Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 160 trang )

Ths. Nguyễn Trường Huy

BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Chương 1
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
1.1. ĐỊNH NGHĨA:
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
Theo chức năng, môi trường sống của con người được chia thành các loại:
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại
ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người.
- Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế,
cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau.
- Ngoài ra, còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con
người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở,...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống,
sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan,
quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự
nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học
sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí
nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm
với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và
các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG:
Khoa học môi trường (KHMT) là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại
giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh vật và MT vật lý xung quanh
nhằm mục đích BVMT sống của con người trên TĐ. Do đó, đối tượng nghiên cứu của KHMT là


các MT trong mối quan hệ tương hỗ giữa MT sinh vật và con người.
Không giống như Sinh học, Địa chất học, Hoá học và Vật lý học, và những ngành khoa học tìm
kiếm việc thiết lập các nguyên lý chung về chức năng của thế giới tự nhiên, KHMT là một ngành
khoa học ứng dụng, một dạng của các phương án giải quyết vấn đề là sự tìm kiếm những thay thế
cấu trúc đối với tổn thất MT. Khoa học sinh thái và những nguyên lý sinh học tập trung nghiên
cứu các mối quan hệ tương hỗ giữa những cơ thể sống và MT của chúng, là những cơ sở và nền
tảng của KHMT. Chúng ta nghiên cứu chi tiết những vấn đề của sinh thái học, sử dụng những cái
gì đã biết về sinh thái học để tập trung giải quyết những vấn đề cụ thể về MT.
GT Moi truong Xay dung



1


Ths. Nguyễn Trường Huy

BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Khoa học MT là khoa học tổng hợp, liên ngành, nó sử dụng và phối hợp thông tin từ nhiều lĩnh
vực như: sinh học, hoá học, địa chất, thổ nhưỡng, vật lý, kinh tế, xã hội học, khoa học quản lý và
chính trị,..để tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần MT (tự nhiên hoặc nhân tạo) có ảnh hưởng hoặc
chịu ảnh hưởng bởi con người, nước, không khí, đất, sinh vật, hệ sinh thái (HST), khu công
nghiệp, đô thị, nông thôn,..Ơ đây, KHMT tập trung nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại
giữa con người với các thành phần của MT sống.
- Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm bảo vệ chất lượng, MT sống của con người.
- Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm
BVMT và phát triển bền vững (PTBV) Trái Đất, quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành công nghiệp.
- Nghiên cứu về phương pháp như mô hình hoá, phân tích hoá học,vật lý, sinh học phục vụ cho

3 nội dung trên.
Tuy nhiên, không phải chỉ liệt kê một cách ảm đạm các vấn đề MT đi đôi với những giải đoán
cho một tương lai hoang vắng và buồn tẻ. Ngược lại, mục tiêu của KHMT và mục tiêu của chúng
ta như những cá thể, những công dân của thế giới là xác định, thấu hiểu các vấn đề mà tổ tiên của
chúng ta và chính chúng ta đã khơi dậy, xúc tiến. Còn nhiều vấn đề phải làm và phải làm nhiều
hơn nữa ở mỗi cá thể, mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.
Thực tế cho thấy, hầu hết các vấn đề MT là rất phức tạp và không chỉ giải quyết đơn thuần
bằng các khoa học, công nghệ riêng rẽ, vì chúng thường liên quan và tác động tương hỗ đến nhiều
mục tiêu và quyền lợi khác nhau.
1.3. CHỨC NĂNG CHỦ YẾU CỦA MÔI TRƯỜNG.
Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì MT sống có các chức năng chủ yếu sau:
1.3.1. Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật (habitat)
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho
các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, kho
tàng, bến cảng,... Trung bình mỗi ngày mỗi người đều cần khoảng 4m3 không khí sạch để hít thở;
2,5 lít nước để uống, một lượng lương thực, thực phẩm tương ứng với 2000 - 2400 ca lo. Như
vậy, chức năng này đòi hỏi MT phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Ví
dụ, phải có bao nhiêu m2, hecta hay km2 cho mỗi người. Không gian này lại đòi hỏi phải đạt
những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội. Tuy
nhiên, diện tích không gian sống bình quân trên TĐ của con người đang ngày càng bị thu hẹp
(bảng 1và 2).
Bảng l. Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới (ha/người)
Nguồn : Lê Thạc Cán, 1996

GT Moi truong Xay dung



2



Ths. Nguyễn Trường Huy

BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Năm

-106

Dânsố(Triệungười) 0,125
Diện tích(ha/ng)

-105

-104

0(CN) 1650 1840

1,0

5.0

200

120.000 15.000 3.000 75

1930

1994


2010

545

1.000 2.000 5.000 7.000

27,5

15

7,5

3,0

1,88

Bảng 2. Diện tích đất canh tác trên đầu người ở Việt Nam
Năm

1940

1960

1970

1992

2000

Bình quân đầu người


0,2

0,16

0,13

0,11

0,1

Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa học và công nghệ.
Trình độ phát triển càng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất sẽ càng giảm. Tuy nhiên, trong
việc sử dụng không gian sống và quan hệ với thế giới tự nhiên, có 2 tính chất mà con người cần
chú ý là tính chất tự cân bằng (homestasis), nghĩa là khả năng của các HST hệ sinh thái) có thể
gánh chịu trong điều kiện khó khăn nhất. Gần đây, để cân nhắc tải lượng mà MT phải gánh chịu
đã xuất hiện những chỉ thị cho tính bền vững liên quan đến không gian sống của con người như:
- Khoảng sử dụng MT (environmental use space) là tổng các nguồn tài nguyên thiên nhiên có
thể được sử dụng hoặc những ô nhiễm có thể phát sinh để đảm bảo một MT lành mạnh cho các
thế hệ hôm nay và mai sau.
- Dấu chân sinh thái (ecological footprint) được phân tích dựa trên định lượng tỷ lệ giữa tải
lượng của con người lên một vùng nhất định và khả năng của vùng để duy trì tải lượng đó mà
không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Giá trị này được tính bằng diện tích đất sản
xuất hữu sinh (đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng, ao hồ, đại dương,....) và cộng thêm 12% đất cần được
dự trữ đề bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH). Nếu tính riêng cho nước Mỹ, trong năm 1993 thì một
người dân Mỹ trung bình sản xuất một dấu chân sinh thái là 8,49 ha. Điều này có nghĩa là hơn 8
ha sản xuất hữu sinh (tính theo năng suất trung bình của thế giới) phải liên tục sản xuất để hỗ trợ
cho một công dân Mỹ. Dấu chân sinh thái này chiếm diện tích gấp hơn 5 lần so với 1,7 ha trên
một công dân của thế giới. Chỉ những nước với dấu chân sinh thái cao hơn l,7 ha mới có một tác
động toàn cầu, bền vững đối với mọi người mà không làm cạn kiệt kho vốn thiên nhiên của TĐ.

- Như vậy, MT là không gian sống của con người và có thể phân loại chức năng không gian
sống của con người thành các dạng cụ thể sau:
- Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công nghiệp, kiến
trúc hạ tầng và nông thôn.
- Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao thông
đường thuỷ, đường bộ và đường không.
- Chức năng sản xuất: cung cấp mặt bằng và phông tự nhiên cho sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp.
- Chức năng cung cấp năng lượng, thông tin.
- Chức năng giải trí của con người: cung cấp mặt bằng, nền móng và phông tự nhiên cho việc
giải trí ngoài trời của con người (trượt tuyết, trượt băng, đua xe, đua ngựa,...).
GT Moi truong Xay dung



3


BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Ths. Nguyễn Trường Huy

1.3.2. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất
của con người.
Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi con người biết
canh tác cách đây khoảng 14 - 15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra
máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVIII, đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật trong mọi lĩnh vực. Xét về bản chất thì mọi hoạt động của con người để duy trì cuộc sống
đều nhằm vào việc khai thác các hệ thống sinh thái của tự nhiên thông qua lao động cơ bắp, vật tư
công cụ và trí tuệ.

Với sự hỗ trợ của các hệ thống sinh thái, con người đã lấy từ tự nhiên những nguồn tài nguyên
thiên nhiên cần thiết phục vụ cho việc sản xuất ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của
mình.
Rõ ràng, thiên nhiên là nguồn cung cấp mọi nguồn tài nguyên cần thiết. Nó cung cấp nguồn vật
liệu, năng lượng, thông tin (kể cả thông tin di truyền) cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất
và quản lý của con người. Nhu cầu của con người về các ngụồn tài nguyên không ngừng tăng lên
cả về số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này
của MT còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm :
- Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính ĐDSH và độ phì nhiêu của đất,
nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
- Các thủy vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn
thủy hải sản.
- Động thực vật: cung cấp lương thực và thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời (NLMT), gió, nước: Để chúng ta hít thở, cây cối ra
hoa và kết trái.
- Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất
nông nghiệp.
1.3.3. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của cải vật chất, con người luôn đào thải ra các chất thải
vào MT. Tại đây, các chất thải dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố MT khác sẽ bị phân
huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt các quá trình sinh địa hoá
phức tạp.
Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số nhân loại còn ít, chủ yếu do các quá trình phân huỷ tự nhiên
làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất định lại trở lại trạng thái nguyên liệu của tự
nhiên. Sự gia tăng dân số thế giới nhanh chóng, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá làm số
lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến chức năng này ở nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá
tải, gây ô nhiễm MT. Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong một khu vực nhất định được
gọi là khả năng đệm (buffercapacity) của khu vực đó. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm,
hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân
GT Moi truong Xay dung




4


Ths. Nguyễn Trường Huy

BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

huỷ thì chất lượng MT sẽ giảm và MT có thể bị ô nhiễm. Có thể phân loại chi tiết chức năng này
thành các loại sau:
- Chức năng biến đổi lý - hoá học: pha loãng, phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng; hấp thụ ; sự tách
chiết các vật thải và độc tố.
- Chức năng biến đổi sinh hoá: sự hấp thụ các chất dư thừa; chu trình ni tơ và cacbon; khử các
chất độc bằng con đường sinh hoá.
- Chức năng biến đổi sinh học: khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá, amôn hoá, nitrat hoá
và phản nitrat hoá,...
1.3.4. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Môi trường TĐ được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì, chính MT
TĐ là nơi:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch
sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các
hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên TĐ như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước
khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi
lửa,....
Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loại động thực vật, các HST
tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn
hoá khác.

1.4. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRONG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN
ĐỀ MÔI TRƯỜNG.
Để duy trì chất lượng MT hay nói đúng hơn là duy trì được cân bằng của tự nhiên, đưa tất cả
các hoạt động của con người đạt hiệu quả tốt nhất, vừa phát triển kinh tế, vừa hài hoà với tự nhiên
thì việc quy hoạch và quản lý lãnh thổ trên quan điểm sinh thái - MT là giải pháp hữu hiệu nhất:
Theo yêu cầu của con người, các Hệ sinh thái (HST) tự nhiên được phân thành 4 loại chính: HST
sản xuất, HST bảo vệ; HST đô thị và HSR với các mục đích khác như giải trí, du lịch, khái thác
mỏ,... Quy hoạch sinh thái học cũng có nghĩa là sắp xếp và quản lý cân đối, hài hoà cả 4 loại HST
đó.
Trong nghiên cứu, nhiều vấn đề MT đang đối mặt với chúng ta hiện nay, điều quan trọng là
không được phép quên một thực tế là chúng ta có thể làm được nhiều việc để cải thiện tình trạng.
Vai trò của Khoa học môi trường (KHMT) không chỉ dừng lại ở việc xác định các vấn đề, các bức
xúc mà phải đề nghị và đánh giá các phương án giải quyết tiềm năng. Mặc dù, việc lựa chọn thực
hiện phương án giải quyết được đề nghị luôn luôn là chủ đề của chính sách và chiến lược của xã
hội, KHMT ở đây đóng vai trò chủ chốt trong giáo dục cả hai: các quan chức và cộng đồng. Việc
giải quyết thành công những vấn đề MT thường bao gôm 5 bước cơ bản sau:
GT Moi truong Xay dung



5


BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Ths. Nguyễn Trường Huy

Bước l: Đánh giá khoa học: giai đoạn trước tiên tập trung vào bất kỳ vấn đề MT nào làsự đánh
giá khoa học, thu thập thông tin, số liệu. Các số liệu phải được thu thập và các thực nghiệm phải
được triển khai để xây đựng mô hình mà nó có thể khái quát hoá được tình trạng. Mô hình như

vậy cần được sử dụng để đưa ra những dự báo về tiến trình tương lai của sự kiện.
Bước 2. Phân tích rủi ro: sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học như một công cụ, nếu có
thể tiến hành phân tích hiệu ứng tiềm ẩn của những can thiệp. Điều gì trông đợi sẽ xảy ra nếu
hành động được kế tiếp, kể cả những hiệu ứng ngược thì hành động vẫn được xúc tiến.
Bước 3. Giáo dục cộng đồng: khi một sự lựa chọn cụ thể được tiến hành trong số hàng loạt các
hành động luân phiên thì phải được thông tin đến cộng đồng. Nó bao gồm giải thích vấn đề đại
diện cho tất cả các hành động luân phiên sẵn có và thông báo cụ thể về những chi phí có thể và
những kết quả của mỗi sự lựa chọn.
Bước4: Hành động chính sách: cộng đồng tự bầu ra các đại diện lựa chọn tiến trình hành động
và thực thi hành động đó.
Bước 5. Hoàn thiện: các kết quả của bất kỳ hoạt động nào phải được quan trắc một cách cẩn
thận và xem xét cả hai khía cạnh: liệu vấn đề MT đã được giải quyết chưa? và điều cơ bản hơn là
đánh giá và hoàn thiện việc lượng hoá ban đầu và tiến hành mô hình hoá vấn đề.
1.5. NHỮNG THÁCH THỨC MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI.
Sự nóng lên của trái đất

Hình ảnh một người đàn ông đổ mồ hôi khi đợt không khí nóng tràn về
New York, tháng 10/2007.
Tháng 8/2003, 14.802 người dân Pháp đã chết do nắng nóng, trong khi số người chết ở toàn bộ
châu Âu là 52.000 người. Các thập kỷ ghi dấu sự gia tăng nhiệt độ của trái đất. Thống kê của các
nhà khoa học cho thấy, thập kỷ 1998 đến 2007 là nóng nhất. Báo cáo của Ban Hội thẩm Liên
GT Moi truong Xay dung

6


BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Ths. Nguyễn Trường Huy


Chính phủ về Thay đổi Khí hậu (IPCC) kết luận, loài người góp 90% nguyên nhân khiến nhiệt độ
trung bình của trái đất tăng cao.
Băng tan

Sông băng Passu ở một tỉnh biên giới Tây Bắc Pakistan tan chảy dưới ánh
nắng mặt trời.
Sự tồn vong của các dòng sông băng trên dãy Himalayas phụ thuộc vào 40% dân số thế giới.
IPCC dự đoán 80% các dòng sông băng ở Himalaya sẽ biến mất trong 30 năm tới. Trong khi đó,
năm 2007, số lượng băng tan chảy đủ để tàu thuyền lần đầu tiên có thể đi lại qua khu vực Bắc
Cực thuộc Canada.
Ô nhiễm nguồn nước

GT Moi truong Xay dung



7


BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Ths. Nguyễn Trường Huy

Trên ảnh là xác của một con cá dọc bờ sông Thames, London, chết do
600.000 tấn rác thải đã đổ xuống dòng sông khi những cơn bão lớn tấn công
hệ thống cống ngầm Victoria.
Thiếu các nguồn nước sạch và vệ sinh là mối đe dọa chính đến sức khỏe con người. Mỗi ngày trên
thế giới có 5.000 trẻ em chết do bệnh tiêu chảy, nguyên nhân bắt nguồn từ hệ thống vệ sinh kém
chất lượng. Một trong những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới là Citarum, ở Indonesia, bị ô nhiễm
do hóa chất từ các nhà máy và chất thải của con người. Một lớp rác phủ kín bề mặt sông đã

không dành một kẽ hở nào cho nước.
Ô nhiễm không khí

Bắc Kinh “mờ ảo” dưới làn khói bụi, ảnh chụp tháng 5/2008.
Ô nhiễm không khí khiến phổi con người dễ bị tổn thương. Một xếp hạng mới đây liệt Bắc Kinh ở
vị trí thứ hai, sau New Delhi về mức độ ô nhiễm không khí. Năm 2008, không khí ở thủ đô Trung
Quốc rất tệ hại, khiến ban tổ chức Olympic rất lo lắng về sức khỏe của các vận động viên. Thành
phố phải ban hành những điều luật giao thông nghiêm ngặt và di chuyển các nhà máy khỏi trung
tâm thành phố. Nửa cuối năm 2008, các nhà khoa học phát hiện mức độ không khí toàn cầu được
coi là sạch nhất nhất kể từ năm 2000, nguyên nhân được lý giải là do nền kinh tế thế giới lâm vào
khủng hoảng, khiến nhu cầu về năng lượng khí đốt giảm đáng kể.

GT Moi truong Xay dung



8


BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Ths. Nguyễn Trường Huy

Khô hạn

Những ngư dân Bulgari “đi dạo” trên dòng sông Danube, khi con sông
này ở mức nước thấp nhất trong vòng 120 năm qua.
Khô hạn là một trong những kiểu thảm họa cổ xưa nhất. Australia đã phải hứng chịu nhiều đợt
hạn hán nghiêm trọng trong năm 2006, 2007 và 2009. Liên Hiệp Quốc dự đoán những mảnh đất
màu mỡ mà Ukraine bị mất hàng năm là do hạn hán, phá rừng và thời tiết bất thường.

Lốc xoáy

Cơn lốc Nargis tràn qua Burma tháng 5/2008, khiến 138.000 người thiệt
mạng và để lại lượng rác thải lớn cho khu vực vốn thiếu nước trầm trọng
này.
GT Moi truong Xay dung



9


Ths. Nguyễn Trường Huy

BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Kết quả tàn phá của những cơn bão và lốc xoáy gần đây là những bằng chứng không thể chối
cãi của nhận định, trong 50 năm trở lại đây những cơn bão ngày càng mãnh liệt hơn. Tuy nhiên,
tin tốt là, các nhà khoa học chưa khẳng định, sự ấm nóng toàn cầu tác động đến cơn bão. Nhưng
đó không phải là lời an ủi dành cho hàng nghìn nạn nhân của bão và lụt lội hàng năm.
Báo cáo tổng quan MT toàn cầu năm 2000 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
(UNEP) viết tắt là ''GEO - 2000'' là một sản phẩm của hơn 850 tác giả trên khắp thế giới và trên
30 cơ quan MT và các tổ chức khác của Liên hợp quốc đã cùng phối hợp tham gia biên soạn. Đây
là một báo cáo đánh giá tổng hợp về MT toàn cầu khi bước sang một thiên niên kỷ mới. GEO 2000 đã tổng kết những gì chúng ta đã đạt được với tư cách là những người sử dụng và gìn giữ
các hàng hoá và dịch vụ MT mà hành tinh cung cấp.
Báo cáo đã phân tích hai xu hướng bao trùm khi loài người bước vào thiên niên kỷ thứ ba.
Thứ nhất: đó là các HSR và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe doạ bởi sự mất cân bằng sâu sắc
trong năng suất và trong phân bố hàng hoá và dịch vụ. Một tỷ lệ đáng kể nhân loại hiện nay vẫn
đang sống trong sự nghèo khó và xu hướng được dự báo là sự khác biệt sẽ ngày càng tăng giữa
những người thu được lợi ích từ sự phát triển kinh tế và công nghệ và những người không hoặc

thu lợi ít theo hai thái cực: sự phồn thịnh và sự cùng cực đang đe doạ sự ổn định của toàn bộ hệ
thống nhân văn và cùng với nó là MT toàn cầu.
Thứ hai: thế giới hiện đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý MT ở quy mô
quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành quả về MT thu được nhờ
công nghệ và những chính sách mới đang không theo kịp nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và
phát triển kinh tế. Mỗi một phần trên bề mặt TĐ được thiên nhiên ban tặng cho các thuộc tính MT
của riêng mình, mặt khác, lại cũng phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề mang tính toàn cầu đã
và đang nổi lên. Những thách thức đó là:
1.5.1. Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần xuất thiên tai gia tăng.
Vào cuối những năm 1990, mức phát tán điôxyt cacbon (CO2) hàng năm xấp xỉ bằng 4 lần mức
phát tán năm 1950 và hàm lượng CO2 đã đạt đến mức cao nhất trong những năm gần đây. Theo
đánh giá của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu thì có bằng chứng cho thấy về ảnh hưởng
rất rõ rệt của con người đến khí hậu toàn cầu. Những kết quả dự báo gồm việc dịch chuyển của
các đới khí hậu, những thay đổi trong thành phần loài và năng suất của các HST, sự gia tăng các
hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và những tác động đến sức khoẻ con người. Các nhà khoa học cho
biết, trong vòng 100 năm trở lại đây, TĐ đã nóng lên khoảng 0,50 C và trong thế kỷ này sẽ tăng từ
(1,50 - 4,50) C so với nhiệt độ ở thế kỷ XX. TĐ nóng lên có thể mang tới những bất lợi đó là:
- Mực nước biển có thể dâng lên cao từ 25 đến 140cm, do sự tan băng và sẽ nhấn chìm một
vùng ven biển rộng lớn, làm mất đi nhiều vùng đất sản xuất nông nghiệp, dẫn đến nghèo đói, đặc
biệt ở các nước đang phát triển.
- Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai như gió, bão, hoả hoạn và lũ lụt. Điều này
không chỉ ảnh hưởng đến sự sống của loài người một cách trực tiếp và gây ra những thiệt hại về
GT Moi truong Xay dung



10


Ths. Nguyễn Trường Huy


BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

kinh tế mà còn gây ra nhiều vấn đề MT nghiêm trọng khác. Ví dụ, các trận hoả hoạn tự nhiên
không kiểm soát được vào các năm từ 1996 - 1998 đã thiêu huỷ nhiều khu rừng ở Braxin,Canađa,
khu tự trị Nội Mông ở Đông Bắc Trung Quốc, lnđônêxia, ltalia, Mêhicô, Liên Bang Nga và Mỹ.
Những tác động của các vụ cháy rừng có thể rất nghiêm trọng. Chi phí ước tính do nạn cháy
rừng đối với người dân Đông Nam A là l,4 tỷ USD. Các vụ cháy rừng còn đe doạ nghiêm trọng
tới ĐDSH.( Đa dạng sinh học)
Trái Đất nóng lên chủ yếu do hoạt động của con người mà cụ thể là:
- Do sử dụng ngày càng tăng lượng than đá, dầu mỏ và phát triển công nghiệp dẫn đến gia tăng
nồng độ CO2và SO2 trong khí quyển.
- Khai thác triệt để dẫn đến làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừmg và
đất rừng, nước là bộ máy khổng lồ giúp cho việc điều hoà khí hậu TĐ.
- Nhiều HST bị mất cân bằng nghiêm trọng ở nhiều khu vực trên thế giới. Tất cả các yếu tố này
góp phần làm cho thiên nhiên mất đi khả năng tự điều chỉnh vốn có của mình.
Việt Nam tuy chưa phải là nước công nghiệp, nhưng xu hướng góp khí gây hiệu ứng nhà kính
làm biến đổi khí hậu toàn cầu cũng gia tăng theo năm tháng. Kết quả kiểm kê của dự án Môi
trường toàn cầu (RETA) cảnh báo môi trường toàn cầu đang bị đe doạ nghiêm trọng.
1.5.2. Sự suy giảm tầng ôzôn.
Ôzôn (O3) là loại khí hiếm trong không khí gần bề mặt đất và tập trung thành lớp dày ở những
độ cao khác nhau trong tầng đối lưu từ 16km đến khoảng 40km ở các vĩ độ. Nhiều kết quả nghiên
cứu cho thấy, ôzôn độc hại và sự ô nhiễm ôzôn sẽ có tác động xấu đến năng suất cây trồng.
Tầng ôzôn có vai trò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của
con người và các loài sinh vật trên Trái đất. Bức xạ tia cực tím có nhiều tác động, hầu hết mang
tính chất phá hủy đối với con người và sinh vật cũng như các vật liệu khác, khi tầng ôzôn tiếp tục
bị suy thoái, các tác động này càng trở nên tồi tệ.
1.5.3. Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng.
Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Như chúng ta đã biết, nhiệt độ bề mặt Trái đất được tạo thành bởi
sự cân bằng giữa năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái đất và năng lượng bức xạ nhiệt của mặt

đất phản xạ vào khí quyển. Bức xạ Mặt trời là bức xạ sóng ngắn nên nó dễ dàng xuyên qua các
lớp khí CO2 và tầng Ôzôn rồi xuống mặt đất, ngược lại, bức xạ nhiệt từ mặt đất phản xạ vào khí
quyển là bức xạ sóng dài, nó không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 và lại bị khí CO2 và hơi
nước trong không khí hấp thụ, do đó nhiệt độ của khí quyển bao quanh Trái đất sẽ tăng lên tăng
nhiệt độ bề mặt Trái đất (xem hình 1.), hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng nhà kính”(green
house effect), vì lớp cacbon đioxit ở đây có tác dụng tương tự như lớp kính giữ nhiệt của nhà kính
trồng rau xanh trong mùa đông.

GT Moi truong Xay dung



11


Ths. Nguyễn Trường Huy

BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

1.5.4. Tài nguyên bị suy thoái.
- Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá mạnh mẽ, đất hoang bị
biến thành sa mạc. Một bằng chứng mới cho thấy sự biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân gây
thêm tình trạng xói mòn đất ở nhiều khu vực. Theo FAO, trong vòng 20 năm tới, hơn 140 triệu ha
đất sẽ bị mất đi giá trị trồng trọt và chăn nuôi.Đất đai ở hơn 100 nước trên thế giới đang chuyển
chậm sang dạng hoang mạc, có nghĩa là 900 triệu người đang bị đe dọa. Trên phạm vi toàn cầu,
khoảng 25 tỷ tấn đất đang bị cuốn trôi hằng năm vào các sông ngòi và biển cả.
- Diện tích rừng của thế giới còn khoảng 40 triệu km2, song cho đến nay, diện tích này đã bị
mất đi một nửa, trong số đó, rừng ôn đới chiếm khoảng 1/3 và rừng nhiệt đới chiếm 2/3.Sự phá
hủy rừng xảy ra mạnh chủ yếu ở các nước đang phát triển.
-Với tổng lượng nước là 1386.106km3, bao phủ gần ¾ diện tích bề mặt Trái đất, nhưng loài

người vẫn “khát”giữa đại dương mênh mông, bởi vì lượng nước ngọt chỉ chiếm 2,5% tổng lượng
nước mà hầu hết tồn tại dưới dạng đóng băng và tập trung ở hai cực (chiếm 2,24%), còn lượng
nước ngọt mà con người có thể sử dụng trực tiếp là 0,26%. Gần 20% dân số thế giới không được
dùng nước sạch và 50% thiếu các hệ thống vệ sinh an toàn.
1.5.5. Ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên quy mô rộng
Trước tốc độ phát triển nhanh chóng của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là quá trình đô thị
hóa và công nghiệp hóa. Nhiều vấn đề MT tác động ở các khu vực nhỏ, mật độ dân số cao. Ô
nhiễm không khí, rác thải, chất thải nguy hại, ô nhiễm tiếng ồn và nước đang biến những khu vực
này thành các điểm nóng về MT.
Bước sang thế kỷ XX, dân số thế giới chủ yếu sống ở nông thôn, số người sống tại các đô thị
chiếm 1/7 dân số thế giới. Đến cuối thế kỷ XX, dân số sống ở đô thị đã tăng lên nhiều và chiếm
tới 1/2 dân số thế giới.
GT Moi truong Xay dung



12


Ths. Nguyễn Trường Huy

BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Năm 1950, có 3 trong số 10 thành phố lớn nhất trên thế giới là ở các nước đang phát triển như:
Thượng Hải (Trung Quốc), Buenos Aires (Achentina) và Calcuta (Ấn Độ).Năm 1990, 7 thành phố
lớn nhất thế giới là ở các nước đang phát triển. Năm 1995 và 2000 đã tăng lên 17 siêu đô thị
Dân số các siêu đô thị (triệu dân)
Thành phố

1995


2000

1. Tokyo, Nhật Bản

26,8

27,9

2. Sao Paulo, Braxin

16,4

17,8

3. New York, Mỹ

16,3

16,6

4. Mexico City, Mexico

15,6

16,4

5. Thượng Hải, Trung Quốc

15,1


17,2

6. Bombay, Ấn Độ

15,1

18,1

7. Los Angeles, Mỹ

12,4

13,1

8. Bắc Kinh, Trung Quốc

12,4

14,2

9. Calcuta, Ấn Độ

11,7

12,7

10. Seoul, Hàn Quốc

11,6


12,3

11. Jakarta, Inđonêxia

11,5

14,1

12. Bueros Aires, Braxin

11,0

12,8

13. Tianjin, Trung Quốc

10,7

12,4

14. Lagos, Nigeria

10,3

13,5

15. Rio de Janeiro, Braxin

9,9


10,2

16. New Dehli, Ấn Độ

9,9

11,7

17. Karachi, Pakistan

9,9

12,1

18. Cairo, Ai Cập

9,7

10,7

19. Manila, Philippin

9,3

10,8

20. Dakha, Bangladet

7,8


10,2

21. Bangkok, Thái Lan

6,6

7,3

Ở Việt Nam, trong số 621 đô thị thì chỉ có 3 thành phố trên 1 triệu dân. Trong vòng 10 năm
đến, nếu không quy hoạch đô thị hợp lý thì có khả năng TP HCM và HN sẽ trở thành siêu đô thị
khi đó những vấn đề MT trở nên nghiêm trọng hơn.
1.5.6. Sự gia tăng dân số
Con người là chủ của Trái đất, là động lực chính làm tăng thêm giá trị của các điều kiện kinh tế
- xã hội và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay đang xảy ra tình trạng dân số gia tăng mạnh
mẽ, chất lượng cuộc sống thấp, nhiều vấn đề MT nghiêm trọng cho nên đã gây ra xu hướng làm
mất cân bằng giữa dân số và MT.
GT Moi truong Xay dung



13


Ths. Nguyễn Trường Huy

BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Đầu thế kỷ XIX dân số thế giới mới có 1 tỷ người, đến năm 1927 tăng lên 2 tỷ người, năm
1960 - 3 tỷ, năm 1974 - 4 tỷ, năm 1987 - 5 tỷ và 1999 là 6 tỷ.Mỗi năm dân số thế giới tăng thêm

khoảng 78 triệu người. Theo dự báo đến năm 2015, dân số thế giới sẽ ở mức 6,9 – 7,4 tỷ người và
đến 2025 dân số sẽ là 8 tỷ người và năm 2050 sẽ là 10,3 tỷ người, trong đó 95% dân số tăng thêm
nằm ở các nước đang phát triển, do đó sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là
vấn đề MT.
Nhận thức được tầm quan trọng của sự gia tăng dân số trên thế giới, nhiều quốc gia đã phát
triển chương trình Kế hoạch hóa dân số, mức tăng trưởng dân số toàn cầu đã giảm từ 2% mỗi năm
vào những năm trước 1980 xuống còn 1,7% và xu hướng này ngày càng thấp hơn.
Sự gia tăng dân sô tất nhiên dẫn đến sự tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và hậu quả dẫn đến ô
nhiễm MT. Ở Mỹ, hằng năm 270 triệu người sử dụng khoảng 10 tỷ tấn nguyên liệu, chiếm 30%
trữ lượng toàn hành tinh. 1 tỷ người giàu nhất thế giới tiêu thụ 80% tài nguyên của Trái đất. Theo
LHQ, nếu toàn bộ dân số của Trái đất có cùng mức tiêu thụ trugn bình như người Mỹ hoặc Châu
Âu thì cần phải có 3 Trái đất mới đáp ứng đủ nhu cầu cho con người. Vì vậy, mỗi quốc gia cần
phải đảm bảo sự hài hòa giữa: dân số, hoàn cảnh MT, tài nguyên, trình độ phát triển, kinh tế - xã
hội.
1.5.7. Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên trái đất
Các loài động thực vật qua quá trình tiến hóa hằng trăm triệu năm đã và đang góp phần quan
trọng trong việc duy trì sự cân bằng MT sống trên Trái đất, ổn định khí hậu, làm sạch các nguòn
nước, hạn chế xói mòn đất, làm tăng độ phì nhiêu đất. Sự đa dạng của tự nhiên cũng là nguồn vật
liệu quý giá cho các ngành công nghiệp, dược phẩm, du lịch, là nguồn thực phẩm lâu dài của con
người và là nguồn gen phong phú để tạo ra các giống loài mới.
Sự đa dạng về các giống loài động thực vật trên hành tinh có vị trí vô cùng quan trọng. Việc
bảo vệ đa dạng sinh học có ý nghĩa đạo đức, thẩm mỹ và lòa người phải có trách nhiệm tuyệt đối
về mặt luân lý trong cộng đồng sinh vật. Đa dạng sinh học lại là nguồn tài nguyên nuôi sống con
người. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề mất đa dạng sinh học đang là vấn đề nghiêm trọng, nguyên
nhân chính của sự mất đa dạng sinh học là:
- Mất nơi sinh sống do chặt phá rừng và phát triển kinh tế.
- Săn bắt quá mức để buôn bán.
- Ô nhiễm đất, nước và không khí.
- Việc du nhập nhiều loài ngoại lai cũng là nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học
Hầu hết các loài bị đe dọa đều là các loài trên mặt đất và trên một nửa sống trong rừng. Các nơi

cư trú nước ngọt và nước biển, đặc biệt là các dải san hô là những môi trường sống rất dễ bị
thương tổn.
Nguyên nhân

Ví dụ

- Phá hủy nơi sinh sống

- Chim di cư, các động vật thủy sinh

GT Moi truong Xay dung



14


Ths. Nguyễn Trường Huy

BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

- Săn bắn để thương mại hóa

- Báo tuyết, hổ, voi

- Săn bắn với mục đích thể thao

- Bồ câu, chim gáy, cú

- Kiểm soát sâu hại và thiên dịch


- Nhiều loài sống trên cạn và dưới nước

- Ô nhiễm, ví dụ: hóa chất bảo vệ thực vật,
hữu cơ

- Chim đại bàng, hải sản quý

- Xâm nhập của các loài lạ

- Ốc bươu vàng, trinh nữ, côn trùng đưa các
loài vào làm thức ăn cho chim

GT Moi truong Xay dung



15


Ths. Nguyễn Trường Huy

BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Chương 2.
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG, SINH THÁI VÀ HỆ SINH THÁI
2.1. MÔI TRƯỜNG , TÀI NGUYÊN VÀ PHÁT TRIỂN.
2.1.1. Môi trường.
Môi trường là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất bao quanh và có ảnh hưởng tới đời sống và sự
phát triển của mọi sinh vật.

Môi trường sống của con người bao gồm tổng hợp tất cả cấc yếu tố vật chất (tự nhiên và nhân
tạo) bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của từng cá nhân và của những cộng
đồng con người.
Môi trường sống của con người là cả vũ trụ bao la, trong đó hệ Mặt Trời và Trái Đất là bộ phận
có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất. Về mặt vật lý, Trái Đất gồm có: thạch quyển (lithosphere)
chỉ phần rắn của Trái Đất từ mặt đất đến độ sâu khoảng 60 km: thủy quyển (hydrosphere) tạo nên
bởi các đại dương, biển, ao hồ, băng tuyết và các vùng nước khác; khí quyển (atmosphere) với
không khí và các loại khí khác bao quanh mặt đất.Về mặt sinh học, trên Trái Đất có sinh quyển
(biosphere) bao gồm các cơ thể sống và những bộ phận của thạch quyển, thủy quyển và khí quyển
là các điều kiện vật lý của nuôi trường sống của các cơ thể sống. Sinh quyển gồm các thành phần
hữu sinh và thành phần vô sinh, quan hệ chặt chẽ và tương tác phức tạp với nhau. Khác với
các''quyển'' vật chất vô sinh, trong sinh quyển ngoài vật chất, năng lượng, còn có thông tin với tác
dụng duy trì cấu trúc và cơ chế tồn tại và phát triển của các vật sống. Dạng thông tin ở mức độ
phức tạp và phát triển cao nhất là trí tuệ con người, có tác động ngày càng mạnh mẽ đến sự tồn tại
và phát triển củaTrái Đất. Từ nhận thức đó đã hình thành khái niệm về ''trí quyển'' (noosphere)
bao gồm những bộ phận trên Trái Đất, tại đó có tác động của trí tuệ con người.
Những thành tựu mới nhất về khoa học và kỹ thuật cho thấy rằng trí quyển đang thay đổi một
cách nhanh chóng, sâu sắc và phạm vi tác động ngày càng mở rộng, kể cả ở ngoài phạm vi của
Trái Đất. Về mặt xã hội các cá thể con người họp lại thành cộng đồng, gia đình, bộ tộc, quốc gia,
xã hội theo những loại hình, phương thức và thể chế khác nhau. Từ đó tạo nên các mối quan hệ,
các hình thái tổ chức kinh tế - xã hội có tác động mạnh mẽ tới môi trường vật lý, môi trường sinh
học.
Tùy theo mục đích và nội dung nghiên cứu, khái niệm chung về môi trường sống của con
người còn được phân thành môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo.
Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hóa học (thường gọi chung là
môi trường vật lý), sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, hoặc ít chịu sự chi
phối của con người.
Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa các cá thể con người, cộng đồng con người
hợp thành quốc gia xã hội, từ đó tạo nên các hình thái tổ chức, các thể chế kinh tế xã hội.
- Môi trường nhân tạo bao gồm các nhân tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội học do con người

tạo nên.
GT Moi truong Xay dung

16


BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Ths. Nguyễn Trường Huy

Ba loại môi trường này tồn tại cùng nhau, xen lẫn vào nhau và tương tác chặt chẽ.
Môi trường sống của con người có thể được hiểu một cách rộng hoặc hẹp.
Theo nghĩa rộng thì môi trường bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và các nhân tố về chất
lượng của môi trường đối với sức khỏe và tiện nghi sinh sống của con người. Theo nghĩa hẹp thì
môi trường gồm các nhân tố về chất lượng của môi truờng đối với sức khỏe và tiện nghi sinh sống
của con người, gọi tắt là chất lượng môi trường. Các nhân tố đó như là không khí, nước, âm
thanh, ánh sáng, bức xạ, cảnh quan, thẩm mỹ, đạo đức, quan hệ chính trị - xã hội tại địa bàn sinh
sống và làm việc của con người.
Như đã trình bày, thuật ngữ môi trường có nội dung rộng lớn và đa dạng.
Để đảm bảo chính xác, nhất quán và tiện lợi trong trình bày, trong tài liệu này thuật ngữ môi
trường sẽ được dùng để chỉ môi trường sống chung của con người và các nhân tố thiên nhiên và
xã hội của nó, thuật ngữ mồi trường sống sẽ được dùng để chỉ môi trường hiểu theo nghĩa hẹp với
các nhân tố về chất lượng đối với sức khỏe và tiện nghi sinh sống cho con người.
2.1.2. Ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm các tiêu chuẩn của môi
trường, gây ảnh hưởng xấu tới sinh vật và môi trường thiên nhiên.
2.1.3. Tài nguyên:
Hiểu theo nghĩa rộng tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn vật chất có trên Trái Đất và trong
không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và sự phát triển của
mình.

Tài nguyên có thể được phân loại theo tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố thiên
nhiên và tài nguyên con người gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội.
Tài nguyên còn được phân thành tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được.
Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng được cung cấp hầu
như là liên tục và vô tận từ vũ trụ và Trái Đất, dựa vào trật tự thiên nhiên, nguồn thông tin vật lý
và sinh học đã hình thành để tiếp tục tồn tại sinh sôi, nảy nở và chỉ mất đi lúc không còn nguồn
năng lượng và thông tin nói trên. Tài nguyên tái tạo được cũng có thể đinh nghĩa một cách đơn
giản hơn, là những tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách tên tục nếu được quản lý
một cách khôn ngoan [JORGENSEN S.E,1981]. Năng lượng mặt trời, năng lượng nước, gió,
không khí, tài nguyên sinh học là những tài nguyên tái tạo được.
Tài nguyên không tái tạo được tồn tại một cách hữu hạn, sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi,
không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Các loại khoáng sản, nhiên liệu
khoáng, các thông tin di truyền bị mai một không giữ được cho đời sau là tài nguyên không tái tạo
được. Về lý thuyết thì với thời gian hàng triệu năm các tài nguyên này cũng có khả năng tái tạo lại
một cách tự nhiên, nhưng xét một cách thực tế theo yêu cầu của đời sống con người hiện nay thì
phải xem là không tái tạo được.
2.1.4. Phát triển kinh tế xã hội .
GT Moi truong Xay dung



17


BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Ths. Nguyễn Trường Huy

Phát triển kinh tế - xã hội, thường gọi tắt là phát triển, là quá trình nâng cao điều kiện sống về
vật chất vâ tinh thần của con người bằng phát triển lực lượng sản xuất, thay đổi quan hệ sản xuất,

quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa. Phát triển là xu thế tự nhiên của mỗi cá
nhân con người hoặc cộng đồng các con nguời.
Đối với một quốc gia quá trình phát triển phải nhằm đạt tới một mục tiêu nhất định, tiêu biểu
cho mức sống vật chất và tinh thần của những người dân trong quốc gia đó. Các mục tiêu đó
thường được cá thể hóa bằng những chỉ tiêu về đời sống vật chất, lương thực, nhà ở năng lượng,
vật liệu, điều kiện sức khỏe là đời sống tinh thần: giáo dục hoạt động văn hoá nghệ thuật, bình
đẳng xã hội, tự do chính trị. Mục tiêu phát triển tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, chính trị, truyền
thống lịch sử của từng quốc gia. Mỗi nước trên thế giới hiện nay có những đường lối, chính sách,
mục tiêu và chiến lược phát triển riêng của mình, đem lại những hiệu quả rất khác nhau, tạo nên
sự phân hoá ngày càng lớn về kinh tế - xã hội giữa các nước. Xét ríêng về kinh tế, trong thời gian
hơn 40 năm qua, kể từ sau Chiến tranh tế giới lần thứ hai tới nay, giữa các nước vốn đã có nền
công nghiệp phát triển đã xảy ra sự phân hóa rõ rệt về tổng sản phẩm xã hội, về trình độ kỹ thuật
về hiệu quả của quản lý cũng như về năng suất lao động. Sự phân hóa này càng đặc biệt rõ rệt
giữa các nước đang phát triển, trong đó một số nước đã có tiến bộ nhanh chóng, đạt đến tổng sản
phẩm xã hội và thu nhập trên đầu người gần tương đương với các nước đã phát triển, còn phần
đông các nước khác bị lâm vào cảnh khó khăn trì trệ triền miên.
Tính bất hợp lý của nền kinh tế thế giới, bất công về kinh tế đối với các nước thu nhập thấp
ngày càng tăng, tạo nên nhiều khó khăn mới cho các nước nghèo và gây nên nhiều tình trạng bất
ổn cho nền kinh tế thế giới.
Để phần khắc phục những khó khăn đó, một số tổ chức quốc tế đã đúc rút kinh nghiệm thành
bại trong thực tế, xây dựng một là mô hình chiến lược và mục tiêu phát triển kinh tế cho các nước
đang phát triển. Từ năm l960 Liên Hiệp Quốc đưa ra chiến lược phát triển 10 năm lần thứ nhất,
với mục tiêu là dùng viện trợ của các nước phát triển và du nhập kỹ thuật mới để nâng cao thu
nhập của các nước đang phát triển. Những mục tiêu đó nói chung đã không đạt được. Tiếp đó
trong những năm bảy mươi Liên Hiệp Quốc lại đưa ra chiến lược phát triển l0 năm lần thứ hai,
bên cạnh những mục tiêu đã nêu ra trước đây cho thập kỷ sáu mươi, một số mục tiêu mới được bổ
sung. Đó là mục tiêu về bình đẳng xã hội, về công bằng trong phân phối thành quả chung của phát
triển trong xã hội mà các tác giả của Chiến lược cho rằng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự
không thành công của Chiến lược của thập kỷ sáu mươi.
Những mục tiêu đề ra lần thứ hai này cũng không đạt được. Lý do chính là sự bất hợp lý trong

trật tự kinh tế thế giới, sự mất cân đối của nền kinh tế thế giới và sự bất bình đẳng trong quan hệ
mậu dịch giữa nước phát triển và nước chậm phát triển. Bên cạnh những mục tiêu về hình thành
trật tự kinh tế thế giới mới, năm l981 Liên Hiệp Quốc lại tiếp tục đưa ra Chiến lược phát triển
kinh tế 10 năm lần thứ ba.
Việc đúc rút kinh nghiệm cụ thể của các quốc gia về phát triển kinh tế trong thời gian qua cho
thấy có thể phân biệt ba mô hình chiến lược phát triển.
GT Moi truong Xay dung



18


BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Ths. Nguyễn Trường Huy

Mô hình phát triển cổ điển kiểu mới(Neoclassical Grawth Model) lấy cơ chế thị trường, kế
hoạch hóa theo sở hữu tư nhân, tích lũy vốn bằng tiết kiệm từ trong nước và thu hút vốn từ nước
ngoài. Mô hình này hiện nay tỏ ra không hiệu lực, do những nhược điểm thường gặp về cấu trúc
và thể chế kinh tế - xã hội tại các nước đang phát triển như thiếu một thị trường năng động, thiếu
hạ tầng cơ sở, thiếu kiến thức quản lý và kiến thức kỹ thuật, ảnh hưởng tiêu cực của các thế hệ
chính trị bảo thủ ở trong và ngoài nước, đã gây những trở ngại lớn cho phát triển. Tình trạng này
đòi hỏi những thay đổi cơ bản về cơ cấu kinh tế, cải cách triệt đề về kinh tế - xã hội tại nước đang
phát triển.
Mô hình cấu trúc kinh tế theo kinh tế học Mác-xít có cải tiến (Neomarxist Structuralist Model)
dựa vào các nguyên tắc kế hoạch hóa phát triển một cách tập trung, sở hữu về lực lượng sản xuất
chủ yếu của nhà nước, thống nhất quản lý của nhà nước về kinh tế, tiến hành những cải cách về
cấu trúc và cơ chế xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ phong kiến và tư bản chủ nghĩa, xây dựng xă
hội xã hội chủ nghĩa.

Mô hình cấu trúc tư bản chủ nghĩa chủ trương kế hoạch hóa phát tnển kmh tế, những kế hoạch
do nhà nước xác định chỉ mang tính định hướng, duy trì sở hữu tư nhân và cơ chế thị trường tự
do, đồng thời có những cải cách về cấu trúc và thể chế kinh tế như cải cách ruộng đất tăng cường
một số biện pháp kiểm tra và quản lý của nhà nước đối với công nghiệp có xây dựng một số xí
nghiệp quốc gia làm chủ lực cho nền kinh tế, chú ý tới sự công bằng trong phân phối thành quả
của sự nghiệp phát triển kinh tế trong xã hội.
Về mối quan hệ giữa các quốc gia trong quá trình phát triển; các cơ quan nghiên cứu về phát
triển của các tổ chức quốc tế đã nói đến lý thuyết về ''tính tùy thuộc trong phát triển''
(dependeney). Lý thuyết này cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay của thế giới, tất cả các quốc gia
đều tùy thuộc lẫn nhau trong phát triển, không nước nào có thể ''độc lập'' hoàn toàn đối với các
nước khác.
Nhưng trong cộng đồng các quốc gia có những nước giữ địa vị chủ chốt, có thế lực mạnh và có
khả năng thao túng tình hình chung, đồng thời có những nước ''ngoại vi'' phải phụ thuộc vào nước
“chủ chốt''. Tình trạng này là nguyên nhân quan trọng của sự chậm phát triển của các nước nghèo
trên thế giới, nghèo đói chậm phát triển đã đang ngày càng mở rộng và có tác động sâu sắc làm
xấu đi tình hình tài nguyên và môi trường trên thế giới. Tình trạng đó khiến cho các mô hình phát
triển nêu trên đều không đạt kết quả tốt trong cả ba thập kỷ vừa qua, trừ một số trường hợp riêng.
Một nguyên nhân khác của sự thất bại trong các mô hình đó là chủ trương phát triển thường là
''từ trên xuống'', do các cơ quan chỉ đạo cấp cao đặt ra và thường không hoặc ít mang lại kết quả
thiết thực cho đa số người lao động có thu nhập thấp và phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Do
đó gần đây các tổ chức đã nhấn mạnh đến con đường phát triển “từ dưới lên'', nhằm tiến hành
nhữag thay đổi và cải cách ngay từ cơ sở, đáp ứng nhu cầu cơ bản về đời sống của những tầng lớp
xã hội nghèo hèn nhất ngay tại từng địa phương nhỏ, sử dụng mọi tài nguyên thiên nhiên và tài
nguyên con người, những thể chế, phong tục, tập quán truyền thống sản xuất sẵn có tại chỗ. Đó là
một tư tưởng có tính chiến lược gần đây về phát triển kinh tế xã hội tại các nước chậm phát triển
[Bartelmus,Peter,1987]
GT Moi truong Xay dung




19


BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Ths. Nguyễn Trường Huy

Trên cơ sở những đường lối và quan điểm chung chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp phát triển kinh tếxã hội, các nước vạch ra chiến lược phát triển của mình. Chiến lược nêu lên những mục tiêu cần
thiết nhưng đồng thời là hợp lý và khả thi cho từng giai đoạn phát triển lớn. Từ chiến lược, các kế
hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch ngắn hạn được xác định đối với cả nước, từng
vùng lãnh thổ trong nước và từng ngành kinh tế, văn hóa, kỹ thuật. Các kế hoạch này lại được cụ
thể hóa một bước thành các chương trình hành động, các đề án công trình, hoặc các luật lệ, quy
định đảm bảo cho việc thực hiện đúng đắn và nghiêm túc những chỉ tiêu kế hoạch. Đó là những
''hoạt động phát triển'' hoặc còn được gọi là ''hành động phát triển'', mà tác động đến tài nguyên và
môi trường là chủ đề nghiên cứu của chúng ta.
Về phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam có hai đặc điểm cơ bản: là một nước đang phát triển
với thu nhập vào loại rất thấp, là một nước có thể chế xã hội chủ nghĩa. Đường lối xây dựng chủ
nghĩa xã hội phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam đã được xác định qua đại hội Đảng CS Việt
nam và các hội nghị của Quốc hội nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam(CHXHCN Việt
Nam). Đường lối này đang được chế tác hoàn chỉnh qua việc xây dựng Cương lĩnh của ĐCSVN
và chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Các kế hoạch
hoặc phương hướng lớn, kế hoạch trung hạn và ngắn hạn hiện hành tại CHXHCN Việt Nam là cơ
sở cho nhiều hoạt động phát triển quan trọng. Các sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất cuả các nước,
của các tỉnh, các quy hoạch phát tnển kinh tế của các địa phương cũng là những dự kiến hành
động phát triển có ý nghĩa hết sức to lớn. Các đề án công trình, các chương trình hành động về
kinh tế, xã hội, các đề án do nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh với các tổ chức, hoặc tư nhân Việt
Nam, có quy mô lớn, hoặc nhỏ và vừa, nhưng phổ biến tại nhiều nơi đều là những hoạt động phát
triển có tác động quan trọng lên môi trường cần được phân tích và đánh giá về tác dộng môi
trường thật chuẩn xác.
2.1.5. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.

Nói một cách cô đọng thì môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển
là quá trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó. Giữa môi trường và phát triển dĩ nhiên có môi
quan hệ rất chặt chẽ. Môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển.
Trong phạm vi một quốc gia, cũng như xét trên toàn thế giới, luôn luôn song song tồn tại hai hệ
thống: hệ thống kinh tế - xã hội và hệ thống môi trường. ''Hệ thống kinh tế - xã hộl'' cấu thành bởi
các thành phần sản xuất, lưu thông phân phối, tiêu dùng và tích lũy, tạo nên một dòng nguyên
liệu, năng lượng, chế phẩm hàng hóa, phế thải, lưu thông giữa các phần tử cấu thành. ''Hệ thống
môi trường'' với các thành phần môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Khu vực giao giữa
hai hệ tạo thành ''môi trường nhân tạo'', có thể xem như là kết quả tích lũy một hoạt động tích cực
hoặc tiêu cực của con người trong quá trình phát triển trên địa bàn môi trường. Khu vực giao này
thể hiện tất cả các mối quan hệ giữa phát triển và môi trường. Môi trường thiên nhiên cung cấp tài
nguyên cho hệ kinh - tế, đồng thời tiếp nhận chất thải từ hệ kinh tế. Chất thải này có thể ở lại hẳn
trong môi trường thiên nhiên, hoặc qua chế biến rồi trở lại nền kinh tế. Một hoạt động kinh tế mà
chất phế thải không thể sử dụng trở lại được vào hệ kinh tế được xem như là hoạt động gây tổn
hại đến môi trường.
GT Moi truong Xay dung



20


Ths. Nguyễn Trường Huy

BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Lãng phí tài nguyên không tái tạo được, sử dụng tài nguyên tái tạo được một cách quá mức
khiến cho nó không thể hồi phục được, hoặc hồi phục sau một thời gian quá dài, thải ra những
chất độc hại đối với con người và môi trường sống của nó là những hoạt động tiêu cực về môi
trường, mà đánh giá tác động môi trường (ĐTM) có nhiệm vụ phát hiện, đánh giá mức độ nghiêm

trọng và đề xuất biện pháp khắc phục hoặc đình chỉ. Các hoạt động phát triển luôn luôn có hai mặt
lợi và hại Bản thân thiên nhiên cũng có hai mặt. Thiên nhiên là nguồn tài nguyên và phúc lợi đối
với con người, nhưng đồng thời cũng là nguồn thiên tai, thảm họa đối với đời sống và sản xuất
của con người.
Khoa học kinh tế cổ điển không giải quyết thành công mối quan hệ phức tạp giữa phát triển và
môi trường. Từ đó nảy sinh lý thuyết không tưởng về “đình chỉ phát triển'', cụ thể là cho vận tốc
phát triển bằng không hoặc âm để bảo vệ nguồn tài nguyên vật lý vốn hữu hạn của Trái Đất. Đối
với tài nguyên sinh học cũng có ''chủ nghĩa bảo vệ'', chủ trương không can thiệp, động chạm vào
thiên nhiên, nhất là tại các địa bàn chưa được điều tra nghiên cứu đầy đủ. Chủ nghĩa bảo vệ cũng
là một điều không tưởng, nhất là trong điều kiện các nước dang phát triển, nơi mà tài nguyên thiên
nhiên là nguồn vốn cơ bản cho mọi hoạt động phát triển của con người.
Một phần đáng kể của nguồn nguyên liệu và năng lượng được tiêu thụ một cách quá mức tại
các nước phát triển vốn được khai thác tại các nước đang phát triển. Bên cạnh hiện tượng ''ô
nhiễm do thừa thãi'' xảy ra tạo các nước công nghiệp hóa phát triển trong những thập kỷ gần đây,
tại hầu hết các nước đang phát triển, thu nhập thấp đã xuất hiện hiện tượng ''ô nhiễm do nghèo
đói'. Thiếu lương thực, nước uống, nhà ở, thuốc thang, vệ sinh, nghèo đói, mù chữ, bất lực trước
thiên tai là nguồn gốc cơ bản của những vấn đề môi trường nghiêm trọng đang đặt ra cho nhân
dân các nước đang phát triển.
Hội nghị về môi trường sống của con người của Liên Hiệp Quốc họp năm 1972 tại Thụy Điển
đã đi đến kết luận rằng nguyên nhân của nhiều vấn đề quan trọng về môi trường không phải là do
phát triển mà chính là hậu quả của kém phát triển. Tư tưởng đó đã được thể hiện trong Chiến lược
phát triển l0 năm lần thứ ba của Liên Hiệp Quốc: chiến lược đã đề cập đến mối quan hệ giữa phát
triển với môi trường dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đất, bảo vệ rừng, vệ sinh các khu ''ổ
chuột'' trong các thành phố. Những tư tưởng về “tiếp cận tổng hợp về môi trường và phát triển'',
''phát triển một cách có thể duy trì và phù hợp với môi trường'', đã được nêu ra một cách rõ ràng.
Điều đã trở nên hiển nhiên đối với tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển, là các mục
tiêu về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường phải được gắn bó với nhau trong xây dựng
mục tiêu, xác định chiến lược, kế hoạch hóa, cũng như điều hành và quản lý thực hiện các mục
tiêu đó [Bartelmus Peter, 19871]. ĐTM là hiến pháp để đạt tới yêu cầu đó. Hội nghị thượng đỉnh
toàn cầu về môi trường và phát triển bền vững do Liên Hiệp Quốc tổ chức năm l992 tạo Rao de

Janiero (Brasil), với các công ước về bảo vệ đa dạng sinh học, biến đổi khí hậuTrái Đất là mốc
lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường của nhân dân toàn thế giới.
Những quan điểm chủ yếu của hội nghị Reo de Janiero là:
- Kết hợp hài hòa giữa môi trường và phát triển.
- Tiến tới lối sản xuất và tiêu thụ lâu bền.
GT Moi truong Xay dung



21


Ths. Nguyễn Trường Huy

BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
- Giải quyết vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
Đối với con người môi trường hiểu theo nghĩa rộng có ba chức năng:
- Môi trường là nơi sinh sống của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người, nơi
tiếp nhận phế liệu thải ra từ quá trình sinh sống và sản xuất của con người.
Môi trường có chất lượng cao là môi trường đồng thời làm tốt cả ba chức năng nói trên. Chất
lượng môi trường bị xem là suy thoái nếu không thực hiện được cả ba hoặc một trong các chức
năng này. Môi trường lúc đó sẽ không còn là nơi ở phù hợp với đòi hỏi của con người; hoặc sẽ
không còn khả năng ung cấp cho con người những tài nguyên cần thiết để duy trì cuộc sống và
hoạt động của họ; hoặc sẽ không chứa nổi các chất thải rắn, lỏng, khí mà con người muốn đẩy ra
khỏi nơi mình sống và hoạt động. Đó chính là bản chất của các vấn đề gay cấn về môi trường toàn
cầu cũng như tại từng quốc gia, từng đia phương.
- Chức năng thứ nhất: yêu cầu phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người, ví dụ phải có

bao nhiêu mét vuông, hecta hay kilômet vuông cho một người. Không gian này lại phải đạt những
tiêu chuẩn nhất định về nhân tố vật lý, hóa học, sinh học, cảnh quan và xã hội.
- Chức năng thứ hai: yêu cầu môi trường phải có nguồn vật liệu, năng lượng, thông tin (kể cả
thông tin di truyền) cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất, quản lý của con người. Đỏi hỏi
này không ngừng tăng lên về số lượng, chất lượng và độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã
hội.
- Chúc năng thứ ba - chức năng tái tạo: trước đây trong các xã hội săn bắt, hái lượm, nông
nghiệp, lúc dân số nhân loại còn ít, được giải quyết theo các chu trình phân huỷ tự nhiên, làm cho
phế thải sau một thời gian nhất định lại trở lại thành nguyên liệu thiên nhiên. Sự gia tăng dân số
nhanh chóng và quá trình công nghiệp hóa đã làm cho chức năng thứ ba trở thành vô cùng quan
trọng. Nếu môi trường không còn làm nổi chức năng này thì chất lượng cuộc sống của con người
dù thừa thãi về lương thực, hàng hóa, thông tin cũng không còn có chất lượng cao. Quá trình ''độc
hóa'' môi trường thậm chí còn có thể dẫn xã hội loài người đến diệt vong.
Việc xem xét môi trường theo ba chức năng nói trên cho phép ta hiểu rõ bản chất của các vấn đề
gay cấn về môi trường ở mức toàn cầu, từng nước hay từng địa phương giúp ta đánh giá và dự báo
tình trạng môi trường nơi này một cách cụ thể và đúng đắn hơn.
Ơ Việt Nam năm 1986 chương trình quốc gia nghiên cứu về tài nguyên và môi trường, với sự
cộng tác của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), đã đề xuất với Nhà nước CHXHCN
Việt Nam một chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường. Trên cơ sở chiến lược này, trong các
năm 1990 - 1991 một kế hoạch quôc gia về môi trường và phát triển bền vững đã được Hội đồng
Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam chấp nhận và chính thức ban hành ngày 12- 6 -1991.
Kế hoạch quốc gia đã xác định bảy mục tiêu lớn và thể chế và tổ chức là:
- Thành lập cơ quan quản lý môi trường.
GT Moi truong Xay dung



22



BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Ths. Nguyễn Trường Huy

- Xây dựng chính sách và luật pháp về môi trường.
- Thành lập mạng lưới quan trắc môi trường.
- Lập kế hoạch tổng hợp về sử dụng và phát triển tài nguyên;
Xây dựng các chiến lược phát triển bền lâu cho các ngành;
- Đánh giá tác động môi trường,
- Soạn thảo chiến lược môi trường và phát triển bền vững.
Kế hoạch quốc gia cũng vạch ra bảy chương trình hành động:
- Quản lý phát triển đô thị và dân số,
- Quản lý tổng hợp các khu vực;
- Kiểm soát ô nhiễm và chất thải.
- Quản lý tổng hợp vùng ven biển;
- Bảo vệ đa dạng sinh học;
- Bảo vệ các vùng đất ngập nước;
- Quản lý các vườn quốc gia và các khu bảo vệ.
Bên cạnh còn có hai chương trình hỗ trợ:
- Giáo dục môi trường;
- Hợp tác quốc tế.
Một ma trận ưu tiên của các hoạt động trong chương trình và một danh mục ưu tiên về nghiên
cứu, điều tra, khảo sát, thực nghiệm cũng đã được ghi vào kế hoạch hành động.
Chính sách bảo vệ môi trường đã ghi trong nghị quyết của Đại hội lần thứ bảy của Đảng CSVN.
Chiến lược bảo vệ môi trường, kế hoạch hành động quốc gia nói trên đang là những chỉ dẫn cho
toàn bộ hoạt động bảo vệ môi trường thực thi phát triển bền vững tại nước Việt Nam hiện nay.
2.2. SINH THÁI HỌC VÀ HỆ SINH THÁI.
2.2.1. Khái niệm sinh thái học.
Sinh thái học là khoa học cơ sở cho công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thuật
ngữ sinh thái học (ecology), bắt nguồn từ chữ Hy Lạp (Oikos) là nhà, nơi ở, được Emst Heckel,

nhà bác học ngươi Đức đề xướng năm1866 và dùng nó để xác định khoa học về mối quan hệ
tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, là tập hợp tất cả các hiểu biết về kinh tế tự nhiên. Nói cách
khác, sinh thái học nghiên cứu mối quan hệ tổng hợp phức tạp mà Đác Uyn gọi là các điều kiện
sinh ra đấu tranh sinh tồn. Chính học thuyết tiến hóa của Đác Uyn được hình thành trên cơ sở
nhận thức về mối quan hệ chặt chẽ giữa sinh vật và môi trường.
Sinh thái học là khoa học tổng hợp, nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi
trường.
Những năm gần đây, sinh thái học đã trở thành khoa học toàn cầu. Mọi người đều công nhận
rằng con người cũng như các sinh vật khác không thể sống tách khỏi môi trường cụ thể của mình.
Tuy nhiên, con người khác với sinh vật khác là phần nào có khả năng thay đổi môi trường cho
GT Moi truong Xay dung

23


BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Ths. Nguyễn Trường Huy

phù hợp với lợi ích riêng của mình. Mặc dù thế, con người không nên cho rằng mình luôn luôn có
sức mạnh vô song mà không có sai lầm. Sai lầm của loài người đã nhiều lần dẫn đến sự khủng
hoảng sinh thái trầm trọng. Từ thời cổ xưa, thung lũng sông Tygô và Ofrat phần vinh đã biến
thành hoang mạc và xói mòn hoặc hóa mặn do hệ thống tưới tiêu bố trí không hợp lý. Nguyên
nhân sụp đổ của nền văn minh Mozopotami vĩ đại cũng do một tai hoạ sinh thái. Một trong những
nguyên nhân là tan vỡ nền văn minh Maja ở Trung Mỹ, sự diệt vong của triều đại Khơ me trên
lãnh thổ Campuchia là do khai thác rừng nhiệt đới quá mức. Rõ ràng khủng khoảng sinh thái hiển
nhiên không phải là phát kiến của thế kỷ thứ XX, mà là bài học trong quá khứ bị lãng quên. Vậy
nếu chúng ta muốn đạt được một sự thỏa mãn nào đó, trong phần lớn các trường hợp phải chấp
nhận những điều kiện của tự nhiên. Những điều kiện đó phản ánh thông qua những quy luật sinh
thái cơ bản mà các sinh vật phải phục tùng.

Heckel cho rằng sinh thái học là khoa học về kinh tế của tự nhiên. Điều đó rất có giá trị cho
việc mở rộng và ứng dụng biết bao nhiêu công trình theo quan điểm sinh thái học về phát triển
kinh tế - xã hội. Ông đã khẳng định rằng sinh thái học là môn khoa học về mối quan hệ giữa cơ
thể và môi trường bao gồm mọi điều kiện sống theo nghĩa rộng của nó, môi trường đó một phần
có bản chất hữu cơ, một phần là vô cơ.
Thật vậy, đúng như Heckel đã khẳng định, bởi vì theo tính toán thì hàng năm do hiệu quả
quang hợp, Trái Đất đã sinh sản được 83 tỷ tấn chất hữu cơ sinh thái thực vật, trong đó phần lục
điạ là 53 tỷ tấn. Như vậy trước kia người ta chỉ chú ý đến kho báu của nhân loại là tài nguyên
thiên nhiên, cho nó là vô tận thì bây giờ lại có thêm một kho báu nữa sinh thái học và hiệu quả
kinh tế với việc sản sinh ra một khối lượng khổng lồ chất hữu cơ cho hành tinh của chúng ta.
Công lao của sinh thái học chính là ở chỗ nó đã nhận thức được tất cả các yếu tố phức tạp
nhất. Điều này chưa ai làm được.
Đối tượng nghiên cứu của sinh thái học có các mức tổ chức khác nhau theo thứ tự từ thấp đến
cao:
- Sinh thái học cá thể (autoecology): nghiên cứu mối quan hệ của một cơ thể với môi trường
xung quanh.
- Sinh thái học quần chủng (demoecology): nghiên cứu mối quan hệ của một loài hoặc nhiều
loài gần nhau với mới trường sống của chúng.
- Sinh thái học quần thể (synecology): nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài với nhau và giữa
các loài với môi trường xung quanh.
Vào những năm bốn mươi của thế kỷ XX, các nhà sinh thái học đã bắt đầu nhận thức rằng các
quần thể sinh vật và môi trường không chỉ quan hệ tương hỗ với nhau mà kết hợp với nhau làm
thành một đơn vị thống nhất gọi là hệ sinh thái(systemecology).
- Hệ sinh thái : là đơn vị cơ sở của tự nhiên, được mô tả như một thực thể khách quan, được xác
định chính xác trong không gian và thời gian. Nó bao gồm không chỉ các sinh vật sống trong đó
mà các điều kiện tự nhiên bao gồm khí hậu, đất, nước cũng như tất cả các mối tương tác giữa
sinh vật với nhau và giữa sinh vật với môi trường.
GT Moi truong Xay dung




24


Ths. Nguyễn Trường Huy

BÀI GIẢNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

2.2.2. Hệ sinh thái.
1.Định nghĩa.
Hệ sinh thái là hệ thống tác dụng tương hỗ giữa các sinh vật với môi trường vệ sinh là một hệ
chức năng, được mô tả như một thực tế khách quan, xác định chính xác trong không gian và thời
gian.
Hệ sinh thái là một khái niệm rộng và linh hoạt, vì thế có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp
có mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và nuôi trường có sự: trao đổi vật chất, năng lượng và
thông tin giữa chúng với nhau, thậm chí trong các trường hợp chỉ xảy ra trong một thời gian
ngắn.
2. Đặc điểm cơ bản.
Tất cả các hệ sinh thái có những đặc điểm cơ bản là xác định về cấu trúc và chức năng. Quan
trọng nhất là tất cả các hệ sinh thái đều có các thành phần vô sinh (abiotic) và sinh vật (biotic) và
giữa chúng có sự trao đổi chất, năng lượng và thông tin.
Hệ sinh thái bao gồm bốn thành phần chủ yếu sau (bốn tác nhân chủ yếu):
- Thành phần vô sinh: chất vô cơ, nước, không khí, cacbonic, oxy,...
Sinh vật sản xuất: có nhiệm vụ tổng hợp các thành phần hữu cơ từ các chất vô sinh, bao gồm:
sinh vật có khả năng quang hợp (sử dụng năng lượng Măt Trời để tổng hợp và giải phóng ô xy)
một số loài vi khuẩn dùng năng lượng oxy hơn các muối để tổng hợp các chất hữu cơ (không giải
phóng oxy trong quá trình tổng hợp)
- Sinh vật tiêu thụ: là loài không cú khả năng tổng hợp chất hữu cơ cho mình từ các chất vô sinh,
do đó phải dùng sinh vật sản xuất hoặc dùng các động vật khác làm thức ăn. Nó thuộc loài ăn
thực vật (ăn sinh vật sản xuất); động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt, động vật vừa ăn cỏ vừa ăn thịt

(người, chó, mèo,...).
- Sinh vật hoại sinh: dùng xác thực hoặc động vật làm thức ăn (loại này sống nhờ sự phân hủy các
chất trên), gồm nấm mốc, một vài loài vi khuẩn hoại sinh (ưa khí và không ưa khí, loài không ưa
khí sẽ tạo ra nhiều chất độc)
3.Phân loại hệ sinh thái.
Có nhiều cách phân loai các hệ sinh thái:
*Theo bản chất:
- Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái không có tác động của con người tới nó, một hệ sinh thái phi
nhân (nonhuman systemecology), ví dụ, khu rừng nguyên sinh.
- Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái do con người tạo nên (còn gọi là hệ sinh thái người), ví dụ,
hệ sinh thái nông nghiệp, rừng trồng trọt, rừng tái sinh.
* Theo thời gian:
- Hệ sinh thái trưởng thành.
- Hệ sinh thái trẻ.
GT Moi truong Xay dung



25


×