Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Giá trị nội dung, nghệ thuật chuyện kể trên điện thoại (gianni rodar) và vai trò của tác phẩm với việc giáo dục học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-----------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH

GIÁ TRỊ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT
CHUYỆN KỂ TRÊN ĐIỆN THOẠI
(GIANNI RODARI) VÀ VAI TRÒ
CỦA TÁC PHẨM VỚI VIỆC GIÁO DỤC
HỌC SINH TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học:
ThS.GVC NGUYỄN NGỌC THI

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tác giả khóa luận xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy giáo,
cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học và đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến thầy giáo ThS - GVC Nguyễn Ngọc Thi. Thầy đã trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình để để tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Bích



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Giá trị nội dung, nghệ thuật Chuyện kể trên
điện thoại (Gianni Rodari) và vai trò của tác phẩm với việc giáo dục học sinh
tiểu học” là kết quả tôi trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu. Trong quá trình nghiên
cứu có sử dụng tài liệu của một số tác giả. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tôi rút
ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả của cá
nhân tôi, hoàn toàn không trùng lặp với kết quả của tác giả khác.
Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên
Nguyễn Thị Bích


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
Chương 1. GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA CHUYỆN KỂ
TRÊN ĐIỆN THOẠI ....................................................................................... 5
1.1. Đôi nét về Gianni Rodari ........................................................................... 5
1.2. So sánh truyện cổ tích hiện đại và truyện cổ tích hiện đại của Gianni
Rodari ................................................................................................................ 6
1.3. Tác phẩm Chuyện kể trên điện thoại ......................................................... 8

1.3.1. Nội dung .................................................................................................. 8
1.3.2. Nghệ thuật ............................................................................................... 9
1.3.3. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Chuyện kể trên điện thoại....... 12
Chương 2. CHUYỆN KỂ TRÊN ĐIỆN THOẠI VỚI VIỆC GIÁO DỤC
HỌC SINH TIỂU HỌC ................................................................................ 22
2.1. Chuyện kể trên điện thoại giúp học sinh có những hiểu biết về thế giới
xung quanh ...................................................................................................... 23
2.2. Chuyện kể trên điện thoại gợi lên ở học sinh ước mơ về cuộc sống tốt đẹp
hơn ................................................................................................................... 26


2.3. Chuyện kể trên điện thoại với việc giáo dục nhân cách cho học sinh tiểu
học ................................................................................................................... 31
2.3.1. Bài học về tình cảm ............................................................................... 31
2.3.2. Bài học về đạo đức ................................................................................ 34
2.3.3. Bài học về thể chất ................................................................................ 44
2.4. Chuyện kể trên điện thoại hình thành và phát triển ở học sinh những đức
tính của người lao động mới. .......................................................................... 47
KẾT LUẬN .................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lí do khoa học
Trong đời sống con người, văn học từ lâu đã trở thành một nhu cầu tinh
thần không thể thiếu. Dường như ở đâu có cuộc sống thì ở đó có thi ca. Và
đúng như Gorki khẳng định, văn học từ ngàn năm trước đã không đơn giản là
thỏa mãn nhu cầu giải trí. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người,

văn học thực sự trở thành “cuốn sách giáo khoa của đời sống”.
Văn học có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng nhân cách và bồi
dưỡng tư tưởng, tình cảm con người. Trong xu thế phát triển chung của văn
học nghệ thuật dân tộc ở mỗi quốc gia, nền văn học thiếu nhi được hình thành
và ngày càng phát triển. Mỗi nền văn học thiếu nhi mang sắc thái riêng do
hoàn cảnh lịch sử cụ thể, truyền thống văn học dân tộc chi phối. Các tác phẩm
văn học viết cho thiếu nhi xuất hiện từ rất lâu, những cuốn sách đầu tiên mang
nặng nội dung giáo khoa và giáo huấn: đó là những sách học vần, sách bách
khoa, sách dạy các quy tắc ứng xử trong xã hội. Dần dần khuynh hướng đề
cao nghệ thuật trong sáng tác cho các em càng được chú ý. Đã có nhiều sáng
tác cho các em trở thành những tác phẩm kinh điển của nền văn hóa nhân loại,
ví dụ: Truyện cổ Anđécxen, Truyện kể của Pêrôn, Rôbinxơn Cruxô của
Đêphô, Giulivơ du kí của Gi.Xuypt, Không gia đình của Hecto Malô,… [5,5].
Ở mỗi dân tộc, văn học cho các em có những nét đặc sắc riêng, tuy nhiên,
những tác phẩm hay đều gặp nhau ở một điểm là hướng về mục đích nhân
văn, hướng tới cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống.
Trong số đó ta có thể kể đến Gianni Rodari - nhà văn của nền văn học
Ý. Khi Gianni Rodari còn dạy học, ông quan niệm rằng giờ học là một thứ trò
chơi, trò chơi đầy bất ngờ và sáng tạo. Vì vậy ông đã làm mọi cách để học
sinh được vui vẻ trong bài giảng của mình mà không bị sao nhãng nội dung
1


giáo dục. Thật vậy, chúng ta có thể chiêm ngưỡng “trò chơi” ấy qua những
câu chuyện cổ tích hiện đại của ông. Những câu chuyện đó hết sức độc đáo,
bất ngờ và đầy sáng tạo nhưng mang đậm tính giáo dục, Song truyện cổ tích
của ông không chỉ dành riêng cho trẻ em, nhiều truyện còn có sức hấp dẫn
đặc biệt đối với người lớn.
1.2. Lí do sư phạm
Mỗi chúng ta lớn lên ai cũng từng trải qua lứa tuổi thiếu nhi và gắn với

tuổi thơ ấy là những câu chuyện cổ tích, không chỉ là những câu chuyện cổ
tích dân gian mà còn là những câu chuyện cổ tích hiện đại. Khi nói về những
câu chuyện cổ tích hiện đại của Gianni Rodari ta không thể bỏ qua Chuyện kể
trên điện thoại - một tác phẩm đầy năng lượng và sáng tạo của nhà văn. Tác
phẩm gồm 70 câu chuyện, những câu chuyện này do một người cha kể để dỗ
ngủ cô con gái bé bỏng của mình khi ông vì công việc mà phải xa nhà.
Chuyện kể trên điện thoại là tác phẩm của nhà văn Gianni Rodari và
cho đến nay gần như chưa có công trình nào nghiên cứu kĩ lưỡng về tác phẩm
này, đặc biệt là nghiên cứu về giá trị nội dung và nghệ thuật của cuốn sách
cũng như vai trò của tác phầm đối với việc giáo dục nhận thức; thẩm mĩ; tình
cảm, đạo đức và thể chất cho học sinh tiểu học.
Vì những lí do trên cùng niềm yêu thích đối với tác phẩm tôi đã chọn
đề tài: “Giá trị nội dung, nghệ thuật Chuyện kể trên điện thoại (Gianni
Rodari) và vai trò của tác phẩm với việc giáo dục học sinh tiểu học” để làm
khóa luận tốt nghiệp đại học. Việc nghiên cứu đề tài góp phần giúp tôi nâng
cao chất lượng cho việc giảng dạy môn Tiếng Việt - văn học và giáo dục học
sinh tiểu học sau này. Các bài học rút ra từ những câu chuyện trong tác phẩm
tạo cơ sở vững chắc cho công tác giáo dục trẻ nói chung, cho hoạt động phát
triển tình cảm đạo đức lối sống của trẻ nói riêng.

2


2. Lịch sử vấn đề
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, tôi chưa thấy công trình đi sâu
nghiên cứu truyện cổ tích của Gianni Rodari.
Trong cuốn Gianni Rodari Truyện cổ tích hiện đại, Nxb Văn hóa thông
tin Hà Nội, 2000 lời đầu sách có tiêu đề “Cùng bạn đọc” chỉ giới thiệu đôi nét
về tác giả và giới thiệu chung về tập sách.
Trong Chuyện kể trên điện thoại, Nxb Kim Đồng, 2015 có “Lời Nhà

xuất bản” cũng chỉ đề cập đôi nét về tác giả và tác phẩm trong phạm vi một
trang sách.
Tìm hiểu về truyện cổ tích hiện đại của Gianni Rodari tôi thấy có một
bài khóa luận tốt nghiệp đại học về đề tài: “Truyện cổ tích hiện đại của Gianni
Rodari trong việc giáo dục học sinh tiểu học”.
Tuy nhiên thì những đánh giá về tác phẩm Chuyện kể trên điện thoại
còn rất ít. Đề tài: “Giá trị nội dung, nghệ thuật Chuyện kể trên điện thoại
(Gianni Rodari) và vai trò của tác phẩm với việc giáo dục học sinh tiểu học”
là một đề tài khá mới và chưa có tác giả nào nghiên cứu. Là độc giả yêu thích
truyện của Gianni Rodari, đặc biệt là tác phẩm Chuyện kể trên điện thoại và là
sinh viên năm thứ tư khoa Giáo dục tiểu học, tôi mong muốn đóng góp thêm
một số ý kiến để có thể nhận diện, đánh giá đúng vai trò, giá trị của tác phẩm
đối với việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này giúp cho bản thân tôi hiểu sâu sắc hơn về
giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa giáo dục của tác phẩm Chuyện kể trên
điện thoại đối với học sinh tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua những câu chuyện kể trong tác phẩm để thấy được giá trị
nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa giáo dục của những câu chuyện đó. Từ đó
đưa ra những bài học cần thiết đối với việc giáo dục học sinh tiểu học.
3


5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Khoá luận tập trung nghiên cứu những câu chuyện kể trong tác phẩm
Chuyện kể trên điện thoại (Gianni Rodari).
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận này tập trung tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật và vai trò, ý

nghĩa của tác phẩm Chuyện kể trên điện thoại (Gianni Rodari) với việc giáo
dục toàn diện cho học sinh tiểu học.
5.3. Phạm vi khảo sát
Khảo sát cuốn truyện Chuyện kể trên điện thoại - Gianni Rodari, Trần
Thanh Quyết (dịch), Nxb Kim Đồng, 2015.
6. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học
- Phương pháp so sánh văn học
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
7. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 3 phần:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung
Chương 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện kể trên điện thoại
Chương 2: Chuyện kể trên điện thoại với việc giáo dục học sinh tiểu học
Phần III: Kết luận

4


NỘI DUNG
Chương 1. GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
CỦA CHUYỆN KỂ TRÊN ĐIỆN THOẠI
1.1. Đôi nét về Gianni Rodari
Gianni Rodari sinh ngày 23 tháng 10 năm 1920 tại Piemont, một vùng
Tây Bắc nước Ý, mất ở Rome ngày 14 tháng 4 năm 1980. Ông là một nhà
văn, nhà giáo dục, nhà báo và nhà thơ Ý. Ông trở thành nhà văn viết cho thiếu
nhi rất tình cờ. Ngồi trên ghế nhà trường ông mong muốn trở thành nhạc

công, rồi lại ao ước trở thành họa sĩ. Ông là một nhà sư phạm rất năng động,
liên tục tổ chức những khóa học phong phú thông qua nhiều hình thức như
hội thảo, sinh hoạt học đường, dạy qua sóng phát thanh và truyền hình, múa
rối… Sau đó, ông thôi dạy học để viết báo và viết truyện ngắn, tiểu thuyết,
đồng dao, các sách về sư phạm, tạp chí.
Các tác phẩm của Gianni Rodari rất nổi tiếng ở Ý, được dịch ra hơn 50
thứ tiếng trên thế giới và mang về cho ông nhiều giải thưởng văn học thiếu
nhi. Gianni Rodari từng được trao giải thưởng Hans Christian Andersen (được
coi là giải thưởng Nobel Văn học dành cho thiếu nhi) vào năm 1970 mang lại
danh tiếng cho ông như nhà văn hiện đại trẻ nhất tại Ý lúc bấy giờ. Ông được
coi là một trong những nhà văn viết cho thiếu nhi vĩ đại nhất thế kỉ XX.
Những tác phẩm của Gianni Rodari được dịch và xuất bản ra tiếng Việt
như:
- Cuộc phiêu lưu của chú Hành
- Gelsomino ở xứ sở nói dối
- Cuộc phiêu lưu của Mũi Tên Xanh
- Giữa trời chiếc bánh ga tô
- Chuyện kể trên điện thoại

5


Chuyện kể trên điện thoại là một tác phẩm được Gianni Rodari viết
theo thể loại truyện cổ tích hiện đại. Với trí tưởng tượng giàu chất thơ, cây bút
đầy năng lượng của ông đã khiến nhiều vấn đề nóng bỏng trong cuộc sống
như chiến tranh, hòa bình, di cư, thiếu công bằng, khát vọng bình đẳng tự
do… bỗng trở nên thật dí dỏm, sinh động và tràn ngập tiếng cười.
1.2. So sánh truyện cổ tích hiện đại và truyện cổ tích hiện đại của Gianni
Rodari
Truyện cổ tích hiện đại là thể loại truyện thuộc sáng tác cá nhân, được

lưu truyền bằng văn bản, tác phẩm có tác giả rõ ràng, văn bản là cố định và
không có dị bản. Đây là loại truyện không chỉ dùng để kể mà chủ yếu là dùng
để đọc nên bên cạnh những cốt truyện đơn giản còn có nhiều cốt truyện phức
tạp, có trường hợp còn có hai, ba cốt truyện cổ tích dân gian khác nhau được
tác giả ghép nối vào.
Là nhà văn viết thể loại truyện cổ tích hiện đại, Gianni Rodari đã kế
thừa và phát huy những đặc điểm của truyện cổ tích hiện đại nhưng ông có
những sáng tạo của riêng mình, phù hợp với tâm lí và nhận thức của học sinh
tiểu học.
- Nhân vật
Trong truyện cổ tích hiện đại nói chung, nhân vật vừa có tính khái quát
vừa có tính cá thể và được tập trung miêu tả tâm lí nhiều hơn. Còn trong
truyện cổ tích của Gianni Rodari không tập trung miêu tả tâm lí nhân vật mà
ông sáng tạo nhân vật có những nét hiện đại hơn, gần gũi hơn với trẻ em ngày
nay như trong Viên kẹo giáo dục, Tăng thêm hai hay Con đường sô-cô-la
hoặc là Hạ số 9 xuống.
- Kết cấu
Là thể loại truyện cổ tích do các nhà văn sáng tác, một số câu chuyện
cổ tích vẫn tuân thủ kết cấu của truyện cổ tích dân gian như kiểu kết cấu trong
truyện cổ tích thần kì gồm 3 phần: phần đầu là nhân vật chính xuất hiện, phần
6


giữa là cuộc phiêu lưu của nhân vật chính, phần kết là sự đổi đời hay là thay
đổi số phận trong thế giới cổ tích. Một số câu chuyện thuộc kiểu kết cấu này
như Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, Cô bé Lọ Lem, Cuộc phiêu lưu của Tí
Hon,… Còn truyện cổ tích của Gianni Rodari không có kết cấu nhất định,
không tuân theo một mô típ nhất định.
- Lối mở đầu câu chuyện
Truyện cổ tích hiện đại đa phần vẫn giữ được những nét chung của

truyện cổ tích dân gian về lối mở đầu câu chuyện ngày xửa ngày xưa. Còn
truyện cổ tích của Gianni Rodari đa phần có lối mở đầu câu chuyện một cách
tự do, không theo mô típ nhất định nào, một số ít câu chuyện được mở đầu
bằng “Ngày xưa” hoặc “Một lần”.
- Lối kết thúc câu chuyện
Truyện cổ tích hiện đại đa phần có lối kết thúc câu chuyện là người tốt
được hưởng hạnh phúc còn kẻ xấu thì bị trừng trị thích đáng. Còn trong
truyện cổ tích của Gianni Rodari lối kết thúc câu chuyện tự do, có những câu
chuyện có kết thúc đóng mà trong đó có những cái kết có hậu cũng có những
cái kết không có hậu và những câu chuyện có kết thúc mở để người đọc tự
chiêm nghiệm và rút ra ý nghĩa.
- Nghệ thuật kể chuyện
Hầu như các câu chuyện cổ tích hiện đại được kể theo trình tự thời gian
(một buổi tối, một buổi sáng đẹp trời, vào một ngày đẹp trời,…). Như vậy,
thời gian trong truyện cổ tích hiện đại là một tàn tích và còn lưu lại rõ rệt và
chung thủy với gốc gác truyện cổ tích dân gian ở lối kể theo đường thẳng,
truyện gì kể trước, truyện gì kể sau và đó cũng là đặc trưng để dễ nhớ và kể
lại được của truyện cổ tích dân gian. Trật tự kể vẫn tuân theo thứ tự trước sau
của thời gian tự nhiên, như trong truyện cổ tích dân gian.
Còn cách kể truyện trong truyện cổ tích của Gianni Rodari hết sức tự
nhiên, không tuân theo công thức cứng nhắc nào cả. Đây cũng chính là nét
7


sáng tạo trong cách kể chuyện của Gianni Rodari so với những truyện cổ tích
trước đây.
1.3. Tác phẩm Chuyện kể trên điện thoại
1.3.1. Nội dung
Truyện cổ tích hiện đại của Gianni Rodari là niềm hạnh phúc của cảm
giác yêu thương mà những người lớn chúng ta dành cho thiếu nhi. Tác phẩm

gồm 70 câu chuyện, những câu chuyện này do một người cha kể để dỗ ngủ cô
con gái bé bỏng của mình khi ông vì công việc mà phải xa nhà. Ông là một
thương nhân xứ Varese tên là Bianchi, làm nghề bán thuốc. Cứ sáu trên bảy
ngày trong tuần, ông đi khắp đất nước Ý để bán hàng. Chủ nhật ông trở về
nhà và sáng thứ hai ông lại lên đường. Mỗi lần ông chuẩn bị đi, cô con gái bé
nhỏ lại nhắc: “Ba nhớ nhé, mỗi tối một câu chuyện!”.
Là vì cô bé không thể đi ngủ nếu không được nghe kể chuyện, mà tất cả
những câu chuyện mà mẹ cô biết thì đều đã được kể đi kể lại đến ba lần rồi.
Và vậy là, mỗi tối, dù đang ở đâu, cứ đúng 9 giờ, Bianchi lại gọi điện về nhà
để kể cho cô con gái một câu chuyện. Cuốn sách này tập hợp lại các câu
chuyện ấy. Các bạn sẽ thấy là dường như truyện nào cũng hơi ngắn, rõ ràng là
phải vậy, vì thương nhân Bianchi phải bỏ tiền túi ra để trả tiền điện thoại nên
đâu có thể gọi quá lâu. Người ta kể rằng, mỗi khi ông Bianchi gọi về Varese,
các cô điện thoại viên trực tổng đài đều tạm dừng tất cả các cuộc gọi khác để
được nghe truyện của ông. [8,11]
70 câu chuyện là 70 đêm cô con gái bé bỏng của ông chờ đợi tiếng điện
thoại reo để lắng nghe giọng nói của bố, hồi hộp với từng câu chuyện rồi hạnh
phúc đi vào giấc ngủ. Chàng thợ săn đen đủi, Lâu đài kem, Người đếm tiếng
hắt hơi, Con đường sô-cô-la, Akice Hay Ngã,… Tất cả những câu chuyện đều
rất nhẹ nhàng, dí dỏm và tràn ngập tiếng cười.
Chuyện kể trên điện thoại là một tác phẩm mang hơi thở hiện đại không
chỉ bởi nội dung gần gũi, nhẹ nhàng, bởi những câu chuyện ta vẫn gặp hàng
ngày với chút kì ảo, lung linh như đi ra từ trí tưởng tượng của trẻ thơ mà còn
8


bởi cách kể chuyện giản dị như thường thấy trong những mái ấm bên những
chiếc giường trước giờ đi ngủ của các cô bé, cậu bé. 70 câu chuyện không chỉ
dành riêng cho các cô bé như con gái của ông Bianchi mà còn dành cho cả
các bậc cha mẹ. Đó là 70 chìa khóa mật mã mà nếu yêu trẻ chúng ta càng cần

có để hiểu trẻ hơn.
Truyện cổ tích của Gianni Rodari còn mang tính giáo dục sâu sắc. Với
Viên kẹo giáo dục chúng ta có thể thấy được ước mơ của ông - dạy học cho
trẻ như là cho chúng được ăn kẹo bởi trẻ con nào chả muốn ăn kẹo. Chúng ta
còn thấy được tương lai của thế giới qua truyện Từ Khóc. Đó là một thế giới
hạnh phúc mà ở đó từ lâu loài người đã không còn dùng đến từ này.
Gianni Rodari không chỉ viết truyện cổ tích dành riêng cho thiếu nhi
mà những câu chuyện của ông còn có ý nghĩa triết lí sâu xa đối với người lớn.
Đó là tư tưởng chống chiến tranh trong Cuộc chiến của những chiếc chuông.
Hai khẩu đại bác được đúc ra nhằm phục vụ chiến tranh nhưng thật bất ngờ
chúng lại gióng lên lời kêu gọi đoàn kết, đó cũng là mục tiêu phấn đấu của
toàn nhân loại.
Ông là một nhà sư phạm tuyệt vời, bởi trong mọi câu chuyện của ông
“dấu vết của sự dạy dỗ” đều được xóa bỏ, chỉ thuần nhất một niềm vui, đúng
như tác giả đã viết ở bìa cuốn sách: “Không chỉ đơn giản là chuyện kể, mỗi
trang sách là một chút, một chút tình yêu và vòng tay ấm áp các bậc cha mẹ
dành cho con”.
1.3.2. Nghệ thuật
- Nhân vật
Nhân vật trong Chuyện kể trên điện thoại của Gianni Rodari gồm 4
nhóm nhân vật chính: con người (có tên, không tên), con vật, vật vô tri, thần
thánh. Trong đó nhóm nhân vật chính là con người chiếm số lượng đông nhất,
có 41/70 câu chuyện, chiếm 58,57% tổng số truyện. Các nhân vật chính trong
các câu chuyện phần lớn không có sự lặp lại, chỉ có một số ít câu chuyện có
nhân vật lặp lại. Ví dụ: nhân vật Giovannino Lang Bạt trong Xứ sở không có
9


gì nhọn, Xứ sở ngược đời, Xứ sở người bơ, Kẻ đi sờ mũi nhà vua hay nhân vật
Alice Hay ngã trong Alice Hay ngã, Alice ngã xuống biển. Sau đó là nhóm

nhân vật chính là vật vô tri có 21/70 câu chuyện, chiếm 30% tổng số truyện.
Tiếp đến là nhóm nhân vật chính là con vật có 6/70 câu chuyện, chiếm 8,57%
tổng số truyện. Cuối cùng là nhóm nhân vật chính là siêu nhiên chỉ có 2/70
câu chuyện, chiếm 2,86% tổng số truyện. (Xem phụ lục). Mỗi một câu chuyện
không chỉ đơn thuần là một loại nhân vật mà là sự kết hợp của nhiều loại nhân
vật khác nhau làm cho tình tiết và mối quan hệ của các nhân vật thêm phong
phú, phức tạp. Các nhân vật trong truyện không tuân thủ theo các mô típ của
truyện cổ tích dân gian như ông Bụt, cô tiên, công chúa, hoàng tử,… mà nhân
vật là những gì gần gũi thường thấy trong cuộc sống hằng ngày của các em.
- Xung đột
Những câu chuyện trong Chuyện kể trên điện thoại không có những
xung đột rõ ràng, mọi chuyện diễn ra hết sức nhẹ nhàng, tự nhiên, đó là những
câu chuyện dí dỏm, hài hước nhưng đều mang tính giáo dục sâu sắc phù hợp
với tâm lí trẻ em.
- Cấu trúc
Những câu chuyện trong Chuyện kể trên điện thoại không có cấu trúc
nhất định, không tuân thủ một mô típ nào cả.
Lối mởi đầu câu chuyện hoàn toàn ngẫu nhiên, không phải truyện nào
cũng theo khuôn mẫu “Ngày xửa, ngày xưa” như trong truyện cổ tích dân
gian. Trong Chuyện kể trên điện thoại có 3 lối mở đầu câu chuyện: mở đầu tự
do, mở đầu bằng từ “Ngày xưa”, mở đầu bằng từ “Một lần”. Qua thống kê, tôi
thu được 50/70 truyện có lối mở đầu tự do, chiếm 71,43% tổng số truyện. Sau
đó có 12/70 truyện có lối mở đầu bằng từ “Ngày xưa” chiếm 17,14% tổng số
truyện. Cuối cùng có 8/70 truyện có lối mở đầu bằng từ “Một lần” chiếm
11,43% tổng số truyện. (Xem phụ lục). Như vậy, lối mở đầu câu chuyện

10


không hoàn toàn khác khuôn mẫu cũ mà vẫn có nét giống lối mở đầu của các

câu chuyện kể dân gian.
Kiểu kết thúc câu chuyện trong Chuyện kể trên điện thoại cũng góp
phần làm tăng giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Có 2 kiểu kết thúc truyện là kết
thúc đóng (có hậu, không có hậu) và kết thúc mở. Qua thống kê, tôi thu được
34/70 truyện là kết thúc đóng, chiếm 48,57% tổng số truyện, trong đó có 9/34
truyện có kết thúc không có hậu chiếm 26,47%, có 25/34 truyện có kết thúc
có hậu chiếm 73,53% tổng số truyện là kết thúc đóng và 36/70 truyện là kết
thúc mở, chiếm 51,43% tổng số truyện. (Xem phụ lục). Như vậy, kiểu kết
thúc truyện trong truyện của Gianni Rodari giống với chuyện kể dân gian ở
lối kết có hậu, người tốt được hưởng hạnh phúc và kẻ xấu thì bị trừng trị.
Điều này phù hợp với tâm lí của các em và tạo cho các em có niềm tin vào
cuộc sống tốt đẹp.
- Thực tại và hư cấu
Những câu chuyện trong Chuyện kể trên điện thoại kể và tả lại những
hình ảnh của thiên nhiên, của đời sống, những thứ mà trẻ vẫn thường tiếp xúc
hàng ngày thậm chí là rất gần gũi với trẻ. Hư cấu trong truyện không mang
tính chất kì ảo mà hư cấu thường được xây dựng dựa trên sự tưởng tượng
phong phú của tác giả như lâu đài kem, cái đu quay, chú chuột, bông vi-ô-lét
hay con đường sô-cô-la. Những hình ảnh tưởng tượng hư cấu ấy gắn liền với
những sự vật gần gũi với học sinh tiểu học.
- Ngôn ngữ
Gianni Rodari sử dụng ngôn ngữ kể chuyện rất sinh động, hấp dẫn và
rất dễ hiểu, gần gũi với học sinh. Ông sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc
thoại trong hầu hết các câu chuyện của mình. Qua thống kê tôi thu được 42/70
câu chuyện có sử dụng ngôn ngữ đối thoại chiếm 60% tổng số truyện. Có
24/70 câu chuyện sử dụng ngôn ngữ độc thoại trong đó có cả độc thoại và độc
thoại nội tâm, chiếm 34,29% tổng số truyện. Một số câu chuyện chỉ đơn thuần
11



là lời kể của tác giả mà không có lời nói của nhân vật, có 9/70 câu chuyện
kiểu này chiếm 12,86% tổng số truyện. Ngoài ra, trong tổng số truyện có 8/70
câu chuyện có sử dụng cả ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại chiếm
11,43%. Việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại góp phần làm câu
chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
1.3.3. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Chuyện kể trên điện thoại
1.3.3.1. Đặc sắc về nội dung
- Nội dung mang tính giáo dục thiết thực
Nội dung của các câu chuyện đều hết sức nhẹ nhàng, gần gũi, đó là
những gì quen thuộc với các em trong cuộc sống hằng ngày. Ở mỗi câu
chuyện của mình, Gianni Rodari không trực tiếp dùng lời nói khô khan để
giáo huấn các em mà truyện của ông đa phần dựa trên thực tại cuộc sống hoặc
hoàn toàn tưởng tượng ra, chỉ có một số ít câu chuyện mượn cốt truyện dân
gian để kể lại theo lối kể hiện đại. Qua thống kê, tôi thu được 34/70 câu
chuyện được kể ở hiện tại chiếm 48,57% tổng số truyện, ở các câu chuyện
này con người, sự vật trong truyện diễn ra xung quanh, gần gũi và quen thuộc
với cuộc sống hằng ngày của các em. Có những câu chuyện hoàn toàn là sự
tưởng tượng của tác giả, có 31/70 câu chuyện kiểu này, chiếm 44,29% tổng số
truyện, những câu chuyện ấy đưa các em đến với một thế giới đầy mới lạ,
được thỏa thích phiêu lưu và khám phá, ngạc nhiên trước những bí mật của
cuộc sống. Lối kể chuyện không theo khuôn mẫu cũ nhưng không hoàn toàn
khác mà một số ít câu chuyện được tác giả mượn cốt truyện dân gian để kể lại
theo lối kể hiện đại, có 5/70 câu chuyện kiểu này chiếm 7,14% tổng số truyện.
Như vậy, bên cạnh việc giúp các em được sống đúng với lứa tuổi của mình,
những câu chuyện cổ tích hiện đại của Gianni Rodari còn là một phương tiện
giáo dục rất hiệu nghiêm đối với các em. Đằng sau mỗi câu chuyện đó là một
bài học giáo dục ý nhị dành cho các em mà ở đó dấu vết của sự dạy dỗ dường
như đều được xóa bỏ.
12



- Chuyện kể trên điện thoại phù hợp với tâm lí học sinh tiểu học
Đặc sắc về nội dung của những câu chuyện trong Chuyện kể trên điện
thoại là phù hợp với tâm lí học sinh tiểu học. Với học sinh tiểu học được vui
chơi, đùa nghịch hồn nhiên, vui vẻ là niềm hạnh phúc của các em. Còn gì
tuyệt vời hơn khi trong Lâu đài kem trẻ em được thoải mái nếm thử các loại
kem với đủ hương vị khác nhau. Đặc biệt đó không phải là những que kem
bình thường mà là cả một lâu đài hoàn toàn được làm bằng kem, nóc lâu đài
là kem tươi đánh bông lên, khói bay lên từ các ống khói là kẹo bông, còn ống
khói thì được làm bằng mứt. Tất cả những thứ khác đều là kem: cửa bằng
kem, đồ đạc trong lâu đài cũng bằng kem…
Trong Cơn mưa nổi tiếng ở Piombino những viên kẹo dẻo ngập trời rơi
xuống to như những hạt mưa đá, không phải là màu trắng mà là những màu
sắc khác nhau: xanh lá cây, hồng, tím, xanh tím than. Những em bé reo lên
sung sướng vì đó là cơn mưa kẹo dẻo, thế là mọi người đổ ra đường và nhét
đầy kẹo vào túi. Ấy thế mà vẫn không nhặt kịp hết, vì mưa kẹo rơi xuống rất
dầy. Cơn mưa kéo dài không lâu nhưng đã khiến cho các con đường đều được
phủ một tấm thảm kẹo thơm tho, chúng phát ra tiếng sột soạt dưới mỗi bước
chân. Học sinh tan trường về vẫn còn nhặt được đầy cả cặp sách. Các bà già
cũng thủ được vài bọc bằng tấm khăn bịt đầu. Thật là một ngày tuyệt vời với
tất cả mọi người.
Hiểu được tâm lí của trẻ thơ, Gianni Rodari đã sáng tạo ra những câu
chuyện mà ở đó dấu vết của sự dạy dỗ được xóa bỏ, chỉ thuần nhất một niềm
vui, những gì nặng về lí trí, suy tư không phải là đối tượng thích hợp với các
em mà thay vào đó là những gì gần gũi, quen thuộc và phù hợp với tâm lí của
các em. Với Viên kẹo giáo dục các em được đến với một hành tinh mà ở đó
không hề có sách vở, khoa học được bán và tiêu thụ trong các chai. Môn lịch
sử là một thứ dung dịch màu đỏ, giống như món si-rô lựu với đá bào, môn địa
lí thì có màu xanh bạc hà, ngữ pháp là thứ nước không màu, có vị của nước
13



khoáng. Trẻ em nào mà chẳng thích ăn kẹo thế nhưng lũ trẻ ở hành tinh này
vẫn nhõng nhẽo như thường và tất nhiên cũng có những cô cậu học trò rất
thông minh và chăm chỉ, thậm chí là tham ăn. Và cứ như vậy, mỗi sáng, tùy
theo lứa tuổi, trẻ em ở đó sẽ phải uống một cốc lịch sử, vài thìa đại số với
hương dâu, lựu, dứa, sơ-ri,…
Những câu chuyện của Gianni Rodari thật sáng tạo, giàu trí tưởng
tượng và hài hước, dí dỏm, vì vậy mà nó đi vào tâm hồn trẻ thơ rất tự nhiên.
Trong Con đường sô-cô-la, ba anh em nhà nọ thật may mắn và hạnh phúc khi
phát hiện ra một con đường phẳng lì như nhung và nâu sậm một màu, đó là
một con đường được làm hoàn toàn từ sô-cô-la. Và đương nhiên rồi, trẻ con
nào chẳng thích ăn sô-cô-la, thế là ba anh em đánh chén sạch con đường đó
cho đến khi trời tối sập xuống. Quên cả đường về nhà vì mải mê với con
đường sô-cô-la, ba anh em tiếp tục gặp may khi có một bác nông dân đi làm
đồng về với cái xe kéo, bác đã đưa ba anh em về đến tận nhà. Lúc xuống khỏi
xe, ba anh em bỗng nhận ra cả chiếc xe được làm bằng bánh bích quy. Chẳng
cần phải nhiều lời, cả ba lại lao vào đánh chén sạch sẽ, chẳng để lại lấy cái
bánh xe hay cái càng xe nào. Thật là một ngày tuyệt vời với ba anh em nhà nọ
và không biết đến bao giờ mới lại có những cậu bé may mắn như thế.
Hay Cậu bé Tonino vô hình kể về một cậu bé tên là Tonino. Tonino đến
lớp mà chưa học bài cũ, cậu rất lo lắng, chỉ sợ bị thầy gọi lên bảng và cậu ta
tự nhủ giá mà mình biến thành vô hình nhỉ. Thế mà điều ước của cậu ta lại
thành sự thật. Cậu trở nên vô hình, mọi người xung quanh cậu, bạn bè, thầy
cô của cậu đều không nhìn thấy cậu. Cậu đứng dậy đi đi lại lại khắp nơi trong
lớp, đùa nghịch và trêu chọc các bạn đủ kiểu vì mọi người đâu có nhìn thấy
cậu nữa đâu. Chán ở trong lớp học, Tonino đi ra ngoài, cậu quậy phá khắp nơi
trên đường phố cho đến khi mệt mỏi và hơi chán nản thì cậu đành về nhà. Thế
nhưng khi về đến nhà thì ngay cả bố mẹ của Tonino cũng không nhìn thấy cậu
dù cậu có gào lên nhưng chả có ai nghe thấy cậu nói. Thế là Tonino bật khóc

14


và than thở “Ôi mình thật không muốn làm người vô hình nữa. Mình muốn ba
nhìn thấy mình, muốn mẹ mắng mỏ mình, muốn thầy giáo kiểm tra bài mình!
Mình muốn chơi với các bạn! Làm người vô hình thật tệ, sống cô đơn thật
chán!”. Thật kì lạ, sau khi than thở Tonino đã không còn là người vô hình nữa
và cậu lại trở về với cuộc sống thường ngày. Đó là món quà đặc biệt dành cho
Tonino bởi cậu đã biết mọi người xung quanh quan trọng với cậu như thế nào.
Câu chuyện rất phù hợp với tâm lí của học sinh bởi các em luôn muốn được
tự do chạy nhảy vui chơi. Thế nhưng câu chuyện cũng cho các em một bài
học về sự cô đơn rằng nếu ta chơi một mình, sống một mình mà chẳng ai nhìn
thấy thì thật là tệ, cuộc sống sẽ không còn thú vị và hạnh phúc nữa.
- Chuyện kể trên điện thoại phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo cho học sinh
tiểu học
Hoạt động của trí tưởng tượng sáng tạo ở học sinh rất phức tạp và phụ
thuộc vào hàng loạt những nhân tố khác nhau. Ở mỗi thời kì phát triển của thiếu
nhi, trí tưởng tượng hoạt động theo một cách riêng là đặc tính của chính trình độ
phát triển của đứa bé khi đó. Ta thấy trí tưởng tượng phụ thuộc vào kinh nghiệm,
mà kinh nghiệm của trẻ em hình thành và phát triển dần dần. Trẻ có thể từ mọi
cái làm nên tất cả và sự sáng tạo của trí tưởng tượng của trẻ cách biệt gay gắt rõ
rệt với kinh nghiệm của người lớn, từ đó có những kết luận cho rằng trẻ em sống
trong thế giới tưởng tượng nhiều hơn trong thế giới thực nghiệm thực tế, sự
phóng đại hết sức rõ ràng và cuối cùng, lòng ham thích truyện cổ tích và những
truyện hoang đường là bản tính của trẻ em. [4,55-57]
Hiểu rõ những điều trên, Gianni Rodari tạo ra một thế giới cổ tích để
các em thỏa sức sáng tạo, sự sáng tạo đem đến cho con người những niềm vui
mới. Với Thang máy lên các vì sao bằng ngòi bút của mình Gianni Rodari
dẫn các em đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, cùng tưởng tượng và hồi hộp
chờ đợi xem chiếc thang máy kì diệu sẽ đưa cậu bé bồi bàn Romoletto đi

những đâu. Lần đầu tiên thang máy đưa cậu lao vút lên bầu trời xanh thẳm,
15


xung quanh là không gian lộng gió liên hành tinh và Trái Đất ở tít dưới kia.
Romoletto nhắm mắt lại và khi mở ra cậu thấy thang máy bắt đầu hạ dần
xuống nhưng đáng tiếc là chiếc thang máy lại chạm đất ngay giữa một khu
rừng nhiệt đới hoang dã và nhìn qua vách kính, Romoletto thấy mình đang bị
vây giữa một đàn khỉ lông lá kì lạ. Sự sáng tạo của Gianni Rodari thật phong
phú và không theo bất kì một quy luật nào, vì thế mà các em tiếp tục được
tưởng tượng với hành tinh mà Romoletto sắp đến tiếp theo. Sau khi đã vượt
qua một khoảng không gian hoang vắng với một tốc độ khó tin, chiếc thang
máy lại bắt đầu hạ xuống, lần này là Mặt Trăng, những cái miệng núi lửa nổi
tiếng của Mặt Trăng nhanh chóng lại gần. Tưởng như cuộc phiêu lưu vẫn tiếp
tục thì Romoletto bất chợt nhận ra công việc của mình là giao đồ uống cho
ngài Hầu tước Vanazio, thế là cậu đành kết thúc chuyến phiêu lưu bằng việc
bấm nút có chữ “T” trong thang máy, nghĩa là Trái Đất để kịp giao đồ uống.
Ngay trong tuổi ấu thơ của mỗi đứa trẻ, chúng ta dễ dàng tìm thấy các
quá trình sáng tạo bộc lộ rõ nhất trong trò chơi của chúng. Đứa bé khi cưỡi
gậy tưởng tượng là nó đang cưỡi ngựa, em gái chơi búp bê tưởng tượng mình
là bà mẹ, đứa bé chơi trò tên tướng cướp, anh lính hồng quân, người thủy thủ
- tất cả những trò chơi đó của các em là những thí dụ về sự sáng tạo chân
thực, đích thực nhất. [4,13]. Các em càng được nhìn, được nghe và được sống
nhiều thì càng hiểu biết và học được nhiều. Dù tưởng tưởng ra bất kì điều gì
thì đó cũng là sự sáng tạo của các em, như trong Sáng tạo số bọn trẻ chơi trò
bịa các con số. Một cậu bé nói “Gần bằng một, gần bằng hai, gần bằng ba,
gần bằng bốn…”. Cậu khác lại nói “Một triệu của triệu triệu, tám vạn ngàn
ngàn, một siêu tỉ lẻ một tỉ”. Có cậu thì “Ba nhân một bằng Trento và Belluno.
Ba nhân hai bằng bít tết bò. Ba nhân ba bằng cà phê sữa. Ba nhân bốn bằng
sô-cô-la. Ba nhân năm bằng từ ngữ xấu…”. Chưa hết, chúng còn kết thúc trò

chơi bằng cách nói theo kiểu ở Modena “mười một xì, mười hai xì, mười ba
xì, bốn bốn mươi xì, lì bì xì” hay kiểu ở Rôma “Mười một dì, mười hai dì, cái
16


nào cái nào dì, táo táo nhỏ dì, số số đánh li bì” Chẳng cần biết các con số và
những câu nói đó có thật hay không, chúng có ý nghĩa như thế nào thì bọn trẻ
vẫn vô tư hồn nhiên sáng tạo ra bất cứ thứ gì chúng nghĩ được miễn sao nó
khiến chúng thỏa mãn niềm vui.
Chúng ta thấy rằng sự phóng đại và liên tưởng trong tưởng tượng là rất
cần thiết. Nếu không có khả năng liên tưởng hoặc không biết cách thể hiện
thật buồn cười trong câu chuyện kể cho các em thì câu chuyện đó thật thiếu
hấp dẫn. Vì vậy những câu chuyện trong Chuyện kể trên điện thoại luôn đáp
ứng được tiêu chí này, có thể kể đến Vỉa hè di động. Ở hành tinh Beh, người
ta đã sáng tạo ra vỉa hè di động, nó chạy vòng quanh cả thành phố. Nói ngắn
gọn thì nó cũng giống như những chiếc thang cuốn vậy, có điều là nó không
phải là cầu thang mà là vỉa hè, và chỉ chạy với tốc độ rất chậm để cho mọi
người có đủ thời gian để nhìn ngắm các tủ kính cửa hàng, và cũng là để
những người phải lên xuống không bị mất thăng bằng. Trên vỉa hè đó, còn có
cả ghế đá cho những ai muốn ngồi, nhất là những người già và những cô bác
đi chợ về. Những người cao tuổi, khi đã chán ngồi trong công viên và nhìn
ngắm mãi cùng một cái cây đó, sẽ làm một chuyến du ngoạn trên vỉa hè. Họ
thấy rất thoải mái và sung sướng. Người thì đọc báo, người thì lại hút một
điếu xì gà, người thì nghỉ ngơi. Nhờ phát minh ra loại vỉa hè này mà người ta
có thể loại bỏ được xe điện, xe bus và ô tô. Lòng đường vẫn còn đó nhưng
hoàn toàn trống trơn, và được dùng để cho bọn trẻ con đá bóng. Nếu có chú
cảnh sát nào định tịch thu trái bóng, chú ấy sẽ lãnh một phiếu phạt.
Trong Tăng thêm hai sự liên tưởng về các con số thật sinh động, hấp
dẫn và hài hước. Số Mười tội nghiệp được nhắc đến trong truyện đang bị
Phép Trừ đuổi theo. Phép Trừ túm được Số Mười, nhảy xổ vào cậu ta mà

cắt lia lịa bằng một thanh kiếm nhựa. Số Mười tội nghiệp mất một ngón tay
rồi thêm ngón nữa. May thay đúng lúc đó có một chiếc xe dài kì lạ chạy
qua, Phép Trừ ngoái đầu nhìn theo mất một lát xem có cần phải cắt ngắn
17


bớt đi không và Số Mười đã nhanh nhẹn thoát ra rồi biến mất sau một cánh
cửa lớn. Nhưng giờ cậu ta không còn là Số Mười nữa rồi, chỉ còn là Số
Tám với cái mũi đang nhỏ máu. Thoát được Phép Trừ thì Số Tám lại đụng
ngay Phép Chia, và một lần nữa nhát kéo của Phép Chia chỉ “sột” một tiếng
chia Số Tám thành hai mảnh: Bốn và Bốn. Một mảnh phép chia bỏ vào túi,
mảnh kia tranh thủ trốn chạy ra đường và nhảy lên một cái xe điện. Sau khi
xuống xe ở bến đầu tiên may mắn đã đến với Số Bốn, cậu ta gặp Phép
Nhân. Cô ấy có trái tim vô cùng bao la và tốt bụng, cô liền nhân ngay Bốn
với ba và thế là một Số Mười hai tuyệt vời ra đời, sẵn sang đếm hết cả một
tá trứng. Số Mười hai hét lên sung sướng “Aha, ta được thăng chức rồi!
Thăng những hai bậc!”.
Như vậy, chỉ là sự liên tưởng tưởng tượng đơn giản trong những câu
chuyện trên nhưng lại hết sức gần gũi và đem lại sự hấp dẫn thú vị đối với
các em. Gianni Rodari hiểu rõ sự cần thiết của việc phát triển trí tưởng
tượng, sáng tạo cho học sinh nên ông đã tạo ra những câu chuyện mang
nhiều yếu tố liên tưởng kích thích các em tư duy sáng tạo từ chính sự vật sự
việc xung quanh mình mà vẫn không mất đi nét dí dỏm, hài hước. Không
những thế, các câu chuyện của ông còn phù hợp với tâm lí học sinh đúng
như độ tuổi của các em.
1.3.3.2. Đặc sắc về nghệ thuật
- Lối mở đầu câu chuyện
Những câu chuyện trong Chuyện kể trên điện thoại được mở đầu theo ba
kiểu: mở đầu tự do, mở đầu bằng từ “Ngày xưa”, mở đầu bằng từ “Một lần”.
Mở đầu câu chuyện một cách tự do tức là theo lối kể hiện đại là đi

thẳng vào vấn đề thì ta có thể thấy trong một số truyện như Chú chuột ăn thịt
mèo tác giả mở đầu trực tiếp “Một con chuột già sống nơi thư viện đi thăm
đám anh em họ ít hiểu sự đời sống nơi gác mái…”. Trong Cơn sốt đói ăn tác
giả mở đầu câu chuyện hết sức dí dỏm “Có một cô bé, mỗi khi bị ốm thì tất cả
đám búp bê của cô cũng phải ốm theo để làm bạn với cô. Ông cô bé khám
18


bệnh cho chúng, ghi đơn thuốc cho từng bệnh và phải tiêm rất nhiều bằng một
chiếc bút bi…”. Hay trong Chàng tôm trẻ tuổi mở đầu bằng một suy nghĩ
“Một chàng tôm trẻ tuổi nghĩ: “Tại sao cả họ nhà mình lại đi giật lùi hết thế
nhỉ? Mình muốn học cách đi thẳng như các bạn ếch và thề là mình sẽ làm
được, nếu không mình sẽ chịu mất đuôi”…”. Một số câu chuyện khác được
mở đầu theo cách này như Sáng tạo số, Người mua thành phố Stốc-hôm, Trên
bãi biển Ostia, Cậu bé đuổi chim, Cậu bé Gilberto hiếu thảo, Ẩm thực ngoài
hành tinh, Cái giếng của khu nhà Piana,…
Mở đầu câu chuyện theo lối kể truyền thống bằng từ “Ngày xưa” ta có
thể thấy qua truyện Lâu đài để đập phá tác giả đã mở đầu như sau: “Ngày
xưa, ở xứ Busto Arsizio, người dân vô cùng lo lắng vì bọn trẻ con ở đó đập
phá hết cả mọi thứ…”. Trong truyện Cuộc chiến của những chiếc chuông
được mở đầu như sau: “Ngày xửa ngày xưa, có một cuộc chiến tranh, một
cuộc chiến tranh vô cùng to lớn và tàn khốc. Cuộc chiến làm không biết bao
nhiêu quân lính của cả phe ta và phe địch…”. Hay trong truyện Mái tóc của
chàng khổng lồ: “Ngày xưa ở một nhà nọ có bốn anh em. Ba người anh đầu
rất nhỏ bé nhưng lại vô cùng xảo quyệt, người em út thì to lớn, có sức khỏe
vô địch nhưng lại kém phần tinh ranh hơn rất nhiều…”. Hoặc là truyện Vị vua
sắp chết: “Ngày xưa, có một vị vua rất quyền lực nhưng lại mắc bệnh hiểm
nghèo và sắp phải chết. Ông ta rất tuyệt vọng…”; truyện Xứ sở của chó thì
mở đầu như sau: “Ngày xưa, có một xứ sở bé nhỏ kì lạ. Ở đó, có tất cả chín
mươi chín căn nhà nhỏ, mỗi nhà có một mảnh vườn con con có cổng sắt, sau

mỗi cánh cổng là một con chó đang sủa…”.
Là một kiểu mở đầu theo lối kể hiện đại, một số câu chuyện trong
Chuyện kể trên điện thoại được bắt đầu bằng từ “Một lần” như truyện Kẻ đi
sờ mũi nhà vua tác giả mở đầu như sau: “Một lần, Giovannino Lang Bạt quyết
định đi Roma một chuyến để sờ mũi nhà vua…”. Trong Cơn mưa nổi tiếng ở
Piombino: “Một lần, ở Piombino, có một cơn mưa kẹo dẻo. Có cái gì đó rơi
19


xuống, to như những hạt mưa đá nhưng lại đủ màu sắc: xanh lá cây, hồng,
tím, xanh tím than…”. Hay truyện Alice ngã xuống biển được mở đầu: “Một
lần, Alice Hay Ngã đi biển, cô bé đâm ra yêu biển quá đến nỗi không muốn
lên bờ nữa…”, truyện Đèn xanh thì mở đầu bằng “Một lần, ở thành phố
Milan, ngay tại quảng trường trước Nhà thờ lớn, cây đèn giao thông lại phát
một tín hiệu rất lạ. Tất cả các màu đèn ở đó tự nhiên đều thành xanh biếc, và
người dân không biết phải đi đứng làm sao nữa…”. Một số câu chuyện mở
đầu theo cách này như Người ăn trộm đấu trường La Mã, Lâu đài kem, Cái
đu quay ở Cesenatico,…
- Lối kết thúc câu chuyện
Đọc Chuyện kể trên điện thoại ta thấy có hai kiểu kết thúc truyện: kết
thúc đóng và kết thúc mở. Số câu chuyện kết thúc đóng và kết thúc mở tương
đương nhau. Điển hình có một số câu chuyện có kết thúc đóng ca ngợi việc
tốt của con người như Lâu đài để đập phá, sau khi chữa khỏi bệnh cho lũ trẻ
và tiết kiệm được rất nhiều chi phí thì “để ghi nhớ công lao của ngài kế toán
Gamberoni, thành phố Busto Arsizio trao cho ngài một tấm huy chương bằng
bạc thủng một lỗ”. Hay như trong Người đếm tiếng hắt hơi thì cái kết lại chế
diễu, mỉa mai thói xấu của con người. Một người phụ nữ chỉ suốt ngày đếm
số lần hắt hơi của người khác, mỗi lần đếm bà ta lại đánh một dấu chữ thập
vào quyển sổ, khi bà ta mất đi, mọi người tìm được cuốn sổ đầy những dấu
chữ thập đó, họ liền bảo nhau: “Xem này, đây chắc là bà ấy đánh dấu những

việc tốt mà mình đã làm được. Xem biết bao nhiêu lần này! Bà ấy mà không
được lên Thiên Đường thì chắc chẳng còn ai đáng được lên đấy nữa!”
Lối kết thúc mở được tác giả xây dựng để người đọc tự chiêm nghiệm
bài học sau câu chuyện. Truyện Chàng tôm trẻ tuổi ca ngợi lòng dũng cảm,
dám làm, dám thay đổi của một chàng tôm bình thường nhưng có ý chí và
lòng quyết tâm mãnh liệt. Chàng thắc mắc tại sao cả họ nhà tôm lại đi giật lùi
mà không phải là đi thẳng, vì thế chàng quyết định học cách đi thẳng như các
20


×