Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI THỰC HÀNH TRONG BÀI “VIẾT BÁO CÁO NGẮN VỀ KÊNH ĐÀO XUYÊ VÀ KÊNH ĐÀO PANAMA”_ĐỊA LÍ LỚP 10 BAN CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.23 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI THỰC HÀNH
TRONG BÀI
“VIẾT BÁO CÁO NGẮN VỀ KÊNH ĐÀO XUY-Ê
VÀ KÊNH ĐÀO PA-NA-MA”_ĐỊA LÍ LỚP 10 BAN
CƠ BẢN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Cúc
Tổ bộ môn: Địa – Ngoại ngữ
Mã:……………………………………
SĐT: 01683047747
Email:

Yên Lạc, tháng 4 năm 2013


MỤC LỤC
Trang
Danh mục từ viết tắt…………………………………………………………….1
PHẦN I.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Giáo viên
Học sinh
Trung học phổ thông


Trung học cơ sở
Sách giáo khoa

VIẾT TẮT
GV
HS
THPT
THCS
SGK

2


PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình Địa lí bậc THPT, nội dung thực hành thường chiếm
1/3 số tiết học. Nội dung thực hành không chỉ có ở các bài học thực hành riêng
biệt, mà còn được lồng ghép trong tất cả các bài học. Các dạng bài thực hành
trong SGK Địa lí 10 và Địa lí 10 Nâng cao hết sức đa dạng: vẽ và nhận xét biểu
đồ; phân tích lược đồ, bảng số liệu; viết báo cáo về một vấn đề kinh tế - xã hội
và môi trường; hoàn thành sơ đồ; lập bảng tóm tắt, điền thông tin vào
bảng….Những dạng bài thực hành này luôn đòi hỏi người học phải có những kĩ
năng thành thạo mới hoàn thành tốt được.
Tuy nhiên, thực trạng giảng dạy trong nhà trường cho thấy thực hành
hiện vẫn là khâu yếu, chưa được quan tâm đầy đủ dẫn tới kết quả học tập của
học sinh chưa tương xứng với yêu cầu. Đây chính là tình hình chung của các
trường phổ thông ở thành phố cũng như vùng nông thôn và đặc biệt là ở vùng
khó khăn.Trong các dạng bài thực hành thì dạng bài viết báo cáo ít được chú
trọng nhất mà vẫn chủ yếu tập trung vào dạng bài vẽ biểu đồ để đáp ứng yêu cầu
của các bài kiểm tra và thi tốt nghiệp. Từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn đề tài:

“Phương pháp dạy dạng bài thực hành trong bài “Viết báo cáo ngắn về kênh đào
Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma” _ Địa lí lớp 10 ban cơ bản”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng viết báo cáo trong giờ học trên lớp,
từ đó cũng rèn luyện khả năng sắp xếp, phân tích một vấn đề địa lí nói riêng và
các vấn đề trong cuộc sống nói chung. Đồng thời còn giúp học sinh thể hiện bản
lĩnh, sự tự tin khi trình bày một vấn đề trước đám đông.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3


Đề tài này thực hiện cho đối tượng là học sinh lớp 10 trong học tập môn
địa lý và áp dụng cho bài học thuộc phần địa lý dịch vụ, cụ thể là bài: “ Thực
hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma”
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
4.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tổng hợp từ các nguồn tài liệu : tạp chí, báo cáo khoa học và các công
trình nghiên cứu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
4.2. Phương pháp tổng hợp đánh giá
Trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành tổng
hợp, đánh giá.
4.3.Phương pháp thực nghiệm
4.4.Phương pháp điều tra, khảo sát

PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm phương pháp dạy thực hành
Phương pháp dạy thực hành nói chung và phương pháp dạy thực hành
dạng báo cáo nói riêng là phương pháp giảng dạy trên cơ sở sự quan sát GV làm

mẫu và thực hiện tự lực của HS dưới sự hướng dẫn của GV nhằm hoàn thành
các bài tập, các công việc, từ đó hình thành các kĩ năng, kĩ xảo. Thêm vào đó
phương pháp dạy học thực hành còn giúp HS cũng cố tri thức, phát triển năng
lực tư duy để có khả năng xử lí các tình huống thực tế trong cuộc sống.
1.2. Các mô hình phương pháp dạy thực hành
1.2.1 Mô hình phương pháp 3 bước
Cấu trúc mô hình phương pháp 3 bước:
Bước 1: Gây động cơ
- Khơi dây sự chú ý - làm rõ kiến thức sơ bộ
- Phát biểu mục tiêu, nhiệm vụ bài thực hành

Bước 2: Trình bày lí thuyết về bài thực hành
- Nội dung qui trình luyện tập
- Phân nhóm, giao nhiệm vụ
- Lưu ý về an toàn lao động
( Hình thức tổ chức lớp học: toàn lớp)

4


Bước 3: Tổ chức luyện tập
- Học sinh luyện tập theo qui trình hướng dẫn ở bước 2
- GV quan sát và giúp đỡ

Nguồn: Tài liệu bài giảng Lí luận dạy học. Trường Đại học sư phạm kĩ thuật
Phương pháp này có tác dụng tạo điều kiện cho học sinh phát huy các qui
trình thao tác thực hành các biểu tượng và chuyển tải những tri thức thành kĩ
năng thao tác thực hành. Chính vì vậy học sinh còn bị động vào những gì giáo
viên truyền và phải làm theo.
1.2.2. Mô hình phương pháp 6 bước

Cấu trúc mô hình phương pháp 6 bước
Bước 1
- Cái gì nên được làm?
- Những câu hỏi hướng
dẫn
1
Thông
tin
Bước 6
- Cái gì phải được
làm tốt hơn ở lần
sau?
- Trao đổi với GV

6
Đánh giá

5
Kiểm tra

2
Kế hoạch

3
Quyết
định

Bước 2:
- Người ta dự
định trước như

thế nào?
- Lập kế hoạch
làm việc

5


Bước 5
- Nhiệm vụ được
hoàn thành chính
xác?
- Phiếu kiểm tra

4
Thực
hiện

Bước 3:
- Xác định con
đường hoàn thành
và phương tiện hỗ
trợ
- Trao đổi với GV

Bước 4:
- Hoàn tất chi tiết
- Thực hiện nhiệm vụ
Nguồn: Tài liệu bài giảng lí luận dạy học đại học, trường Đại học sư phạm kĩ
thuật
Ngoài mục đích hình thành kĩ năng, tổ chức dạy học thực hành theo mô

hình phương pháp này còn phát triển ở học sinh năng lực hợp tác, tự thu nhận
thông tin và khả năng lập kế hoạch. Mô hình phương pháp 6 bước được xây
dựng trên cơ sở của lí thuyết hoạt động kết hợp với chức năng hướng dẫn và
thông tin tài liệu để kich thích học sinh độc lập giải quyết nhiệm vụ học tập.
Như vậy có thể thấy: mô hình phương pháp 6 bước đã mang lại một số ưu
và nhược điểm:
- Ưu điểm: GV không còn đóng vai là là trung tâm của quá trình dạy học. Từ đó
tích cực hóa học sinh, rèn luyện cho học sinh tính độc lập sáng tạo
- Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và phải có đầy đủ phương tiện dạy học
1.3. Vai trò của các bài thực hành địa lí
Kĩ năng thực hành địa lí là yêu cầu không thể thiếu được của việc học môn
địa lí bởi các kĩ năng là thước đo kết quả học tập của HS theo xu hướng học tập
tích cực. Trước đây trong chương trình và SGK địa lí thường mới chỉ chú trọng
đến các bài dạy lí thuyết, mà chưa chú ý đến các bài thực hành, nên tỉ lệ các bài
thực hành thường quá thấp. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỉ lệ bài thực
hành địa lí lớp 10 đã tăng lên đáng kể (tăng 7 bài so với chỉ có 1 bài ở SGK cũ)
và có nhiều dạng thực hành khác nhau, trong đó có cả dạng viết báo cáo.
Ngoài ra, trong thời gian đây, bài thực hành thường chiếm 30-40% tổng số
điểm trong các đề thi tôt nghiệp, thi tuyển sinh vào các trường đại học và cao
đẳng.
Các bài thực hành địa lí 10, một mặt vừa cũng cố kĩ năng mà HS đã làm quen
từ THCS, một mặt bước đầu cung cấp những kĩ năng mới cho HS. Những kĩ
năng đó sẽ là tiền đề, cơ sở cho HS tiếp tục tìm hiểu những kĩ năng cao hơn khi
6


lên lớp 11, 12.Vì vậy,các bài thực hành địa lí nói chung và bài thực hành viết
báo cáo nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng.
1.4. Thực trạng dạy thực hành địa lí lớp 10 ban cơ bản
Một quan niệm khá phổ biến xuất phát từ phương pháp dạy học truyền

thống, cho rằng thực hành chỉ là một bài học vận dụng tri thức, có mục đích
cũng cố kiến thức và kĩ năng đã học. Với quan niệm đó, bài thực hành không
đem lại kiến thức gì mới cho HS, cũng không làm cho HS thấy hứng thú. Khi
dạy thực hành, GV thường coi nhẹ và xem nó như bài tập tự làm bình thường
của HS, GV không cần chuẩn bị, nhiều GV dạy bài thực hành cũng giống như
dạy lí thuyết. Bên cạnh đó, không ít GV chưa hiểu biết nội dung, yêu cầu của bài
thực hành nên khi dạy còn lúng túng về phương pháp dạy thường qua loa theo
lối thuyết trình, GV làm việc nhiều, còn HS không chịu thao tác, ỷ lại cho Thầy.
Về mặt nhận thức, đa số GV đều cho rằng chương trình và SGK địa lí 10
hiện nay về nội dung và yêu cầu của bài thực hành cao, một số dạng thực hành
không cần thiết vì không có trong cấu trúc đề thi (dạng viết báo cáo). Dạy thực
hành đòi hỏi đầu tư công sức và kĩ thuật nhiều trong khi điều kiện của một số
trường ở những địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa còn thiếu.
Thực tế khi dạy các bài thực hành (kể cả dạng viết báo cáo), đa số GV vẫn
chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, nặng về
thông báo, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát huy tư
duy, HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Phân loại dạng bài thực hành trong chương trình địa lí lớp 10 cơ bản
Trong chương trình địa lí lớp 10 gồm 7 bài thực hành được xếp vào 3 dạng:
2.1.1. Dạng bài thực hành vẽ biểu đồ
- Bài 30. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số
của thế giới và một số quốc gia
- Bài 34. Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công
nghiệp trên thế giới
2.1.2 Dạng bài thực hành đọc bản đồ, biểu đồ
- Bài 4. Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa
lí trên bản đồ
- Bài 10. Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và
các vùng núi trẻ

- Bài 14. Thực hành: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên
trái đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu
- Bài 25. Thực hành: Phân tích phân bố dân cư trên thế giới
2.1.3. Dạng bài thực hành viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào
Panama.
7


2.1.3 Dạng bài thực hành viết báo cáo
Bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào
Panama
2.2 Vận dụng mô hình 6 bước vào dạy bài thực hành “Viết báo cáo ngắn về
kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama”
đóng cửa…
Học sinh thực sự là trung tâm trong mô hình phương pháp 6 bước, hầu hết
các công việc HS phải tự thực hiện, GV chỉ đề ra hướng thực hiện và can thiệp ở
mức độ vừa phải.
- Bước 1 (thông tin): GV hướng dẫn gợi mở dựa trên yêu cầu của đề bài: cái gì
cần phải làm? Để từ đó hướng tới nhiệm vụ mà HS cần phải thực hiện
- Bước 2 (lập kế hoạch thực hiện): GV giao việc cho HS để tiến hành làm bài
- Bước 3 (quyết định): HS trao đổi những thắc mắc, những vấn đề chưa rõ với
GV. Từ đó quyết định cách thức tiến hành và làm như thế nào?
- Bước 4 (hoàn tất chi tiết): Dựa trên những gì đã trao đổi với GV, HS tiến
hành làm bài
- Bước 5 (kiểm tra): GV sẽ kiểm tra phần làm việc của HS, tiến hành chuẩn
kiến thức
- Bước 6 (đánh giá): GV nhận xét và đánh giá kết quả làm việc của HS
Cụ thế:
Bước 1: Thông tin (5 phút): GV cung cấp những yêu cầu của bài thực hành
Bài tập 1:

a. Hãy xác định vị trí của kênh đào Xuy-ê trên bản đồ các nước trên thế giới và
bản đồ tự nhiên thế giới?
b. Cho bảng số liệu (SGK):
+ Hãy tính quãng đường vận chuyển được rút ngắn bao nhiêu hải lí và bao
nhiêu % so với tuyến vòng qua Châu Phi?
+ Sự hoạt động của kênh đào Xuy-ê đã đem lại những lợi ích gì cho ngành
hàng hải thế giới?
+ Nếu kênh đào bị đóng cửa như thời kì 8 năm (1967-1975) do chiến tranh, thì
sẽ gây những tổn thất kinh tế như thế nào đối với Ai Cập, đối với các nước ven
Địa Trung Hải và biển Đen?
c. Trên cơ sở các thông tin trên, hãy hoàn thiện một bài viết ngắn về kênh Xuy-ê
Bài tập 2:
a. Hãy xác định vị trí của kênh đào Panama trên bản đồ các nước trên thế giới và
bản đồ tự nhiên thế giới?
b. Cho bảng số liệu (SGK)

8


+ Hãy tính quãng đường vận chuyển được rút ngắn bao nhiêu hải lí và bao
nhiêu phần trăm so với tuyến vòng qua Nam Mĩ
+ Sự hoạt động của kênh đào Panama đã đem lại những lợi ích gì cho sự tăng
cường giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu á- thái bình dương với nền kinh
tế Hoa kì?
c. Trên cơ sở các thông tin trên, hãy hoàn thiện một bài viết ngắn về kênh đào
Panama
GV: Chúng ta vẫn thường nghe đến những kênh đào trên sông để phục vụ cho
việc tưới tiêu trong nông nghiệp. Tuy nhiên 2 kênh đào này lại được đào thông
qua biển và đại dương, để hoàn thành 2 kênh đào này đã tốn rất nhiều về sức
người, sức của. Vậy tại sao người ta lại xây dựng 2 kênh đào xuyên biển?

Bước 2: Lập kế hoạch làm việc (5’): GV chia nhóm làm việc.
GV: chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm 1 và 3: Tìm hiểu về kênh đào Xuy-ê
+ Nhóm 2 và 4: Tìm hiểu về kênh đào Panama
GV: Yêu cầu mỗi nhóm lên xác định vị trí 2 kênh đào (GV chuẩn bị bản đồ)
GV: Chuẩn kiến thức: chỉ trên bản đồ (Vị trí của kênh đào Xuy-ê: cắt ngang
eo đất Xuy-ê, nằm phía đông bắc Châu Phi, nối biển đỏ với Địa Trung Hải thuộc
chủ quyền Ai cập; Vị trí kênh đào Panama nằm ở cực nam của eo đất Trung Mĩ
nối liền Đại Tây dương với Thái Bình Dương. Thuộc chủ quyền Panama
GV: Các nhóm tiến hành làm việc:
+ Nhóm 1 và 3: Tiến hành xử lí quãng đường rút ngắn của kênh đào Xuy-ê
sau đó viết bào cáo trong thời gian 15 phút vào giấy A4
+ Nhóm 2 và 4: Tiến hành xử lí 5 tuyến đầu tiên của kênh đào Panama. Sau
đó viết báo cáo trong 15 phút vào giấy A4.
Bước 3: Quyết định (10’): Các thành viên trong nhóm trao đổi với nhau về
cách làm bài: cách xử lí, viết báo cáo.
Trong thời gian các nhóm làm việc, trao đổi với nhau, GV đi quan sát từng
nhóm và trả lời những thắc mắc của HS
Bước 4: Hoàn tất chi tiết (15’): Các nhóm hoàn thành bài tập
Các nhóm tiếp tục phân công nhau hoàn thành bài tập
Bước 5: Kiểm tra đánh giá (5’): Sau khi các nhóm nộp bài, GV kiểm tra và
yêu cầu 1 nhóm lên báo cáo. GV chuẩn kiến thức.
Bước 6: Đánh giá (5’): GV nhận xét phần làm việc của các nhóm
Các nhóm tự rút ra những lỗi sai và chưa hoàn chỉnh
GV: Tổng kết những lỗi mà các nhóm mắc phải để rút kinh nghiệm. HS trao
đổi những thắc mắc của nhóm với GV (Nếu không kịp giờ HS và GV có thể trao
đổi với nhau qua email hoặc một buổi khác)
3. Kết quả thực nghiệm
9



Hiệu quả của của phương pháp được kiểm chứng qua thực nghiệm sư phạm
3.1. Mục đích thực nghiệm
Trong đề tài thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính
hiệu quả của việc sử dụng phương pháp 6 bước trong việc dạy bài thực hành
“Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma”_ Địa lý lớp 10
ban cơ bản so với cách sử dụng truyền thống để chứng minh tính đúng đắn và
tính khả thi của giả thiết đã đưa ra.
3.2. Phương pháp thực nghiệm
Các lớp được chọn tiến hành thực nghiệm được chia làm 2 nhóm lớp:
- Nhóm lớp thực nghiệm: dạy học sử dụng phương pháp 6 bước.
- Nhóm lớp đối chứng: dạy học theo phương pháp truyền thống.
3.3. Quy trình thực nghiệm
3.3.1. Chuẩn bị thực nghiệm
3.3.1.1. Chọn lớp thực nghiệm
Tại trường THPT Đồng Đậu tôi chọn 1 lớp thực nghiệm có lực học tốt hơn
(10A1) và 1 lớp đối chứng có lực học yếu hơn (10A2). Các lớp được chọn phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trình độ học lực và hạnh kiểm giữa hai lớp không có sự chênh lệch đáng
kể.
- Sĩ số học sinh giữa hai lớp tương đương nhau.
- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ thực nghiệm giữa hai lớp tương đương
nhau.
3.3.1.2. Chọn giáo viên thực nghiệm
Để đảm bảo tính ổn định tôi chọn ở trường THPT Đồng Đậu 2 giáo viên
trực tiếp giảng dạy ở 2 lớp khác nhau, 1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng.
3.2.2. Tổ chức thực nghiệm
Công tác thực nghiệm được tổ chức đôi với 2 giáo viên dạy ở 2 lớp khác
nhau. Lớp thực nghiệm có sử dụng phương pháp 6 bước theo giáo án do tôi thiết
kế, lớp đối chứng sử dụng phương pháp dạy học truyền thống theo giáo án của

giáo viên.
3. 4. Kết quả thực nghiệm
3.1. Về mặt định lượng:
Bài thực hành được tiến hành thực nghiệm tại lớp 10A1 (năm học 20122013) với mô hình phương pháp 6 bước. Lớp đối chứng là 10A2 dạy theo bài
giảng truyền thống. Kết quả thu được như sau:
Điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 TB

0

0


0

3

5

8

10

14

5

0

Lớp
7,16

10A1*
10


10A2 **

0

0


1

3

9

14

10

7

1

0

6,20

* : áp dụng mô hình phương pháp 6 bước
** : áp dụng mô hình phương pháp truyền thống
Nhìn vào bảng kết quả của 2 lớp khi tiến hành dạy bằng mô hình phương
pháp 6 bước và phương pháp truyền thống có thể thấy: Ở lớp 10A1 được dạy
bằng mô hình phương pháp 6 bước đạt kết quả tốt hơn (điểm trung bình 7,16 đ),
trong khi lớp 10A2 có kết quả thấp hơn (điểm trung bình 6,20 đ). Bên cạnh đó,
lớp 10A1 tỏ ra thích thú với bài học vì các em được làm việc theo nhóm, được
thể hiện bản lĩnh của mình khi trình bày vấn đề trước lớp.

3.2. Về mặt định tính:
GV đã sử dụng phiếu điều tra để thu thập ý kiến của HS ở các lớp tiến hành
dạy

(Mẫu phiếu điều tra ở phần phụ lục)
* Kết quả
Câu
1

2

3
4

Lớp 10A7*

Lớp 10A8*

a

6 (13,3)

15 (33,3%)

b

22 (48,9%)

28 62,2%)

c

17 (37,8%)


3 (4,5%)

a

5 (11,1%)

12 (26,7%)

b

7 (15,5%)

18 (40%)

c

30 (66,7%)

15 (33,3%)

d

3 (6,7%)

0

a

17 (37,8%)


38 (84,4%)

b

28 (62,2%)

7 (16,6%)

a

5 (11,1%)

19 (42,2%)

b

34 (75,5%)

24 (53,3%)
11


6
7

c

6 (13,4%)

2 (4,5%)


a

20 (44,4%)

5 (17,7%)

b

22 (49%)

20 (44,4%)

c

3 (6,6%)

18 (40%)

d

0

2 (4,4)

a

37 (82,2%)

45 (100%)


b

8 (17,8)

0

a

15 (33,3%)

28 (62,2%)

b

8 (17,8%)

0

c

22 (48,9)

17 (37,8%)

a

21 (46,67%)

41 (91%)


b

24 (53,33%)

4 (9%)

(* Cả 2 lớp được dạy bằng mô hình phương pháp 6 bước)
Qua bảng kết quả trên ta thấy, hầu hết HS lớp 10A1 tiếp thu bài trên 70%
trong khi lớp 10A2 chỉ trong khoảng 50-70% khi được dạy bằng phương pháp 6
bước. Ngoài ra, sự hứng thú với bài học cũng khác nhau giữa 2 lớp dù được dạy
cùng một phương pháp. Điều này cho thấy, ở những lớp có học lực khác nhau,
nếu dạy cùng một phương pháp thì hiệu quả sẽ giảm (ở một trong hai lớp), vì
vậy GV cần sử dụng các phương pháp khác nhau khi dạy bài thực hành viết báo
cáo (kể cả các dạng bài thực hành dạng khác) thì hiệu quả sẽ đồng đều hơn.

12


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dù thời gian nghiên cứu đề tài không dài nhưng nhìn chung đề tài đã khắc
họa được những nét cơ bản:
- Đưa ra được một số phương pháp dạy các bài thực hành nói chung và bài
thực thành viết báo cáo nói riêng trong chương trình địa lí lớp 10 ban cơ bản
- Cách vận dụng các mô hình phương pháp dạy thực hành vào dạy bài thực
hành viết báo cáo
- Chứng minh được tính hiệu quả của các mô hình phương pháp qua thực
nghiệm sư phạm.
2. Kiến nghị

- Khi dạy các bài thực hành địa lí ở các lớp có trình độ khác nhau GV nên sử
dụng các phương pháp khác nhau
- Để dạy các bài thực hành có hiệu quả, cần quan tâm đến vấn đề cơ sở vật chất
(máy móc thiết bị, bản đồ, phòng ốc, tranh ảnh…)
- Khi tiến hành làm nhóm, không nên để nhóm quá đông, như vậy sẽ xảy ra
tình trạng ỷ lại, không làm việc của một số HS

13


- Sau mỗi bài thực hành, GV nên kiểm tra mức độ hiểu bài của HS (có thể thu
bài để chấm)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng phúc, (2001), Lý luận dạy học Địa lí (phần đại
cương), NXB Đại học quốc gia Hà Nội
2. Lê Thông (chủ biên), (2006) SGK địa lí lớp 10, NXB Gíao dục
3. Lê Thông (chủ biên), (2006) Sách giáo viên Địa lí lớp 10, NXB Giáo dục
4. Nguyễn Văn Tuấn, (2009), Tài liệu bài giảng Lí luận dạy học (phần đại
cương), trường Đại Học sư phạm kĩ thuật TPHCM
5. Nguyễn Đức vũ (chủ biên), (2008), dạy và học thực hành Địa lí 10, 11 NXB
Giáo dục.
6. Nguyễn Chí Tuấn, (niên khóa 2000-2004), Phương pháp rèn luyện kĩ năng
Địa lí lớp 10 thí điểm ban KHTN, khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP TPHCM.

14


PHỤ LỤC

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Họ và tên:……………………………………
Lớp:………………………………………….
Hay khoanh tròn vào ý mà em lựa chọn
1. Qua tiết học này, em tiếp thu bài được bao nhiêu %?
a. >75%
b. Từ 50-70%
c. <50%
2. Em có cảm thấy hứng thú với bài thực hành này không?
a. Rất hứng thú
b. Hứng thú
c. Bình thường
d. Không hứng thú
3. Với một bài thực hành em thấy GV làm tất cả hay chỉ hướng dẫn cho HS
tự làm thì sẽ giúp cho việc rèn luyện kĩ năng của bản thân?
a. GV hướng dẫn
b. GV làm tất cả
4. Em có thích học bài thực hành theo cách tổ chức như thế này không?
a. Thích
b. Bình thường
c. Không thích
15


5. Em thấy cách học như thế này có quá khó với trình độ của bản thân
không?
a. Khó
b. Bình thường
c. Dễ
d. Quá dễ

6. Nếu bây giờ gặp dạng bài thực hành tương tự như thế này em có thể làm
được hay không?
a. Có
b. Không
7. Theo em một tiết dạy thực hành có quan trọng và cần thiết hay không?
a. Có
b. Không
c. Bình thường
8.Với dạng bài thực hành này dưới sự hướng dẫn của thầy cô các em có thể
tự chuẩn bị ở nhà rồi đến lớp báo cáo được hay không.
a. Có
b. Không
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lí luận dạy học Địa lí (phần đại cương), Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001
2. SGK địa lí lớp 10, Lê Thông (chủ biên), NXB Giáo dục, 2006
3. Sách giáo viên địa lí 10, Lê Thông (chủ biên), NXB Giáo dục, 2006
4. Tài liệu bài giảng Lí luận dạy học (phần đại cương), Nguyễn văn Tuấn,
Trường
ĐHSP kĩ thuật TPHCM, 2009
5. Dạy và học thực hành địa lí 10,11, Nguyễn Đức Vũ (chủ biên), NXB Giáo
dục,
2008
6. Phương pháp rèn luyện kĩ năng địa lí 10 ban KHTN, Nguyễn Chí Tuấn, khóa
luận tốt nghiệp, trường ĐHSP TPHCM, niên khóa 2000-2004

16


17




×