thâm canh
ở các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang;
iii. Xây dựng, theo dõi và đánh giá được hiệu quả các mô hình nuôi thực
nghiệm tôm sú theo các hình thức khác nhau (TT, HND, THT, Cty);
iv. Phân tích được điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và đề xuất
được một số giải pháp hợp lý để phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
cũng như nghề nuôi tôm sú thâm canh ở ĐBSCL.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Các kết quả, kết luận và giải pháp đề xuất sẽ góp phần làm cơ sở cho vận

dụng vào thực tế sản xuất đối với người nuôi, quản lý và phát triển nghề nuôi tôm
sú. Các kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để tham khảo hữu ích cho nghiên cứu,
giảng dạy và học tập.
1.5 Những điểm mới của luận án
(i)

Đánh giá được hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh ở 3 tỉnh Bến Tre,
Sóc trăng và Kiên Giang.

(ii) Công trình nghiên cứu này, lần đầu tiên phân tích và đánh giá sâu được
hiện trạng liên kết dọc và liên kết ngang trong hoạt động sản xuất của các
hình thức tổ chức sản xuất nuôi tôm sú thâm canh (Hộ nông dân - HND,
Tổ hợp tác - THT, Trang trại - TT và Công ty - CTy). Qua đó, cho thấy
liên kết sản xuất và quản lý là rất quan trọng và mỗi hình thức tổ chức sản
xuất có mức độ liên kết khác nhau trong các hoạt động.
(iii) Thông qua khảo sát thực tế và thực hiện các mô hình thực nghiệm. nghiên
cứu này lần đầu tiên so sánh, đánh giá được đặc điểm quản lý, đặc điểm
kỹ thuật và hiệu quả sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất (Hộ nông
dân - HND, Tổ hợp tác - THT, Trang trại - TT và Công ty - CTy). Qua đó
đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của
các hình thức tổ chức sản xuất trong nuôi tôm sú thâm canh ở ĐBSCL.
Từ đó đề ra giải pháp cụ thể cho phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
nuôi tôm sú thâm canh nói riêng và của nghề nuôi tôm sú nói chung.

2


CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu này đã được thực hiện từ tháng 06/2010 đến tháng 05/2016

tại 3 tỉnh Bến Tre, Kiên Giang và Sóc Trăng.
3.2 Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu
3.2.1 Phương pháp điều tra hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh
3.2.1.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra
Nghiên cứu khảo sát các tác nhân trong chuỗi ngành hàng tôm sú đã được
thực hiện năm 2011-2012 tại các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang thông
qua việc phỏng vấn trực tiếp 91 cơ sở nuôi. Các tỉnh được chọn để khảo sát có
diện tích nuôi tôm công nghiệp tương đối lớn và vùng địa lý đại diện được khu
vực các tỉnh ĐBSCL theo đặc tính vùng biển phía Tây và phía Đông.
Các thông tin thu thập của từng chủ thể là:
Các mô hình nuôi tôm sú thương phẩm: Các thông tin về khía cạnh kỹ
thuật và hiệu quả tài chính, các yếu tố đầu vào – đầu ra, phương thức tổ chức liên
kết sản xuất, kênh phân phối, những thuận lợi – khó khăn và định hướng phát triển
trong thời gian tới.
3.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin
Phỏng vấn những người am hiểu nhiều thông tin (KIP)
Mục đích là nhằm tìm hiểu các phương thức tổ chức của các tác nhân
tham gia ngành hàng tôm sú, cũng như những thuận lợi – khó khăn, tiềm năng và
định hướng nuôi tôm sú ở địa phương trong thời gian tới. Các đối tượng phỏng
vấn bao gồm các lãnh đạo và chuyên gia các cơ quan các sở Nông nghiệp và
PTNT, các phòng ban địa phương.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông hộ (RRA)
Các tác nhân trong chuỗi ngành hàng tôm sú sẽ được phỏng vấn trực tiếp
theo các biểu mẫu soạn sẵn. Các vấn đề chính được tìm hiểu như vấn đề chung
của hộ, kỹ thuật, tài chính, liên kết, thuận lợi, khó khăn, đề xuất.

3


3.2.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Các số liệu được phân tích dựa trên phần mềm Excel và SPSS, với các
công cụ và phương pháp như sau:
Phương pháp thống kê mô tả
Các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và tỷ lệ %
được sử dụng để mô tả các khía cạnh về kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi
tôm sú thâm canh bằng phần mềm Excel.
Phương pháp so sánh sự khác biệt (ANOVA)
Được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các hình thức sản xuất về các
khía cạnh kỹ thuật, hiệu quả tài chính bằng phân tích ANOVA và kiểm định
Duncan, ở mức ý nghĩa là 95% (p<0,05).
Phương pháp tính toán các chỉ tiêu tài chính
Các chỉ tiêu tài chính quan trọng được phân tích gồm: Tổng chi, tổng thu,
lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận…
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu và phân tích mối liên kết giữa các hình thức
sản xuất (HTSX)
Các hình thức liên kết ngang: Bao gồm liên kết để chia sẻ thông tin với
các nhà khoa học, thông tin biến động giá cả thị trường từ các cơ sở sản xuất và
các khía cạnh thông tin kỹ thuật, môi trường, dịch bệnh từ các cơ sở nuôi khác
trong vùng.
Các hình thức liên kết dọc: Bao gồm liên kết với Cty SXG tôm, Cty bán
thuốc, hóa chất và nhà máy chế biến xuất khẩu tôm sú.
3.2.3 Phương pháp xây dựng mô hình nuôi tôm thực nghiệm theo các hình
thức sản xuất (HTSX)
Mô tả ao thực nghiệm: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 đến tháng
09 năm 2012 tại xã An Nhơn và xã An Điền của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Mục đích của nghiên cứu để đối chứng thực tế, so sánh với các kết quả điều tra,
phỏng vấn, đồng thời khẳng định, tính hiệu quả và sự cần thiết trong việc nuôi
tôm có liên kết và quản lý.

4



Phương pháp thu và phân tích mẫu
Phương pháp thu và phân tích mẫu môi trường nước: Các chỉ tiêu môi
trường của ao TN và các lô tôm nuôi đối chứng được thu thập bao gồm: Nhiệt độ,
DO, pH, độ mặn, độ kiềm, độ trong và NH3. Các chỉ tiêu môi trường được thu từ
thời điểm thả giống đến khi thu hoạch.
Đánh giá tốc độ tăng trưởng: Định kỳ thu mẫu tôm nuôi ở các ao nuôi
thực nghiệm với tần suất 10 ngày/lần, mỗi lần thu 30 con, từ thời điểm thả giống
đến khi thu hoạch, để đánh giá chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) và
tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) của tôm nuôi.
Theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật và tài chính: Những diễn biến của các yếu
tố kỹ thuật tác động đến tôm nuôi và các chỉ tiêu tài chính được ghi nhận từ thời
điểm cải tạo ao đến khi thu hoạch tại các ao nuôi.
3.2.4 Phương pháp phân tích ma trận SWOT và đề xuất giải pháp để phát
triển các hình thức sản xuất (HTSX) của nghề nuôi tôm sú
Các bước và phương pháp phân tích SWOT
Các số liệu sau khi thu thập ở từng HTSX là HND, THT, TT và Cty thông
qua quá trình khảo sát (phỏng vấn các cơ sở nuôi và các lãnh đạo, chuyên gia ở
các cơ quan của sở Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn) và thực nghiệm được đưa
vào phân tích những điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội
(Opportunities) và nguy cơ (Threats) bằng công cụ SWOT thông qua các bước
sau để đưa ra những giải pháp nhằm góp phần phát triển nghề nuôi tôm ở từng
HTSX trong thời gian tới.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh ở các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng và
Kiên Giang
4.1.1 Thông tin chung ở các tỉnh nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi bình quân của các chủ cơ sở/trại nuôi

là trung niên (từ 43,7 đến 47,5 tuổi) và không khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) ở các tỉnh nghiên cứu. Với độ tuổi đó thì người nuôi tôm ở Sóc Trăng
có số năm kinh nghiệm lâu hơn so với tỉnh Bến Tre và Kiên Giang lần lượt là 9,44;

5


7,64 và 7,35 tuổi (p<0,05). Kinh nghiệm nuôi tôm có ý nghĩa quan trọng tác động
đến các khía cạnh kỹ thuật trong mô hình nuôi như chọn lựa các tác nhân đầu vào
là con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất và các yếu tố như mật độ, việc chăm sóc và
quản lý ao nuôi. Người có kinh nghiệm nuôi lâu năm là một ưu thế để đạt được
mô hình nuôi có hiệu quả cao hơn.
4.1.2 Hiện trạng kỹ thuật nuôi ở các tỉnh nghiên cứu
Kết quả của nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt lớn về diện tích
nuôi/hộ/trại/cty ở các tỉnh nghiên cứu. Ở Bến Tre có diện tích nuôi nhỏ hơn và
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với Kiên Giang và khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với Sóc Trăng. Sự khác biệt này là do các trại nuôi
(hình thức Cty) ở Kiên Giang có diện tích nuôi lớn, đồng thời ở Sóc Trăng và Bến
Tre hình thức HND chiếm diện tích chủ yếu, như nghiên cứu trước đây của Dương
Vĩnh Hảo (2009) ở Sóc Trăng là 1,96 ha/hộ và của Lê Xuân Sinh và ctv., (2010)
ở ĐBSCL là 2,2 ha/hộ. Có diện tích lớn, tuy nhiên diện tích mặt nước nuôi chỉ
chiếm bình quân 54,0 đến 59,8%, phần diện tích còn lại là ao lắng, khu nhà ở, bờ
bao,…
Nguồn tôm giống được chọn để thả nuôi hiện nay chủ yếu từ ngoài tỉnh
và chủ yếu là các tỉnh ở Miền Trung cung cấp, trong đó tỉnh Kiên Giang lựa chọn
hoàn toàn nguồn giống từ Miền Trung, trong khi đó thì tỉnh Bến Tre và tỉnh Sóc
Trăng chủ động được nguồn tôm giống để thả từ 15% - 20%. Lựa chọn con giống
ở Miền Trung có chất lượng tốt do điều kiện phù hợp cho sản xuất giống tôm, tuy
nhiên chọn giống ở xa sẽ gặp trở ngại trong quá trình lựa chọn con giống, kiểm
dịch, cũng như vận chuyển xa ảnh hưởng đến chất lượng con giống trước khi thả

nuôi. Tất cả tôm giống thả nuôi trong mô hình nuôi thâm canh đều được kiểm dịch
bằng phương pháp PCR. Hiện nay, mật độ thả nuôi ở tỉnh Sóc Trăng thấp hơn
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với tỉnh Bến Tre nhưng khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với tỉnh Kiên Giang, lần lượt là 29,5; 36 và 33,1
con/m2 (kích cỡ PL từ 12 - 14). Chọn mật độ thả nuôi thấp, người nuôi kỳ vọng
tôm nuôi lớn nhanh hơn, hạn chế rủi ro và thu được tôm nuôi có kích cỡ thương
phẩm lớn hơn.
Thức ăn sử dụng trong mô hình nuôi tôm sú công nghiệp hiện nay hoàn
toàn là thức ăn viên công nghiệp, có hàm lượng protein trong thức ăn từ 40% -

6


42% và số lần cho tôm ăn từ 4 - 5 lần/ngày. Số lần cho tôm ăn nhiều hay ít phụ
thuộc phần lớn vào kích cỡ tôm nuôi (tôm nhỏ cho ăn nhiều lần hơn tôm lớn) và
đặc tính từng vùng nuôi.
Thời gian nuôi tôm sú thâm canh ở các tỉnh không có sự khác biệt đáng
kể (p<0,05). Sau 131 - 143 ngày nuôi thì tôm nuôi đạt kích cỡ thương phẩm từ
37,7 -41,1 con/kg (Bảng 4.9). Tỷ lệ sống của tôm nuôi biến động từ 60,1-62,4%
và năng suất tôm nuôi từ 5,02 - 5,51 tấn/ha/vụ.
4.1.3 Hiện trạng tài chính của các mô hình nuôi ở các tỉnh nghiên cứu
Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả sản xuất ở mô hình nuôi tôm sú thâm
canh ở thời điểm nghiên cứu là tương đối cao. Ở mức chi phí đầu tư từ 338 - 377
tr.đ/ha/vụ, lợi nhuận mang lại ở mức 237 - 330 tr.đ/ha/vụ và khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05) giữa 3 tỉnh được nghiên cứu.
Ở thời điểm nghiên cứu giá thành sản xuất tôm nuôi là tương đối thấp, ở
tỉnh Kiên Giang là 64,8 nghìn đồng/kg, thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) so với tỉnh Sóc Trăng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05) so với tỉnh Bến Tre lần lượt là 76 và 70,45 nghìn đồng/kg.
Tỷ suất lợi nhuận có sự khác biệt ở các tỉnh nghiên cứu, ở tỉnh Sóc Trăng có tỷ

suất lợi nhuận thấp và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với tỉnh Kiên
Giang nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với tỉnh Bến Tre.
4.2 Hiện trạng liên kết sản xuất và hiệu quả của các hình thức nuôi tôm
4.2.1 Thông tin chung của các hình thức nuôi
4.2.1.1 Thông tin chung về người lao động
Độ tuổi của các chủ cơ sở ở các hình thức nuôi tôm sú ở ĐBSCL nhìn
chung là trung niên, trung bình từ 42,4 – 47,3 tuổi. Số năm trung bình có kinh
nghiệm tham gia nuôi tôm ở các hình thức HND, TT và Cty từ 7,21 – 8,92, cao
hơn so với hình thức THT là 4,45 và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Số người trong hộ gia đình dao động từ 3,82 - 4,53 người/hộ. Trong hộ
gia đình, số lượng người lao động tham gia chính cho việc nuôi tôm thâm canh là:
1 – 3 người, trong đó ở các hình thức sản xuất HND, THT và TT thì lao động
trong gia đình là người tham gia chính cho việc nuôi tôm. Điều này khác biệt với

7


hình thức ở Cty với số lao động thuê chiếm 62,8 người. Số người tham gia trong
quá trình sản xuất ở các hình thức nuôi càng ít như ở hình thức HND thì việc quản
lý sẽ dễ dàng hơn. Số người tham gia trong quá trình sản xuất ở các hình thức nuôi
càng lớn, như ở hình thức Cty thì việc quản lý sẽ đòi hỏi thật chặt chẽ và qui cũ.
4.2.1.2 Trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động ở các hình thức
Qua nghiên cứu cho thấy, trình độ học vấn và chuyên môn của các hình
thức nuôi tôm sú thâm canh ở ĐBSCL là khá thấp, trình độ trung cấp chiếm từ 13
– 35% và trình độ Cao đẳng (CĐ) và Đại học (ĐH) chỉ chiếm 10 – 13%. Trong
đó, ở hình thức nuôi TT và Cty nhóm lao động có trình độ trung cấp, CĐ và ĐH
là cao hơn so với nhóm HND và THT. Lao động được thuê có trình độ chuyên
môn từ trung cấp trở lên là nhằm phục vụ cho việc quản lý chung hoặc tổ nhóm
sản xuất ở cấp nhóm.
Trình độ học vấn và chuyên môn là một trong những yếu tố quyết định

đến hiệu quả sản xuất của mô hình, do đặc thù trong nuôi tôm là cần trình độ kỹ
thuật, kinh nghiệm nuôi, cũng như quản lý nuôi khá cao. Do vậy, trình độ học vấn
và chuyên môn là nguồn nhân lực quan trọng góp phần mang lại hiệu quả sản xuất
cho các TT và Cty trong thời gian vừa qua.
Hiện nay, nuôi tôm sú ở ĐBSCL ngày càng khó khăn do diễn biến môi
trường và dịch bệnh ngày càng phức tạp nên phần lớn số hộ nuôi là HND và THT
đã có hợp đồng thuê kỹ sư tư vấn, theo dõi hoạt động tôm nuôi, với mức ký kết từ
5-7% lợi nhuận thu được.
4.2.1.3 Thông tin kỹ thuật tiếp cận của các hình thức nuôi tôm sú thâm canh
Việc kết hợp, học hỏi giữa kinh nghiệm của cá nhân với kinh nghiệm của
người khác chiếm tỷ lệ khá cao ở các hình thức nuôi, từ 33 – 45% đối với hình
thức nuôi HND và THT, và 10 – 16% ở hình thức nuôi TT và Cty. Ở hình thức
TT và Cty, nguồn thông tin kỹ thuật từ người nuôi khác thấp có lẽ do khá cách ly
so với khu vực nuôi khác, cũng có thể là do tự chủ được về kỹ thuật, không phải
hợp tác với các người nuôi khác. Điều này có thể thấy rõ ở hơn mục sau về sự liên
kết trong sản xuất.

8


4.2.2 Hiện trạng liên kết trong sản xuất
4.2.2.1 Các hình thức nuôi tôm sú thâm canh hiện nay
Hình thức nông hộ (NH) là hình thức nuôi phổ biến nhất hiện nay, phát
triển một cách tự phát, với quy mô nhỏ-lẻ, trung bình mỗi NH có 2 - 3 ao, tương
ứng với diện tích mặt nước nuôi tôm từ 1 - 1,5 ha/hộ và kinh nghiệm nuôi chủ yếu
đúc kết từ thực tế (chiếm 70%).
Hình thức tổ hợp tác (THT) được liên kết giữa các NH nhỏ-lẻ lại với nhau,
nhằm khắc phục những khó khăn do thiếu vốn và hỗ trợ kỹ thuật của các thành
viên trong THT, diện tích mặt nước ao nuôi của các NH liên kết từ 20 - 40 ha/THT
và số ao nuôi từ 50 - 70 ao/THT.

Hình thức trang trại (TT) phần lớn phát triển từ hình thức nông hộ nuôi
lâu năm, có điều kiện kinh tế để mở rộng quy mô nuôi và có khả năng phát triển
thành Cty trong thời gian tới. Có diện tích mặt nước ao nuôi từ 20 - 30 ha/TT và
số ao nuôi trung bình là 40 - 60 ao/TT.
Hình thức công ty (Cty) là hình thức nuôi có quy mô lớn nhất so với các
hình thức còn lại, có quy trình công nghệ, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn cao. Có diện tích mặt nước nuôi từ 40 - 60 ha/Cty và số ao
nuôi bình quân là 60 - 120 ao/Cty hay qui mô lớn hơn.
4.2.2.2 Phương thức liên kết của các hình thức sản xuất (HTSX)
Thực trạng liên kết ngang
Nhìn chung, sự liên kết trong nuôi tôm sú thâm canh hiện nay, ở ĐBSCL
chưa chặt chẽ, đặc biệt là đối với hình thức Cty và mức độ liên kết chỉ dừng lại ở
việc trao đổi thông tin, chưa có sự hỗ trợ đáng kể giữa các hình thức sản xuất và
trong cùng một hình thức của quá trình sản xuất.

9


NH

30%

NH
75,5%

21,4%

TT
7,1%


12,5%

21,4%

0%

75%

30%

0%

Cty

Cty
25%

TT

35,5%

75%

14,3%

THT

THT
100%


25%

Hình 4.1. Mức độ liên kết ngang giữa các hình thức sản xuất
(NH: Nông hộ, TT: Trang trại, CTy: Công ty, THT: Tổ hợp tác)

Điều này là một trong những điểm yếu của nghề nuôi tôm sú thâm canh hiện nay,
làm cản trở quá trình phát triển theo xu hướng ổn định và bền vững.
Thực trạng liên kết dọc
Phương thức liên kết dọc (từ khâu đầu tiên là con giống đến khâu dịch vụ
thức ăn, thuốc, hóa chất thú y thủy sản đến khâu nuôi thương phẩm cuối cùng là
khâu thu mua và chế biến). Các tác nhân trong chuỗi sản xuất chỉ dừng lại ở mức
độ cung ứng và bao tiêu theo giá thị trường và theo vụ sản xuất. Điều kiện để cơ
sở cung ứng liên kết với người nuôi tôm dựa vào mối quan hệ hợp tác lâu năm và
uy tín của người nuôi tôm. Việc ký kết hợp đồng giữa các tác nhân trong chuỗi
sản xuất, vừa giúp đảm bảo ổn định cho nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra, bên
cạnh đó giá cả đầu vào và giá cả đầu ra tương đối ổn định hơn so với không có
liên kết. Tuy nhiên điểm hạn chế trong liên kết là khi người nuôi tôm thua lỗ dẫn
đến kéo dài thời gian chi trả hay khi giá sản phẩm tăng cao đột biến người nuôi
tôm không bán sản phẩm theo ký kết hay bán một phần sản phẩm để thu được lợi
nhuận cao hơn, dẫn đến việc mất lòng tin và dẫn đến mâu thuẫn trong liên kết.

10


Mức độ liên kết các tác nhân trong chuỗi của hình thức TT từ 50,0% 71,4% số trường hợp khảo sát, và Cty từ 62,5% - 100% cho thấy chặt chẽ hơn so
với hình thức HND là từ 2% - 20,4% và THT từ 15% - 40%. Điều này là do mối
quan hệ hợp tác và uy tín của hình thức TT và Cty được các cơ sở cung ứng đánh
giá cao, bên cạnh đó còn do vốn tự có ở hai hình thức TT và Cty lần lượt là 56,6%
và 49%, cao hơn THT và HND tương ứng là 46,3% và 40%, đồng thời qui mô sản
xuất của TT và Cty lớn nên việc ký kết hợp đồng thực hiện được dễ dàng hơn và

cũng là yêu cầu cần thiết cho sản xuất dễ dàng hơn
Thức ăn

Thức ăn

20,4

% 2%

2%
Giống

HND

Cơ sở
thu

Giống

mua

71,4%

TT

Thuốc

Thuốc

Thức


Thức ăn

15%

35%
Giống

50%

57,1
%

6,1%

35%

THT
25%

Cơ sở
thu

51,7%

100%

Cơ sở thu
mua


87,5%
Giống

40%

Cty

mua
64,3%

Nhà máy
chế biến

Cơ sở
75% thu mua
87,5

%

Nhà máy
chế biến

62,5%

Thuốc

Nhà máy
chế biến

Thuốc


Hình 4.2. Mức độ liên kết dọc của các hình thức nuôi tôm sú thâm canh
(% số trường hợp khảo sát của từng liên kết)
(Ghi chú: HND: Hộ nông dân, TT: Trang trại, CTy: Công ty, THT: Tổ hợp tác)

Trong mối kiên kết này, các hình thức liên kết sản xuất với cơ sở cung
ứng thức ăn cao hơn so với giống và thuốc, vì đây là khoản chi phí chiếm cao nhất
và nhu cầu lớn nhất trong nuôi tôm. Giá thức ăn ở nhóm liên kết là 28.698 đ/kg
thấp hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm không liên kết là

11


29.628đ/kg. Ở hình thức TT, THT và Cty vừa có liên kết với cơ sở thu mua, vừa
liên kết với nhà máy chế biến nhưng tỷ lệ liên kết với nhà máy chế biến cao hơn
so với cơ sở thu mua vì giá thu mua nhà máy chế biến cao hơn. Riêng ở hình thức
HND thì ngược lại, vì sản lượng ít nên chỉ bán cho cơ sở thu mua.
4.3 Kết quả thực nghiệm các mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở hình thức
nuôi trang trại (TN-TT), hộ nông dân (TN-HND), tổ hợp tác (TN-THT) và
công ty (TN-Cty)
4.3.1 Hệ thống nuôi thực nghiệm của các hình thức sản xuất (TN-HTSX)
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm các TN-HTSX cho thấy, diện tích mặt
nước ao nuôi ở các mô hình thực nghiệm biến động từ 0,32 - 0,62 ha/ao. Trong đó
ở hình thức nuôi TN-TT có diện tích 0,32 ha/ao nhỏ hơn so với các TN-HTSX
còn lại (p<0,05). So với kết quả khảo sát ở Bến Tre, Kiên Giang và Sóc Trăng
trong nghiên cứu này như trình bày, thì diện tích ao nuôi trong thực nghiệm ở hình
thức TN-HND, TN-THT và TN-Cty tương tự với kết quả khảo sát.
4.3.2 Biến động môi trường nước trong các ao TN-HTSX
Biến động chất lượng nước ở các TN-HTSX cho thấy độ trong nước ao
nuôi giữa TN-TT và các TN-HTSX khác ít biến động trong quá trình nuôi, độ

trong dao động từ 41,8-45,8 cm và trong khoảng phù hợp cho sự sinh trưởng của
tôm nuôi.
Độ mặn nước ao nuôi giữa các mô hình biến động trong khoảng 13,818,2‰ và trong khoảng phù hợp cho sự sinh trưởng của tôm nuôi.
Nhiệt độ nước ở các mô hình biến động trong khoảng từ 28,6-29,1oC vào
buổi sáng và từ 29,8-30,7oC ở buổi chiều và nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp
cho tôm sú sinh trưởng và phát triển.
Giá trị pH trong các ao vào buổi sáng biến động từ 7,4 -8,0 thấp hơn so
với buổi chiều từ 7,8-8,3 và trong khoảng thích hợp.
Độ kiềm của nước trong các ao nuôi thí nghiệm biến động từ 60-86,4
mgCaCO3/L. Trong đó độ kiềm ở mô hình TN-TT thấp nhất (60 mgCaCO3/L) và
khác biệt có ý nghĩa so với các TN-HTSX khác (p<0,05).

12


Trong các ao nuôi, hàm lượng NH3 biến động thấp từ 0,33-0,41 mg/L và
không gây độc cho tôm nuôi.
4.3.3 Tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống của tôm nuôi ở các TN-HTSX
Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng tương đối của tôm nuôi
ở mô hình TN-TT là 4,7 %/ngày, cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các
mô hình còn lại (từ 3,92-4,48 %/ngày) và lớn hơn rất nhiều so với nghiên cứu của
Nguyễn Trường An (2011) khi nuôi tôm trong ao với mật độ 15 con/m2 ở giai
đoạn tôm 10 g/con là 0,43 %/ngày.
Trong các mô hình, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của tôm ở hình thức TNHND thấp nhất, tôm chậm lớn hơn so với các TN-HTSX còn lại. Trong nghiên
cứu này, tôm có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối lớn hơn so với nghiên cứu của
Nguyễn Thanh Long và Võ Thành Toàn (2008) là 0,15 g/ngày với tôm nuôi ở mật
độ 27 con/m2 và 0,17 g/ngày tôm nuôi ở mật độ 35 con/m2. Tuy nhiên, tôm có tốc
độ tăng trưởng tuyệt đối thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu nuôi tôm trên bể
composite của Nguyễn Trường An (2011) là 0,73-0,75 g/ngày, tôm nuôi ở mật độ
15 con/m2.

Kích cỡ tôm nuôi thu hoạch ở các TN-HTSX dao động từ 21,5-26,6 g/con,
tuy nhiên tôm ở hình thức TN-TT và TN-THT có thời gian nuôi ngắn hơn so với
tôm ở ao TN-HND và TN-Cty. Ở cùng thời gian nuôi 120 ngày, trọng lượng tôm
nuôi ở TN-TT là lớn nhất (28,2 g/con) và TN-HND nhỏ nhất (13,7 g/con)
(p<0,05), tôm ở ao TN-THT và TN-Cty có trọng lượng lần lượt là 21,5 và 15,6
g/con.
Kết quả nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi ở các TN-HTSX cho
thấy, tôm nuôi ở TN-TT có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các TN-HTSX còn lại,
đặc biệt là TN-HND. Điều này có thể do TN-TT có liên kết chặt chẽ với trại SXG
và đảm bảo được chất lượng con giống. Trong nuôi tôm thâm canh, chất lượng
con giống có ý nghĩa quan trọng đến năng xuất và hiệu quả kinh tế của mô hình.
Đồng thời, tôm nuôi tăng trưởng tốt ở TN-TT còn thể hiện tính hiệu quả nổi trội
trong khả năng quản lý chặt chẽ, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao ở quy
mô TN-TT so với các TN-HTSX còn lại.

13


4.3.4 Các khía cạnh kỹ thuật chính của các mô hình thực nghiệm với các hình
thức sản xuất (TN-HTSX) khác nhau
Cỡ giống thả nuôi là PL12 và được xét nghiệm bằng phương pháp PCR
100% là phù hợp với kết quả nghiên cứu khác.
Kích cỡ tôm nuôi thu hoạch, phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng như:
chất lượng con giống, thời gian nuôi, điều kiện môi trường, tốc độ tăng trưởng của
tôm, điều kiện chăm sóc và quản lý. Trong các ao nuôi thực nghiệm, tôm được
nuôi với thời gian biến động đáng kể từ 114-140 ngày (p<0,05) và kích cỡ tôm
thu hoạch cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê từ 21,8-26,7 g/con (p<0,05). Thời
gian nuôi và kích cỡ tôm thu hoạch trong thực nghiệm tương đồng với kết quả
khảo sát ở các hình thức nuôi lần lượt là 128,6-141 ngày và kích cỡ tôm thu hoạch
đạt từ 25,1-30,1 g/con. Tuy nhiên, tôm nuôi ở các ao TN-TT và TN-Cty trong thực

nghiệm có thời gian nuôi ngắn hơn và cỡ tôm thu hoạch lớn hơn, điều này thể hiện
rõ trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý ở hai hình thức này cao hơn so với TNHND và TN-THT.
Tỷ lệ sống của tôm nuôi phụ thuộc nhiều vào chất lượng con giống, chất
lượng nguồn nước, thức ăn, khả năng chăm sóc và quản lý ở từng hình thức nuôi.
Tỷ lệ sống của tôm nuôi biến động lớn giữa các TN-HTSX trong thực nghiệm từ
75,1-86,7%, nhưng cao hơn nhiều so với kết quả khảo sát (56,4-74,5%). Có được
kết quả này là do trong các mô hình thực nghiệm đã rút kinh nghiệm từ việc khảo
sát nên có sự chuẩn bị nguồn giống thả nuôi có chất lượng đảm bảo hơn và có kỹ
thuật chăm sóc tôm nuôi tốt hơn.
Hệ số FCR của các TN-HTSX dao động từ 1,23-1,59. Ở mô hình TN-TT
và TN-THT tôm nuôi có tỷ lệ sống cao, tương ứng với FCR thấp là 1,23-1,41. Hệ
số FCR cao nhất ở TN-Cty (1,59) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với
TN-TT (1,23) nhưng không khác biệt so với TN-HND và TN-THT. Hệ số FCR
cao hay thấp phụ thuộc vào tỉ lệ sống tôm nuôi, khả năng quản lý thức ăn.
Năng suất tôm nuôi đạt tương đối cao ở các TN-HTSX, dao động từ 5,907,73 tấn/ha/vụ, cao hơn nhiều so với kết quả khảo sát từ 4,68-6,52 tấn/ha/vụ. Điều
này một phần là do các mô hình thực nghiệm đã rút kinh nghiệm và có sự chuẩn
bị tốt hơn từ kết quả khảo sát về mặt kỹ thuật và trình độ quản lý. Tỷ lệ sống ở các
mô hình thực nghiệm là từ 75,1-86,7%, cao hơn tỷ lệ sống so với kết quả khảo sát

14


là từ 56,4-74,5% và cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh
Long và Võ Thành Toàn (2008) ở mật độ nuôi 27 con/m2 là 4,95 tấn/ha/vụ và ở
mật độ 35 con/m2 là 4,84 tấn/ha/vụ. Năng suất tôm nuôi phụ thuộc rất lớn vào mật
độ thả nuôi, thời gian nuôi, trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý ở từng hình thức.
4.3.5 Hiệu quả tài chính của các ao nuôi thực nghiệm (TN-HTSX) khác
Tại thời điểm bố trí thí nghiệm, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá chi phí
đầu vào như: thức ăn, con giống, thuốc, hóa chất tăng cao so các năm trước và giá
tôm thương phẩm bị giảm ở mức thấp so với các năm trước. Do vậy hiệu quả kinh

tế mang lại của các mô hình TN-HTSX thấp, tỉ suất lợi nhuận mang lại chỉ từ 0,080,33 lần đối với TN-TT và TN-Cty và tỷ suất lợi nhuận âm từ 0,10-0,13 lần đối
với TN-THT và TN-HND.
 Cơ cấu giá thành sản xuất của các ao nuôi thực nghệm ở các hình thức
sản xuất (TN-HTSX)
Trong cơ cấu chi phí biến đổi ở các TN-HTSX thì chi phí thức ăn chiếm
tỷ lệ cao nhất (44 - 50%), tuy nhiên thấp hơn so với kết quả khảo sát từ 57-71%.
Điều này cho thấy, các chi phí ngoài chi phí thức ăn ở thời điểm tiến hành thực
nghiệm các chi phí khác (công lao động, thuốc - hóa chất và chế phẩm sinh học)
tăng cao hơn đáng kể so với thời điểm khảo sát. Ở mô hình TN-HND, chi phí thức
ăn chiếm cao hơn so với các TN-HTSX còn lại, là do không có liên kết với các
đại lý cung ứng thức ăn vì vậy có giá thức ăn mua vào cao hơn các TN-HTSX còn
lại. Chi phí cho việc sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm sú thâm canh hiện
nay cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Trong đó, hình thức TN-Cty chiếm đến 18%, cao
hơn hình thức TN-HND là 15% và các TN-HTSX còn lại chiếm 10%. So với kết
quả khảo sát thì chi phí thuốc và hóa chất sử dụng cho việc nuôi tôm có cao hơn
(dao động từ 8-13% ở các hình thức nuôi).
4.3.6 Phương thức quản lý của các ao nuôi thực nghiệm ở các hình thức sản
xuất (TN-HTSX)
Phương thức quản lý tốt là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu
quả sản xuất của từng TN-HTSX khác nhau, mức độ quản lý tùy thuộc vào từng
điều kiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất và trình độ của người quản lý của từng TNHTSX.

15


Hình thức TN-HND: là hình thức nuôi phổ biến nhất hiện nay, phát triển
một cách tự phát, với quy mô nhỏ-lẻ, trung bình mỗi HND có từ 1-3 ao (một số
hộ cá biệt có từ 5-7 ao). Trong bối cảnh hiện nay một số HND ý thức được việc
quản lý và tác động kỹ thuật vào ao nuôi là rất quan trọng nên có thuê kỹ thuật tư
vấn, hoặc được sự tư vấn kỹ thuật của nhân viên công ty thuốc-hóa chất, thức ăn

và giống thủy sản. Tuy nhiên, vấn đề này là thiếu sự liên tục nên hiệu quả mang
lại là chưa cao.
Hình thức TN-THT: là hình thức nuôi được liên kết giữa các HND nhỏ
- lẻ lại, nhằm khắc phục những khó khăn do thiếu vốn trong sản xuất và hỗ trợ kỹ
thuật của các thành viên trong THT với nhau. Diện tích mặt nước ao nuôi của các
HND liên kết từ 20-40 ha/THT và số ao nuôi từ 50-70 ao/THT. Tuy nhiên, hình
thức THT cũng còn giới hạn bởi trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý của các tổ
viên và năng lực hoạt động cũng còn nhiều hạn chế nên các hoạt động của THT
chưa mang lại lợi ích thiết thực cao như mong đợi.
Hình thức TN-TT: phần lớn phát triển từ hình thức nông hộ nuôi lâu năm,
có điều kiện kinh tế để mở rộng quy mô nuôi và có khả năng phát triển thành Cty
trong thời gian tới. Đây là hình thức nuôi có quy mô khá phù hợp cho việc quản
lý và kiểm soát chặt chẽ để mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất.
Hình thức TN-Cty: là hình thức nuôi có quy mô lớn nhất so với các hình
thức còn lại. Do đó, nếu việc quản lý ao nuôi thiếu chặt chẽ và không kịp thời dễ
dẫn đến rủi ro cho ao nuôi, khó quản lý được chặt chẽ và mang lại hiệu quả không
được cao.
4.3.7 Phương thức liên kết giữa của các hình thức sản xuất (HTSX) ở các mô
hình thực nghiệm.
Ở hình thức TN-HND có mức độ liên kết sản xuất thấp nhất so với các
TN-HTSX còn lại, điều này là do quy mô sản xuất nhỏ lẽ, gặp khó khăn trong việc
liên kết với các đối tác sản xuất, đây là yếu điểm dẫn đến chi phí đầu vào gia tăng
và giá bán tôm thấp hơn so với cá TN-HTSX còn lại. Trong điều kiện thực nghiệm
mối liên kết của các TN-HND liên kết chủ yếu với các đại lý cung cấp thức ăn,
vật tư, thuốc và hóa chất thủy sản dưới dạng bao tiêu chi phí đầu tư của các đại lý
cung cấp (hình thức bao công nợ theo tỷ lệ % đến khi thu hoạch tôm thì mới thanh
toán), tuy nhiên mối liên kết này không mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn mà là

16



hình thức liên kết để TN-HND có vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất. Hình thức
HND liên kết dưới dạng hình thức này làm gia tăng chi phí sản xuất, do đại lý đầu
tư đến cuối vụ nuôi. Yếu tố liên kết này không mang lại lợi ích về hiệu quả kinh
tế mà còn làm gia tăng chi phí đầu vào cho sản xuất.
Ở hình thức TN-THT với kỳ vọng gắn kết các HND với nhau để gia tăng
quy mô sản xuất, tạo yếu tố thuận lợi để đàm phán trong liên kết sản xuất với các
tác nhân đầu vào và đầu ra. Vì khi một tổ chức sản xuất được gia tăng quy mô, tạo
lợi thế vững mạnh thì gia tăng cơ hội liên kết sản xuất và được nhiều yếu tố sản
xuất quan tâm để cung cấp đầu vào và thu mua đầu ra sản phẩm. Tuy nhiên mối
liên kết của các TN-THT chưa thực sự chặt chẽ để tạo nên một tập thể vững mạnh
về quy mô và tài chính cho sự phát triển, vì hiện tại mức độ liên kết cũng chỉ dừng
lại ở chổ hỗ trợ thông tin, chia sẽ kỹ thuật, góp vốn sản xuất ở các HND với mức
độ liên kết rất thấp, chính yếu tố này đã làm mối liên kết với các tác nhân đầu vào
và đầu ra chưa thực sự ổn định và bền vững. Để gia tăng mức độ liên kết và mang
lại lợi ích thiết thực ở các TN-THT thì cần cải thiện chính sự liên kết các các tác
nhân trong từng HND lại với nhau.
Ở hình thức TN-TT đây là hình thức có quy mô vừa phải, với năng lực
quản lý chặt chẽ nên mang lại sức mạnh cho sự liên kết khá chặt chẽ với các yếu
tố đầu vào, đầu ra và cả mức độ liên kết với các nhà khoa học trong việc phối hợp
nghiên cứu và ứng dụng những thành công mới trong hoạt động sản xuất. Hơn
nữa đây là TN-TT chủ động được nguồn vốn sản xuất nên tạo lợi thế trong việc
liên kết với các tác nhân đầu vào và đầu ra. Đã góp phần làm giảm chi phí đầu tư
và gia tăng lợi nhuận. Đặc biệt trong thời gian qua khi chi phí đầu tư tăng, giá tôm
biến động lớn và thường thấp thì đây là HTSX có tỷ lệ rủi ro thấp nhất so với các
HTSX khác
Ở hình thức TN-Cty là hình thức có quy mô lớn nhất trong các TN-HTSX
còn lại, một số địa phương có nhiều công ty có nhiều vùng nuôi, hay mỗi vùng
nuôi có hàng trăm hecta, với quy mô sản xuất lớn nên khả năng liên kết trong sản
xuất là rất chặt chẽ. Ở một số công ty chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào

và có nhà máy chế biến sản xuất tạo nên một quy trình sản xuất khép kín, làm gia
tăng lợi thế cạnh tranh so với các TN-HTSX còn lại. Tuy nhiên ở hình thức sản
xuất này việc quản lý thiếu chặt chẽ hơn hình thức TN-TT và đặc biệt vào những
thời điểm khi dịch bệnh gia tăng và diễn biến phức tạp làm chi phí đầu vào tăng

17


và giá tôm bán biến động lớn, khi đó các Cty giảm số ao nuôi làm chi phí quản lý
tăng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình.
4.4 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và đề xuất
giải pháp phát triển các HTSX
4.4.1 Phân tích SWOT
Nghiên cứu này đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức của các HTSX khác nhau (HND, THT, TT, và Cty) và đề xuất các giải pháp
phát triển các HTSX trong thời gian tới.
4.4.2 Giải pháp phát triển các HTSX trong thời gian tới
Với thực trạng của hoạt động nuôi tôm sú thâm canh hiện nay cho thấy,
nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL trong thời gian qua đang đối mặt với các vấn đề phát
triển tự phát không theo quy hoạch, vấn đề ô nhiễm môi trường nuôi ngày càng
nghiêm trọng, tình hình dịch bệnh xảy ra thường xuyên và diễn biến phức tạp hơn.
Để phát triển bền vững cho nghề nuôi tôm sú, việc phân tích những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức dựa trên khung phân tích ma trận SWOT là cơ sở
để đưa ra những giải pháp phát triển cụ thể hơn cho từng loại hình sản xuất nuôi
tôm sú thâm canh ở ĐBSCL.
4.4.2.1 Những giải pháp chủ yếu cho hình thức tổ chức sản xuất là HND
i.

Tạo điều kiện cho nông hộ vay vốn ưu đãi, trường hợp hộ nuôi bị thua lỗ
(do dịch bệnh) cần thực hiện việc khoanh nợ hoặc giãn nợ cho HND sang

vụ nuôi sau.

ii. Tham gia thường xuyên các lớp tập huấn vào đầu mỗi vụ nuôi chính để
nắm thêm thông tin thị trường, thông tin về tình hình nuôi, kỹ thuật nuôi
mới, ứng phó kịp thời với tình hình nuôi trong thời gian tới.
iii. Nhà nước cần có kế hoạch thực hiện qui hoạch các vùng nuôi cho tốt, đầu
tư cơ sở hạ tầng: Điện lưới sản xuất, giao thông, hệ thống kênh mương
cấp thoát nước để phục vụ và phát triển cho nuôi trồng thủy sản.
iv. Hướng tới vận động, xây dựng và đẩy mạnh hoạt động các THT từ các
cụm HND liền kề nhằm tăng cường liên kết và quản lý dễ chia sẽ thông
tin, kinh nghiệm và tăng tính hiệu quả trong sản xuất.

18


v. Phát triển diện tích nuôi đúng theo quy hoạch của cơ quan chức năng đồng
thời tiến tới áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận.
4.4.2.2 Những giải pháp chủ yếu cho hình thức tổ chức sản xuất là THT
i.

Lựa chọn thành viên trong Ban quản lý có trách nhiệm, năng lực. Bộ phận
giám sát và lãnh đạo phải tách biệt rõ ràng.

ii. Số lượng thành viên tham gia trong mỗi THT nên giới hạn số lượng hộ
nuôi hoặc theo vùng địa lý để thuận tiện cho việc quản lý và giảm thiểu
tối đa sự mâu thuẫn nội bộ.
iii. Nhà nước cần có chính sách quy hoạch vùng nuôi, đầu tư cơ sở hạ tầng
(đường, điện, kênh rạch thông thoáng), hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt
động các THT từ các HND liền kề để tăng cường phát huy tính hiệu quả
của mối liên kết cũng quản lý trong sản xuất.

iv. Các thành viên trong các THT thường xuyên tổ chức tham quan, tập huấn,
hội họp nhằm học hỏi, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các THT,
tiếp cận với kỹ thuật nuôi mới, trao đổi và tích lũy thêm kinh nghiệm,
thông tin nhằm tăng tính bền vững, giảm bớt rủi ro trong sản xuất đồng
thời áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận (BAP, GAP,…) phù hợp với trình
độ và quy mô để tạo ra sản phẩm tôm nuôi đáp ứng yêu cầu của thị trường.
4.4.2.3 Những giải pháp chủ yếu cho hình thức tổ chức sản xuất là TT
i. Lựa chọn và áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận nuôi phù hợp với điều
kiện, quy mô và chi phí của TT (BMP, VietGAP, Global GAP, BAP) hoặc
thực hiện mô hình TT nuôi “sạch”.
ii. Tăng cường tổ chức liên kết và quản lý tốt hơn trong thời gian tới nhằm
đảm bảo lợi nhuận và giảm chi phí sản xuất. Tăng tính hiệu quả kinh tế
trong sản xuất.
iii. Ở hình thức này, cũng cần liên kết, tiếp cận với các nhà khoa học để
nghiên cứu các phương pháp nuôi mới, ứng dụng nhanh chóng thành tựu
các kết quả nghiên cứu mới vào sản xuất.
iv. Nhà nước nên có chính sách ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hỗ
trợ vốn sản xuất, cần có chính sách qui hoạch các vùng nuôi và ưu tiên

19


đầu tư cơ sở hạ tầng: Điện lưới sản xuất, giao thông, hệ thống kênh cấp
thoát nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.
4.4.2.4 Những giải pháp chủ yếu cho hình thức tổ chức sản xuất là Cty
i. Áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận xuất khẩu phù hợp với điều kiện của
từng Cty, để tiến đến việc xuất khẩu tốt hơn sang các thị trường khó tính
như Mỹ, EU, Canada.
ii. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng kỹ thuật nuôi tôm và
kỹ năng ứng xử cho công nhân, cũng như kỹ năng quản lý cho các tổ

trưởng.
iii. Cty cần liên kết với các tác nhân đầu vào (Thức ăn, thuốc, hóa chất, con
giống) và đầu ra sản phẩm tôm nuôi để giảm chi phí đầu vào và tăng giá
bán đầu ra, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất cho Cty.
iv. Hệ thống nuôi cần được thiết kế hoàn chỉnh và đúng yêu cầu kỹ thuật của
hệ thống như: Ao lắng, ao xử lý nước thải và mỗi ao nuôi có thể tách biệt
khi phát hiện dịch bệnh, để hạn chế lây lan trong hệ thống khu nuôi.
v. Tăng cường mối liên kết ngang trong sản xuất với các cơ sở, Cty nuôi tôm
khác cũng như các hình thức khác (TT, THT, HND). Nghiên cứu kỹ tình
hình tôm nuôi trong khu vực để có giải pháp ứng phó kịp thời với dịch
bệnh.
vi. Nhà nước nên có chính sách ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hỗ
trợ vốn sản xuất, cần có chính sách qui hoạch các vùng nuôi và ưu tiên
đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất: Điện lưới sản xuất, giao thông, hệ thống
kênh cấp thoát nước phục vụ cho nuôi thủy sản.

CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN CHUNG
Từ việc phân tích các kết quả nghiên cứu khảo sát, quá trình triển khai
thực nghiệm cũng được thực hiện để đánh giá mức độ hiệu quả sản xuất của các
hình thức thông qua mức liên kết và phương thức quản lý của các HTSX. Kết quả
nghiên cứu cho thấy hình thức thực nghiệm–trang trại (TN-TT) và thực nghiệmcông ty (TN-Cty) có kết quả về năng suất và tỷ lệ sống của tôm nuôi tốt nhất,
trong khi thực nghiệm-hộ nông dân (TN-HND) cho hiệu quả thấp nhất, tương ứng

20


hình thức thực nghiệm-trang trại (TN-TT) có lợi nhuận cao nhất và TN-HND thấp
nhất. Về quản lý môi trường hình thức TN-TT và TN-Cty với công trình hoàn
chỉnh và kỹ thuật tốt nên có nhiều ưu điểm về quản lý môi trường hơn nhiều so
với hình thức TN-HND và TN-THT. Ngoài ra, trong công tác quản lý ở hình thức

TN-Cty và TN-TT có trình độ chuyên môn và hoạt động sản xuất cao hơn thông
qua các hoạt động kiểm soát chất lượng nước (biến động chỉ tiêu chất lượng nước),
tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, ký sinh trùng) được kiểm soát chặt chẽ, hơn nữa ở 2
hình thức nuôi này có trình độ chuyên môn của người quản lý cao, trang thiết bị
và hệ thống ao nuôi hoàn chỉnh. Ở hình thức TN-TT mang lại hiệu quả sản xuất
cao hơn so với TN-Cty là do ở hình thức nuôi này có quy mô nuôi nhỏ hơn, mức
độ kiểm soát chặt chẽ và hơn nữa số lượng công nhân làm việc được phân bổ công
việc và kiểm sóat chặt chẽ, ít bị ảnh hưởng bởi bất đồng về sự cạnh tranh không
lành mạnh, nảy sinh những mâu thuẩn như ở hình thức TN-Cty. Các hình thức
hoạt động ở quy mô lớn (TT và Cty) có nhiều ưu điểm hơn như việc nuôi theo
chứng nhận thương mại quốc tế, trong khi đó, hình thức TN-HND nhỏ lẻ còn
nhiều khó khăn và trở ngại. Trong khi hình thức TN-Cty và TN-TT được khuyến
khích phát triển mạnh mẽ hơn nữa, thì việc đầu tư, hỗ trợ xây dựng và phát triển
THT bằng cách liên kết các HND nhỏ lẻ là biện pháp rất cần thiết trong thời gian
tới. Kết quả thực nghiệm mô hình có hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với khảo sát,
tuy nhiên hiệu quả tài chính thấp hơn là do biến động lớn về chi phí đầu vào và
giá bán tôm đầu ra. Điều này cho thấy giá cả thị trường có thể gây nguy cơ rủi ro
tài chính lớn cho sản xuất.

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
6.1 Kết luận
-

Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở các tỉnh
Bến Tre, Kiên Giang và Sóc Trăng khá tương đồng về số năm kinh
nghiệm nuôi tôm (từ 7-9 năm). Người nuôi tôm ở Bến Tre và Kiên Giang
có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên cao hơn so với Sóc Trăng (lần
lượt là 66,6; 75,0 và 50,0%).

-


Kiên Giang là tỉnh có quy mô nuôi lớn hơn (đặc biệt các farm nuôi) so với
Bến Tre và Sóc trăng (lần lượt là 78,9; 16,3 và 34,8 ha/cơ sở). Công trình
nuôi, các tiêu chí kỹ thuật và hiệu quả sản xuất trong mô hình nuôi tôm

21


sú thâm canh là khá tương đồng ở các tỉnh nghiên cứu (với năng suất nuôi
5-6 tấn/ha/vụ và lợi nhuận là 237-330 tr.đ/ha/vụ). Tuy nhiên mức độ lợi
nhuận của các HTSX là chưa tương xứng vì vốn đầu tư và tỷ lệ rủi ro
trong nuôi tôm hiện nay khá cao.
-

Quy trình sản xuất, cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất của các HTSX
còn hạn chế, hệ thống công trình ao nuôi ở hình thức nuôi là TT và Cty
hoàn chỉnh hơn so với HND và THT, đây là yếu tố gây ảnh hưởng trực
tiếp rất lớn đến điều kiện quản lý và hiệu quả sản xuất của các mô hình
nuôi.

-

Mức độ liên kết trong sản xuất của các HTSX hiện nay còn rất hạn chế và
chưa chặt chẽ, chủ yếu trao đổi thông tin về thị trường và chưa mang lại
lợi ích thực sự từ việc liên kết sản xuất, riêng hình thức nuôi là: TT và Cty
có tỷ lệ liên kết và hiệu quả mang lại tương đối hoàn chỉnh hơn hình thức
nuôi là: HND và THT.

-


Trong quá trình thực nghiệm tôm nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh (0,170,23 g/con/ngày), năng suất tôm thu được (5,90-7,73 tấn/ha/vụ) cao hơn
kết quả khảo sát (4,68-6,52 tấn/ha/vụ), trong đó hình thức nuôi là: TN-TT
và TN-Cty tôm nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh và thời gian nuôi ngắn
hơn hình thức TN-HND và TN-THT.

-

Ở thời điểm thực nghiệm các chi phí đầu vào đều tăng cao (giá thành sản
xuất 91,6-129 nghìn đồng/kg, cao hơn thời điểm khảo sát là 63,2-76,1
nghìn đồng/kg), nhưng giá tôm thương phẩm giảm thấp (lần lượt là 101122 so với 114-122 nghìn đồng/kg) dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so
với thời điểm khảo sát.

-

TN-TT và TN-Cty có hiệu quả sản xuất cao hơn so với hình thức nuôi là:
TN-HND và TN-THT (lợi nhuận lần lượt là 214; 47,6; -102 và -67,8
tr.đ/ha/vụ). Điều này đã khẳng định là hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi
phụ thuộc lớn vào mức độ liên kết trong sản xuất và trình độ quản lý của
các HTSX.

-

Nghiên cứu cũng đã đánh giá được những ưu thế, yếu điểm của từng
HTSX riêng lẽ thông qua SWOT, trên cơ sở đó đã đề xuất được những

22


×